Tài liệu So sánh kết quả đo áp lực khoang giữa máy đo whitesides cải biên và máy đo stryker trong hội chứng chèn ép khoang cấp: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 98
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC KHOANG
GIỮA MÁY ĐO WHITESIDES CẢI BIÊN VÀ MÁY ĐO STRYKER
TRONG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG CẤP
Nguyễn Hoàng Cương*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xác định áp lực khoang có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị chèn ép khoang. Việt Nam chưa
có sẳn các máy đo trừ các máy đo phỏng theo mô hình máy đo Whitesides cổ điển cho kết quả không chính xác.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ chính xác của máy đo áp lực khoang cải biên.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: thực nghiệm và lâm
sàng. Trên thí nghiệm so sánh kết quả áp lực khoang của miếng thịch bò chịu áp lực của cột nược với các chiều
cao khác nhau khi đo bằng 3 máy: Whitesides kinh điển, Stryker (qui ước là máy đo chuẩn) và Whitesides cải biên.
Về lâm sàng so sánh kết quả áp lực khoang được đo từ máy cải biên và máy Styker trên bệnh nhân doạ chèn ép
kh...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 438 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh kết quả đo áp lực khoang giữa máy đo whitesides cải biên và máy đo stryker trong hội chứng chèn ép khoang cấp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 98
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC KHOANG
GIỮA MÁY ĐO WHITESIDES CẢI BIÊN VÀ MÁY ĐO STRYKER
TRONG HỘI CHỨNG CHÈN ÉP KHOANG CẤP
Nguyễn Hoàng Cương*, Đỗ Phước Hùng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xác định áp lực khoang có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị chèn ép khoang. Việt Nam chưa
có sẳn các máy đo trừ các máy đo phỏng theo mô hình máy đo Whitesides cổ điển cho kết quả không chính xác.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định độ chính xác của máy đo áp lực khoang cải biên.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước: thực nghiệm và lâm
sàng. Trên thí nghiệm so sánh kết quả áp lực khoang của miếng thịch bò chịu áp lực của cột nược với các chiều
cao khác nhau khi đo bằng 3 máy: Whitesides kinh điển, Stryker (qui ước là máy đo chuẩn) và Whitesides cải biên.
Về lâm sàng so sánh kết quả áp lực khoang được đo từ máy cải biên và máy Styker trên bệnh nhân doạ chèn ép
khoang hoặc chèn ép khoang thật sự.
Kết quả: Trên thực nghiệm cho thấy máy đo Whitesides cổ điển có độ chênh với áp suất chuẩn lớn nhất
(trung vị độ chênh là 6mmHg). Máy đo Whitesides cải biên và Stryker có độ chênh với áp suất chuẩn nhỏ (trung
vị độ chênh của máy đo Whitesides cải biên là 2mmHg, của Stryker là 1mmHg). Trên lâm sàng qua 17 ca với 39
cặp kết quả đo so sánh giữa máy đo Whitesides cải biên và Stryker thì trung bình độ chênh kết quả đo giữa hai
máy là 2,49 ± 1,35 mmHg, giá trị lớn nhất độ chênh là 7mmHg và nhỏ nhất là 0 mmHg.
Kết luận: Máy đo Whitesides cải biên và Stryker cho kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê trên lâm
sàng. Sai số của máy đo Whitesides cải biên không làm thay đổi quyết định điều trị.
Từ khóa: ap lực khoang, độ chênh, máy đo Whitesides cổ điển, máy đo Whitesides cải biên, máy đo Stryker
ABSTRACT
MEASURE OF COMPARTMENT PRESSURE: A COMPAIRISION BETWEEN WHITESIDES,
MODIFIED WHITESIDES AND STYKER DEVICE IN EXPERIENMENT AND CLINICAL
PRESENTATION
Nguyen Hoang Cuong, Do Phuoc Hung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 98 - 102
Background Measuring comparment pressure is significant in terms of diagnosis and treatment. There has
been no measuring device except Whitesides device with inappropriate results in Vietnam.
Objectives: to determine the accuracy of self-made modified Whitesides device.
Methods and materials: Experimental and cinical presentation. Experimental presentation: compare
compartment pressure of beef meat under different pressure of water column between Whitesides, modified
Whitesides and Styker device. Clinical presentation: compare compartment pressure between modified Whitesides
and Styker device on impending comparment syndrome and comparment syndrome patient.
Results: Modified Whitesides measurement and Stryker measurement device almost the same as the standard
pressure. Clinically, in 17 cases with 39 pairs of measured results between the modified Whitesides and Stryker,
the mean difference between the two measurements was 2.49 ± 1.35 mmHg, the maximum value of the difference
*BV Đa khoa Xuyên Á ** BM Chấn thương chỉnh hình & PHCN, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hoàng Cương ĐT: 0356155643 Email: hoangcuongdr@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 99
was 7 mmHg and the smallest is 0 mmHg.
