So sánh ương hậu ấu trùng tôm sú (penaeus monodon) từ potslarvae-2 trong hệ thống có và không có biofloc ở các mật độ khác nhau

Tài liệu So sánh ương hậu ấu trùng tôm sú (penaeus monodon) từ potslarvae-2 trong hệ thống có và không có biofloc ở các mật độ khác nhau: 87 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(77)/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm sú là đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam, năm 2016 sản lượng đạt 251.700 tấn trên diện tích nuôi 571.000 ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Theo sự phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm thì nhu cầu con giống liên tục tăng cao. Năm 2016 cả nước có 1.861 cơ sở sản xuất giống tôm sú với sản lượng là 40 tỷ tôm giống (Cục thú y, 2016). Tuy nhiên, trong những năm qua, nghề nuôi tôm sú gặp rất nhiều trở ngại về dịch bệnh, giống chất lượng kém do trại sản xuất sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều trong suốt quá trình ương. Do đó tìm giải pháp cho nghề sản xuất giống tôm sú theo hướng an toàn sinh học thì việc ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng tôm sú để tạo ra con giống tốt, an toàn sinh học phục vụ cho nghề nuôi là rất cần thiết. Theo Avnimelech Y (2006); Ray A and Avnimelech Y. (2012) thì trong hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh khi có bổ sung n...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh ương hậu ấu trùng tôm sú (penaeus monodon) từ potslarvae-2 trong hệ thống có và không có biofloc ở các mật độ khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
87 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(77)/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tôm sú là đối tượng nuôi phổ biến ở Việt Nam, năm 2016 sản lượng đạt 251.700 tấn trên diện tích nuôi 571.000 ha (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016). Theo sự phát triển của nghề nuôi tôm thương phẩm thì nhu cầu con giống liên tục tăng cao. Năm 2016 cả nước có 1.861 cơ sở sản xuất giống tôm sú với sản lượng là 40 tỷ tôm giống (Cục thú y, 2016). Tuy nhiên, trong những năm qua, nghề nuôi tôm sú gặp rất nhiều trở ngại về dịch bệnh, giống chất lượng kém do trại sản xuất sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều trong suốt quá trình ương. Do đó tìm giải pháp cho nghề sản xuất giống tôm sú theo hướng an toàn sinh học thì việc ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng tôm sú để tạo ra con giống tốt, an toàn sinh học phục vụ cho nghề nuôi là rất cần thiết. Theo Avnimelech Y (2006); Ray A and Avnimelech Y. (2012) thì trong hệ thống nuôi trồng thủy sản thâm canh khi có bổ sung nguồn carbohydrate cho thấy nhiều lợi ích (i) cải thiện chất lượng nước, giảm áp lực của nghề nuôi đến môi trường, (ii) do vậy có thể tăng mật độ nuôi và cho năng suất cao (iii) ít bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn có khả năng tạo chất kháng khuẩn poly-β-hydroxybutyrate (PHB), (iv) nhờ đó giúp tôm tiêu hóa tốt và lớn nhanh điều này giúp tiết kiệm thức ăn cũng như giảm chi phí thuốc hóa chất phòng trị bệnh. Do đó nghiên cứu được thực hiện nhằm tạo ra con giống tốt cung cấp cho nghề nuôi. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Nguồn nước thí nghiệm: Nước dùng trong thí nghiệm có độ mặn 30‰ được pha từ nước ót có độ mặn 100‰ với nước ngọt (nước máy thành phố). Nước sau khi pha được xử lý bằng chlorine 50 g/ m3và sục khí mạnh đến khi hết chlorine trong nước, dùng NaHCO3 nâng độ kiềm lên 120 mg CaCO3/lít (Châu Tài Tảo, 2015), sau đó lọc nước qua ống vi lọc 1 µm trước khi bố trí thí nghiệm. - Nguồn ấu trùng: Nguồn ấu trùng tôm sú được thu từ tôm mẹ cho đẻ tại trại thực nghiệm nước lợ Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ và được ương trong bể 4 m3 đến giai đoạn Postlarvae-2 rồi đem bố trí ở các mật độ khác nhau cho từng nghiệm thức. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Tạo biofloc: Biofloc được tạo bằng nguồn bột gạo có 73,4 % carbohydrate. Pha bột gạo vào nước, khuấy đều sau đó ủ 24 giờ rồi cho vào bể ương. Lượng bột gạo được bổ sung 3 ngày một lần được tính theo tỷ lệ C/N trong thức ăn, tùy vào lượng thức ăn sử dụng cho tôm ăn trong 3 ngày mà thêm lượng bột gạo để đạt được tỷ lệ C/N =12. Lượng bột gạo cần bổ sung vào bể để tạo biofloc được tính dựa theo công thức (Lục Minh Diệp, 2012). - Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm hai nhân tố gồm 6 nghiệm thức, ở các mật độ 100, 150, 200 con/lít ương trong hệ thống có và không có biofloc, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, bể ương có thể tích 120 lít, độ mặn 30‰, nguồn Postlarvae-2 được lấy từ 1 bể ương chung. - Chăm sóc hậu ấu trùng: Giai đoạn tôm từ Postlarvae-2 đến Postlarvae-6 cho ăn thức ăn Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ SO SÁNH ƯƠNG HẬU ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) TỪ POTSLARVAE-2 TRONG HỆ THỐNG CÓ VÀ KHÔNG CÓ BIOFLOC Ở CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Châu Tài Tảo TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống của hậu ấu trùng tôm sú ở các mật độ khác nhau trong hệ thống có và không có biofloc. Nghiên cứu gồm 6 nghiệm thức với các mật độ ương 100, 150, 200 Postlarvae-2/lít trong hệ thống có và không có biofloc, bể ương có thể tích 120 lít, độ mặn 30‰, sử dụng bột gạo để tạo biofloc với tỷ lệ C/N=12. Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều dài trung bình ở giai đoạn PL-15 của các nghiệm thức có biofloc (12,2 ± 0,4 mm) lớn hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc (11,5 ± 0,5 mm). Tỷ lệ sống và năng suất ở PL-15 lần lược là 67,6 ± 14,1 % và 96,1±10,4 con/L và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc. Vì vậy có thể kết luận hậu ấu trùng tôm sú từ PL-2 ương trong hệ thống có biofloc tăng trưởng và tỷ lệ sống tốt hơn các nghiệm thức không có biofloc, trong đó nghiệm thức 100 con/L có biofloc là tốt nhất. Từ khóa: Tôm sú, hậu ấu trùng, biofloc, mật độ 88 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(77)/2017 Frippak-150 từ 2-3 g/m3/lần, giai đoạn Postlarvae-7 đến Postlarvae-15 cho ăn Lansy PL từ 3-4 g/m3/lần, Artemia mới nở từ 1-2 con/L (Châu Tài Tảo, 2013). Lượng thức ăn cho từng nghiệm thức khác nhau tùy theo mật độ ương, cho tôm ăn 8 lần mỗi ngày (cách 3 giờ cho ăn 1 lần) trong đó 4 lần thức ăn nhân tạo và 4 lần thức ăn là Artemia. - Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu môi trường theo dõi gồm: nhiệt độ và pH được đo 2 lần/ngày vào lúc 8 giờ và 14 giờ bằng máy đo pH; TAN và NO2-, được đo 4 ngày một lần bằng test sera của Đức. Các chỉ tiêu theo dõi biofloc: Thể tích biofloc được xác định theo phương pháp đong thể tích bằng phễu lắng Imhoff, kích cỡ hạt biofloc được đo bằng kính hiển vi có trắc vi thị kính. Các chỉ tiêu theo dõi tôm: thu ngẫu nhiên 30 mẫu tôm đo chiều dài tổng ở giai đoạn PL-6, PL-10 và PL-15 bằng kính hiển vi có trắc vi thị kính. Tỷ lệ sống và năng suất được xác định khi tôm đạt giai đoạn PL-15 bằng phương pháp định lượng. - Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phần trăm, so sánh khác biệt giữa các nghiệm thức áp dụng phương pháp ANOVA hai nhân tố bằng phép thử DUNCAN (p<0,05) sử dụng phần mềm Excel và SPSS phiên bản 22.