So sánh sự phát triển tâm thần vận động của trẻ sinh ra từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm với mang thai tự nhiên

Tài liệu So sánh sự phát triển tâm thần vận động của trẻ sinh ra từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm với mang thai tự nhiên: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 23 SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ SINH RA TỪ CHƯƠNG TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VỚI MANG THAI TỰ NHIÊN Lê Thị Minh Châu*, Võ Minh Tuấn**, Nguyễn Tâm Hồng Thúy***, Ngô Minh Xuân**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cộng đồng gần đây rất cần biết thông tin sức khỏe của bé thụ tinh trong ống nghiệm (TTON). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh sự phát triển tâm thần-vận động trẻ sinh ra bằng phương pháp TTON với trẻ mang thai tự nhiên từ 5- 30 tháng tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2016 đến năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được thực hiện so sánh 429 trẻ TTON (điều tại Bệnh viện Từ Dũ) và 509 trẻ sinh tự nhiên. Đây là các trẻ đơn thai, đủ tháng bắt cặp nhau về độ tuổi. Thang đo Brunet-Lezíne Revised và được sử dụng bởi chuyên gia để khảo sát sức khỏe tâm thần-vận động trẻ. Kết quả: Không có sự khác biệt về trung bình về chỉ số QD (Quotientde Development) ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh sự phát triển tâm thần vận động của trẻ sinh ra từ chương trình thụ tinh trong ống nghiệm với mang thai tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 23 SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN TÂM THẦN VẬN ĐỘNG CỦA TRẺ SINH RA TỪ CHƯƠNG TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM VỚI MANG THAI TỰ NHIÊN Lê Thị Minh Châu*, Võ Minh Tuấn**, Nguyễn Tâm Hồng Thúy***, Ngô Minh Xuân**** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Cộng đồng gần đây rất cần biết thông tin sức khỏe của bé thụ tinh trong ống nghiệm (TTON). Mục tiêu nghiên cứu nhằm so sánh sự phát triển tâm thần-vận động trẻ sinh ra bằng phương pháp TTON với trẻ mang thai tự nhiên từ 5- 30 tháng tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2016 đến năm 2018. Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu được thực hiện so sánh 429 trẻ TTON (điều tại Bệnh viện Từ Dũ) và 509 trẻ sinh tự nhiên. Đây là các trẻ đơn thai, đủ tháng bắt cặp nhau về độ tuổi. Thang đo Brunet-Lezíne Revised và được sử dụng bởi chuyên gia để khảo sát sức khỏe tâm thần-vận động trẻ. Kết quả: Không có sự khác biệt về trung bình về chỉ số QD (Quotientde Development) toàn thể giữa hai nhóm TTON và nhóm chứng (103,18±7,7 so với 102,80±6,9) hay bất kỳ phân tích dưới nhóm về từng lĩnh vực phát triển của thang đo Brunet-Lézine. Tại điểm cắt 85, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số phát triển ngôn ngữ: nhóm TTON có tỉ lệ bé với chỉ số ngôn ngữ thấp (6,3%) nhiều hơn nhóm mang thai tự nhiên (2,8%) (p=0,01). Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ xảy ra ở giai đoạn 12-18 tháng tuổi (p=0,03), sau đó hồi phục ở các giai đoạn tuổi lớn hơn về sau. Kết luận: Nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tâm thần-vận động giữa trẻ sinh ra bằng phương pháp TTTON so với trẻ mang thai tự nhiên giai đoạn 5-30 tháng tuổi. Từ khóa: sức khỏe của trẻ, thụ tinh ống nghiệm, tâm thần vận động ABSTRACT COMPARE THE PSYCHOMOTOR DEVELOPMENT OF IN VITRO FERTILIZATION -CONCEIVED (IVF) CHILDREN AND SPONTANEOUS CONCEIVED CHILDREN. Le Thi Minh Chau, Vo Minh Tuan, Nguyen Tam Hong Thuy, Ngo Minh Xuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 23 - 30 Objective: To compare the psychomotor development of in vitro fertilization -conceived (IVF) children and spontaneous conceived children at at the stage of 5 to 30 months in Tu Du hospital from 2016 to 2018. Methods: This is a prospective, controlled, cohort study. A total of 429 in vitro fertilization -conceived children were compared with 509 spontaneous conceived children. All children were full-term singletons. Control group was selected to match study group for age. Assessments using the Revised Brunet-Lézine scale by a professional group. Results: No difference between the IVF children and controls was found in mean psychomotor development sores (103.18±7.7 versus 102.80±6.9) or any subscales on Brunet-Lézine scales. At 85 cut-off point, the percentage of IVF children with low QD language were significantly higher than that of natural children (6.3% versus 2.8%, p= 0.01). However, this recovered at the later stage of older months. Conclusion: The study was not found a significant difference between children conceived after IVF *Bệnh viện Từ Dũ **BM Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bệnh viện Tâm Thần Tp.Hồ Chí Minh ****Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 24 treatment and naturally conceived children in terms of psychomotor development from 5 to 30 months. Key word: health of children, in vitro fertilization, psychomotor ĐẶT VẤN ĐỀ Thụ tinh trong ống nghiệm (TTON) là giải pháp hữu hiệu cho các cặp vợ chồng hiếm muộn và cho đến nay đã có hơn 4 triệu em bé ra đời bằng phương pháp này(7). Tuy nhiên, TTON là giải pháp can thiệp vào sự sống. Sau TTON có nhiều vấn đề cần quan tâm như: bất thường di truyền, sanh non, các vấn đề tiền sản, chậm phát triển,(12). Về sự phát triển tâm thần vận động, năm 1998, kết quả một nghiên cứu được công bố, trong đó chỉ số phát triển tâm thần ở nhóm trẻ tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm mang thai thụ thai tự nhiên (ICSI 95,9 [SD 10,7], tự nhiên 102,5 [SD 7,5], p<0,0001), 17% bé điều trị bằng ICSI chậm phát triển tâm thần nặng hoặc nhẹ so với tỉ lệ này là 2% bé điều trị bằng TTON cổ điển (IVF) và 1% bé thụ thai tự nhiên và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,0001)(2). Knoester và cộng sự cũng báo cáo kết quả xấu tương tự(6). Ngược lại, Place và cộng sự báo cáo kết quả tâm vận động và phát triển trí tuệ của bé thụ thai bằng phương pháp ICSI tương tự với bé IVF và bé mang thai tự nhiên(9). Tại Việt Nam, chương trình TTON bắt đầu từ năm 1997, đến nay có hơn 23 trung tâm TTON ra đời. Về việc theo dõi sức khỏe các bé ra đời từ TTON, năm 2005, Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện một khảo sát với 221 bé từ 12 tháng tuổi đến 6 tuổi. Đây là một khảo sát không tính cỡ mẫu, không nhóm chứng. Kết quả cho thấy tỷ lệ chậm phát triển tâm lý và vận động ở trẻ sinh 1 và sinh 2 ở mức bình thường, có vẻ cao hơn ở trẻ sinh 3, sinh 