Tài liệu So sánh kết quả sinh thiết thận ở nhóm bệnh nhân không suy thận với nhóm bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 291
SO SÁNH KẾT QUẢ SINH THIẾT THẬN
Ở NHÓM BỆNH NHÂN KHÔNG SUY THẬN VỚI NHÓM BỆNH NHÂN
SUY THẬN TIẾN TRIỂN NHANH
Trần Thị Bích Hương*, Nguyễn Sơn Lâm*, Nguyễn Cẩm Tuyết**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*,
Lê Thanh Toàn***, Trần Hiệp Đức Thắng****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh thiết thận (STT) giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân để
hướng dẫn điều trị và tiên lượng hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân (BN) suy thận tiến triển nhanh (RPRF).
Mục tiêu: (1) So sánh biến chứng STT ở BN RPRF với BN không suy thận tiến triển nhanh (non-RPRF);
(2) So sánh kết quả tổn thương mô bệnh học ở 2 nhóm này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, thực hiện từ tháng 1/2014 đến
tháng 12/2018, tại khoa Thận, bệnh viện Chợ Rẫy. BN được STT dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng kim sinh thiết
số 16G. Tất cả BN được theo dõi đánh giá biến chứng trong quá trìn...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh kết quả sinh thiết thận ở nhóm bệnh nhân không suy thận với nhóm bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 291
SO SÁNH KẾT QUẢ SINH THIẾT THẬN
Ở NHÓM BỆNH NHÂN KHÔNG SUY THẬN VỚI NHÓM BỆNH NHÂN
SUY THẬN TIẾN TRIỂN NHANH
Trần Thị Bích Hương*, Nguyễn Sơn Lâm*, Nguyễn Cẩm Tuyết**, Nguyễn Ngọc Lan Anh*,
Lê Thanh Toàn***, Trần Hiệp Đức Thắng****
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Sinh thiết thận (STT) giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán chính xác nguyên nhân để
hướng dẫn điều trị và tiên lượng hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân (BN) suy thận tiến triển nhanh (RPRF).
Mục tiêu: (1) So sánh biến chứng STT ở BN RPRF với BN không suy thận tiến triển nhanh (non-RPRF);
(2) So sánh kết quả tổn thương mô bệnh học ở 2 nhóm này.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả, thực hiện từ tháng 1/2014 đến
tháng 12/2018, tại khoa Thận, bệnh viện Chợ Rẫy. BN được STT dưới hướng dẫn siêu âm sử dụng kim sinh thiết
số 16G. Tất cả BN được theo dõi đánh giá biến chứng trong quá trình nằm viện ở lần STT.
Kết quả: Trong 346 BN STT, có 119 BN RPRF và 227 BN non-RPRF. Tuổi trung vị là 29 (22-39,3) với nữ
chiếm 58.4%, tỉ lệ nữ:nam là 1,4:1. Chỉ định sinh thiết thận chính là do suy thận tiến triển nhanh ở nhóm RPRF
(100%) và hội chứng thận hư (53,3%) ở nhóm non-RPRF. Ngoài suy thận, nhóm RPRF có 32/119 (26,9%) BN
dùng kháng đông và 56/119 (47%) BN chạy thận nhân tạo (CTNT). Trong khi BN nhóm Non-RPRF chỉ
5(2,2%) BN dùng kháng đông, và không BN chạy TNT ở thời điểm STT. Biến chứng STT ở nhóm RPRF cao
hơn nhóm non-RPRF (19/118 (16,1%) BN và 6/226 (2.7 %) BN, p <0,0001) kể cả biến chứng nặng và biến
chứng nhẹ. Viêm cầu thận liềm gặp ở 15/118 (12.7%) BN, và bệnh vi mạch huyết khối (TMA) chiếm 34/118
(28.8%) BN nhóm RPRF. Ngược lại, sang thương tối thiểu, xơ chai cầu thận khu trú từng vùng và bệnh cầu
thận màng chiếm 127/226 (56%) BN nhóm non-RPRF.
Kết luận: Sinh thiết thận tuy an toàn nhưng làm tăng tỉ lệ biến chứng ở BN suy thận có hoặc không có kèm
CTNT. Tổn thương liềm và bệnh vi mạch huyết khối là 2 tổn thương thường gặp ở BN RPRF, trong khi tổn
thương cầu thận nguyên phát là chủ đạo ở nhóm non RPRF.
Từ khóa: sinh thiết thận qua da, suy thận tiến triển nhanh, biến chứng sinh thiết thận
ABSTRACT
COMPARISON CHARACTERISTICS OF RENAL BIOPSY BETWEEN TWO GROUPS OF PATIENTS
WITHOUT RENAL FAILURE AND WITH RAPIDLY PROGRESSIVE RENAL FAILURE
Tran Thi Bich Huong, Nguyen Son Lam, Nguyen Cam Tuyet, Nguyen Ngoc Lan Anh, Le Thanh Toan,
Tran Hiep Duc Thang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 291 – 299
Background: Percutaneous renal biopsy (PRB) of native kidneys takes the critical roles in accurate diagnosis
of etiology which is used as guidance for the treatments and prognosis of kidney function recovery in patients
(pts) with rapidly progressive renal failure (RPRF).
