Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở nông thôn Việt Nam và các yếu tố tác động

Tài liệu Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở nông thôn Việt Nam và các yếu tố tác động: 3 Xó hội học, số 4 - 2009 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở nông thôn việt nam và các yếu tố tác động Nguyễn Hữu Minh1TP0F* I. Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở Việt Nam: tổng quan một số nghiên cứu Theo tập tục, cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống là sống theo gia đình chồng. Mô hình sống chung này không chỉ phản ánh kỳ vọng truyền thống rằng con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già mà còn thể hiện mong muốn của cha mẹ giúp đỡ con cái trước khi họ có đủ khả năng xác lập một gia đình riêng độc lập. Sống chung với gia đình chồng cũng giúp người con dâu làm quen với cuộc sống gia đình chồng và trở thành một thành viên thực thụ trong gia đình. Khuôn mẫu sống chung với gia đình bố mẹ củng cố trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thế hệ già nhưng đồng thời cũng là một chiến lược của các hộ gia đình trong việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các thế hệ. (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Nói cá...

pdf13 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở nông thôn Việt Nam và các yếu tố tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 Xó hội học, số 4 - 2009 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở nông thôn việt nam và các yếu tố tác động Nguyễn Hữu Minh1TP0F* I. Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở Việt Nam: tổng quan một số nghiên cứu Theo tập tục, cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống là sống theo gia đình chồng. Mô hình sống chung này không chỉ phản ánh kỳ vọng truyền thống rằng con cái có trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già mà còn thể hiện mong muốn của cha mẹ giúp đỡ con cái trước khi họ có đủ khả năng xác lập một gia đình riêng độc lập. Sống chung với gia đình chồng cũng giúp người con dâu làm quen với cuộc sống gia đình chồng và trở thành một thành viên thực thụ trong gia đình. Khuôn mẫu sống chung với gia đình bố mẹ củng cố trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thế hệ già nhưng đồng thời cũng là một chiến lược của các hộ gia đình trong việc hỗ trợ lẫn nhau giữa các thế hệ. (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Nói cách khác, “hôn nhân ở nhà chồng và biến thể của nó là có lợi cả cho thế hệ trẻ lẫn thế hệ già, chứ không chỉ cho riêng thế hệ già.” (Mai Huy Bích 2000: 40-41). Sự bảo lưu cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống nêu trên đã được một số nghiên cứu thực nghiệm thời gian qua xác nhận (Goodkind 1997; Babieri và Vũ Tuấn Huy 1995; Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000; Mai Huy Bích 2000). Kết quả các nghiên cứu này cho thấy cấu trúc gia đình Việt Nam ở vùng đồng bằng sông Hồng không khác với khuôn mẫu chung đo được ở các xã hội Đông á là sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn (Kim và cộng sự 1994; Lavely và Ren 1992). Khuôn mẫu sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn của đa số người dân Việt Nam cũng là kết quả của sự thỏa hiệp giữa mong muốn lý tưởng của họ và hoàn cảnh nhân khẩu-xã hội- kinh tế đặc thù. Nhiều yếu tố đã tác động đến khuôn mẫu này. Chẳng hạn, theo lược đồ phân tích của Dixon (1971), nhiều yếu tố nhân khẩu, kinh tế, và văn hóa có vai trò quan trọng trong việc tổ chức nơi ở gia đình thông qua tác động của chúng đến khả năng có thể (availability), tính khả thi (feasibility), và sự mong muốn (desirability) một kiểu tổ chức gia đình nhất định. Khả năng có thể xuất hiện một loại gia đình nào đó phụ thuộc vào sự hiện diện của ông bà cha mẹ, số lượng anh chị em, cũng như mức độ gần gũi về không gian cư trú, .v.v. Chẳng hạn, một người càng có nhiều anh chị em cùng sống trong gia đình vào thời điểm kết hôn thì người đó càng có ít khả năng tiếp tục sống chung ở đó vì đã có nhiều người chia sẻ trách nhiệm chăm sóc bố mẹ già. Ngoài ra, nhiều anh chị em cũng đồng nghĩa với sự chật chội của hộ gia đình và mối quan hệ gia đình phức tạp. Điều này làm cho cặp vợ chồng mới cưới sẽ cảm thấy ít thoải mái hơn khi tiếp tục sống với cha mẹ. Tương tự, nếu một người sống xa cha mẹ từ trước và đến thời điểm kết hôn tiếp tục làm việc ở xa nhà thì khả năng sống cùng với cha mẹ sẽ ít hơn. Tính khả thi của việc sắp xếp nơi ở liên quan đến mức độ bảo đảm các điều kiện tài chính và xã hội cho kiểu sắp xếp đó. Khó khăn về kinh tế, đặc biệt là khả năng có được * PGS.TS, Viện Gia đình và Giới Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 4 chỗ ở riêng, là một trong những nguyên nhân cơ bản buộc nhiều cặp vợ chồng mới cưới chọn giải pháp sống chung với cha