Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018

Tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 71 STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2018 Nguyễn Mạnh Tuân*, Đàm Thị Tám Hương*, Đặng Quang Hiếu*, Lâm Mỹ Dung*, Huỳnh Thị Thanh Trang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ngành Y tế ngày càng phải đối mặt với những thách thức lớn như lượng bệnh đông, nhu cầu chăm sóc, sử dụng dịch vụ tiên tiến cao, khối lượng công việc lớn cũng như những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp. Áp lực công việc kéo dài dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm đối với nhân viên Y tế. Tình trạng stress, trầm cảm kéo dài và những hậu quả của vấn đề này là vô cùng nặng nề, tuy nhiên tác động của những việc này lên nhân viên y tế lại diễn biến thầm lặng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2018. Xác định các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2018. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Nhân viên y tế t...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 71 STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN TRƯNG VƯƠNG NĂM 2018 Nguyễn Mạnh Tuân*, Đàm Thị Tám Hương*, Đặng Quang Hiếu*, Lâm Mỹ Dung*, Huỳnh Thị Thanh Trang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ngành Y tế ngày càng phải đối mặt với những thách thức lớn như lượng bệnh đông, nhu cầu chăm sóc, sử dụng dịch vụ tiên tiến cao, khối lượng công việc lớn cũng như những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp. Áp lực công việc kéo dài dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm đối với nhân viên Y tế. Tình trạng stress, trầm cảm kéo dài và những hậu quả của vấn đề này là vô cùng nặng nề, tuy nhiên tác động của những việc này lên nhân viên y tế lại diễn biến thầm lặng. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2018. Xác định các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2018. Đối tượng và phương pháp: Đối tượng: Nhân viên y tế tại Bệnh viện Trưng Vương, năm 2018. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng là 72,1% (653/906). Trong tổng số 653 nhân viên tham gia nghiên cứu, nữ giới chiếm đa số với 73,2%. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 28,8% mẫu nghiên cứu. Trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên là 44,4%. Nghiên cứu ghi nhận tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu của mẫu nghiên cứu lần lượt là 10,5%, 20,8% và 31,5%. Áp lực công việc có mối liên đến tình trạng stress (p < 0,001), trầm cảm (p < 0,001), và lo âu (p=0,005) sau phân tích đa biến. Kết luận: Việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là stress, trầm cảm, lo âu là một vấn đề quan trọng, cần phải được xác định một cách đầy đủ. Từ đó, có những can thiệp thích hợp để làm giảm bớt tình trạng này cũng như có những kế hoạch làm tăng hài lòng nhân viên y tế, là cơ sở để nhân viên y tế có thể thực hiện công việc tốt hơn và làm tăng chất lượng khám, chữa bệnh của cơ sở y tế đang tiến hành nghiên cứu Từ khóa: Stress, trầm cảm, lo âu, DASS-21, Bệnh viện Trưng Vương. ABSTRACT INVESTIGATION OF HEALTH CARE WORKER’S STRESS, DEPRESSION AND ANXIETY IN TRUNG VUONG HOSPITAL Nguyen Manh Tuan, Dam Thi Tam Huong, Dang Quang Hieu, Lam My Dung, Huynh Thi Thanh Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 6- 2018: 71 - 79 Background: Mental health is an important issue that is associated with social, psychological, behavioral, and biological factors, and it may seriously impact daily life and work. In recent years, the medical staff has had to endure these and other various pressures due to the complexity of the doctor–patient relationship, and the contradictions and disequilibrium between healthcare needs and medical development. The mental health status of medical staff directly influences the quality of medical service and patient safety Objectives: The aim of this study was to perform a comprehensive examination of the mental health status of medical staff in a Vietnam public hospital about stress, depression, anxiety