*Phân môn Thận, Bộ môn Nội, Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh,
**Khoa Nội Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy ***Khoa Siêu Âm, Bệnh viện Chợ Rẫy
****Khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Thị Bích Hương ĐT: 0938817385 Email: huongtrandr@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 292
Objectives: (1) To compare complications between pts with RPRF and pts without RPRF; (2) To compare
findings on renal pathology of pts with RPRF and pts without renal failure.
Patient and method: Prospective and descriptive research were conducted from January 2014 to December
2018 at Nephrology Department, Cho Ray Hospital. Patients were undergoing PRB using real-time ultrasound
guidance and 16-gauge biopsy needles. All pts was collected and longitudinal followed up during the admission
for biopsy.
Results: Of 346 pts underwent PRB, there was 119 pts with RPRF and 227 pts without RPRF. Median age
was 29 (22-39.3) with 58.4% pts was female, and female: male ratio was 1.4:1. Main clinical indications for PRB
was RPRF in RPRF group and nephrotic syndrome in non-RPRF group (53.3%) pts. In RPRF group, besides
renal failure, there was 32/119 (26.9%) pts were using at least one kind of anticoagulant agents, and 56/119
(47%) pts need hemodialysis, while none in non-RPRF group need hemodialysis and 5(2.2% patients on
anticoagulant agents. Complications was significant higher in RPRF group (19/118 (16.1%) pts vs 6/226 (2.7%)
pts, p <0.0001), considering both major and minor complications. On renal pathology, in RPRF group, crescentic
glomerulonephritis was 15/118 (12,7%) pts and thrombotic microangiopathy (TMA) was 34/118 (28.8%) pts.
While in non-RPRF group, primary glomerulopathy was the most frequent cause, with three main lesions
including MCD, FSGS and MN in 127/226 (56%) pts.
Conclusion: PRB was safety, but the procedure was still in high risk of complication at pts having renal
failure with or without hemodialysis. Crescent and TMA are two common lesions in pts with RPRF, while
primary glomerulopathy was prominently in nephrotic patients without renal failure.
Keywords: percutaneous renal biopsy, rapidly progressive renal failure, complications of percutaneous
renal biopsy
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận tiến triển nhanh (rapid progressive
renal failure, RPRF) là tình trạng mất chức năng
thận với tốc độ nhanh trong vòng vài ngày,
khoảng 7 ngày đến vài tháng. Tốc độ mất chức
năng thận này chậm hơn so với tổn thương thận
cấp (acute kidney injury, AKI) (mất chức năng
thận nhanh trong vài giờ đến vài ngày). Tử vong
do suy thận tiến triển nhanh không khác với tử
vong do suy thận cấp. Sinh thiết thận (STT) giữ
vai trò quan trọng trong chẩn đoán chính xác
nguyên nhân gây RPRF để hướng dẫn điều trị
và tiên lượng hồi phục chức năng thận. Chúng
tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) So
sánh biến chứng STT ở BN RPRF với BN không
RPRF; (2) Khác biệt về kết quả tổn thương mô
bệnh học ở 2 nhóm BN này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả, theo dõi dọc trong thời gian
BN nằm viện trong lần STT.
Đối tượng nghiên cứu
Trong thời gian 5 năm từ tháng 1 năm 2014
đến tháng 12 năm 2018, chúng tôi tiến hành STT
được 346 trường hợp (TH), trong đó 119 TH
thuộc nhóm suy thận tiến triển nhanh (nhóm
RPRF) và 227 TH thuộc nhóm không suy thận
tiến triển nhanh (nhóm non-RPRF). Từ năm
2012, Chúng tôi đã thông qua và được sự chấp
thuận của Hội Đồng Đạo Đức cấp Bệnh viện để
tiến hành STT bằng súng tự động dưới hướng
dẫn của siêu âm cho BN suy thận.
Chỉ định sinh thiết thận
BN có chẩn đoán RPRF, chưa hoặc đang
chạy thận nhân tạo (TNT).
BN có 2 thận kích thước không nhỏ
(≥90mm), không dị tật tại thận phát hiện trên
siêu âm.
BN hội chứng thận hư (ưu tiên nếu không
đáp ứng hoặc đề kháng steroid).
BN bệnh cầu thận nguyên phát hoặc thứ phát.
Nghi ngờ bệnh cầu thận nguyên phát ở BN
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 293
viêm gan siêu vi B, C, đái tháo đường.
Thời điểm sinh thiết thận
Khi BN giảm phù, có thể nằm sấp, kiểm soát
đông máu, không thiếu máu nặng (Hb<8g/dL),
kiểm soát huyết áp, đường huyết, các biến
chứng cấp như viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm
trùng nặng, không còn động kinh hoặc rối loạn
tri giác. Nếu BN đang chạy TNT, thời điểm STT
sao cho BN có thể dung nạp được tình trạng
ngưng không chạy TNT 24 giờ trước và ít nhất
24 giờ sau STT. Các lần chạy TNT trước và sau
sinh thiết đều không dùng heparin và thông báo
cho nhóm chạy TNT.
Các BN có chỉ định STT sẽ được tư vấn, giải
thích về ý nghĩa, nguy cơ của sinh thiết thận và
BN đồng ý ký cam kết. BN được kiểm tra chức
năng đông máu (PT, APTT, fibrinogen, tiểu cầu),
BUN, creatinine huyết thanh (creatinine HT),
công thức máu, tổng phân tích nước tiểu,
HBsAg, Anti HCV, Anti HIV, siêu âm đánh giá
kích thước hai thận.
