Tài liệu So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi rung nhĩ không do van tim tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 267
SO SÁNH TỈ LỆ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI
Ở BỆNH NHÂN TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI RUNG NHĨ KHÔNG DO VAN TIM
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Thái Thị Dịu*, Võ Thành Nhân**, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**
TÓM TẮT
Cơ sở: Rung nhĩ (RN) không do bệnh van tim là tình trạng RN mà không có sự hiện diện của hẹp van 2 lá
hậu thấp, van tim nhân tạo cơ học hoặc sinh học hoặc phẫu thuật sửa van 2 lá. Tỉ lệ bệnh tăng dần ở người cao
tuổi, biến chứng đáng ngại là đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống, tuy nhiên người cao tuổi với nhiều yếu tố
nguy cơ đột quỵ và xuất huyết có tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối đúng khuyến cáo là rất thấp.
Mục tiêu: So sánh bệnh nhân (BN) trên dưới 65 tuổi rung nhĩ (RN) không do van tim theo thang điểm
CHA2DS2 -VASc và HAS-BLED. So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối (CHK) theo đúng khuyến cáo ở
hai nhóm trên dưới 65 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ng...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi rung nhĩ không do van tim tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 267
SO SÁNH TỈ LỆ SỬ DỤNG THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI
Ở BỆNH NHÂN TRÊN VÀ DƯỚI 65 TUỔI RUNG NHĨ KHÔNG DO VAN TIM
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT ĐỒNG NAI
Thái Thị Dịu*, Võ Thành Nhân**, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên**
TÓM TẮT
Cơ sở: Rung nhĩ (RN) không do bệnh van tim là tình trạng RN mà không có sự hiện diện của hẹp van 2 lá
hậu thấp, van tim nhân tạo cơ học hoặc sinh học hoặc phẫu thuật sửa van 2 lá. Tỉ lệ bệnh tăng dần ở người cao
tuổi, biến chứng đáng ngại là đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống, tuy nhiên người cao tuổi với nhiều yếu tố
nguy cơ đột quỵ và xuất huyết có tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối đúng khuyến cáo là rất thấp.
Mục tiêu: So sánh bệnh nhân (BN) trên dưới 65 tuổi rung nhĩ (RN) không do van tim theo thang điểm
CHA2DS2 -VASc và HAS-BLED. So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối (CHK) theo đúng khuyến cáo ở
hai nhóm trên dưới 65 tuổi.
Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, thực hiện trên 200 BN RN không do van tim nhập viện tại
Bệnh viện Thống Nhất – Đồng Nai từ tháng 8/2015 đến tháng 3/2016.
Kết quả: So với nhóm dưới 65 tuổi, BN trên 65 tuổi có điểm CHA2DS2-VASc trung bình cao hơn (3,75
so với 1,7, p<0,001), tỉ lệ tăng huyết áp (HA) cao hơn (81,6% so với 59,4%, p=0,001), tỉ lệ tiền sử đột quỵ
cao hơn (21,3% so với 9,4%, p=0,038); điểm HAS-BLED trung bình cao hơn (2,11 so với 0,97, p<0,001), tỉ
lệ HA tâm thu >160mmHg cao hơn (55,9% so với 37,5%, p=0,015); tỉ lệ kê toa thuốc kháng tiểu cầu cao
hơn (60,3% so với 34,3%); kháng đông thì ngược lại (27,1% so với 37,5%). Khi phân tích hồi qui cho thấy
sử dụng kháng đông không liên quan đến tuổi (OR, 0,6; 95% Cl; 0,32-1,13; p=0,11), tuổi cao liên quan đến
sử dụng kháng tiểu cầu (OR, 2,9; 95% Cl; 1,60-5,38; p<0,001).
Kết luận: BN trên 65 tuổi các yếu tố nguy cơ đột quị, xuất huyết, bệnh tăng huyết áp và tiền sử đột quị cao
hơn rất nhiều. Tỉ lệ sử dụng thuốc kháng đông theo đúng khuyến cáo thấp 28,4%, tỉ lệ này giảm ở nhóm tuổi cao,
thuốc kháng tiểu cầu thì ngược lại.
