Tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển: Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
Cục Môi trường, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
Đề án "Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam" do Uỷ ban Châu Âu tài trợ
sổ tay hướng dẫn
đánh giá tác động môi trường
CHUNG Các dự án phát triển
THáNG 1 2000
Biên tập: Lê Đức An
Lê Thạc Cán
Luc Hens
Nguyễn Ngọc Sinh
Viện Địa lý Bộ môn Sinh thái
Nhân văn (VUB)
Cục Môi Trường
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
Mục lục
Lời giới thiệu của chủ tịch, Hội đồng Cố vấn Đề án .............................................................................. i
Danh sách tác giả và ban biên tập...................................................................................................iii
Danh sách cán bộ đọc và góp ý kiến bằng văn bản ......................................
147 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia
Cục Môi trường, Bộ khoa học, công nghệ và môi trường
Đề án "Xây dựng Năng lực Quản lý Môi trường ở Việt Nam" do Uỷ ban Châu Âu tài trợ
sổ tay hướng dẫn
đánh giá tác động môi trường
CHUNG Các dự án phát triển
THáNG 1 2000
Biên tập: Lê Đức An
Lê Thạc Cán
Luc Hens
Nguyễn Ngọc Sinh
Viện Địa lý Bộ môn Sinh thái
Nhân văn (VUB)
Cục Môi Trường
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
Mục lục
Lời giới thiệu của chủ tịch, Hội đồng Cố vấn Đề án .............................................................................. i
Danh sách tác giả và ban biên tập...................................................................................................iii
Danh sách cán bộ đọc và góp ý kiến bằng văn bản ........................................................................ iv
Danh mục các từ và cụm từ viết tắt.................................................................................................. v
Phần một: Mở đầu ..................................................................................................................................... 1
I. Những vấn đề chung về đánh giá tác động môi trường................................................................1
I.1 Nội dung cơ bản của đánh giá tác động môi trường.................................................................. 1
I.2. Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá
tác động môi trường......................................................................................................................... 5
I.3. Những hạn chế hiện nay và phương hướng hoàn thiện công tác đánh giá tác động môi trường7
I. 4. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung ở Việt Nam ........................ 9
Phần Hai: Xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường .......................................................... 15
II. Sàng lọc dự án...........................................................................................................................15
II.1. Mục đích của sàng lọc dự án ................................................................................................. 15
II.2. Nội dung của bước sàng lọc dự án ........................................................................................ 16
II.3. Các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm sàng lọc dự án và thời điểm thực hiện sàng lọc
dự án .............................................................................................................................................. 18
III. Xác định phạm vi Đánh giá tác động môi trường - lập đề cương Đánh giá tác động môi
trường chi tiết................................................................................................................................. 20
III.1. Mục tiêu của bước xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường.................................... 20
III.2. Nội dung của bước xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường................................... 20
III.3. Các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường .24
IV. Đánh giá Tác Động Môi Trường chi tiết ................................................................................. 26
IV.1. Nội dung đánh giá tác động môi trường chi tiết ................................................................... 26
IV.2. Nhận dạng các tác động ....................................................................................................... 27
IV.3. Phân tích và đánh giá tác động môi trường.......................................................................... 32
IV.4. Dự báo quy mô và cường độ tác động .................................................................................. 33
IV.5. Đánh giá ý nghĩa của tác động ............................................................................................. 36
IV.6. Giảm thiểu và quản lý các tác động...................................................................................... 38
IV.7. Chuẩn bị báo cáo đánh giá tác động môi trường ................................................................. 39
IV.8. Các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết .. 40
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
Phần ba: Thẩm định Đánh giá tác động môi trường .......................................................................... 42
V. Thẩm định báo cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường.............................................................. 42
V.1. Quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường............................................................... 42
V.2. Cơ quan có trách nhiệm thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường......................... 43
VI. Giám sát (monitoring) các tác động môi trường ..................................................................... 45
VI.1. Các kiểu giám sát ................................................................................................................. 45
VI.2. Nguyên tắc và yêu cầu giám sát ........................................................................................... 45
VI.3. Tổ chức và báo cáo giám sát ................................................................................................ 45
VI.4. Cơ quan có trách nhiệm giám sát môi trường ...................................................................... 46
Phụ lục I.1. Một số thuật ngữ môi trường............................................................................................... 47
Phụ lục I.2. các kiểu tác động được tổng hợp trong đánh giátác động môi trường .................... 53
Phụ lục I.3. Kết hợp các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển ........................................... 58
Phụ lục I.4. Nghị định số 175-CP ngày 18-10-1994 của chính phủ về hướng dẫn thi hành
luật bảo vệ môi trường ............................................................................................................................ 60
Phụ lục I.5. Thông tư của bộ khoa học công nghệ và môi trường số 490/1998/tt-bkhcnmt ngày
29 tháng tư năm 1998 hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với các dự án đầu tư......................................................................................................................... 83
Phụ lục II.1. Danh mục các dự án sàng lọc của Uỷ ban Châu Âu (DGIB, 1997) ............................. 93
Phụ lục II.2. Sàng lọc môi trường theo quy định thực hiện của ngân hàng thế giới, 1991 (od 4.00)98
Phụ lục III.1. Mẫu nội dung (TOR) đánh giá tác động môi trường sơ bộ của Uỷ ban Châu Âu
(DGIB, 1997) ............................................................................................................................................. 100
Phụ lục III.2. Danh mục kiểm tra dùng cho đánh giá tác động môi trường sơ bộ các dự án dùng
thuốc bảo về thực vật và phân bón (Hướng dẫn đào tạo nguồn ĐGTĐMT, Unep, 1996).......... 101
Phụ lục III.3. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo đánh giá môi trường sơ bộ của Malaixia,
(chính phủ Malaixia, 1987) .................................................................................................................... 102
Phụ lục III.4. Mẫu nội dung (ToR) ĐGTĐMT chi tiết của Uỷ ban Châu Âu (DGIB, 1997)................. 104
Phụ lục III.5. Nội dung đánh giá môi trường của các dự án viện trợ phát triển của Hội đồng giúp
đỡ phát triển thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD / DAC, 1994) ......................... 107
Phụ lục IV.1. Ma trận đánh giá vị trí xây dựng
(Hướng dẫn đào tạo nguồn đánh giá tác động môi trường, Unep,1996) ..................................... 113
Phụ lục IV.2. Ma trận đánh giá đối với Khai khoáng
(Hướng dẫn đào tạo nguồn đánh giá tác động môi trường, Unep,1996) ..................................... 114
Phụ luc IV.3. Giảm thiểu đối với các xây dựng các khu nhà lớn
(sách nguồn đánh giá tác động môi trường, ngân hàng thế giới, 1991) ...................................... 115
Phụ lục IV.4. Giảm thiểu đối với các dự án xây dựng đường giao thông và đường cao tốc
(sách nguồn đánh giá tác động môi trường, ngân hàng thế giới, 1991) ...................................... 118
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
Phụ lục IV.5. chuẩn bị Kế hoạch quản lý tác động
(hướng dẫn đào tạo nguồn đánh giá tác động môi trường, unep,1996) ..................................... 120
Phụ lục IV.6. Hướng dẫn chuẩn bị báo cáo đánh giá chi tiết của Malaxia
(chính phủ malaxia, 1987) ..................................................................................................................... 122
Phụ lục IV.7. nội dung của báo cáo đánh giá môi trường cấp dự án theo quy định thực hiện
của ngân hàng thế giới, 1991 (Od 4.00) ............................................................................................. 124
Phụ lục V. Danh mục kiểm tra dùng để đánh giá thông tin (báo cáo) môi trường
(Uỷ ban châu âu, 1994) ......................................................................................................................... 126
Tài liệu tham khảo chính .............................................................................................................137
Các tài liệu tham khảo khác.........................................................................................................137
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
i
Lời giới thiệu của chủ tịch, Hội đồng Cố vấn Đề án
Bối cảnh soạn thảo Sổ tay hướng dẫn. Cuốn sổ tay hướng dẫn được soạn trong khuôn khổ Đề án
"Xây dựng năng lực quản lý môi trường ở Việt Nam" (VNM/B7-6200/IB/96/05) do ủy ban châu
Âu tài trợ. Đề án hợp tác quốc tế này do Viện Địa lý (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Quốc gia), Khoa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên Hà nội) và Bộ môn Sinh thái
Nhân văn (Đại học Tự do Bruxel (VUB), Bỉ) cùng thực hiện.
Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường (LBVMT) của nước ta được Quốc hội
thông qua. LBVMT bắt buộc các dự án phát triển quan trọng của Việt Nam phải tiến hành đánh
giá tác động môi trường (ĐGTĐMT). Sau khi LBVMT được phê chuẩn, nhiều Nghị định, Thông
tư của Chính phủ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được ban hành nhằm hướng dẫn
thực hiện công tác ĐGTĐMT. Để thực hiện tốt hơn công tác ĐGTĐMT, cùng với những văn bản
pháp lý cần có thêm những hướng dẫn kỹ thuật. Hướng dẫn ĐGTĐMT có nhiệm vụ cung cấp các
công cụ kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và trợ giúp cho công tác lập và thẩm định báo cáo
ĐGTĐMT. Như vậy, việc xuất bản một cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung, nhằm thống
nhất các yêu cầu pháp lý về ĐGTĐMT với việc triển khai chi tiết các bước của quy trình
ĐGTĐMT một cách dễ dàng, là rất cần thiết.
Mục đích của Sổ tay hướng dẫn. ĐGTĐMT là một công cụ dùng để phòng ngừa và kiểm soát các
tác động môi trường do việc phát triển kinh tế-x∙ hội tạo ra. Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung
được soạn với mục đích góp phần chi tiết hóa công tác ĐGTĐMT ở Việt Nam. Cuốn Sổ tay
hướng dẫn được soạn làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân tham gia vào quá trình
ĐGTĐMT ở Việt Nam, cho chủ đầu tư và chủ dự án; những người thực hiện ĐGTĐMT ở các
viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức x∙ hội và phi chính phủ; các cán bộ và cơ quan quản
lý môi trường cấp trung ương và địa phương. Cuốn Sổ tay hướng dẫn cố gắng soạn thảo sao cho
các cơ quan và cá nhân tham gia vào hệ thống đánh giá tác động môi trường hiểu được vai trò và
trách nhiệm của mình, các quy định pháp lý được diễn giải một cách đúng đắn và khoa học.
Đồng thời Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung có thể cung cấp khung chung cho việc soạn thảo
các hướng dẫn chuyên ngành sau này.
Quá trình biên soạn Sổ tay hướng dẫn. Hai nguyên tắc chỉ đạo được sử dụng để soạn Sổ tay
hướng dẫn. Thứ nhất, Sổ tay hướng dẫn phải phù hợp với cơ sở pháp luật, thể chế và trình độ
hiểu biết hiện hành về môi trường ở Việt Nam. Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả của công tác ĐGTĐMT ở Việt Nam, từng bước hội nhập với xu thế của Khu vực và Thế giới
về ĐGTĐMT.
Bản dự thảo Sổ tay hướng dẫn đ∙ được soạn trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ĐGTĐMT ở Việt
Nam kết hợp với tham khảo các kinh nghiệm về ĐGTĐMT của các Tổ chức Quốc tế và các nước
trong khu vực Đông Nam á và Thế giới. Một cuộc Hội thảo khoa học đ∙ được tổ chức (9/1998)
phối hợp với Cục Môi trường để xin ý kiến góp ý cho bản dự thảo Sổ tay hướng dẫn với sự tham
gia của trên 80 nhà khoa học quan tâm đến ĐGTĐMT từ các Viện Nghiên cứu, Các trường Đại
học và các nhà quản lý của các Cơ quan Quản lý Môi trường Trung ương và Địa phương. Bên
cạnh các góp ý trực tiếp tại Hội thảo, 19 bản góp ý bằng văn bản đ∙ được gửi cho các tác giả
trước khi hội thảo được tổ chức. Hội đồng Cố vấn của Đề án đ∙ tổ chức chỉ đạo sát sao việc biên
soạn và sửa chữa nhiều lần bản thảo để có cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung hôm nay.
Cuốn Sổ tay hướng dẫn này được tổ chức trong bốn phần: mở đầu; xây dựng báo cáo ĐGTĐMT;
thẩm định ĐGTĐMT và phụ lục. Phần Sổ tay hướng dẫn gồm 52 trang và phần phụ lục 90 trang.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
ii
Giới hạn của Sổ tay hướng dẫn. Sổ tay hướng dẫn soạn cho nhiều đối tượng lại rất ngắn gọn cho
nên chỉ có thể trình bày vừa đủ các vấn đề liên quan đến ĐGTĐMT, không thể trình bày một
cách thật chi tiết được. Muốn công cụ đánh giá tác động môi trường góp phần đắc lực vào việc
phòng ngừa và giảm thiểu các tác động bất lợi, phát huy cao độ các tác động tích cực của các
hoạt động phát triển cần thiết phải có những tài liệu 1) các văn bản pháp lý (Luật, Nghị định,
Thông tư...); 2) các hướng dẫn (Hướng dẫn chung, Hướng dẫn chuyên ngành,...) và 3) tài liệu
khoa học chuyên sâu. Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung chỉ là một trong tổng thể nhiều tài liệu
về ĐGTĐMT, để có thể xây dựng được một báo cáo ĐGTĐMT có chất lượng cao thì tham khảo
Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung vẫn chưa đủ, cần thiết phải tham khảo thêm nhiều tài liệu
chuyên sâu khác.
Do công tác ĐGTĐMT của nước ta còn non trẻ, nhiều vấn đề cần được bổ sung và hoàn thiện kể
cả các văn bản pháp lý, để có đủ thông tin cho các nhà hoạch định chính sách tham khảo tiến tới
hoàn thiện công cụ ĐGTĐMT trong tương lai, Sổ tay hướng dẫn đ∙ đưa vào phần phụ lục nhiều
văn bản của các Tổ chức Quốc tế và các nước trong Khu vực Đông Nam á. Việc ít dẫn tài liệu
cụ thể của Việt Nam cũng là một hạn chế của cuốn Sổ tay hướng dẫn.