and its relative risk factors based on a cross-sectional study. Method: This cross-sectional study was conducted in January 2018. The DASS-21 questionnaire was used to interview 650 health care workers. * Bệnh viện Trưng Vương Tác giả liên lạc: CN.YTCC Nguyễn Mạnh Tuân., ĐT: 0969019051, Email: tuannguyenyd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 72 Results: The response rate was 72.1% (653/906). The prevalence of stress, depression and anxiety is 10.5%, 20.8%, 31.5% respectively. Results of the multivariable linear models showed that workload and work pressure are most major related to mental health disorders in medical staff. Conclusions: The burden of depression, anxiety, and stress among medical staff in Trung Vuong hospital was found to be high. It is recommended to design preventive strategies to reduce the risk of these problems and to minimize the disease burden. Keywords: Stress, depression, anxiety, DASS-21, Trung Vuong hospital, Vietnam. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là có bệnh hoặc tật(19). Sự căng thẳng trong công việc, áp lực từ cuộc sống hiện đại có những tác động tiêu cực đến tâm lý của người dân và gây nên tình trạng stress. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người dân nói chung và người lao động nói riêng. Theo thống kê của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, tỉ lệ stress nghề nghiệp ghi nhận được là 36% từ một khảo sát trực tuyến(8). Trong khi đó, theo ghi nhận của cơ quan An toàn và Sức khỏe của Anh quốc, ghi nhận có 488.000 trường hợp stress, trầm cảm, lo âu liên quan đến nghề nghiệp trong hai năm 2015 - 2016, tỉ lệ là 1,510 người trên 100.000 người lao động(7). Stress nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và chất lượng làm việc của người lao động. Stress nghề nghiệp làm gia tăng các vấn đề về sức khỏe tâm thần như: rối loạn cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, mất tập trung, trầm cảm, lo âu và có ý định tự tử(10). Theo thống kê của Hiệp hội Lao động Anh quốc, ngành y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những nhóm ngành có tỉ lệ stress nghề nghiệp cao, tương đương với nhóm ngành quản trị và chính trị, ngành giáo dục có tỉ lệ stress nghề nghiệp thấp hơn(7). Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân hiện nay là rất lớn, trình độ hiểu biết của người dân về tình trạng sức khỏe cũng như cách để có sức khỏe tốt hơn đã được cải thiện một cách đáng kể thông qua các chương trình giáo dục sức khỏe. Từ đó, ngành Y tế ngày càng phải đối mặt với những thách thức lớn như lượng bệnh đông, nhu cầu chăm sóc, sử dụng dịch vụ tiên tiến cao, khối lượng công việc lớn cũng như những nguy hại của đặc thù nghề nghiệp. Áp lực công việc kéo dài dẫn đến tình trạng stress, trầm cảm đối với nhân viên Y tế. Việt Nam, stress do nghề nghiệp được ghi nhận có tỉ lệ tương đối cao, tương đương với các bệnh liên quan đến nghề nghiệp khác như bệnh rối loạn cơ xương, giảm thính lực, ngộ độc hóa chất, và các bệnh tâm thần do các yếu tố xã hội gây ra(20). Kết quả một số nghiên cứu ghi nhận, tỉ lệ stress nghề nghiệp của nhân viên y tế ghi nhận dao động từ 26,9% đến 53,1%(4,9). Tình trạng stress, trầm cảm kéo dài và những hậu quả của vấn đề này là vô cùng nặng nề, tuy nhiên tác động của những việc này lên nhân viên y tế lại diễn biến thầm lặng. Viêc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là stress, trầm cảm, lo âu là một vấn đề quan trọng, cần phải được xác định một cách đầy đủ. Từ đó, có những can thiệp thích hợp để làm giảm bớt tình trạng này cũng như có những kế hoạch làm tăng hài lòng nhân viên y tế, là cơ sở để nhân viên y tế có thể thực hiện công việc tốt hơn và làm tăng chất lượng khám, chữa bệnh của cơ sở y tế đang tiến hành nghiên cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nhân viên y tế tại Bệnh viện Trưng Vương. Tiêu chí chọn mẫu Nhân viên hiện đang công tác từ 6 tháng trở lên tại Bệnh viện Trưng Vương trong khoảng thời gian từ 01/2018-06/2018. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 73 Tiêu chí loại ra Nhân viên nghỉ phép trên 3 ngày tại thời điểm khảo sát. Nhân viên nghỉ hậu sản. Nhân viên đang điều trị nội trú tại BV. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp thu thập số liệu Bộ công cụ đánh giá Stress-Trầm cảm-Lo âu DASS-21. Thang đo Stress, trầm cảm, lo âu được xây dựng và phát triển bởi Hội Tâm thần Úc (Psychology Foundation of Australia). Thang đo gồm 42 câu hỏi khảo sát về 3 lĩnh vực chính về các tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần là Trầm cảm, Lo âu và Stress (Căng thẳng). Thang đo đã được dịch ra 45 thứ tiếng, trong đó có Việt Nam, và được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới(16). Tại Việt Nam, thang đo DASS-21 được đánh giá tính tin cậy và tính giá trị với chỉ số Cronbach’s Alpha từ 0,70 đến 0,88 cho các tiểu mục và toàn bộ thang đo. Độ nhạy và độ chuyên của thang đo là 79,1% và 77,0% với điểm cắt là trên 33 điểm theo điểm của thang đo. Theo kết quả nghiên cứu, thang đo có thể được sử dụng như một công cụ sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần thông thường trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, can thiệp cộng đồng hoặc trong bối cảnh lâm sàng tại Việt Nam(18). Bảng 1: Bảng điểm về các mức độ Stress-Trầm cảm- lo âu theo DASS-21 Mức độ Stress Trầm cảm Lo âu Bình thường 0-14 0-7 0-9 Nhẹ 15-18 8-9 10-13 Vừa 19-25 10-14 14-20 Nặng 26-33 15-19 21-27 Rất nặng ≥34 ≥20 ≥28 Phương pháp xử lý dữ liệu Nhập dữ liệu: sử dụng phần mềm Epi Data 3.1. Xử lý dữ liệu: phần mềm Stata 13. KẾT QUẢ Nghiên cứu liên hệ và phát phiếu tự điền cho toàn bộ 902 nhân viên y tế đáp ứng tiêu chí chọn mẫu, ghi nhận có 650 nhân viên đồng ý (72,1%) và điền thông tin vào phiếu điều tra trong thời gian từ 01/2018 - 06/2018. Đặc tính mẫu nghiên cứu Tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới, 73,2% và 26,8%. Nhóm tuổi dưới 30 tuổi chiếm 28,8% mẫu nghiên cứu. Trình độ chuyên môn từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 44,4%. Có 74% mẫu nghiên cứu có tổng thu nhập bình quân hàng tháng từ 5 đến dưới 10 triệu. Điều dưỡng/Nữ hộ sinh chiếm 49,5%. Có 6% mẫu nghiên cứu có kiêm nhiệm quản lý. Các yếu tố về công việc Bảng 2: Tính chất công việc (n=650) Tính chất công việc Tần số Tỉ lệ (%) Cảm thấy công việc nhàm chám đơn điệu Không bao giờ 142 21,8 Hầu như không 156 24,0 Thỉnh thoảng 301 46,3 Khá thường xuyên 33 5,1 Thường xuyên 18 2,8 Cảm thấy công việc có mức độ nguy hiểm cao Không bao giờ 53 8,1 Hầu như không 81 12,5 Thỉnh thoảng 279 42,9 Khá thường xuyên 122 18,8 Thường xuyên 115 17,7 Cảm thấy công việc có áp lực phải hoàn thành cao Không bao giờ 35 5,4 Hầu như không 81 12,5 Thỉnh thoảng 294 45,2 Khá thường xuyên 123 18,9 Thường xuyên 117 18,0 Cảm thấy không hài lòng với không khí làm việc hiện tại Không bao giờ 95 14,6 Hầu như không 173 26,6 Thỉnh thoảng 297 45,7 Khá thường xuyên 51 7,9 Thường xuyên 34 5,2 Ghi nhận có 7,9% nhân viên cho rằng công việc của họ nhàm chán và đơn điệu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 74 Về cảm nhận công việc có mức độ nguy hiểm cao, có 42,9% nhân viên thỉnh thoảng có cảm nhận này, tỉ lệ cảm thấy vấn đề này thường xuyên và khá thường xuyên là 36,5%. Về áp lực công việc phải hoàn thành cao, ghi nhận có 17,9% mẫu nghiên cứu không có hoặc ít có cảm nhận này, tỉ lệ thường xuyên cảm thấy áp lực chiếm 18,0% mẫu nghiên cứu. Ghi nhận có khoảng 13,1% mẫu nghiên cứu không hài lòng với không khí làm việc hiện tại, khoảng 6,2% mẫu nghiên cứu cảm thấy không có thời gian nghỉ giải lao khi đang làm việc. Bảng 3: Các yếu tố về nơi làm việc (n=650) Các yếu tố về nơi làm việc Tần số Tỉ lệ (%) Ồn ào, lộn xộn 113 17,4 Thiếu ánh sáng 90 13,9 Chật chội 223 34,3 Nóng 252 38,8 Cảm giác không an toàn 182 28,0 Không đủ trang, thiết bị để thực hiện công việc 159 24,5 Số lượng vấn đề không hài lòng Từ 3 vấn đề trở lên 138 21,2 Dưới 3 vấn đề 512 78,8 Đánh giá về nơi làm việc, hầu hết nhân viên cho rẳng nơi làm việc nóng (38,8%), chật chội (34,4%), cảm giác không an toàn (28,0%) và không đủ trang, thiết bị để thực hiện công việc (24,5%). Số lượng vấn đề