Tài liệu Sốt ở trẻ từ 29 – 90 ngày tuổi nguyên nhân và yếu tố liên quan nhiễm trùng nặng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 44
SỐT Ở TRẺ TỪ 29 – 90 NGÀY TUỔI NGUYÊN NHÂN
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM TRÙNG NẶNG
Vũ Hiệp Phát*, Nguyễn Thùy Châu**, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân gây sốt và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng nặng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Triệu chứng về hô hấp (67,41%) và tiêu hóa (61,28%) là hai biểu hiện lâm sàng hàng đầu. Nguyên
nhân gây sốt chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (39,83%, nhiễm siêu vi (22,56%) và viêm màng não mủ
(13,37%). Nhiễm trùng huyết được ghi nhận trong 7,53% và tình trạng nhiễm trùng nặng trong 69% các
trường hợp. Tỷ lệ chỉ định kháng sinh chung là 81,62%. Tỷ lệ chỉ định dùng kháng sinh khi nhiễm trùng nặng là
96,37%, kháng sinh dùng thường nhất là Cephalosporin thế hệ 3. Về lâm sàng, có sự liên quan giữa tình trạng
sốt cao trên 39 độ, có biểu...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sốt ở trẻ từ 29 – 90 ngày tuổi nguyên nhân và yếu tố liên quan nhiễm trùng nặng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 44
SỐT Ở TRẺ TỪ 29 – 90 NGÀY TUỔI NGUYÊN NHÂN
VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN NHIỄM TRÙNG NẶNG
Vũ Hiệp Phát*, Nguyễn Thùy Châu**, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát nguyên nhân gây sốt và các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng nặng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.
Kết quả: Triệu chứng về hô hấp (67,41%) và tiêu hóa (61,28%) là hai biểu hiện lâm sàng hàng đầu. Nguyên
nhân gây sốt chủ yếu là nhiễm trùng đường hô hấp dưới (39,83%, nhiễm siêu vi (22,56%) và viêm màng não mủ
(13,37%). Nhiễm trùng huyết được ghi nhận trong 7,53% và tình trạng nhiễm trùng nặng trong 69% các
trường hợp. Tỷ lệ chỉ định kháng sinh chung là 81,62%. Tỷ lệ chỉ định dùng kháng sinh khi nhiễm trùng nặng là
96,37%, kháng sinh dùng thường nhất là Cephalosporin thế hệ 3. Về lâm sàng, có sự liên quan giữa tình trạng
sốt cao trên 39 độ, có biểu hiện lâm sàng về hô hấp hoặc vừa có biểu hiện lâm sàng về hô hấp kèm sốt cao với tình
trạng nhiễm trùng nặng. Xét nghiêm cận lâm sàng như cấy máu dương tính và CRP > 15 mg/L có liên quan đến
tình trạng nhiễm trùng nặng.
Kết luận: Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi là một tình huống cần cảnh giác cao do có thể là biểu hiện của một tình
trạng nhiễm trùng tiềm tàng nặng.
Từ khóa: Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, nguy cơ nhiễm trùng nặng, nguy cơ thấp
ABSTRACT
FEVER IN CHILDREN 29-90 MONTHS OF AGE.
CAUSES AND FACTORS RELATED TO SERIOUS INFECTIONS
Vu Hiep Phat, Nguyen Thuy Chau, Tran Thi Mong Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 44 - 50
Objectives: to determine the causes of fever and factors related to serious infections.
Methods: This is a cross-sectional study.
Results: The most frequent clinical manifestations were respiratory (67.41%) and gastrointestinal (61.28%)
signs. The main causes of fever were infections of lower respiratory tract (39.83%), viral infections (22.56%) and
bacterial meningitis (13.37%). Septicemia was found in 7.53% and severe infection was present in 69% of the
cases. Antibiotics were prescribed in 81.62% of the cases and in 96.37% for serious infections. The most
commonly used antibiotics were 3th cephalosporin's generation. Severe infections were related to high fever > 39°,
the presence of respiratory clinical signs or the presence of both respiratory clinical manifestations and high fever.
Positive blood culture and CRP> 15 mg/L were related with severe infection.
Conclusion: Fever in children under 3 months of age needs to be vigilant and could be at high risk of severe
infection.
