Tài liệu So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong quốc triều hình luật và Đại Minh luật: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0016
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 110-117
This paper is available online at
SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ ĐẠI MINH LUẬT
Phan Ngọc Huyền
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đại Minh luật và Quốc triều hình luật là hai bộ pháp điển quan trọng của vương
triều Đại Minh và Đại Việt. Nghiên cứu các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong
bộĐại Minh luật (thời Minh) và Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ), có thể nhận thấy một số
điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt về số lượng điều luật, phạm vi điều chỉnh và mức
độ hình phạt. Bài viết này tập trung khảo cứu và so sánh các quy định về xử phạt hành vi
tham nhũng của quan lại trong bộ Đại Minh luật và Quốc triều hình luật, thông qua đó góp
phần nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều
đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại.
Từ khóa: Tham nhũng, Quốc triều...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong quốc triều hình luật và Đại Minh luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0016
Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 110-117
This paper is available online at
SO SÁNH QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT HÀNH VI THAM NHŨNG
TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ ĐẠI MINH LUẬT
Phan Ngọc Huyền
Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đại Minh luật và Quốc triều hình luật là hai bộ pháp điển quan trọng của vương
triều Đại Minh và Đại Việt. Nghiên cứu các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong
bộĐại Minh luật (thời Minh) và Quốc triều hình luật (thời Lê Sơ), có thể nhận thấy một số
điểm tương đồng bên cạnh sự khác biệt về số lượng điều luật, phạm vi điều chỉnh và mức
độ hình phạt. Bài viết này tập trung khảo cứu và so sánh các quy định về xử phạt hành vi
tham nhũng của quan lại trong bộ Đại Minh luật và Quốc triều hình luật, thông qua đó góp
phần nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều
đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại.
Từ khóa: Tham nhũng, Quốc triều hình luật, Đại Minh luật, Xử phạt.
1. Mở đầu
Phòng chống tham nhũng, giữ gìn sự trong sạch của chốn quan trường từ xưa đến nay luôn
là một trong những vấn đề trăn trở của mỗi chính quyền nhà nước. Thời nào cũng vậy, muốn chống
được tham nhũng thì trước hết phải có chế tài pháp luật. Trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ,
các quy định về xử phạt hành vi tham nhũng chiếm số lượng không ít. Điều này nếu so sánh với
nội dung các quy định trong bộ Đại Minh luật thì thấy có nhiều điểm tương đồng bên cạnh những
khác biệt về vị trí các điều luật và mức độ hình phạt.
Cho đến nay, những nghiên cứu về quy định phòng chống tham nhũng qua từng bộ luật mới
chỉ được đề cập đến qua một vài bài viết, tham luận khoa học. Chẳng hạn, khảo cứu về các quy
định xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật mới có một số bài viết của Nguyễn
Văn Thanh (2008) về Các quy định về phòng, chống tham nhũng trong bộ Quốc triều hình luật và
những bài học cho công cuộc phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay; Phan Văn Báu (2013)
về Quốc triều hình luật với việc đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng hay Phan
Ngọc Huyền (2015) về Khảo cứu về quy định chống tham nhũng trong Quốc triều hình luật. . .
Đặc biệt hơn, cho đến nay chưa có bài viết nào tiến hành so sánh các quy định về xử phạt hành
vi tham nhũng trong hai bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ và Đại Minh luật thời Minh. Thông
qua bài viết này, người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu vấn đề lập pháp về
phòng chống tham nhũng trong lịch sử hai vương triều Lê Sơ và Đại Minh.
Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 20/3/2017
Liên hệ: Phan Ngọc Huyền, e-mail: huyenpn@hnue.edu.vn
110
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật
Đại Minh luật (tên gọi đầy đủ là Đại Minh luật tập giải phụ lệ) là bộ pháp điển quan trọng
của vương triều Đại Minh được ban hành dưới thời Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương). Bộ luật
được biên soạn từ năm Ngô nguyên niên (1364) và trải qua 3 lần hiệu chỉnh vào các năm Hồng Vũ
thứ 7 (1374), Hồng Vũ thứ 22 (1389) và Hồng Vũ thứ 30 (1397) mới hoàn thành. Đại Minh luật
bao gồm 30 quyển, phân thành Danh lệ 01 quyển, Lại luật 02 quyển, Hộ luật 7 quyển, Lễ luật 02
quyển, Binh luật 05 quyển, Hình luật 11 quyển và Công luật 02 quyển, tổng cộng có 460 điều.