không hài lòng từ 3 vấn đề trở lên chiếm 21,2% mẫu nghiên cứu. Stress, trầm cảm, lo âu Bảng 4: Tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu (n=650) Stress, trầm cảm, lo âu Tần số Tỉ lệ (%) Mức độ Stress Bình thường 513 78,9 Nhẹ 69 10,6 Vừa 45 6,9 Nặng 22 3,4 Rất nặng 1 0,2 Mức độ Trầm cảm Bình thường 417 64,1 Nhẹ 98 15,1 Vừa 100 15,4 Nặng 23 3,5 Rất nặng 12 1,9 Mức độ Lo âu Stress, trầm cảm, lo âu Tần số Tỉ lệ (%) Bình thường 378 58,2 Nhẹ 67 10,3 Vừa 142 21,8 Nặng 33 5,1 Rất nặng 30 4,6 Stress (Có) 68 10,5 Trầm cảm (Có) 135 20,8 Lo âu (Có) 205 31,5 Tỉ lệ stress ghi nhận là 10,5%, trong đó, có 6,9% có mức độ vừa, 3,4% mức độ nặng và 0,2% có mức độ stress rất nặng. Ghi nhận có 20,8% mẫu nghiên cứu có trầm cảm, mức độ vừa chiếm tỉ lệ 15,4%, có 1,9% mẫu nghiên cứu có trầm cảm mức độ rất nặng. Tỉ lệ lo âu ở nhân viên ghi nhận trong nghiên cứu là 31,5% chủ yếu là lo âu mức độ vừa với 21,8%, có khoảng 4,6% mẫu nghiên cứu có tình trạng lo âu mức độ rất nặng. Bảng 5: Rối loạn kết hợp (n=650) Rối loạn kết hợp Tần số Tỉ lệ (%) Stress + trầm cảm 55 8,5 Stress + lo âu 54 8,3 Trầm cảm + lo âu 117 18,0 Stress + trầm cảm + lo âu 47 7,2 Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan Sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến, không tìm thấy mối liên quan giữa stress theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng và các vấn đề tại nơi làm việc. Những người có kiêm nhiệm quản lý có tỉ lệ stress bằng 1,95 lần (KTC 95%: 1,06 – 3,61) so với những người không có kiêm nhiệm quản lý (p = 0,033). Những nhân viên cảm thấy công việc có áp lực hoàn thành cao có tỉ lệ stress bằng 3,39 lần (KTC 95%: 1,97 – 5,83) so với những người không cảm thấy áp lực (p < 0,001) (Bảng 6). Sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến, không tìm thấy mối liên quan giữa stress theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng và một số yếu tố về công việc. Tỉ lệ trầm cảm ở nhóm có từ 3 vấn đề không hài lòng trở lên gấp 1,36 lần (KTC 95%: 1,08 – Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 75 1,72) so với những người ít hơn 3 vấn đề không hài lòng (p=0,008). Những nhân viên cảm thấy công việc có áp lực hoàn thành cao có tỉ lệ trầm cảm bằng 1,54 lần (KTC 95%: 1,20 – 1,98) so với những người không cảm thấy áp lực (p < 0,001) (Bảng 7). Bảng 6: Mô hình hồi quy đa biến giữa stress và các yếu tố liên quan (n=650) Stress PR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Trầm cảm (Có) 6,56 (3,00 – 14,32) <0,001 Lo âu (Có) 2,12 (1,05 – 4,25) 0,036 Kiêm nhiệm quản lý (Có) 1,95 (1,06 – 3,61) 0,033 Công việc nhàm chán, đơn điệu (Có) 2,03 (1,31 – 3,16) 0,002 Công việc có áp lực hoàn thành cao (Có) 3,39 (1,97 – 5,83) <0,001 *Kiểm soát theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng, các yếu tố công việc và các yếu tố về nơi làm việc Bảng 7: Mô hình hồi quy đa biến giữa trầm cảm và các yếu tố liên quan (n=650) Trầm cảm PR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Stress (Có) 1,91 (1,47 – 2,48) <0,001 Lo âu (Có) 10,43 (6,29 – 17,28) <0,001 Trên 3 vấn đề không hài lòng tại nơi làm việc (Có) 1,36 (1,08 – 1,72) 0,008 Công việc có áp lực hoàn thành cao (Có) 1,54 (1,20 – 1,98) 0,001 *Kiểm soát theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng, các yếu tố công việc và các yếu tố về nơi làm việc Sau khi kiểm soát bằng mô hình hồi quy đa biến, không tìm thấy mối liên quan giữa stress theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng. Nhân viên cảm thấy khối lượng công việc nhiều và áp lực hoàn thành cao có tỉ lệ lo âu cao hơn so với những nhân viên không cảm thấy có vấn đề này (1,41 lần và 1,61 lần). Tỉ lệ lo âu ở những người không hài lòng với không làm việc hiện tại gấp 1,47 lần (KTC 95%: 1,16 – 1,85) so với những người không có vấn đề này, p = 0,001. Bảng 8: Mô hình hồi quy đa biến giữa lo âu và các yếu tố liên quan (n=650) Lo âu PR hiệu chỉnh (KTC 95%) p Trầm cảm (Có) 4,07 (3,79 – 5,84) <0,001 Giới tính (Nữ) 1,28 (1,02 – 1,62) 0,036 Khối lượng công việc nhiều (Có) 1,41 (1,11 – 1,80) 0,005 Áp lực hoàn thành cao (Có) 1,31 (1,08 – 1,59) 0,005 Không hài lòng với không khí làm việc (Có) 1,47 (1,16 – 1,85) 0,001 *Kiểm soát theo tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng, các yếu tố công việc và các yếu tố về nơi làm việc BÀN LUẬN Tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu Tỉ lệ stress Theo ghi nhận của thang đo DASS-21 có 6,9% nhân viên có stress mức độ vừa, 3,4% mức độ nặng và 0,2% có mức độ rất nặng. Tỉ lệ stress chung của nhân viên tại Bệnh viện Trưng Vương năm 2018 là 10,5% (Bảng 4). Tỉ lệ stress trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Dương Thành Hiệp (2014) với tỉ lệ stress là 56,9% khi sử dụng cùng thang đo DASS-21(5). Một nghiên cứu khác của Creedy D.K. và cộng sự (2017) ghi nhận tỉ lệ stress là 22% trên cùng thang đo(3). Tuy nhiên các tác giả thực hiện trên đối tượng là điều dưỡng/nữ hộ sinh trên các khoa lâm sàng. Điều này có thể lý giải về việc tỉ lệ stress cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Một nghiên cứu khác của tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự ghi nhận tỉ lệ stress của nhân viên y tế tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (2008) là 27,0%(4). Nghiên cứu của Nguyễn Trung Tần (2012) tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang có tỉ lệ stress trên nhân viên y tế là 14,7%(12). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 76 Tỉ lệ stress của nhân viên y tế thay đổi khác nhau ở các địa điểm khác nhau, điều này có thể lý giải do sự khác nhau về văn hóa tổ chức, cách vận hành cũng như sự khác biệt về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau. Tỉ lệ trầm cảm Tỉ lệ trầm cảm ghi nhận trong nghiên cứu là 20,8%. Trong đó, có khoảng 5,4% mẫu nghiên cứu có tình trạng trầm cảm nặng và rất nặng (Bảng 4). Nghiên cứu của Ahmed I. và cộng sự (2009) ghi nhận tỉ lệ trầm cảm trên nhân viên y tế là 7,88%(1), tỉ lệ này trong nghiên cứu của Atif K. và cộng sự (2016) là 6,1%(2). Tỉ lệ trầm cảm trong các nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi có thể là do sự khác biệt về thang đo đánh giá trầm cảm. Ngoài ra, tỉ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Creedy D.K. và cộng sự (2017) với tỉ lệ là 17,3%(3). Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của Creedy D.K. chủ yếu là trên nữ hộ sinh, còn trong nghiên cứu của chúng tôi là nhân viên y tế chung trong bệnh viện. Có thể thấy rằng, tỉ lệ trầm cảm đánh giá có sự thay đổi theo thời gian, theo đặc tính của đối tượng và theo thang đo đánh giá vấn đề đang nghiên cứu. Tỉ lệ lo âu Nghiên cứu ghi nhận có khoảng 31,5% mẫu nghiên cứu có tình trạng lo âu (Bảng 4). Theo kết quả nghiên cứu của Ahmed I. (2009) ghi nhận có 2,2% bác sĩ có tình trạng lo âu, 28,7% trên sinh viên y khoa(1), tỉ lệ này trong nghiên cứu của Atif K. (2016) là 20,6%(2). Tỉ lệ trầm cảm trong các nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này có thể là do sự khác biệt về thang đo đánh giá và đối tượng nghiên cứu. Stress, trầm cảm lo âu và các yếu tố liên quan Giới tính Đối với tình trạng stress, kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với các kết quả nghiên cứu trước đó khi các nghiên cứu ghi nhận có sự khác biệt về tỉ lệ stress ở nam giới so với nữ giới(13)(14). Tại địa điểm tiến hành nghiên cứu hiện tại, vấn đề về stress ở nam giới và nữ giới là như nhau. Ngoài khối lượng và áp lực công việc, các yếu tố khác về đời sống ở nam và nữ là khác nhau, mỗi giới tính có những vấn đề cần xử lý riêng biệt, tách rời nhau. Do đó khả năng có tình trạng stress và trầm cảm trong nghiên cứu của chúng tôi ở nam và nữ là tương đương nhau. Nghiên cứu của Atif K (2016) ghi nhận không có sự khác biệt về tỉ lệ trầm cảm giữa nam giới và nữ giới(2). Mặc dù có sự khác biệt về thang đo đánh giá, và đối tượng nghiên cứu cũng như các đặc tính dân số, xã hội nhưng các nghiên cứu đều cho thấy việc giới tính không là một yếu tố liên quan đến tỉ lệ trầm cảm ở nhân viên y tế. Về vấn đề lo âu, kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu trước đó của Atif K và cộng sự (2016) khi nữ giới có tình trạng lo âu