4. Kết quả này chưa có sự so sánh với trẻ em cùng lứa tuổi Việt Nam do sự chênh lệch độ tuổi của các bé trong nghiên cứu. Hơn 20 năm đã trôi qua, hiện nay chúng ta đã có thể làm được hầu hết tất cả các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong lãnh vực Hỗ trợ sinh sản. Tuy tỉ lệ thành công ngày càng gia tăng, nhưng một câu hỏi vẫn thường được bệnh nhân đặt ra trên thực tế là “có sự khác biệt nào không giữa thai tự nhiên và thai TTON? Hay em bé TTON có phát triển bình thường không?”. Thực hiện một nghiên cứu với cỡ mẫu lớn, thiết kế chặt chẽ để có thể trả lời câu hỏi này trong một nền HTSS hiện đại tại Việt Nam là rất cần thiết. Trẻ có nhiều thời điểm để nghiên cứu nhưng ba năm đầu đời là khoảng thời gian rất quan trọng vì não phát triển rất nhanh, mang đến khả năng học tập sớm của trẻ, nếu trẻ được chăm sóc hỗ trợ tốt sẽ có phát triển nhận thức tốt khi trở thành người lớn. Bên cạnh đó, với sự phát triển y học hiện đại, phát hiện và can thiệp sớm có thể sữa chữa hoặc cải thiện khả năng phát triển của trẻ(1,5). Để trả lời cho câu hỏi: “có sự khác biệt nào không về sự phát triển tâm thần vận động của trẻ TTON so với trẻ mang thai tự nhiên giai đoạn 5- 30 tháng tuổi?”. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ sinh ra bằng phương pháp TTON so với trẻ mang thai tự nhiên tại Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2016 đến năm 2018. Mục tiêu nghiên cứu So sánh sự phát triển tâm thần-vận động trẻ sinh ra bằng phương pháp TTON với trẻ mang thai tự nhiên từ 5-30 tháng tuổi tại Bệnh viện Từ Dũ từ năm 2016 đến năm 2018. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đoàn hệ tiền cứu. Dân số mục tiêu Trẻ sinh ra từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm Việt Nam. Dân số nghiên cứu Trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh. Dân số chọn mẫu Trẻ sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 25 ống nghiệm 5-30 tháng tuổi được khám 2015- 2018 tại Bệnh viện Từ Dũ, không phân biệt giới tính, ở TP. Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn nhận mẫu Nằm trong độ tuổi 5-30 tháng, Tuổi thai lúc sinh ≥ 37 tuần, Đơn thai, Không nhẹ cân, Trẻ được mang thai bằng phương pháp TTON tại Bệnh viện Từ Dũ, sanh từ 2015 tại Bệnh viện Từ Dũ (nếu là nhóm TTON), Trẻ thụ thai tự nhiên (không dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ sinh sản nào), sanh từ 2015 Bệnh viện Từ Dũ (nếu là nhóm tự nhiên). Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ Bệnh lý trong thai kỳ, Biến chứng trong khi sinh, Mắc bệnh truyền nhiễm, Bị chấn thương sau sinh. Mẹ Tiền căn bệnh lý nội ngoại khoa, Mắc bệnh do thai kỳ, Có rượu, thuốc lá, chất gây nghiện, Sức khỏe tâm thần. Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Cỡ mẫu 2 12 2 2/11 2 2 2 1 )( ))((    zz n Kết cục chính là điểm Quotion de Development, theo bảng phân loại sự phát triển tâm thần vận động trên là biến số liên tục từ 1 đến 10. Cỡ mẫu tối thiểu đủ năng lực mẫu xác định được khác biệt trung bình nhỏ nhất giữa 2 nhóm = 1 đơn vị với độ lệch chuẩn sd=(Max- Min)/4 = 2,5; xác suất sai lầm loại I: α = 0,05; lực của nghiên cứu 1-β = 0,90. Ta có n = 400 cho mỗi nhóm. Vậy với hai nhóm, cỡ mẫu chúng tôi có là 800. Phương pháp tiến hành Chuẩn bị danh sách các