Lời cám ơn. Trước hết, thay mặt Hội đồng Cố vấn Đề án, tôi xin chân thành cám ơn và chúc
mừng tập thể tác giả, Ban biên tập đ∙ soạn thảo, biên tập cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT
chung và xuất bản góp phần khiêm tốn của Đề án "Xây dựng năng lực quản lý môi trường ở Việt
Nam" vào sự nghiệp bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Chất lượng của cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung được hoàn thiện nhờ vào các ý kiến
đóng góp qúy báu của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương
thông qua các Hội thảo Khoa học do Đề án tổ chức. Nhân dịp này tôi rất vinh dự được bày tỏ lời
cám ơn đến các nhà khoa học và quản lý môi trường về sự quan tâm và giúp đỡ đó.
ủy ban châu Âu đ∙ tài trợ để Đề án có thể hoàn thành các nhiệm vụ đề ra. Thay mặt Hội đồng
Cố vấn Đề án tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ qúy báu và có hiệu quả của ủy ban châu Âu
và Phái đoàn châu Âu tại Hà Nội.
Cuối cùng, mặc dầu Đề án đ∙ có rất nhiều cố gắng song cũng không thể nào tránh khỏi những
sai sót cần phải sửa chữa và bổ sung, tôi xin cám ơn trước các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho
cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung.
PGS. Phạm Huy Tiến
Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Đề án
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
iii
Danh sách tác giả và ban biên tập
Danh sách tác giả
1. PTS. Trần Văn ý, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
2. Ông Eddy Nierynck, Bộ môn Sinh thái Nhân văn, Đại học Tự do Bruxel, Bỉ
3. PGS. Trương Quang Hải, Khoa Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
4. PTS. Trần Tý, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
5. Th.S. Chu Thị Sàng, Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Với sự tham gia của
1. KS. Lê Trịnh Hải, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
2. Th. S. Lê Thu Hiền, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
3. KS. Nguyễn Đức Hiển, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
4. KS. Uông Đình Khanh, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
5. Th.S. Nguyễn Hạnh Quyên, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia
6. Th.S. Nguyễn Thị Băng Thanh, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ
Quốc gia
7. KS. Cao Hải Thanh, Viện Địa Lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
8. Th.S. Lưu Thị Thao, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
Ban biên tập
1. GS. Lê Đức An, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
2. GS. Lê Thạc Cán, Trung tâm Môi trường và Phát triển Bền vững Việt Nam
3. GS. Luc Hens, Bộ môn Sinh thái Nhân văn, Đại học Tự do Bruxel, Bỉ
4. TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Cục trưởng Cục Môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
iv
Danh sách cán bộ đọc và góp ý kiến bằng văn bản
1. GS. Lê Quý An, Chủ tịch Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam
2. GS. Lê Thạc Cán, Giám đốc Trung tâm Môi trường và Phát triển Bền vững
3. PGS. Đặng Kim Chi, Phó giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ Môi trường, Đại học
Bách Khoa Hà Nội
4. PTS. Hoàng Xuân Cơ, Phó chủ nhiệm Khoa Môi trường, Đại học Đại học Tự nhiên Hà Nội
5. GS. Phạm Ngọc Đăng, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu Công
nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội.
6. KS. Nguyễn Vinh Hà, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc
Hội
7. PTS. Lê Minh Hồng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng Quốc Hội
8. GS. Nguyễn Thượng Hùng, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia
9. PGS. Phan Thu Hương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục và Môi trường, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư
10. PTS. Nguyễn Ngọc Khánh, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia
11. PGS. Lê Trần Lâm, Phó giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thành phố Hà
Nội
12. PGS. Nguyễn Quang Mỹ, Chủ nhiệm Khoa Địa lý, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
13. Th.S. Trần Văn Phương, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Y tế
14. KS. Nguyễn Quốc Quyền, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ xây dựng
15. Trần Văn Quỳnh, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Thuỷ sản
16. Nguyễn Văn Siêm, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải
17. PTS. Nguyễn Xuân Tặng, Viện Vật liệu, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc
gia
18. GS. Đặng Trung Thuận, Khoa Địa chất, Đại học Đại học Tự nhiên Hà Nội
19. PTS. Hoàng Ngọc Tuấn, Phó giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thành phố
Hải Phòng
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
v
Danh mục các từ và cụm từ viết tắt
ĐGTĐMT Đánh giá tác động môi trường
ĐGTĐSK Đánh giá tác động sức khoẻ
ĐGTĐGT Đánh giá tác động giới tính
ĐGTĐXH Đánh giá tác động x∙ hội
ĐGTĐTD Đánh giá tác động tích dồn
ĐGMTCL Đánh giá môi trường chiến lược
KTSKSB Kiểm tra sức khoẻ sơ bộ
KHCN&MT Khoa học, Công nghệ và Môi trường
TCTTQT Tổ chức tài trợ quốc tế
EIA Environmental Impact Assessment
Đánh giá tác động môi trường
EC European Commission
Uỷ ban Châu Âu
EU European Union
Liên hiệp Châu Âu
GIS Geographical Information System
Hệ thông tin địa lý
DGIB Directorate General I B
Tổng cục 1B: Hợp tác Nam Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Mỹ La Tinh, Nam
và Đông Nam á, Hợp tác Bắc Nam
UNEP United Nations Environment Programme
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
WB World Bank
Ngân hàng Thế giới
ADB Asian Development Bank
Ngân hàng Phát triển Châu á
TP Thành phố
UK United Kingdom
Vương Quốc Anh
TOR Term of References
Đề cương
IUCN International Union for the Conservation of Nature
Hiệp hội quốc tế bảo tồn thiên nhiên
KHTN&CNQG Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia
HTTĐL Hệ thông tin địa lý
IEE Initial Environmental Examination
Kiểm tra môi trường sơ bộ
UBND Uỷ ban Nhân dân
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
1
Phần một: mở đầu
I. những vấn đề chung về đánh giá tác động môi trường
I.1 Nội dung cơ bản của đánh giá tác động môi trường
I.1.1 Định nghĩa về Đánh giá tác động môi trường
Mục đích của việc Đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) là đánh giá các tác động của các
hoạt động phát triển đến môi trường và x∙ hội (tích cực và tiêu cực). ĐGTĐMT được tiến hành
trước khi ra quyết định về dự án (tại nhiều nước trên thế giới đây là điều bắt buộc). Việc đánh giá
có liên quan đến các mục tiêu kinh tế của dự án nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn.
ĐGTĐMT nhằm đảm bảo rằng các hoạt động phát triển đều có cơ sở môi trường và bền vững.
ĐGTĐMT là một quá trình nghiên cứu nhằm nhận dạng, dự báo và phân tích những tác động
môi trường có ý nghĩa quan trọng của một dự án và cung cấp thông tin cần thiết để nâng cao
chất lượng của việc ra quyết định. ĐGTĐMT được sử dụng để phòng ngừa và làm giảm thiểu
những tác động tiêu cực, phát huy các tác động tích cực và đồng thời hỗ trợ cho việc sử dụng hợp
lý tiềm năng tài nguyên và qua đó làm tăng tối đa lợi ích của các dự án phát triển kinh tế-x∙ hội
góp phần vào phát triển bền vững của một quốc gia.
I.1. 2. Vai trò và lợi ích của ĐGTĐMT
Các dự án phát triển, ngoài việc mang lại các lợi ích kinh tế cho x∙ hội, còn gây ra những tác
động tiêu cực cho con người và tài nguyên thiên nhiên. Nhiều nước trong quá trình phát triển
thường quan tâm đến những lợi ích kinh tế trước mắt, vì thế trong quá trình lập kế hoạch phát
triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đến một cách đúng mức. Sự yếu kém của
việc lập kế hoạch phát triển đ∙ gây ra các tác động tiêu cực cho chính các hoạt động này của các
nước. Việc đầu tiên của công tác bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch thực hiện một
dự án là triển khai ĐGTĐMT. Vì vậy, cho đến nay hầu hết các nước đ∙ thực hiện ĐGTĐMT để
ngăn ngừa và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy các kết quả tích cực về môi trường và
x∙ hội của các dự án phát triển.
Sự tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển đ∙ góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
mức sống của nhân dân. Nếu có một kế hoạch phát triển hợp lý, thì sức ép của sự phát triển sau
này lên môi trường ngày càng ít hơn. Sự tăng trưởng kinh tế, nếu không được quản lý một cách
hợp lý có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực, sự bền vững của hệ sinh thái và thậm chí của cả
nền kinh tế có thể bị phá vỡ (hình 1).
Phát triển bền vững có mục đích gắn kết các nhu cầu về phát triển kinh tế x∙ hội và bảo vệ môi
trường để đạt được những mục tiêu sau:
1. Nâng cao mức sống của nhân dân trong một thời gian ngắn.
2. Đạt được lợi ích thực sự, đảm bảo sự cân bằng giữa con người, tự nhiên và các nguồn lợi kinh tế
không những cho thế hệ hôm nay mà cả cho các thế hệ mai sau.
Đối với các nước Đông Nam á, trong đó có Việt Nam, hai đặc điểm chính quyết định sự phát
triển bền vững là:
1. Có hầu hết các hệ sinh thái năng suất cao và các vùng sinh thái nhậy cảm của thế giới, đó là rừng
nhiệt đới, rừng ngập mặn, hệ thống các đảo nhỏ và ám tiêu san hô v.v.
2. Sự yếu kém trong quá trình phát triển vẫn còn là trở ngại chủ yếu tiếp tục gây nên suy thoái môi
trường.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
2
Trong quá trình phát triển hiện nay, các vấn đề môi trường vẫn chưa được ưu tiên đúng mức.
Đông Nam á đang đứng trước những thách thức về phát triển. Nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo
thông qua phát triển có xem xét đầy đủ các vấn đề môi trường và x∙ hội là nhiệm vụ hết sức cấp
bách và quan trọng. Những vấn đề này bao gồm sự thoái hoá đất, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
các khu dân cư không đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường cho một cuộc sống bình thường
(nhà ở; vệ sinh và cấp nước; không khí, đất và nước bị ô nhiễm) và những vấn đề môi trường
quan trọng chung của toàn cầu như sự ấm lên của Trái đất, suy thoái tầng ozon, suy giảm đa
dạng sinh học. Sức ép về dân số, sự lạc hậu về kinh tế-x∙ hội đ∙ góp phần đưa môi trường đến
tình trạng hiện nay. Để khắc phục tình trạng nêu trên ĐGTĐMT cần được sử dụng như một công
cụ hữu hiệu để góp phần quản lý môi trường và phát triển bền vững.
Hình 1. Mối quan hệ giữa môi trường, sự nghèo đói và phát triển [2]
ĐGTĐMT có các lợi ích trực tiếp và gián tiếp. Đóng góp trực tiếp của ĐGTĐMT là mang lại
những lợi ích môi trường, như giúp chủ dự án hoàn thiện thiết kế hoặc thay đổi vị trí của dự án.
Đóng góp gián tiếp có thể là những lợi ích môi trường do dự án tạo ra, như việc xây dựng các đập
thuỷ điện kéo theo sự phát triển của một số ngành (du lịch, nuôi trồng hải sản). Triển khai quá
trình ĐGTĐMT càng sớm vào chu trình dự án, lợi ích của nó mang lại càng nhiều.
Nhìn chung, những lợi ích của ĐGTĐMT bao gồm:
• Hoàn thiện thiết kế và lựa chọn ví trí dự án
• Cung cấp thông tin chuẩn xác cho việc ra quyết định
• Tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát triển
• Đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và x∙ hội của nó
• Giảm bớt những thiệt hại môi trường
• Làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế và x∙ hội
• Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững.
Các vấn đề môi trường
• Ô nhiễm
• Thoái hoá đất
• Thay đổi khí hậu
Xoá đói, giảm nghèo
• Đáp ứng các nhu cầu tối thiểu
• (sức khoẻ/giáo dục/nhà ở)
• Đáp ứng việc làm
• Kiểm soát tất cả các nguồn tài nguyên
chung của x∙ hội một cách hợp lý
• Kiểm soát dân số
Lồng ghép môi trường vào phát triển
• ĐGTĐMT các dự án phát triển
• Công nghệ đối với phát triển
• Di dân giữa thành thị và nông thôn
• Đổi mới các vấn đề năng lượng
• Hợp tác quốc tế và khu vực
Sự nghèo đói
Nguyên nhân của
nghèo đói và thoái
hoá môi trường
Nguyên nhân của
nghèo đói và thoái
hoá môi trường
Sự phát triển
Phát triển bền vững
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
3
I.1.3 Chi phí cho ĐGTĐMT
Cần có kinh phí cho công tác ĐGTĐMT. Chi phí này có tính chất trước mắt, trong thời gian ngắn
và chủ yếu do chủ dự án chịu. Tuy nhiên, cần nhận rõ rằng chi phí đầu tư cho ĐGTĐMT sẽ tiết
kiệm kinh phí chung của việc thực hiện dự án và làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế thông qua
những lợi ích lâu dài và phổ biến của nó. Đó là việc ngăn ngừa những hiểm họa môi trường (nếu
không được ngăn ngừa x∙ hội phải khắc phục chúng trong các giai đoạn sau) và hướng tới sự
phát triển bền vững. Các họat động kinh tế của dự án được tăng cường (có lợi cả cho chủ dự án
và cho quốc gia), bởi vì các dự án được thiết kế tốt hơn và được phê duyệt kịp thời hơn.