Key words: Fever in infant aged 29- 90 years day, risk of serious infections, low risk
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt ở trẻ từ 29 đến 90 ngày tuổi được nhập
viện là một tình huống rất phổ biến trong công
việc hằng ngày của bác sĩ. Thái độ xử trí hiện nay
đa phần là nhập viện khi sốt.
Năm 2014, khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện
*Bệnh viện Nhi Đồng 2. **Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch.
Tác giả liên lạc: BS Vũ Hiệp Phát ĐT: 0903641682 Email: vuhiepphat_vietnam@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 45
Nhi Đồng 2 tiếp nhận 485 trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
trên 1212 trẻ bị sốt nhập viện. Trong 1212 trẻ
này, 40% có nhiệt độ trên 38oC và có biểu hiện
nhiễm trùng cần phải chỉ định kháng sinh. Tại
Việt Nam, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu ở
trẻ 1 – 3 tháng tuổi bị sốt, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu nhằm đánh giá các đặc điểm dịch tễ,
lâm sàng, cận lâm sàng, mô hình các nguyên
nhân gây sốt ở lứa tuổi này và xác định nhóm trẻ
có nguy cơ nhiễm trùng cao cần nhập viện để
điều trị kháng sinh theo phác đồ và nhóm có
nguy cơ thấp có thể theo dõi ngoại trú. Nghiên
cứu nhằm ứng dụng vào thực tiễn công việc
hàng ngày của các bác sĩ lâm sàng, làm giảm các
thiếu sót trong chẩn đoán và điều trị.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng, cận
lâm sàng và điều trị bằng kháng sinh
Xác định các nguyên nhân gây sốt
Xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm
trùng nặng
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Dân số mục tiêu
Tất cả trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi (29 – 90 ngày
tuổi).
Dân số chọn mẫu
Tất cả các trẻ sốt > 38°C nhập viện tại khoa
Nội Tổng hợp trong độ tuổi từ 1 – 3 tháng (29 –
90 ngày) trong thời gian từ tháng 01/07/15 đến
tháng 30/06/16.
Tiêu chuẩn chọn vào
Trẻ từ 29 – 90 ngày tuổi nhập viện khoa Nội
Tổng hợp trong thời gian từ tháng 01/07/15 đến
tháng 30/06/16, nhiệt độ > 38°C, đo qua đường
trực tràng. Có sự đồng ý tham gia nghiên cứu
của cha mẹ hay người giám hộ trẻ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Trẻ dưới 37 tuần, có kèm dị tật bẩm sinh
nặng (tim bẩm sinh, bất thường hệ thần kinh
trung ương, các dị tật khác mà cần can thiệp
phẩu thuật ngoại khoa), tiền căn sản khoa bất
thường (sinh ngạt, vàng da nặng, nhiểm trùng sơ
sinh, suy hô hấp).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cỡ mẫu thu thập được là 359 trẻ
Phương pháp thu thập số liệu: Các biến
nghiên cứu được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án.
Cộng tác viên được tập huấn trước khi tham gia
trên bảng thu thập số liệu soạn sẵn.
Bệnh nhiễm trùng tiềm tàng nặng ở trẻ < 3
tháng tuổi bao gồm (6,9): viêm màng não,
nhiễm trùng tiểu, viêm phổi, viêm xương
khớp, viêm mô tế bào, tiêu chảy cấp- viêm
ruột, viêm tai giữa.
Trẻ có nguy cơ thấp được định nghĩa như
sau (5,7): Tổng trạng tốt, không có các triệu
chứng cơ năng quan trọng, và không phát hiện ổ
nhiễm trùng trên khám lâm sàng. Bạch cầu (BC)
máu < 20 000/ mm3, tổng phân tích nước tiểu <
10 BC và nhuộm Gram âm tính, dịch não tuỷ <
10 BC/mm3 và nhuộm Gram âm tính, X – quang
ngực không có thâm nhiễm và soi phân không
có máu và hoặc không có hoặc ít BC.
Các xét nghiệm được thực hiện lúc nhập
viện cho các bệnh nhi bao gồm: tổng phân tích tế
bào máu, CRP, Fibrinogen, cấy máu, tổng phân
tích nước tiểu (TPTNT), cấy nước tiểu, chọc dò
tủy sống (khi có tổng trạng đừ, có dấu hiệu lâm
sàng nhiễm trùng nặng và rõ, co giật) và chụp X
quang phổi khi có triệu chứng về hô hấp.