Từ Khóa: Rung nhĩ, thuốc chống huyết khối.
ABSTRACT
COMPARE THE USE OF ANTITHROMBOTIC THERAPY IN TWO AGE-GROUPS
OF PATIENTS (AGED ≥ 65 AND < 65 YEARS) WITH ATRIAL FIBRILLATION NONVALVULAR
IN THONG NHAT-DONG NAI HOSPITAL
Thai Thi Diu, Vo Thanh Nhan, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 267 - 272
Background: Nonvalvular atrial fibrillation (AF) is a condition without the presence of rheumatic mitral
stenosis, mechanical or biological heart valves, repair surgery of mitral valve. AF prevalence increases with age,
leading to severe complications as stroke and systemic embolism. Despite having multiple risk factors for stroke
and bleeding, the use of antithrombotic therapy properly as recommended in elderly patients is very low.
Objectives: Atrial fibrillation (AF) impacts on elderly patients’ lives vary disproportionately with age.
However, comparison of antithrombotic therapy in AF patients aged < 65 and ≥ 65 years is rare. The objective of
* BV Đa khoa Thống Nhất – Đồng Nai ** Đại Học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS. Thái Thị Dịu ĐT: 0946709734 Email: thang38dv@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 268
the present study was to evaluate the differences in two age-groups of patients with AF nonvalvular.
Methods: From August 2015 to Match 2016, the descriptive study was carrying out in 200 AF nonvalvular
patients admitted to Thong Nhat-Dong Nai hospital.
Results: The older than 65 group were more likely to have CHA2DS2 -VASc score (3.75 and 1.7,
p<0.001), HAS-BLED score (2.11 and 0.97, p<0.001), hypertension (111 patients) [86.1%], p=0.001),
previous stroke history (29 patients [21.3%], p=0.038), and the <65 year group were more likely to have
alcoholism history (4 patients [6.2%], p=0.003). The ≥ 65 year group were more likely to have antiplatelet
therapy (60.3% and 34.3%, OR, 2.9; 95% Cl; 1.60-5.38; p<0.001), but less likely of being prescribed with
oral anticoagulation (27.1% and 37.5%, OR, 0.6; 95% Cl; 0.32-1.13; p=0.11).
Conclusions: The risks of stroke, bleeding, hypertension, previous stroke were higher in the group over 65
years. The rates of appropriate use of antithrombotic therapy were 28.4%, this rate decreased in older age groups,
antiplatelet therapy presented with a reverse trend.
Keywords: Atrial fibrillation, antithrombotic.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp
nhất trên lâm sàng ở người trưởng thành, chiếm
khoảng 0,4-1% dân số Hoa Kỳ(7,12,14). RN được
xem là không do bệnh van tim khi không có sự
hiện diện của hẹp van 2 lá hậu thấp, van tim
nhân tạo cơ học hoặc sinh học hoặc phẫu thuật
sửa van 2 lá(10). Sự phổ biến của RN tăng dần ở
người cao tuổi(7). Biến chứng đáng ngại của RN
là đột quỵ và thuyên tắc mạch hệ thống, nguy cơ
này không khác biệt giữa các loại RN, nguy cơ
đột quỵ cao gấp 5 lần so với nhịp xoang(2,11,14,23).
Khác hẳn với RN do bệnh van tim, không phải
tất cả các trường hợp RN đều có nguy cơ đột quỵ
như nhau. Khả năng xảy ra đột quỵ cao hay thấp
tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác
cùng tồn tại trên BN. Tất cả các khuyến cáo gần
đây đều thống nhất rằng: Chỉ định dùng kháng
đông ở những BN RN có nguy cơ đột quỵ cao..
Việc quyết định sử dụng kháng đông uống
phòng ngừa đột quỵ tùy thuộc sự cân đối nguy
cơ đột quỵ và nguy cơ xuất huyết theo thang
điểm CHA2DS2-VASc và HAS-BLED(3,10,13,18,20).
