So sánh một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Tài liệu So sánh một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 154 SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ SỐ BÉO PHÌ TRONG TIÊN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hường*, Đoàn Phước Thuộc*, Lê Văn Chi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các biểu hiện rối loạn chuyển hóa như: béo phì trung tâm, tăng đường máu, tăng huyết áp, tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol. Hội chứng chuyển hóa có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường týp 2. Hiện nay, tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị sớm người dân mắc hội chứng chuyển hóa là cần thiết để phòng ngừa các hậu quả liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, tiêu chí chẩn đoán hội chứng chuyển hóa khá phức tạp và xác định sớm người dân mắc hội chứng chuyển hóa vẫn còn nhiều thách thức. Trong các thành ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 154 SO SÁNH MỘT SỐ CHỈ SỐ BÉO PHÌ TRONG TIÊN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Hường*, Đoàn Phước Thuộc*, Lê Văn Chi* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các biểu hiện rối loạn chuyển hóa như: béo phì trung tâm, tăng đường máu, tăng huyết áp, tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol. Hội chứng chuyển hóa có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường týp 2. Hiện nay, tỷ lệ hiện mắc hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Vì vậy, chẩn đoán và điều trị sớm người dân mắc hội chứng chuyển hóa là cần thiết để phòng ngừa các hậu quả liên quan đến bệnh. Tuy nhiên, tiêu chí chẩn đoán hội chứng chuyển hóa khá phức tạp và xác định sớm người dân mắc hội chứng chuyển hóa vẫn còn nhiều thách thức. Trong các thành tố của hội chứng chuyển hóa thì béo phì trung tâm là thành tố quan trọng nhất. Để đo lường gián tiếp mỡ nội tạng, vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông là những chỉ số có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả và không xâm lấn, thường sử dụng để xác định béo phì trung tâm và có thể dự báo tốt về nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, các chỉ số nhân trắc không thể phân biệt được mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Một vài nghiên cứu đã cho thấy béo phì nội tạng không bao gồm mỡ dưới da mà chỉ mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ với những bất thường về chuyển hóa và mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ với hội chứng chuyển hóa hơn so với mỡ dưới da. Chỉ số mỡ nội tạng (VAI) và sản phẩm tích lũy lipd (LAP) là những chỉ số đáng tin cậy của béo phì nội tạng. Mục tiêu: So sánh một số chỉ số béo phì trung tâm và béo phì nội tạng trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, lựa chọn ngẫu nhiên 386 người dân từ 25 tuổi trở lên ở hai xã của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hội chứng chuyển hóa được chẩn đoán theo tiêu chí đồng thuận của các tổ chức IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS, IASO (2009). Một vài chỉ số béo phì được thu thập và tính toán bao gồm vòng bụng, tỷ vòng bụng/vòng mông, chỉ số mỡ nội tạng và chỉ số tích tụ lipid. Phân tích ROC được sử dụng để xác định chỉ số tốt nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa. Kết quả: Kết quả phân tích ROC cho thấy 4 chỉ số đều có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa (Với AUC>0,8, p<0,05). LAP là chỉ số có giá trị tốt nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa, với diện tích dưới đường cong ROC lớn nhất, điểm cắt lần lượt ở nam và nữ là 37,8 và 36,66. Diện tích dưới đường cong ROC của chỉ số tích tụ lipid (LAP), chỉ số mỡ nội tạng (VAI), vòng bụng (WC), tỷ vòng bụng/vòng mông (WHR) lần lượt là 0,894; 0,878; 0,852; 0,823 ở nam giới, và 0,951; 0,935; 0,871; 0,801 đối với nữ giới. Kết luận: Tất cả các chỉ số béo phì trung tâm và béo phì nội tạng đều có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. LAP là chỉ số béo phì nội tạng có giá trị tốt nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa, tiếp theo là VAI, các chỉ số béo phì trung tâm có giá trị kém hơn các chỉ số béo phì nội tạng. Từ khóa: tiên đoán, chỉ số tích tụ lipid, chỉ số mỡ nội tạng Khoa Y tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Tác giả liên lạc: ThS.BS. Nguyễn Thị Hường ĐT: 0982056265 Email: nthuong@huemed-univ.