mẹ. Sự mong muốn một kiểu tổ chức gia đình cụ thể thể hiện nguyện vọng cá nhân về việc sắp xếp nơi ở của mình. Người có học vấn cao hay sống ở thành thị thường có nguyện vọng sống riêng nhiều hơn so với người có học vấn thấp và sống ở nông thôn (Martin và Tsuya 1994). Trong các xã hội bị ảnh hưởng bởi Khổng giáo, người con trai cả cũng được kỳ vọng là có mong muốn sống chung với bố mẹ nhiều hơn vì người con trai cả thường được thừa kế các tài sản từ cha mẹ và được xã hội chờ đợi sẽ chăm sóc bố mẹ khi về già (Martin và Tsuya 1994; Kim và đồng nghiệp 1994). Nhiều yếu tố của công nghiệp hóa và hiện đại hóa cũng tác động đến hình thức cư trú của gia đình. Tính cơ động về không gian cao khiến cho thanh niên có ít khả năng sống cùng bố mẹ hơn. Xã hội hiện đại tăng khả năng hỗ trợ phúc lợi cho các cá nhân, đặc biệt là các hình thức giúp đỡ cuộc sống của những người già, cho phép các cặp vợ chồng trẻ bớt băn khoăn khi không thể trực tiếp chăm sóc bố mẹ. Những cơ hội mới tăng thêm thu nhập giúp các gia đình trẻ sớm xây dựng căn hộ độc lập. Quyền quyết định tăng lên của các cá nhân giúp những người trẻ tuổi chủ động hơn trong việc sắp xếp nơi ở, không nhất thiết phải sống cùng bố mẹ (Goode 1982; Lee 1987; Kim và đồng nghiệp 1994). Đời sống hiện đại làm tăng độ tuổi kết hôn của các cặp vợ chồng và điều đó giúp họ có một đời sống kinh tế độc lập sau khi kết hôn (Lavely và Ren 1992). Một số nghiên cứu thực nghiệm ở đồng bằng Bắc bộ đã xác nhận vai trò của các yếu tố nêu trên đối với việc sắp xếp nơi ở sau hôn nhân. Kết hôn muộn, hôn nhân tự nguyện, mức sống cao, làm các nghề phi nông nghiệp và sống tại vùng đô thị là những yếu tố rất quan trọng làm giảm khả năng sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn (Goodkind 1997; Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Không phải tất cả các cặp vợ chồng trẻ sẽ sống suốt đời với cha mẹ mà thông thường sau một thời gian nhất định, những người con đã xây dựng gia đình sẽ được tạo điều kiện để ra ở riêng, chỉ để lại một người con trai sống lâu dài cùng cha mẹ và chăm sóc cha mẹ già. Điều này thể hiện phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn” tại các vùng nông thôn Việt Nam (Đỗ Thái Đồng 1991). Phong tục này hầu như không thay đổi ở đồng bằng sông Hồng trong suốt bốn thập kỷ từ 1956 đến 1995 mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các cặp vợ chồng trẻ tách ra khỏi gia đình gốc sớm hơn so với trước đây (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Việc xác lập một đơn vị gia đình độc lập tách ra từ gia đình mở rộng là một quá trình có thể xuất hiện trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển gia đình lớn, liên quan đến phân chia ngân sách gia đình và các tài sản trong gia đình. Theo kết quả nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng, học vấn của người chồng, tuổi kết hôn, tuổi cha mẹ chồng, người chồng là con trai cả, và số lượng anh chị em của người chồng, là những yếu tố quan trọng nhất quyết định độ dài thời gian sống chung với nhà chồng (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Theo đó, học vấn của người chồng cao hơn thì cặp vợ chồng có khả năng cao hơn sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm. Yếu tố lý giải cho điều đó là quan niệm về việc chăm sóc cha mẹ già như biểu hiện của lòng hiếu thảo được coi là chuẩn mực của những người có giáo dục. Tuổi kết hôn thấp thường đồng nghĩa với điều kiện kinh tế riêng kém hơn Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 5 và do vậy những người kết hôn sớm sẽ ít có khả năng tách ra ở riêng sớm hơn (Lavely và Ren 1992). Tuổi cha mẹ chồng cao, người chồng là con cả và gia đình chồng có ít anh chị em sống cùng vào thời điểm kết hôn thì càng có khả năng cao hơn sống chung với gia đình chồng sau 3 năm. Nói cách khác, những yếu tố liên quan đến khả năng có thể và tính khả thi có vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu cặp vợ chồng trẻ có mau chóng tách ra ở riêng hay không. Trong các nghiên cứu đã nêu ở trên, do hạn chế của số liệu, các yếu tố như mức sống của gia đình chồng vào thời điểm kết hôn chưa được kiểm tra. Như gợi ý từ nghiên cứu của Nguyễn Hữu Minh và Hirschman (2000) và Mai Huy Bích (2000), mô hình sống chung sau hôn nhân sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng của đôi vợ chồng mới tạo dựng một căn hộ độc lập. Điều đó liên quan đến tình trạng kinh tế của gia đình nhà chồng và cặp vợ chồng vào thời điểm kết hôn. Ngoài ra, yếu tố người vợ hoặc người chồng làm việc ở khu vực nhà nước, một ước lượng cho chỉ báo sống xa gia đình cha mẹ nếu chúng ta phân tích ở khu vực nông thôn, cũng có thể quan trọng đối vói khả năng sống cùng gia đình cha mẹ. Trong thời gian gần đây, những nghiên cứu phân tích vấn đề này chủ yếu là ở địa bàn phía Bắc, các địa bàn miền