Nếu BN đang dùng thuốc kháng đông (Bảng
1): BN được ngưng các thuốc kháng đông
(kháng vitamin K), chống kết tập tiểu cầu
(aspirin, clopidogrel) 1 tuần trước STT. Với
những TH bệnh vi mạch huyết khối đang tiến
triển, chúng tôi ngưng dùng enoxaparin 1 ngày
trước STT, và sử dụng lại 24 giờ sau STT nếu BN
không chạy TNT và 48 giờ sau STT nếu BN suy
thận nặng đang chạy TNT.
Bảng 1. Hướng dẫn sử dung thuốc chống đông chu phẫu(2)
Tác nhân Đặc điểm của BN Khuyến cáo-Mức khuyến cáo
Aspirin
Nguy cơ cao tim mạch Tiếp tục aspirin (2C)
Nguy cơ thấp tim mạch Ngừng 7–10 ngày trước thủ thuật (2C)
Kháng vitamin K
Nguy cơ cao huyết khối Dùng gối đầu kháng đông heparin (2C)
Nguy cơ thấp huyết khối Ngừng 5 ngày trước khi làm thủ thuật (1C); dùng lại 12-24h sau
khi làm thủ thuật (2C)
Dùng heparin gối đầu để
kháng đông
Nguy cơ cao huyết khối Ngưng 4-6h trước thủ thuật (2C)
Dùng LMWH để kháng
đông
Nguy cơ cao huyết khối Liều dùng cuối cùng 24h trước làm thủ thuật;
Với thủ thuật với nguy cơ chảy máu cao, dùng lại 48-72h sau khi
làm thủ thuật (2C)
Chống chỉ định sinh thiết thận
Hai thận nhỏ với chiều dài ≤ 85mm, thận độc
nhất, thai kỳ, rối loạn đông máu nặng hoặc chưa
kiểm soát, tăng huyết áp chưa kiểm soát, BN
không đồng ý làm STT.
Quy trình sinh thiết thận tại bệnh viện Chợ
Rẫy: như quy trình chuẩn(14)
Toàn bộ quá trình sinh thiết thận qua da
(STTQD) sau đó được tiến hành dưới hướng dẫn
free hand của BS siêu âm (BSCK2 Lê Thanh
Toàn) sử dụng đầu dò convex tần số 3.5 MHz.
Chi tiết tham khảo tài liệu trước đây(14). Sau sinh
thiết thận, BN được theo dõi tại khoa Thận và
kiểm tra siêu âm bụng vào sáng hôm sau để
đánh giá biến chứng.
Về biến chứng sau sinh thiết thận
Biến chứng nặng như tiểu máu cần phải
truyền máu, hematoma cần truyền máu, cần can
thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật hoặc kéo dài
thời gian nằm viện.
Biến chứng nhẹ là các biến chứng hematoma,
tiểu máu mà không cần truyền máu, không cần
can thiệp phẫu thuật, tự ngưng và không làm
kéo dài thời gian nằm viện 24 giờ sau STT.
Về khảo sát mô bệnh học mẫu thận sinh thiết
Cố định mẫu thận bằng formol đệm trung
tính 10%, và gửi đến khoa Giải Phẫu Bệnh, Bệnh
viện Nhân Dân Gia Định. Tại đây, mẫu thận
được xử lý mô, và nhuộm Hematoxyline Eosin
(HE), Periodic Acid Schiff (PAS), Trichrome, bạc,
khảo sát dưới kính hiển vi quang học, và nhuộm
miễn dịch huỳnh quang với kháng thể kháng
IgG, IgA, IgM, C3, C1q, Fibrinogen, Kappa,
Lambda, và albumine làm chứng nền và khảo
sát dưới kính hiển vi huỳnh quang. Mẫu thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 294
nghi ngờ amyloidosis, được nhuộm thêm Red
Congo. Kết quả do BS Trần Hiệp Đức Thắng,
khoa Giải phẫu bệnh, Bệnh viện Nhân Dân Gia
Định đọc.
Định nghĩa các biến số khác
Tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu
≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương
≥90mmHg trong ít nhất 2 thời điểm đo khác nhau.
Đái tháo đường nếu đường huyết đói
≥140mg/dL trong nhiều lần đo độc lập và có tiền
căn đái tháo đường đã được BS nội tiết chẩn
đoán. Dựa vào tiêu chuẩn của WHO, thiếu máu
khi Hb < 110g/L ở nữ và Hb < 120g/L ở nam.
Xử lý thống kê
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
20.0. Các số liệu được trình bày dưới dạng trung
vị và tứ phân vị khi kiểm không có phân phối
chuẩn, phép kiểm t dùng so sánh 2 biến liên tục,
và phép kiểm χ2 khi so sánh 2 biến phân tầng. Số
p có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Trong thời gian 5 năm (2014-2018), chúng
tôi có 346 TH được STT dưới siêu âm, trong đó
có 119 BN nhóm RPRF và 227 BN nhóm non-
RPRF. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu được
trình bày ở Bảng 2. Trong nhóm RPRF, nữ
chiếm ưu thế do chủ yếu bệnh căn nguyên là
viêm thận lupus. BN RPRF có biểu hiện lâm
sàng tăng huyết áp, phù.