Các điều luật về tội tham nhũng và xử phạt hành vi tham nhũng trong Đại Minh luật khá
nhiều. Luật thời Minh có kế thừa danh mục Lục tang (chỉ các quy định về 6 loại hành vi phạm tội
liên quan đến tham nhũng) của luật thời Đường song đã có sự cải biến. Đường luật quy tội thụ tang
(tham ô, nhận tiền của trái pháp luật) bằng 6 hình thức phạm tội như sau: thụ tài uổng pháp (nhận
tiền/của làm trái pháp luật), thụ tài bất uổng pháp (nhận tiền/của nhưng không làm trái pháp luật
khi xét xử), thụ sở giám lâm (nhận tiền của của quan dân ở nơi đến công tác), cường đạo (cưỡng
ép người khác để lấy tiền của), thiết đạo (ngầm chiếm đoạt của công), tọa tang (tham ô của công).
Đại Minh luật lại phân Lục tang ra làm 6 loại: Giám thủ tang (quan giám lâm chủ thủ tham
ô, ăn trộm của công do mình quản lí), thường nhân tang (quan lại cấp thấp hoặc người thường ăn
trộm/chiếm đoạt của công), thiết đạo (ngầm tham ô, chiếm đoạt của công), uổng pháp tang (tham
ô, nhận tiền của làm trái pháp luật), bất uổng pháp tang (tham ô, nhận tiền của làm trái pháp luật
nhưng không làm trái pháp luật), tọa tang (tham ô của công). Đáng lưu ý là Đại Minh luật đã đặt
hành vi tham ô, nhận hối lộ, ăn trộm của công của các giám thủ đạo/giám lâm chủ thủ (tức các
quan viên nắm chức trách quản lí ở các châu huyện) lên hàng đầu trong số Lục tang.
Điều này cho thấy các quy định về phòng chống quan lại tham nhũng trong luật thời Minh
rất được xem trọng với mức xử phạt nghiêm minh. Ví dụ, trong điều luật Giám thủ tự đạo thương
khố tiền lương quy định: “Phàm quan giám lâm chủ thủ lấy trộm tiền lương, đồ vật của kho khố,
không phân thủ tòng, đều luận tội tham tang. . . Từ 1 quan đến 2 quan 500 văn, đánh 90 trượng; 5
quan, đánh 100 trượng. . . ;25 quan, đánh 100 trượng, lưu 3000 dặm; 40 quan, xử trảm” [2;37].
Trong phần Hình luật, Đại Minh luật đã đặt một mục riêng gọi là thụ tang (nhận tiền của
hối lộ, chiếm dụng của công trái phép) với tổng số 11 điều, bao gồm: Quan lại thụ tài (Quan lại
nhận tiền của), Tọa tang chí tội (Vướng vào tang vật đưa đến tội), Sự hậu thụ tài (Nhận tiền của sau
khi xong việc), Hữu sự dĩ tài thỉnh cầu (Có việc đem tiền của thỉnh cầu), Tại quan cầu sách tá hóa
nhân tài vật (Quan buộc mượn hàng hóa, tài vật của người); Gia nhân cầu sách (Để người nhà sách
nhiễu tiền của), Phong hiến quan lại phạm tang (Phong hiến quan lại phạm tội ăn hối lộ), Nhân
công thiện khoa liễm (Nhân việc công mà tự ý bắt dân đóng góp), Tư thu công hầu tài vật (Tư ý
thu lấy tài vật của công hầu), Khắc lưu đạo tang (Giữ lại tang vật ăn trộm) và Quan lại thính hứa
tài vật (Quan lại hứa nhận tài vật). Trong đó, riêng quy định về Quan lại thụ tài (Quan lại nhận tiền
của) đã phân biệt chế tài giữa những “người có lộc” (chỉ những người có lương tháng không được
đến 01 thạch) với những người “không có lộc” (chỉ những người có lương mỗi tháng 01 thạch trở
lên) như sau: “Phàm quan lại nhận tiền của thì (căn cứ) tính theo tang vật mà xử tội. Người không
có lộc thì đều được giảm một bậc. Quan thì bị truy thu bằng sắc, bãi bỏ các chức danh trong quan
tịch; lại thì bị bãi dịch không kể thứ bậc nào. Trường hợp nhân có việc mà mang tiền đi hối lộ thì
người đó, nếu có lộc thì tội được giảm nhẹ hơn người nhận tiền một bậc, người không có lộc thì tội
được giảm nhẹ (hơn người nhận tiền) hai bậc. Tội chỉ phạt 100 trượng, bắt di chuyển đi nơi khác.
Trường hợp là người nhận hối lộ thì tùy theo tang vật mà xử phạt nặng” [2;83].