Nghiên cứu (NC) về tỉ lệ sử dụng thuốc
CHK theo khuyến cáo trong phòng ngừa đột
quỵ dùng thang điểm CHA2DS2-VASc như
sau: NC GARFIELD (2013) được thực hiện tại
19 quốc gia trong 2 năm (2009-2011) cho thấy tỉ
lệ dùng thuốc đúng chỉ định đạt 59,3%(13).
Cũng trong NC GARFIELD khi phân tích dưới
nhóm cho dân số Trung Quốc cho thấy tỉ lệ sử
dụng thuốc CHK như sau: 51,6% được điều trị
aspirin, chống đông chỉ đạt 28,3% theo khuyến
cáo và có tới 19,8% BN không được điều trị
theo CHA2DS2-VASc ≥2(22). Mặc dù các khuyến
cáo đều khẳng định vai trò phòng ngừa đột
quỵ của kháng đông vượt trội hơn so với nguy
cơ xuất huyết ở người cao tuổi, nhưng trong
thực tế thì ngược lại tuổi càng cao tỉ lệ càng
giảm và được thay thế bằng kháng tiểu cầu.
Các NC tại Châu Á, NC Fushimi tại Nhật Bản
(2011-2014) trên 3.304 BN RN tuổi cực cao khi
so sánh với nhóm tuổi thấp hơn cho thấy: ở
nhóm tuổi ≥85 tuổi chỉ có 41,3% BN được sử
dụng kháng đông so với 60% ở nhóm tuổi 75-
84(24); NC của tác giả Shao XH tại Trung Quốc
(2008-2011) trên 2.016 BN tuổi ≥65 cho thấy tỉ
lệ dùng kháng đông giảm ở nhóm tuổi cao
(18,2% ở nhóm tuổi 65-74 so với 11,2% ở nhóm
tuổi ≥ 75)(21). Tại Việt Nam NC của tác giả
Đặng Thị Thùy Quyên (2014) trên 190 BN ≥ 60
tuổi, kết quả cũng cho thấy sử dụng kháng
vitamin K giảm dần theo nhóm tuổi cao (50%
ở nhóm tuổi 65-74; 32,2% ở nhóm tuổi 75-84 và
chỉ còn 6,4% nhóm tuổi ≥85)(4). Việt Nam hiện
chưa có NC đề cập đến sử dụng thuốc CHK
phòng ngừa đột quỵ ở BN trên và dưới 65 tuổi
RN không do van tim. Từ lí do nêu trên,
chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 269
tài:”So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc CHK ở bệnh
nhân trên và dưới 65 tuổi RN không do van
tim tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất – Đồng
Nai”với các mục tiêu sau:
So sánh các yếu tố nguy cơ đột quỵ và xuất
huyết ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi RN
không do van tim dựa theo thang điểm
CHA2DS2 -VASc và thang điểm HAS-BLED. So
sánh tỉ lệ sử dụng thuốc CHK theo đúng khuyến
cáo ở hai nhóm trên và dưới 65 tuổi.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu
Tất cả các trường hợp RN không do van tim
tại BVĐKThống Nhất – Đồng Nai
Dân số nghiên cứu
BN RN không do van tim được nhập BVĐK
Thống Nhất – Đồng Nai từ tháng 8/2015 đến
tháng 3/2016, thỏa các tiêu chuẩn chọn bệnh và
tiêu chuẩn loại trừ.
Đối tượng chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả BN ≥ 18 tuổi được chẩn đoán RN
không do van tim điều trị nội trú tại các khoa
nội.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN RN do bệnh van tim.
BN có chỉ định dùng thuốc CHK khác ngoài
bệnh lí rung nhĩ hoặc có chống chỉ định.
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Các biến số
Các biến trong thang điểm CHA2DS2-VASc
Suy tim phân suất tống máu ≤ 40%.
Tăng huyết áp.
Đái tháo đường.
Đột quỵ/ cơn thoáng thiếu máu não thoáng
qua/thuyên tắc mạch hệ thống.
Bệnh động mạch ngoại vi.
Tiền sử nhồi máu cơ tim: Dựa vào giấy ra
viện; sóng Q/ECG; chụp mạch vành.