I.1.4 Tính tổng hợp trong ĐGTĐMT
Tổng hợp các tác động môi trường, x∙ hội, sức khoẻ, kinh tế trong ĐGTĐMT. Trước đây,
ĐGTĐMT tập trung nghiên cứu các tác động đến môi trường tự nhiên, vật lý và sinh học là chủ
yếu, ví dụ như việc xem xét hậu quả của các hoạt động phát triển đến chất lượng nước và không
khí, hệ thực vật và động vật, khí hậu và hệ thống thuỷ văn. Hiện nay, các kiểu tác động khác như
các tác động đến môi trường kinh tế- x∙ hội, sức khoẻ cộng đồng, quan hệ giới ...được ưu tiên
phân tích và đánh giá giúp cho việc ra quyết định đầu đủ và toàn diện hơn. Những nỗ lực đó đ∙
thúc đẩy sự phát triển liên ngành của ĐGTĐMT về cả lý thuyết và thực hành. Thuật ngữ “Môi
trường” được hiểu là bao gồm cả môi trường x∙ hội. Phạm vi của ĐGTĐMT được mở rộng cho
nhiều kiểu tác động khác nhau. Vì vậy, Sổ tay hướng dẫn này không thể chỉ dẫn chi tiết cho tất
cả kiểu tác động trong ĐGTĐMT. Tuy nhiên, để có khái niệm chung về các tác động có liên
quan đến môi trường kinh tế x∙ hội, phụ lục I.2 giới thiệu ngắn gọn về các tác động kinh tế, x∙
hội, sức khoẻ, giới và sự liên kết chúng trong một ĐGTĐMT.
ĐGTĐMT được sử dụng liên kết cùng với các công cụ quản lý và các cách tiếp cận khác. Nội
dung của phát triển bền vững quyết định cách suy nghĩ và hành động để lựa chọn các phương án
phát triển sao cho có thể đáp ứng nhu cầu không những cho các thế hệ hiện tại mà còn cho cả các
thế hệ trong tương lai. Vấn đề quan trọng là hình thành được cơ chế, công cụ và tiếp cận thích
hợp để hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Để phát triển bền vững, không thể
chỉ sử dụng một công cụ quản lý môi trường mà phải sử dụng kết hợp nhiều công cụ và nhiều
cách tiếp cận khác nhau. ĐGTĐMT là một trong các công cụ đó. Trong tương lai ĐGTĐMT
được sử dụng kết hợp với các công cụ khác để đánh giá các dự án theo các tiêu chuẩn bền vững.
Ví dụ về các công cụ và kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển bền vững:
• Kiểm toán môi trường
• Công nghệ đánh giá
• Đánh giá chu trình sản xuất ra một sản phẩm
I.1.5 Kết hợp đánh giá tác động môi trường với quy hoạch phát triển - Đánh gíá môi trường
chiến lược (ĐGMTCL)
Nội dung của việc lập kế hoạch phát triển khác nhau về quy mô cuả l∙nh thổ (quốc gia, vùng
v.v.) và về kiểu loại (ngành hay tổng hợp), cho nên nội dung của việc cân nhắc các vấn đề môi
trường trong mỗi loại hình lập kế hoạch cũng phải được tiến hành một cách tương xứng. Trước
đây, ĐGTĐMT chỉ mới tiến hành cho cấp dự án. Hiện nay quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi
phải mở rộng ĐGTĐMT và sử dụng các công cụ khác bổ sung cho quy trình ĐGTĐMT. Trong
25 năm qua, ĐGTĐMT trở thành một quá trình đồng bộ và linh hoạt phục vụ cho việc lập quy
hoạch và quản lý dự án. Tuy nhiên, ĐGTĐMT chưa đóng vai trò xứng đáng trong việc làm giảm
bớt sự nghiêm trọng của các vấn đề môi trường khu vực và toàn cầu do nguyên nhân tăng trưởng
kinh tế của mỗi nước. Hiện nay, quy mô và tốc độ suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên
lớn hơn trong những năm 70, vì thế sự ra đời ĐGTĐMT cho các dự án, chỉ mới thể hiện một
phần trách nhiệm của x∙ hội đối với những vấn đề môi trường.
Hiện nay, ĐGTĐMT chỉ mới tập trung chủ yếu làm thế nào để một dự án ít gây tác động tiêu
cực đến môi trường nhất, trong khi đó các nhà hoạch định chính sách cần có một công cụ môi
trường ở cấp cao hơn cấp dự án (như quy hoạch phát triển ngành, l∙nh thổ v.v) để phục vụ cho
việc ra quyết định (các quyết định thường được đưa ra với những phân tích môi trường rất sơ
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
4
lược). Đánh giá môi trường chiến lược (ĐGMTCL) ra đời để bổ sung cho ĐGTĐMT cấp dự án,
đưa các vấn đề môi trường tương xứng vào quá trình ra quyết định cao hơn cấp dự án và được
xem như là một cách tiếp cận đầy triển vọng. ĐGMTCL là việc ứng dụng các nguyên tắc
ĐGTĐMT trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình và các cấp quy hoạch phát
triển khác cao hơn cấp dự án. ĐGMTCL là cách tiếp cận thực tế nhất, đặc biệt nếu biết kết hợp
việc ra quyết định với các chỉ tiêu phát triển bền vững thì ĐGMTCL sẽ trở thành một công cụ
hiệu quả góp phần ngăn chặn xu hướng tiếp tục suy giảm môi trường trong từng quốc gia cũng
như toàn cầu.
ĐGMTCL là một quá trình đang hoàn thiện, đảm bảo để đưa các cân nhắc môi trường vào những
giai đoạn thích hợp của quá trình hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch và chương trình phát
triển. ĐGMTCL và ĐGTĐMT cấp dự án có mối quan hệ chặt chẽ và phân cấp, tương tự như việc
phân cấp từ chính sách xuống đến dự án (chính sách đặt ra mục tiêu chung cho việc xây dựng kế
hoạch, các kế hoạch là khung chung cho việc hình thành các chương trình, và các chương trình
định hướng cho việc lập các dự án phát triển cụ thể). Trong thực tế, sự phân cấp như thế thường
mang tính chất tương đối (xem phụ lục I.3).
Theo cách tiếp cận phân cấp này, các dạng và nội dung của thông tin môi trường được cung cấp
theo nhu cầu cụ thể của người đưa ra quyết định. Để hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát
triển cần những thông tin môi trường khái quát và định tính nhằm xác định các vấn đề môi
trường lớn, không đi vào những tác động cụ thể. Sau đó, khi thực hiện ĐGTĐMT cấp dự án (các
dự án được triển khai trực tiếp từ các chính sách và kế hoạch) cần phải xác định những tác động
cụ thể và thông tin về kỹ thuật của dự án.
Hiện nay, ĐGMTCL là một khái niệm tương đối mới, kinh nghiệm và lý luận đang ngày càng trở
nên phong phú một cách nhanh chóng.
Luật Bảo vệ Môi trường của nước ta, Nghị định của chính phủ số 175/CP (xem phụ lục I.4) và
Thông tư của Bộ KHCN&MT số 490/TT-BKHCNMT (xem phụ lục I.5) đ∙ quy định rằng
ĐGTĐMT phải được triển khai không chỉ ở cấp dự án, mà còn cho các quy hoạch tổng thể phát
triển vùng, ngành, tỉnh, thành phố và khu công nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta vẫn
chưa có các hướng dẫn cho ĐGMTCL.
I.1.6 ĐGTĐMT và chu trình dự án
Luật pháp của nhiều nước châu á yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT đối với tất cả các dự án phát triển
quan trọng. Tại nhiều nước, ĐGTĐMT là một phần của nghiên cứu khả thi của dự án. Khi đ∙ có
hiệu lực, những quy định luật pháp về ĐGTĐMT có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy sự phát triển bền
vững. Một vấn đề khác liên quan đến ĐGTĐMT, đó là tài chính của dự án. ĐGTĐMT được tiến
hành bằng kinh phí của chính dự án. Một số các ngân hàng và các nhà đầu tư khi thực hiện dự án
không chú ý đến các tiêu chuẩn môi trường cho nên đ∙ gặp rủi ro trong đầu tư. Vì thế, phải triển
khai đồng bộ đánh giá môi trường vào các bước khác nhau của chu trình dự án .
Chu trình dự án được khái quát theo 6 bước chính:
• Hình thành dự án
• Nghiên cứu tiền khả thi
• Nghiên cứu khả thi
• Thiết kế và công nghệ
• Thực hiện
• Giám sát và đánh giá.
Vai trò của ĐGTĐMT trong các giai đoạn của chu trình dự án cũng khác nhau (xem hình 2). Các
hoạt động ĐGTĐMT được tiến hành chủ yếu trong giai đoạn tiền khả thi, khả thi và thiết kế
công nghệ, ít tập trung hơn cho giai đoạn thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
5
Hình 2. ĐGTĐMT và chu trình dự án [2]
Trong những giai đoạn đầu của chu trình dự án ứng với các bước nghiên cứu tiền khả thi,
ĐGTĐMT tập trung vào việc đánh giá lựa chọn vị trí thực hiện dự án , sàng lọc môi trường của
dự án, xác định phạm vi tác động môi trường của dự án. Tiếp theo, trong bước nghiên cứu khả thi
thực hiện đánh giá các tác động môi trường chi tiết. Sau đó, các biện pháp bảo vệ và giảm thiểu
môi trường được đề xuất, kế hoạch quản lý môi trường và chương trình giám sát và quản lý môi
trường được soạn thảo. Bước cuối cùng của ĐGTĐMT là tiến hành thẩm định báo cáo
ĐGTĐMT.
Kế hoạch quản lý môi trường được xây dựng phải có hiệu lực trong suốt thời gian thực hiện dự
án (kể cả xây dựng, vận hành, duy tu và thanh lý dự án). Kế hoạch này bao gồm cả biện pháp
giảm thiểu các tác động môi trường sinh ra trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chương trình
giám sát môi trường được xây dựng nhằm cung cấp thông tin về các tác động môi trường xảy ra
trong thực tế, diễn biến môi trường, hiệu lực của các biện pháp giảm thiểu. Sự đánh giá các kết
quả giám sát môi trường là rất cần thiết để đạt được các mục tiêu về môi trường của dự án và
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường bổ sung nếu thấy cần thiết. Nhận thức được tầm quan
trọng của ĐGTĐMT nhiều nước và tổ chức quốc tế đ∙ đòi hỏi chủ đầu tư dành một phần kinh phí
cho việc thực hiện các kế hoạch quản lý và chương trình giám sát môi trường.
I.2. Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân tham gia vào quá trình đánh
giá tác động môi trường
Trong quá trình ĐGTĐMT có nhiều bên hữu quan cùng tham gia vào việc quản lý và thực hiện.
Mỗi bên tham gia đều có những vai trò quan trọng nhất định của mình.
I.2.1. Cơ quan quản lý đánh giá tác động môi trường
Cơ quan quản lý ĐGTĐMT có trách nhiệm tổ chức quá trình ĐGTĐMT. Nhiệm vụ của cơ quan
này là sàng lọc tác động môi trường của dự án và tư vấn về quy trình đánh giá cho chủ dự án. Cơ
quan quản lý ĐGTĐMT thông qua đề cương (kế hoạch) ĐGTĐMT, điều hành việc thẩm định
các báo cáo ĐGTĐMT và chịu trách nhiệm về việc phê chuẩn và các kiến nghị có liên quan đến
ĐGTĐMT. Về nguyên tắc, cơ quan quản lý ĐGTĐMT còn có trách nhiệm thẩm tra việc thực
hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
ở nước ta, phụ thuộc vào kiểu, quy mô, ý nghĩa kinh tế và mức độ nghiêm trọng của các tác
động môi trường của dự án, báo cáo ĐGTĐMT sẽ được trình cho Quốc hội xem xét, hội đồng
Tiền khả thi Khả thi
Thiết kế và công nghệ
Hình thành dự án
Giám sát và
đánh giá
Thực hiện
Đánh giá chi tiết các tác động có ý
nghĩa, xác định sự cần thiết giảm
thiểu, phân tích chi phí lợi ích
Thiết kế cụ thể các
biện pháp giảm thiểu
Thực hiện các biện pháp
giảm thiểu
Giám sát, kiểm toán các
tác động, rút ra các bài
học cho các dự án tiếp
theo
Chọn vị trí,
sàng lọc môi
trường, kiểm
tra môi trường
sơ bộ, xác định
phạm vi
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
6
thẩm định cấp trung ương (bộ KHCN&MT) hoặc cấp địa phương (các sở KHCN&MT). Bộ
KHCN&MT có trách nhiệm trình chính phủ danh sách các dự án mà báo cáo ĐGTĐMT của
chúng sẽ được Quốc hội xét duyệt.
Nghị định 175 của Chính phủ đ∙ quy định cấp của Hội đồng thẩm định (bộ KHCN&MT hay Sở
KHCN&MT) các báo cáo ĐGTĐMT.
Cục môi trường (CMT) thay mặt Bộ KHCNMT điều hành việc quản lý và bảo vệ môi trường trên
phạm vi cả nước. Phòng thẩm định trực thuộc CMT hoặc của Sở KHCN&MT có trách nhiệm đối
với việc thẩm định các báo cáo ĐGTĐMT.
Dựa vào kết luận của Hội đồng thẩm định ĐGTĐMT, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT hoặc Chủ tịch
Uỷ ban Nhân dân tỉnh phê duyệt dự án. Thành phần của Hội đồng thẩm định gồm có các nhà
khoa học, cán bộ quản lý, và có thể có đại diện của các tổ chức x∙ hội và nhân dân vùng dự án.
Số thành viên trong Hội đồng đánh giá thường được giới hạn là 9 người.
I.2.2. Chủ dự án
Chủ dự án (tư nhân, nhà nước, liên doanh, đầu từ của nước ngoài) có trách nhiệm toàn diện và
trực tiếp đối với dự án. Chủ dự án cung cấp các thông tin khoa học và kỹ thuật cần thiết cho tất
cả các bước của quá trình ĐGTĐMT. Chủ dự án thường hợp đồng với các chuyên gia để thực
hiện ĐGTĐMT. Khi thẩm định báo cáo ĐGTĐMT, chủ dự án phải trả lời các câu hỏi về những
tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ. Chủ dự án cũng có trách nhiệm thực hiện các biện
pháp giảm thiểu và có thể phải tiến hành giám sát môi trường.
