So sánh lấy dấu theo phương pháp kỹ thuật số và phương pháp thường quy

Tài liệu So sánh lấy dấu theo phương pháp kỹ thuật số và phương pháp thường quy: Nghiờn cứu Y học Y Học TP. Hồ Chớ Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyờn Đề Răng Hàm Mặt 112 SO SÁNH LẤY DẤU THEO PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG QUY Đoàn Minh Trớ*, Đỗ Thị Kim Anh** TểM TẮT Mục tiờu nghiờn cứu: So sỏnh hai kỹ thuật lấy dấu dựa trờn sự ưu tiờn chọn lựa của người tham gia, sự thoải mỏi khi điều trị và hiệu quả lõm sàng về mặt thời gian. Phương phỏp: Mẫu nghiờn cứu gồm 32 tỡnh nguyện viờn chưa trải qua bất kỡ lần lấy dấu thường quy hay kỹ thuật số nào. Lấy dấu thường quy gồm cỏc bước chọn khay cỏ nhõn, lấy dấu sơ khởi với alginate, đổ mẫu, làm khay cỏ nhõn, lấu dấu sau cựng với cao su Polyvinyl Siloxane (3M ESPE, St. Paul, MN, USA) và ghi dấu khớp cắn. Sau ba tuần, cỏc tỡnh nguyện viờn được lấy dấu bằng phương phỏp kỹ thuật số với TRIOSđ Color system (TRC, Copenhagen, Denmark). Sau quỏ trỡnh lấy dấu, sự khú chịu của người tham gia được đỏnh giỏ bởi 1 bảng cõu hỏi định chuẩn và thang đo lường Visual Analoge Scale. Kết quả: Cú sự...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh lấy dấu theo phương pháp kỹ thuật số và phương pháp thường quy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112 SO SÁNH LẤY DẤU THEO PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT SỐ VÀ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG QUY Đoàn Minh Trí*, Đỗ Thị Kim Anh** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hai kỹ thuật lấy dấu dựa trên sự ưu tiên chọn lựa của người tham gia, sự thoải mái khi điều trị và hiệu quả lâm sàng về mặt thời gian. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 32 tình nguyện viên chưa trải qua bất kì lần lấy dấu thường quy hay kỹ thuật số nào. Lấy dấu thường quy gồm các bước chọn khay cá nhân, lấy dấu sơ khởi với alginate, đổ mẫu, làm khay cá nhân, lấu dấu sau cùng với cao su Polyvinyl Siloxane (3M ESPE, St. Paul, MN, USA) và ghi dấu khớp cắn. Sau ba tuần, các tình nguyện viên được lấy dấu bằng phương pháp kỹ thuật số với TRIOS® Color system (TRC, Copenhagen, Denmark). Sau quá trình lấy dấu, sự khó chịu của người tham gia được đánh giá bởi 1 bảng câu hỏi định chuẩn và thang đo lường Visual Analoge Scale. Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp (p < 0,05) về các khía cạnh thời gian, sự khó chịu do buồn nôn và sự khó chịu do vị của chất lấy dấu. Người tham gia ưu tiên chọn lựa phương pháp kỹ thuật số để giới thiệu cho bạn bè, để giảm buồn nôn, khó thở, giảm khó chịu do mùi vị chất lấy dấu. Kết luận: Phương pháp kỹ thuật số đem lại hiệu quả về thời gian. Người tham gia yêu thích phương pháp kỹ thuật số hơn thường quy. Từ khóa: Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số, hiệu quả lâm sàng, sự lựa chọn của người tham gia, sự thoải mái khi điều trị. ABSTRACT COMPARISON OF DIGITAL AND CONVENTIONAL IMPRESSION TECHNIQUES Doan Minh Tri, Do Thi Kim Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 112 - 117 Objectives: The aim of this study was to compare two impression techniques from the perspective of participants’ preferences, treatment comfort and clinical effectiveness. Methods: Thirty-two participants (16 males and 16 females) who had no previous experience with either conventional or digital impression recruited in this study. Conventional impression (CI) procedure consisted of selecting stock tray, taking preliminary alginate impression, pouring study model, making custom tray, taking a final impression with Polyvinyl Siloxane (3M ESPE, St. Paul, MN, USA) and making bite registration. After three weeks, digital impression (DI) was