111
Phan Ngọc Huyền
Ngoài 11 điều trong mục thụ tang như trên, trong nhiều chương, phần khác của Đại Minh
luật cũng còn rất nhiều điều luật liên quan đến việc xử phạt các hành vi tham ô, nhận hối lộ.
Theo thống kê của người viết, Đại Minh luật có đến 95 điều luật liên quan đến vấn đề này:
Bảng 1. Tổng số điều luật về hình thức xử phạt
các hành vi tham nhũng của quan lại trong “Đại Minh luật”
Quyển/
Phần
Danh
lệ luật Lại luật Hộ luật
Chức
chế
Công
thức
Hộ
dịch
Điền
trạch
Thương
khố
Khóa
trình
Tiền
trái
Thị
triền
Số điều 6 1 1 6 6 20 6 1 2
Tổng 3 2 41
Binh luật Hình luật Công luật
Quân
chính
Quan
tân
Cứu
mục
Bưu
dịch
Đạo
tặc
Thụ
tang
Trá
ngụy
Tạp
phạm
Bộ
vong
Đoán
ngục
Doanh
tạo
4 2 2 3 7 11 1 1 3 9 3
11 35 3
(Nguồn: “Đại Minh luật”, Hoài Hiệu Phong biên tập, Liêu Thẩm thư xã xuất bản, năm 1990)
Bảng thống kê với tổng số 95 điều luật liên quan đến việc xử phạt quan lại tham nhũng cho
thấy phạm vi điều chỉnh của Đại Minh luật tính toàn diện, thể hiện trên nhiều phương diện (nhân
khẩu, quản lí đất đai, thuế dịch, hình ngục. . . ) và góc độ (hành chính, dân sự, quân sự) cùng với
chế tài xử phạt khá nghiêm khắc. Những điều luật này trong Đại Minh luật đã trở thành văn bản
có tính pháp quy rất quan trọng của triều Minh về phòng chống tham nhũng.
2.2. Quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật
Thi hành chính sách chống tham nhũng, nhất định phải có luật pháp về chống tham nhũng.
Xuất phát từ nhận thức đó, Lê Thánh Tông đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, chế định rất
nhiều các điều luật về phòng chống tham nhũng. Đầu thời Lê Sơ, để củng cố chế độ và quản lí xã
hội, hoàng đế Lê Thánh Tông đã hạ lệnh biên soạn bộ pháp điển của triều đại mình. Năm Hồng
Đức thứ 14 (1483), Lê Thánh Tông đã phê chuẩn việc ban hành bộ Quốc triều hình luật (còn gọi
là Lê triều hình luật hay Luật Hồng Đức). Bộ luật này gồm 6 quyển, 13 chương, 722 điều bao gồm
nhiều lĩnh vực như hình pháp, dân sự, hôn nhân, gia đình. . .
Trong số 13 chương của Quốc triều hình luật, có không ít điều luật có nội dung liên quan
đến phòng chống tham nhũng. Trừ các chương Thông gian, Đấu tụng, Bộ vong, 10 chương còn lại
đều có các quy định xử phạt các hành vi tham ô, chiếm đoạt của công. Theo thống kê của người
viết, trong Quốc triều hình luật có tất cả 76 điều luật có liên quan đến chế tài xử phạt các hành vi
tham ô, nhận hối lộ của quan lại. Cụ thể như sau:
Bảng 2. Thống kê các điều luật có nội dung liên quan đến
phòng chống tham ô trong “Quốc triều hình luật”
Chương Danhlệ
Vệ
cấm
Vi
chế
Quân
chính
Hộ
hôn
Điền
sản
Đạo
tặc
Trá
ngụy
Tạp
luật
Đoán
ngục Tổng
Điều
luật liên
quan
1 5 23 8 9 4 3 3 11 9 76
(Nguồn: “Quốc triều hình luật” (bản dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995)
112
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật
Trong số hơn 70 điều luật nói trên, nội dung phản ánh về các hành vi tham nhũng của quan
lại khá đa dạng, như: tổng quan về việc trừng phạt tội người nhận hối lộ, người đưa hối lộ; thượng
cấp nhận hối lộ mà bao che, dung túng cho cấp dưới; hoành hành nhũng nhiễu lương dân để lấy
tiền của; nhận hối lộ mà dung túng tội phạm; nhận tiền đút lót mà miễn binh dịch cho người; ăn
cắp tài vật của công; vơ vét hoặc ăn bớt của công. . .