I.2. 3. Các chuyên gia môi trường
Các chuyên gia môi trường giúp chủ dự án thực hiện ĐGTĐMT, Cục Môi trường (CMT) và các
cơ quan nhà nước khác sàng lọc, xác định phạm vi đánh giá và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT.
Chuyên gia môi trường là cán bộ của các viện nghiên cứu, các trường đại học, các bộ, ngành, cơ
quan tư vấn, cơ quan phi chính phủ.
Chủ dự án giao cho các chuyên gia thực hiện toàn bộ công việc ĐGTĐMT: từ chuẩn bị đề cương
(kế hoạch) ĐGTĐMT chi tiết; nghiên cứu môi trường ; đề xuất thiết kế các biện pháp giảm thiểu;
chuẩn bị báo cáo ĐGTĐMT; đến lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.
Thông thường, các chuyên gia môi trường tư vấn cho các cơ quan quản lý ĐGTĐMT. Một số cơ
quan có tiềm lực về khoa học và kỹ thuật có thể nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề môi
trường lớn. Nếu cần thiết, các cơ quan quản lý ĐGTĐMT sử dụng các cộng tác viên để thực hiện
sàng lọc môi trường của dự án, thẩm định kế hoạch chi tiết và thực hiện ĐGTĐMT.
I.2.4. Các cơ quan quản lý nhà nước khác
Các cơ quan nhà nước khác như các Bộ và sở Công nghiệp, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Y tế,... là những cơ quan có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế-x∙ hội. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách
nhiệm tham gia vào quá trình ĐGTĐMT của các dự án do Bộ, ngành mình quản lý. Các nhóm
ĐGTĐMT khi chuẩn bị báo cáo thường hợp tác với những cơ quan này. Các cơ quan nhà nước
trên có thể cử đại diện của mình tham gia vào Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan
quản lý môi trường.
I.2.5. Cộng đồng
Hầu hết các dự án phát triển đều gây ra những tác động đến các cộng đồng dân cư sống trong
trong vùng có dự án, vì vậy các cộng đồng dân cư có quyền được tham gia vào ĐGTĐMT của dự
án. Sự tham gia của cộng động vào ĐGTĐMT cho phép nhận dạng các vấn đề x∙ hội và môi
trường quan trọng. Hiệu quả của công tác ĐGTĐMT là giải quyết các vấn đề môi trường do cộng
đồng phát hiện bằng cách sửa chữa thiết kế dự án, hoặc thông qua các biện pháp vệ môi trường
thích hợp. Kinh nghiệm đ∙ chỉ ra rằng phần lớn các dự án bị thất bại đều do chưa xem xét đúng
mức quyền lợi của các cộng đồng bị ảnh hưởng, do không phù hợp với các điều kiện kinh tế x∙
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
7
hội, hoặc chưa tính đến quyền lợi của nhân dân nơi dự án được xây dựng. Nếu thiếu sự ủng hộ
của cộng đồng, dự án sẽ gặp khó khăn trong thực hiện và có thể dẫn đến sự thất bại hoàn toàn. Sự
tham gia của cộng động là vấn đề mới, có tầm quan trọng mang tính pháp lý góp phần đảm bảo
sự thành công của dự án.
I.2.6. Các tổ chức tài trợ quốc tế (TCTTQT)
Hầu hết các TCTTQT đầu tư cho các dự án đều yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT. TCTTQT có trách
nhiệm đầu tư cho việc chuẩn bị báo cáo ĐGTĐMT còn thẩm định báo cáo thuộc về trách nhiệm
của các nước nhận tài trợ. Thông thường các yêu cầu về môi trường của các TCTTQT như Ngân
hàng Thế giới, hay Ngân hàng Châu á nghiêm ngặt hơn so với chính nước được tài trợ. Điều
quan trọng là cả hai bên đều yêu cầu tiến hành ĐGTĐMT. Trong một số trường hợp các
TCTTQT còn trợ giúp cả về mặt kỹ thụât cho công tác ĐGTĐMT của dự án.
I.2.7. Các trường đại học và các viện nghiên cứu
Các trường đại học và các viện nghiên cứu đảm nhận vai trò nhất định trong quá trình ĐGTĐMT.
Các cơ quan này có một đội ngũ các nhà chuyên môn thuận lợi cho việc thành lập các nhóm thực
hiện ĐGTĐMT. Với trình độ chuyên môn cao, các chuyên gia có thể có vai trò quyết định trong
việc xem xét các bản thảo của báo cáo ĐGTĐMT. Điều quan trọng nhất là các trường đại học và
các viện nghiên cứu độc lập với các dự án, cho nên sự đánh giá của các cơ quan này mang tính
khách quan. Các trường Đại học là những trung tâm chính đào tạo các cán bộ ĐGTĐMT, cung
cấp các kiến thức mới, các phương pháp phân tích thích hợp cho quá trình đánh giá môi trường.
I.3. Những hạn chế hiện nay và phương hướng hoàn thiện công tác đánh giá tác động
môi trường
Sự phân tích mới đây của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc [7] về hiệu quả của ĐGTĐMT
đ∙ chỉ rõ những hạn chế và đưa ra các nguyên tắc nhằm hoàn thiện công tác ĐGTĐMT tại các
nước đang phát triển.
Các khiếm khuyết của công tác ĐGTĐMT hiện nay, bao gồm cả về nội dung và phương pháp
thực hiện, có thể tóm lược như sau:
Về nội dung ĐGTĐMT
• Chỉ tập trung cho các dự án phát triển, ứng dụng đối với các kế hoạch phát triển quy mô quốc gia,
vùng, và ngành còn rất ít;
• Những dự án quy mô nhỏ thường không phải thực hiện ĐGTĐMT, tuy nhiên những tác động nhỏ này
được tích dồn và theo thời gian chúng có thể trở nên rất quan trọng.
• Không được áp dụng cho chính sách kinh tế vĩ mô, như ngân sách / chính sách thuế.
• Không được ứng dụng cho các hiệp ước trao đổi mậu dịch giữa các quốc gia.
Về thực hiện ĐGTĐMT
• Chưa lôi cuốn và đảm bảo sự tham gia một cách hữu ích và đầy đủ của cộng đồng vào công tác
ĐGTĐMT;
• Việc lồng ghép các kết quả ĐGTĐMT vào nghiên cứu khả thi và ra quyết định chưa tương xứng.
• Danh mục các dự án cần phải tiến hành ĐGTĐMT chưa đầy đủ.
• Thủ tục để sớm đạt được những thoả thuận về nội dung của một ĐGTĐMT còn yếu kém.
• Nhận thức về vai trò của mô tả môi trường nền và dự báo tác động còn phiến diện.
• Thiếu sự liên kết giữa các tác động vật lý và sinh học với những tác động x∙ hội, kinh tế và sức khoẻ.
• Báo cáo ĐGTĐMT còn khó hiểu đối với người ra quyết định và cộng đồng do văn bản dài dòng và sự
phức tạp của các phương pháp sử dụng trong ĐGTĐMT.
• Thiếu cơ chế yêu cầu các cấp có thẩm quyền xem xét các báo cáo ĐGTĐMT.
• Quan hệ giữa những kiến nghị về giảm thiểu và giám sát tác động môi trường trong các báo cáo
ĐGTĐMT với việc triển khai thực hiện còn một khoảng cách khá xa.
• Năng lực kỹ thuật và quản lý đối với công tác ĐGTĐMT ở nhiều nước còn hạn chế.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
8
Công tác ĐGTĐMT tại các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn. Vai trò của công tác
ĐGTĐMT đối với sự phát triển rất quan trọng góp phần xây dựng một thế giới bền vững (kết quả
của ĐGTĐMT phục vụ công tác bảo vệ môi trường); nghiên cứu môi trường một cách nhất quán,
có hệ thống (quá trình ĐGTĐMT tuân thủ theo một quy trình đ∙ lựa chọn); và thiết thực (quá
trình ĐGTĐMT cung cấp những thông tin đúng đắn và đáng tin cậy cần thiết cho việc ra quyết
định). Vì vậy, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc [7] đ∙ đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo và
thực hiện công tác ĐGTĐMT đối với các nước đang phát triển như sau.
Bảy nguyên tắc chỉ đạo trong ĐGTĐMT
1. Sự tham gia - Sự tham gia hợp lý và đúng lúc của các bên hữu quan vào quá trình ĐGTĐMT.
2. Tính công khai - Đánh giá và cơ sở đánh giá các tác động cần được công khai và kết quả đánh giá có
thể được tham khảo một cách dễ dàng.
3. Tính chắc chắn - Quá trình và thời gian biểu của công tác đánh giá được thông qua trước và được các
bên tham gia thực hiện một cách đầy đủ.
4. Tính trách nhiệm - Những người ra quyết định phải có trách nhiệm với các bên hữu quan về quyết
định của mình tuân theo kết quả của quá trình đánh giá.
5. Sự tín nhiệm - Sự đánh giá được bảo đảm về chuyên môn và tính khách quan.
6. Chi phí/hiệu quả - Quá trình đánh giá và kết quả của nó phải đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường với
chi phí x∙ hội nhỏ nhất.
7. Tính linh hoạt - Quy trình đánh giá phải phù hợp để tạo ra hiệu quả và có hiệu lực cho mọi dự án và
trong mọi hoàn cảnh.
Mười chín nguyên tắc thực hiện ĐGTĐMT
ĐGTĐMT được áp dụng:
• Cho tất cả các hoạt động của dự án phát triển gây ra các tác động tiêu cực đáng kể cho môi trường và
x∙ hội, hoặc những tác động tích dồn.
• Như là một công cụ quản lý môi trường cơ bản nhằm phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực
của dự án và tạo điều kiện để môi trường tự phục hồi.
• Sao cho công tác thẩm định ĐGTĐMT đánh giá đúng bản chất tác động môi trường do các hoạt động
của dự án gây ra;
• Để làm cơ sở cho việc xác định đúng đắn vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia.
ĐGTĐMT được tiến hành:
• Trong suốt chu trình dự án, bắt đầu càng sớm càng tốt, có thể ngay từ khi dự án mới được hình thành.
• Theo những yêu cầu rõ ràng để chủ dự án thực hiện kể cả việc quản lý tác động.
• Phù hợp với trình độ khoa học và công nghệ giảm thiểu tác động môi trường hiện tại.
• Tương xứng với thủ tục hiện tại và kế hoạch thực hiện ĐGTĐMT.
• Để tư vấn cho cộng đồng, các nhóm, các bên bị ảnh hưởng trực tiếp, hoặc các bên được hưởng lợi từ
dự án nhằm giải quyết các mâu thuẫn một cách ổn thoả.
ĐGTĐMT cần thiết và phải phù hợp với:
• Tất cả các vấn đề về môi trường, bao gồm cả các tác động x∙ hội và rủi ro về sức khoẻ.
• Tác động tích dồn, xảy ra lâu dài và trên diện rộng.
• Việc lựa chọn các phương án thiết kế, vị trí triển khai và công nghệ của dự án.
• Sự quan tâm về tính bền vững, bao gồm năng suất tài nguyên, khả năng đồng hóa của môi trường và
đa dạng sinh học.
ĐGTĐMT phải hướng tới:
• Thông tin chính xác về bản chất của các tác động như cường độ, ý nghĩa của chúng, những rủi ro và
hậu quả môi trường do dự án gây ra.
• Sự rõ ràng trong các báo cáo ĐGTĐMT, dễ hiểu và phù hợp với việc ra quyết định, trong đó có các
luận cứ về chất lượng, độ tin cậy và giới hạn của các dự báo tác động môi trường.
• Giải quyết những vấn đề môi trường diễn ra trong quá trình thực hiện dự án.
ĐGTĐMT tạo cơ sở để:
• Ra quyết định có luận cứ về môi trường.
• Thiết kế, lập kế hoạch và thực hiện các dự án phát triển sao cho thỏa m∙n các tiêu chuẩn môi trường
và mục đích quản lý tài nguyên.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
9
• Phù hợp với những yêu cầu về giám sát, quản lý, kiểm tóan và đánh giá các tác động môi trường; việc
hoàn thiện về thiết kế và thực hiện những thiếu sót trong dự báo và giảm thiểu của các dự án trong
tương lai.
I. 4. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung ở Việt Nam
I.4.1. Các nguyên tắc chính soạn thảo Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác đông môi trường
Các nguyên tắc cơ bản của công tác soạn thảo các hướng dẫn ĐGTĐMT được Chương trình Môi
trường Liên hợp quốc tổng kết trên cơ sở các hướng dẫn ĐGTĐMT, các sổ tay, sách tra cứu và
thực tiễn ĐGTĐMT [7] bao gồm:
• ĐGTĐMT là công cụ để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững;
• Quy trình ĐGTĐMT phải được lồng khép, sao cho ít gây xáo trộn nhất cho thể chế môi trường (hệ
thống các cơ quan, tổ chức quản lý và nghiên cứu môi trường) hiện hành;
• Phù hợp với luật pháp hiện hành về môi trường;
• ĐGTĐMT là một công cụ quản lý cho nên phải rõ ràng, được liên kết một cách chặt chẽ với chu trình
dự án và điều quan trọng nhất là cung cấp kịp thời các thông tin môi trường thích hợp. Nhất thiết phải
có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhóm ĐGTĐMT, các nhà thiết kế và chủ dự án để đảm bảo rằng những
thay đổi về thiết kế và vị trí của dự án được thực hiện nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu
cực và mở rộng tối đa các lợi ích của dự án;
• Dân cư của vùng dự án tham gia vào quá trình ĐGTĐMT;
• ĐGTĐMT được thực hiện một cách tổng hợp và liên ngành cho các tác động (môi trường x∙ hội, kinh
tế , vật lý và sinh sinh học) để tối đa hoá các lợi ích của dự án;
I.4.2. Mục đích và giới hạn của Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT chung được biên soạn nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho
việc thực hiện đầy đủ một quy trình ĐGTĐMT, giúp cho việc trả lời các câu hỏi cơ bản của công
tác ĐGTĐMT " Ai làm gì, làm như thế nào và làm vào lúc nào?". Sổ tay hướng dẫn được soạn
thảo cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường.