cao hơn so với nam giới(2), nhưng lại khác biệt so với nghiên cứu của Pourmovahed Z và cộng sự (2014) khi không ghi nhận mối liên quan giữa giới tính và tình trạng lo âu(15). Sự khác biệt về các kết quả nghiên cứu có thể do sự khác nhau về thang đo đánh giá tình trạng lo âu, thời gian tiến hành nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu cũng như các yếu tố về dân số, xã hội. Về lĩnh vực tâm lý xã hội, nữ giới thường có nhiều vấn đề về tâm lý hơn so với nam giới, bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, khi tình trạng bạo hành nhân viên y tế gia tăng, cùng với môi trường làm việc không được đảm bảo khiến nữ giới cảm nhận công việc có mức độ nguy hiểm cao hơn. Ngoài trách nhiệm công việc, xã hội nữ giới còn thêm trách nhiệm gia đình cao hơn so với nam giới. Ngoài ra, trong nghiên cứu đang tiến hành, tỉ lệ nữ giới là cao hơn so với nam giới, do dó khả năng ghi nhận tỉ lệ lo âu ở đối tượng này là cao hơn. Tuổi Đối với stress, theo nghiên cứu của Sharma P (2014) ghi nhận, có sự khác biệt về tỉ lệ stress của nhân viên điều dưỡng theo các nhóm tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 77 khác nhau(16). Nghiên cứu của Mosadeghrad A.M. (2014) cũng cho kết quả tương tự khi ghi nhận có mối liên quan giữa độ tuổi về tình trạng stress(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt chủ yếu là ở nhóm không khai báo/không ghi nhận được về độ tuổi so với các nhóm tuổi còn lại. Điều này có thể lý giải tại thời điểm tiến hành khảo sát, những nhân viên này có thể đã có vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần khiến họ không có hứng thú, hay cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi phải hoàn thành tất cả các câu hỏi khảo sát. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ trầm cảm tương tự với các nghiên cứu trước đó khi không ghi nhận về tỉ lệ trầm cảm theo độ tuổi(2,15). Đối với tình trạng lo âu, ghi nhận tình trạng này giảm dần theo độ tuổi, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng chủ yếu tỉ lệ lo âu cao ở nhóm không khai báo về độ tuổi. Đối với những người trong tình trạng lo âu, họ có xu hướng lo sợ về mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Điều này có thể là lý do khiến nhân viên e dè trong việc khai báo về độ tuổi. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng Stress, trầm cảm, lo âu không bị ảnh hưởng bởi tình trạng kinh tế xã hội trong nghiên cứu của chúng tôi. Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế, xã hội đối với tình trạng trầm cảm của người lao động, trong đó có nhân viên y tế(6). Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, chưa tìm thấy mối liên quan. Về mặt thống kê giữa tình trạng kinh tế, xã hội với trầm cảm tại nhân viên y tế Bệnh viện Trưng Vương. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu có thể do khác nhau về nhiều đặc tính của đổi tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, việc khai báo về tinh trạng kinh tế, xã hội thông qua thu nhập có thể mang tính ước lượng, do đó khó có thể đánh giá chính xác yếu tố này. Nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận có mối liên quan giữa lo âu theo tình trạng kinh tế xã hội và thời gian làm việc. Cũng như tình trạng trầm cảm, vấn đề về lo âu có thể ảnh hưởng của cùng yếu tố khối lượng và áp lực công việc lớn là lý do chính tác động đến tỉ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu. Loại hình và tính chất công việc Đối với tình trạng stress, nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa stress với các yếu tố như kiêm nhiệm quản lý, khối lượng công việc nhiều. Ngoài ra, các yếu tố cảm nhận về công việc như đơn điệu, nhàm chán, mức độ nguy hiểm cao, áp lực hoàn thành cao, không thoải mái về nơi làm việc ghi nhận là có liên quan và làm tăng tình trạng stress ở nhân viên y tế. Có thể thấy rằng, các yếu tố trong công việc hầu như có thể phòng tránh được để giảm bớt tác động đến tình trạng stress ở nhân viên y tế. Ngoài ra, bệnh viện cần chú trọng phân bổ nguồn nhân lực phù hợp hơn để đảm bảo công việc, tránh tình trạng