Về chỉ đinh sinh thiết thận, với nhóm RPRF,
mọi BN đều được chỉ định vì suy chức năng
thận tiến triển nhanh theo đúng quy định khi
làm nghiên cứu. Trong khi, nhóm Non RPRF chỉ
có 12 BN (5,3%) có suy chức năng thận trước đó
(tổn thương thận cấp hoặc bệnh thận mạn) và
thời điểm STT có creatinine huyết thanh hầu hết
bình thường (Bảng 4). Trong 149 BN viêm thận
lupus, chúng tôi có 93 BN thuộc nhóm RPRF, và
56 thuộc nhóm non-RPRF. Chỉ định STT của
nhóm non-RPRF chủ yếu là BN hội chứng thận
hư nguyên phát hoặc đi kèm các bệnh lý khác
như đái tháo đường, viêm gan,... (Bảng 3).
Bảng 2: Đặc điểm nhóm nghiên cứu phân theo chức năng thận
Đặc điểm Chung (N=346) RPRF (N= 119) Non RPRF (N= 227) P
Tuổi (năm) 29 (22 - 39,3) 27 (21 - 34) 31 (23 - 43) 0,102
Nam (n, %) 144 (41,6) 32 (26,9) 112 (49,3) <0,0001
Nữ (n, %) 202 (58,4) 87 (73,1) 115 (50,7)
Số TH Đái tháo đường (n, %) 18 (5,2) 2 (1,7) 16 (7,0) 0,033
Số TH Tăng huyết áp (n, %) 63 (18,2) 36 (32,7) 27 (14,4) <0,0001
Huyết áp trung bình (mmHg) 93,3 (86,7 - 96,7) 93,3 (86,7 - 103,3) 93,3 (83,3 - 96,7) 0,001
Phù (n, %) 212 (61,3) 91 (76,5) 121 (53,3) <0,0001
Bảng 3: Chỉ định sinh thiết thận của nhóm non-RPRF
Non-RPRF (N=227)
1-Suy chức năng thận * (n,%) 12 (5,3)
2- Bệnh thận chẩn đoán trên LS
Hội chứng thận hư (n,%) 153 (53,3)
HCTH ở BN đái tháo đường 14
HCTH ở BN viêm gan 20
Viêm thận lupus (n,%) 56 (24,7)
Bệnh thận IgA (n,%) 4 (1,7)
Khác (n,%) 14 (6,2)
(*) Suy chức năng thận bao gồm tổn thương thận cấp hồi phục hoặc bệnh thận mạn
Biểu hiện về tổn thương thận của 2 nhóm cũng khác biệt rõ rệt với nhóm RPRF (Bảng 4) có tỷ lệ
tiểu máu nhiều hơn, BUN, Creatinine HT tăng cao hơn. Trung vị của eGFR (CKD-EPI) của nhóm RPRF
thấp hơn đáng kể so với nhóm non RPRF, và gần 1/2 BN nhóm RPRF được STT được chạy TNT.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 295
Khảo sát các xét nghiệm khác, nhóm RPRF có nguy cơ chảy máu cao hơn nhóm non-RPRF vì có tiểu cầu thấp
hơn, và 26% đang dùng kháng đông trước khi STT và cũng thiếu máu nhiều hơn nhóm non RPRF. Kích thước 2
thận đo trên siêu âm của nhóm RPRF to hơn so với nhóm non-RPRF (Bảng 5).
Bảng 4: Kết quả sinh hóa máu và nước tiểu nhóm nghiên cứu
Đặc điểm Chung (N=346) RPRF (N= 119) Non RPRF (N= 227) p
Hội chứng thận hư (n,%) 291 (84,1) 95 (79,8) 196 (86,3) 0,116
Tiểu máu (n, %) 219 (66,4) 98 (86,7) 121 (55,8) <0,0001
Protein niệu 24h (g/24h) 3,8 (2,1 - 6,3) 3,6 (2,1 - 5,7) 4,2 (2,2 - 6,5) 0,199
Hồng cầu/dipstick (/uL) 50 (5 - 250) 250 (50 - 250) 10 (0 - 50) <0,0001
BUN (mg/dL)* 26 (16 - 44,8) 45 (30,8 – 66,5) 19 (15 - 29) <0,0001
Creatinine HT (mg/dL) 1,2 (0,9 - 1,9) 2,1 (1,6 - 3,2) 1,0 (0,8-1,3) 0,032
eGFR (CKD-EPI) (ml/min/1,73m
2
) 64,4 (37,2 - 91,7) 34,1 (20,8 - 47,9) 84,6 (61,2 - 99,5) <0,0001
Chạy TNT trước STT (n,%) 56 (16,2) 56 (47,1) 0 (0) <0,0001
Bảng 5: Kết quả xét nghiệm máu và các xét nghiệm khác
Đặc điểm Chung (N=346) RPRF (N= 119) Non RPRF (N= 227) p
Hemoglobin (g/L) 109,9 ± 28,3 88,9 ± 23,2 121,1 ± 24,1 <0,0001
Tiểu cầu (G/L) 252 (197 - 320) 228 (169 - 294) 267 (214 - 344) <0,0001
PT (s) 11,4 (10,5 - 12,5) 11,5 (11,0 - 12,5) 11,3 (10,4 - 12,5) 0,651
INR 1,0 (0,9 - 1,0) 1,0 (0,9 - 1,0) 1,0 (0,9 - 1,0) 0,531
APTT (s) 28,9 (26,8 - 32,0) 29,7 (28 - 32,6) 28,2 (26,4 - 31,5) 0,664
Kháng đông trước STT (n,%) 37 (10,7) 32 (26,9) 5 (2,2) <0,0001
Kích thước thận (mm)
Thận trái 99 (95 - 104) 101 (97 - 106) 98 (94 - 103) 0,001
Thận phải 99 (94 - 105) 101 (97 - 107) 98 (92,3 - 103) 0,004
PT, prothrombin time; INR, International normalized ratio; APTT, activated partial thromboplastine time; HBsAg, Hepatitis
B virus surface antigen; Anti HCV, antibodies against hepatitis C virus
Ngoại trừ 2 BN kết quả STT không đạt (1
BN trong nhóm Non-RPRF, nam, 20 tuổi, STT
vì hội chứng thận hư kháng steroid sau 5
tháng điều trị, với creatinine HT lúc STT là
0,9mg%) và 1 BN trong nhóm RPRF (nam, 46
tuổi, chỉ định STT vì suy thận với creatinine
HT lúc STT là 7,7mg%, tiểu protein mức thận
hư có tiểu máu trên nền đái tháo đường kèm
tăng huyết áp điều trị không liên tục), chúng
tôi còn 344 BN có kết quả STT.
