Stress và các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Stress và các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 279 STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Minh Quang*, Tô Gia Kiên**, Huỳnh Ngọc Vân Anh***, Âu Thanh Tùng****, Nguyễn Thị Thanh Hương***** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Stress ở điều dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, hiệu suất và tính an toàn trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng về các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan tới stress ở điều dưỡng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 352 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các điều dưỡng được phỏng vấn trực tiếp với một bộ câu hỏi cấu trúc đánh giá mức độ stress và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có dấu hiệu stress là 12,5%. Những điều dưỡng ≤ 30 tuổi có tỷ lệ stress bằng 2,07 lầ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress và các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 279 STRESS VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lâm Minh Quang*, Tô Gia Kiên**, Huỳnh Ngọc Vân Anh***, Âu Thanh Tùng****, Nguyễn Thị Thanh Hương***** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Stress ở điều dưỡng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, hiệu suất và tính an toàn trong chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng về các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ stress và các yếu tố liên quan tới stress ở điều dưỡng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên 352 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Các điều dưỡng được phỏng vấn trực tiếp với một bộ câu hỏi cấu trúc đánh giá mức độ stress và các yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ điều dưỡng có dấu hiệu stress là 12,5%. Những điều dưỡng ≤ 30 tuổi có tỷ lệ stress bằng 2,07 lần so với những điều dưỡng > 30 tuổi (KTC 95%: 1,03 – 4,18). Những điều dưỡng có cảm nhận công việc đơn điệu, cảm thấy công việc quá tải, thời gian làm việc kéo dài, không được cấp trên phân công công việc hợp lý hay không có quan hệ tốt với cấp trên thì đều có tỷ lệ stress cao hơn so với những điều dưỡng không có những đặc tính này. Những điều dưỡng có yêu thích công việc hiện tại, có nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ người thân, cảm nhận được trả lương xứng đáng với chuyên môn, cảm thấy có cơ hội thăng tiến và có thời gian hoạt động giải trí thì đều có tỷ lệ stress thấp hơn so với những điều dưỡng không có các đặc tính này. Kết luận: Cần giảm tải và phân công công việc hợp lý hơn để giảm stress ở điều dưỡng. Từ khóa: Stress, điều dưỡng, yếu tố liên quan, bệnh viện Đại học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh ABSTRACT STRESS AND FACTORS RELATED TO STRESS AMONG NURSES AT THE HOSPITAL OF THE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY Lam Minh Quang, To Gia Kien, Huynh Ngoc Van Anh, Au Thanh Tung, Nguyen Thi Thanh Huong * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 279-285 Background: Stress of nursing staff negatively affects to efficiency, performance and safety in health care, but there is a little evidence of stress factors among nursing staffs. Objectives: To identify the prevalence of stress and the factors related to stress of nursing staff. Methods: A cross-sectional survey was conducted among 352 nurses working at the hospital of the University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city. Subjects were directly interviewed with a structured questionnaire assessing their stress level and the related factors. Results: The rate of nursing stress was 12.5%. Compared with nurses over the age of 30, nurses less *Ban Quản lý Đào