trẻ TTON cần khám Lập danh sách tất cả các trường hợp TTON thành công và đã sinh em bé từ năm 2015 từ sổ ghi nhận và theo dõi thai tại đơn vị TTON Bệnh viện Từ Dũ. Chia các bé thành 5 nhóm tuổi (dưới 8 tháng, 8-12 tháng, 12-18 tháng, 18-24 tháng, từ 24 tháng trở lên). Thông báo và chọn đối tượng nghiên cứu Nhóm TTON Gọi điện theo danh sách đã lọc, tư vấn qua điện thoại về chương trình khám và mời đến khám. Nếu gia đình đồng ý sẽ được gửi thư mời khám. Khám vào hai buổi sáng thứ hai và thứ tư. Nhóm tự nhiên Tư vấn tại đơn vị phòng khám trẻ lành mạnh Bệnh viện Từ Dũ mời khám bắt cặp theo nhóm tuổi của nhóm TTON trong tuần khám. Khám 2 buổi sáng thứ 3 và thứ 5. Phỏng vấn và khám thử Tổ chức thu thập số liệu thử 30 trẻ (mỗi nhóm TTON và tự nhiên là 15 trẻ). Kiểm định độ tin cậy của test revised Brunet- Lezine Bằng hệ số Cronbach’s và hệ số tin cậy test- retest (>0,90 đạt yêu cầu), gồm 30 trẻ hoàn tất bộ trắc nghiệm Brunet-Lézine lần thứ nhất và thực hiện lại lần thứ hai (cách 3 tháng). Triển khai khám và thu thập số liệu: gồm 2 bước tư vấn-hỏi và khám Tư vấn-hỏi Thông tin giới thiệu nghiên cứu, hướng dẫn cha mẹ đọc, giải đáp các thắc mắc và ký tên vào phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu. Hỏi cha mẹ về các kiện kinh tế-văn hóa-xã hội, sản khoa, bệnh sử TTON theo bảng câu hỏi soạn sẵn. Khám Khám trực tiếp bằng bộ trắc nghiệm Brunet-Lézine. Tổng hợp số liệu Số liệu sẽ được nhập theo từng ngày khám để xử lý kịp thời các trường hợp thông tin bị thiếu, sai, đảm bảo có số liệu đủ và đúng. Công cụ thu thập số liệu Bộ công cụ trắc nghiệm Brunet-Lézine Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 26 Revised. Bảng câu hỏi soạn sẵn về thông tin sản khoa và đặc điểm kinh tế-văn hóa-xã hội. KẾT QUẢ Trong thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2018, theo danh sách thai TTON của khoa hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, chúng tôi đã gửi 480 thư mời (400 thư mời chính thức và 80 thư mời dự bị). Kết quả có 441 bé đến theo lịch hẹn, 12 bé không đạt tiêu chuẩn nhận. Tổng cộng chúng tôi khám 429 bé nhóm TTON và 509 bé nhóm tự nhiên. Bảng 1. Đặc điểm của bố mẹ các bé trong mẫu nghiên cứu (N=938) Đặc điểm TTON(n=429) Thường(n=509) Chung(n=938) P Tuổi mẹ 0,001 ≤ 25 10(2,3%) 52(10,2%) 62(6,6%) 26-30 90(21,0%) 228(44,8%) 318(33,9%) 31-35 193(45,0%) 153(30,1%) 346(36,9%) 36-40 110(25,6%) 59(11,6%) 169(18,0%) >41 26(6,1%) 17(3,3%) 43(4,6%) Nghề mẹ 0,001 Công nhân viên 164(38,2%) 247(48,5%) 411(43,8%) Nội trợ 144(33,6%) 161(31,6%) 305(32,5%) Công nhân 55(12,8%) 21(4,1%) 76(8,1%) Buôn bán – Dịch vụ 66(15,4%) 80(15,7%) 146(15,6%) Kinh tế gia đình 0,258 Khó khăn 63(14,7%) 59(11,6%) 122(13,0%) Đủ sống 232(54,1%) 272(53,4%) 504(53,7%) Dư dã 134(31,2%) 178(35,0%) 312(33,3%) Tuổi cha ≤ 25 8(1,9%) 45(8,8%) 53(5,7%) 0,001 26-30 89(20,7%) 216(42,4%) 305(32,5%) 31-35 191(44,5%) 165(32,4%) 356(38,0%) 36-40 112(26,1%) 60(11,8%) 172(18,3%) ≥ 41 29(6,8%) 23(4,5%) 52(5,5%) Nghề cha 0,001 Công Nhân Viên 214(49,9%) 299(58,7%) 513(54,7%) Công nhân – Lao Động 85(19,8%) 58(11,4%) 143(15,2%) Buôn bán – Dịch vụ 130(30,3%) 152(29,9%) 282(30,1%) Bố uống rượu 0,001 Có 306(71,3%) 289(56,8%) 595(63,4%) Không 123(28,7%) 220(43,2%) 343(36,6%) Tuổi bé (tháng) 0,139 <8 173(40,3%) 192(37,7%) 365(38,9%) 8-12 71(16,6%) 94(18,5%) 165(17,6%) 13-18 113(26,3%) 151(29,7%) 264(28,1%) 19-24 26(6,1%) 38(7,5%) 64(6,8%) >24 46(10,7%) 34(6,7%) 80(8,5%) Tuổi mẹ và tuổi cha ở nhóm TTON đều lớn tuổi hơn so với nhóm thai tự nhiên có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là ở mức trên 35 tuổi. Các bà mẹ mang thai thường là cán bộ công nhân viên nhà nước chiếm tỉ lệ 48,5% trong khi nhóm TTON chỉ là 38,2%. Ngược lại nghề nghiệp lao động nặng ở nhóm TTON lại cao hơn (12,8% vs 4,1%). Sự khác biệt về nghề nghiệp của bố giữa 2 nhóm TTON và thường cũng có ý nghĩa thống kế và chiều hướng tương tự với khác biệt của bà mẹ. Đặc biệt tỉ lệ bố uống rượu nhiều trong nhóm TTON cao hơn hẳn nhóm thường (71,3% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 27 vs 56,8%), p<0,05. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống về nhóm tuổi giữa hai nhóm TTON và thường. Bảng 2. So sánh trung bình của các chỉ số phát triển về tâm thần vận động của bé Brunet-Lézine Revised TTON (n=429) Thường (n=509) Khác biệt P* Tư thế vận động: (40 đề mục) 106,51±9,9 105,03±9,6 1,48 0,02 Phối hợp: (54 đề mục) 100,37±9,7 101,08±9,1 -0,71 0,78 Ngôn ngữ: (30 đề mục) 103,21±10,5 101,96±9,2 1,25 0,052 Thích ứng xã hội: (26 đề mục) 102,70±11,7 102,81 ±10,5 -0,11 0,88 Chung 103,18±7,7 102,80±6,9 0,38 0,43 (*) Independent samples TTest, phân phối chuẩn Khi so sánh chỉ số QD toàn thể hay từng lĩnh vực phát triển (Phối hợp vận động, ngôn ngữ, thích ứng xã hội) chúng tôi không tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trung bình của hai nhóm đoàn hệ. Kết quả này tương tự với nhiều nghiên cứu(9,10,13). Ngoài ra, Chỉ số về Tư thế vận động của bé TTON tốt hơn của bé thường, với khác biệt là 1,48 điểm có ý nghĩa thống kê với P<0,05. Bảng 3. So sánh mức độ khác biệt về phát triển tâm thần vận động của bé TTON Brunet-Lézine Revised TTON (n=429) Thường (n=509) P* Tư thế vận động: (40 đề mục) 0,644 Thấp 10(2,3%) 9(1,8%) Bình thường 419(97,7%) 500(98,2%) Phối hợp: (54 đề mục) 0,163 Thấp 25(5,8%) 19(3,7%) Bình thường 404(94,2%) 490(96,3%) Ngôn ngữ: (30 đề mục) 0,01 Thấp 27(6,3%) 14(2,8%) Bình thường 402(93,7%) 495(97,2%) Thích ứng xã hội: (26 đề mục) 0,187 Brunet-Lézine Revised TTON (n=429) Thường (n=509) P* Thấp 27(6,3%) 22(4,3%) Bình thường 402(93,7%) 487(95,7%) Chung 0,709 Thấp 4(0,9%) 3(0,6%) Bình thường 425(99,1%) 506(99,4%) (*) Kiểm định ᵡ2 Theo thang đo Brunet-Lézine Revised, sự thể hiện sức khỏe tâm thần vận động của trẻ trên các lĩnh vực vận động thô, vận động tinh, ngôn ngữ, tiếp xúc xã hội và trên mặt tổng thể xác định chỉ số phát triển QD ở từng lĩnh vực và QD chung. QD có điểm số trung bình là 100. Điểm cắt QD từ 85 trở lên được đánh giá là bình thường và <85 được đánh giá là chậm phát triển(4,9 ). Tại điểm cắt 85, khi so sánh giữa hai nhóm đoàn hệ chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt giữa các chỉ số phát triển tâm thần vận động đơn lẻ như: tư thế vận động, tư thế phối hợp, thích ứng xã hội; tuy nhiên có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số phát triển ngôn ngữ: nhóm TTON có tỉ lệ bé với chỉ số ngôn ngữ thấp nhều hơn nhóm mang thai tự nhiên. Bảng 4. So sánh mức độ khác biệt về phát triển tâm thần vận động của bé TTON