performed using TRIOS® Color system (TRC, Copenhagen, Denmark). After the impressions were made, the participants’ attitudes, perceptions and preferences towards impression techniques were evaluated by using a standardized questionnaire and the Visual Analog Scale. The time impressions and the participants’ attitudes of the two impression techniques were compared by t-test (p < 0.05). Furthermore, descriptive analysis was used to evaluate the participants’ preferences in two impression techniques. Results: There were significant differences among the groups (p < 0.05) in terms of total working time, processing steps and preferences. Patients preferred the digital impressions in comparing with conventional techniques in working time, perceptions, treatment comforts. Conclusion: The DI resulted effective in terms of working time than CI. Patients preferred the digital *Bộ môn Phục hình, Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP Hồ Chí Minh **Khoa Răng Hàm Mặt, ĐHYD TP Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS Đoàn Minh Trí ĐT: 0903699934 Email: trimdr818@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 113 impression technique rather than conventional techniques. Keywords: Digital impression, clinical effectiveness, participant preference, treatment comfort ĐẶT VẤN ĐỀ Sự thành công của các phục hình nha khoa được xác định bởi 4 yếu tố chính: sự tương hợp sinh học, giá trị thẩm mỹ, sự đề kháng nứt gãy và sự khít sát của bờ phục hình. Sự khít sát bờ và bên trong phục hình có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố xuất hiện bắt đầu từ giai đoạn lấy dấu đến giai đoạn hoàn tất phục hình(2,3). Trong phục hình, phương pháp lấy dấu thường quy (PPLD TQ) với những vật liệu như cao su polyether và polyvinyl siloxane (PVS) được sử dụng từ nhiều thập kỷ trước cho đến hiện nay. Quá trình này có thể được thực hiện bằng kỹ thuật l2ấy dấu hai hỗn hợp (double technique) hay kỹ thuật đệm (wash technique) và cả hai kỹ thuật này thường đòi hỏi nhiều thời gian cũng như sự chính xác trong từng thao tác của các giai đoạn thực hiện(3). Hơn nữa, dù vật liệu lấy dấu có chất lượng tốt nhưng các yếu tố trong miệng (như sự chuẩn bị đường hoàn tất dưới nướu, sự hiện diện của máu, nước bọt trong miệng bệnh nhân,) hay các tiến trình labo (như khử trùng dấu, đổ mẫu, vận chuyển,) đều tiềm ẩn những sai sót có thể xảy ra, dẫn đến sự thiếu chính xác của phục hình sau cùng(4,6). Bên cạnh đó, những cảm giác khó chịu, lo lắng, không thoải mái của bệnh nhân khi lấy dấu bằng kỹ thuật thường quy cũng đã được ghi nhận. Tuy nhiên mối liên quan giữa lo lắng và sự lảng tránh những kỹ thuật thực hiện trong điều trị phục hình nha khoa vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng(1). Cùng với những cải tiến trong thực hiện điều trị, phương pháp lấy dấu kỹ thuật số (PPLD KTS) và hệ thống scan đã được giới thiệu trong ngành nha từ năm 1985(5). Phương pháp này được cho là nhanh, hiệu quả, có khả năng lưu giữ thông tin vô hạn định và chuyển hình ảnh từ ghế nha vào trong labo. Ưu điểm của dấu kỹ thuật số và hệ thống scan là làm giảm biến dạng dấu do vật liệu cao su và cũng giảm những sai sót trong rất nhiều giai đoạn, thao tác lấy dấu theo phương pháp thường quy. Phương pháp này trình bày bằng sự hiển thị 3D (3 chiều) hình dạng cùi răng trước và sau khi sửa soạn, làm giảm thời gian làm việc ở lâm sàng cũng như chi phí thực hiện phục hình(7,9,8,21). Trong thực hành phục hình nha khoa, hiệu quả lâm sàng, sự chính xác của PPLD KTS và phương pháp lấy dấu thường quy (PPLD TQ) cho phục hình sau cùng cũng được đề cập trong nhiều nghiên cứu và có sự khác nhau trong các ý kiến đánh giá(9,10,11,12,13,14,16,20). Việc thực hiện lấy dấu bằng phương pháp KTS bước đầu đã được giới thiệu ở Việt Nam và chưa có nghiên cứu nào về phương pháp mới này. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để so sánh PPLD KTS với hệ thống scan Trios® (TRC, Copenhagen, Denmark) và PPLD TQ với cao su polyvinyl siloxane (3M ESPE, St. Paul, MN, USA) nhằm đánh giá sự ưu tiên chọn lựa phương pháp lấy dấu cho bệnh nhân, sự thoải mái và cảm nhận của bệnh nhân trong quá trình thực hiện lấy dấu, hiệu quả lâm sàng về thời gian khi thực hiện 2 phương pháp lấy dấu trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trên 32 sinh viên nha khoa năm thứ hai tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, chưa từng trãi qua bất kì lần lấy dấu thông thường hay kỹ thuật số nào, đạt được các tiêu chuẩn không có bệnh toàn thân, vệ sinh răng miệng tốt. Giả định: “Người tham gia có răng 46 đã nội nha và cần làm mão sứ - kim loại”. Người tham gia lần lượt được trải nghiệm hai phương pháp lấy dấu, các lần lấy dấu cách nhau 3 tuần. Tất cả các lần lấy dấu đều được thực hiện trong khoảng thời gian từ 16h30 tới 18h30 để tránh những thay đổi trong ngày có thể ảnh hưởng đến cảm nhận của đối tượng và tất cả các dấu lấy được sẽ được thực hiện bởi một người. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 114 Phương pháp lấy dấu thường quy bao gồm các bước Chọn khay lấy dấu làm sẵn Lấy dấu sơ khởi với alginate Đổ mẫu Làm khay lấy dấu cá nhân Lấy dấu sau cùng với cao su PVS Ghi dấu khớp cắn bằng sáp hồng. Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số gồm các giai đoạn Nhập thông tin người tham gia Chuẩn bị đầu scan Scan hàm trên Scan hàm dưới Scan khớp cắn. Thời gian điều trị tính bằng giây và được ghi nhận cho mỗi bước bởi một người thực hiện thứ hai. Ngay sau khi lấy dấu, thái độ và nhận thức của các đối tượng được đánh giá sử dụng bảng câu hỏi định chuẩn và thang đánh giá tương đương nhìn thấy VAS (Visual Analog Scale). Sau lần lấy dấu cuối cùng, những đối tượng ở cả hai nhóm được hỏi và trả lời một bảng câu hỏi so sánh với 9 câu hỏi. Xử lí số liệu Thời gian lấy dấu và sự khó chịu của người tham gia giữa 2 phương pháp được so sánh bằng phép kiểm t (p<0,05), sự ưu tiên chọn lựa phương pháp nào của người tham gia được đánh giá bằng thống kê mô tả. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kết quả đánh giá hiệu quả lâm sàng của mỗi phương pháp lấy dấu dựa vào thời gian lấy dấu Bảng 1. So sánh thời gian (tính bằng giây, giá trị trung bình ± SD) giữa hai kỹ thuật. Thường quy Kỹ thuật số p* Chuẩn bị 3291,66 ± 152,86 176,75 ± 11,89 < 0,001** Lấy dấu 537,50 ± 61,64 440,13 ± 37,18 0,0013** Tổng cộng 3829,16 ± 176,65 616,88 ± 138,51 < 0,001** *Kiểm định t. ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sự đánh giá về hiệu quả lâm sàng dựa vào thời gian lấy dấu cho cả hai kỹ thuật được trình bày trong bảng 1. Trung bình tổng thời gian thực hiện quy trình khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kỹ thuật lấy dấu thường quy (3829,16 ± 176,65 giây) và kỹ thuật số (616,88 ± 138,51 giây), (p < 0,001). Thời gian chuẩn bị trung bình trong kỹ thuật thường quy (3291,66 ± 152,86 giây) lớn hơn rõ rệt so với kỹ thuật số (176,75 ± 11,89 giây), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tương tự, thời gian lấy dấu trung bình ở phương pháp thường quy cũng lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với phương pháp kỹ thuật số (537,50 ± 61,64 giây so với 440,13 ± 37,18 giây) (p < 0,05). Kết quả đánh giá cảm nhận của đối tượng tham gia nghiên cứu với mỗi phương pháp lấy dấu theo thang điểm VAS Bảng 2: Thang điểm (VAS) đánh giá và đo lường mức độ khó chịu của người tham gia nghiên cứu với mỗi phương pháp lấy dấu. Điểm đánh