Nghiên cứu cụ thể cho thấy, các điều luật liên quan đến xử phạt hành vi tham nhũng của
quan lại trong Quốc triều hình luật tập trung nhiều nhất ở chương Vi chế, tiếp đến là các chương
Tạp luật, Hộ hôn và Đoán ngục. Tuy không đặt riêng thành lục Thụ tang (như Đại Minh luật) song
nội dung phòng chống tham ô khá phong phú, cụ thể được biểu hiện qua những khía cạnh dưới
đây:
Một là, xử phạt hành vi nhận hối lộ và đưa hối lộ: hình phạt nặng nhẹ tùy thuộc vào mức
độ phạm tội. Đối với người nhận hối lộ, Quốc triều hình luật quy định xử phạt như sau. Điều thứ
42, chương Vi chế viết: “Quan ty làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội
biếm hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém.
Những bậc công thần quý thần cùng những người có tài được dự vào hàng bát nghị mà ăn hối lộ từ
1 quan trở lên đến 9 quan thì xử phạt tiền 50 quan, từ 10 quan đến 19 quan thì xử phạt tiền từ 60
quan đến 100 quan, từ 20 quan trở lên thì xử tội đồ, những tiền ăn hối lộ xử phạt gấp đôi nộp vào
kho” [4;74].
Không chỉ người nhận hối lộ bị xử phạt, kẻ đưa hối lộ nếu dùng tiền bạc để nhờ vả quan
trên, cố ý làm trái pháp luật cũng phải chịu tội. Nếu do oan uổng thật mà vẫn phải đi hối lộ người
ta thì sẽ được xem xét giảm tội. Điều thứ 44, chương Vi chế quy định: “Những người đưa hối lộ mà
xét ra việc của họ trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội. Còn người nào thật oan khổ vì muốn cho
khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người không phải việc mình mà đi hối lộ thay người khác thì
xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ hai bậc. Những người thuộc hạ mà xúc xiểm quan trên thì cũng xử
tội như thế. Của hối lộ phải nộp vào kho” [4;75].
Hai là, xử phạt việc lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu, mưu đoạt lợi lộc: Đây là nội dung
được phản ánh nhiều nhất trong số các điều luật liên quan đến các hành vi tham nhũng của quan
lại, chiếm khoảng hơn 20 điều trong số 76 điều luật có liên quan. Quốc triều hình luật quy định
rất rõ, đối với mọi biểu hiện lợi dụng uy quyền, cưỡng chiếm tài sản công của quan lại đều xử phạt
không dung túng. Chẳng hạn, điều thứ 80, chương Tạp luật viết: “Các quan cai quản quân dân các
hạt, vô cớ mà đi đến những làng, xã trong hạt, hay là cho vợ cả, vợ lẽ, người nhà đi lại, mượn việc
mua bán làm cớ để quấy nhiễu quân dân, lấy của biếu xén thì xử tội biếm hay bãi chức. Người tố
cáo đúng sự thật thì được thưởng tùy theo việc nặng nhẹ” [4;215]. Điều thứ 86 chương Tạp luật
cũng viết: “Các quan cai quản quân dân cùng những nhà quyền quý mà sách nhiễu vay mượn của
cải đồ vật của dân trong hạt thì khép vào tội làm trái pháp luật và phải trả lại tài vật cho dân”
[4;217].
Ba là, xử phạt các hành vi lợi dụng việc công để làm việc tư, chiếm đoạt/ăn bớt/ăn cắp của
công: Với những hành vi này, Quốc triều hình luật thời Lê Sơ có những quy định xử phạt khá cụ
thể. Với các quan viên giữ kho khố (thường hay phạm phải tội kiểu này nhất), điều thứ 11 chương
Tạp luật viết: “Những quan giữ việc thu phát của công mà trái luật (trái luật như là thu vào nhiều
mà phát ra ít, đáng phát thứ cũ lại phát thứ mới, đáng nhận thứ tốt lại nhận thứ xấu) thì xử biếm
một tư và tính số thừa thiếu ấy bồi thường nộp vào của công. Quan chủ ti giấu không phát giác ra
thì xử phạt 50 roi, quá nữa thì xử tội biếm hay phạt. Người giữ kho bắt người đến lĩnh vật gì làm
giấy biên nhận, trong giấy biên nhiều mà phát cho ít thì xử tội đồ và phải bồi thường như luật”
[4;199].
Riêng các lại viên khi đi trưng thu thuế lương ở các địa phương xã, thôn, nếu tâu báo số
113
Phan Ngọc Huyền
lượng sai để ăn bớt thì lộ, huyện, xã quan đều phải căn cứ vào các tình tiết nặng nhẹ để luận tội:
“Những sổ thuế tâu lên về thuế má, đầm ao đất bãi mà tâu nhiều làm ít, đất quan làm đất hoang,
hạng trên làm hạng dưới, thêm bớt thay đổi để hụt của công và tổn hại cho dân thì lộ, huyện, xã
quan đều phải theo việc nặng nhẹ mà trị tội và ghép vào tội giấu giếm của cải nhà nước” [4;136].