theo nhóm tuổi về ngôn ngữ Nhóm tháng tuổi Brunet-Lézine Revised-Ngôn ngữ TTON (n=429) Thường (n=509) P* < 8 tháng 0,671 Thấp 3 (1,7%) 2 (1%) Bình thường 170 (98,3%) 190 (99%) 8-12 tháng 0,166 Thấp 4 (5,6%) 1 (1,1%) Bình thường 67 (94,4%) 93 (98,9%) 12-18 tháng 0,030 Thấp 11 (9,7%) 5 (3,3%) Bình thường 102 (90.3%) 146 (96,7%) 18-24 tháng 0,149 Thấp 4 (15,4%) 1 (2,6%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 28 Nhóm tháng tuổi Brunet-Lézine Revised-Ngôn ngữ TTON (n=429) Thường (n=509) P* Bình thường 22 (84,6% 37 (97,4%) >24 tháng 0,736 Thấp 5 (10,9%) 5 (1,7%) Bình thường 41 (89,1%) 29 (85,3%) (*) Kiểm định ᵡ2 BÀN LUẬN Kết quả này khác với hai nghiên cứu, cỡ mẫu lớn có sự phối hợp quốc tế của Ponjaert- Kristoffersen và công sự năm 2004, 2005. Nghiên cứu năm 2004 theo dõi sự phát triển trí tuệ, vận động của trẻ 5 tuổi TTON ở ba quốc gia Bỉ, Thụy Sĩ và Mỹ. 300 trẻ đơn thai ICSI bắt cặp với 266 trẻ tự nhiên về tuổi mẹ, tuổi bé và giới tính. Nghiên cứu đã sử dụng thang đo WPPSI-R để khảo sát sự phát triển nhận thức. Kết quả phân tích dưới nhóm điểm cắt <85 về các lĩnh vực nhận thức, vận động, trong đó đặc biệt là ngôn ngữ thì không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm(11). Tương tự cho nhiên cứu Ponjaert- Kristoffersen 2005 với thiết kế và khảo sát tương tự nhưng cho dân số 5 nước Châu Âu(10). Vậy lý do có thể là gì đã mang đến sự khác biệt so với nghiên cứu chúng tôi? Trẻ trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn 5-30 tháng tuổi, đây là giai đọan bắt đầu tập nói đến khi nói tốt, theo sinh lý về sự phát triển, có thể sẽ là rất khác biệt giữa các trẻ chỉ cách nhau vài tháng tuổi(8). Như vậy, sự khác biệt về chỉ số ngôn ngữ với điểm cắt 85 so với thai tự nhiên xảy ra trên toàn bộ nhóm tuổi hay chỉ một nhóm hoặc vài nhóm nào đó? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi đã phân tích điểm cắt ngôn ngữ theo từng nhóm tuổi. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về chỉ số phát triển ngôn ngữ ở các nhóm tuổi <8 tháng, 8-12 tháng. Ở nhóm tuổi 12-18 tháng thì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) về ngôn ngữ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không còn ở các nhóm tuổi lớn hơn: nhóm 18-24 tháng, nhóm > 24 tháng (p>0,05). Vậy, trẻ TTON không chậm hơn trẻ tự nhiên ở thời điểm bắt đầu biết nói, chỉ chậm hơn ở giai đoạn nói câu ngắn, nhưng sau đó khi bắt đầu nói câu nhiều và đặt nhiều câu hỏi thì không còn khác biệt ở hai nhóm trẻ. Với kết quả tìm thấy này nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu của Ponjaert-Kristoffersen không còn sự khác biệt mà là sự tương đồng với bé TTON trong nghiên cứu của Ponjaert-Kristoffersen ở giai đoạn 5 tuổi đây là giai đoạn bé đã nói rất tốt. Ngoài ra, các nghiên cứu của Ponjaert- Kristoffersen còn có thể góp phần gia tăng độ tin cậy trong nghiên cứu của chúng tôi vì đây là các nghiên cứu có thiết kế tốt, cỡ mẫu lớn, đa quốc gia, khảo sát trên trẻ lớn, có giá trị tiên lượng tốt. Nếu thật sự có sự chậm phát triển về ngôn ngữ thì kết quả này sẽ rõ ràng hơn ở trẻ lớn. Ngoài ra, một điều thú vị nữa liên quan đến góc độ này chúng ta có thể thấy khi xem xét nghiên cứu của Fernanda Guimarães Campos Cardoso và cộng sự(3). Đây là một nghiên cứu xác