Mảng xơ vữa động mạch chủ nguy cơ cao:
Dựa vào siêu âm qua thực quản.
Các biến số trong thang điểm HAS-BLED
Huyết áp tâm thu > 160mmHg.
Bất thường chức năng gan/thận.
Tiền sử đột quỵ (≥ 3 tuần).
Tiền sử chảy máu hoặc tạng chảy máu.
INR dao động.
Tuổi > 65.
Dùng đồng thời thuốc tăng nguy cơ chảy
máu hoặc uống rượu.
Các biến số sử dụng thuốc CHK
Không dùng thuốc, thuốc kháng tiểu cầu,
kháng vitamin K.
Các nhóm tuổi
Phân chia 2 nhóm tuổi: < 65 tuổi; ≥ 65 tuổi.
Thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp thu thập số liệu bệnh nhân
được khám lâm sàng, thực hiện các cận lâm sàng
và xác định các biến số trong nghiên cứu.
Công cụ thu thập số liệu: Bảng thu thập số
liệu, bệnh án.
Xử lý số liệu: Xử lý bởi phần mềm SPSS 20.
Giá trị p<0,05 được coi như có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2015
đến tháng 3/2016, chúng tôi có 200 BN thỏa các
tiêu chí chọn mẫu, ghi nhận kết quả chung của
toàn mẫu nghiên cứu như sau:
Có 165 BN có nguy cơ đột quỵ cao
(CHA2DS2-VASc ≥ 2),Tỉ lệ sử dụng thuốc CHK
chiếm 86,1% ở BN có thang điểm CHA2DS2-
VASc ≥2 nhưng chủ yếu là kháng tiểu cầu,
Kháng vitamin K dùng theo đúng khuyến cáo
(chỉ định bắt buộc dùng) đạt 28,4%. Kháng tiểu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 270
cầu chiếm tỉ lệ 57,7% đó là tỉ lệ điều trị sai theo
khuyến cáo.
n=165
57,7%
13,9%28,4%
không thuốc kháng tiểu cầu kháng vitamin K
Hình 1: Tỉ lệ sử dụng thuốc CHK ở nhóm bệnh nhân
có CHA2DS2-VASc ≥ 2 (nguy cơ cao)
Kết quả mục tiêu 1: So sánh các yếu tố nguy
cơ đột quỵ và xuất huyết ở BN trên và dưới 65
tuổi RN không do van tim dựa theo thang điểm
CHA2DS2 –VASc và thang điểm HAS-BLED.
Bảng 1: Liên quan giữa nhóm tuổi và các yếu tố nguy
cơ của đột quỵ và nguy cơ xuất huyết
Nguy cơ đột quị Tuổi <65 Tuổi ≥ 65 p
Điểm CHA2DS2-VASc 1,7 ± 1,0 3,75 ± 1,2 <0,001
Tăng huyết áp 38 (59,4%) 111 (81,6) 0,001
Suy tim EF ≤ 40% 14 (21,9%) 17 (12,5) 0,87
Đái tháo đường 8 (12,5%) 23 (16,9) 0,42
Tiền sử đột quỵ 6 (9,4%) 29 (21,3) 0,038
Bệnh mạch máu 28 (43,8%) 68 (50) 0,4
Giới
Nam 31 (31%) 69 (69)
0,76
Nữ 33 (33%) 67 (67)
Nguy cơ xuất huyết Tuổi <65 Tuổi ≥ 65 P
Điểm HAS-BLED 0,97 (0,0-1) 2,11 ±0,95 <0,001
Tăng huyết áp,
HA>160 mmHg
24 (37,5%) 76 (55,9) 0,015
Bất thường
chức năng gan
2 (3,1%) 2 (1,5) 0,3
Bất thường
chức năng thận
3 (4,7%) 9 (6,6) 0,59
Chảy máu 14 (21,9%) 29 (21,3) 0,92
Nghiện rượu 4 (6,2%) 0 (0) 0,003
Nhận xét: Điểm CHA2DS2-VASc trung bình
ở nhóm ≥ 65 tuổi cao hơn: 3,75 so với 1,7 sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Ở nhóm BN
≥65 tuổi: Bệnh tăng huyết áp, tiền sử đột quỵ
tăng cao hơn so với nhóm dưới 65 tuổi, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,003). Điểm HAS-
BLED trung bình ở nhóm tuổi ≥ 65 cao hơn: 2,11
so với 0,97 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,001); tăng huyết áp (HA tâm
thu>160mmHg) chiếm tỉ lệ cao hơn ở nhóm tuổi
≥ 65: 55,9% so với 37,5% sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p=0,015). Nghiện rượu gặp ở nhóm
tuổi trẻ hơn, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Kết quả mục tiêu 2: So sánh tỉ lệ sử dụng
thuốc CHK theo đúng khuyến cáo ở hai nhóm
trên và dưới 65 tuổi.