Conclusions: The modified Whitesides and Stryker measurement divice showed no statistically significant
difference. The error of modified Whitesides measurement divice does not change the decision to treat.
Key words: acute comparment syndrome, error, Whitesides device, modified Whitesides device, Stryker device
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng chèn ép khoang (CEK) là tình
trạng tăng áp lực trong khoang dẫn đến thiếu
máu cục bộ các mô trong khoang nếu kéo dài sẽ
dẫ n đến những tổn thương không thể hồi phục
như yếu cơ, co rút và thậm chí là hoại tử phải cắt
cụt chi, đe dọa tính mạng. Chìa khóa then chốt
trong việc xử trí CEK là chẩn đoán sớm. Trong
những lưu đồ về chẩn đoán và điều trị CEK hiện
nay người ta luôn đề cập đến giá trị đo áp lực
khoang (ALK) cụ thể là trị số ∆P(2,3), đặc biệt
nhấn mạnh đến các trường hợp không có sự hợp
tác tốt từ bệnh nhân như đa chấn thương, chấn
thương sọ não, bệnh nhân hôn mê, chấn thương
tuỷ sống.
Có nhiều máy đo ALK. Lâu đời nhất là
máy đo của Whitesides với kết cấu đơn giản,
có thể tự lắp ráp từ những bộ phận sẳn có. Tuy
nhiên kết quả mang tính chủ quan và kém
chính xác. Một số máy đo được sản xuất dựa
trên nguyên lý hoạt động của máy Whitesides
cho kết quả khách quan và chính xác hơn như
máy đo của của Stryker, máy đo Mammendorf
dùng cảm biến điện tử. Một số nghiên cứu khác
dùng máy bơm truyền tĩnh mạch có cảm biến
cảnh báo áp suất để đo ALK. Nhược điểm chung
của các máy đo hiện nay là khá đắc. Ở Việt Nam
cho đến nay CEK chủ yếu được chẩn đoán bằng
lâm sàng và chưa có dụng cụ đo ALK. Do đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu cải biên máy đo
Whitesides để cho kết quả đo chính xác hơn với
giá thành chấp nhận được để có thể áp dụng
rộng rãi ở các tuyến y tế cơ sở.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thực nghiệm
Đối tượng nghiên cứu
Áp suất trong miếng thịt bò đặt ở đáy cột
nước có độ cao khác nhau.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Thiết kế và cải biên máy đo
Whitesides có gắn thêm cảm biến quang học,
dùng kim 18G có lỗ bên (side-port needle).
Hình 1. Máy đo Whitesides cải biên dùng trong
nghiên cứu (Nguồn: nhóm nghiên cứu)
Hình 2. Nguyên lý hoạt động máy đo Whitesides cải
biên (Nguồn: nhóm nghiên cứu)
Bước 2: Tiến hành dùng 3 máy Whitesides cổ
điển, Whitesides cải biên, Stryker đo trên thực
nghiệm. Ba máy sẽ lần lượt đo áp lực miếng thịt
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 100
bò nằm ở đáy cột nước. Áp suất cột nước là áp
suất chuẩn.
Lâm sàng
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ
chèn ép khoang, doạ chèn ép khoang hoặc chèn
ép khoang thực sự ở tứ chi.
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân đang trong
tình trạng sốc, nguy hiểm tính mạng, những
bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.
Cách đo: dùng hai máy đo Whitesides cải
biên và Stryker đo cùng một khoang tại cùng
một thời điểm, so sánh kết quả với nhau
KẾT QUẢ
Thực nghiệm
Mối tương quan tuyến tính giá trị đo của ba máy
Hầu hết các phương pháp cho kết quả
tương quan mạnh (R2>0,93), trong đó máy
Stryker cho kết quả tốt nhất với R2=0,9946, máy
Whitesides cổ điển cho kết quả thấp nhất
(R2=0,9324). Hệ số góc của phương trình hồi
quy ở 3 máy đo đều xấp xỉ bằng 1 gần bằng
với hệ số góc của đường áp suất chuẩn. Trong
đó hệ số góc của máy đo Whitesides cổ điển là
lớn nhất nghĩa là đường thẳng hồi quy sẽ lệch
nhất so với đường áp suất chuẩn (ASC), cho
thấy máy đo Whitesides cổ điển sẽ cho kết quả
sai lệch nhất (bảng 1, biểu đồ 1, 2, 3).