giá (VAS score) TQ KTS p * Sự khó chịu trong lúc lấy dấu 33,44 ± 22,07 33,66 ± 25,00 0,96 Sự khó chịu về thời gian lấy dấu 25,44 ± 22,29 27,66 ± 24,44 0,67 Cảm nhận về mùi/ tiếng động 15,47 ± 21,58 11,47 ± 15,83 0,35 Cảm nhận về vị/ nhiệt khi lấy dấu 14,47 ± 20,94 4,03 ± 5,59 0,01 ** Sự khó chịu do cảm giác buồn nôn 16,63 ± 22,73 8,53 ± 11,34 0,04 ** Cảm giác khó chịu khi há miệng 27,00 ± 22,48 36,19 ± 26,78 0,07 Cảm giác khó chịu ở khớp thái dương hàm 19,38 ± 20,60 18,06 ± 24,69 0,77 Khó chịu do khó thở khi lấy dấu 10,66 ± 15,29 8,91 ± 13,93 0,49 Cảm giác nhạy cảm vùng răng và mô nha chu 21,09 ± 29,55 23,31 ± 25,24 0,71 Tổng số điểm 183,56 ± 157,02 171,81 ± 122,85 0,64 * Kiểm định t. ** Khác biệt có ý nghĩa thống kê. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 115 Dựa theo bảng 2 ta thấy, tổng điểm về mức độ khó chịu của đối tượng tham gia khi thực hiện hai phương pháp lấy dấu lần lượt là 183,56 ± 157,02 và 171,81 ± 122,85, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,64). Trong đó, các khía cạnh khó chịu trong lúc lấy dấu, khó chịu về thời gian lấy dấu, khó chịu khi cảm nhận về mùi/tiếng động, khó chịu khi há miệng, khó chịu ở khớp thái dương hàm, khó chịu do khó thở hay do nhạy cảm ở vùng răng và nha chu khi lấy dấu với hai phương pháp lấy dấu là không khác biệt nhau (p > 0,05). Kết quả đánh giá sự ưu tiên chọn lựa của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. Bảng câu hỏi khảo sát sự yêu thích của người tham gia đối với mỗi kỹ thuật. Sự yêu thích TQ KTS Nếu phải lấy dấu thêm một lần nữa thì bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào hơn? 17 (53,12%) 15 (46,88%) Bạn thấy kỹ thuật lấy dấu nào dễ chịu hơn? 17 (53,12%) 15 (46,88%) Bạn sẽ đề xuất kỹ thuật lấy dấu nào cho bạn bè nếu họ cần được lấy dấu? 14 (43,75%) 18 (56,25%) Bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào hơn về khía cạnh thời gian? 18 (56,25%) 14 (43,75%) Bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào hơn về mặt vị/mùi hoặc tiếng động/ nhiệt? 15 (46,88%) 17 (53,12%) Về khía cạnh cảm giác buồn nôn khi lấy dấu thì bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào? 8 (25%) 24 (75%) Bạn thích kích thước của thiết bị scan trong miệng hay của khay lấy dấu hơn? 20 (62,50%) 12 (37,50%) Về khía cạnh cảm giác khó thở thì bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào hơn? 13 (40,62%) 19 (59,38%) Về vấn đề nhạy cảm răng và vùng quanh răng thì bạn thích kỹ thuật lấy dấu nào? 16 (50,00%) 16 (50,00%) Theo kết quả ghi nhận trong bảng 3, về khía cạnh vị/mùi hay tiếng động/nhiệt, buồn nôn và khó thở, phương pháp kỹ thuật số được yêu thích nhiều hơn. Chính vì vậy, phương pháp kỹ thuật số cũng được các đối tượng ưu tiên lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè. Ngược lại, nếu phải lấy dấu thêm một lần nữa, các đối tượng lại ưu tiên chọn lựa phương pháp lấy dấu thường quy nhiều hơn. Phương pháp này cũng được nhiều người đánh giá là dễ chịu hơn, được yêu thích hơn về thời gian lấy dấu và kích thước của khay lấy dấu cánhân. Về vấn đề nhạy cảm răng và mô nha chu, các đối tượng tham gia yêu thích hai phương pháp lấy dấu tương đương nhau. BÀN LUẬN Kết quả về thời gian lấy dấu giữa 2 phương phápgiống với kết quả của 4 nghiên cứu trước đó(15,17,18,19), trong đó có hai nghiên cứu đánh giá lấy dấu để thực hiện phục hình trên răng, hai nghiên cứu đánh giá về thực hiện phục hình trên implant đơn lẻ của mẫu hàm đặt trong phantom. Thời gian chuẩn bị ở phương pháp thường quy lớn hơn rất nhiều so với kỹ thuật số. Sự khác biệt này có lẽ là do việc thực hiện lấy dấu bằng alginate, thời gian đổ mẫu hàm sơ khởi và thời gian làm khay lấy dấu cá nhân trong labo chiếm nhiều thời gian, trong