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 155 ASTRACT COMPARISONS OF SOME OBESITY INDICES IN THE PREDICTION OF METABOLIC SYNDROME AMONG POPULATION IN QUANG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Nguyen Thi Huong, Doan Phuoc Thuoc, Le Van Chi * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 154 - 160 Background: Metabolic syndrome (MetS) is a cluster of metabolic abnormalities, characterized as central obesity, dysglycemia, raised blood pressure, elevated triglyceride (TG) level, and low high-density lipoprotein cholesterol (HDL-C) level. MetS is associated with cardiovascular disease, type 2 diabetes morbidity and mortality, and all-cause mortality. It is alarming that the prevalence of MetS is high and increasing in both developing and developed nations. Thus, early identification and treatment of individuals with MetS is essential to prevent the adverse consequences related to its development. However, the diagnostic criteria of MetS are complex to conduct, which makes early identification of individuals with MetS challenging. Of these components of MetS, central obesity is considered as the most important component. As an indirect measure of visceral fat, waist circumference (WC) and waist-to-hip ratio (WHR) are an easy, cost-effective, and non-invasive metric useful for identification of central obesity and, in turn, may be an effective predictor of the risk of metabolic syndrome. None of these indexes, however, have ability to distinguish subcutaneous fat from the visceral fat. Several studies have pointed out that it is visceral obesity but not subcutaneous adiposity that corelates with the metabolic abnormalities and visceral fat is more strongly associated with incident MetS than subcutaneous fat. Visceral adiposity index (VAI) and lipid accumulation product (LAP) are validated reliable markers of visceral obesity. Objectives: To compare the predictive ability of the indices reflecting central and visceral obesity for identification of metabolic syndrome (MetS) among population in Quang Dien District, Thua Thien Hue Province. Methods: A cross-sectional study carried out 386 people over 25 years olds chosen from two communities from Quang Dien district by stratified sampling procedure. Metabolic syndrome was defined according to the IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS, IASO (2009). Some obesity indexes including waist circumference (WC), waist- to-hip ratio (WHR), visceral adiposity index (VAI) and lipid accumulation product (LAP) were recorded. Receiver operator curve (ROC) analyses were used to identify the best predictor of MetS. Results: The ROC analysis revealed that all the four obesity indices included in the study were able to discriminate MetS (all area under the ROC curves (AUCs) >0.8, p <0.05). LAP showed the highest AUC and according to the maximum AUC, the cut off values for men and women were 37.8 and 36.66, respectively. The AUCs of LAP, VAI, WC, WHR were 0.894, 0.878, 0.852, 0.823 for men, and 0.951, 0.935, 0.871, 0.801 for women, respectively. Conclusions: All indicators had good value in predicting metabolic syndrome among population in Quang Dien District, Thua Thien Hue Province. Visceral obesity marker LAP followed by VAI was the most effective predictor of MetS while central obesity by WC, WHR were the weaker indicator for the screening of MetS. Keywords: predicting, lipid accumulation product, visceral adiposity index ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng chuyển hoá (HCCH) là một nhóm các biểu hiện rối loạn chuyển hóa như: béo bụng, rối loạn lipid máu, tăng đường huyết lúc đói và tăng huyết áp. Các biểu hiện rối loạn chuyển hóa nói trên còn được gọi là yếu tố nguy cơ chuyển hóa, có liên quan với nhau, trực tiếp đẩy nhanh quá trình hình thành đái tháo đường týp 2 gấp 5 lần và phát triển bệnh tim mạch gấp 2-3 lần, dẫn đến tần suất tử vong do bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, suy tim mạn tính, đột quỵ(4,5). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 156 Trên thế giới, hội chứng chuyển hóa ngày càng gia tăng, có tính thời sự, có liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội và lối sống của con người. Theo ước tính của hiệp hội đái tháo đường quốc tế, 40% người dân trưởng thành Mỹ mắc hội chứng chuyển hóa. Ở một số khu vực trên thế giới, tỷ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa dao động từ 11,9% đến 43,3%(13). Tại Việt Nam, trong những năm trở lại đây tỷ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa không ngừng gia tăng và hội chứng chuyển hóa được xem là vấn đề của thời đại. Theo nghiên cứu của một số tác giả, tỷ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa tăng từ 12% năm 2001 lên 28,0% trong những năm gần đây(2,6). Do đó, xác định để can thiệp sớm người dân mắc hội chứng chuyển hóa để có thể làm giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến đái tháo đường và các bệnh lý tim mạch. Béo phì là yếu tố nguy cơ của hội chứng chuyển hóa, trong đó béo phì trung tâm và béo phì nội tạng có liên quan mật thiết đến hội chứng chuyển hóa. Theo một số nghiên cứu, các chỉ số để đánh giá béo phì trung tâm bao gồm vòng bụng (WC) và tỷ vòng bụng/vòng mông (WHR) có thể dự báo rất tốt hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, các chỉ số này không thể phân biệt được mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Một số nghiên cứu gần đây trên thế giới đã cho thấy một số chỉ số để đánh giá mỡ nội tạng như chỉ số tích tụ lipid (LAP) và chỉ số mỡ nội tạng (VAI) có giá trị rất tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa(2,4). Mục tiêu nghiên cứu So sánh một số chỉ số béo phì trung tâm và béo phì nội tạng trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa của người dân tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người dân từ 25 tuổi trở lên tại huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đồng ý tham gia nghiên cứu. Ngoại trừ những người bị câm, điếc, rối loại tâm thần ảnh hưởng trí lực hay chậm phát triển trí tuệ hoặc không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành từ 3/2019-6/2019. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu: 2 / 2 2 p (1 p ) n Z e Z /2: giới hạn khoảng tin cậy ở mức xác suất 95%, tương ứng 1,96. p: Tỷ lệ người dân mắc hội chứng chuyển hóa. Theo nghiên cứu của Trần Quang Bình, tỷ lệ người dân mắc HCCH là 16,3%(2) nên chọn p=0,163. e: Độ chính xác mong muốn, chọn e=0,04. Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu cần thiết là 328. Thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu 386 người. Phương pháp chọn mẫu Áp dụng phương pháp ngẫu nhiên theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 Chọn 2 xã thuộc huyện Quảng Điền là Quảng Vinh và Quảng Phú. Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 4 thôn để tham gia nghiên cứu. Giai đoạn 2 Chọn người dân trong mỗi thôn. Tiến hành lập danh sách người dân từ 25 tuổi trở lên tại mỗi thôn (Dựa vào danh sách của cán bộ dân số). Mỗi thôn chọn 48-49 người dân tham gia nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Thu thập thông tin Chúng tôi lấy máu để xét nghiệm đường máu và biland lipid, đo huyết áp, đo vòng bụng và vòng mông của người dân tham gia nghiên cứu(3). Lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng, nhịn ăn 8 giờ trước đó, không dùng các thuốc ảnh hưởng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 157 tới đường máu và bilan lipid máu để xét nghiệm các chỉ số: đường máu tĩnh mạch, cholesterol toàn phần, HDL - cholesterol, LDL - cholesterol, triglycerid. Xét nghiệm được tiến hành trên hệ thống máy sinh hoá COBAS và sử dụng hóa chất của ROCHE tại Đơn vị xét nghiệm trung