Đối với các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm quản lý công tác ĐGTĐMT, Sổ tay hướng dẫn
cung cấp những nội dung cơ bản nhất của các bước trong một quy trình ĐGTĐMT và những
công cụ kỹ thuật có thể áp dụng cho các bước ĐGTĐMT thuộc phạm vi trách nhiệm của các cơ
quan quản lý môi trường, như bước sàng lọc môi trường hay thẩm định báo cáo ĐGTĐMT.
Đối với chủ dự án, các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm tiến thành ĐGTĐMT, Sổ tay hướng
dẫn cung cấp các công cụ kỹ thuật để thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường có hiệu
quả, như lập đề cương (kế hoạch) ĐGTĐMT; ĐGTĐMT chi tiết.
Do Sổ tay hướng dẫn chung có nội dung tổng hợp, soạn cho nhiều đối tượng người đọc lại rất
ngắn gọn, cho nên mọi vấn đề không thể trình bày một cách thật chi tiết. Để thực thi các nhiệm
vụ của mình trong quy trình ĐGTĐMT các nhóm thực hiện cần thiết phải tham khảo thêm các
tài liệu chuyên sâu hơn. Hy vọng trong tương lai, cùng với cuốn Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT
chung, sẽ xuất bản tiếp những Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT riêng cho từng lĩnh vực như: Thuỷ
điện, Du lịch, Đô thị,...
I.4.3. Thời điểm sử dụng Sổ tay hướng dẫn
Các bước ĐGTĐMT trong Sổ tay hướng dẫn này được biên soạn tương ứng với tất cả các giai
đoạn trong lập kế hoạch và thực hiện (chu trình) một dự án phát triển:
• Hình thành dự án và nghiên cứu tiền khả thi
• Nghiên cứu khả thi, thiết kế và công nghệ
• Thực hiện
• Giám sát và đánh giá
Như vậy, Sổ tay hướng dẫn có thể được sử dụng cho toàn bộ quy trình ĐGTĐMT và quản lý dự
án.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
10
I.4.4. Quy trình đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh các nước châu á
ĐGTĐMT đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến môi
trường, góp phần xây dựng các luận cứ môi trường và phát triển bền vững. ĐGTĐMT là một quá
trình được thực hiện qua nhiều bước, trong đó nhiều vấn đề môi trường được đưa ra xem xét để
quyết định việc thực hiện các dự án. Hiệu quả của hệ thống ĐGTĐMT phụ thuộc vào các bước
cụ thể trong hệ thống đó.
Về cơ bản, quá trình ĐGTĐMT trong các nước đang phát triển ở Châu á [2] có các bước chính
sau:
1. Sàng lọc môi trường của dự án.
1. Xác dịnh phạm vi hoặc chuẩn bị một báo cáo kiểm tra môi trường sơ bộ.
2. Chuẩn bị báo cáo ĐGTĐMT.
3. Xem xét báo cáo ĐGTĐMT.
4. Thẩm định báo cáo ĐGTĐMT bằng các tiêu chí và điều kiện đ∙ định.
5. Quản lý môi trường.
ở một số nước quá trình ĐGTĐMT có bổ sung thêm bước “Kiểm toán và đánh giá dự án". Bước
này thường được thực hiện sau khi dự án đ∙ đi vào hoạt động. Hình 3 thể hiện các bước và nhiệm
vụ chính của quá trình ĐGTĐMT khái quát cho các nước đang phát triển Châu á.
Hình 3. Các bước chính của quá trình ĐGTĐMT ở Châu á [2]
• Quyết định về quy mô và mức độ ĐGTĐMT
• Xây dựng kế hoạch ĐGTĐMT chi tiết
• Chính thức hoá việc kiểm tra môi trường sơ bộ
• Phân tích và đánh giá tác động
• Các biện pháp giảm thiểu
• Kế hoạch giám sát
• Kế hoạch quản lý môi trường
• Đánh giá báo cáo
• Tham khảo ý kiến của cộng đồng
• Loại bỏ hay thông qua dự án
• Tiêu chí và điều kiện
• Bảo vệ môi trường
• Giám sát tác động
• Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường
• Các biện pháp giảm thiểu
• Các chương trình giám sát
• Kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch quản lý đ∙ cam
kết.
• Đánh giá sự thành công của các biện pháp giảm
thiểu
I.4.5. Quy định luật pháp về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam
ĐGTĐMT đ∙ được quy định trong nhiều văn bản pháp quy, trước hết là trong Luật bảo vệ môi
trường được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 12 năm 1993 và Chủ tịch nước ký lệnh ban hành
Sàng lọc môi trường
Xác định phạm vi / Kiểm tra môi
trường sơ bộ
Báo cáo ĐGTĐMT
Thẩm định theo các tiêu chí và
điều kiện
Thực hiện quản lý môi trường
Kiểm toán và đánh giá
Đánh giá báo cáo
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
11
số 29-L/CTN ngày 10 tháng 1 năm 1994, Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của
Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường (phụ lục I.4) và hàng loạt các văn bản
dưới luật của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (BKHCN&MT) ban hành như: Thông tư
1420/MTg ngày 26 tháng 11 năm 1994 về Hướng dẫn ĐGTĐMT đối với các cơ sở đang hoạt
động, Thông tư 715/MTg ngày 3 tháng 4 năm 1995 về hướng dẫn ĐGTĐMT đối với các dự án
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, Thông tư 1100/TT-MTg ngày 20 tháng 8 năm 1997 về Hướng
dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư và gần đây nhất ngày 30 tháng
4 năm 1998, thực hiện Chỉ thị số 11/1998/CT-TTg ngày 16 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ về cải tiến thủ tục đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời căn cứ vào tình hình thực hiện Luật bảo vệ môi trường của các
doanh nghiệp cũng như trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,
Bộ KHCN&MT đ∙ ban hành Thông tư 490/1998/TT-BKHCN&MT về Hướng dẫn lập và thẩm
định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư (phụ lục I.5). Mối quan hệ giữa các văn bản
pháp lý nêu trên được hệ thống hoá trên hình 4.
Hình 4. Mối liên hệ giữa các văn bản pháp lý có liên quan đến ĐGTĐMT của Việt Nam [theo Cục Môi
trường, Bộ KHCN&MT]
1.4.6. Quy trình đánh giá tác động môi trường
Trên cơ sở phân tích các quy định luật pháp về ĐGTĐMT của Việt Nam trình bày trong 1.4.5 có
thể khái quát hoá quy trình ĐGTĐMT của nước ta có 4 bước chính (hình 5):
Bước thứ nhất: Sàng lọc môi trường, do cơ quan quản lý môi trường thực hiện. Các dự án phát
triển được chia làm hai loại: loại 1, các dự án cần tiến hành ĐGTĐMT và loại 2, các dự án không
cần ĐGTĐMT.
Luật bảo vệ môi trường
(điều 17 và 18)
Nghị định 175/CP (Chương 3)
• Điều 14, Phân cấp thẩm định
• Điều 15, Quy định cơ quan thẩm
định ở cấp TW và địa phương
• Điều 16, Thời gian thẩm định
Nghị định 26/CP (chương II)
• Điều 6, Vi phạm về phòng
ngừa ô nhiễm và suy thoái
môi trường
Thông tư 1420 / MTg
ngày 26/11 / 1994
Thông tư 715 / MTg ngày 3/4/1995,
Thông tư 1100 / MTg ngày 20/8/1997,
Thông tư 490 / 1998/TT-BKHCNMT
ngày 29/4/1998
Quyết định 186/QĐ-MTg ngày 31/12/1994 Hình thức phê chuẩn báo cáo ĐGTĐMT
Công văn số 724/MTg ngày 3/4/1995 Phiếu thẩm định báo cáo ĐGTĐMT
Công văn số 812/Mtg ngày 17/4/1996 Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐGTĐMT
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
12
Hình 5: Quy trình ĐGTĐMT
Sàng lọc dự án
Lập bản đăng ký đạt TCMT
Xác định phạm vi ĐGTĐMT*
ĐGTĐMT chi tiết*
Trách nhiệm của chủ đầu Trách nhiệm của các cơ quan
quản lý môi trường
Đăng ký đạt
tiêu chuẩn MT
Xem xét bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn MT
Lập đề cương ĐGTĐMT chi tiết Xét duyệt đề cương
Quá trình đánh giá: Nhận dạng tác động:
Phân tích và đánh giá tác động, dự báo
và xác định ý nghĩa các tác động chính
Lựa chọn phương án và biện pháp giảm
thiểu, kế hoạch quản lý tác động MT
Lập báo cáo ĐGTĐMT
Thẩm định báo
cáo ĐGTĐMT*
Giám sát ĐGTĐMT
Nghiên
Cứu
Tiền
Khả
Thi
Và
Nghiên
Cứu
Khả
thi
xây
dựng
và
vận
hành
Phải tiến hành ĐGTĐMT (1)
Chưa rõ (2)
Quyết định
phê chuẩn
báo cáo
ĐGTĐMT
có
Không
Các bước ĐGTĐTM hiện đang sử dụng
Các bước ĐGTĐTM dự kiến bổ sung
Kết quả ĐGTĐTM
Cho Dự án loại 1
Cho Dự án loại 2
Cho Dự án loại 3
* Với sự tham gia của cộng đồng
Chú giải
Dự án
không được
chấp nhận
ĐGTĐMT
sơ bộ
Phiếu xác
nhận bản
đăng ký đạt
TCMT
Thông qua
với điều
kiện sửa
chữa
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
13
Bước thứ hai: Đối với các dự án loại 2, không cần tiến hành ĐGTĐMT, chủ đầu tư soạn bản đăng
ký đạt chất lượng môi trường trình cơ quan quản lý môi trường xét duyệt và thông qua, quy trình
đánh giá tác động môi trường cho loại dự án này kết thúc tại đây.
Đối với các dự án loại 1, cần phải tiến hành ĐGTĐMT, lập báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ, sau đó
chuyển sang giai đoạn ĐGTĐMT sau.
Bước thứ ba: lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết.
Bước thứ tư: thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Quy trình ĐGTĐMT hiện tại của nước ta về cơ bản phù hợp với thông lệ về ĐGTĐMT của khu
vực và thế giới, tuy nhiên các bước của quy trình trên cần chi tiết hoá để hoàn chỉnh, cụ thể:
• Do một quy trình ĐGTĐMT được liên kết với chu trình dự án, quy trình ĐGTĐMT hiện tại cần thêm
bước: "Xác định phạm vi" tương ứng với giai đoạn "Nghiên cứu tiền khả thi". Sau khi báo cáo
ĐGTĐMT được thẩm định để các kết quả của ĐGTĐMT được đưa vào thực tế, cần thiết phải tiến
hành "Giám sát tác động". Giám sát tác động được lồng ghép với giai đoạn "Xây dựng và vận hành"
trong chu trình của một dự án.
• Việc lập báo cáo ĐGTĐMT, ví dụ trong bước "ĐGTĐMT chi tiết" cần có thêm một số bước trợ giúp
như nhận dạng tác động, dự báo, phân tích tác động, đánh giá ý nghĩa của tác động, hình thành kế
hoạch giám sát và quản lý tác động cho cả chu trình dự án (từ thiết kế công nghệ, xây dựng, vận hành,
thậm chí cả khi đề án được thanh lý) và lập báo cáo ĐGTĐMT.
Quy trình ĐGTĐMT được xây dựng (Hình 5) là kết quả tham khảo và đối sánh các quy trình
ĐGTĐMT của các Tổ chức Quốc tế (Chương trình Môi trường Liên hợp Quốc, Tổ chức Bảo vệ
Thiên nhiên Quốc tế, Cộng đồng Châu Âu...) của các nước cụ thể (Malaixia, Thái lan, Trung
Quốc, Hà lan, Bĩ, Canada...) với quy trình ĐGTĐMT hiện tại của ta, nhằm góp phần hoàn thiện
quy trình ĐGTĐMT của nước ta trong tương lai. Quy trình ĐGTĐMT được chia làm hai phần và
5 bước . Phần lập báo cáo ĐGTĐMT có các bước: sàng lọc môi trường, xác định phạm vi,
ĐGTĐMT chi tiết; phần thẩm định báo cáo ĐGTĐMT bao gồm: thẩm định báo cáo ĐGTĐMT;
giám sát tác động.
• Kết quả của quá trình sàng lọc môi trường các dự án được chia ra ba loại: (1) Phải tiến hành
ĐGTĐMT; (2) Chưa rõ có cần phải tiến hành ĐGTĐMT hay không và (3) Không cần ĐGTĐMT.
• Trong bước xác định phạm vi ĐGTĐMT, đối với dự án lọai 1 (phải ĐGTĐMT) tiến hành theo trình
tự: ĐGTĐMT sơ bộ, lập đề cương chi tiết, xét duyệt đề cương; đối với đề án loại hai (chưa rõ có tiến
hành ĐGGTĐMT hay không) thực hiện việc: ĐGTĐMT sơ bộ, nếu thấy cần thiết phải ĐGTĐMT chi
tiết thì lập đề cương chi tiết và xét duyệt đề cương (tương tự như các dự án loại 1), nếu không cần
thiết phải ĐGTĐMT chi tiết thì soạn bản đăng ký đạt chất lượng môi trường và xem xét bản đăng ký
đạt chất lượng môi trường (tương tự như dự án loại 3); đối với các dự án loại 3 (không cần ĐGTĐMT)
thực hiện theo trình tự: soạn bản đăng ký đạt chất lượng môi trường và xem xét bản đăng ký đạt chất
lượng môi trường và quy trình đánh giá tác động môi trường dừng lại ở đây.