định mối tương quan giữa các lĩnh vữc được đánh giá của thang Brunet-Lézine và thang Bayley III ở những trẻ sinh non đến khi 2 tuổi. Nghiên cứu bao gồm 88 trẻ được phân thành 3 nhóm: nhóm 1 (1 tháng-5 tháng 29 ngày) gồm 32 trẻ, nhóm 2 (6 tháng - 11 tháng 29 ngày) gồm 36 trẻ, và nhóm 3 (18 tháng- 23 tháng 23 ngày) gồm 20 trẻ. Sự tương đồng giá trị của thang Brunet-Lézine và thang Bayley III được đo bằng hệ số tương quan Pearson hay Spearman. Kết quả cho thấy có sự tương quan mạnh về chỉ số phát triển ngôn ngữ giữa hai thang đo ở giai đoạn 18-24 tháng (r=0,890; p<0,001). Thang đo Bayley cũng là một trong những thang đo chuẩn, phổ biến quốc tế, một số nơi còn xem thang đo này như tiêu chuẩn vàng trong lượng giá sự phát triển của trẻ. Kết quả nghiên cứu của Fernanda Guimarães Campos Cardoso và cộng sự cho thấy sự đo đạc về ngôn ngữ của thang Brunet-Lézine giai đoạn từ 18 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 29 tháng trở lên có giá trị tin tưởng cao không chỉ do bản thân trắc nghiệm là trắc nghiệm chuẩn mà còn có sự tương đồng với trắc nghiệm có giá trị khác. Trên cơ sở này, chúng tôi tin rằng kết quả của chúng tôi đáng tin cậy, trẻ TTON có chậm phát triển ngôn ngữ nhưng chỉ ở giai đoạn tập nói câu ngắn, sau khoảng thời gian này trẻ TTON đã bắt kịp sự phát triển so với trẻ tự nhiên, và kết quả này cũng đồng thuận với các nghiên cứu có giá trị khác khi tìm thấy không có sự khác biệt về phát triển ngôn ngữ giữa trẻ lớn TTON và trẻ tự nhiên. Về lý do để giải thích cho sự khác biệt này, dựa trên kết quả nghiên cứu chúng tôi, có thể là do bố mẹ của trẻ TTON có ít thời gian để nói chuyện với bé hơn do có khung giờ ít ổn định hơn, việc nói chuyện với bé là sự kích thích rất lớn cho trẻ đặc biệt giai đoạn nói “bi bô” câu ngắn. Bằng chứng là, phân bố nghề nghiệp mẹ khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm TTON và thường, p<0,05. Các bà mẹ mang thai thường là cán bộ công nhân viên nhà nước chiếm tỉ lệ 48,5% trong khi nhóm TTON chỉ là 38,2%. Ngược lại nghề nghiệp lao động nặng ở nhóm TTON lại cao hơn (12,8% vs 4,1%). Sự khác biệt về nghề nghiệp của bố giữa 2 nhóm TTON và thường cũng có ý nghĩa thống kê; hơn nữa chiều hướng tương tự với khác biệt của bà mẹ. Đặc biệt khảo sát tình trạng uống rượu của bố cho thấy tỉ lệ bố uống rượu nhiều trong nhóm TTON cao hơn hẳn nhóm thường (71,3% vs 56,8%), p<0,05. Như vậy, một cách gián tiếp, thời gian ổn định ở với con cũng như bố mẹ có đầy đủ sức khỏe, tươi tỉnh để tiếp xúc với con ở nhóm TTON là ít hơn nhóm thường. KẾT LUẬN Thang đo Brunet-Lezine dùng để khảo sát sức khỏe tâm thần-vận động trẻ đạt chuẩn quốc tế, có giá trị tin cậy cao khi ứng dụng trong nghiên cứu. Kết quả chúng tôi tìm thấy: Không có sự khác biệt về tâm thần-vận động giữa trẻ sinh ra bằng phương pháp TTTON so với trẻ mang thai tự nhiên giai đoạn 5-30 tháng tuổi. Cần phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu đến các trung tâm TTON trên cả nước. Đây là kết quả hữu ích có thể sử dụng để thông tin, tư vấn cho bệnh nhân trong điều trị hỗ trợ sinh sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abubakar A, Holding P, Van Baar A, Newton CRJC, Van De Vijver FJR (2008). "Monitoring psychomotor development in a resource-limited setting: an evaluation of the Kilifi Developmental Inventory". Annals of tropical paediatrics, 28 (3), 217-226. 