Các xét nghiệm khác như siêu âm, X quang
tim phổi, chọc dịch não tủy, soi phân, huyết
thanh chẩn đoán siêu vi được chỉ định tùy theo
bệnh cảnh.
Phương pháp phân tích số liệu: Các biến
định tính được tính phần trăm, các biến số định
lượng được tính trung bình, trung vị và độ lệch
chuẩn. Xác định các mối liên quan bằng chi bình
phương. Sử dụng phần mềm Stata 13.0 với
ngưỡng thống kê có ý nghĩa là 0,05%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 46
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ
Trong 359 trẻ được khảo sát, tuổi trung bình
của trẻ là 53 ngày tuổi, trung vị là 51 ngày tuổi.
Tỷ lệ nam/nữ = 1,2. Đa số (99,72%) trẻ trong
nghiên cứu là dân tộc kinh.
Trẻ cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm
tỉ lệ 52,64%. Số ngày nằm viện trung bình là 7
ngày, trung vị là 6 ngày. Trẻ nhập viện từ phòng
khám 93,87% và 6,13% trẻ được nhập thẳng từ
khoa cấp cứu của bệnh viện Nhi Đồng 2.
Đặc điểm lâm sàng
Số ngày sốt trước khi nhập viện trung bình là
2 ngày. Trung vị là 2 ngày. Các triệu chứng lâm
sàng được phân bố như sau (bảng 1) và có gần
2/3 (69%) trẻ sốt có biểu hiện nhiễm trùng nặng.
Bảng 1: Các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng Tần số (n=359) Tỷ lệ (%)
Hô hấp 242 67,41
Tiêu hóa 220 61,28
Da niêm 71 19,78
Thần kinh 37 10,31
Tai mũi họng 32 8,91
Tiết niệu 7 1,95
Cơ xương khớp 2 0,56
Tuần hoàn 1 0,28
Phần lớn các trẻ có các biểu hiện lâm sàng về
hô hấp và tiêu hoá.
Đặc điểm cận lâm sàng
Công thức máu
Đa số trẻ có số lượng hồng cầu máu bình
thường và > 3 500 000/mm3 (73,82%). Có 3,62%
trẻ có bạch cầu máu > 20 000/mm3 và 10,58% trẻ
có bạch cầu máu giảm < 5000/mm3, đa số
(85,79%) trẻ có bạch cầu máu bình thường. Tiểu
cầu đa số trong giới hạn bình thường (67,41%).
CRP và Fibrinogen
Khoảng 1/3 trẻ có tăng CRP ≥ 15 mg/L và tỉ lệ
tăng fibrinogen > 4g/L chiếm ưu thế trong
nghiên cứu (45%).
Về cấy máu
Trong 239 trường hợp được cấy máu có
18/239 (7,53%) có kết quả dương tính với các tác
nhân như sau (bảng 2) và 2/3 trường hợp cấy
máu dương tính với Staphylococcus: 13/18
(72,22%).
Bảng 2: Các tác nhân được phát hiện khi cấy máu
Tác nhân Tần số Phần trăm (%)
Staphylococci coagulase 10 55,56
Streptococcus pyogenes 2 11,11
Escherichia coli 2 11,11
Burkholderia cepacia 1 5,56
Staphylococcus capitis 1 5,56
Staphylococcus epidermidis 1 5,56
Staphylococcus hominis 1 5,56
Xét nghiệm nước tiểu
Có sự hiện diện của hồng cầu trong 1,36%
các trường hợp, bạch cầu (2,04%), và nitrite
(1,36%).
Trong 57 trường hợp được cấy nước tiểu,
có 8/57 (14%) kết quả cấy nước tiểu dương
tính với các tác nhân: Enterococcus Faecium (4
ca), Escherichia Coli (3 ca) và Enterococcus
Faecalis (1 ca).
Trong 76 ca có soi phân thì 39/76 (51,32%)
trường hợp có kết quả dương tính với kết quả
hồng cầu > 2+ là 44,44% và bạch cầu > 2+ là
53,85%. Gần 50% các ca soi phân gợi ý tình trạng
tiêu chảy ở trẻ là do vi trùng.