Ngoài ra, trong Quốc triều hình luật, tội ăn trộm tiền của, lợi dụng chức quyền để chiếm
đoạt của công cũng bị xem là hành vi tham nhũng. Bộ luật này quy định, nếu như viên quan quản
kho mà ăn trộm/lấy cắp tiền của thì cũng xếp vào tội ăn cắp của công: “Quan giám lâm, người coi
kho mà tự lấy trộm thì xử như tội ăn trộm thường và phải bồi thường tang vật gấp hai lần” [4;161].
Đặc biệt với hành vi ăn trộm quốc khố, quân lương, luật có quy định xử phạt rất nghiêm khắc. Chỉ
cần mắc tội ăn trộm quân lương, khiến cho việc quân bị ảnh hưởng thì đều xử tử theo quân pháp.
Điều thứ 30 chương Quân chính quy định rất rõ ràng: “Khi hành quân mà coi việc vận lương sai
kỳ hạn, để đến nỗi hết lương, thì phải xử tội theo quân pháp. Đi đường để mất lương thực hay vật
dụng thì phải đền số tổn thất; ăn trộm hay giấu giếm lương thực hay vật dụng thì phải chém và
phải bồi thường gấp hai. . . ” [4;109].
Các quan viên trưng thu lương thuế, nếu trưng thu mãn kì mà không nhập kho, cố ý xâm
hại của công, sẽ bị xử tội đồ hay lưu. Các chương Vi chế, Hộ hôn, Điền sản đều có các quy định xử
phạt tội ăn trộm lương thuế của công. Chẳng hạn, điều 44 chương Hộ hôn viết: “Nếu những quan
thu tiền thuế và những đồ phải thu đã thu được mà để quá kỳ không nộp vào kho, nếu quá 2 tháng,
3 tháng, cho là tội giấu giếm, quá 4 tháng trở lên cho là tội ăn trộm; tội giấu giếm thì một quan xử
biếm một tư, 10 quan biếm hai tư, 30 quan biếm ba tư, 50 quan xử đồ làm khao đinh, 100 quan đồ
làm tượng phường binh, 200 quan đồ làm chủng điền binh, 300 quan trở lên thì xử lưu đi châu gần,
tội ăn trộm thì xử tội theo luật ăn trộm và bồi thường gấp hai” [4; 124-125].
Những dẫn chứng liên quan đến các chế tài xử phạt hành vi tham ô của quan lại ở trên cho
thấy, phạm vi điều chỉnh và chế tài xử phạt tội tham ô và các hành vi liên quan khá rộng. Đây là cơ
sở để xem Quốc triều hình luật như một bộ luật có giá trị về phòng chống tham ô đầu tiên trong
lịch sử lập pháp Việt Nam.
2.3. So sánh các quy định xử phạt hành vi tham nhũng thể hiện trong hai bộ
luật
Nhìn chung, Đại Minh luật với 460 điều và Quốc triều hình luật với 722 điều đều thể hiện
phạm vi điều chỉnh khá rộng đối với nhiều lĩnh vực của xã hội từ hình luật, dân sự đến tố tụng. . . với
đại bộ phận là các quy định liên quan đến hình luật.
Tuy nhiên, về mặt kết cấu và phân loại, dễ nhận thấy Đại Minh luật có sự hoàn thiện hơn
Quốc triều hình luật. Nếu so với Đường luật, việc bộ Đại Minh luật kết cấu thành Lại luật, Hộ
luật, Lễ luật, Hình luật... đã thể hiện rõ tính cụ thể và sự hoàn thiện hơn một bước về trình độ lập
pháp. Bộ Quốc triều hình luật của nhà Lê sơ có tham khảo “tinh thần lập pháp” của luật Đường,
luật Minh nhưng chủ yếu tham khảo kết cấu luật của nhà Đường, phân làm các chương Danh lệ,
Vệ cấm, Vi chế, Quân chính, Đạo tặc, Đấu tụng, Đoán ngục. Vì vậy, tính hoàn thiện về kết cấu của
Quốc triều hình luật không thể ngang bằng với Đại Minh luật, đó cũng là điều dễ hiểu.
Nếu so sánh về nội dung các tội danh liên quan đến hành vi tham nhũng, nhận hối lộ, có thể
thấy Đại Minh luật quy định các tội danh Lục tang khá cụ thể. Trong phần Hình luật, Đại Minh
luật đặt Thụ tang (nhận tang vật hối lộ) thành một phần riêng với tổng số 11 điều quy định mức xử
phạt khác nhau đối với các hành vi khác nhau. Biên mục này trong Quốc triều hình luật không có.