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tháng 01/2017 tại Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức Nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm rất ổn định, buổi sáng nhiệt độ từ 28,2 - 28,5 ºC và buổi chiều dao động từ 29,4 - 29,6 ºC (Bảng 1). Nhiệt độ tốt nhất cho tăng trưởng của tôm dao động trong khoảng 25 - 30 oC (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Vậy nhiệt độ của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho hậu ấu trùng tôm sú phát triển tốt. pH trung bình của các nghiệm thức dao động từ 7,5 đến 8,0 vào buổi sáng và từ 7,9 đến 8,2 vào buổi chiều. Theo Boyd et al., (2002), Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương (2009) pH dao động từ 7,5 – 8,5 nằm trong khoảng thích hợp cho ương tôm. Như vậy giá trị pH của thí nghiệm nằm trong giới hạn thích hợp cho hậu ấu trùng tôm. Hàm lượng TAN ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ 0,47 đến 1,53 mg/L. Các nghiệm thức có biofloc luôn thấp hơn các nghiệm thức không có biofloc. Theo Boyd (1998) thì hàm lượng TAN thích hợp cho tôm là nhỏ hơn 2 mg/L. Hàm lượng NO2- ở các nghiệm thức biến động từ 0,39 mg/L đến 1,95 mg/L, thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 100 con/L có biofloc, cao nhất ở nghiệm thức mật độ 250 con/L không có biofloc. Hàm lượng NO2- thích hợp cho sự phát triển của ấu trùng tôm là <1mg/L (Phạm Văn Tình, 2004). Như vậy 3 nghiệm thức có biofloc đều nằm trong phạm vi cho phép để hậu ấu trùng tôm phát triển tốt, tuy nhiên ở các nghiệm thức không có biofloc hàm lượng NO2- vượt mức cho phép nhưng chưa thấy ảnh hưởng đến tôm. Độ kiềm của các nghiệm thức dao động từ 107,4 mg CaCO3/L đến 117,1 mg CaCO3/L. Theo Châu Tài Tảo (2015), độ kiềm thích hợp cho hậu ấu trung tôm sú phát triển là từ 100 – 120 mg CaCO3/L. Vậy trong thời gian thí nghiệm, độ kiềm có giảm hơn so với lúc bố trí thí nghiệm nhưng luôn nằm trong phạm vi cho phép. 3.2. Các chỉ tiêu theo dõi biofloc của các nghiệm thức Các chỉ tiêu biofloc được thu ở giai đoạn PL-15. Thể tích biofloc luôn tăng trong suốt thời gian thí Bảng 1. Các yếu tố môi trường của các nghiệm thức Chỉ tiêu 100 con/L Có biofloc Không có biofloc 150 con/L 200 con/L 100 con/L 150 con/L 200 con/L Nhiệt độ Sáng 28,2±0,3 28,5±0,1 28,4±0,9 28,5±0,5 28,3±0,3 28,3±0,5 Chiều 29,5±0,6 29,6±0,3 29,4±0,6 29,6±0,9 29,4±0,1 29,6±0,5 pH Sáng 7,8±0,5 7,5± 0,2 7,9±0,3 7,7±0,3 7,9±0,1 8,0±0,3 Chiều 8,1±0,6 7,9±0,3 8,1±0,4 8,0±0,3 8,2±0,1 8,2±0,4 TAN (mg/L) 0,52±0,35 0,63±0,33 0,47±0,23 0,84±0,23 1,37±0,29 1,53±0,43 NO2- (mg/L) 0,39±0,31 0,43±0,23 0,53±0,22 0,98±0,32 1,36±0,43 1,95±0,34 Độ Kiềm (mg CaCO3/L) 111,6±5,7 109,9±4,2 107,4±4,7 115,1±5,1 117,1±2,5 114,4±2,3 89 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(77)/2017 nghiệm, thể tích biofloc ở mật độ 200 con/L cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại, và thấp nhất ở nghiệm thức mật độ 100 con/L. Qua đó cho thấy thể tích biofloc tăng dần theo mật độ do sự bổ sung bột gạo trong quá trình ương. Thể tích biofloc ở thí nghiệm này thấp hơn ở thí nghiệm của Châu Tài Tảo và ctv., (2016) ương ấu trùng tôm sú bắt đầu từ Mysis-3 do thời gian ương tôm ngắn hơn. Theo Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2016), ương ấu trùng tôm sú theo công nghệ biofloc thì thể tích biofloc dao