tạo, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh **Bộ môn Tổ chức – Quản lý Y tế, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ***Bộ môn Thống kê Y học và Tin học, Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ****Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh *****Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, tỉnh Đồng Nai Tác giả liên lạc: ThS. Lâm Minh Quang ĐT: 0908297705 Email: minhquang0202@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 280 than or equal to 30 years of age were associated with a higher stress rate (prevalence ratio = 2.07, 95% CI: 1.03 - 4.18). Nurses with a feeling the job was monotonous, overworked, extended working hours, were not properly assigned by their superiors or were not well-connected with their superiors, had a higher rate of stress than those not having these characteristics. The stress rate was lower for nurses enjoying their current job, receiving mental support from their relatives, being worthy of pay, feeling an opportunity for promotion and having leisure time. Conclusions: Reducing workload and proper assignment of work should be performed to decrease stress of nursing staff. Keywords: Stress, nursing staff, related factors, Hospital of the University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh city ĐẶT VẤN ĐỀ Stress nghề nghiệp là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nó tác động xấu đến chất lượng sống và làm giảm khả năng làm việc của người lao động(19). Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp và là một trong những nghề dễ gây stress nhất, do người điều dưỡng luôn luôn phải đối mặt với những tình huống khó khăn đòi hỏi một sự cẩn thận và nhẫn nhịn đặc biệt(4,5,6,19). Stress ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả, hiệu suất và giảm tính an toàn trong chăm sóc bệnh nhân tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe (dễ gây ra các sai sót y khoa, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện)(9). Khi điều dưỡng bị stress, họ rất dễ mắc sai lầm trong công việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí có thể làm bệnh nhân tử vong(15,18). Qua đó, stress làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe và tăng sự quá tải bệnh viện(2). Điều dưỡng bị stress sẽ không làm việc và giao tiếp tốt, làm giảm sự hài lòng của điều dưỡng với công việc; một số thậm chí sẽ từ bỏ nghề nghiệp của mình(5,6,7,12,20). Quản lý chất lượng toàn diện đánh giá cao vai trò của cả khách hàng bên trong (nhân viên) và bên ngoài (bệnh nhân). Hiện nay quan điểm xem bệnh nhân là khách hàng trong bệnh viện đang dần được chú trọng, Điều dưỡng giao tiếp kém với bệnh nhân sẽ dẫn đến stress cho cả bệnh nhân và điều dưỡng, từ đó giảm sự hài lòng của bệnh nhân và thân nhân người bệnh(8). Do đó, quản lý tốt stress ở điều dưỡng, giúp tăng hiệu quả và hiệu lực chăm sóc sức khỏe, giảm chi phí điều trị và quá tại bệnh viện. Việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng là điều cần thiết, góp phần tìm ra những giải pháp giảm thiểu stress cho điều dưỡng. Xuất phát từ những thực tiễn trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ điều dưỡng bị stress và các yếu tố liên quan đến stress ở điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên điều dưỡng đang làm việc tại các khoa nội trú và phòng khám ngoại trú của bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện chọn tất cả những điều dưỡng đang làm việc tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu. Những điều dưỡng đang thử việc hoặc chưa có hợp đồng làm việc chính thức tại bệnh viện hoặc sinh viên thực tập sẽ bị loại ra khỏi nghiên cứu. Bộ công cụ Dữ kiện được thu thập bằng bộ câu hỏi tự điền được thiết kế sẵn. Điều tra viên sẽ tiếp cận các điều dưỡng theo từng khoa phòng và giải thích