Về biến chứng của STT (Bảng 6), chúng tôi
ghi nhận với số lượng đâm kim (pass) và số mẫu
thận lấy được tương đồng. Nhóm BN RPRF có
nhiều biến chứng hơn nhóm Non RPRF, trong
đó quan trọng là các biến chứng nặng như
hematome cần truyền máu và can thiệp DSA.
Trong nhóm 19 BN nhóm RPRF có biến chứng, 2
BN tử vong, vì viêm phổi và xuất huyết tiêu hóa,
và cả 2 đều kéo dài thời gian nằm viện trên 2
tháng. Không BN nào trong nhóm Non-RPRF có
biến chứng liên quan STT và tử vong. Các BN
nhóm Non RPRF đều xuất viện 1 ngày sau STT.
So sánh kết quả mô bệnh học của 2 nhóm
(Bảng 7), chúng tôi ghi nhận, hầu hết các BN đều
có số lượng cầu thận đủ để khảo sát. Tỷ lệ cầu
thận còn sống của nhóm RPRF tuy thấp hơn
nhóm non-RPRF nhưng vẫn còn là tỷ lệ cao. Ở
nhóm RPRF, có tỷ lệ cầu thận xơ hóa, mất chức
năng, và tỷ lệ cầu thận liềm tăng cao hơn gần
gấp 2 lần. Tuy nhiên, tỷ lệ cầu thận liềm chiểm
khoảng 1/4 số cầu thận ở 50% BN. Viêm cầu thận
liềm (khi số cầu thận có liềm >50%) là 1 sang
thương rất nặng mà theo y văn là nguyên nhân
chính gây RPRF. Sang thương này chỉ gặp ở 15
BN RPRF (13%). Loại tổn thương mô học chủ
yếu gặp ở BN RPRF là bệnh vi mạch huyết khối
ở 28,8% BN RPRF.
Về bệnh cầu thận nguyên phát, viêm thận
lupus là nhóm nhiều nhất và chủ yếu gặp ở
nhóm nặng (III, IV, hiếm ở V). Bệnh cầu thận
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 296
nguyên phát là nguyên nhân chủ yếu trên kết
quả mô bệnh học ở BN non-RPRF. Các sang
thương phân bố tập trung vào 3 nhóm chính là
sang thương tối thiểu, xơ chai cầu thận khu trú
từng vùng và bệnh cầu thận màng.
Bảng 6: Biến chứng sau sinh thiết thận
Nhóm BN Chung N=344 RPRF N=118 Non-RPRF N=226 p
Số pass 2,0 ± 0,4 2,0 ± 0,3 2,0 ± 0,4 0,924
Số mẫu 1,8 ± 0,4 1,9 ± 0,4 1,9 ± 0,4 0,377
Biến chứng (n,%) 25 (7,3) 19 (16,1) 6 (2,7) <0,0001
Hematome 22 16 6
Không truyền máu 10 4 6
Cần truyền máu 9 9 0
Cần can thiệp DSA 3 3 0
Tiểu máu đại thể 3 3 0
Cần truyền máu 0 0 0
DSA, digital subtraction angiography
Bảng 7: Kết quả mô bệnh học thận
Kết quả mô bệnh học Chung N=344 Nhóm RPRF N=118 Nhóm non-RPRF N=226 p
Số cầu thận (*) 20,5 ( 14,0 - 27,0) 18,5 (14 - 24) 22 (15 - 27) 0,103
% cầu thận còn sống(*) 92,3 (77,8 - 100) 86,7 (75 - 100) 93,8 (80 - 100) 0,006
% cầu thận xơ hóa(*) 7,7 (0 - 22,2) 13,3 (0 - 25) 6,2 (0 - 20) 0,004
% cầu thận liềm(*) 23 (15 - 40) 26 (16,5 - 43) 15 (13 - 22) <0,0001
Số TH có ≥50% liềm (n,%) 15 (4,4) 15 (12,7) 0 (0) <0,0001
Hoại tử ống thận cấp (n,%) 37 (10,8) 16 (13,6) 21 (9,3) 0,430
Bệnh vi mạch huyết khối (n,%) 40 (11,6) 34 (28,8) 6 (2,7) <0,0001
Viêm thận lupus (n,%) 149 (43,3) 93 (78,8) 56 (24,8) <0,0001
Class I &II(n,%) 2 (0,6) 0 (0) 5 (2,2)
Class III,IV, V(n,%) 113 (32,8) 93 (78,8) 51 (22,6)
Bệnh thận IgA (n,%) 34 (9,9) 13 (11,0) 21 (9,3) 0,788
Bệnh cầu thận khác (n,%) 161 (46,8) 12 (10,2) 149 (65,9) <0,0001
MCD (n,%) 46 (13,4) 2 (1,7) 44 (19,5)
FSGS (n,%) 58 (16,7) 2 (1,7) 56 (24,8)
MN (n,%) 28 (8,1) 1 (0,8) 27 (11,9)
Proliferative GN(n,%) 11 (3,2) 2 (1,7) 9 (3,98)
Amyloidosis (n,%) 9 (2,6) 1 (0,8) 8 (3,5)