Trung và miền Nam chưa được lưu tâm đến. Những yếu tố văn hóa gắn với khu vực địa lý có thể ảnh hưởng đến mô hình tổ chức nơi ở của các gia đình. Cuộc nghiên cứu Gia đình nông thôn Việt Nam tại 4 địa điểm khảo sát ở 3 miền cho phép kiểm chứng một số phát hiện từ các nghiên cứu trước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. II. Nguồn số liệu và phương pháp phân tích Nghiên cứu này nhằm xác định xu hướng sắp xếp nơi ở của dân cư tại 4 xã khảo sátP1F1P khi lập gia đình riêng, tìm ra những nhân tố quyết định việc sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn và độ dài thời gian sống chung, dựa trên số liệu từ cuộc Điều tra Gia đình Việt Nam 2004-2008. Việc sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn và độ dài thời gian chung sống sẽ được phân tích riêng rẽ với hai biến phụ thuộc khác nhau. Biến phụ thuộc thứ nhất là “Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn” với hai khả năng loại trừ nhau: Không hoặc có sống chung. Biến phụ thuộc thứ hai là “Thời gian sống chung với gia đình chồng” với hai khả năng: Sống chung không quá 3 năm; Sống chung hơn 3 năm. Lưu ý rằng về cơ bản, phạm trù sống chung với gia đình chồng ngụ ý so sánh với phạm trù sống ở căn hộ độc lập sau khi kết hôn do tỷ lệ sống chung với gia đình vợ là không đáng kể. Những biến độc lập sau đây sẽ được đưa vào phân tích: lớp thế hệ kết hôn; khu vực kinh tế nơi người vợ/chồng làm việc; học vấn của vợ/chồng khi kết hôn (viết tắt là học vấn của vợ/chồng); nghề nghiệp của vợ/chồng khi kết hôn (viết tắt là nghề nghiệp của vợ/chồng); kiểu kết hôn; tuổi kết hôn; số anh chị em của chồng; con trai cả trong gia đình; mức sống của gia đình chồng vào thời điểm kết hôn; địa bàn khảo sát. Các biến số độc lập đều là biến số loại [categorical variable]. Phân loại của các biến số độc lập được thể hiện cụ thể trong các Bảng 1 và 2. 1 Xã Cát Thịnh, tỉnh Yên Bái; xã Phước Thạnh, tỉnh Tiền Giang; xã Phú Đa, tỉnh Thừa Thiên- Huế; xã Trịnh Xá, tỉnh Hà Nam. Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 6 Để bảo đảm trật tự nhân quả của các biến độc lập và biến phụ thuộc, tất cả các biến độc lập đều đo đặc trưng của cá nhân (hoặc vợ/chồng) vào thời điểm kết hôn, ngoại trừ đối với biến số khu vực kinh tế nơi người vợ/chồng làm việc, do không có thông tin vào thời điểm trước khi kết hôn nên chúng tôi sử dụng thông tin vào một vài năm ngay sau khi kết hôn. Biến số “lớp thế hệ kết hôn” được sử dụng như một chỉ báo về sự biến đổi lịch sử của khuôn mẫu sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn. Để tránh những sai lệch trong kết quả nghiên cứu chúng tôi không đưa vào mẫu phân tích những người kết hôn trước năm 1948. Các phân tích hai biến được thực hiện bằng việc so sánh tỉ lệ sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn cũng như tỉ lệ sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm, theo các lớp thế hệ kết hôn và theo các chỉ báo kinh tế-xã hội, văn hóa và nhân khẩu. Tiếp đó chúng tôi sử dụng mô hình phân tích đa biến với phương trình hồi quy logistic [logistic regression] để đánh giá ảnh hưởng riêng của mỗi yếu tố lên biến phụ thuộc. Sống chung với cha mẹ chồng không thể xảy ra nếu cha mẹ chồng đã mất. Vì vậy khi phân tích khuôn mẫu sống chung với gia đình nhà chồng, chúng tôi chỉ đưa vào mẫu những cặp vợ chồng có ít nhất cha hoặc mẹ chồng còn sống vào thời điểm kết hôn. Tổng cộng có 1033 cặp vợ chồng được đưa vào mẫu phân tích. Mẫu dùng cho phân tích về độ dài thời gian sống cùng với nhà chồng bao gồm chỉ những người có sống chung, kết hôn từ năm 1948 và kết hôn chỉ một lần. Ngoài ra chúng tôi cũng loại ra khỏi mẫu những người mới kết hôn trong vòng 3 năm trước thời điểm điều tra, vì trong số này có nhiều người vẫn còn sống với cha mẹ chồng và chúng ta không thể biết được liệu rồi họ có đi ở riêng sau 3 năm hay không. Tổng cộng có 820 cặp vợ chồng được đưa vào mẫu phân tích. III. Khuôn mẫu sống chung với gia đình chồng sau kết hôn và các yếu tố tác động Tỉ lệ nam và nữ trả lời có sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn, phân theo các chỉ báo kinh tế-xã hội, cũng như kết quả phân tích đa biến về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế-xã hội đến việc sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn được trình bày trên Bảng 1.P2F2 2 Trong bảng này chúng tôi chỉ đưa ra kết quả của mô hình cuối cùng (tất cả các biến số phân tích đều được đưa vào mô hình). Số liệu trong bảng 1 ứng với các phân loại của mỗi biến số là tỉ số chênh lệch [odd ratios] giữa tác động của loại đặc trưng đó đến khả năng sống cùng gia đình chồng so với tác động của loại đặc trưng dùng để so sánh. Tỉ số cho loại dùng để so sánh luôn luôn nhận giá trị bằng 1. Nếu tỉ số chênh lệch của một loại đặc trưng nào đó lớn hơn 1, điều đó có nghĩa là nhóm người mang