tâm, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp đồng hồ dùng cho người lớn, máy đo huyết áp được sản xuất bởi Nhật Bản, có kích thước túi hơi bao vừa chu vi cánh tay, 2/3 chiều dài cánh tay, huyết áp kế được chuẩn hóa theo huyết áp thủy ngân. Đơn vị đo là mmHg. Đo vòng bụng, vòng mông (cm) Sử dụng thước vải pha nylon của thợ may, có đối chiếu với thước kim loại. Đo vòng bụng Điểm đo là điểm giữa khoảng cách từ điểm thấp nhất của xương sườn đến mào chậu trước trên. Đối tượng đứng thẳng hai chân chụm, điều tra viên đứng nghiêng sang bên theo chiều vuông góc với đối tượng, dùng thước dây đo ngang qua điểm đo vòng bụng và đo ở cuối kỳ thở ra bình thường, đọc số đo đến 0,5 cm. Đo vòng mông Đo ngang qua hai lồi cầu xương đùi hai bên, đảm bảo rằng thước đo ở vị trí nằm ngang, đọc số đo đến 0,5 cm. Phương pháp đánh giá Chẩn đoán HCCH dựa theo tuyên bố đồng thuận của IDF, NHLBI, AHA, WHF, IAS, IASO năm 2009(7): Vòng bụng ≥90 cm đối với nam và ≥80 cm đối với nữ. Tăng triglycerid: ≥1,7mmol/l (150 mg/dl), hoặc đang điều trị thuốc giảm triglycerid. Giảm HDL cholesterol: <1,03 mmol/l (40 mg/dl) ở nam giới và <1,29 mmol/l (50 mg/dl) ở nữ giới hoặc đang điều trị thuốc làm tăng HDL. Huyết áp tăng: huyết áp tâm thu ≥130 mmHg và/hoặc HA tâm trương ≥85 mmHg, hoặc đã được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp trước đây. Đường huyết lúc đói tăng ≥5,6 mmol/l (100 mg/dl), hoặc trước đây đã được chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2. HCCH được chẩn đoán khi có tối thiểu 3/5 thành tố trên. LAP được tính toán dựa vào vòng bụng và triglycerid. LAP=(WC-58)*TG đối với nữ và (WC-65)*TG đối với nam(7) . VAI được tính toán dựa vào các chỉ số nhân trắc (BMI và vòng bụng) và biland lipid (TG và HDL-C). Đối với nữ giới VAI=(WC/[36,58+(1,89*BMI)]*(TC/0,81)*(1,52/HDL) và đối với nam giới (VAI=(WC/[39,86+(1,88*BMI)]*(TC/1,03)*(1,31/HDL). Tỷ vòng bụng/vòng mông được tính bằng chỉ số vòng bụng (cm)/chỉ số vòng mông. Độ tin cậy của các chỉ số được đo lường bằng diện tích dưới đường cong ROC (AUC). Bảng 1. Ý nghĩa của diện tích dưới đường biểu diễn ROC (AUC)(9) AUC Ý nghĩa >0,9 Rất tốt 0,8 đến 0,9 Tốt 0,7 đến 0,8 Trung bình 0,6 đến 0,7 Không tốt 0,5 đến 0,6 Không thể áp dụng Xử lý và phân tích số liệu Sử dụng phần mềm MedCalc 11.0.1, phân tích đường cong ROC để có giá trị ngưỡng LAP và VAI nhằm tiên đoán được hội chứng chuyển hoá(9). KẾT QUẢ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành ở 386 người dân từ 2 xã của huyện Quảng Điền, trong đó nam chiếm 37,3% và nữ chiếm 62,7%. Tuổi trung bình của người dân là 56,22 ± 13,16. Trình độ học vấn của người dân chủ yếu là tiểu học và trung học cơ sở (chiếm 66,6%). Có 65,8% người dân là nông dân và lao động phổ thông. Tỷ lệ người dân mắc HCCH là 19,2%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 158 Giá trị của một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nam giới Kết quả nghiên cứu ở Bảng 2 và Hình 1 cho thấy LAP, VAI, vòng bụng, tỷ vòng bụng/vòng mông có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nam giới (0,8<AUC<0,9) ở các ngưỡng cắt lần lượt là >37,8; >1,71; 87; 0,9. Trong tất cả các chỉ số nêu trên, LAP là chỉ số có AUC lớn nhất, tiếp đến là VAI, vòng bụng, tỷ vòng bụng/vòng mông. Bảng 2: Giá trị của một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nam giới Chỉ số Điểm cắt Độ nhạy (KTC 95%) Độ đặc hiệu (KTC 95%) AUC (KTC 95%) p Vòng bụng >87 85,7 (57,2-98,2) 83,8 (76,4-89,7) 0,852 (0,783-0,905) <0,001 Tỷ vòng bụng/vòng mông >0,9 85,71 (57,2-98,2) 76,15 (67,9-83,2) 0,823 (0,75-0,881) <0,001 LAP >37,8 85,7 (57,2-98,2) 83,7 (76,2-89,6) 0,894 (0,831-0,939 <0,001 VAI >1,71 100,0 (78,29-100,0) 78,29 (70,2-85,1) 0,878 (0,813-0,927) <0,001 Hình 1: Đường cong ROC mô tả giá trị của một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nam giới Giá trị của một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nữ giới Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3, Hình 2 cho thấy LAP và VAI có giá trị rất tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa (AUC >0,9) ở nữ với ngưỡng cắt lần lượt là >36,66; >2,1. Vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nữ giới (0,8<AUC<0,9) với ngưỡng cắt lần lượt là >76 và >0,86. Trong tất cả các chỉ số nêu trên, LAP có giá trị lớn nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa, tiếp đến là VAI, vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông. Hình 2: Đường cong ROC mô tả giá trị của một số chỉ số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nữ giới Bảng 3: Giá trị của một số số béo phì trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nữ giới Chỉ số Điểm cắt Độ nhạy (95%CI) Độ đặc hiệu(95% C I) AUC (95% CI) p Vòng bụng >76 85 (73,4-92,9) 74,73 (67,8-80,9) 0,871 (0,822-0,910) <0,001 Tỷ vòng bụng/vòng mông >0,86 80 (67,7-89,2) 66,48 (59,1-73,3) 0,801 (0,746-0,850) <0,001 LAP >36,66 91,7 (81,6-97,2) 88,98 (82,4-92,3) 0,951 (0,915-0,974) <0,001 VAI >2,1 95,0 (86,1-99,0) 84,2 (78,0-89,1) 0,935 (0,896-0,962) <0,001 BÀN LUẬN Béo phì là yếu tố nguy cơ có mối liên quan chặt chẽ đến hội chứng chuyển hóa. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, một số chỉ số đánh giá béo phì trung tâm (vòng bụng, tỷ vòng bụng/vòng mông) và béo phì nội tạng (LAP và VAI) có giá trị rất tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở cả nam và nữ. Nhiều nghiên cứu ở Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 159 Tây Nam Nigeria, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Acgentina đều cho kết quả tương tự như nghiên cứu của chúng tôi (1,4,11,12). Trong nghiên cứu này, các chỉ số để đánh giá béo phì nội tạng như LAP và VAI có giá trị tốt nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở cả nam và nữ, tốt hơn so với vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông. Điều này có thể giải thích là LAP và VAI là hai mô hình toán học được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa vòng bụng và triglycerid, trong khi vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông là các chỉ số không xem xét đến triglycerid (TG). Nhưng TG tăng là thành tố trong tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa. Hơn nữa, tăng chất béo nội tạng và nồng độ TG trong huyết thanh có liên quan đến tình trạng kháng insulin ngay cả ở những đối tượng có BMI bình thường và dung nạp glucose bình thường(5). Kháng insulin có thể dẫn đến rối loạn đường huyết và liên quan đến tăng huyết áp(10). Do đó, các chỉ mục xem xét TG có thể có mối quan hệ chặt chẽ hơn với hội chứng chuyển hóa. Cùng với các nghiên cứu của các tác giả khác, nghiên cứu của chúng tôi đã nhấn mạnh vai trò của LAP trong đánh giá mỡ nội tạng và hội chứng chuyển hóa. Ở Tây Nam Nigeria, nghiên cứu của Adejumo EN và cộng sự (n=535) cho thấy LAP là chỉ số có giá trị tiên đoán tốt HCCH (tiêu chí 2009) với AUC=0,801 (độ nhạy là 81,1% và độ đặc hiệu là 61,4%)(1). Tại Iran, Motamed và cộng sự cũng cho thấy LAP là chỉ số có giá trị cao nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa (tiêu chí 2009)(8). Tại Trung Quốc, Zhan Gu và cộng sự (2018) nghiên cứu về béo phì và các thông số liên quan đến lipid máu trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa (tiêu chí 2009) của người cao tuổi Trung Quốc cho thấy LAP và VAI là 2 chỉ số thường được sử dụng để đánh giá béo phì nội tạng, nghiên cứu này cũng cho thấy LAP là chỉ số có giá trị lớn nhất trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở cả hai giới (AUC: 0,897)(4); nghiên cứu của Liu và cộng sự (2018) về các chỉ số để tiên đoán hội chứng chuyển hóa (tiêu chí 2009) ở người trung niên và cao tuổi Trung Quốc cho thấy LAP và VAI có giá trị lớn nhất(7). Tại Tây Ban Nha, nghiên cứu của Taverna MJ và cộng sự (2011) cho thấy LAP là chỉ số có giá trị tiên đoán HCCH (tiêu chí của IDF-2005) rất tốt ở cả nam và nữ (AUC lần lượt là 0,84 và 0,92)(11). Tại Acgentina, Tellechea ML và cộng sự cũng cho thấy LAP là chỉ số có giá trị tiên đoán rất tốt HCCH (Tiêu chí của ATPIII) ỏ nam giới với AUC là 0,91(12). Trong nghiên cứu này, vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông là những chỉ số có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở cả nam và nữ. Để đo lường gián tiếp mỡ nội tạng, vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông là những chỉ số có thể thực hiện dễ dàng, hiệu quả và không xâm lấn, thường sử dụng để xác định béo phì trung tâm và có thể dự báo tốt về nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, tùy theo từng dân tộc, điểm cắt của vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông thường có giá trị khác nhau trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa(1,4). Do đó, đối với những nơi có nguồn lực y tế khan hiếm thì các chỉ số nhân trắc như vòng bụng hay tỷ vòng bụng/vòng mông là những chỉ số rất có giá trị trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa, giúp người dân đến các cơ sở kịp thời. KẾT LUẬN Trong nghiên cứu này, các chỉ số để đánh giá béo phì nội tạng có giá trị tốt trong tiên đoán hội chứng chuyển hóa ở nam và nữ, tốt nhất là chỉ số tích tụ lipid (LAP) với ngưỡng la ở nam và ở nữ, tiếp đến là chỉ số mỡ nội tạng (VAI). Chúng tôi đề xuất LAP, VAI là công cụ sàng lọc hữu ích để xác định các cá nhân mắc hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân có nguy cơ. Ở những nơi có nguồn lực y tế khan hiếm, vòng bụng và tỷ vòng bụng/vòng mông là những chỉ số có thể sử dụng và áp dụng để người dân đến các cơ sở kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adejumo EN, et al (2019). Anthropometric parameter that best predict metabolic syndrome in South west Nigeria. Diabetes & Metabolic Syndrome: Clinical Research & Reviews, 13(1):48-54. 2. Binh TQ, et al (2014). Metabolic Syndrome among a middle- aged population in the Red River Delta region of Vietnam. BMC Endocrine Disorders,14:77. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 160 3. Bộ Y tế (2016). Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm Việt Nam năm 2015. Bộ Y tế, pp.7-8. 4. Zhan G, Zhu P, Wang Q (2018). Obesity and lipid-related parameters for predicting metabolic syndrome in Chinese elderly population. Lipids in Health and Disease, 17:289. 5. Katsuki A, Sumida Y, Urakawa H, Gabazza EC, Murashima S, et al (2003). Increased visceral fat and serum levels of triglyceride are associated with insulin resistance in Japanese metabolically obese, normal weight subjects with normal glucose tolerance. Diabetes Care, 26(8):2341–2344. 6. Lê Quang Tòa (2014). Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa và các yếu tố liên quan ở người dân từ 45 đến 69 tuổi tại thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi năm 2013. Luận án Chuyên khoa Cấp II chuyên ngành Quản lý y tế, Trường Đại học Y Dược Huế. 7. Li R, Qi L, Min C, et al (2018). Clinical surrogate markers for predicting metabolic syndrome in middle-aged and elderly Chinese. Journal of Diabetes Investigation, 9(2):411–418. 8. Motamed N, Razmjou S, Hemmasi G (2016). Lipid accumulation product and metabolic syndrome: a population- based study in northern Iran, Amol. Journal of Endocrinological Investigation, 39(4):375-382. 9. Pepe MS (2004). The statistical evaluation of medical tests for classification and prediction, pp.76-96. Oxford University Press. 10. Soleimani M (2015). Insulin resistance and hypertension: new insights. Kidney Int, 87(3):497–499. 11. Taverna MJ, Martinez-Larrad MT, Frechtel GD, Serrano-Rios M (2011). Lipid accumulation product: a powerful marker of metabolic syndrome in healthy population. Eur J Endocrinol, 164(4):559–567. 12. Tellechea ML, Aranguren F, Martinez-Larrad MT, Serrano-Rios M, Taverna MJ, Frechtel GD (2009). Ability of lipid accumulation product to identify metabolic syndrome in healthy men from Buenos Aires. Diabetes Care, 32(7):85. 13. Wong-McClure RA, et al (2015). Prevalence of metabolic syndrome in Central America: a cross-sectional population- based study. Rev Panam Salud Publica, 38(3):202–8. Ngày nhận bài báo: 15/08/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_mot_so_chi_so_beo_phi_trong_tien_doan_hoi_chung_chuy.pdf
Tài liệu liên quan