Khác (n,%) 9 (2,6) 4 (3,4) 5 (2,1)
MCD: minimal change disease, bệnh cầu thận sang thương tối thiểu;
FSGS: focal segmental glomerulosclerosis (xơ chai cầu thận khu trú từng vùng);
MN: membranous nephropathy (bệnh cầu thận màng);
Proliferative GN: Proliferative glomerulonephritis (viêm cầu thận tăng sinh)
BÀN LUẬN
Bàn về biến chứng của sinh thiết thận
Theo kinh điển, STT là tiêu chuẩn vàng của
chẩn đoán mô bệnh học của bệnh cầu thận. Tuy
nhiên, STT là thủ thuật xâm phạm và tiềm ẩn
nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng BN nhất là
trên BN có suy thận.
Theo Hogan và CS, về biến chứng của sinh
thiết thận ở mọi đối tượng, tiểu máu là biến
chứng thường gặp chiếm 3% các TH(4). Tuy
nhiên các biến chứng nặng ít gặp hơn như 0,9%
chảy máu cần phải truyền máu (khoảng tin cậy
(KTC) 95% 0,4-1,5%), 0,6% chảy máu cần can
thiệp để cầm máu (KTC 95% 0,4 - 0,8%), 0,01%
cắt thận và 0,02% tử vong. Hầu hết các nghiên
cứu đều ghi nhận 91% biến chứng xảy ra trong
24 giờ đầu và 9% sau 24 giờ(9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 297
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm BN
non -RPRF, chúng tôi chỉ gặp hematome trong
2,2% và không TH nào tiểu máu đại thể. Như
vậy, tỷ lệ biến chứng của nhóm không suy thận
tương tự y văn. Trong khi ở nhóm RPRF, chúng
tôi có 19/118 TH (16,1%) có biến chứng, tỷ lệ này
cao gấp 8 lần so với nhóm không suy thận. Kết
quả này của chúng tôi tương tự tác giả Kobert ở
nhóm BN tổn thương thận cấp (18,8%)(6) và
Modelina (20%)(7). Về phân loại biến chứng,
chúng tôi gọi biến chứng nặng khi cần truyền
máu và can thiệp, biến chứng này gặp ở 12/19
(63,2%) BN nhóm RPRF cao hơn của Kobert
(11,9%)(6). Trong nhóm RPRF, chúng tôi có 2/118
TH (1,7%) BN STT có diễn tiến tử vong (1,7%).
Cả 2 BN này đều có biến chứng hematome lớn,
cần truyền máu và chụp DSA nhưng không can
thiệp được. Tuy nhiên sau đó, cả 2 đều được
cầm máu sau hồi sức, nhưng cả 2 đều tử vong
trong bệnh cảnh khác, không trực tiếp liên quan
đến STT. Một BN tử vong do viêm phổi bệnh
viện do thời gian nằm việc kéo dài. Một BN hồi
phục chức năng thận và ngưng chạy TNT nhưng
tử vong trong bệnh cảnh xuất huyết tiêu hóa
nặng và cả 2 đều là BN viêm thận lupus. Trong
nghiên cứu của Modelina có 4/159 TH AKI có
biến chứng tử vong, và cả 4 TH này đều tử vong
không liên quan đến biến chứng sau STT(7). Như
vậy, so với các nghiên cứu khác tiến hành ở BN
suy thận với tổn thương thận cấp, tần suất biến
chứng nặng sau STT của chúng tôi cũng không
khác biệt. Để đảm bảo đủ số cầu thận dùng cho
nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành 2 pass ở các
BN RPRF, nghiên cứu không so sánh giữa khác
biệt về biến chứng ở nhóm 1 hoặc 2 pass.
Chúng tôi ghi nhận những đặc điểm chung
của nhóm BN có biến chứng này là (1) suy thận
nặng, đang chạy thận nhân tạo, (2) đang dùng
thuốc kháng đông enoxaparin, tuy đã được
ngưng 48 giờ trước sinh thiết thận, (3) kiểm tra
xét nghiệm đông máu trong giới hạn bình
thường, (4) kích thước 2 thận to trên siêu âm.