• Bước ĐGTĐMT chi tiết gồm: đánh giá tác động; lựa chọn phương án, kiến nghị biện pháp giảm thiểu
và hình thành kế hoạch quản lý tác động.
Nội dung của các chương tiếp theo trong cuốn Sổ tay hướng dẫn này sẽ dành cho việc trình bày
các hướng dẫn kỹ thuật cho các bước của quy trình ĐGTĐMT vừa được nêu.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
14
Sàng lọc dự án
Lập bản đăng ký đạt TCMT
Xác định phạm vi ĐGTĐMT*
ĐGTĐMT chi tiết*
Trách nhiệm của chủ đầu Trách nhiệm của các cơ quan
quản lý môi trường
Đăng ký đạt
tiêu chuẩn MT
Xem xét bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn MT
Lập đề cương ĐGTĐMT chi tiết Xét duyệt đề cương
Quá trình đánh giá: Nhận dạng tác động:
Phân tích và đánh giá tác động, dự báo
và xác định ý nghĩa các tác động chính
Lựa chọn phương án và biện pháp giảm
thiểu, kế hoạch quản lý tác động MT
Lập báo cáo ĐGTĐMT
Thẩm định báo
cáo ĐGTĐMT*
Giám sát ĐGTĐMT
Nghiên
Cứu
Tiền
Khả
Thi
Và
Nghiên
Cứu
Khả
thi
xây
dựng
và
vận
hành
Phải tiến hành ĐGTĐMT (1)
Chưa rõ (2)
Quyết định
phê chuẩn
báo cáo
ĐGTĐMT
có
Không
Các bước ĐGTĐTM hiện đang giới thiệu
* Với sự tham gia của cộng đồng
Dự án
không được
chấp nhận
ĐGTĐMT
sơ bộ
Phiếu xác
nhận bản
đăng ký đạt
TCMT
Chú giải
Thông qua
với điều
kiện sửa
chữa
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
15
Phần Hai: Xây dựng báo cáo Đánh giá tác động môi trường
II. Sàng lọc dự án
Hàng năm trong cả nước có rất nhiều dự án được triển khai. Để tiết kiệm thời gian và kinh phí,
đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) chỉ nên tiến hành đối với những dự án thật sự sẽ gây
nên những tác động môi trường. Vì thế cần có một cơ chế để xác định mức độ cần thiết
ĐGTĐMT của toàn bộ các dự án. Việc phân biệt các dự án theo mức độ cần thiết ĐGTĐMT
được gọi là sàng lọc dự án.
Hiện có hai cách tiếp cận được sử dụng để sàng lọc dự án, cách thứ nhất dựa trên cơ sở các danh
mục dự án đ∙ được thành lập theo mức độ cần thiết ĐGTĐMT để sàng lọc các dự án. Thông
thường ba danh mục dự án được xây dựng cho mục đích sàng lọc môi trường: danh mục các dự
án cần phải tiến hành ĐGTĐMT chi tiết, danh mục dự án cần tiến hành ĐGTĐMT sơ bộ để cân
nhắc xem có cần tiến hành ĐGTĐMT chi tiết hay không và danh mục các dự án không cần tiến
hành ĐGTĐMT.
Cách thứ hai, việc sàng lọc dự án dựa trên một bộ chỉ tiêu. Bộ chỉ tiêu sàng lọc dự án thường có
ba thành phần: chỉ tiêu ngưỡng, chỉ tiêu về các vùng nhậy cảm và chỉ tiêu về các kiểu dự án.
II.1. Mục đích của sàng lọc dự án
Mục đích của sàng lọc dự án là xem xét và quyết định quy mô và mức độ ĐGTĐMT của một dự
án đầu tư phát triển. Kết quả của sàng lọc dự án là xác định Dự án thuộc loại dự án nào trong ba
loại dự án sau đây.
• Loại 1. Các dự án yêu cầu phải có ĐGTĐMT chi tiết. Đây là loại dự án có nhiều tác động tiêu cực
đến môi trường. Các dự án loại này bắt buộc phải thực hiện hai bước ĐGTĐMT sơ bộ (hay kiểm tra
môi trường sơ bộ) và chi tiết.
• Loại 2. Các dự án chưa rõ ràng có cần ĐGTĐMT hay không. Đó là các dự án có thể gây nên một số
tác động tiêu cực đến môi trường, tuy nhiên chúng sẽ được khắc phục khi sử dụng các biện pháp giảm
thiểu thích hợp. Xác định và ứng dụng các biện pháp giảm thiểu cho các dự án loại này không mấy
khó khăn. Chúng cần được tiến hành ĐGTĐMT sơ bộ (kiểm tra môi trường sơ bộ). Sau khi xem xét
các kết quả của báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ, đối với một số dự án có thể yêu cầu tiến hành ĐGTĐMT
chi tiết.
• Loại 3. Các dự án không cần phải ĐGTĐMT vì chúng không gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đáng
kể.
Quá trình thực hiện một dự án sẽ gây ra các tác động đến môi trường lý hoá, môi trường sinh học
và môi trường kinh tế - x∙ hội. Quy mô của dự án là yếu tố quan trọng nhất để xét xem dự án có
cần ĐGTĐMT hay không? Quy mô của dự án được hiểu theo những khía cạnh sau: Quy mô về
công suất và diện tích của dự án; số lượng dân chịu ảnh hưởng và diện tích các hệ sinh thái bị
phá huỷ do việc thực hiện dự án. Để có cơ sở khoa học người ta dùng các chỉ tiêu để tiến hành
sàng lọc môi trường.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
16
II.2. Nội dung của bước sàng lọc dự án
II.2.1. Quy định hiện hành
ở Việt Nam, theo quy định mới nhất (1998) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường [3], các
dự án đầu tư đều phải qua sàng lọc môi trường. Sàng lọc môi trường dựa trên một danh sách các
dự án cần phải ĐGTĐMT. Tất cả các dự án được chia làm hai loại:
Loại 1. Các dự án cần phải thực hiện ĐGTĐMT (lập báo cáo và thẩm định). Danh mục các dự án loại
này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1, Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT [11], bao gồm:
• Công trình nằm trong hoặc kế cận các khu vực nhậy cảm về môi trường, các khu bảo tồn thiên
nhiên, khu di tích văn hoá, lịch sử có tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
• Dự án quy hoạch: phát triển ngành và vùng, đô thị và khu công nghiệp / khu chế xuất
• Các dự án về dầu khí: khai thác, chế biến, vận chuyển và bảo quản xăng dầu (dung tích
từ 20 000 m3 trở lên)
• Các nhà máy luyện gang thép, kim loại mầu công suất từ 100 000 tấn sản phẩm trở lên
• Các nhà máy dệt nhuộm từ 20 triệu mét vải / năm trở lên
• Các nhà máy sơn công suất từ 1000 tấn sản phẩm / năm, chế biến cao su công suất từ
10 000 tấn sản phẩm / năm
• Các nhà máy đường công suất từ 1000 T mía / năm
• Các nhà máy chế biến thực phẩm công suất từ 1000 T sản phẩm / năm
• Các nhà máy nhiệt điện công suất từ 200 MW trở lên
• Các nhà máy bột giấy và giấy công suất từ 40 000 tấn bột giấy / năm trở lên
• Các nhà máy xi măng công suất từ 1 triệu tấn xi măng / năm trở lên
• Các khu du lịch giải trí có diện tích từ 100 ha trở lên
• Các sân bay
• Các bến cảng cho tàu trọng tải 10 000 DWT trở lên
• Các tuyến đường sắt, đường cao tốc, đường ô tô có chiều dài trên 50 Km, thuộc cấp I
đến cấp III theo tiêu chuẩn TCVN 4054-85
• Các nhà máy thuỷ điện có dung tích hồ chứa từ 100 triệu m3 nước trở lên
• Các công trình thuỷ lợi có quy mô tưới tiêu, ngăn mặn từ 10 000 ha trở lên
• Các công trình xử lý chất thải: khu xử lý nước thải tập trung công suất từ 100000 m3 trở
lên, b∙i chôn lấp chất thải rắn
• Các khu khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng với tổng khối lượng khoáng sản rắn và
đất đá từ 100 000 m3 / năm trở lên
• Tất cả các lâm trường khai thác gỗ
• Các khu nuôi trồng thuỷ sản có diện tích từ 200 ha trở lên
• Tất cả các dự án sản xuất, kho chứa và sử dụng hoá chất độc hại
• Tất cả các lò phản ứng hạt nhân
Loại 2. Các dự án còn lại, không cần phải tiến hành ĐGTĐMT, chủ dự án chỉ cần lập "bản đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường" và trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Về mặt hình thức, việc phân biệt hai loại dự án vừa nêu làm cho thủ tục sàng lọc môi trường trở
nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, áp dụng cách sàng lọc trên có thể nảy sinh một vấn đề cần xem
xét: ở nước ta các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích văn hoá, lịch sử có tầm cỡ quốc
gia và quốc tế đ∙ được xác định, trong nhiều trường hợp đ∙ có bản đồ, trong khi đó các khu vực
nhậy cảm về môi trường chưa được quy định về mặt pháp lý cho nên cần cụ thể hoá chỉ tiêu của
các khu vực nhạy cảm về môi trường.
II.2.2. Chi tiết hoá bộ chỉ tiêu sàng lọc dự án
Mức độ và quy mô ĐGTĐMT của một dự án dự kiến được phân biệt sau khi đ∙ được sàng qua
một loạt các chỉ tiêu, thông thường có ba loại chỉ tiêu: chỉ tiêu ngưỡng, chỉ tiêu về vùng có môi
trường nhậy cảm và chỉ tiêu về các kiểu dự án. Kết quả sàng lọc là mức độ và quy mô ĐGTĐMT
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
17
của các dự án có thể được phân biệt thành 3 loại, loại 1: cần tiến hành ĐGTĐMT chi tiết; loại 2:
chưa rõ có cần ĐGTĐMT hay không, cần phải đánh ĐGTĐMT sơ bộ; loại 3: Không cần phải
ĐGTĐMT (xem hình 5).
Chỉ tiêu ngưỡng
Quy định một số chỉ tiêu ngưỡng cho các thông số của dự án, nếu dự án có các thông số vượt quá
ngưỡng thì cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường. Chỉ tiêu ngưỡng có thể phân
biệt theo các yếu tố môi trường như vị trí của dự án, chi phí cho dự án, diện tích đất và yêu cầu
về cơ sở hạ tầng của dự án.
Chỉ tiêu về vùng có môi trường nhậy cảm
Hậu quả môi trường do một dự án gây ra không những do quy mô của dự án, mà còn do mức độ
nhạy cảm của môi trường của vùng dự án quyết định. Các chỉ tiêu liên quan đến các vùng có môi
trường nhạy cảm thường được sử dụng để sàng lọc môi trường. Khi xây dựng dự án cần xác định
xem dự án có thuộc các vùng có môi trường nhạy cảm sau hay không?
• Vùng có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ và khoa học
• Vùng đất ngập nước
• Vùng núi có độ dốc cao và địa hình đặc biệt (karst, cuesta)
• Vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các loại rừng có ý nghĩa kinh tế, văn hoá và sinh thái
• Vùng có các loài động, thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt
• Vùng khô hạn
• Vùng thường xuyên có lũ lụt và các thiên tai khác
Chỉ tiêu về các kiểu dự án
Các dự án phát triển thường được chia làm ba loại theo tính chất và mức độ tác động của chúng
đến môi trường.
1. Những dự án nhằm cải thiện môi trường, phần lớn chúng không cần phải ĐGTĐMT, đó là các dự án:
• Xây dựng, quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
• Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
• Kiểm soát dân số
• Quy hoạch cảnh quan
• Giáo dục và đào tạo môi trường
• Vay vốn phát triển sản xuất
1. Những dự án có khả năng gây nên những tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường, nhưng dễ dàng
xác định các tác động đó và lựa chọn các biện pháp giảm thiểu, một số dự án thuộc loại này là:
• Công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
• Phát triển chăn nuôi
• Chế biến nông sản
• Thâm canh
• Nuôi trồng hải sản (nước lợ và nước mặn) quy mô nhỏ
• Tưới tiêu quy mô nhỏ
• Cấp nước và vệ sinh môi trường
• Phát triển nhà ở
• Nâng cấp đường giao thông
• Thông tin liên lạc
• Khai thác hầm lò
• Biến áp điện
• Thuỷ điện quy mô nhỏ
• Điện khí hoá nông thôn
• Phục chế các di tích lịch sử và văn hoá
• Trồng rừng và phục hồi rừng
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
18
• Quy hoạch và quản lý lưu vực
• Lâm nghiệp cộng đồng
• Quản lý l∙nh thổ
• Kiểm soát xói mòn và bồi lắng
• Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt
Thông thường, các dự án trên cần phải tiến hành đánh giá tác động sơ bộ, bao gồm việc xác định
các tác động môi trường có thể gây ra bởi dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu. Trong một số
trường hợp cần thiết khi thẩm định các báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ, Hội đồng thẩm định xem xét và
kiến nghị tiếp tục thực hiện ĐGTĐMT chi tiết.
2. Những dự án có tác động môi trường lớn cần thiết phải tiến hành ĐGTĐMT chi tiết, chúng bao gồm
các dự án:
• Định cư thành thị và nông thôn
• Nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên quy mô lớn
• Phát triển lưu vực
• Thoát nước
• Xây dựng đường giao thông
• Thuỷ điện lớn
• Chuyển dòng chảy của sông
• Đập chứa nước đa mục tiêu
• Thuỷ lợi trên quy mô lớn
• Nghề cá quy mô lớn
• Chế biến gỗ
• Khai thác khoáng sản lộ thiên và tuyển khoáng
• Nhà máy xi măng
• Nhà máy da
• Công nghiệp nặng
• Nhà máy điện, tải điện
• Xây dựng sân bay
• Quản lý và xử lý chất thải
• Phát triển du lịch quy mô lớn
• Khai hoang trên quy mô lớn
• Tái định cư quy mô lớn.