X – quang phổi
Bảng 3: Kết quả chụp X – quang phổi
X – quang Tần số (n=256) Tỷ lệ (%)
Bình thường 28 10,94
Viêm phổi 90 35,16
Viêm tiểu phế quản 62 24,22
Viêm phế quản 41 16,01
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm 31 12,11
Viêm phế quản phổi 3 1,17
Viêm thùy trên hai phổi 1 0,39
Đa số có hình ảnh viêm phổi và viêm tiểu
phế quản (bảng 3).
Dịch não tủy
Trong 359 trẻ của lô nghiên cứu có 153 trẻ
được chọc dò dịch não tủy, và bất thường được
tìm thấy trong 48/153 (42,62%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 47
Nguyên nhân gây sốt
Nguyên nhân gây sốt ở trẻ chủ yếu là các
triệu chứng của bệnh lý viêm hô hấp dưới với
39,83%, kế đến là nhiễm siêu vi (22,56%) và
viêm màng não mủ (13,37%). Nhiễm trùng
huyết là nguyên nhân gây sốt trong 5,01% các
trường hợp.
Đặc điểm điều trị kháng sinh
Có 81,62% trẻ được chỉ định sử dụng kháng
sinh và 54,61% được chỉ định sử dụng 01 loại
kháng sinh. Số ngày dùng kháng sinh trung bình
là 7,02 ± 3,36 ngày. Trẻ nhiễm trùng nặng được
chỉ định kháng sinh trong 96,37% các trường hợp
và kháng sinh thường dùng là Cephalosporin III
(247/513 = 48,15%).
Liên quan giữa yếu tố lâm sàng và nhiễm trùng nặng
Bảng 4. Mối liên quan giữa nhiệt độ với nhiễm trùng nặng
Nhiệt độ Nhiễm trùng nặng Số ca (%) Không nhiễm trùng nặng Số ca (%) OR (KTC 95%) P*
≥ 39oC 109 (78,99) 29 (21,01) 2,22 (1,36 – 3,63)
0,001
< 39oC 139 (62,90) 82 (37,10) 1,00
* Chi bình phương
Trẻ sốt trên 39 độ có nguy cơ nhiễm trùng nặng gấp 2 lần so với trẻ sốt dưới 39 độ, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001.
Bảng 5: Mối liên quan giữa triệu chứng hô hấp với nhiễm trùng nặng
Triệu chứng hô hấp Nhiễm trùng nặng Số ca (%) Không nhiễm trùng nặng Số ca (%) OR (KTC 95%) P*
Có 186 (76,86 56 (23,14)
2,95(1,84 – 4,72)
< 0,001
Không 62 (52,99) 55 (47,01) 1,00
* Chi bình phương
Có 76,86% trẻ tham gia nghiên cứu có các
triệu chứng về hô hấp được chẩn đoán nhiễm
trùng nặng. Trẻ có các triệu chứng hô hấp có
nguy cơ nhiễm trùng nặng cao gấp 3 lần so với
những trẻ không có biểu hiện lâm sàng về hô
hấp (p < 0,001).
Chỉ có nhóm trẻ vừa có biểu hiện lâm sàng
về hô hấp vừa sốt cao trên 39 độ có nguy cơ
nhiễm trùng nặng cao gấp 2 lần so với những
trẻ có biểu hiện lâm sàng về hô hấp và sốt
dưới 39 độ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p < 0,001.
Bảng 6: Mối liên quan giữa sốt kèm có triệu chứng hô hấp với nhiễm trùng nặng
Nhiễm trùng nặng
Số ca (%)
Không nhiễm trùng nặng
Số ca (%)
OR (KTC 95%) P *
Có triệu chứng hô hấp và ≥ 39oC 81 (82,65) 17 (17,35) 1,77 (1,03 – 3,35)
< 0,001
Có triệu chứng hô hấp và < 39oC 105 (72,92) 39 (27,08) 1,00
Không triệu chứng hô hấp và < 39oC 34 (44,16) 43 (55,84) 0,29 (0,16 – 1,52)
Không triệu chứng hô hấp và ≥ 39oC 28 (70,00) 12 (30,00) 0,87 (0,40 – 1,87)
Chi bình phương
Liên quan giữa yếu tố cận lâm sàng và
nhiễm trùng nặng
Mối liên quan giữa CRP và nhiễm trùng nặng
Trẻ có kết quả CRP ≥ 15 mg/l có nguy cơ
nhiễm trùng nặng cao hơn trẻ có CRP < 15 mg/l,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,006.