khi đó ở phương pháp kỹ thuật số công việc chuẩn bị chỉ bao gồm nhập thông tin đối tượng trong phần mềm vi tính và chuẩn bị đầu scan. Thời gian lấy dấu ở phương pháp thường quy cũng lớn hơn so với kỹ thuật số; tuy nhiên thời gian này cũng có thể khác biệt giữa các hệ thống kỹ thuật số khác nhau, do đó kết quả này có thể không được áp dụng cho hệ thống khác. Tuy nhiên, sự khó chịu của đối tượng về cảm nhận vị ở phương pháp lấy dấu thường quy và cảm nhận nhiệt ở phương pháp lấy dấu kỹ thuật số là khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thực tế cho thấy đầu scan được sử dụng trong phương pháp lấy dấu kỹ thuật số tỏa ra rất ít nhiệt, đối tượng được lấy dấu hầu như không cảm nhận được lượng nhiệt này và do đó không thấy bất kì khó chịu nào. Bên cạnh đó, phương pháp lấy dấu kỹ thuật số cũng ít gây ra sự khó chịu do buồn nôn hơn kỹ thuật thường quy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê và cũng được nêu ra trong nghiên cứu của Yuzbasioglu và cộng sự (2014)(21). Theo kết quả ghi nhận trong bảng 3, người tham gia ưu tiên chọn phương pháp kỹ thuật số hơn thường quy để ít bị cảm giác khó chịu do vị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 116 của cao su lấy dấu, giảm khó chịu do buồn nôn và khó thở. Từ nghiên cứu này cho thấy lấy dấu kỹ thuật số là phương pháp mà người tham gia lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè nhiều hơn. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của Yuzbasioglu và cộng sự(21). Trái lại, những người được lấy dấu lại ưa thích kích thước của khay lấy dấu cá nhân hơn kích thước đầu scan, sự khác biệt này ngược với kết quả của Yuzbasioglu và cộng sự(21). Trong nghiên cứu của Yuzbasioglu, đầu scan được sử dụng là Cerec® OMNICAM (Sirona Dental GmBH, Ưals Bei Salzburg, Austria) có kích thước 16 x 16 (mm), còn trong nghiên cứu của chúng tôi, đầu scan là Trios® (TRC Standard-P12, Copenhagen, Denmark) với kích thước 20 x 20 (mm), có lẽ chính kích thước lớn hơn của đầu scan trong nghiên cứu chúng tôi đã làm tăng cảm nhận khó chịu của người được lấy dấu. Bên cạnh đó, những người tham gia cũng yêu thích phương pháp thường quy hơn về khía cạnh cảm nhận trong thời gian lấy dấu trên ghế nha. Phương pháp thường quy làm họ có cảm giác dễ chịu hơn và nhiều người ưu tiên lựa chọn hơn nếu phải lấy dấu thêm lầnnữa. Đối với những người tham gia lấy dấu, ảnh hưởng của hai phương pháp lên răng và mô nha chu là như nhau và như vậy đây không phải là yếu tố có liên quan trong chọn lựa phương pháp lấy dấu. Từ nghiên cứu này cho thấy kỹ thuật lấy dấu kỹ thuật số có thể được ứng dụng thành công trong việc lấy dấu làm phục hình dựa trên kết quả giảm thời gian lâm sàng và sự ưu tiên chọn lựa phương pháp của bệnh nhân. KẾT LUẬN 1. Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số có hiệu quả trên lâm sàng rõ rệt về mặt thời gian, giúp lấy dấu nhanh và giảm thời gian điều trị trên ghế nha. 2. Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số làm giảm sự khó chịu về vị của chất lấy dấu và sự buồn nôn khi lấy dấu so với phương pháp thường quy có ý nghĩa thống kê. 3. Phương pháp lấy dấu kỹ thuật số được các đối tượng ưu tiên chọn lựa để giới thiệu cho bạn bè và để ít bị cảm giác khó chịu do vị của cao su lấy dấu, giảm khó chịu do buồn nôn và khó thở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akarslan ZZ, Yildirim Bicer AZ (2013), "Influence of gag reflex on dental attendance, dental anxiety, self-reported temporomandibular disorders and prosthetic restorations", J Oral Rehabil, 40 (12), pp. 932-939. 2. Al-Bakri IA, Hussey D, Al-Omari WM (2007), "The dimensional accuracy of four impression techniques with the use of addition silicone impression materials", J Clin Dent, 18 (2), pp. 29-33. 