• Và những dự án khác
Phụ lục II.1 trình bày danh mục các dự án đ∙ qua sàng lọc của ủy ban Châu Âu và phụ lục II.2 là
sàng lọc dự án theo quy định thực hiện của Ngân hàng Thế giới.
II.3. Các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm sàng lọc dự án và thời điểm thực hiện
sàng lọc dự án
Sàng lọc dự án là nhiệm vụ của các cơ quan quản lý môi trường, cụ thể:
• Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
• Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Tỉnh và Thành phố.
• Các Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường của các Bộ các Ngành.
Sàng lọc môi trường được tiến hành trong nửa đầu của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
19
Sàng lọc dự án
Lập bản đăng ký đạt TCMT
Xác định phạm vi ĐGTĐMT*
ĐGTĐMT chi tiết*
Trách nhiệm của chủ đầu Trách nhiệm của các cơ quan
quản lý môi trường
Đăng ký đạt
tiêu chuẩn MT
Xem xét bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn MT
Lập đề cương ĐGTĐMT chi tiết Xét duyệt đề cương
Quá trình đánh giá: Nhận dạng tác động:
Phân tích và đánh giá tác động, dự báo
và xác định ý nghĩa các tác động chính
Lựa chọn phương án và biện pháp giảm
thiểu, kế hoạch quản lý tác động MT
Lập báo cáo ĐGTĐMT
Giám sát ĐGTĐMT
Nghiên
Cứu
Tiền
Khả
Thi
Và
Nghiên
Cứu
Khả
thi
xây
dựng
và
vận
hành
Phải tiến hành ĐGTĐMT (1)
Chưa rõ (2)
Quyết định
phê chuẩn
báo cáo
ĐGTĐMT
có
Không
Dự án
không được
chấp nhận
ĐGTĐMT
sơ bộ
Phiếu xác
nhận bản
đăng ký đạt
TCMT
Các bước ĐGTĐTM hiện đang giới thiệu
* Với sự tham gia của cộng đồng
Chú giải
Thông qua
với điều
kiện sửa
chữa
Thẩm định báo
cáo ĐGTĐMT*
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
20
III. Xác định phạm vi Đánh giá tác động môi trường - lập đề cương
Đánh giá Tác Động Môi Trường chi tiết
Bước quan trọng tiếp theo của quá trình ĐGTĐMT là xác định phạm vi ĐGTĐMT cho các dự án
gây nên những tác động đến môi trường đáng kể (các dự án loại 1 và loại 2). Thông thường, đối
với các dự án loại 1 và 2 được phân biệt trong giai đoạn sàng lọc môi trường, cần thiết phải tiến
hành ĐGTĐMTsơ bộ. Toàn bộ các dự án loại 1 phải tiến hành qua hai bước: ĐGTĐMT sơ bộ và
ĐGTĐMT chi tiết (chính vì vậy mà một số tài liệu gọi các loại dự án này là các loại dự án cần
phải ĐGTĐMT đầy đủ). Các dự án loại 2 là các dự án cần thiết phải tiến hành ĐGTĐMT sơ bộ,
sau khi đ∙ ĐGTĐMT sơ bộ phần lớn các dư án được thông qua với một báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ,
đối với nước ta là thông qua bản đăng ký đạt chất lượng môi trường. Một số cần phải tiếp tục
ĐGTĐMT chi tiết để làm rõ các tác động đến môi trường của dự án. Nội dung chính của bước
này là xác định các vần đề môi trường cần tập trung nghiên cứu; số liệu và tài liệu cần phải thu
thập và những phân tích cần tiến hành để làm sáng tỏ các tác động môi trường của một dự án;
tính hiệu quả của công tác ĐGTĐMT của dự án. Kết quả của bước xác định phạm vi nghiên cứu
là một bản đề cương (kế hoạch) cho toàn bộ công tác ĐGTĐMT chi tiết.
III.1. Mục tiêu của bước xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường
Bước này có những mục tiêu sau:
• Cân nhắc các vấn đề môi trường chính cần nghiên cứu, các phương án lựa chọn và đảm bảo để phạm
vi không gian, thời gian và mức độ đánh giá môi trường tương xứng với quy mô của dự án.
• Xác định các phương pháp ĐGTĐMT thích hợp.
• Tạo điều kiện thông tin cho dân cư vùng chịu ảnh hưởng của dự án biết về các vấn đề môi trường, các
phương án thực hiện để cộng đồng có thể tham gia vào việc xác định và đánh giá các tác động môi
trường của dự án.
• Tạo điều kiện để thống nhất cách giải quyết các vấn đề môi trường dễ gây mâu thuẩn về quyền lợi
giữa các tổ chức x∙ hội, các cơ quan nhà nước, nhân dân vùng có dự án và chủ dự án.
• Xác định kinh phí dành cho công tác ĐGTĐMT.
• Kết quả cuối cùng là hình thành kế hoạch chi tiết cho nghiên cứu ĐGTĐMT.
III.2. Nội dung của bước xác định phạm vi đánh giá tác động môi trường
III.2.1. Các quy định hiện hành
ở Việt Nam bước xác định phạm vi ĐGTĐMT bao gồm các nội dung:
• ĐGTĐMT sơ bộ là một bước chính thức trong quy trình ĐGTĐMT.
• Đối với các dự án không cần tiến hành ĐGTĐMT cần thiết phải đăng ký đạt chất lượng môi trường là
một nội dung quan trọng của bước xác định nội dung ĐGTĐMT.
• Trước khi tiến hành ĐGTĐMT chi tiết nhóm cán bộ đánh giá thường lập đề cương nghiên cứu và kế
hoạch thực hiện để chủ dự án phê duyệt.
1. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ
Đối với các dự án cần phải tiến hành ĐGTĐMT trong hồ sơ của dự án phải có một phần hoặc
một chương giải trình các tác động tiềm tàng của của dự án đến môi trường thông qua việc tiến
hành ĐGTĐMT sơ bộ, đồng thời cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khi xây dựng
cũng như khi đưa dự án vào hoạt động.
Nội dung của một báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ theo Nghị định số 175-CP ngày
18-10-1994 của Chính Phủ về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường [4] (phụ lục I.4) gồm
các phần sau đây:
I. Mở đầu
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
21
1. Mục đích báo cáo.
2. Tình hình số liệu căn cứ của báo cáo.
3. Mô tả tóm tắt dự án
II. Các số liệu về hiện trạng môi trường.
Đánh giá định tính, định lượng, trong trường hợp không không có thể có số liệu định lượng thì phân loại
theo mức độ: nặng, trung bình, nhẹ chưa rỏ, hiện trạng môi trường theo từng yếu tố tự nhiên (đất, nước,
không khí...)
III. Đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án:
Đánh giá khái quất theo từng yếu tố chính:
1. Không khí
2. Nước
3. Tiếng ồn
4. Đất
5. Hệ sinh thái
6. Chất thải rắn
7. Cảnh quan di tích lịch sử
8. Cơ sở hạ taangf
9. Giao thông
10. Sức khoẻ cộng đồng
11. Các chỉ tiêu liên quan khác...
IV. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận về ảnh đến môi trường của dự án
2. Kiến nghị những vấn đề cần được đánh giá chi tiết (nếu có)
Trong bản Sổ tay hướng dẫn ĐGTĐMT này, ĐGTĐMT sơ bộ hiện hành là một nội dung cùng
với các nội dung khác được bổ sung là xây dựng đề cương ĐGTĐMT và thông qua đề cương
hình thành nên bước xác định phạm vi ĐGTĐMT cho các dự án loại 1 (cần tiến hành ĐGTĐMT)
và một phần của các dự án loại 2 (chưa rỏ có cần tiến hành ĐGTĐMT hay không).
Theo Thông tư hướng dẫn số: 490/1998/TT-BKHCNMT của bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường về lập và thẩm định báo cáo ĐGTĐMT đối với các dự án đầu tư [3] thì các dự án không
cần thiết tiến hành ĐGTĐMT phải lập bản đăng ký đạt chất lượng môi trường gồm những nội
dung sau:
Tên dự án:
Địa chỉ liên hệ:
Số điện thoại: Số Fax.
1. Mô tả địa điểm dự kiến triển khai các hoạt động của dự án.
• Vị trí
• Diện tích mặt bằng
• Khoảng cách gần nhất đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác
• Hiện trạng sử dụng khu đất
• Nguồn cung cấp nước, điểm lấy nước nhu cầu nước/ngày đêm
• Hệ thống giao thông cung cấp nguyên vật liệu và vận chuyễn sản phẩm
• Nơi tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án
• Nơi lưu gĩư và xử lý chất thải rắn.
2. Tóm tắt công nghệ sản xuất (lưu ý: nếu dự án bao gồm cả vùng khai thác và cung cấp nguyên liệu thì
phải mô tả rõ các vấn đề liên quan).
• Tổng vốn đầu tư
• Danh mục nguyên liệu, nhiên liệu, phụ liệu (tính chất, nhu cầu hàng năm, nơi cung cấp)
• Phương thức vận chuyễn, cung cấp và bảo quản nguyên liệu, nhiên liệu và phụ liệu
• Công suất
• Sơ đồ giây chuyền sản xuất. (lưu ý: mô tả đầy đủ cả các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát
điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị...)
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
22
• Đặc tính thiết bị
• Chất lượng sản phẩm
• Phương thức bảo quản và vận chuyễn sản phẩm
3. Các nguồn gây ô nhiểm:
• Khí thải
? Nguồn phát thải
? Tải lượng
? Nồng độ các chất ô nhiểm
• Nước thải
? Nguồn phát sinh
? Tải lượng
? Nồng độ các chất ô nhiểm
- Nước thải (Lưu ý: nêu rõ các thông số liên quan về nước làm mát, nước tuần hoàn trong quá trình sản xuất)
? Nguồn phát sinh
? Tải lượng
? Nồng độ các chất ô nhiểm
• Chất thải rắn
? Nguồn phát sinh
? Tải lượng
? Nồng độ các chất ô nhiểm
• Sự cố do hoạt động của dự án: (cháy nổ, rò rỉ hoá chất, tràn dầu...)
? Nguyên nhân nảy sinh
? Quy mô ảnh hưởng.
4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiểm
• Hệ thống thu gom và xử lý khí thải:
? Chiều cao ống khói
? Đặc tính thiết bị xử lý
? Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
? Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)
? Các chất thải từ quá trình xử lý
? Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.
• Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
? Đường thu gom và thoát nước
? Kết cấu bể xử lý
? Công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý
? Hoá chất sử dụng (lượng, thành phần)
? Các chất thải từ quá trình xử lý
? Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.
• Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn:
? Kết cấu bể/kho lưu giữa chất thải rắn
? Quy trình vận chuyển
? Kỹ thuật xử lý (phơi khô, đóng rắn, chôn lấp, thiêu huỷ, làm phân bón...)
? Dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và xử lý.
• Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên nhà máy.
• Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố:
? Thiết bị
? Quy trình
? Hoá chất sử dụng
? Hiệu quả
? Dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dượt định kỳ.
5. Chương trình giám sát môi trường:
• Vị trí giám sát
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
23
• Các chỉ tiêu giám sát
• Tần suất giám sát
• Dự kiến kinh phí thực hiện
6. Cam kết đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường.
• Tiêu chuẩn Việt Nam
• Tiêu chuẩn nước ngoài nếu tiêu chuẩn Việt Nam không có (tên nước, năm ban hành, cơ quan ban hành,
hiệu lực áp dụng). (lưu ý kèm theo toàn bọ nội dung tiêu chuẩn)
• Thời gian hoàn thành công trình xử lý
• Cam kết chụi trách nhiệm pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các công ước Quốc tế, các tiêu chuẩn Việt
Nam và để gây ra sự cố gây ô nhiểm môi trường.
III.2.2. Một số nội dung cần lưu ý
Để có được một bản kế hoạch ĐGTĐMT chi tiết, một trong những cách tiếp cận hợp lý là tiến
hành thông qua ĐGTĐMT sơ bộ.
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (kiểm tra môi trường sơ bộ)
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ được sử dụng như là một bước của giai đoạn xác định phạm
vi ĐGTĐMT, có các mục tiêu:
• Sơ bộ xác định bản chất và mức độ tác động môi trường của dự án.
• Xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp. Nếu kết quả ĐGTĐMT sơ bộ cho thấy dự án không có
các vấn đề môi trường lớn thì báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ (tương đương với bản đăng ký đạt tiêu chuẩn
môi trường trong Thông tư số 490/1998/TT-BKHCN&MT) là báo cáo ĐGTĐMT cuối cùng.
• Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ (bản đăng ký đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường) phải được các cơ quan
quản lý môi trường thông qua.
• Trong khi tiến hành ĐGTĐMTsơ bộ, đối với một số dự án, nếu thấy cần thiết xây dựng kế hoạch
ĐGTĐMT chi tiết để thực hiện ĐGTĐMT.
Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ được chuẩn bị theo một mẫu nội dung và sử dụng các danh mục kiểm
tra ĐGTĐMT sơ bộ cho các ngành.
Phụ lục III.1 giới thiệu mẫu nội dung ĐGTĐMT sơ bộ của ủy ban Châu Âu, phụ lục III.2 giới
thiệu danh mục kiểm tra ĐGTĐMT sơ bộ cho các dự án sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón của Chương trình môi trường Liên hợp Quốc và phụ lục III.3 giới thiệu hướng dẫn chuẩn bị
báo cáo đánh giá tác động môi trường sơ bộ của Malaixia có thể được sử dụng tham khảo để
soạn đề cương và lập báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ.
ĐGTĐMT còn có nhiệm vụ phân cấp quy mô, cường độ các tác động, đồng thời xác định các
vấn đề môi trường cần thiết phải xem xét trong các giai đoạn tiếp theo.
Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ được Hội đồng thẩm định dự án duyệt cùng với hồ sơ dự án tiền khả
thi.
Đánh giá tác động môi trường sơ bộ được tiến hành trong giai đoạn tiền khả thi của chu trình dự
án và do các chủ đầu tư thực hiện.
Đề cương (kế hoạch) chi tiết cho ĐGTĐMT
Bước tiếp theo của xác định phạm vi ĐGTĐMT là xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho các
dự án cần phải tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ (dự án loại 1 và một phần các dự án loại 2). Đề cương
ĐGTĐMT chi tiết có các mục đích sau:
• ĐGTĐMT một cách có hệ thống
• Giới hạn các công việc phải thực hiện
• Đặt ĐGTĐMT trong mối tương quan với chính sách, pháp luật của nhà nước.
• Thực hiện ĐGTĐMT theo tiến độ
• Đưa ra những vấn đề môi trường quan trọng nhất cần phải nghiên cứu
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
24
Trong kế hoạch nghiên cứu chi tiết phải làm rõ tính pháp lý và nội dung ĐGTĐMT chi tiết của
dự án.
Các thông tin về pháp lý của dự án bao gồm:
• Cơ sở luật pháp và chính sách
• Sự phối hợp giữa các đối tác: cơ quan, tổ chức, quốc gia và tổ chức tài trợ hoặc cho vay
• Năng lực liên cơ quan
• Sự tham gia của cộng đồng
Các thông tin đánh giá môi trường chi tiết bao gồm:
• Mô tả dự án (chú ý đến mục tiêu dự án và giải pháp thực hiện)
• Mô tả môi trường nền
• Chất lượng của các thông tin hiện có
• Các đối tượng đánh giá
• Các tác động môi trường có lợi
• Các tác động bất lợi đối với:
? Tài nguyên thiên nhiên.
? Tài nguyên nhân văn.
? Tái định cư và đền bù thiệt hại.
• Các tác động tích dồn
• Các tác động vượt ra ngoài phạm vi dự án
• Cường độ tác động.
• Các phương án của dự án
• Các phương án thay thế dự án
• Các biện pháp giảm thiểu
• Kế hoạch giám sát môi trường
• Kế hoạch quản lý môi trường
Phụ lục III .4 Mẫu nội dung ĐGTĐMT của ủy ban Châu Âu, Phụ lục III.5 Nội dung đánh giá
môi trường của các dự án viện trợ phát triển của Hội đồng giúp đỡ phát triển thuộc Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế, phụ lục là những tài liệu tham khảo để có thể hình thành đề cương cho
một ĐGTĐMT.
III.3. Các cơ quan và cá nhân có trách nhiệm xác định phạm vi đánh giá tác động
môi trường
Các quan thực hiện ĐGTĐMT tiến hành xác định phạm vi tiến hành đánh giá môi trường.
• Các chủ dự án
• Cán bộ ĐGTĐMT
• Cộng đồng
Các cơ quan quản lý môi trường có trách nhiệm đánh giá và thông qua đề cương về nội dung của
công tác ĐGTĐMT.
• Cục Môi trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
• Các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Tỉnh, Thành
• Các Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Bộ.
Bước xác định phạm vi ĐGTĐMT bắt đầu từ nửa cuối của nghiên cứu tiền khả thi cho đến trước
giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
25
Sàng lọc dự án
Lập bản đăng ký đạt TCMT
Xác định phạm vi ĐGTĐMT*
ĐGTĐMT chi tiết*
Trách nhiệm của chủ đầu Trách nhiệm của các cơ quan
quản lý môi trường
Đăng ký đạt
tiêu chuẩn MT
Xem xét bản đăng ký
đạt tiêu chuẩn MT
Lập đề cương ĐGTĐMT chi tiết Xét duyệt đề cương
Quá trình đánh giá: Nhận dạng tác động:
Phân tích và đánh giá tác động, dự báo
và xác định ý nghĩa các tác động chính
Lựa chọn phương án và biện pháp giảm
thiểu, kế hoạch quản lý tác động MT
Lập báo cáo ĐGTĐMT
Thẩm định báo
cáo ĐGTĐMT*
Giám sát ĐGTĐMT
Nghiên
Cứu
Tiền
Khả
Thi
Và
Nghiên
Cứu
Khả
thi
xây
dựng
và
vận
hành
Phải tiến hành ĐGTĐMT (1)
Chưa rõ (2)
Quyết định
phê chuẩn
báo cáo
ĐGTĐMT
có
Không
Dự án
không được
chấp nhận
ĐGTĐMT
sơ bộ
Phiếu xác
nhận bản
đăng ký đạt
TCMT
Các bước ĐGTĐTM hiện đang giới thiệu
* Với sự tham gia của cộng đồng
Chú giải
Thông qua
với điều
kiện sửa
chữa
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
26
IV. Đánh giá Tác Động Môi Trường chi tiết
ĐGTĐMT chi tiết được triển khai sau khi đề cương nghiên cứu đ∙ được các cơ quan quản lý
thông qua. Các nội dung chủ yếu của một ĐGTĐMT chi tiết là nhận dạng, phân tích đánh giá, dự
báo các tác động, lựa chọn phương án, các biện pháp giảm thiểu, các đề xuất về quan trắc, giám
sát tác động và quản lý sau khi dự án đ∙ thực hiện.
IV.1. Nội dung đánh giá tác động môi trường chi tiết
Thông tư số: 490/1998/TT-BKHCNMT [3] đ∙ quy định danh mục các dự án cần thiết phải tiến
hành ĐGTĐMT chi tiết. Nội dung của một báo cáo ĐGTĐMT chi tiết được quy định tại Phụ lục
I.4, Nghị định 175/CP ngày 18 tháng 10, năm 1994 của Chính phủ [4], như sau:
I. Mở đầu
1. Mục đích của báo cáo.
2. Tình hình tài liệu, số liệu làm căn cứ của báo cáo.
3. Sự lựa chọn phương pháp đánh giá.
4. Tổ chức, thành viên, phương pháp và quá trình làm việc trong biên soạn báo cáo.
II. Mô tả sơ lược về dự án
1. Tên dự án.
2. Tên cơ quan chủ quản, cơ quan thực hiện việc xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật hoặc văn bản
có giá trị tương đương của dự án.
3. Mục tiêu kinh tế-x∙ hội, ý nghĩa chính trị của dự án.
4. Nội dung cơ bản của dự án. Lợi ích kinh tế-x∙ hội mà dự án có khả năng mang lại.
5. Tiến độ của dự án, dự kiến quá trình khai thác dự án.
6. Chi phí dự án. Quá trình chi phí.
III. Hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện dự án
1. Mô tả khái quát về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế-x∙ hội có liên quan tại địa điểm thực hiện dự
án.
2. Dự báo diễn biến của các điều kiện trên trong điều kiện không thực hiện dự án.
IV. Tác động của việc thực hiện dự án đến các yếu tố tài nguyên và môi trường
1. Mô tả tác động của việc thực hiện dự án đến từng yếu tố môi trường tại địa điểm thực hiện dự án:
2.Trình bày tính chất, phạm vi, mức độ diễn biến theo thời gian của từng tác động. So sánh với trường
hợp không thực hiện dự án.
A. Tác động đối với các dạng môi trường vật lý (thủy quyển, khí quyển, thạch quyển).
B. Tác động đối với các dạng tài nguyên sinh vật và các hệ sinh thái:
1. Tài nguyên sinh vật ở nước.
2. Tài nguyên sinh vật ở cạn.
C. Tác động đối với các tài nguyên và môi trường đ∙ được con người sử dụng:
1. Cung cấp nước.
2. Giao thông vận tải.
3. Nông nghiệp.
4. Thủy lợi.
5. Năng lượng.
6. Khai khoáng.
7. Công nghiệp.
8. Thủ công nghiệp.
9. Sử dụng đất vào các mục tiêu khác nhau.
10. Giải trí, bảo vệ sức khoẻ.
D. Tác động đối với các điều kiện trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống con người:
1. Điều kiện kinh tế-x∙ hội.
2. Điều kiện văn hóa.
3. Điều kiện mỹ thuật.
2. Diễn biến tổng hợp môi trường trong trường hợp thực hiện dự án:
Phân tích diễn biến tổng hợp theo từng phương án thực hiện dự án.
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
27
Những tổn thất về tài nguyên môi trường theo từng phương án. Định hướng những khả năng khắc phục.
So sánh được, mất và lợi, hại về kinh tế x∙ hội và tài nguyên môi trường theo từng phương án.
Trong phần này cần nêu rõ:
• Các chất đưa vào sản xuất.
• Các chất thải của sản xuất.
• Các sản phẩm.
• Dự báo tác động của chất đó đối với môi trường.
3. Các biện pháp khắc phục tác động tiêu cực của dự án đến môi trường:
Trình bày kỹ các biện pháp có tính chất kỹ thuật, công nghêj, tổ chức điều hành nhăm khắc phục các
tác động tiêu cực đến môi trường của dự án.
So sánh lợi ích thu được và chi phí phải bỏ ra cho từng biện pháp của dự án.
4. Đánh giá chung
Đánh giá chung về mức độ tin cậy của các dự báo đánh giá tác động môi trường. Các công tác nghiên
cứu điều tra, khảo sát đo đạc cần được tiếp tục thực hiện để có kết luận đáng tin cậy hơn và tiếp tục điều
chỉnh dự báo tác động môi trường trong tương lai.
IV. Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án
1. Kiến nghị về lựa chọn phương án thực hiện dự án trên quan điểm bảo vệ môi trường.
2. Kiến nghị về các biện pháp bảo vệ môi trường kèm theo phương án được đề nghị chấp nhận.
Như vậy, trong các văn bản ĐGTĐMT hiện hành đ∙ hướng dẫn về nội dung cho một báo cáo
ĐGTĐMT chi tiết. Việc nghiên cứu ĐGTĐMT hiện còn thiếu các tài liệu hướng dẫn về mặt kỹ
thuật. Để góp phần cụ thể hoá nội dung ĐGTĐMT của Việt Nam, cuốn sách này đưa thêm một
số hướng dẫn kỹ thuật cho việc đánh giá tác động, như nhận dạng tác động, phân tích và đánh
giá tác động, dự báo và xác định ý nghĩa của tác động đối với môi trường và lựa chọn phương án
và các biện pháp giảm thiểu.
IV.2. Nhận dạng các tác động
IV.2.1. Các kiểu tác động
Các dự án phát triển kinh tế x∙ hội đều gây nên những tác động môi trường ở các mức độ khác
nhau, chúng bao gồm các tác động có lợi và có hại. Theo Vatheen [9] một tác động theo thời
gian (cho một thời đoạn) và trong không gian (cho một vùng xác định) được thể hiện bằng sự
thay đổi giá trị của một thông số môi trường trước và sau khi triển khai dự án. Có thể biểu diễn
một tác động môi trường bằng hình vẽ (Hình 6).
Hình 6. Biểu diễn tác động môi trường của một dự án [9]
Nhận dạng các tác động môi trường có nhiệm vụ xác định các đối tượng môi trường có thể bị dự
án tác động một cách đáng kể. Tác động môi trường của một dự án được hiểu là sự thay đổi các
điều kiện môi trường hiện tại hoặc tạo ra các hậu quả môi trường có lợi cũng như có hại. Nhận
dạng các tác động môi trường được thực hiện từ bước xác định phạm vi (khi đ∙ có đầy đủ các
thông tin về các hoạt động của dự án) đến giai đoạn đầu của bước ĐGTĐMT chi tiết (khi đ∙ thu
thập đầy đủ các thông tin hiện trạng môi trường của vùng dự án).
Có thể phân biệt một cách tương đối các tác động môi trường ra ba loại chính, đó là:
Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung
Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - cục môi trường, Bộ KHCN&MT - Đại học tự do BRUXEL
Đề án “Xây dựng năng lực quản lý môi trường tại Việt Nam” VNM/B7-6200/IB/96/05
28
Tác động kinh tế-x∙ hội
Tác động kinh tế-x∙ hội của một dự án là các tác động có lợi và bất lợi do dự án gây ra cho các
điều kiện và sự hoạt động kinh tế-x∙ hội trong và ngoài vùng dự án, chúng bao gồm:
• Di dân và tái định cư
• Thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất
• Thay đổi cơ cấu ngành nghề và việc làm
• Thay đổi hạ tầng cơ sở
• ảnh hưởng đến phong tục tập quán
• ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hoá, các
công trình kiến trúc.
• ảnh hưởng đến quan hệ x∙ hội, tâm lý cộng đồng
• ảnh hưởng đến mức sống và dân trí
• ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư
Các tác động sinh học
Các tác động sinh học là sự ảnh hưởng do hoạt động của dự án đến tài nguyên sinh vật, như:
• Tài nguyên thực vật
• Động vật hoang d∙
• Động thực vật thuỷ sinh
• Cây trồng vật nuôi
• Các hệ sinh thái
Các tác động vật lý và hoá học
Các tác động vật lý và hoá học là sự ảnh hưởng của dự án đến các yếu tố và thành phần môi
trường như:
• Tính chất và thành phần của nước
• Tính chất và thành phần của không khí, chế độ nhiệt ẩm và khí hậu địa phương.
• Tính chất và thành phần đất
• Các quá trình tự nhiên như quá trình xói mòn và bồi tụ, dòng chảy,
• Các thiên tai, như động đất kích thích, lũ lụt, trượt lở, sương muối.
Các tác động môi trường nêu trên có thể được phân chia theo nguồn gốc: trực tiếp; gián tiếp và
tích dồn.
(a) Các tác động trực tiếp là sự thay đổi của các yếu tố và các quá trình môi trường do các hoạt
động của dự án gây nên một cách trực tiếp. Chẳng hạn việc xây dựng các đập nước sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chế độ dòng chảy hay việc phát thải của các nhà máy nhiệt điện trực tiếp gây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_tay_huong_dan_danh_gia_tac_dong_moi_truong_chung_cac_du_an_phat_trien_6695.pdf