Bảng 1. Sự tương quan giữa các máy đo so với áp suất chuẩn
Đặc điểm
Hệ số góc Hằng số
Giá trị R
2
TB và Sai số chuẩn Giá trị p TB và Sai số chuẩn Giá trị p
Whitesides cổ điển 1,11±0,02 <0,001 -1,95±0,96 <0,001 0,9324
Whitesides cải biên 1,01±0,01 <0,001 -0,18±0,32 0,585 0,9904
Stryker 1,02±0,01 <0,001 0,05±0,24 0,843 0,9946
Tương quan giữa kết quả đo bằng máy
Whitesides cổ điển với áp suất chuẩn
Biểu đồ 1. Sự tương quan giá trị đo giữa máy
Whitesides cổ điển và áp suất chuẩn
Tương quan giữa kết quả đo bằng máy
Whitesides cải biên với áp suất chuẩn
Biểu đồ 2. Sự tương quan giá trị đo giữa máy
Whitesides cải biên và áp suất chuẩn
Tương quan giữa kết quả đo bằng máy Stryker
với áp suất chuẩn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 101
Biểu đồ 3. Sự tương quan giá trị đo giữa máy
Stryker và áp suất chuẩn
Lâm sàng
Bảng 2 Độ chênh giữa hai máy Whitesides cải biên và
Stryker trên bệnh nhân
Số lần đo TB độ chênh ± ĐLC GTSSNN GTSSLN
39 2,49 ± 1,35 mmHg 0 mmHg 7 mmHg
Qua 39 lần đo thống kê cho thấy sai số trung
bình mỗi lần đo giữa 2 máy Whitesides cải biên
và Stryker là 2,49 ± 1,35 mmHg, giá trị sai số lớn
nhất (GTSSLN) là 7mmHg và nhỏ nhất
(GTSSNN) là 0mmHg.
BÀN LUẬN
Kết quả thực nghiệm
Chúng tôi thiết kế các dụng cụ thực nghiệm
như miếng thịt bò đặt ở đáy cột nước khá tương
đồng với các nghiên cứu của Boody(1), Moed(4),
Uliasz(5), dụng cụ đo có phần giống nhau nên
chúng tôi có thể so sánh một số điểm với các
nghiên cứu trên.
Kết quả đo của 3 máy nhìn chung có tương
quan mạnh với áp suất chuẩn, hệ số tương quan
cao, trong đó hệ số tương quan máy Whitesides
cổ điển là thấp nhất R = 0,968 (Biểu đồ 1). Hệ số
góc đường thẳng hồi quy của máy đo
Whitesides cổ điển, Whitesides cải biên và
Stryker của chúng tôi lần lượt là 1,11; 1,01 và
1,02; trong nghiên cứu của Boody(1) lần lượt là
1,26; 0,98 và 0,98 (biểu đồ 4). Có thể thấy khi áp
suất chuẩn càng lớn thì giá trị đo từ máy
Whitesides sẽ cao hơn áp suất chuẩn càng nhiều.
Tuy nhiên, khác với Boody trong nghiên cứu của
chúng tôi ở áp suất chuẩn dưới 20mmHg máy
đo Whiteside cổ điển lại cho kết quả thấp hơn áp
suất chuẩn một chút. nối.
Khi nhìn vào phân tán đồ thấy máy đo
Whitesides cổ điển có phân tán rộng có nghĩa kết
quả đo dao động khi đo nhiều lần ở cùng một
mức áp suất chuẩn. Mức dao động này càng lớn
khi áp suất càng ca (Biểu đồ 1). Điều này một lần
nửa minh chứng cho sự không chính xác của
máy Whitesides kinh điển.
Nói đến độ chênh thì các nghiên cứu đi trước
không đề cập đến chỉ số này. Thực ra chúng tôi
không tìm thấy một nghiên cứu nào cho biết
máy đo ALK có sai số bao nhiêu thì chấp nhận
được. Nhưng rõ ràng sai số càng thấp thì càng
đáng tin cậy để áp dụng trên lâm sàng do đó
chúng tôi tính đến trị số này. Độ chênh với áp
suất chuẩn của máy Whitesides cổ điển cao hơn
rõ rệt so với máy đo Whitesides cải biên và
Stryker, trung vị lần lượt là 6, 2 và 1 mmHg và
sự khác biệt giữa các giá trị này là có ý nghĩa
thống kê với p<0,0001.
Biểu đồ 4. Sự tương quan giá trị đo của máy
Whitesides cổ điển với áp suất chuẩn trong nghiên
cứu của Boody (Nguồn: Boody AR et al. 2005(1))
Giá trị lớn nhất độ chênh của máy
Whitesides cổ điển trong nghiên cứu của chúng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 102
tôi lên đến 22mmHg là tương đồng với nghiên
cứu của Uliasz và CS(5).