Về số điều luật xử phạt các hành vi tham nhũng của quan lại, cả hai bộ luật đều có khá
không ít quy định liên quan. Tuy nhiên, theo con số thống kê tương quan thì tỉ lệ số điều luật về
114
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật
phòng chống tham nhũng trong Đại Minh luật nhiều hơn Quốc triều hình luật (Đại Minh luật có
96/460 điều, chiếm 20,8%; Quốc triều hình luật có 76/722 điều, chiếm 10,5%). Tuy chưa đạt đến
mức độ có một bộ luật riêng biệt về phòng chống tham nhũng nhưng phải thừa nhận rằng, phạm
vi điều chỉnh của cả hai bộ luật về các loại hành vi tham nhũng khá rộng: từ các quy định xử phạt
việc lợi dụng chức quyền để nhận hối lộ, cậy thế nhà quan để sách nhiễu tiền của dân lành đến việc
lợi dụng chức vụ để ăn cắp, bớt xén, chiếm đoạt của công. . . Tương ứng với từng hành vi phạm
tội, cả hai bộ luật đều có các quy định xử phạt cụ thể: mức độ hình phạt về cơ bản đều tuân theo
nguyên tắc tính theo tang vật mà luận tội nặng nhẹ. Người phạm tội nhẹ thì phạt trượng, biếm/bãi
chức, đánh roi/gậy. Kẻ phạm tội nặng thì phạt đồ, lưu, thậm chí là tử tội.
Đối với người nhận hối lộ làm trái pháp luật, Đại Minh luật quy định: từ 01 quan trở xuống,
phạt 70 trượng; 01 quan trở lên đến 5 quan, phạt 80 trượng; 10 quan, phạt 90 trượng; 15 quan, phạt
100 trượng; 20 quan, phạt 60 trượng, đồ 1 năm; 25 quan, phạt 70 trượng, đồ 1 năm rưỡi; 30 quan,
phạt 80 trượng, đồ 2 năm; 35 quan, phạt 90 trượng, đồ 2 năm rưỡi; 40 quan, phạt 100 trượng, đồ 3
năm; 45 quan, phạt 100 trượng, lưu 2000 dặm; 50 quan, phạt 100 trượng, lưu 2500 dặm; 55 quan,
phạt 100 trượng, lưu 3000 dặm; 80 quan xử giảo [2;83]. Trong Quốc triều hình luật, luật cũng quy
định về các mức độ xử phạt tương ứng với số tiền nhận hối lộ nhiều hay ít song mức thang hình
phạt có phần gọn hơn: “Quan ti làm trái pháp luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội
biếm hay bãi chức, từ 10 quan đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội chém”
[4;74].
Thoạt nhìn, dẫn chứng trên dễ đưa đến suy đoán mức độ xử phạt trong Quốc triều hình luật
có phần nặng hơn Đại Minh luật. Thực tế không phải như vậy. Trong Quốc triều hình luật, hình
thức xử phạt đối với các hành vi tham nhũng chủ yếu gồm: dùng tiền chuộc tội, biếm/bãi chức,
phạt đánh roi/trượng, đồ, lưu, không có nhiều điều luật áp dụng khung hình phạt xử tử. Trong 76
điều luật liên quan đến phòng chống các hành vi tham nhũng của Quốc triều hình luật, chỉ có 10
điều nhắc đến việc xử tội chết, bao gồm các điều sau:
Bảng 3. Các điều luật liên quan đến các hành vi tham nhũng
bị xử tội chết trong “Quốc triều hình luật”
Điều luật Hành vi phạm tội Hình phạt
Điều thứ 30, chương
Vệ cấm
Sứ thần đi sứ ra nước ngoài. . . lấy của hối lộ mà tiết lộ công
việc nước nhà Xử tội chém.
Điều thứ 42, chương
Vi chế Quan ti làm trái pháp luật ăn hối lộ từ 20 quan trở lên Xử tội chém.
