Tài liệu So sánh tiền mê melatonin với midazolam trong phẫu thuật mắt ở trẻ em: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
148
SO SÁNH TIỀN MÊ MELATONIN VỚI MIDAZOLAM
TRONG PHẪU THUẬT MẮT Ở TRẺ EM
Phan Thị Minh Tâm*, Bùi Thị Mai Huyền*, Nguyễn Thị Thu Hằng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề & mục tiêu: Lo lắng trước mổ là một vấn đề lớn trong gây mê trẻ em. Midazolam thường được
chọn là thuốc tiền mê, nhưng việc sử dụng midazolam có thể có những tác dụng không mong muốn ở trẻ em.
Tiền mê melatonin có thể tạo được giấc ngủ tự nhiên và an thần cho trẻ em. Chúng tôi nghiên cứu tiền mê cho
bệnh nhân uống midazolam hoặc melatonin so sánh mức độ an thần và giảm lo cho trẻ em chịu phẫu thuật mắt.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu các trẻ từ 1 đến 8 tuổi chịu phẫu thuật mắt từ tháng 12 năm 2017 đến
tháng 2 năm 2018, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: uống midazolam (0,2mg/kg) và melatonin (0,5mg/kg).
Sau khi uống thuốc trẻ được đánh giá độ an thần, sự lo lắng, tinh thần khi tách khỏi cha mẹ và mức độ chấp nhận
dẫn đầu mê qua mặt nạ.
...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh tiền mê melatonin với midazolam trong phẫu thuật mắt ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
148
SO SÁNH TIỀN MÊ MELATONIN VỚI MIDAZOLAM
TRONG PHẪU THUẬT MẮT Ở TRẺ EM
Phan Thị Minh Tâm*, Bùi Thị Mai Huyền*, Nguyễn Thị Thu Hằng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề & mục tiêu: Lo lắng trước mổ là một vấn đề lớn trong gây mê trẻ em. Midazolam thường được
chọn là thuốc tiền mê, nhưng việc sử dụng midazolam có thể có những tác dụng không mong muốn ở trẻ em.
Tiền mê melatonin có thể tạo được giấc ngủ tự nhiên và an thần cho trẻ em. Chúng tôi nghiên cứu tiền mê cho
bệnh nhân uống midazolam hoặc melatonin so sánh mức độ an thần và giảm lo cho trẻ em chịu phẫu thuật mắt.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu các trẻ từ 1 đến 8 tuổi chịu phẫu thuật mắt từ tháng 12 năm 2017 đến
tháng 2 năm 2018, được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: uống midazolam (0,2mg/kg) và melatonin (0,5mg/kg).
Sau khi uống thuốc trẻ được đánh giá độ an thần, sự lo lắng, tinh thần khi tách khỏi cha mẹ và mức độ chấp nhận
dẫn đầu mê qua mặt nạ.
Kết quả: 190 trẻ được tiền mê được chia thành 2 nhóm: 95 trẻ trong mỗi nhóm. Chúng tôi nhận thấy trẻ
uống melatonin hoặc midazolam đều giảm lo khi tách cha mẹ và dể dàng chấp nhận mặt nạ khi dẫn đầu gây mê.
Ghi nhận là trẻ uống midazolam gây an thần sâu hơn và xảy ra sớm hơn so với melatonin.Thời gian hồi tỉnh
tương tự ở 2 nhóm.
Kết luận: Melatonin có hiệu quả tiền mê giúp giảm lo lắng cho trẻ em trong giai đoạn trước mổ và lúc dẫn
đầu gây mê. Nhưng mức độ an thần do midazolam thì mạnh hơn.
Từ khóa: Pediatric premedication, melatonin, midazolam.
ABSTRACT
MELATONIN VERSUS MIDAZOLAM PREMEDICATION IN CHILDREN UNDERGOING
OPHTHALMIC SURGERY
Phan Thi Minh Tam, Bui Thi Thu Huyen, Nguyen Thi Thu Hang
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 22 - No 3- 2018: 148 - 147
Background & Objective: Preoperative anxiety is a major problem in pediatric anesthetic patients.
Midazolam has been the most commonly used premedication for pediatric anesthesia, but the use of midazolam
may be associated with paradoxical reactions in children. Oral melatonin may induce a natural sleepiness and
improve sedation. We investigated the premedication of melatonin compared to midazolam regarding their
effectiveness in reducing preoperative anxiety and sedation levels in children undergoing ophthalmic procedure.