Bảng 7: Mối liên quan giữa CRP và nhiễm trùng
nặng
CRP
(mg/L)
Nhiễm trùng
nặng Số ca
(%)
Không nhiễm
trùng nặng Số ca
(%)
OR (KTC
95%) P*
< 15 156 (65,55) 82 (34,45) 1,00
0,006
≥ 15 79 (81,44) 18 (18,56)
1,24 (1,09
– 1,42)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 48
Mối liên quan giữa kết quả cấy máu và nhiễm
trùng nặng
Bảng 8: Mối liên quan giữa kết quả cấy máu và
nhiễm trùng nặng
Cấy
máu
Nhiễm trùng nặng
Số ca (%)
Không nhiễm trùng
nặng Số ca (%)
P*
(+) 18 (100) 0 0,02
(-) 173 (78,28) 48 (21,72)
Chi bình phương
Trẻ có cấy máu dương tính có nguy cơ
nhiễm trùng nặng cao hơn trẻ có cấy máu âm
tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p=0,02.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ
Tuổi trung bình trong nghiên cứu là 53 ngày.
Có 99,72% là dân tộc kinh, vì theo kết quả nơi cư
trú thì trẻ chủ yếu sống ở TP.HCM và các tỉnh
Đông Nam Bộ.
Số ngày sốt trước khi nhập viện trung bình là
2 ngày, nói lên sự lo lắng của cha mẹ các trẻ sốt ở
lứa tuổi này khi trẻ có sốt thì sẻ đến bệnh viện để
khám và điều trị ngay, các bác sĩ cũng thường
cho nhập viện các trẻ đã sốt quá 2 ngày, vì đa
phần các bé này có kèm các biểu hiện về hô hấp,
tiêu hoá hay thần kinh sau 2 ngày trẻ có sốt. Rất
ít các trường hợp nhập viện trễ quá 3 ngày, điều
này cho thấy sốt ở lứa tuổi này luôn là vấn đề lo
lắng của cha mẹ trẻ và bác sĩ điều trị. Số ngày
nằm viện trung bình của trẻ là 7 ngày. Trẻ được
nhập viện chủ yếu là từ phòng khám chuyển vào
(93,87%), còn lại (6,13%) trẻ nhập viện từ khoa
cấp cứu, điều này hợp lý vì trong nghiên cứu số
ngày sốt trước khi nhập viện của trẻ trung bình
khoảng 2 ngày, nên đa số bệnh nhân cũng đã
khám dùng thuốc tại các đơn vị y tế và khi tình
trạng bệnh có dấu hiệu trở nặng lúc tái khám,
bệnh nhân sẽ được cho nhập viện để được theo
dõi và điều trị. Nguyên nhân gây sốt chủ yếu là
viêm hô hấp dưới (39,83%), nhiễm siêu vi
(22,56%), viêm màng não mủ (13,37%), sốt nhiễm
trùng (6,13%), nhiễm trùng tiêu hóa (6,13%) và
nhiễm trùng tiểu (4,46%).
Đặc điểm lâm sàng
Số ngày sốt trước khi nhập viện trung bình 2
ngày. Nhiệt độ trung bình 38,74 ± 0,480C điều
này phù hợp vì tất cả trẻ đưa vào nghiên cứu
đều có triệu chứng sốt > 38°C. Biểu hiện lâm
sàng hàng đầu của trẻ là về hô hấp 67,41%, tiêu
hoá 61,28%, điều này gợi ý lên rằng trong hỏi
bệnh sử và thăm khám lâm sàng ban đầu thì
nhân viên y tế cần ưu tiên khai thác các biểu hiện
này giúp định hướng chẩn đoán và chỉ định xét
nghiệm hợp lý. Có 69,08% trẻ sốt là do nhiễm
trùng nặng, tỉ lệ này cũng khá cao bởi đa số các
trẻ được chẩn đoán có các bệnh lý về viêm hô
hấp dưới, nhiễm trúng huyết, viêm màng não,
sốt nhiễm trùng, nhiễm trùng tiêu hóa và nhiễm
trùng tiểu. Điều này cũng phù hợp nghiên cứu
của tác giả Jean-Bernard Girodias và Benoit
Bailey(3) kết quả chỉ ra rằng sốt là một dấu hiệu
của nhiễm trùng nặng ở trẻ em.