Điều thứ 101, chương
Vi chế
Quan liêm phóng (quan mật tra) khi xét việc vì báo ân báo
oán hay ăn hối lộ mà đổi trắng thay đen
Mức cao nhất
là xử tội chết
Điều thứ 13, chương
Vi chế Những người giữ kho vũ khí, bán trộm đồ vũ khí Xử tội chém
Điều thứ 17, chương
Vi chế
Chánh, phó ngũ trưởng cai quản quân đội sai đi cướp quân
nhu hay chặn đường quân địch định lấy tiền hay ăn bớt
Mức cao nhất
là xử tội chết
Điều thứ 30, chương
Quân chính
Khi hành quân coi việc vận lương mà ăn trộm hay giấu giếm
lương thực hoặc vật dụng
Mức cao nhất
là xử tội chém
Điều thứ 39, chương
Quân chính
Khi đi đánh dẹp bắt được giặc mà lấy của cải đồ vật, rồi lại
vì có thân tình quen biết mà thả ra
Mức cao nhất
là xử tội chết
Điều thứ 42, chương
Tạp luật Giấu những đồ vật của công từ 50 quan trở lên Xử tội chết
Điều thứ 74, chương
Tạp luật
Tội nhân được nhà vua đặc ân tha cho mà quan đại thần,
quan hành khiển cùng các quan coi ngục tụng tự nhận là ơn
của mình để đòi hối lộ
Mức cao nhất
là xử tội chết
115
Phan Ngọc Huyền
Điều thứ 47, chương
Đoán ngục
Ngục giám, ngục lại đi bắt phạm nhân mà lấy tiền của người
ta, nếu đòi nhiều quá đến nỗi cả xã ấy bị phá sản
Mức cao nhất
là xử tội chết
(Nguồn: “Quốc triều hình luật” (bản dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội)
Bảng thống nhũng, ăn cắp/chiếm đoạt của công không nhiều, nếu có thì mức độ xử phạt đối
với các tình huống dân sự rất ít, chủ yếu tập trung xử phạt các vi phạm trong quân đội nhằm giữ
vững kỉ cương quân ngũ.
Trong Đại Minh luật, số điều luật áp dụng mức phạt tử hình đối với tội tham nhũng, nhận
hối lộ cũng không nhiều, chỉ được nhắc đến trong 9 điều so với tổng số 95 điều luật có liên quan.
Bảng 4. Các điều luật liên quan đến các hành vi tham nhũng
bị xử tội chết trong “Đại Minh luật”
Tên điều luật Xuất xứ trong bộ luật Mức hình phạt cao nhất
Tên gọi đồng với tội giảo Danh luật lệ, quyển 1 Xử giảo
Báo cáo quân vụ Binh luật, phần Quân chính, quyển thứ 14 Xử chém
Ăn trộm đồ ngự tế thần Hình luật, phần Đạo tặc, quyển thứ 18 Xử chém
Ăn trộm đồ vật nội phủ Hình luật, phần Đạo tặc, quyển thứ 18 Xử chém
Quan giám thủ ăn trộm
lương tiền kho khố Hình luật, phần Đạo tặc, quyển thứ 18 Xử chém
Thường nhân [lại viên] ăn
trộm lương tiền kho khố Hình luật, phần Đạo tặc, quyển thứ 18 Xử giảo
Quan lại nhận tài vật Hình luật, phần Thụ tang, quyển thứ 23 Xử giảo
Tư nhận tài vật của công hầu Hình luật, phần Thụ tang, quyển thứ 23 Xử tử
Giả truyền thánh chỉ Hình luật, phần Trá ngụy, quyển thứ 24 Xử trảm
(Nguồn: “Đại Minh luật”, Hoài Hiệu Phong biên tập, Liêu Thẩm thư xã, năm 1990)
Bảng thống kê trên cho thấy, mức độ xử phạt nặng nhất đối với hành vi tham nhũng của
quan lại cũng chỉ dừng ở xử trảm (chém), thứ đến là xử giảo (thắt cổ). Mức độ hình phạt như vậy
về lí thuyết mà nói cơ bản cũng giống với Quốc triều hình luật.
Cần lưu ý thêm, không chỉ có chế tài xử phạt với người nhận hối lộ mà cả Đại Minh luật và
Quốc triều hình luật đều có điều luật xử phạt người đưa hối lộ.
Đối với người đưa hối lộ, cả Đại Minh luật và Quốc triều hình luật đều quy định xử phạt
căn cứ vào mức độ và tình tiết phạm tội cụ thể. Ví dụ điều luật Hữu sự dĩ tài thỉnh cầu (Có việc
đem tiền của thỉnh cầu) trong Đại Minh luật quy định: “Phàm trường hợp những người có việc
dùng tiền của cầu xin nhằm được xử sai pháp luật thì tính số tiền của đã đưa lấy đó buộc tội vướng
vào tang vật. Nếu làm sai pháp luật là tránh chuyện khó [tội nặng] đổi thành chuyện dễ [tội nhẹ]
thì tội nặng hơn người đưa tiền” [2;87]. Tương tự như vậy, Quốc triều hình luật cũng quy định:
“Những người đưa hối lộ mà xét ra việc của họ trái lẽ thì theo việc của họ mà định tội. Còn người
nào thật oan khổ vì muốn cho khỏi tội mà hối lộ thì được giảm tội. Người không phải việc mình
mà đi hối lộ thay người khác thì xử tội nhẹ hơn người ăn hối lộ hai bậc” [4;75].