mục đích nghiên cứu. Nếu điều dưỡng đồng ý tham gia, điều tra viên sẽ gởi lại phiếu câu hỏi có kèm phiếu chấp nhận tham gia nghiên cứu để các điều dưỡng tự điền câu trả lời vào bộ câu hỏi và hẹn thời gian để thu lại phiếu câu hỏi đã được điền đầy đủ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 281 Thông tin thu thập gồm đặc tính của đối tượng tham gia nghiên cứu: như khoa/phòng nơi làm việc, chức vụ hiện tại, tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, số năm làm việc, đã vào biên chế, trình độ chuyên môn, thời gian làm việc trung bình. Các thông tin liên quan tới môi trường làm việc cũng được thu thập như trực đêm, được tham gia tập huấn thường xuyên, ca kíp phù hợp, thời gian làm việc kéo dài, nơi làm việc an toàn, công việc quá chuyên môn, công việc đơn điệu, công việc quá tải, kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc, quan hệ tốt với đồng nghiệp, được cấp trên phân chia công việc hợp lý, được cấp trên hỗ trợ cho công việc, quan hệ tốt với cấp trên, môi trường làm việc nhiều tiếng ồn, môi trường làm việc đủ ánh sáng, môi trường làm việc bị ô nhiễm, nhiệt độ làm việc quá nóng. Cảm nhận cá nhân của điều dưỡng như: sự yêu thích công việc, người thân trong gia đình hỗ trợ về mặt tinh thần, công việc được trả lương xứng đáng, công việc có nhiều cơ hội thăng tiến, dành thời gian giải trí. Stress của điều dưỡng được đánh giá dựa trên bộ câu hỏi sức khỏe tổng quát gồm 12 câu hỏi (GHQ-12 – General Health Questionnaire 12 items) được phát triển bởi David Goldberg và Paul William vào những năm 1970, dùng để định lượng nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần, nhắm đến 2 lĩnh vực: không có khả năng thực hiện các chức năng bình thường và sự xuất hiện buồn phiền để đánh giá mức độ hạnh phúc của con người(13). Với hệ số Cronbach alpha là khoảng từ 0,82 đến 0,86, công cụ được xem là đáng tin cậy và đã được dịch ra 38 ngôn ngữ(13). Xử lý và phân tích số liệu Dữ kiện được nhập bằng phần mềm EpiData 3.1, xử lý và phân tích dữ kiện bằng phần mềm thống kê STATA 13.0, với thống kê mô tả tần số và tỷ lệ các biến số về đặc tính cá nhân; các biến số về các yếu tố công việc; các biến số về các yếu tố xã hội. Kiểm định chi bình phương và kiểm định chính xác Fisher được dùng để xác định mối liên quan giữa đặc tính cá nhân; các biến số về các yếu tố công việc; các biến số về các yếu tố xã hội với stress của điều dưỡng, mức độ liên quan được đo lường bằng tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR và KTC 95%. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng thuận của điều dưỡng và các đơn vị liên quan. Thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật. Đề cương nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y đức trong nghiên cứu từ hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Khoa Y tế công cộng – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Có 360 điều dưỡng tham gia khảo sát, trong đó có 8 điều dưỡng không gửi lại phiếu trả lời câu hỏi, còn lại 352 điều dưỡng nộp lại phiếu khảo sát và đều trả lời đầy đủ các thông tin. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 44 (12,5%) điều dưỡng có dấu hiệu stress (GHQ-12 > 15), có 11 (3,13%) điều dưỡng stress nghiêm trọng (GHQ-12 > 20). Các yếu tố liên quan đến stress Tuổi trung bình của điều dưỡng là 28 ± 0,4 tuổi, nhỏ nhất là 20, lớn nhất 65. Phần lớn đối tượng nghiên cứu là nữ ≤ 30 tuổi, có thâm niên làm việc từ 1 – 5 năm, thời gian làm việc trung bình của điều dưỡng là 4,9 ± 0,3 năm, ít nhất là 2 tháng, lâu nhất là 25 năm, chưa lập gia đình, trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa nhóm tuổi với tình trạng stress với p = 0,015. Những điều dưỡng ≤30 tuổi có tỷ lệ stress bằng 2,8 lần so với những điều dưỡng >30 tuổi với khoảng tin cậy 95% từ 1,14 