Đặc điểm cận lâm sàng
100% trẻ được chỉ định công thức máu,
chức năng gan thận và CRP. Siêu âm, X quang
ngực, tổng phân tích nước tiểu, chọc dịch não
tủy là một số các xét cận lâm sàng được ưu
tiên làm cho trẻ. Có 74,02% trẻ có hồng cầu
máu tăng cao chiếm điều này cũng phù hợp vì
do bệnh nặng đường hô hấp hồng cầu có thể
tăng cao. Có 3,63% trẻ có bạch cầu máu tăng, tỉ
lệ này tương đối thấp, điều này cũng phù hợp
vì bạch cầu máu có độ đặc hiệu và độ nhạy
không cao, nên trong thục hành không thể
dựa vào chỉ số huyết học nầy để tiên lượng trẻ
thuộc nhóm nguy cơ nhiễm trùng cao hay
thấp được mà chúng ta phải xem xét các chỉ số
sinh học khác. Có 10,75% trẻ có neutrophil
tăng cao, bạch cầu đa nhân trung tính có thể
tăng cao trong nhiễm trùng cấp. 28,49% trẻ có
tiểu cầu tăng cao, tiểu cầu tăng cao trong các
trường hợp nhiễm trùng.
Về cấy máu 239 trường hợp thì có 18 trường
hợp dương tính, trong các ca nhiễm trùng huyết
thì có 55,56% nhiễm Staphylococci coagulase. Về
chọc dò dịch não tuỷ 153 ca thì có 48 ca có kết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 49
quả dương tính. Về xét nghiệm nước tiểu thì
trong các ca làm tổng phân tích nước tiểu có
1,36% có hồng cầu, 2,04% có bạch cầu, 1,36% có
nitrite. Trong 57 ca cấy nước tiểu thì 8 ca kết quả
dương tính với các tác nhân: Enterococcus Faecalis,
Enterococcus Faecium, Escherichia Coli. Trong
nghiên cứu của Kanegaye JT và cộng sự năm
2014 (4) cho rằng tầm soát nước tiểu sẽ cải thiện
phát hiện nhiễm trùng.
Trong 76 trường hợp soi phân thì 39 ca có kết
quả là dương tính chiếm 51,32%.
Xét nghiệm CRP có 28,96% trẻ có CRP tăng
cao > 15 mg/l, thực tế cho thấy CRP tăng cao sẽ
đánh giá tình trạng nhiễm trùng và mức độ tiến
triển của viêm.
Tình hình điều trị
Tỷ lệ được chỉ định kháng sinh: 81,62%, do
các trẻ bị sốt trên 2 ngày, dựa trên các kết quả
cận lâm sàng nên kháng sinh được chỉ định
trong các trường hợp trên, một nghiên cứu của
tác giả Jean-Bernard Girodias và cộng sự năm
2003(3)cho rằng kháng sinh nên được dùng ưu
tiên trong các trường hợp sốt cao dù chưa có kết
quả xét nghiệm. Trong các trường hợp dùng
kháng sinh thì đa số là dùng 1 loại kháng sinh là
54,61%, 3 loại 21,16%, 2 loại 19,80%. Tỷ lệ trẻ
được cho chỉ định dùng kháng sinh khi nhiễm
trùng nặng: 96,37%, loại kháng sinh được dùng
thường nhất là cephalosporin thế hệ 3, chiếm
gần 50% ca nghiên cứu. Chỉ định kháng sinh này
củng phù hợp theo các khuyến cáo của tác giả
Smitherman việc chọn Ceftriaxon hay Cefotaxim
là kháng sinh được chỉ định đầu tiên theo kinh
nghiệm (1,8). Số ngày dùng kháng sinh trung
bình: 7,02 ± 3,36 ngày, cho thấy thời gian điều trị
không quá kéo dài, trẻ đáp ứng tốt với điều trị,
kết quả điều trị tất cả các ca đều khỏi bệnh và
xuất viện.