Methods: Children between the age of 1 and 8 years scheduled for ophthalmic procedure, were prospectively
enrolled from December 2017 to February 2018, and were randomly assigned to two groups based on whether
they received oral midazolam (0,2mg/kg) or oral melatonin (0,5mg/kg) premedication. Anxiety and temperament
were evaluated after administering the drugs, on separation from parents and induction of anesthesia mask.
Results: 190 patients were studied, 95 for each group. We found that oral midazolam or melatonin were
effective as premedication in alleviating separation anxiety and easily accepting the induction of anesthesia mask.
A trend was noted that the degree of midazolam sedation was superior to melatonin sedation. The sedative effect of
midazolam observed to be faster than of melatonin. The recovery time was similar in two groups.
* Khoa PT - GMHS BV Mắt TP.HCM ** Khoa PT - GMHS BV Mắt TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS BS Phan Thị Minh Tâm ĐT: 0903363352 Email: ptmtam@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
149
Conclusion: This study demonstrates that melatonin is effective in reducing children’s anxiety in
preoperative period and at induction of anesthesia. But midazolam is more effective than melatonin in sedation
levels.
Keywords: Pediatric premedication, melatonin, midazolam.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giai đoạn trước mổ là giai đoạn có nhiều lo
lắng và căng thẳng cho cả bệnh nhi và các bậc
cha mẹ, hậu quả xảy ra ngay sau mổ và có thể
kéo dài cho trẻ và gia đình trong thời gian sau
đó. Tuổi của trẻ, mức độ lo lắng của cha mẹ, số
lần trẻ đã đến phòng mổ và loại phẫu thuật là
những yếu tố gây lo lắng sợ hãi cho trẻ trước mổ.
Hậu quả về việc lo lắng trước mổ làm cho trẻ
càng sợ bệnh viện và nhân viên y tế hơn(13); trẻ
hay sợ sệt, gặp ác mộng, quấy đêm, đái dầm và
thay đổi hành vi sau đó. Việc tách trẻ khỏi cha
mẹ đến một môi trường xa lạ như phòng mổ làm
chúng thêm sợ hãi. Nhất là những trẻ đã từng
phải chịu gây mê phẫu thuật thì nỗi lo sợ trước
gây mê tăng gấp đôi(4,5). Để làm giảm các tác
động xấu đến tâm sinh lý của trẻ, các bác sĩ gây
mê nhi thường tiền mê cho trẻ trước mổ. Có thể
tiền mê cho trẻ bằng cách dùng thuốc hoặc
không dùng thuốc như tạo sự thân mật khi
khám tiền mê và để cha mẹ đưa trẻ vào phòng
mổ, hiện diện trong lúc dẫn đầu gây mê cho tới
khi trẻ ngủ(6). Tuy nhiên với điều kiện hiện tại ở
các phòng mổ của chúng ta việc cho cha mẹ đưa
trẻ vào phòng mổ chưa thể thực hiện được.
Tại Bệnh Viện Mắt TPHCM hàng năm có
khoảng 4000 trường hợp phẫu thuật, thủ thuật
mắt cho trẻ em cần phải gây mê; trong số đó rất
nhiều trường hợp trẻ phải chịu gây mê rất nhiều
lần. Những trẻ này rất sợ hãi khi gặp nhân viên
y tế và khó khám cho chúng. Như vậy tiền mê
cho trẻ khi chịu phẫu thuật và thủ thuật mắt là
cần thiết. Hiện có nhiều loại thuốc được sử dụng
nhằm mục đích này.
Midazolam được sử dụng từ thập niên 1980,
thuốc tan trong nước, thời gian khởi phát nhanh
và thời gian bán hủy khoảng 2 giờ; thích hợp cho
tiền mê bệnh nhân trước mổ; có tác dụng tốt để
giảm lo, tăng sự hợp tác của trẻ và giúp quên tốt.