đến 6,89 (Bảng 1). Về các yếu tố công việc, phần lớn điều dưỡng khai báo rằng công việc có trực đêm, nhưng không đơn điệu, tuy nhiên công việc quá tải. Phần lớn đối tượng cho rằng có quan hệ tốt với cấp trên, được hỗ trợ, phân công công việc và thời gian làm việc hợp lý, và không vượt quá khả năng bản thân, tuy nhiên thời gian làm việc kéo dài. Bảng 2 cho thấy những điều dưỡng có cảm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 282 nhận công việc đơn điệu, cảm thấy công việc quá tải, thời gian làm việc kéo dài, không được cấp trên phân công công việc hợp lý hay không có quan hệ tốt với cấp trên thì đều có tỷ lệ stress cao hơn so với những điều dưỡng không có những đặc tính này. Bảng 1. Mối liên quan giữa stress và các đặc tính cá nhân (n = 352) Đặc tính Tổng Tần số (%) Stress Giá trị p * PR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=308) Nhóm tuổi: ≤30 tuổi >30 tuổi 259 (73,6) 93 (26,4) 39 (15,1) 5 (5,4) 220 (84,9) 88 (94,6) 0,015 2,80 (1,14 – 6,89) Giới tính: Nam Nữ 21 (6,0) 331 (94,0) 1 (4,8) 43 (13,0) 20 (95,2) 288 (87,0) 0,493 ** 0,37 (0,05 – 2,53) Hôn nhân: Đã kết hôn Khác 127 (36,1) 225 (63,9) 15 (11,8) 29 (12,9) 112 (88,2) 196 (87,1) 0,769 0,92 (0,51 – 1,64) Thâm niên >10 năm >5 – 10 năm 1 – 5 năm <1 năm 44 (12,5) 68 (19,3) 200 (56,8) 40 (11,4) 3 (6,8) 10 (14,7) 27 (13,5) 4 (10,0) 41 (93,2) 58 (85,3) 173 (86,5) 36 (90,0) 0,243 0,262 0,616 1 2,16 (0,59 – 7,84) 1,98 (0,60 – 6,53) 1,47 (0,33 – 6,55) Trình độ chuyên môn Từ cao đẳng trở lên Trung cấp 259 (73,6) 93 (26,4) 35 (13,5) 9 (9,7) 224 (86,5) 84 (90,3) 0,337 1,40 (0,70 – 2,79) *Tất cả sử dụng kiểm định Chi bình phương, trừ khi có ghi chú khác; **Kiểm định chính xác Fisher; PR: prevalence ratio; KTC95%: Khoảng tin cậy 95% Bảng 2. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố công việc (n = 352) Đặc tính Tổng Tần số (%) Stress Giá trị p * PR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=308) Công việc có trực đêm: Có Không 180 (51,1) 172 (48,9) 25 (13,9) 19 (11,0) 155 (86,1) 153 (89,0) 0,420 1,26 (0,72 – 2,20) Công việc đơn điệu: Có Không 52 (14,8) 300 (85,2) 16 (30,8) 28 (9,3) 36 (69,2) 272 (90,7) <0,001 3,30 (1,92 – 5,65) Công việc quá tải: Có Không 188 (53,4) 164 (46,6) 36 (19,1) 8 (4,9) 152 (80,9) 156 (95,1) <0,001 3,93 (1,88 – 8,20) Phân công thời gian làm việc hợp lý Có Không 323 (91,8) 29 (8,2) 37 (11,5) 7 (24,1) 286 (88,5) 22 (75,9) 0,071 ** 0,47 (0,23 – 0,97) Công việc vượt khả năng bản thân Có Không 26 (7,4) 326 (92,6) 6 (23,1) 38 (11,7) 20 (76,9) 288 (88,3) 0,116 ** 1,98 (0,92 – 4,24) Thời gian làm việc kéo dài Có Không 221 (62,8) 131 (37,2) 34 (15,4) 10 (7,6) 187 (84,6) 121 (92,4) 0,034 2,01 (1,03 – 3,94) Kiêm nhiệm nhiều việc cùng lúc Có Không 172 (48,9) 180 (51,1) 22 (12,8) 22 (12,2) 150 (87,2) 158 (87,8) 0,872 1,05 (0,60 – 1,82) Cấp trên phân công việc hợp lý Có Không 338 (96,0) 14 (4,0) 39 (11,5) 5 (35,7) 299 (88,5) 9 (64,3) 0,021 ** 0,32 (0,15 – 0,69) Cấp trên hỗ trợ: Có Không 344 (97,7) 8 (2,3) 41 (11,9) 3 (37,5) 303 (88,1) 5 (62,5) 0,065 ** 0,32 (0,12 – 0,81) Quan hệ tốt với cấp trên: Có Không 340 (96,6) 12 (3,4) 39 (11,5) 5 (41,7) 301 (88,5) 7 (58,3) 0,010 ** 0,27 (0,13 – 0,57) *Tất cả sử dụng kiểm định Chi bình phương, trừ khi có ghi chú khác; **Kiểm định chính xác Fisher; PR: prevalence ratio; Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 283 KTC95%: Khoảng tin cậy 95% Bảng 3. Mối liên quan giữa stress và các yếu tố xã hội (n = 352) Đặc tính Tổng Tần số (%) Stress Giá trị p * PR (KTC 95%) Có (n=44) Không (n=308) Yêu thích công việc Có Không 321 (91,2) 31 (8,8) 32 (10,0) 12 (38,7) 289 (90,0) 19 (61,3) <0,001 ** 0,26 (0,15 – 0,45) Hỗ trợ tinh thần từ người thân Có Không 307 (87,2) 45 (12,8) 30 (9,8) 14 (31,1) 277 (90,2) 31 (68,9) <0,001 0,31 (0,18 – 0,55) Được trả lương