n=200
12,5
28,1
60,334,4
27,137,5
0
20
40
60
80
100
120
NHÓM <65 TUỔI NHÓM TUÔI ≥65 TUỔI
So sánh tỉ lệ dùng thuốc CHK
T
ỉ
lệ
%
KHANGĐÔNG
KHANGTIEUCAU
KHONGTHUOC
Hình 2. Tỉ lệ sử dụng thuốc CHK ở 2 nhóm tuổi
Nhận xét: Ở nhóm tuổi cao ≥ 65 tuổi BN
được kê toa thuốc kháng tiểu cầu cao hơn nhóm
tuổi < 65 (60,3% so với 34,3%); kháng vitamin K
giảm (37,5% so với 27,1%), sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,001.
Bảng 2. Phân tích hồi quy đơn biến ở 2 nhóm tuổi
(tuổi <65 và tuổi ≥65) khi sử dụng thuốc CHK
OR
95 % Confidence
Limits
p
Thuốc chống huyết khối 2,74 1,30- 5,77 0,008
Thuốc kháng đông 0,6 0,32- 1,13 0,11
Thuốc kháng tiểu cầu 2,9 1,60-5,38 0,001
Nhận xét: Sử dụng kháng vitamin K không
liên quan đến nhóm tuổi; tuổi cao làm tăng khả
năng sử dụng thuốc kháng tiểu cầu lên 2,9 lần.
BÀN LUẬN
Tỉ lệ sử dụng thuốc CHK chung ở dân số
nghiên cứu
BN có CHA2DS2-VASc≥2 có 165 ca - chỉ định
bắt buộc dùng kháng đông đường uống- so sánh
giữa NC của chúng tôi (28,4%) và các NC khác
có sự khác biệt rất rõ rệt. Các NC tại Châu Âu:
NC GARFIELD cho thấy có đến 52,2%(13), NC
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học
Tim Mạch 271
EORP-AF khảo sát tại Châu Âu (2013) cho tỷ lệ
70,9%(15); So sánh với các NC tại Châu Á: NC
GARFIELD (Trung Quốc) có tỷ lệ 28,7% tương
đồng với chúng tôi kể cả về tỉ lệ không dùng
thuốc cũng như dùng kháng tiểu cầu(22); sử dụng
kháng đông trong NC GLORIA-AF (Châu Á) tỉ
lệ đạt 46%(8); NC của tác giả trong nước Nguyễn
Thế Quyền (2014) đạt tỉ lệ 42,5%(17). Trong NC,
vẫn còn 55,7% BN CHA2DS2-VASc≥2 được sử
dụng kháng tiểu cầu, so sánh với các NC khác
cao hơn rất nhiều: GLORIA-AF(Châu Á) là
22,7%(8); Potpara TS là 17,2%(19); GARFIELD là
24,6%(13) và NC của tác giả Nguyễn Thế Quyền là
34,8%(17). Nhưng khi phân tích nhóm dân cư
Trung Quốc trong NC GARFELD cho tỉ lệ tương
đương chúng tôi (51,6%)(22). Khuyến cáo của ESC,
ACC/AHA, NICE và ASA/AHA- Hiệp Hội Đột
quỵ Mỹ đã loại bỏ hẳn kháng tiểu cầu ra khỏi
phác đồ dự phòng đột quỵ trên nhóm đối tượng
CHA2DS2-VASc≥2(3,10,16,20).