Nồng độ midazolam trong huyết thanh đạt đỉnh
sau 45 phút tiêm bắp, nhưng tác dụng giảm lo
sau chích thuốc từ 5 – 60 phút, thời gian tác động
trong khoảng từ 1 – 6 giờ(10). Hiện nay
midazolam là thuốc được chọn hàng đầu để tiền
mê cho cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên một số
tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến hô hấp của
bệnh nhân như tương tác với thuốc á phiện gây
an thần sâu và kéo dài thời gian hồi tỉnh. Một số
tác giả còn quan tâm tới tác dụng làm quên
thuận chiều của midazolam, nếu sử dụng nhiều
lần, liệu có ảnh hưởng tới trí nhớ của trẻ trong
tương lai(15). Thuốc có thể sử dụng qua đường
tiêm mạch, tiêm bắp, uống, nhỏ mũi hay bơm
hậu môn; với liều từ 0,1 – 0,5mg/kg(9).
Melatonin là một hormon nội sinh trong cơ
thể, do tuyến tùng sản xuất ra giúp điều hòa
nhịp sinh học ngủ - thức của cơ thể; để tạo ra
giấc ngủ tự nhiên(1). Có nhiều nghiên cứu sử
dụng melatonin để tiền mê cho người lớn và trẻ
em; dưới dạng uống, ngậm dưới lưỡi với liều từ
0,2 – 0,75mg/kg. Cho thấy tạo ra được giấc ngủ
tự nhiên cho bệnh nhân.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cho bệnh
nhân uống midazolam hoặc melatonin để tiền
mê khi chịu phẫu thuật, thủ thuật mắt; so sánh
melatonin có hiệu quả như midazolam tiền mê
qua đường uống về hiệu quả và độ an toàn khi
sử dụng tiền mê.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 12/ 2017 đến 2/ 2018 tại Bệnh Viện
Mắt TPHCM, chúng tôi tiến hành tiền mê cho trẻ
từ 1 – 8 tuổi, ASA I và ASA II, chịu thủ thuật,
phẫu thuật mắt. Bệnh nhân được khám tiền mê
thường quy, dặn nhịn ăn uống trước mổ và giải
thích rõ cho cha mẹ cách uống thuốc trước khi
chuyển đến phòng mổ. Tiêu chuẩn loại là những
trẻ dưới 1 tuổi, trẻ nghi ngờ đặt nội khí quản
khó, ASA III và trẻ béo phì.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
150
Bệnh nhân được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm I tiền mê với midazolam 0,2mg/kg
liều tối đa 20mg;
- Nhóm II tiền mê với melatonin 0,5mg/kg
liều tối đa 20mg.
Khi đưa trẻ vào phòng mổ, chúng tôi đánh
giá tình trạng tinh thần của trẻ, có hợp tác không
và có dễ tách khỏi cha mẹ không. Sau đó trẻ
được theo dõi SpO2, ECG, dẫn đầu gây mê qua
mặt nạ với sevoflurane, đánh giá mức độ chấp
nhận mặt nạ, sau đó đặt đường truyền tĩnh mạch
với NaCl 0,9%, tiêm fentanyl 1 – 2 mcg/kg,
propofol 2 – 3 mg/kg, và đặt nội khí quản. Duy
trì mê với sevoflurane. Sau mổ trẻ được chuyển
về phòng hồi sức theo dõi SpO2, cho thở oxy cho
tới khi tỉnh hẳn và chuyển về khoa.
Bảng 1: đánh giá độ an thần khi đưa trẻ vào phòng
mổ
Chỉ số Độ an thần
I Trẻ ngủ say
II Trẻ ngủ lơ mơ
III Trẻ thức
Bệnh nhân được ghi nhận độ an thần khi
đưa vào phòng mổ (Bảng 1), có dễ dàng tách trẻ
khỏi cha mẹ, mức độ chấp nhận mặt nạ gây mê
(Bảng 2), và chịu cho chích vein. Thời gian hồi
tỉnh có kéo dài hơn không. Tất cả được ghi nhận
ở mỗi nhóm bệnh nhân. Những dữ liệu thu thập
được phân tích và xử lý bằng: kiểm định T-test
được dùng cho biến định lượng có phân phối
chuẩn, Wilcoxon Rank Sum test nếu không
thuộc phân phối chuẩn. Kiểm định Chi bình
phương, hoặc chính xác Fisher được dùng cho
biến định tính. Phần mềm phân tích STATA 12.0.