xứng đáng Có Không 291 (82,7) 61 (17,3) 27 (9,3) 17 (27,9) 264 (90,7) 44 (72,1) <0,001 0,33 (0,19 – 0,57) Có cơ hội thăng tiến Có Không 167 (47,4) 185 (52,6) 11 (6,6) 33 (17,8) 156 (93,4) 152 (82,2) 0,001 0,37 (0,19 – 0,71) Có thời gian giải trí Có Không 215 (61,1) 137 (38,9) 19 (8,8) 25 (18,2) 196 (91,2) 112 (81,8) 0,009 0,48 (0,28 – 0,85) *Tất cả sử dụng kiểm định Chi bình phương, trừ khi có ghi chú khác; **Kiểm định chính xác Fisher; PR: prevalence ratio; KTC95%: Khoảng tin cậy 95% Về các yếu tố xã hội, phần lớn điều dưỡng cho rằng có yêu thích công việc, được hỗ trợ tinh thần từ người thân, được trả lương xứng đáng, có thời gian giải trí, tuy nhiên không có nhiều cơ hội thăng tiến. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa stress với các yếu tố xã hội. Những điều dưỡng có yêu thích công việc hiện tại, có nhận được sự hỗ trợ tinh thần từ người thân, cảm nhận được trả lương xứng đáng với chuyên môn, cảm thấy có cơ hội thăng tiến và có thời gian hoạt động giải trí thì đều có tỷ lệ stress thấp hơn so với những điều dưỡng không có các đặc tính này. BÀN LUẬN Đa số điều dưỡng là nữ, kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Gholamzadeh và cộng sự về các nguồn gây stress nghề nghiệp và chiến lược đối với ở điều dưỡng(5). Điều này cho thấy nữ luôn chiếm phần lớn ở ngành điều dưỡng bởi đặc trưng của ngành là chăm sóc bệnh nhân. Phần lớn điều dưỡng có độ tuổi ≤ 30 và thâm niên công tác từ 1 – 5 năm, kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Gholamzadeh và cộng sự(5), cho thấy đội ngũ cán bộ trẻ và có chuyên môn đang được tiếp nhận vào làm việc nhiều hơn. Phần lớn điều dưỡng có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên, điều này phù hợp với quy định tổ chức và hoạt động của bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh(1). Ở những điều dưỡng có độ tuổi ≤ 30 có tỷ lệ stress cao hơn so với những điều dưỡng > 30 tuổi, kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Trần Đăng Khoa về stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương(14). Điều này có liên quan đến những điều dưỡng khi mới ra trường và bắt đầu làm việc thì còn trẻ tuổi, họ chưa quen với áp lực công việc nên khiến xảy ra stress. Có lẽ thực sự cần những hướng dẫn và chỉ bảo dần trong công việc dành cho những điều dưỡng khi mới bước vào môi trường làm việc. Nghiên cứu cho thấy ở những điều dưỡng có công việc đơn điệu thì có tỷ lệ stress cao hơn, tuy nhiên kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự về tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng(10), khác với nghiên cứu của Trần Đăng Khoa(14), có thể do tính chất công việc đơn điệu là lặp đi lặp lại dẫn đến thụ động trong công việc, dễ dẫn đến tình trạng stress nghề nghiệp. Bên cạnh đó thời gian làm việc kéo dài dễ dẫn đến tình trạng stress nghề nghiệp, nên việc những điều dưỡng có những Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 284 đặc tính trên có tỷ lệ stress cao hơn, tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thành Tài và Trần Đăng Khoa(10,14). Điều này có thể giải thích rằng thời gian làm việc kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến khả năng mất tập trung, nếu không có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến stress. Nghiên cứu cho thấy những điều dưỡng cảm thấy công việc quá tải có tỷ lệ stress cao hơn. Kết quả nghiên cứu này tương tự với kết quả nghiên cứu của Gholamzadeh và Lê Thành Tài(5,10). Trong nghiên cứu của McFarlane và cộng sự cũng cho thấy rằng các yếu tố chính gây ra stress là môi trường bên ngoài và số lượng và chất lượng của khối lượng công việc(11). Ở những điều dưỡng không được cấp trên phân công công việc hợp lý và không có quan hệ tốt với cấp trên có tỷ lệ stress cao hơn, nghiên cứu của Lê Thành Tài, Trần Đăng Khoa và nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự về stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên Y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008 cũng cho kết quả tương tự(3,10,14). Vì vậy phân công công việc là một kỹ năng thiết yếu trong công tác quản lý để mang lại hiệu quả, đảm bảo người điều dưỡng làm việc đạt kết quả cao, tránh tồn đọng, tránh tình trạng stress. Bên cạnh đó, việc phân công sẽ đạt được hiệu quả cao nếu các mối quan hệ giữa cấp trên và điều dưỡng được thực hiện một cách thẳng thắn chân thành và cởi mở. Ngoài ra cần có các buổi tập huấn nâng cao năng lực trình độ chuyên môn cho các điều dưỡng viên, bên cạnh đó tạo cơ hội cho nhân viên nghỉ ngơi, tạo điều kiện chuyển đổi công việc khi không phù hợp, luôn phiên nhân viên ở những khoa có áp lực cao do công việc mang lại. Những điều dưỡng có yêu thích với công việc hiện tại thì tỷ lệ stress thấp hơn. Kết quả nghiên cứu này tương tự kết quả nghiên cứu của Lê Thành Tài và Trần Đăng Khoa(10,14). Điều này phù hợp bởi các điều dưỡng đều nhận thức được tầm quan trọng của ngành, và với mong muốn đem lại sự chăm sóc tốt cho bệnh nhân thì người điều dưỡng cần có đam mê và sự yêu công việc, và khi gặp phải khó khăn thì họ sẽ tìm cách để vượt qua. Ngoài ra, việc hỗ trợ tinh thần từ người thân, và sự thấu cảm động viên tinh thần của người thân cũng đóng góp một phần quan trọng, do đó mà tỷ lệ stress ở nhóm điều dưỡng này thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy điều dưỡng cảm thấy được trả lương xứng đáng có tỷ lệ stress thấp hơn. Các kết quả nghiên cứu của Lê Thành Tài cũng tương tự nghiên cứu này(10).Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, điều dưỡng là trụ cột của ngành y tế khi tham gia và giữ vai trò quan trọng trong tất cả các khâu chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho người dân, và cũng là người chăm sóc, an ủi bệnh nhân lúc đau yếu(16). Vì vậy họ xứng đáng được hưởng một mức lương xứng đáng, dành cho những đóng góp to lớn của mình đối với bệnh nhân và xã hội(17). Đây cũng là điều mà các nhà quản lý nên xem xét, không chỉ có trả mức lương cao cho bác sĩ mà ngay cả các điều dưỡng cũng cần được hưởng mức lương tương tự, bởi vì trách nhiệm công việc của một Điều dưỡng viên rất quan trọng và đòi hỏi sự khéo léo, tận tâm, yêu nghề. Họ không chỉ hỗ trợ các bệnh nhân trong các hoạt động hàng ngày mà còn quản lý các liệu pháp trị liệu, phối hợp với bác sĩ trong việc chăm sóc bệnh nhân, tham gia cấp cứu bệnh nhân ban đầu, cũng là người trao đổi với bệnh nhân và gia đình để biết các vấn đề và nhu cầu của họ. Với những yêu cầu công việc trên, Điều dưỡng viên có thể thực hiện công việc với niềm đam mê và phát triển sự nghiệp với mức thu nhập cao, cùng cơ hội thăng tiến, phát triển trong xã hội. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM là một bệnh viện phát triển và tạo điều kiện cho các điều dưỡng viên có cơ hội được học hỏi, nâng cao trình độ, do đó điều này khiến tỷ lệ stress giảm. Bên cạnh công việc thì căng thẳng cũng được giảm tải phần nào qua việc giải trí, nhóm điều dưỡng khai báo rằng có thời gian giải trí thì có tỷ lệ stress thấp hơn. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự(3). Điều này là phù hợp bởi giải trí làm giảm căng thẳng trong cuộc sống, từ đó góp phần giảm tỷ lệ mắc stress. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 285 KẾT LUẬN Dù mẫu nghiên cứu còn nhỏ, nhưng những kết quả của nghiên cứu là cơ sở định hướng cho những nhà quản lý trong bệnh viện sàng lọc được những trường hợp điều dưỡng bị stress và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp bệnh viện có chế độ thích hợp với điều dưỡng và cải thiện được môi trường làm việc, qua đó làm giảm tỷ lệ stress của điều dưỡng trong bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (2011). Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Charlesworth EA, Williams BJ, Baer PE (1984). "Stress management at the worksite for hypertension: compliance, cost-benefit, health care and hypertension-related variables". Psychosom Med, 46, (5):387-97. 3. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008). "Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên Y tế huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai năm 2008". Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12, (4):tr. 1-5. 4. Eleni M, Fotini A, Maria M, Ioannis ZE, Constantina K, Theodoros C (2010). "Research in occupational stress among nursing staff - a comparative study in capital and regional hospitals". Hellenic Journal of Nursing Science, 3(3):79-84. 5. Gholamzadeh S, Sharif F, Rad FD (2011). "Sources of occupational stress and coping strategies among nurses who work in Admission and Emergency Departments of Hospitals related to Shiraz University of Medical Sciences". Iran J Nurs Midwifery Res, 16, (1):41-6. 6. Golubic R, Milosevic M, Knezevic B, Mustajbegovic J (2009). "Work-related stress, education and work ability among hospital nurses". J Adv Nurs, 65, (10):2056-66. 7. Hsu HC, Kung YW, Huang HC, Ho PY, Lin YY, Chen WS (2007). "Work stress among nursing home care attendants in Taiwan: A questionnaire survey". International journal of nursing studies, 44, (5):736-46. 8. Hulsman RL, Pranger S, Koot S, Fabriek M, Karemaker JM, Smets EM (2010). "How stressful is doctor-patient communication? Physiological and psychological stress of medical students in simulated history taking and bad-news consultations". Int J Psychophysiol, 77,(1):26-34. 9. Isfort M. (2013). "[Influence of personnel staffing on patient care and nursing in German intensive care units. Descriptive study on aspects of patient safety and stress indicators of nursing]". Med Klin Intensivmed Notfmed, 108(1):71-7. 10. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008.) "Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng". Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 12, (4):tr. 1-5. 11. McFarlane D, Duff EM, Bailey EY (2004). "Coping with occupational stress in an accident and emergency department". West Indian Med J, 53, (4):242-7. 12. Shirey MR (2006). "Stress and coping in nurse managers: two decades of research". Nurs Econ, 24(4):193-203, 211 passim. 13. StatisticsSolutions (2017). General Health Questionnaire (GHQ), https://www.statisticssolutions.com/general-health- questionnaire-ghq/, accessed on 01 Dec 2017. 14. Trần Đăng Khoa (2013). Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương năm 2013. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 15. Trevor RP, Bernard JB (1977). "The Relationship to Death as a Source of Stress for Nurses on a Coronary Care Unit". Sage Journals, 8(3). 16. WHO (2002). Strategic Directions for Strengthening Nursing and Midwifery Services. 17. WHO (2009). Nurses and Midwives: A force for health. 18. Williams ES, Manwell LB, Konrad TR, Linzer M (2007). "The relationship of organizational culture, stress, satisfaction, and burnout with physician-reported error and suboptimal patient care: results from the MEMO study". Health Care Manage Rev, 32(3):203-12. 19. Wu H, Chi TS, Chen L, Wang L, Jin Y (2010). "Occupatinal stress among hospital nurses: cross-sectional survey". Journal of Advanced Nursing, 66(3):627-34. 20. Zaghloul AA., Enein N (2009). "Nurse stress at two different organizational settings in Alexandria". Journal of Multidisciplinary Healthcare, 2:45-51. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstress_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_stress_o_dieu_duong_tai_b.pdf
Tài liệu liên quan