Mối liên quan giữa các yếu tố lâm sàng với
nhiễm trùng nặng
Kết quả nghiên cứu cho thấy các trẻ sốt trên
39 độ có nguy cơ nhiễm trùng nặng cao hơn
những trẻ sốt dưới 39 độ, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê. Theo tác giả Smitherman, trẻ sốt > 40
độ có mối liên hệ cao với nhiễm trùng nặng(8).
Trẻ có các biểu hiện lâm sàng về hô hấp có
nguy cơ nhiễm trùng nặng cao hơn trẻ không
có các biểu hiện lâm sàng về hô hấp và trẻ có
biểu hiện lâm sàng về hô hấp kèm sốt cao trên
39 độ thì có nguy cơ nhiễm trùng nặng cao
hơn các nhóm còn lại, nên cần cảnh giác cao
khi trẻ có dấu hiệu đường hô hấp và sốt trong
lứa tuồi nhỏ này.
Mối liên quan giữa cận lâm sàng và nhiễm
trùng nặng
Trẻ sốt có kết quả cấy máu dương tính thì có
nguy cơ nhiễm trùng nặng cao hơn trẻ có kết quả
cấy máu âm tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Trẻ có kết quả CRP ≥ 15 mg/l có nguy cơ
nhiễm trùng nặng cao hơn trẻ có CRP < 15 mg/L,
kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu
cho rằng CRP> 15 mg/dL có liên quan đến nhiễm
trùng nặng, và các trẻ này cần được nhập viện
để chỉ định kháng sinh theo phác đồ.
KẾT LUẬN
Phần lớn có các biểu hiện lâm sàng về hô hấp
và tiêu hoá và gần 2/3 (69%) trẻ sốt là có biểu
hiện nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân gây sốt
chủ yếu là ở các trẻ có các bệnh lý viêm hô hấp
dưới (39,83%), nhiễm siêu vi (22,56%) và viêm
màng não mủ (13,37%). Nhiễm trùng huyết được
tìm thấy trong 7,53% các trường hợp.
Các yếu tố liên quan đến nhiễm trùng nặng
là các trẻ sốt trên 39 độ và trẻ có các triệu chứng
đường hô hấp. Trẻ có CRP ≥ 15 mg/l, cấy máu
dương tính có nguy cơ bị nhiễm trùng nặng cao
hơn các nhóm khác. Có 81,62% trẻ trong nghiên
cứu được chỉ định kháng sinh, thời gian sử dụng
kháng sinh trung bình là 7 ngày, kháng sinh
được chọn ưu tiên là Cephalosporin thế hệ 3.
KIẾN NGHỊ
Trong thực hành cần xem xét nhập viện tất
cả trẻ từ 29-90 ngày tuổi có sốt trên 2 ngày và
sốt cao trên 39oC để xác định sớm chẩn đoán
cũng như có chỉ định kháng sinh tĩnh mạch
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 50
thích hợp để giảm thiểu tối đa các di chứng
nặng. Khuyến cáo thực hiện công thức máu, X
quang phổi và tổng phân tích nước tiểu cho tất
cả các ca bệnh nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baskin MN, O'Rourke EJ, Fleisher GR (1992), “Outpatient
treatment of febrile infants 28 to 89 days of age with
intramuscular administration of ceftriaxone”, J Pediatr; 120:22.
2. Bệnh viện Nhi Đồng 2, Phòng kế hoạch Tổng hợp, “Số liệu bệnh
nhi nhập khoa nội tổng hợp năm 2014”
3. Girodias JB, Bailey B (2003), “Approach to the febrile child: A
challenge bridging the gap between the literature and clinical
practice”, Paediatr Child Health. Feb; 8(2): 76–82.
4. Kanegaye JT, Jacob JM, Malicki D (2014), “Automated urinalysis
and urine dipstick in the emergency evaluation of young febrile
children”, Pediatrics; 134:523.
5. Nelson Textbook of Pediatrics 20th Edition: “Fever without
source”, pp1280-1287
6. Olivier C, Mong Hiep TT, Gaudelus J (1995), « Fièvre chez les
nourrissons de 2 et 3 mois, stratégie de prise en charge », Journées
Parisiennes de Pédiatrie 1995; 183-193 Flammarion Médecine –
Sciences.