Bảng 2: đánh giá mức độ chấp nhận mặt nạ
Chỉ số Chấp nhận mặt nạ
1 (tốt) Trẻ chấp nhận thở qua mặt nạ dễ dàng
2 (trung
bình)
Trẻ chấp nhận thở qua mặt nạ với ít kháng cự
3 (xấu)
Trẻ khóc, kháng cự với mặt nạ và cần có người hỗ
trợ giữ trẻ lại
KẾT QUẢ
Tại Bệnh Viện Mắt TPHCM, từ tháng 12/2017
đến 2/2018 chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên
190 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: nhóm I
gồm 95 trẻ được tiền mê với midazolam và
nhóm II gồm 95 trẻ được tiền mê với melatonin.
Phân bố về tuổi và giới tính, ASA trong 2
nhóm khác nhau không có giá trị thống kê, với P
> 0,05. Riêng dữ liệu cân nặng thì nhóm
midazolam có cân nặng trung bình là 19,8kg so
với 15,5kg ở nhóm melatonin (Bảng 3).
Số bệnh nhân bị u nguyên bào võng mạc
nhập viện để khám dưới gây mê là 54 ca, chiếm
28,4% trong nghiên cứu; đây là số bệnh nhân
chịu nhiều lần gây mê liên tiếp (bảng 4).
Bảng 3: Phân bố tuổi – phái tính – cân nặng trong 2 nhóm
Nhóm Số ca Tuổi TB ± SD P value Nam (%) Nữ (%) P value Cân nặng TB ± SD P value
Midazolam 95 3,8±1,8
0,183
53 (55,8) 42 (44,2)
1,00
18,2±6,7
0,015 Melatonin 95 3,2±1,9 53 (55,8) 42 (44,2) 16,1±5,1
Tổng cộng 190
Bảng 4: loại thủ thuật – phẫu thuật măt
Rb Khám mê Lé Lệ quản PT mí Cắt bỏ NC Đục T3 Glaucoma Khác Tổng cộng
Midazolam 25 (26,3%) 13 (13,7%) 8 (8,4%) 20 (21,1%) 1 (1,1%) 15 (15,8%) 3 (3,2%) 10 (10,5%) 95 (100%)
Melatonin 29 (30,5%) 24 (25,3%) 4 (4,2%) 14 (14,7%) 2 (2,1%) 16 (16,8%) 3 (3,2%) 3 (3,2%) 95 (100%)
Tổng cộng 54 (28,4%) 37 (19,4%) 12 (6,3%) 34 (17,9%) 3 (1,6%) 31 (16,3%) 6 (3,2%) 13 (6,8%) 190 (100%)
Bảng 5: ASA theo từng nhóm
ASA
Nhóm
P value
Midazolam Melatonin
I
69 64
p = 0,429*
72,6% 67,4%
II
26 31
27,4% 32,6%
Tổng cộng 95 95
* phép kiểm chi2
Số trẻ ngủ say trong nhóm midazolam và
melatonin tương ứng là 42 trường hợp so với 12,
trẻ ngủ lơ mơ là 27 so với 45 và còn tỉnh thức là
26 so với 45. Như vậy midazolam gây ngủ say
nhiều hơn melatonin, sự khác biệt có ý nghĩa về
phương diện thống kê với p = 0,001 (bảng 6).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
151
Bảng 6: Độ an thần khi đưa trẻ vào phòng mổ
Độ an thần
Nhóm
Tổng cộng P value
Midazolam Melatonin
Trẻ tỉnh táo (III)
26 38 64
0,001*
27,4% 40,0% 33,7%
Trẻ ngủ lơ mơ (II)
27 45 72
28,4% 47,4% 37,9%
Trẻ ngủ say (I)
42 12 54
44,2% 12,6% 28,4%
Tổng cộng
95 95 190
100% 100% 100%
* Phép kiểm chi2
Bảng 7: Đáp ứng của trẻ khi tách khỏi cha mẹ
Tách trẻ
Nhóm Tổng
cộng
P value
Midazolam Melatonin
Dễ dàng (tốt)
75 62 137
P =
0,029*
79,0% 65,3% 72,1%
Chấp nhận được
(trung bình)
10 24 34
10,5% 25,3% 17,9%
Quấy khóc phản
đối (xấu)
10 9 19
10,5% 9,5% 10,0%
Tổng cộng
95 95 190
100% 100% 100%
* Phép kiểm chi2
Đáp ứng của trẻ khi tách khỏi cha mẹ dễ
dàng là 137 trường hợp và chấp nhận được là 34
trường hợp, cả hai tình trạng này chiếm 90%
trong nghiên cứu (bảng 7).