động từ 3,7 - 7,5 mL/L thích hợp cho ấu trùng tôm sú phát triển tốt. Như vậy, thể tích biofloc ở các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho ương tôm giống. Chiều dài và chiều rộng hạt biofloc trung bình ở giai đoạn PL-15 của nghiệm thức mật độ 200 con/L cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Nhìn chung, trong cùng một nghiệm thức, biến động kích thước hạt biofloc tương đối thấp. Bảng 2. Các chỉ tiêu biofloc của các nghiệm thức có biofloc Ghi chú: Các số liệu trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<005) 3.3. Chiều dài (mm) của hậu ấu trùng tôm sú của các nghiệm thức Qua bảng 3 cho thấy chiều dài trung bình của PL- 6, PL-10 và PL-15 của các nghiệm thức có biofloc luôn cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc. Các nghiệm thức mật độ càng cao thì tăng trưởng của tôm càng giảm và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Theo Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2016) chiều dài của PL-15 ương theo công nghệ biofloc ở mật độ 200 con/L là 12,5 mm. Chiều dài của PL-15 của tôm biển ở lần đẻ thứ nhất là 12,4 mm và nguồn tôm đầm là 11,8 mm (Châu Tài Tảo, 2013). Qua đó cho thấy các nghiệm thức có biofloc tôm tăng trưởng tốt hơn các nghiên cứu trên. Nghiệm thức Thể tích biofloc (mm) Kích thước hạt biofloc (mm) Dài Rộng Mật độ 100 con/L có biofloc 2,25±0,25a 0,15±0,04a 0,10±0,04a Mật độ 150 con/L có biofloc 3,43±0,32b 0,18±0,06a 0,15±0,06a Mật độ 200 con/L có biofloc 4,38±0,19c 0,25±0,05b 0,29±0,07b Chiều dài PL-6 Có biofloc Không biofloc TB Tổng 100 con/L 9,3±0,1 9,2±0,1 9,3±0,1C 150 con/L 9,2±0,1 9,1±0,1 9,1±0,1B 200 con/L 9,0±0,3 8,8±0,2 8,9±0,1A TB tổng 9,2±0,2b 9,0±0,1a Chiều dài PL-10 Có biofloc Không biofloc TB Tổng 100 con/L 11,0±0,1 10,8±0,1 10,9±0,1C 150 con/L 10,9±0,1 10,7±0,1 10,8±0,1B 200 con/L 10,4±0,1 10,0±0,1 10,2±0,1A TB tổng 10,8±0,2b 10,5±0,1a Chiều dài PL-15 Có biofloc Không biofloc TB Tổng 100 con/L 12,6±0,1 11,9±0,2 12,3±0,4C 150 con/L 12,4±0,1 11,6±0,1 12,0±0,4B 200 con/L 11,7±0,3 10,8±0,4 11,2±0,6A TB tổng 12,2±0,4b 11,5±0,5a Bảng 3. Chiều dài (mm) của hậu ấu trùng tôm sú (Nhân tố mật độ không tương tác với nhân tố có biofloc và không có biofloc p>0,05) Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng a,b hoặc một cột A, B khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). 90 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(77)/2017 3.4. Tỷ lệ sống của PL-15 ở các nghiệm thức Kết quả phân tích thống kê ở Bảng 4 cho thấy trong cùng 1 mật độ thì các nghiệm thức có biofloc luôn cao hơn so với các nghiệm thức không có biofloc. Trung bình tỷ lệ sống PL-15 của các nghiệm thức có biofloc (67,6±14,1%) cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc (61,3±11,9%). Tỷ lệ sống trung bình ở mật độ 100 con/L cao nhất và giảm dần khi mật độ càng tăng và các nghiệm thức mật độ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Vì khi mật độ ương càng tăng thì tôm ăn nhau làm giảm tỷ lệ sống. Theo Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải (2016) ương ấu trùng tôm sú theo công nghệ biofloc ở các mật độ 150, 200, 250 và 300 con/L bắt đầu bổ sung rỉ đường từ giai đoạn Mysis-1 thì tỷ lệ sống của PL-15 dao động từ 25,9-57,2%. Kết quả nghiên cứu này cao hơn do thí nghiệm bố trí bắt đầu từ PL-2. Bảng 4. Tỷ lệ sống (%) của PL-15 (Nhân tố mật độ không tương tác với nhân tố có biofloc và không có biofloc p>0,05) Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng a,b hoặc một cột A, B khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 3.5. Năng suất PL-15 của các nghiệm thức Năng suất PL-15 của các nghiệm thức có biofloc (96,1±10,4 con/L) cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức không có biofloc (87,5±10,7 con/L). Năng suất trung bình của mật độ 200 con/L (100,1±5,9 con/L) lớn nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với mật độ 100 con/L (79,3±5,4 con/L) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với mật độ 150 con/L (96,0±8,2 con/L). Bảng 5. Năng suất của PL-15 (Nhân tố mật độ không tương tác với nhân tố có biofloc và không có biofloc, p>0,05) Ghi chú: Các số liệu trong cùng một hàng a,b hoặc một cột A, B khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Ở các nghiệm thức có biofloc thì tăng trưởng về chiều dài (12,2±0,4 mm), tỷ lệ sống (67,6±14,1%)và năng suất (96,1±10,4 con/L) của PL-15 tôm sú luôn lớn hơn các nghiệm thức không có biofloc. Trong đó mật độ 100 con/L có biofloc là tốt nhất. 4.2. Kiến nghị Có thể ứng dụng công nghệ biofloc để ương hậu ấu trùng tôm sú mật độ 100con/L bắt đầu từ PL-2 vào thực tiển sản xuất. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ nông nghiệp và PTNT, 2016. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2016 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cục Thú y, 2016. Báo cáo chuyên đề công tác Thú y năm 2016 và kế hoạch công tác Thú y năm 2017. Lục Minh Diệp, 2012. Ứng dụng công nghệ biofloc, giải pháp kỹ thuật thay thế cho nghề nuôi tôm he thương phẩm hiện nay tại Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học ứng dụng công nghệ mới trong nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang. Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009. Nguyên lý và kỹ thuật nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Nhà xuất bản nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, 203 trang. Châu Tài Tảo, 2013. So sánh đặc điểm sinh sản các nguồn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) bố mẹ và thực nghiệm nuôi tôm thành thục trong hệ thống bể tuần hoàn. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 114 Trang. Châu Tài Tảo, 2015. Ảnh hưởng của độ kiềm lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon). Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 23 Trang 97- 102. Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, 2016. Nghiên cứu ương ấu trùng tôm sú (penaeus monodon) theo công nghệ biofloc ở các mật độ khác nhau. Tạp chí khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 10/2016, trang 59-63. Châu Tài Tảo, Trần Ngọc Hải, Nguyễn Thanh Phương, 2016. Ương ấu trùng tôm sú (Penaeus monodon) từ Mysis-3 ở các mật độ khác nhau trong hệ thống có và không có biofloc. Tạp chí khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 12/2016, trang 96-99. Phạm Văn Tình, 2004. Kỹ thuật sản xuất giống tôm sú chất lượng cao. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 75 trang. Avnimelech, Y, 2006. Bio filters: The need for an new comprehensive approach. Aquaculture Engineering 34, 172-178. Tỷ lệ sống Có biofloc Không biofloc TB tổng 100 con/L 83,0±4,1 75,6±3,9 79,3±5,4C 150 con/L 68,6±3,5 59,5±0,8 60,0±5,5B 200 con/L 51,2±1,4 48,9±3,9 50,1±2,9A TB tổng 67,6±14,1b 61,3±11,9a Năng suất Có biofloc Không biofloc TB tổng 100 con/L 83,0±4,1 75,6±3,9 79,3±5,4A 150 con/L 102,8±5,2 89,2±1,2 96,0±8,2B 200 con/L 102,3±2,8 97,9±7,9 100,1±5,9B TB tổng 96,1±10,4b 87,5±10,7a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf48_1807_2153739.pdf
Tài liệu liên quan