7. Philadelphia Criteria for Febrile Infant 29-60 days. Available at:
0Dys.htmAccessed July 2016
8. Smitherman HF, Macias CG (2015), “Evaluation and
management of fever in the neonate and young infant (younger
than three months of age)”. In: UpToDate, Wiley, HF (Ed),
UpToDate, Waltham, MA (Accessed on June 25, 2015)
9. Trần Thị Mộng Hiệp (2015), “Sốt ở trẻ em”, Bài giảng Nhi Khoa.
Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí
Minh
Ngày nhận bài báo: 11/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 13/02/2017
Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 51
NHIỄM TOAN CETON TRÊN TRẺ EM MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 1
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Dương Tường Vy*, Hoàng Thị Diễm Thúy**, Trần Thị Mộng Hiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, điều trị và yếu tố liên quan tử vong trên trẻ
em từ 1-15 tuổi bị nhiễm toan ceton do Đái tháo đường (ĐTĐ) típ 1 tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/06/2008 đến
30/06/2016.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: Trong 33 trường hợp nhiễm toan ceton được khảo sát, 48,5% có độ tuổi từ 5-10 tuổi, 39,4% bị suy
dinh dưỡng và 15,2% bị thừa cân hoặc béo phì. Yếu tố thúc đẩy thường gặp nhất ở nhóm đã có tiền căn ĐTĐ là
không tuân thủ điều trị (55,5%) và ở nhóm không có tiền căn ĐTĐ là nhiễm trùng (45,8%). Triệu chứng thực
thể thường gặp là thở nhanh (97,0%), mất nước (63,6%), nhịp thở Kussmaul (48,5%). Biến chứng thường gặp
nhất là hạ Kali máu (63,6%) và hạ đường huyết (39,4%). Có 33,3% được chẩn đoán ban đầu đúng nhiễm toan
ceton do ĐTĐ tại tuyến trước và 78,8% tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Có 76,7% tuân thủ theo phác đồ điều trị về
mục tiêu phòng ngừa hạ đường huyết và 16,7% tuân thủ về mục tiêu phòng ngừa hạ Kali máu. Mục tiêu dùng
Bicarbonate đúng chỉ định chiếm rất thấp (9,1%). Tỉ lệ tử vong là 6,1%. Tử vong có liên quan đến tình trạng
thừa cân béo phì, sự tăng cao của đường huyết tĩnh mạch lúc chẩn đoán, đường huyết mao mạch sau 24 giờ, áp
lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán và liều insulin tối đa.
Kết luận: Tỉ lệ tử vong do nhiễm toan ceton còn cao, tình trạng thừa cân béo phì, và sự tăng cao của đường
huyết tĩnh mạch lúc chẩn đoán, đường huyết mao mạch sau 24 giờ, áp lực thẩm thấu máu lúc chẩn đoán và liều
insulin tối đa có liên quan đến tử vong.
Từ khóa: đái tháo đường típ 1, nhiễm toan ceton, yếu tố liên quan tử vong.
ABSTRACT
KETOACIDOSIS IN CHILDREN
WITH DIABETES TYPE 1 ADMITTED TO CHILDREN HOSPITAL N02
Duong Tuong Vy, Hoang Thi Diem Thuy, Tran Thi Mong Hiep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 51 - 59
Objectives: To describe the epidemiologic, clinical, laboratory characteristics, treatment and factors related to
the mortality in 1-15 year-old ketoacidosis children admitted to Children Hospital N02 from June 1st, 2008 to June
30th, 2016.
Methods: A retrospective case series study.
Results: In 33 ketoacidosis cases, 48.5% of children were between 5-10 years of age, 39.4% were
malnourished and 15.2% overweight. The most frequent triggering factor in children in whom history of diabetes
type 1 was present was treatment omission (55.5%) and in whom without history of diabetes type 1 was infection
(45.8%). Common signs were tachypnea (97.0%), dehydration (63.6%), Kussmaul breathing (48.5%). Frequent
complications were hypokalemia (63.6%) and hypoglycemia (39.4%). At admission, 33.3% of children were
diagnosed as diabetes ketoacidosis at previous hospitals and 78.8% at Children hospital No2. Prevention of
*Bệnh viện Nhi Đồng 2 **Trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS Dương Tường Vy. ĐT: 0985406383 Email: duongvy0313@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sot_o_tre_tu_29_90_ngay_tuoi_nguyen_nhan_va_yeu_to_lien_quan.pdf