Bảng 8: Đáp ứng của trẻ với mặt nạ
Đáp ứng với
mặt nạ
Nhóm Tổng
cộng
P value
Midazolam Melatonin
Dễ dàng (1)
71 53 124
P =
0,012*
74,7% 55,8% 65,25%
Trung bình (2)
17 35 52
17,9% 36,8% 27,35%
Không chấp
nhận (3)
7 7 14
7,4% 7,4% 7,4%
Tổng cộng
95 95 190
100% 100% 100%
* Phép kiểm chi2
Tương tự đáp ứng của trẻ với mặt nạ gây mê
dễ dàng và trung bình là 124 và 52 trường hợp,
chiếm 92,6% trong nghiên cứu (bảng 8).
Trẻ được đưa vào phòng mổ sau khi uống
thuốc 30 – 40 phút có 35 trẻ, trong đó ở nhóm
midazolam ngủ say 12, lơ mơ 11 và còn tỉnh 7
trẻ; còn nhóm melatonin có 5 trẻ tỉnh táo lúc đưa
vào phòng mổ (p = 0,006).
Bảng 9: Thời gian từ lúc tiền mê đến lúc đưa trẻ vào
PM tương ứng với độ an thần của trẻ
Thời gian sau tiền
mê (phút)
Nhóm
Midazolam số ca
(%)
Melatonin số ca
(%)
30 – 40 (n=35) P =
0,006
Ngủ say 12 (40,0) 0 (0,0)
Lơ mơ 11 (36,7) 0 (0,0)
Thức 7 (23,3) 5 (100,0)
> 40 – 60 (n=42) P
< 0,001
Ngủ say 17 (54,8) 0 (0,0)
Lơ mơ 3 (9,7) 8 (72,7)
Thức 11 (35,5) 3 (27,3)
> 60 – > 120
(n=113) P = 0,023*
Ngủ say 13 (38,2) 12 (15,2)
Lơ mơ 13 (38,2) 37 (46,8)
Thức 8 (23,5) 30 (38,0)
* Phép kiểm chi2
Sau khi uống thuốc tiền mê từ 40 – 60 phút
có 42 trẻ, trong đó ở nhóm midazolam ngủ say
17, lơ mơ 3 và còn tỉnh là 3 trẻ; còn nhóm
melatonin có 8 trẻ lơ mơ và 3 trẻ tỉnh táo lúc đưa
vào phòng mổ (p= 0,001).
Từ > 60 - > 120 phút có 113 trẻ, trong đó ở
nhóm midazolam ngủ say 13, lơ mơ 13 và còn
tỉnh 8 trẻ; còn nhóm melatonin ngủ say 12, lơ mơ
37 và còn tỉnh 30 trẻ lúc đưa vào phòng mổ (p =
0,023) (bảng 9).
BÀN LUẬN
Có nên tiền mê cho trẻ cần gây mê - phẫu thuật?
Trong giai đoạn trước mổ, trẻ em thường lo
lắng, căng thẳng; việc quấy khóc, sợ hãi của trẻ
còn gây tác động không tốt cho cha mẹ và cả
nhân viên y tế làm cho gây mê có nhiều tai biến
hơn(7). Trước đây việc tiền mê là bắt buộc, vì giúp
gây mê êm dịu và an toàn. Nhưng hiện nay gây
mê hiện đại với các thuốc mê thế hệ mới, thì nhu
cầu tiền mê đã giảm cho cả trẻ em và người
lớn(15). Thay vào đó là tiền mê không dùng thuốc
như: khi thăm khám tiền mê, bác sĩ giải thích cho
bệnh nhân và thân nhân, cho trẻ tham quan
phòng mổ, làm quen với các dụng cụ như mặt nạ
gây mê, cho cha mẹ đưa trẻ vào phòng mổ lúc
dẫn đầu gây mê.6 Tuy nhiên cách này chưa được
phổ cập ở các bệnh viện Nhi. Hiện nay các bệnh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
152
viện của chúng ta vẫn chưa thực hiện được việc
cho cha mẹ hiện diện trong lúc dẫn đầu gây mê.