kiêm nhiệm nhiều việc hoặc khối lượng công việc quá nhiều. Có thể tiến hành bổ sung nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng nếu cần thiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân đang ngày càng tăng. Về tình trạng trầm cảm ở nhân viên y tế, nghiên cứu ghi nhận việc cảm thấy khối lượng công việc nhiều, đơn điệu, nhàm chán, mức độ nguy hiểm cao, áo lực hoàn thành cao, không hài lòng với không khí làm việc hiện tại là những yếu tố làm gia tăng tỉ lệ trầm cảm. Cũng như tình trạng stress, trầm cảm cũng chịu nhiều tác động bởi các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trong nghiên cứu đang tiến hành, các yếu tố về công việc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu. Các chính sách xây dựng cần chú trọng đến các vấn đề này để đảm bảo sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế. Ghi nhận tình trạng lo âu có mối liên quan đến khối lượng công việc nhiều, đơn điệu, nhàm chán, mức độ nguy hiểm cao, áp lực hoàn thành cao và không hài lòng với không khí làm việc. Dựa vào kết quả nghiên cứu, các yếu tố chủ yếu dẫn đến stress ở nhân viên y tế bao gồm áp Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 78 lực và khối lượng công việc lớn, mức độ nguy hiểm của công việc cao, cũng như các yếu tố về không khí làm việc tại nơi làm việc của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trước đó khi cùng ghi nhận về các vấn đề stress, trầm cảm, lo âu liên quan đến áp lực và khối lượng công việc(13,14). Hồi quy đa biến Sau khi hiệu chỉnh với hồi qui đa biến, các yếu tố ảnh hưởng đến stress ghi nhận là việc kiêm nhiệm quản lý, áp lực công việc và công việc đơn điệu, nhàm chán. Đối với tình trạng trầm cảm, áp lực công việc cao và việc cảm thấy không hài lòng về nơi làm việc là 2 yếu tố tác động chính làm tăng tỉ lệ trầm cảm sau khi phân tích đa biến. Không hài lòng với môi trường làm việc, áp lực công việc cao và không hài lòng về nơi làm việc chính là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỉ lệ lo âu ở nhân viên y tế. Stress, trầm cảm, lo âu là ba biến số có mối liên quan hệ với nhau và là một vòng xoắn bệnh lý. Sự hiện diện của một yếu tố sẽ làm gia tăng thêm 2 yếu tố còn lại. Việc yếu tố nào tác động trước và tác động ra sao thì khó có thể ghi nhận đánh giá. Tuy nhiên, việc đánh giá đồng thời cả ba yếu tố là cần thiết để có thể đưa ra những chiến lược phòng ngừa, giảm thiểu tác động một cách hợp lý và hiệu quả. Có thể thấy rằng, áp lực công việc cũng như khối lượng công việc nhiều là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả ghi nhận của một số nghiên cứu trong nước(13,14). Trên thực tế, không ai có thể tránh khỏi được sự tác động của stress, trầm cảm, lo âu, do đó, việc cần thiết là phải luôn có sự chuẩn bị và có phương cách thích hợp để đối phó và thoát khỏi tình trạng stress. Tránh để các tình trạng này kéo dài dẫn đến những hệ quả sức khỏe hay những hành vi không tốt trong xã hội. Việc rèn luyện, chuẩn bị đối phó với stress, trầm cảm, lo âu cần được nâng cao từ phía cá nhân mỗi nhân viên, đồng thời, bệnh viện và cơ quan sử dụng lao động cũng cần có những can thiệp hỗ trợ, đảm bảo giảm thiểu tối đa những điều kiện có thể làm gia tăng các vấn đề này. KẾT LUẬN Việc xác định cần vấn đề về sức khỏe tâm thần như stress, trầm cảm, lo âu ở nhân viên y tế là cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng này. Các nghiên cứu trong tương lai cần chú trọng về yếu tố tình trạng kinh tế-xã hội của đối tượng, cũng như tìm hiểu về các nhu cầu của nhân viên y tế về việc làm giảm căng thẳng sau thời gian làm việc. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu bước đầu sàng lọc về tỉ lệ stress, trầm cảm, lo âu. Do đó, cần kết hợp để phát triển các hướng nghiên cứu nhằm chẩn đoán xác định và hỗ trợ làm giảm tình trạng này ở nhân viên y tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed I, Banu H, Al-Fageer R, Al-Suwaidi R (2009) "Cognitive emotions: depression and anxiety in medical students and staff". J Crit Care, 24 (3), pp. e1-7. 