Việc ngưng enoxaparin được tiến hành theo như
khuyến cáo về tiến hành thủ thuật của Hội Lồng
Ngực Mỹ 2012 (Bảng 8)(2). Sau đó, với chẩn đoán
bệnh vi mạch huyết khối, BN được dùng lại
enoxaparin sau 48 giờ, nhưng vẫn có biến chứng
chảy máu. Không có BN nào của chúng tôi dùng
demopressin phun xịt ở mũi trước STT.
Bảng 8: Biến chứng sinh thiết thận trong các nghiên cứu khác
Biến chứng của sinh thiết thận Stratta
P.2007
(12)
Simard MC
2014
(11)
Copari KM.
2012
(1)
Kobert SM.
2018
(6)
Modelina
DG 2018
(7)
N=1387 N=312 N=9546 N=795
Non AKI
N=160
AKI
N=159
AKI
Chết 0 0 2 (0,2%) 1(0,13%)
λ
0 4 (3%)ѱ
Tiểu máu đại thể 228 (16,4%)* 7% 342 (3,5%) 8 (1%) 3 (1,9%)
Hematoma 109 (7,8%) 15% 17% 32 (4%) 10 (6,3%) 11 (7%)
Tắc nghẽn do cục máu đông 7 (0,3%) 1 (0,13%) 0
Đau hông lưng 2 (0,3%) 2 (1,3%)
Cắt thận 1 (0,07%) 1 (0,01%)
Truyền máu 9% 144 (0,9%)
#
42 (5,3%) 16 (10%) 12 (8%)
Can thiệp mạch 1% 30 (0,6%) 8 (1%) 3 (1.9%) 3 (2%)
Chẩn đoán hình ảnh trong vòng 1 tuần
(CT, SA)
5 (0,63%) 2 (1,25%) 31 (20%)
(*) trong 228 BN có 80 (35,1%) BN tiểu máu đại thể kéo dài >24,
(λ) 2 TH tử vong chỉ xảy ra trong nhóm AKI, chỉ 1 TH liên quan đến STT;
(Ѱ) cả 4 TH tử vong đều không liên quan đến STT;
(#) tỉ lệ truyền máu nhóm creatinine ≥ 2mg% và < 2mg% lần lượt là 2.1% và 0.4% (p < 0,02)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 298
Bàn về khác biệt trong tổn thương mô bệnh học
của 2 nhóm RPRF và non-RPRF
Hai nhóm có khác biệt cơ bản về chức năng
thận, tuy hông khác biệt về mức độ tiểu protein
và hội chứng thận hư, nhưng nhóm RPRF có số
TH tiểu máu và mức độ tiểu máu nhiều hơn
nhóm Non RPRF (86,7% so với 55,8%, p<0,0001).
Tổn thương bệnh học 2 nhóm cũng khác biệt. Tỉ
lệ cầu thận xơ hóa toàn bộ và tỉ lệ cầu thận có
liềm ở nhóm RPRF cao hơn có ý nghĩa (13,3 % và
26% so với 6,2% và 15%, p < 0,0001). Tổn thương
chủ yếu của nhóm RPRF là bệnh vi mạch huyết
khối (28,8%), tổn thương liềm ở cầu thận (26%).
Còn nhóm non-RPRF tổn thương tập trung vào
3 nhóm tổn thương cầu thận thường gặp ở
người trưởng thành theo thứ tự là FSGS (24,8%),
MCD (19,5%) và MN (11,9%).
Theo Jennette JC, viêm cần thận tiến triển
nhanh chủ yếu do viêm cầu thận liềm(5), Tổn
thương này nếu được phát hiện sớm thể hiện
dưới dạng liềm tế bào và việc điều trị tích cực sẽ
hồi phục lại khoảng niệu. Nếu phát hiện trễ, khi
liềm đã chuyển thành liềm xơ thì hầu như không
hồi phục chức năng thận và BN phải lệ thuộc
hoàn toàn vào CTNT. Trong nhóm RPRF của
chúng tôi, viêm cầu thận liềm chỉ gặp ở 26 BN và
nguyên nhân bệnh vi mạch huyết khối chiếm ưu
thế. Tỉ lệ BN RPRF chủ yếu là viêm thận lupus –
class III, IV, V (78,8%), tương tự với Sharma M
và cs cũng ghi nhận nguyên nhân chính là viêm
thận lupus (class III, IV và V) với tỉ lệ thấp hơn
37,5%, và tác giả này không ghi nhận nguyên
nhân bệnh vi mạch huyết khối, có thể do khác
biệt cách lấy mẫu ở người lớn tuổi và trẻ em của
tác giả(10). Tang Z và cs cũng ghi nhận viêm thận
lupus với tỉ lệ 33,9%, là nguyên nhân chính viêm
cầu thận liềm, chiếm 54,6% viêm cầu thận liềm
do phức hợp miễn dịch ở BN Trung Quốc(13).
Ngoài viêm cầu thận liềm, bệnh vi mạch huyết
khối cũng là nguyên nhân gây RPRF(8), kết hợp
trên BN lupus thường là một thuyên tắc vi mạch
huyết khối không điển hình và được chẩn đoán
xác định trên sinh thiết thận(3,12).
Những vấn đề chúng tôi rút ra từ nghiên
cứu khi STT cho BN suy thận đang hoặc không
chạy TNT:
1- Nên hạn chế việc STT ở BN đang chạy
thận nhân tạo. Lần chạy TNT ngay trước và
ngay sau STT không dùng heparin trong TNT.