Nên việc sử dụng thuốc tiền mê cho bệnh nhân
trước mổ thường được chọn lựa. Nhất là trên trẻ
đã nhiều lần chịu gây mê – phẫu thuật, tiền mê
có tác dụng tốt cho trẻ em cũng như cho các bậc
cha mẹ(8).
Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện
tiền mê cho 190 trẻ cần thủ thuật – phẫu thuật
mắt. Đáp ứng của trẻ khi tách khỏi cha mẹ dễ
dàng là 137 trường hợp và chấp nhận được là 34
trường hợp, cả hai chiếm 90% trong nghiên cứu.
Tương tự đáp ứng của trẻ với mặt nạ gây mê dễ
dàng và trung bình là 124 và 52 trường hợp,
chiếm 92,6%. Như vậy dù thời gian thủ thuật –
phẫu thuật mắt ngắn ở trẻ em, việc tiền mê giúp
trẻ chịu đựng tốt hơn, nhất là số trẻ bị u nguyên
bào võng mạc cần được khám dưới gây mê
nhiều lần là 54 trường hợp, chiếm 28,4% trong
nghiên cứu. Đây là nhóm bệnh nhân dễ bị tổn
thương tinh thần nhất do phải chịu nhiều cuộc
thăm khám dưới gây mê,và cha mẹ trẻ cũng phải
chịu nhiều áp lực. Thường ở nhóm bệnh nhân
này muốn đạt được độ an thần khi tiền mê thì
liều dùng phải cao hơn các trẻ khác(7,8).
Chọn thuốc tiền mê
Midazolam là thuốc được chọn nhiều nhất
để tiền mê cho hơn 90% trường hợp phẫu thuật
thường ngày ở trẻ em(8,10). Nhiều nghiên cứu cho
thấy thuốc có tác dụng tốt trong giảm lo, tăng sự
hợp tác của trẻ và loại bỏ các hồi ức xấu sau mổ.
Nghiên cứu của Davis và cộng sự 1995
midazolam 0,2 – 0,3mg/kg nhỏ mũi trên bệnh
nhân đặt ống thông màng nhĩ giúp giảm lo và
không kéo dài thời gian xuất viện(2). Nhưng khi
nhỏ mũi trẻ thường khóc hơn 50% trường hợp
do thuốc gây kích thích niêm mạc mũi. Việc tiêm
bắp midazolam tiền mê có thể làm trẻ sợ hãi
thêm, và gây tác động nghịch là trẻ có những
cơn hốt hoảng hay kích động sau khi tiêm(2,8).
Midazolam có thể tương tác với thuốc á phiện
làm ảnh hưởng tới hô hấp. Ngoài ra midazolam
có tác dụng quên thuận chiều nên có lợi cho trẻ
lúc hồi tỉnh, tuy nhiên nếu sử dụng nhiều lần thì
liệu midazolam có ảnh hưởng đến trí nhớ tiềm
ẩn của trẻ về lâu dài. Một số tác giả đề nghị nếu
phải lập lại thì nên dùng thuốc tiền mê khác với
midazolam(15). Một hạn chế khác của midazolam
khi uống là thuốc có vị đắng, dù được pha thêm
đường nhưng trẻ vẫn không thích uống. Do đó
một số thuốc khác được sử dụng để tiền mê như
ketamin, clonidin, dexmedetomidine,
melatonincho cả trẻ em và người lớn.
Melatonin là hormon thần kinh được tiết ra
từ tuyến tùng, võng mạc, ống tiêu hóa, có tác
dụng tạo giấc ngủ tự nhiên, an thần(1). Nhưng tác
dụng an thần, giảm lo của melatonin thì khác với
midazolam. Melatonin thường được dùng để
điều trị rối loạn giấc ngủ, lệch múi giờ(1,12), giảm
stress cho trẻ sơ sinh chịu phẫu thuật trong giai
đoạn chu phẫu, bảo vệ tổn thương da do tia tử
ngoại, điều trị các rối loạn tâm lý cho bệnh nhân
nằm ở hồi sức(12). Dựa vào tác dụng an thần của
melatonin hiện nay có nhiều nghiên cứu dùng
melatonin như là thuốc tiền mê(4,5). Melatonin
uống thì thích hợp cho trẻ em vì có dạng viên
ngọt thơm trẻ có thể ngậm dưới lưỡi hay pha
uống dễ dàng.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi pha
midazolam với 2 – 5 ml nước đường để trẻ dễ
uống hơn, cho uống tại phòng tiền mê với liều
0,2mg/kg trước mổ sớm nhất là 30 phút, thì nhận
thấy trẻ không bị nôn ói lúc dẫn đầu mê. Riva J
và cộng sự cho thấy tiền mê uống không làm
tăng nguy cơ viêm phổi hít ở trẻ em(11). Còn
melatonin thì cho uống từ khoa phòng trước khi
chuyển bệnh nhân đến phòng mổ. Thời gian tiền
mê thay đổi từ 30 – 120 phút là do có một số thay
đổi chương trình mổ và các biến cố như thời
gian dự trù phẫu thuật, thủ thuật kéo dài hơn.