3. Almeida S et al. (2014), "Marginal and internal fit of four-unit zirconia fixed dental prostheses based on digital and conventional impression techniques", Clin Oral Investing, 18 (2), pp. 515-523. 4. Beuer F, Schweiger J, Edelhoff D (2008), "Digital dentistry: an overview of recent developments for CAD/CAM generated restorations", Br Dent J, 204 (9), pp. 505-511 Birnbaum NS, Aaronson HB (2008), "Dental impressions using 3D digital scanners: virtual becomes reality", Compend Contin Educ Dent, 29 (8), pp. 494, 496, 498-505. 5. Cariotto M (1988), "Digital imagery analysis of unusual Martian surface features", Appl Opt, 27 (10), pp. 1926-1933. 6. Christensen GJ (2008), "Will digital impressions eliminate the current problems with conventional impressions?", J Am Dent Assoc, 139 (6), pp. 761-3. 7. Christensen GJ (2009), "Impressions are changing: deciding on conventional, digital or digital plus in-office milling", J Am Dent Assoc, 140 (10), pp. 1301-4. 8. Ender A et al. (2016), "In vivo precision of conventional and digital methods for obtaining quadrant dental impressions", Clin Oral Investig, 20 (7), pp. 1495- 504. 9. Ender A, Attin T, Mehl A (2016), "In vivo precision of conventional and digital methods of obtaining complete-arch dental impressions", J Prosthet Dent, 115 (3), pp. 313-20. 10. Ender A, Mehl A (2011), "Full arch scans: conventional versus digital impressions-an in-vitro study", Int J Comput Dent, 14 (1), pp. 11-21. 11. Ender A, Mehl A (2013), "Accuracy of complete-arch dental impressions: a new method of measuring trueness and precision", J Prosthet Dent, 109 (2), pp. 121-8. 12. Farah JW (2009), Integrating the 3M ESPE LAVA Chairside Oral Scanner C.O.S into daily clinical practice. 13. Galhano GA, Pellizzer EP, Mazaro JV (2012), "Optical impression systems for CAD-CAM restorations", J Craniofac Surg, 23 (6), pp. 575-9. 14. Gimenez B et al. (2015), "Accuracy of a digital impression system based on active wavefront sampling technology for implants considering operator experience, implant angulation, and depth", Clin Implant Dent Relat Res, 17 Suppl 1 e54-64. 15. Gjelvold B et al. "Intraoral Digital Impression Technique Compared to Conventional Impression Technique. A Randomized Clinical Trial", (1532-849X (Electronic)). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 117 16. Kim SY et al. (2013), "Accuracy of dies captured by an intraoral digital impression system using parallel confocal imaging", Int J Prosthodont, 26 (2), pp. 161-3. 17. Lee SJ, Gallucci GO, (2012), "Digital vs. conventional implant impressions: efficiency outcomes", (1600-0501 (Electronic)). 18. Lee SJ, Macarthur GO et al."An evaluation of student and clinician perception of digital and conventional implant impressions", (1097-6841 (Electronic). 19. Marti AM et al. (2016), "Comparison of digital scanning and polyvinyl siloxane impression techniques by dental students: instructional efficiency and attitudes towards technology. LID - 10.1111/eje.12201 [doi]", (1600-0579 (Electronic). 20. Wismeijer D et al. (2014), "Patients' preferences when comparing analogue implant impressions using a polyether impression material versus digital impressions (Intraoral Scan) of dental implants", Clin Oral Implants Res, 25 (10), pp. 1113-8. 21. Yuzbasioglu E et al. (2014), "Comparison of digital and conventional impression techniques: evaluation of patients' perception, treatment comfort, effectiveness and clinical outcomes", BMC Oral Health, pp.141 Ngày nhận bài báo: 24/01/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_lay_dau_theo_phuong_phap_ky_thuat_so_va_phuong_phap.pdf
Tài liệu liên quan