2. Bowen JR, Gibson FL, Leslie GI, Saunders DM (1998). "Medical and developmental outcome at 1 year for children conceived by intracytoplasmic sperm injection". The Lancet, 351 (9115), 1529- 1534. 3. Cardoso FGC, Formiga CKMR, Bizinotto T, Tessler RB, Rosa F (2017). "Concurrent Validity of The Brunet -Lézine Scale with The Bayley Sale for Assessment of The Development of Preterm Infants Up To Two Years ". Revista Paulista de Pediatria, 35 (2), 144-150. 4. Charkaluk M L, Truffert P, Marchand-Martin L, Mur S, Kaminski M, Ancel PY et al (2011). "Very preterm children free of disability or delay at age 2: Predictors of schooling at age 8: A population-based longitudinal study". Early Human Development, 87 (4), 297-302. 5. Flamant C, Branger B, Nguyen TTS, de La Rochebrochard E, Savagner C, Berlie I et al (2011). "Parent-Completed Developmental Screening in Premature Children: A Valid Tool for Follow-Up Programs". PLoS ONE, 6 (5), e20004. 6. Knoester M, Helmerhorst FM, Vandenbroucke JP, van der Westerlaken LAJ, Walther FJ, Veen S (2008). "Cognitive development of singletons born after intracytoplasmic sperm injection compared with in vitro fertilization and natural conception". Fertility and sterility, 90 (2), 289-296. 7. Nobelprize (2010). The Nobel Prize in Physiology or Medicine 2010 to Robert G. Edwards for the development of in vitro fertilization. The Nobelprize, https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/20 10/press.html, 25/3/2017. 8. Pham An (2006). "Sự phát triển tâm thần và vận động". Nhi Khoa_Chương trình Đại Học, 1(1), 62-73. 9. Place I, Englert Y (2003). "A prospective longitudinal study of the physical, psychomotor, and intellectual development of singleton children up to 5 years who were conceived by intracytoplasmic sperm injection compared with children conceived spontaneously and by in vitro fertilization". Fertility and sterility, 80(6), 1388-1397. 10. Ponjaert-Kristoffersen I, Bonduelle M, Barnes J, Nekkebroeck J, Loft A, Wennerholm UB et al (2005). "International Collaborative Study of Intracytoplasmic Sperm Injection– Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 30 Conceived, In Vitro Fertilization–Conceived, and Naturally Conceived 5-Year-Old Child Outcomes: Cognitive and Motor Assessments". Pediatrics, 115 (3), e283-e289. 11. Ponjaert-Kristoffersen I, Tjus T, Nekkebroeck J, Squires J, Verté D, Heimann M et al (2004). "Psychological follow-up study of 5- year-old ICSI children". Human Reproduction, 19 (12), 2791-2797. 12. Squires J, Kaplan P (2007). "Developmental Outcomes of Children Born After Assisted Reproductive Technologies". Infants & Young Children, 20(1), 2-10. 13. Sutcliffe AG, Taylor B, Saunders K, Thornton S, Leiberman BA, Grudzinskas JG (2001). "Outcome in the second year of life after in-vitro fertilisation by intracytoplasmic sperm injection: a UK case-control study". The Lancet, 357 (9274), 2080-2084 Ngày nhận bài báo: 30/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 08/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_su_phat_trien_tam_than_van_dong_cua_tre_sinh_ra_tu_c.pdf
Tài liệu liên quan