Nhìn vào biểu đồ 2 thấy đường thẳng hồi
quy của máy Whitesides cải biên màu xanh có
hệ số góc 1,01 gần trùng với đường áp suất
chuẩn màu cam và biểu đồ có độ phân tán nhỏ.
Độ chênh với áp suất chuẩn lớn nhất là 6mmHg
với trung vị là 2mmHg. Phân tán đồ có hình
dạng gần tương đồng với phân tán đồ của máy
đo Stryker. Do đó máy Whitesides cải biên cho
kết quả đo có sai số nhỏ hơn, hằng định hơn
máy đo Whitesides cổ điển và tương đồng với
máy đo Stryker.
Máy Stryker đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh cho giá trị đo đáng tin cậy (1, 5) và nghiên
cứu của chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nhìn
vào biểu đồ 3 thì thấy các giá trị đo được rất tập
trung và đường hồi quy gần trùng đường áp
suất chuẩn.
Kết quả lâm sàng
Chúng tôi dùng 2 máy đo Whitesides cải
biên và Stryker đo trên bệnh nhân có chỉ định
ở cùng vị trí, cùng khoang cơ và cùng một thời
điểm thì không cho thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê nào (kiểm định Wilcoxon) với
p=0,0902 >0,05.
Trung bình 2 máy cho kết quả chênh lệch
nhau 2,49mmHg và chênh lệch lớn nhất là
7mmHg. Chúng tôi nhận thấy nếu lấy máy đo
Stryker làm tiêu chuẩn thì có thể sử dụng máy
đo Whitesides cải biên để đo cho bệnh nhân
trên lâm sàng. Trong khi đo trên bệnh nhân
chúng tôi không sử dụng máy đo Whitesides
cổ điển vì kết quả đo trên thực nghiệm trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng như các nghiên
cứu đi trước thì máy đo Whitesides cho kết
quả đo không chính xác.
Sự tiện lợi trong lúc đo trên lâm sàng
Máy đo Whitesides cải biên của chúng tôi có
nhiều bộ phận cấu thành mà phức tạp nhất là bộ
phận cảm biến quang do đó khâu chuẩn bị và
lắp đặt máy đo tương đối khó và mất thời gian.
Mỗi ca chúng tôi phải mất tối thiểu từ 5 đến 10
phút để cho ra kết quả.
Để một máy đo áp dụng được trên lâm
sàng theo chúng tôi phải đáp ứng được hai
tiêu chuẩn:
Thứ nhất phải có tính chính xác, tương quan
với lâm sàng và giúp ích cho chẩn đoán
Thứ hai phải có tính khả thi như giá thành
rẻ, tiện lợi trong lúc đo, máy dễ sử dụng
Về tiêu chuẩn thứ nhất nếu lấy máy đo
Stryker làm chuẩn thì máy đo Whitesides có thể
đạt được thông qua kết quả đo trên thực nghiệm
và lâm sàng. Về tiêu chuẩn thứ hai thì máy đo
Whitesides cải biên chỉ ở mức chấp nhận được.
KẾT LUẬN
Máy đo Whitesides cải biên và máy đo
Stryker cho kết quả chính xác trên thực nghiệm.
Máy đo Whitesides cải biên và Stryker cho
kết quả khác biệt không có ý nghĩa thống kê trên
lâm sàng. Máy Whitesides cải biên có thể được
sử dụng trong lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boody AR, Wongworawat MD (2005). Accuracy in the
measurement of compartment pressures: a comparison of
three commonly used devices, J Bone Joint Surg Am, 87 (11),
pp. 2415-2422.
2. Browner BD, Jupiter JB, Krettek C, Anderson P (2015). Skeletal
Trauma: Basic Science, Management, and Reconstruction, 2-
Volume Set, 5th Edition, pp. 437-463. Elsevier Saunders,
Canada.
3. Bucholz RW, Court-Brown CM, Heckman JD, McQueen MM,
Ricci WM, et al (2015). Rockwood and Green's Fractures in
Adults, pp. 895-913, Wolters Kluwer.
4. Moed BR, Thorderson PK (1993). Measurement of
intracompartmental pressure: a comparison of the slit
catheter, side-ported needle, and simple needle, J Bone Joint
Surg Am, 75 (2), pp. 231-235.
5. Uliasz A, Ishida J T, Fleming JK, Yamamoto LG (2003).
Comparing the methods of measuring compartment
pressures in acute compartment syndrome, Am J Emerg Med,
21 (2), pp. 143-145.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ket_qua_do_ap_luc_khoang_giua_may_do_whitesides_cai.pdf