So sánh các yếu tố nguy cơ đột quỵ và xuất
huyết ở BN trên và dưới 65 tuổi
Các yếu tố của nguy cơ đột quỵ theo thang
điểm CHA2DS2-VASc và các yếu tố của nguy cơ
xuất huyết theo thang điểm HAS-BLED ở nhóm
tuổi trên 65 cao hơn rất nhiều so với nhóm dưới
65 tuổi (3,75 so với 1,7; 2,11 so với 0,97, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Điều này
được lí giải như sau: nguy cơ đột quỵ và xuất
huyết dựa trên các yếu tố cấu thành như tăng
huyết áp, tuổi cao, nguy cơ đột quỵ; vốn cao hơn
ở nhóm BN trên 65 tuổiso với nhóm dưới 65
tuổi.Khi so sánh với 2 NC của tác giả Đặng Thị
Thùy Quyên(4) và Apostolakis S(191) trên nhóm
bệnh nhân cao tuổi và cho kết quả tương đồng.
NC khẳng định tuổi càng cao nguy cơ đột quỵ
gia tăng theo tuổi nhưng nguy cơ xuất huyết cao
cũng luôn đi kèm ở nhóm tuổi trên 65 tuổi.
So sánh tỉ lệ sử dụng thuốc CHK theo đúng
khuyến cáo ở hai nhóm trên và dưới 65 tuổi
NC của chúng tôi ở nhóm tuổi cao ≥ 65 tuổi,
tỉ lệBN được kê toa thuốc kháng tiểu cầu cao hơn
nhóm tuổi < 65 (60,3% so với 34,3%); kháng
vitamin K giảm (27,1% so với 37,5%), sự khác
biệt rất có ý nghĩa thống kê với (p<0,001). Mặc
dù các khuyến cáo đều khẳng định tuổi càng cao
càng thu được nhiều lợi ích từ kháng đông
nhưng việc kê toa kháng đông dưới mức điều trị
rất thường xảy ra ở người cao tuổi. Trong NC
của tác giả Gallagher AM và cộng sự trên 41.910
bệnh nhân RN mạn từ 40 tuổi trở lên tại Hoa Kì
(2008) cho thấy: sử dụng kháng đông (kháng
vitamin K) ở nhóm tuổi cao ít hơn so với nhóm
tuổi trẻ (nhóm tuổi càng cao tỉ lệ sử dụng thuốc
càng giảm, trái lại tỉ lệ sử dụng kháng tiểu cầu
tăng cao ở nhóm tuổi cao tuổi, có tới hơn 75%
bệnh nhân ≥85 tuổi được dùng kháng tiểu cầu(6).
NC khác của tác giả Hylek EM và cộng sự tại
Hoa Kì (2006), kháng đông (cụ thể là kháng
vitamin K) được sử dụng giảm dần theo nhóm
tuổi: 75% nhóm tuổi 65-69; 59% nhóm tuổi 70-79,
45% nhóm tuổi 80-89 và chỉ còn 24% ở nhóm tuổi
cực cao ≥90 tuổi(9). NC tại Châu Á, NC Fushimi
tại Nhật Bản (2011-2014) trên 3.304 bệnh nhân
RN tuổi cực cao khi so sánh với nhóm tuổi thấp
hơn cho thấy: ở nhóm tuổi ≥ 85 tuổi chỉ có 41,3%
BN được sử dụng kháng đông so với 60% nhóm
tuổi 75-84(24); NC tại Trung Quốc (2008-2011) trên
2.016 BN tuổi ≥ 65 cho thấy tỉ lệ dùng kháng
đông giảm ở nhóm tuổi cao (18,2% ở nhóm tuổi
65-74 so với 11,2% ở nhóm tuổi ≥ 75) và tỉ lệ này
rất thấp so với các NC của Hoa Kì và Nhật Bản(21).