Cần lưu ý thêm, về mặt nguyên tắc xét xử, cả hai bộ luật của nhà Minh và nhà Lê Sơ đều
quy định: tội tham nhũng không được xét giảm tội theo chế độ “bát nghị”. Điều thứ 5 của chương
Danh lệ trong Quốc triều hình luật viết: “Những họ bà phi của Hoàng thái tử từ đại công trở lên
mà phạm tử tội, thì cũng phải làm bản tâu dâng lên vua xét định, từ tội lưu trở xuống được giảm
một bậc, nếu tội thập ác, giết người, gian dâm, trộm cắp trong cung cấm, ăn hối lộ làm trái phép,
thì không theo luật này” [4;38].
116
So sánh quy định về xử phạt hành vi tham nhũng trong Quốc triều hình luật và Đại minh luật
Tương tự, trong phần Danh luật lệ của Đại Minh luật cũng có quy định: “. . . Những kẻ
phạm tội thập ác, phản nghịch, gian đạo sát nhân, nhận hối lộ vi phạm pháp luật, không áp dụng
theo luật này” [tức không được hưởng chế độ “bát nghị”] [2;6].
Điều này cho thấy, cả hai bộ luật đều định rõ tiêu chuẩn xử phạt khá nghiêm khắc, minh
chứng rõ quyết tâm của hai triều đại nhà Minh và nhà Lê Sơ trong việc sử dụng pháp luật làm công
cụ phòng chống tham nhũng.
3. Kết luận
Mặc dù chưa biên chép riêng thành từng quyển nhưng các quy định về xử phạt hành vi tham
nhũng trong hai bộ Quốc triều hình luật và Đại Minh luật đều chiếm số lượng đáng kể trong tổng
số các điều luật. Đương nhiên, bên cạnh một số điểm tương đồng, các quy định cụ thể về phòng
chống tham nhũng giữa hai bộ luật còn có nhiều điểm khác biệt.
Một vài so sánh bước đầu như trên không chỉ giúp những người nghiên cứu về cổ luật Việt
Nam hiểu thêm được những đặc điểm, giá trị riêng của Quốc triều hình luật trong so sánh với Đại
Minh luật nhìn từ một vấn đề chuyên sâu mà còn bước đầu làm sáng tỏ các quy định xử phạt về tội
tham nhũng trong hai bộ luật có gì giống và khác nhau về trình độ lập pháp, về phạm vi điều chỉnh
và mức độ hình phạt. Đây là cơ sở quan trọng để tiến tới nghiên cứu so sánh kĩ hơn về chính sách
phòng chống tham nhũng trong lịch sử của các triều đại Việt Nam và Trung Quốc thời trung đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Ngọc Huyền, 2012. Nghiên cứu so sánh chính sách phòng chống tham quan ô lại của
Minh Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Luận án Tiến sĩ, Đại học Vũ Hán, Trung Quốc (Bản tiếng
Trung).
[2] Hoài Hiệu Phong (biên tập), 1990. Đại Minh luật. Liêu Thẩm thư xã xuất bản, Liêu Ninh (bản
tiếng Trung).
[3] Tiết Duẫn Thăng, 1997. Đường Minh luật hợp biên. Nxb Pháp luật, Bắc Kinh (bản tiếng
Trung).
[4] Viện sử học (dịch), 1995. Quốc triều hình luật. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
ABSTRACT
A Comparison of anti-corruption regulations
between Quoc trieu hinh luat and Dai Minh luat
Phan Ngoc Huyen
Faculty of History, Hanoi National University of Education
Dai Minh luat andQuoc trieu hinh luat are two important codes of the Ming dynasty and the
Early Le dynasty. The research on regulations on punishment for corruption and bribe receiving
in Dai Minh luat (the Ming dynasty) and Quoc trieu hinh luat (the Early Le dynasty), shows
some common features besides the differences on the number of laws, adjustment violations and
punishment level. This article focuses on studying and comparing the regulations on officials’
corruption punishment between Dai Minh luat and Quoc trieu hinh luat, through that contributing
to the comparison about anti-corruption policies in Vietnamese and Chinese history in the
Medieval period.
Keywords: Corruption, Dai Minh luat, Quoc trieu hinh luat, punishment.
117
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4681_pnhuyen_8011_2128486.pdf