đặc trưng đó có nhiều khả năng sống cùng gia đình chồng sau khi kết hôn hơn nhóm người mang loại đặc trưng dùng để so sánh. Ngược lại, nếu tỉ số chênh lệch cho loại đặc trưng nào đó nhỏ hơn 1 thì nhóm người mang đặc trưng đó có ít khả năng sống cùng gia đình chồng hơn nhóm người mang loại đặc trưng dùng để so sánh. Tỉ số chênh lệch của một loại đặc trưng nào đó càng lớn hơn 1 thì tác động của đặc trưng đó đến việc sống chung với gia đình chồng càng lớn hơn so với tác động của loại đặc trưng dùng để so sánh. Các dấu sao (*, **, ***) ghi bên cạnh tỉ số chênh lệch cho thấy tác động của loại đặc trưng này có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Tỉ số càng kèm nhiều dấu sao thì tác động càng quan trọng. Tỉ số không kèm dấu sao có nghĩa là không có bằng chứng để khẳng định rằng tác động của loại đặc trưng đang xét là có ý nghĩa về mặt thống kê. Chẳng hạn, giá trị 2,58 của loại đặc trưng “Nhóm tuổi 13-19” của biến số Tuổi kết hôn lần đầu của người chồng trong bảng 1 có nghĩa là trong số những cặp vợ chồng có chung các đặc trưng khác (học vấn người chồng, việc làm của chồng khi kết hôn, v.v....), khả năng sống cùng gia đình chồng của những cặp vợ chồng có người chồng kết hôn lần đầu ở lứa tuổi 13-19 tăng lên khoảng 2,58 lần so với những cặp vợ chồng có người chồng kết hôn ở lứa tuổi 26-44. Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 7 Kết quả cho thấy, tỉ lệ sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn là rất cao: khoảng gần 80 phần trăm đối với cả nam giới và phụ nữ. Tỉ lệ này có xu hướng tăng dần qua các lớp thế hệ kết hôn. ở giai đoạn 1996-2007, khả năng sống cùng gia đình chồng tăng lên khá rõ, tuy nhiên mức độ sai khác chưa đạt được ý nghĩa thống kê. Sự duy trì tỉ lệ sống chung với nhà chồng cho thấy mức độ bảo tồn mạnh mẽ khuôn mẫu truyền thống về sắp xếp nơi ở sau khi kết hôn tại các điểm khảo sát. Bảng 1. Tỉ lệ sống cùng gia đình chồng và các yếu tố tác động tại 4 địa phương Đặc điểm gia đình và cá nhân Tỉ lệ sống cùng Các yếu tố tác động Chung N Tỉ số chênh lệch N Chung 79,5 1033 990 Xã *** *** Cát Thịnh (Yên Bái) 70,3 256 0,366** 250 Phước Thạnh (Tiền Giang) 75,8 248 0,263*** 228 Phú Đa (Thừa thiên-Huế) 81,2 255 0,511* 250 Trịnh Xá (Hà Nam) 89,8 274 1 262 Lớp thế hệ kết hôn 1948-1975 74,3 167 0,691 162 1976-1985 79,0 328 0,611 315 1986-1995 80,7 389 0,635 374 1996-2007 83,2 149 1 139 Tuổi kết hôn lần đầu chồng *** * 13-19 88,0 150 2,58** 145 20-22 80,3 320 1,344 309 23-25 81,6 299 1,382 292 26-44 71,4 252 1 244 Học vấn người chồng Mù chữ+Tiểu học 78,8 264 0,664 251 Trung học cơ sở 80,7 550 0,830 530 THPT+CĐ+ĐH 77,1 218 1 209 Học vấn người vợ *** Mù chữ+Tiểu học 79,9 373 1,295 356 Trung học cơ sở 82,1 547 1,262 525 THPT+CĐ+ĐH 65,2 112 1 109 Mức sống gia đình chồng khi KH ** Nghèo 76,2 593 0,786 567 Trung bình 84,4 358 1,471 343 Khá 81,7 82 1 80 Dân tộc người chồng ** Kinh 81,2 844 0,52 806 Dân tộc thiểu số 72,0 189 1 184 Số anh chị em bên chồng Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 8 Đặc điểm gia đình và cá nhân Tỉ lệ sống cùng Các yếu tố tác động Chung N Tỉ số chênh lệch N 1-4 80,5 334 1,093 322 5-7 80,8 473 1,141 455 8 trở lên 75,6 225 1 213 Người chồng có phải con cả Không phảI con cả 78,5 743 0,957 710 Con cả 82,1 290 1 280 Quyền quyết định hôn nhân Bố mẹ quyết định 82,3 243 1,02 233 Con cáI quyết định 78,6 790 1 757 Khu vực làm việc hai vợ chồng *** *** Cả hai không làm NNước 84,3 811 2,524*** 802 ít nhất một làm NN 59,1 193 1 188 Việc làm của vợ khi KH *** *** Nông nghiệp, LTS 84,6 801 2,405*** 780 Phi NN, LTS 61,6 232 1 210 Việc làm của chồng khi KH *** Nông nghiệp, LTS 85,0 672 1,113 659 Phi NN, LTS 69,3 361 1 331 Ghi chú: Chọn những người kết hôn lần đầu, tuổi 25 trở lên, kết hôn từ 1948 trở lại đây, và ít nhất có bố hoặc mẹ chồng còn sống. Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05 ** p<0,01 *** p<0,001 Một số yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn trong thời gian qua là nghề nghiệp của vợ khi kết hôn, độ tuổi kết hôn lần đầu của người chồng và khu vực làm việc của hai vợ chồng. Những cặp vợ chồng có người vợ làm công việc phi nông nghiệp khi kết hôn ít có khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn hơn những người còn lại. Tuy nhiên việc người chồng làm công việc phi nông nghiệp lại không có ảnh hưởng đến khả năng sống chung. Điều này có thể lý giải vì tác động của yếu tố nghề nghiệp chủ yếu là thông qua khả năng gây ra sự xa cách về không gian giữa cha mẹ và con cái. Nhưng do truyền thống sống bên gia đình chồng, nếu người chồng có làm việc cách xa mà người vợ làm nông nghiệp ở quê thì người vợ vẫn có thể sống chung và chăm sóc gia đình chồng. Trong khi đó, nếu người vợ làm công việc phi nông nghiệp thì họ có thể làm việc ở nơi khác với gia đình chồng và ít khả năng