Tác dụng tiền mê
Các nghiên cứu trên người lớn cho thấy
melatonin tăng cường hiệu lực của propofol,
và chống kích thích trong quá trình gây mê.
Eloisa Gitto và cộng sự, so sánh tiền mê
melatonin với midazolam gây mê phẫu thuật
ở trẻ em; cho thấy melatonin giúp giảm liều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
153
propofol lúc dẫn mê hơn là midazolam và
melatonin có hiệu quả tiền mê như là
midazolam khi sử dụng trên trẻ em(3). Hai
nghiên cứu của Samarkandi và Johnson cho
thấy thời gian hồi tỉnh nhanh hơn, ít bị run
giật sau mổ và giảm tỉ lệ rối loạn giấc ngủ 2
tuần sau khi gây mê so với midazolam(4,12).
Theo y văn thì hiện nay chưa có sự đồng
thuận về liều melatonin trên trẻ em giữa
0,3mg và 20mg. Nếu vượt quá liều này thì
không có tác dụng phụ nào ngoài tác dụng an
thần. Trong nhiều nghiên cứu các tác giả
không muốn vượt quá liều 20mg trên trẻ em
vì an toàn. Chúng tôi dùng liều tối đa là 20mg
thì không thấy thời gian hồi tỉnh bị kéo dài.
Theo tác giả Kain và cộng sự thì midazolam
giúp giảm lo tốt hơn melatonin, tách cha mẹ ở
nhóm midazolam dễ hơn; nhưng melatonin giúp
giảm run giật trong giai đoạn hồi tỉnh(5,14).
Trong nghiên cứu này, trẻ được đưa vào
phòng mổ sau khi uống thuốc 30 – 40 phút có
35 trẻ, trong đó ở nhóm midazolam ngủ say
12, lơ mơ 11 và còn tỉnh 7 trẻ; còn nhóm
melatonin chỉ có 5 trẻ tỉnh táo lúc đưa vào
phòng mổ (p = 0,006). Sau khi uống thuốc tiền
mê từ 40 – 60 phút có 42 trẻ, trong đó ở nhóm
midazolam ngủ say 17, lơ mơ 3 và còn tỉnh là 3
trẻ; còn nhóm melatonin có 8 trẻ ngủ lơ mơ và
3 trẻ tỉnh táo lúc đưa vào phòng mổ (p= 0,001).
Từ hơn 60 tới hơn 120 phút có 113 trẻ, trong
đó ở nhóm midazolam ngủ say 13, lơ mơ 13 và
còn tỉnh 8 trẻ; còn nhóm melatonin ngủ say 12,
lơ mơ 37 và còn tỉnh 30 trẻ lúc đưa vào phòng
mổ (p = 0,023). Mức độ an thần của midazolam
và melatonin có khác nhau. Nhóm midazolam
gây ngủ nhanh và sâu hơn sau khi uống tiền
mê, thời gian cần thiết để thuốc có tác dụng là
khoảng hơn 40 – 60 phút. Còn nhóm
melatonin gây ngủ và lơ mơ là 54 trường hợp,
chiếm 56,84% trong nhóm, cần thời gian uống
thuốc lâu hơn từ hơn 60 đến 120 phút. Dù có
tác dụng an thần nhưng midazolam gây ngủ
sâu khó đánh thức trẻ dậy, trong khi đó ở
nhóm melatonin dù trẻ ngủ, nhưng dễ dàng
đánh thức dậy. Số trẻ chấp nhận tách cha mẹ
cũng như chấp nhận mặt nạ gây mê ở mức độ
tốt và trung bình là tương tự nhau. Như vậy
tiền mê melatonin cho trẻ từ khoa phòng trước
khi chuyển đến phòng mổ sẽ thuận lợi và hài
lòng cho cả trẻ và cha mẹ hơn, vì cần thời gian
thuốc tác dụng. Midazolam có tác dụng an
thần hơn melatonin.