Xem xét dùng desmopressin xịt mũi trước STT
ở những BN này. Tuy số chứng cứ còn ít,
nhưng theo y văn, desmopressin có hiệu quả
giảm hơn 2/3 biến chứng chảy máu ở các BN
có nguy cơ cao.
2- Nên ưu tiên cho những BS có kinh nghiệm
về STT với số TH đã STT đủ nhiều lên đến hằng
trăm TH và có khả năng xử lý khi có biến chứng
tiến hành. Trong nghiên cứu chúng tôi, chủ
nhiệm đề tài là người tiến hành STT ở mọi bệnh
nhân suy thận có creatinine HT>2mg/dL và cũng
là người trực tiếp xử trí khi BN có biến chứng.
3- Dự trù biến chứng xảy ra trong 24h sau
STT nên không STT vào thứ sáu hoặc vào 2 ngày
cuối tuần. Đây là điều mà chúng tôi đã tuân thủ
trước đây và trong quá trình làm STT.
KẾT LUẬN
Sinh thiết thận là thủ thuật an toàn ở các BN
không suy thận, tuy nhiên thủ thuật trở nên
nguy hiểm hơn với việc gia tăng biến chứng
nặng một khi BN có suy thận có kèm hoặc
không kèm chạy thận nhân tạo. Tổn thương liềm
và bệnh vi mạch huyết khối là 2 tổn thương
thường gặp ở BN suy thận tiến triển nhanh,
trong khi tổn thương cầu thận là chủ đạo ở các
BN hội chứng thận hư không suy thận. Cần cân
nhắc chỉ định, và thận trọng khi tiến hành sinh
thiết thận ở các đối tượng suy thận tiến triển
nhanh trên cơ sở chuẩn bị các biện pháp đối phó
với biến chứng nặng của sinh thiết thận.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Corapi KM, Chen JL, Balk EM & Gordon CE (2012). Bleeding
complications of native kidney biopsy: a systematic review and
meta-analysis. Am J Kidney Dis, 60(1):62-73.
2. Douketis JD, Spyropoulos AC, Spencer FA, Mayr M, Jaffer AK,
Eckman MH, et al (2012). Perioperative Management of
Antithrombotic Therapy: Antithrombotic Therapy and
Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest
Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. CHEST,
141(2):e326S-e350S.
3. Gharbi C, Bourry E, Rouvier P, Hacini S, Letaief A, Baumelou A,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tiết Niệu – Thận Học 299
et al (2010). Rapidly progressive lupus nephritis and
concomitant thrombotic microangiopathy. Clinical and
Experimental Nephrology, 14(5):487-491.
4. Hogan JJ, Mocanu M & Berns JS (2016). The Native Kidney
Biopsy: Update and Evidence for Best Practice. Clin J Am Soc
Nephrol, 11(2):354-362.
5. Jennette JC (2003). Rapidly progressive crescentic
glomerulonephritis. Kidney Int, 63(3):1164-1177.
6. Korbet SM, Gashti CN, Evans JK & Whittier WL (2018). Risk of
percutaneous renal biopsy of native kidneys in the evaluation of
acute kidney injury. Clin Kidney J, 11(5):610-615.
7. Moledina DG, Luciano RL, Kukova L, Chan L, Saha A,
Nadkarni G, et al (2018). Kidney Biopsy-Related Complications
in Hospitalized Patients with Acute Kidney Disease. Clin J Am
Soc Nephrol, 13(11):1633-1640.
8. Pendergraft WF, et al (2016). Primary Glomerular Disease In
Brenner and Rector's The Kidney, 10 ed, 1:1013-1081.
Philadelphia: Elsevier.
9. Prasad N, Kumar S, Manjunath R, Bhadauria D, Kaul A,
Sharma RK, et al (2015). Real-time ultrasound-guided
percutaneous renal biopsy with needle guide by nephrologists
decreases post-biopsy complications. Clin Kidney J, 8(2):151-156.
10. Sharma M (2016). Histopathological Pattern in Patients
Presenting with Rapidly Progressive Renal Failure: A Single
Centre Study. International Journal of Medical Research
Professionals, 2(2):3.
11. Simard-Meilleur MC, Troyanov S, Roy L, Dalaire E & Brachemi
S (2014). Risk factors and timing of native kidney biopsy
complications. Nephron Extra, 4(1):42-49.
12. Stratta P, Canavese C, Marengo M, Mesiano P, Besso L, Quaglia
M, et al (2007). Risk management of renal biopsy: 1387 cases
over 30 years in a single centre. Eur J Clin Invest, 37(12):954-963.
13. Tang Z, Wu Y, Wang Q, Zeng C, Yao X, Hu W, et al (2003).
Clinical spectrum of diffuse crescentic glomerulonephritis in
Chinese patients. Chin Med J (Engl), 116(11):1737-1740.
14. Trần Thị Bích Hương, Trần Hiệp Đức Thắng, Nguyễn Ngọc Lan
Anh, Bùi Thị Ngọc Yến, Lê Thanh Toàn, & Nguyễn Minh Tuấn
(2015). Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học thận của suy thận
tiến triển nhanh ở người trưởng thành tại bệnh viện Chợ Rẫy. Y
Học TP. Hồ Chí Minh, 4(19):474.
Ngày nhận bài báo: 01/04/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 05/05/2019
Ngày bài báo được đăng: 10/06/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ket_qua_sinh_thiet_than_o_nhom_benh_nhan_khong_suy_t.pdf