sẽ hy sinh công việc của mình để về sống với gia đình chồng. Có thể nói, các đặc trưng hiện đại ở người phụ nữ dường như tác động nhiều hơn đến việc sắp xếp nơi ở của các cặp vợ chồng. Yếu tố làm việc trong khu vực nhà nước cũng rất quan trọng quyết định việc sống chung với gia đình nhà chồng. Những cặp vợ chồng có ít nhất một người làm việc trong Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 9 khu vực nhà nước có tỉ lệ sống chung với gia đình nhà chồng thấp hơn hẳn so với các cặp vợ chồng mà cả hai không làm việc nhà nước. Bên cạnh yếu tố về nhận thức là những người làm việc khu vực nhà nước thích sống riêng hơn thì kết quả này cũng gợi ý rằng mức độ gần gũi với nhà của cha mẹ là yếu tố rất quan trọng trong việc dự đoán khả năng sống chung với gia đình chồng. Trong trường hợp có người vợ hay người chồng làm việc nhà nước, và nhất là khi cả hai đều làm việc trong khu vực nhà nước thì khả năng cặp vợ chồng sống cách xa nhà cha mẹ sẽ cao hơn so với trường hợp cả hai vợ chồng không làm việc trong khu vực nhà nước (đặc biệt đối với những người sinh ra ở vùng nông thôn). Một lý do nữa có thể liên quan là những người làm việc trong khu vực nhà nước cần chứng minh là họ không còn có chỗ dựa về mặt nơi ở để có thể được cơ quan, đơn vị tạo điều kiện cấp nhà, một vấn đề cũng rất quan trọng đối với họ. Người chồng kết hôn muộn tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng tích lũy được những điều kiện kinh tế cần thiết cho cuộc sống riêng và do đó ít có khả năng sống chung hơn. Biến số địa bàn khảo sát được đưa vào mô hình phân tích như là một ước lượng của một số yếu tố văn hóa-xã hội chưa thể đo lường tại cuộc nghiên cứu này. Kết quả cho thấy, tỉ lệ sống chung với gia đình chồng ở Phước Thạnh ít hơn so với Phú Đa và Cát Thịnh. Tỉ lệ sống chung với gia đình chồng ở 3 địa phương này thấp hơn đáng kể so với ở Trịnh Xá. Một lý do có thể liên quan đến tập quán ở Tiền Giang là cho con ra ở riêng ngay sau khi kết hôn, trong khi đó ở đồng bằng Bắc bộ thì con cái sau khi kết hôn thường sống chung với gia đình bố mẹ một thời gian. Các yếu tố liên quan đến đặc trưng hiện đại hóa như học vấn người vợ và người chồng, quyền quyết định hôn nhân không có tác động đáng kể đến quyết định sống cùng gia đình chồng của các cặp vợ chồng. Vai trò của các chỉ báo liên quan đến chiều cạnh nhân khẩu, văn hóa như số anh chị em bên chồng, việc người chồng có là con cả hay không cũng tương đối yếu. Tương tự, mức sống nghèo của gia đình chồng lúc kết hôn làm giảm khả năng sống chung với gia đình chồng nhưng sự khác biệt là không đáng kể về mặt thống kê. Như vậy, theo lược đồ phân tích của Di xon (1971) thì một số yếu tố liên quan đến khả năng có thể và tính khả thi của việc sống chung tỏ ra quan trọng hơn so với sự mong muốn của các cá nhân. Một ví dụ cho vai trò của yếu tố tính khả thi theo quan điểm của Dixon là khi nêu câu hỏi về lý do sống chung, sống riêng đối với người dân tại Trịnh Xá, tỷ lệ cao nhất những người trả lời cho lý do sống chung với bố mẹ là “Chưa đủ điều kiện ra ở riêng” (chiếm gần 50% trả lời) . Tương tự như vậy, khi giải thích lý do tách riêng, hơn 50% câu trả lời của những người đã sống chung nay tách ra cho biết là “Để sớm tự lập về kinh tế”, ngoài ra còn hơn 10% là do bố mẹ yêu cầu hoặc giúp cho ra ở riêng. Phù hợp với kết quả phân tích trên, những người được hỏi bày tỏ thái độ khá rõ ràng về mong muốn sống chung, sống riêng cũng như mô hình sống tốt nhất đối với cha mẹ già. Tính chung có 16,5% mong muốn sống riêng (cạnh hoặc xa nhà con, thậm chí ở nhà dưỡng lão), trong đó 16,5% nam trả lời đồng ý và 16,4% nữ trả lời đồng ý. Có 34,8% mong muốn sống với bất kỳ con nào đã trưởng thành hoặc với con gái đã trưởng thành. Có 48,8% mong muốn sống với con trai đã trưởng thành. Đánh giá về mô hình sống tốt nhất Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 10 đối với bố mẹ già, có 16,9% cho rằng sống riêng là tốt nhất; 38,7% cho rằng nên sống chung nhưng có thể sống với bất kỳ con nào đã trưởng thành hoặc với con gái đã trưởng thành; 44,4% cho rằng mô hình sống tốt nhất là với con trai đã trưởng thành. Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy chu trình sống của gia đình có ảnh hưởng đến nhu cầu sống chung, sống riêng. Chẳng hạn, khi được hỏi ý kiến, khoảng gần 70% nguời được hỏi cho rằng “bố mẹ sống riêng nếu sức khỏe cho phép” và gần 100% đều cho rằng “bố mẹ nên sống chung nếu già yếu”. Rõ ràng, ở đây sự sắp xếp cuộc sống của người dân tương đối linh hoạt. Ngoài các yếu tố khác đã nêu ở trên, thì yếu tố sức khỏe của cha mẹ là rất quan trọng. Nếu cha mẹ còn khỏe thì cả người già lẫn người trẻ đều mong muốn sống riêng để còn chủ động trong cuộc sống. Tuy nhiên, một khi cha mẹ già yếu thì đại đa số người dân đều coi việc chăm sóc sức khỏe cha mẹ là rất quan trọng, coi đó là đạo hiếu đối với cha mẹ, vì vậy đều cho rằng nên sống chung. Đó cũng chính là lý do mà gần 100% người được hỏi đồng ý là “có con để chăm sóc lúc tuổi già”. Có thể nói thực tế cuộc sống đã chỉ ra cho nhiều người là không gì bằng được người thân trong gia đình, đặc biệt là những đứa con mang nặng đẻ đau, trực tiếp chăm sóc khi đau yếu. Các kết quả phân tích định tính cũng xác nhận một số lô gích xã hội ẩn sau quyết định sống chung hay sống riêng của người dân ở 4 xã khảo sát. Chẳng hạn, những lý do ở chung là: đỡ lo về kinh tế; cha mẹ già giúp chăm các cháu; vui cửa vui nhà; con cái chăm sóc cha mẹ già. Ngược lại, những lý do để ở riêng là: được sống tự do, tránh quan hệ phức tạp; đỡ phải phục vụ nhiều người; sớm có thời gian phát triển kinh tế gia đình riêng; cho con cái chủ động, không ỷ lại. IV. Thời gian sống cùng với nhà chồng sau khi kết hôn và các yếu tố tác động Tỉ lệ trả lời có sống chung với nhà chồng hơn 3 năm phân theo địa bàn khảo sát, các lớp thế hệ kết hôn và các chỉ báo kinh tế-xã hội, văn hóa khác được trình bày trên Bảng 2. Tính chung, trong số những người có sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn, có gần 50 phần trăm tiếp tục sống cho đến hơn 3 năm. Kết quả này khá trùng hợp với tỷ lệ sống cùng trên 3 năm theo nghiên cứu ở đồng bằng sông Hồng 10 năm trước (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000). Rốt cuộc chỉ có một bộ phận số người con trai sau khi xây dựng gia đình tiếp tục sống lâu dài với cha mẹ. Bảng 2. Tỉ lệ sống cùng gia đình chồng trên 3 năm và các yếu tố tác động Đặc điểm gia đình và cá nhân Tỉ lệ sống cùng trên 3 năm Các yếu tố tác động Tỉ lệ N Tỉ số chênh N Chung 44,5 820 788 Xã Cát Thịnh (Yên Bái) 47,5 179 1,55* 173 Phước Thạnh (Tiền Giang) 46,6 191 1,64* 178 Phú Đa (Thừa thiên-Huế) 45,9 207 1,53* 204 Trịnh Xá (Hà Nam) 39,5 243 1 233 Lớp thế hệ kết hôn *** * Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 11 Đặc điểm gia đình và cá nhân Tỉ lệ sống cùng trên 3 năm Các yếu tố tác động Tỉ lệ N Tỉ số chênh N 1948-1975 62,2 127 1,99* 124 1976-1985 43,4 265 1,04 253 1986-1995 39,7 315 0,93 304 1996-2007 40,7 113 1 107 Tuổi kết hôn lần đầu chồng 13-19 47,7 132 1,14 128 20-22 43,0 256 1,03 248 23-25 45,1 244 1,19 237 26-44 43,3 180 1 175 Học vấn người chồng Mù chữ+Tiểu học 43,2 213 0,67 201 Trung học cơ sở 43,3 441 0,73 428 THPT+CĐ+ĐH 49,1 165 1 159 Học vấn người vợ Mù chữ+Tiểu học 46,2 303 1,15 290 Trung học cơ sở 44,4 446 1,4 429 THPT+CĐ+ĐH 38,6 70 1 69 Mức sống gia đình chồng khi KH Nghèo 46,8 459 1,51 442 Trung bình 42,3 298 1,17 285 Khá 38,1 63 1 61 Số anh chị em bên chồng *** *** 1-4 54,9 273 2,31*** 265 5-7 39,8 379 1,24 364 8 trở lên 38,1 168 1 159 Người chồng có phải con cả Không phảI con cả 43,9 583 1,24 559 Con cả 46,0 237 1 229 Quyền quyết định hôn nhân * Bố mẹ quyết định 50,2 201 1,27 191 Con cáI quyết định 42,6 619 1 597 Khu vực làm việc hai vợ chồng ** Cả hai không làm NNước 42,8 685 0.77 679 ít nhất một làm NN 57,5 113 1 109 Việc làm của vợ khi KH Nông nghiệp, LTS 44,3 684 1,14 666 Phi NN, LTS 45,6 136 1 122 Việc làm của chồng khi KH * Nông nghiệp, LTS 41,9 573 0.71 563 Phi NN, LTS 50,6 247 1 225 Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 12 Ghi chú: Chọn những người kết hôn lần đầu, tuổi 25 trở lên, kết hôn từ 1948 trở lại đây, sống cùng bố mẹ chồng và tính đến thời điểm điều tra đã kết hôn được từ 3 năm trở lên. Mức ý nghĩa thống kê: * p<0,05 ** p<0,01 *** p<0,001 Tỷ lệ “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm” giảm tương đối đột ngột đối với những người kết hôn sau năm 1975 và ổn định qua các lớp thế hệ kết hôn sau đó. Không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm phân theo tuổi kết hôn, học vấn người chồng, việc làm của người vợ, việc làm của người chồng, khu vực làm việc của hai vợ chồng, người chồng là con cả về tỉ lệ “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm”. Với các chỉ báo khác như học vấn người vợ, mức sống gia đình chồng khi kết hôn, số anh chị em bên chồng, quyền quyết định hôn nhân, sự khác biệt giữa các phân nhóm về tỷ lệ “sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm” thể hiện rõ rệt hơn. Chẳng hạn, những người vợ có học vấn từ trung học phổ thông trở lên có tỷ lệ sống cùng gia đình chồng trên 3 năm ít hơn các nhóm học vấn còn lại khoảng 6 đến 8 điểm phần trăm; nhóm có mức sống gia đình chồng khi kết hôn thuộc loại khá có tỷ lệ sống cùng trên 3 năm ít hơn các nhóm mức sống khác từ 4 đến 8 điểm phần trăm. Những người có số anh chị em bên chồng từ 8 trở lên có tỷ lệ sống cùng trên 3 năm ít hơn khoảng 17 điểm phần trăm so với những người có số anh chị em bên chồng từ 1 đến 4 người. Kết quả phân tích đa biến (xem Bảng 2) cho thấy, nhìn chung, có xu hướng giảm nhanh tỉ lệ sống chung với nhà chồng với thời gian lâu hơn 3 năm đối với các cặp kết hôn sau năm 1975, nhưng rồi xu hướng giảm chậm lại, sau đó tăng lên chút ít trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ cao những người sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm trong thời kỳ 1948- 1975 có thể do tác động của yếu tố chiến tranh, khi nam giới ra mặt trận, phụ nữ thường đảm nhiệm chăm sóc gia đình chồng. Xu hướng đông anh chị em hơn của người chồng vào thời điểm kết hôn trong những năm gần đây do kết quả của giảm tỉ lệ tử vong, cũng như xu hướng kết hôn muộn là những yếu tố cơ bản lý giải cho sự rút ngắn thời gian sống chung với nhà chồng ở các lớp thế hệ kết hôn gần đây. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các lớp thế hệ kết hôn sau năm 1975 là không đáng kể. Số anh chị em bên chồng là một yếu tố rất quan trọng quyết định khả năng sống lâu hơn 3 năm với gia đình bên chồng. Những người càng có nhiều anh chị em thì khả năng rời gia đình bố mẹ sớm càng cao hơn. Cụ thể, những người có 1-4 anh chị em thì xác suất sống cùng gia đình bố mẹ trên 3 năm cao hơn 2,31 lần so với những người có từ 8 anh chị em trở lên. Điều này rất phù hợp với sự lý giải của người dân ở các điểm được khảo sát khi cho rằng nên sống riêng để đỡ phức tạp và được tự do. Việc có nhiều anh chị em sống cùng trong gia đình và các mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu, chị dâu-em chồng (“giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng”) thường làm cho quan hệ gia đình phức tạp thêm, vì vậy sống riêng là giải pháp được nhiều người chờ đợi. Các yếu tố khác dường như không có tác động đáng kể đến khả năng sống cùng bố mẹ chồng lâu hơn 3 năm. Điểm lưu ý là trong khi khá nhiều yếu tố quan trọng đã được xem xét không cho thấy mối quan hệ mạnh với khả năng sống cùng bố mẹ chồng lâu hơn Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 13 3 năm thì sự khác biệt giữa các địa bàn là rất đáng kể. Những cặp vợ chồng ở Cát Thịnh, Phước Thạnh, Phú Đa có xác suất sống cùng gia đình nhà chồng trên 3 năm cao hơn khoảng 1,5 lần so với các cặp vợ chồng ở Trịnh Xá. Điều đó cho thấy có thể vẫn còn những yếu tố khác có thể tác động mạnh đến khả năng sống chung với gia đình chồng lâu hơn 3 năm nhưng bị che lấp bởi đặc điểm địa bàn mà chúng tôi chưa tách ra được. V. Một vài nhận xét Sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn là mô hình sắp xếp nơi ở phổ biến nhất của dân cư tại 4 địa phương được khảo sát trong hơn nửa thế kỷ qua. Tính trung bình có khoảng 80 phần trăm người được hỏi, cả nam và nữ, đã từng sống chung với cha mẹ chồng sau khi xây dựng gia đình. Kết hôn muộn; có ít nhất một trong hai vợ chồng làm cho nhà nước; và nghề nghiệp của vợ là phi nông nghiệp là những yếu tố quan trọng nhất làm giảm khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn. Mặc dù có sự duy trì khuôn mẫu sống chung với nhà chồng, độ dài của thời gian sống chung ngày càng rút ngắn hơn. Những yếu tố chủ yếu quyết định việc rút ngắn độ dài thời gian sống chung là: lớp thế hệ kết hôn với việc giảm đáng kể tỷ lệ người sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn hơn 3 năm của những người kết hôn sau năm 1975 so với những người kết hôn trong giai đoạn 1948-1975; người chồng có nhiều anh chị em. Nói cách khác, các yếu tố đô thị hóa và công nghiệp hóa dường như chưa đủ sức tạo nên những biến đổi mang tính cấu trúc về sự sắp xếp nơi ở trong xã hội Việt Nam: sống chung với gia đình nhà chồng sau khi kết hôn vẫn là một chuẩn mực phổ biến. Kết quả phân tích nêu trên khá tương đồng với những phát hiện ở đồng bằng Bắc Bộ và một số khu vực láng giềng về khuôn mẫu sống chung với gia đình nhà chồng (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000; Lavely và Ren 1992; Weinstein và đồng nghiệp 1994; Freedman và đồng nghiệp 1994). Sự tồn tại cả hai xu hướng nêu trên phản ánh những nhu cầu khác nhau từ phía cha mẹ và các cặp vợ chồng trẻ về việc sống chung với gia đình nhà chồng. ẩn chứa đằng sau hai xu hướng đó là những lô gích xã hội như sự hỗ trợ của cha mẹ đối với cặp vợ chồng trẻ về mặt kinh tế trong buổi đầu xây dựng gia đình riêng và việc giúp chăm sóc con cái khi còn nhỏ, cũng như mong muốn của cặp vợ chồng trẻ được nhanh chóng tách ra để phát triển kinh tế gia đình và có cuộc sống tự do, được tự quyết theo ý mình. Khả năng kinh tế của đôi vợ chồng mới trong việc tạo dựng một căn hộ độc lập và những yếu tố lực đẩy từ phía gia đình cha mẹ như diện tích chật hẹp, mối quan hệ phức tạp giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là khi nhu cầu cá nhân ngày càng được đề cao trong nền kinh tế thị trường, sẽ có tác động mạnh đến việc giảm thời gian sống chung với gia đình bố mẹ. Mô hình tổ chức nơi ở của gia đình tại bốn địa bàn khảo sát không khác với mô hình nơi ở “Ba thế hệ không đầy đủ theo đằng bố” ở đồng bằng sông Hồng. Thông thường, sau khi tất cả con cái đã lấy vợ, lấy chồng, chỉ một người con trai ở lại cùng sống với cha mẹ để tiện bề chăm sóc cha mẹ khi tuổi già. Đại bộ phận người dân vẫn mong muốn sẽ có con để con chăm sóc khi tuổi già và muốn sống với con trai khi tuổi già. Sống chung với gia đỡnh chồng sau khi kết hụn ở... Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 14 Những giả thuyết rút ra từ phân tích của Dixon (1971) về tác động của các yếu tố liên quan đến khả năng có thể và tính khả thi trong việc tổ chức gia đình được ủng hộ bởi các bằng chứng thực nghiệm ở bốn địa bàn khảo sát, mặc dù các biến số đo lường chưa thật sự hoàn thiện. Trong cuộc khảo sát này chưa có thông tin để xây dựng biến số chính xác về khả năng kinh tế của cặp vợ chồng mới, nhưng việc sử dụng biến số ”tuổi kết hôn” như gợi ý từ nghiên cứu khác (Lavely và Ren 1992) có thể góp phần kiểm chứng các giả thuyết trên. Ngoài ra, việc có ít nhất một trong hai vợ chồng làm cho nhà nước và nghề nghiệp của vợ là phi nông nghiệp là những yếu tố rất quan trọng làm giảm khả năng sống chung với nhà chồng sau khi kết hôn vì các yếu tố này thường gắn với việc có điều kiện kinh tế cá nhân cao hơn trong điều kiện ở Việt Nam. Yếu tố nghề nghiệp phi nông nghiệp và làm việc trong khu vực nhà nước còn tạo khả năng xa cách về không gian giữa nơi ở của bố mẹ và nơi ở của con cái. Những phát hiện này phù hợp với kết quả một số nghiên cứu khác ở Việt Nam và Trung Quốc (Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000; Goodkind 1997; Lavely và Ren 1992). Khuôn mẫu sống chung với cha mẹ chồng sau khi kết hôn ở nông thôn Việt Nam không phải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền thống mà nó còn là sản phẩm của những quyết định duy lý hiện đại. Khuôn mẫu sắp xếp nơi ở đó tỏ ra phù hợp với thực tế vì đó là nguồn đời sống tình cảm và nguồn hỗ trợ kinh tế cho cả các bậc cha mẹ và những người con mới xây dựng gia đình. Vì vậy, việc sống chung với gia đình nhà chồng sẽ còn tồn tại lâu dài ở nông thôn Việt Nam. Sự bền chặt của phong tục “luân chuyển nơi ở sau khi kết hôn” ở nông thôn sẽ tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của xã hội cho phép những người trẻ tuổi sớm đủ điều kiện tách ra xây dựng hộ gia đình độc lập và mức độ bảo đảm hệ thống an sinh xã hội đối với người già có thể giúp con cái lo chu toàn việc chăm sóc cha mẹ mà không cần sống chung. Tài liệu trích dẫn 1. Barbieri, Magali and Vu Tuan Huy. 1995. Impacts of Socio-economic Changes on Vietnamese Family: A Case Study in Thaibinh Province. Paper presented in the Workshop “Family, Economic Change, and Fertility” in Hanoi, Vietnam, November 1995. 2. Dixon, Ruth 1971. Explaining Cross-cultural Variation in Age at Marriage and Proportions never Marrying. Population Studies, Vol. 25, No. 2. Pp. 215-234. 3. Freedman, Ronald; Arland Thornton; and Li-Shou Yang 1994. Determinants of Co- residence in Extended Households. Trong Thornton, Arland and Hui-Sheng Lin (eds): Social Change and The Family in Taiwan. The University of Chicago Press. Pp. 335- 358. 4. Goode, William J. 1982. The Family. Second edition. Prentice-hall Foundations of Modern Sociology Series. 5. Goodkind, Daniel 1997. Post-marital Residence Patterns Amidst Socialist Transformation in a Northern Province of Vietnam, 1948-1993. Paper presented at the Annual Meeting of the Association for Asian Studies, Chicago. 1997. 6. Kim, Nam-Il; Soon Choi; and Insook Han Park 1994. Rural Family and Community Life in South Korea: Changes in Family Attitudes and Living Arrangements for the Nguyễn Hữu Minh Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 15 Elderly. Trong Cho, Lee-Jay and Yada, Moto (eds). Tradition and Change in the Asian Family. Pp. 273-317. East-West Center, Honolulu. 7. Lavely, William and Ren Xinhua 1992. Patrilocality and Early Marital Co-residence in Rural China, 1955-1985. The China Quarterly, No. 130, June. Pp. 378-391. 8. Lee, Gary R. 1987. Comparative Perspectives. In Sussman, Marvin B. and Suzanne K. Steinmetz (eds): Handbook of Marriage and the Family. New York: Plenum Press. Pp. 59-80. 9. Mai Huy Bích 2000. Nơi cư trú sau hôn nhân ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Xã hội học, Số 4 (72). Hà Nội. Trang 33-42. 10. Martin, Linda G. và Noriko O. Tsuya 1994. Middle-Aged Japanese and Their Parents: Coresidence and Contact. Trong Cho, Lee-Jay and Yada, Moto (eds). Tradition and Change in the Asian Family. Pp. 153-178. East-West Center, Honolulu. 11. Nguyễn Hữu Minh và Hirschman 2000. Mô hình sống chung với gia đình chồng sau khi kết hôn ở đồng bằng Bắc Bộ và các nhân tố tác động. Tạp chí Xã hội học, số 1 (69). Hà Nội. Trang 41-54.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso4_2009_nguyenhuuminh_8985.pdf