2. Atif K, Khan HU, Ullah MZ, Shah FS, Latif A (2016) "Prevalence of anxiety and depression among doctors; the unscreened and undiagnosed clientele in Lahore, Pakistan". Pak J Med Sci, 32 (2), pp. 294-8. 3. Creedy DK, Sidebotham M, Gamble J, Pallant J, Fenwick J (2017) "Prevalence of burnout, depression, anxiety and stress in Australian midwives: a cross-sectional survey". BMC Pregnancy Childbirth, doi: 10.1186/s12884-016-1212-5. 4. Đỗ Nguyễn Nhựt Trần, Nguyễn Hồng Hoa, Trần Thiện Thuần (2008) "Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2008". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (Số 4), tr.1-7 5. Dương Thành Hiệp, Trần Thanh Hải, Tạ Văn Trầm (2014) "Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh bị stress nghề nghiệp tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, tỉnh Bến Tre năm 2014". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(5): 190-196. 6. Freeman A, Tyrovolas S, Koyanagi A, Chatterji S, Leonardi M, Ayuso-Mateos JL, Tobiasz-Adamczyk B, Koskinen S, Rummel- Kluge C, Haro JM (2016) "The role of socio-economic status in depression: results from the COURAGE (aging survey in Europe)". BMC Public Health, 16 (1), pp. 1098. 7. Health and Safety Executive (2016) Work related Stress, Anxiety and Depression Statistics in Great Britain 2016, pp: 1-11. 8. Interactive H (2011) Stress in the workplace: survey summary. American Psychological Association, https://www.apa.org/news/press/releases/phwa-survey- summary.pdf. 9. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) "Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 12 (Số 4), tr.1-7 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học 79 10. Mosadeghrad A.M. (2014) "Occupational stress and its consequences. Implications for health policy and management". Leadership in Health Services,, 27 (3), pp.224-239. 11. Mosadeghrad A.M. (2014) "Occupational stress and its consequences. Implications for health policy and management". Leadership in Health Services,, 27 (3), pp.224-239. 12. Nguyễn Trung Tần (2012) Stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Tâm thần Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Khoa Tâm lý-Giáo dục, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65-108 13. Phạm Minh Khuê, Hoàng Thị Giang (2014) "Sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế của một bệnh viên đa khoa tuyến tỉnh tại Hải Phòng năm 2011". Tạp chí Y học Dự phòng, Tập XXIV, số 3 (152), tr. 85-93. 14. Phạm Văn Tài (2017) Tỉ lệ stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh 15. Pourmovahed Z, Yassini Ardekani SM, Khalili MA, Halvaei I, Nabi A, Ghasemi M, Fesahat F (2014) "The comparison of anxiety and depression rate between medical staff of infertility centers and obstetrics and gynecology centers of Yazd, Shiraz, Isfahan and Kerman hospitals.". Iran J Reprod Med, 12 (3), pp. 183-8 16. Psychology Foundation of Australia (2009). Depression Anxiety Stress Scales (DASS), 17. Sharma P, Davey A, Davey S, Shukla A, Shrivastava K, Bansal R (2014) "Occupational stress among staff nurses: Controlling the risk to health". Indian J Occup Environ Med, 18 (2), pp. 52-56. 18. Tran TD, Tran T, Fisher J (2013) "Validation of the depression anxiety stress scales (DASS) 21 as a screening instrument for depression and anxiety in a rural community-based cohort of northern Vietnamese women". BMC Psychiatry, 13, pp. 24. 19. World Health Organization (1948) "Preamble to the constitution of the world health organization as adopted by the international health conference. New York, 19-22 June, 1946; signed on 22 July 1946 by the representatives of 61 States (Official Records of the World Health Organization, no. 2, p. 100) and entered into force on 7 April 1948 20. World Health Organization (Western Pacific Region) Occupational health (Fact Sheet), et/en/, truy cập ngày 17/10/2017. Ngày nhận bài báo: 14/08/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/08/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfstress_tram_cam_lo_au_cua_nhan_vien_y_te_benh_vien_trung_vuo.pdf
Tài liệu liên quan