Tại Việt Nam NC của tác giả Đặng Thị Thùy
Quyên (2014) trên 190 BN ≥ 60 tuổi, kết quả cũng
cho thấy sử dụng kháng vitamin K giảm dần
theo nhóm tuổi cao (50% ở nhóm tuổi 65-74;
32,2% ở nhóm tuổi 75-84 và chỉ còn 6,4% nhóm
tuổi ≥ 85(4). Khi so sánh NC của chúng tôi với các
NC trên, tỉ lệ dùng của chúng tôi thấp hơn so với
các giả Hylek EM ở Hoa Kì(9) và NC Fushimi tại
Nhật Bản(23); tương đương NC của tác giả Ertas F
và cộng sự tại Thổ Nhĩ Kỳ(5). cao hơn NC tại
Trung Quốc(21) nhưng đều có một đặc điểm
chung là: tỉ lệ sử dụng kháng đông giảm dần
theo nhóm tuổi cao và sử dụng kháng tiểu cầu
thể hiện xu hướng ngược lại. Khi phân tích hồi
quy đơn biến ở nhóm BN ≥ 65 tuổi so với nhóm <
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017
Chuyên Đề Nội Khoa 272
65 tuổi sử dụng thuốc chống huyết khối càng
khẳng định rằng: Sử dụng kháng vitamin K
không liên quan đến tuổi. Tuổi cao làm tăng
nguy cơ sử dụng thuốc kháng tiểu cầu trên 2 lần.
KẾT LUẬN
BN trên 65 tuổi các yếu tố nguy cơ đột quị,
xuất huyết, bệnh tăng huyết áp và tiền sử đột quị
cao hơn rất nhiều so với nhóm <65. Tỉ lệ sử dụng
thuốc kháng đông theo đúng khuyến cáo thấp
28,4%, tỉ lệ này giảm ở nhóm tuổi cao, thuốc
kháng tiểu cầu thì ngược lại.
Cảm ơn: Em xin gửi lời cám ơn đến GS.TS Võ Thành Nhân, PGS.
TS Nguyễn Văn Trí đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thiện
luận án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Apostolakis S, et al (2012),”Performance of the
HEMORR(2)HAGES, ATRIA, and HAS-BLED bleeding risk-
prediction scores in patients with atrial fibrillation undergoing
anticoagulation: the AMADEUS (evaluating the use of
SR34006 compared to warfarin or acenocoumarol in patients
with atrial fibrillation) study”, J Am Coll Cardiol. 2012 Aug 28,
60(9), pp. 861-867.
2. Cairns JA (1991),”Stroke prevention in atrial fibrillation trial”,
Circulation. 1991, Apr 15, 84(2), pp. 933-995.
3. Camm AJ, et al (2012),”2012 focused update of the ESC
Guidelines for the management of atrial fibrillation: an update
of the 2010 ESC Guidelines for the management of atrial
fibrillation. Developed with the special contribution of the
European Heart Rhythm Association”, Eur Heart J. 2012 Nov,
33(21), pp. 2719-2747.
4. Đặng Thị Thùy Quyên (2014), Tỷ lệ điều trị thuốc chống huyết
khối theo thang điểm CHADS2/CHA2DS2-VASc trên người
cao tuổi rung nhĩ không do bệnh lí van tim, Luận án chuyên
khoa II, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ertas F, et al (2013),”The atrial fibrillation in Turkey:
Epidemiologic Registry (AFTER)”, Cardiol J. 2013, 20(4), pp.
447-452.
6. Gallagher AM, et al (2008),”Initiation and persistence of
warfarin or aspirin in patients with chronic atrial fibrillation in
general practice: do the appropriate patients receive stroke
prophylaxis?”, J Thromb Haemost. 2008 Sep, 6(9), pp. 1500-1506.
7. Go AS, et al (2001),’’Prevalence of diagnosed atrial fibrillation
in adults: national implications for rhythm management and
stroke prevention: the Anticoagulation and Risk Factors in
Atrial Fibrillation (ATRIA) Study”, JAMA. 2001 May 9,
285(18), pp. 2370-2375.