Trong nghiên cứu này trong cả 2 nhóm,
không có trường hợp nào bị kéo dài thời gian hồi
tỉnh, không xảy ra run giật sau mổ ở cả 2 nhóm.
KẾT LUẬN
Midazolam và melatonion đều có tác dụng
giảm lo lắng và sợ hãi khi tiền mê ở trẻ em,
nhưng midazolam tạo giấc ngủ nhanh và sâu
hơn melatonin. Trẻ thức dậy dễ dàng sau khi
tiền mê với melatonin, trẻ em thích uống
melatonin hơn midazolam. Tiền mê tạo thuận lợi
và an toàn cho bệnh nhân chịu thủ thuật – phẫu
thuật mắt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brzezinski A (1997). Melatonin in humans. N Engl J Med, 336:
p.186 – 195.
2. Davis PJ, et al (1995). Preanesthetic medication with intranasal
midazolam for bief pediatric surgical procedures. Effect on
recovery and hospital discharge times. Anesthesiology, 82: p.2 –
5.
3. Eloisa Gitto et al (2016). Melatonin versus midazolam
premedication in children undergoing surgery: A pilot study.
Journal of Peadiatrics and Child Health, 52: p.291 – 295.
4. Johnson K, Page A, William H, Wassemer E, Whitehouse W
(2002). The use of melatonin as an alternative to sedation in
uncooperative children undergoing an MRI examination. Clin
Radiol, 57: p.502 – 506.
5. Kain ZN, MacLaren JE, Herrmann L,Mayes L, Rosenbaum A,
Hata J, lerman J (2009). Preoperative Melatonin and its effects
on Induction and Emergence in Children undergoing
Anesthesia and surgery. Anesthesiology, 111: p.44 - 49.
6. Kain ZN, Mayes LC, Wang SM et al (1998). Parenteral
presence during induction of anesthesia versus sedation
premedication: which intervention is more effective?
Anesthesiology, 89: p.1147 – 1156.
7. Kain ZN. Psychological Aspects of Pediatric Anesthesia
(2006). In: Motoyama EK, Davis PT. Smith’s Anesthesia for Infants
and Children. Seventh Edition, Mosby Elsevier. p. 241 – 254.
8. Krane EJ, Davis PJ. Preoperative for infants and children
(2006). In: Motoyama EK, Davis PT. Smith’s Anesthesia for Infants
and Children. Seventh Edition, Mosby Elsevier. p. 255 – 271.
9. Rawat HS, Saraf RS, Sunil Kumar V (2014). Effects of
intranasal midazolam as premedication in paediatric
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
154
anaesthesia. A clinical study. Pediatric Anesthesia and Critical
Care Journal, 2 (2): p.112 -121.
10. Reves JG, Fragen RJ, Vinik HR, et al (1985). Midazolam:
Pharmacology and uses. Anesthesiology,62: p.310.
11. Riva J, Lejbusiewicz G, Para M et al (1997). Oral
premedication with midazolam in paediatric anesthesia:
effects on sedation and gastric contents. Paediatric Anaesth, 7:
p.191 – 196.
12. Samarkandi A, Naguib M, Riad W, Thalaj A, Alotibi W,
Aldamas F, Albassam A (2005). Melatonin versus midazolam
premedication in children: A double-blind, placebo-controlled
study. Eur J anaesthesiol 22: p.189 – 196.
13. Vernon DT, Shulman JL, Foley JM (1966). Changes in
children’s behavior after hospitalization. Am J dis child, 111:
p.581 – 593.
14. Veyckeman F (2001). Excitation phenomena during
sevoflurane anaesthesia in children. Curr opin Anaesthesiol, 14:
p.339 – 343.
15. Wolf AR et al (2009). The Place of Premedication in Pediatric
Practice. Pediatric Anesthesia, 19: p.817 – 823.
Ngày nhận bài báo: 17/01/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/02/2018
Ngày bài được đăng: 10/05/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_tien_me_melatonin_voi_midazolam_trong_phau_thuat_mat.pdf