8. Huisman MV, et al (2015),”Antithrombotic Treatment Patterns
in Patients with Newly Diagnosed Nonvalvular Atrial
Fibrillation: The GLORIA-AF Registry”, Am J Med. 2015 Dec,
128(12), pp. 1306-1313.
9. Hylek EM, et al (2006),”Translating the results of randomized
trials into clinical practice: the challenge of warfarin candidacy
among hospitalized elderly patients with atrial fibrillation”,
Stroke. 2006 Apr, 37(4), pp. 1075-1080.
10. January CT, et al (2014),”2014 AHA/ACC/HRS guideline for
the management of patients with atrial fibrillation: executive
summary: a report of the American College of
Cardiology/American Heart Association Task Force on
practice guidelines and the Heart Rhythm Society”,
Circulation. 2014 Dec 2, 130(23), pp. 2071-2104.
11. Jorgensen HS, et al (1996),”Acute stroke with atrial fibrillation.
The Copenhagen Stroke Study”, Stroke. 1996 Oct, 27(10), pp.
1765-1769.
12. Kakar P, Boos CJ & Lip GY (2007),”Management of atrial
fibrillation”, Vasc Health Risk Manag. 2007, 3(1), pp. 109-
116.(55)
13. Kakkar AK, et al (2013),”Risk profiles and antithrombotic
treatment of patients newly diagnosed with atrial fibrillation
at risk of stroke: perspectives from the international,
observational, prospective GARFIELD registry”, PLoS One.
2013 May 21, 8(5), pp. 63479.
14. Lip GY & Tse HF (2007),”Management of atrial fibrillation”,
Lancet. 2007 Aug 18, 370(9587), pp. 604-618.
15. Lip GY et al (2014),”A prospective survey in European Society
of Cardiology member countries of atrial fibrillation
management: baseline results of EURObservational Research
Programme Atrial Fibrillation (EORP-AF) Pilot General
Registry”, Europace. 2014 Mar, 16(3), pp. 308-319.
16. National Institute for Health and Clinical Excellence:
Guidance (2014),”Atrial Fibrillation: The Management of
Atrial Fibrillation”, London: National Institute for Health and Care
Excellence (UK).
17. Nguyễn Thế Quyền (2014), Thực trạng sử dụng thuốc chống
huyết khối trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ
tại bệnh viện Chợ Rẫy, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
18. Pisters RD, et al (2010),”A novel user- friendly score (HAS-
BLED) to assess 1-year risk of major bleeding in patients with
atrial fibrillation the Euro Heart Survey”, Chest. 2010 Nov,
138(5), pp. 1093-1100.
19. Potpara TS, et al (2016),“Stroke prevention in atrial fibrillation
and’real world' adherence to guidelines in the Balkan Region:
The BALKAN-AF Survey”, Sci Rep. 2016 Feb 12;6, pp.20432.
20. Senoo K, et al (2014),”Updated NICE guideline: management
of atrial fibrillation (2014)”, Expert Rev Cardiovasc Ther. 2014
Sep, 12(9), pp. 1037-1040.
21. Shao XH, et al (2014),”Comparison of the clinical features and
outcomes in two age-groups of elderly patients with atrial
fibrillation”, Clin Interv Aging. 2014 Aug 12, 9, pp. 1335-1342.
22. Sun Y & Hu D (2014),”Chinese subgroup analysis of the global
anticoagulant registry in the FIELD”, Zhonghua Xin Xue Guan
Bing Za Zhi. 2014 Oct, 42(10), pp. 0253-3758.
23. Wolf PA, et al (1991),”Atrial fibrillation as an independent risk
factor for stroke: the Framingham, Stroke. 1991 Aug, 22(8), pp.
983-988.
24. Yamashita Y, et al (2016),”Clinical Characteristics and
Outcomes in Extreme Elderly (Age ≥ 85 Years) Japanese
Patients With Atrial Fibrillation: The Fushimi AF Registry”,
Chest. 2016 Feb, 149(2), pp. 401-412.
Ngày nhận bài báo: 28/10/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 18/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ti_le_su_dung_thuoc_chong_huyet_khoi_o_benh_nhan_tre.pdf