Tài liệu So sánh kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng được an thần bằng propofol với phương pháp kiểm soát nồng độ đích và truyền liên tục: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học
135
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
ĐƯỢC AN THẦN BẰNG PROPOFOL VỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT
NỒNG ĐỘ ĐÍCH VÀ TRUYỀN LIÊN TỤC
Phạm Văn Hiếu*
Đặt vấn đề: Hiệp hội chấn thương sọ não khuyến cáo theo dõi áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương
sọ não nặng. Propofol cải thiện chất lượng an thần và có thời gian hồi tỉnh ngắn. Nghiên cứu với mục đích
so sánh kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được an thần bằng propofol với phương pháp
kiểm soát nồng độ đích và truyền liên tục.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên, đối chứng. Gồm 72 bệnh
nhân chấn thương sọ não nặng có GCS 3 – 8 điểm, tuổi 16 – 65 được theo dõi áp lực nội sọ, chia ngẫu nhiên
thành hai nhóm. Mỗi nhóm 36 bệnh nhân. Nhóm kiểm soát nồng độ đích (TCI) được truyền với nồng độ
đích tại não 0,5 μg/ml, tăng 0,2 μg/ml mỗi 2 phút để SAS 1 – 3 và Chamorro 3 – 4 điểm. Nhóm truyền liên
tục (CI) ti...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh kết quả điều trị chấn thương sọ não nặng được an thần bằng propofol với phương pháp kiểm soát nồng độ đích và truyền liên tục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học
135
SO SÁNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG
ĐƯỢC AN THẦN BẰNG PROPOFOL VỚI PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT
NỒNG ĐỘ ĐÍCH VÀ TRUYỀN LIÊN TỤC
Phạm Văn Hiếu*
Đặt vấn đề: Hiệp hội chấn thương sọ não khuyến cáo theo dõi áp lực nội sọ ở bệnh nhân chấn thương
sọ não nặng. Propofol cải thiện chất lượng an thần và có thời gian hồi tỉnh ngắn. Nghiên cứu với mục đích
so sánh kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được an thần bằng propofol với phương pháp
kiểm soát nồng độ đích và truyền liên tục.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên, đối chứng. Gồm 72 bệnh
nhân chấn thương sọ não nặng có GCS 3 – 8 điểm, tuổi 16 – 65 được theo dõi áp lực nội sọ, chia ngẫu nhiên
thành hai nhóm. Mỗi nhóm 36 bệnh nhân. Nhóm kiểm soát nồng độ đích (TCI) được truyền với nồng độ
đích tại não 0,5 μg/ml, tăng 0,2 μg/ml mỗi 2 phút để SAS 1 – 3 và Chamorro 3 – 4 điểm. Nhóm truyền liên
tục (CI) tiêm bolus 0,5 mg/kg sau đó tiêm lặp lại ½ liều ban đầu mỗi hai phút để SAS 1 – 3 và Chamorro 3
– 4 điểm, duy trì với liều 1 – 4 mg/kg/giờ. Thời gian an thần ≤ 72 giờ. Tất cả bệnh nhân được nhận fentanyl
1 μg/kg, duy trì 0,5 – 1 μg/kg/giờ. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại hồi
sức.
Kết quả: Tỉ lệ tử vong tại hồi sức cao hơn không có ý nghĩa ở nhóm CI 33,3% so với TCI 22,2%. Tỉ lệ
tử vong tại hồi sức của hai nhóm 27,7%.
Kết luận: Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có theo dõi áp lực nội sọ được an thần bằng propofol với
hai phương pháp CI và TCI, tỉ lệ tử vong tại hồi sức của hai phương pháp tương tự.
Từ khóa: Chấn thương sọ não nặng, Áp lực nội sọ, Kiểm soát nồng độ đích, Propofol, An thần.
ABSTRACT
COMPARASION OF OUTCOMES OF PATIENTS WITH SEVERE TRAUMATIC BRAIN INJURY
SEDATED WITH TARGET CONTROLLED INFUSION AND CONVENTIONAL CONTINUOUS
INFUSION OF PROPOFOL
Pham Van Hieu *Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 3 - 2016: 135 - 139
Background: The Brain Trauma Foundation (BTF) has established guidelines for intracranial pressure
(ICP) monitoring in severe traumatic brain injury (TBI). Propofol has been associated with improved
quality of sedation and faster recovery of consciousness on discontinuation of sedation. This study was
aimed to compare outcomes of patients in severe traumatic brain injury sedated with target controlled
infusion and conventional continuous infusion of propofol.
Methods: This was a randomized, controlled trial (RCT), seventy-two severe TBI patients with
Glasgow coma score (GCS) 3 – 8 and aged 16 – 65 were treated with intracranial pressure monitoring and
sedated with propofol, randomized into two groups. The TCI (target controlled infusion) group (n = 36)
received propofol infusion using target controlled infusion. The initial target concentration of the effective
site of propofol was 0.5 μg/ml. We adjusted to increase the target concentration 0.2 μg/ml every two
minutes to achieve SAS (Sedation – Agitation Scale) 1 – 3 and Chamorro 3 – 4. The CI (conventional
continuous infusion group) group (n = 36) received initial bolus 0.5 mg/kg, repeated ½ the first dose every
* Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bến Tre
Tác giả liên lạc: BS CK II Phạm Văn Hiếu, ĐT: 0913606639 Email: bshieu1501@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016
136
two minutes to achieve SAS (Sedation – Agitation Scale) 1 – 3 and Chamorro 3 – 4. Then infusion rate was
1 – 4 mg/kg/hr. The duration of sedation was ≤ 72 hours. All patients in both groups were received fentanyl
initial bolus 1 μg/kg, Then infusion rate was 0.5 – 1 μg/kg/hr. Overall ICU mortality were recorded.
Results: The rate of ICU mortality was not significantly higher in the CI group (33.3% vs 22.2%, p >
0.05). Overall ICU mortality of both groups is 27.7%.
Conclusions: In patients with severe TBI treated with intracranial pressure monitoring, the rate of
ICU mortality in TCI group is similar to CI group.
Key words: Severe traumatic brain injury (TBI), intracranial pressure (ICP), TCI, propofol, sedation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng,
những can thiệp như đặt nội khí quản, thở
máy, phẫu thuật, các thủ thuật khác và tổn
thương do chấn thương là những nguyên
nhân gây đau. Thuốc giảm đau họ morphin
như morphin, fentanyl, sufentanil và
remifentanil là những thuốc đầu tiên được sử
dụng nhằm giảm đau, an thần nhẹ và ức chế
phản xạ đường thở. Sử dụng thuốc an thần
hợp lý làm tăng tác dụng giảm, chống lo âu,
hạn chế tăng áp lực nội sọ do kích thích, ho
hoặc đau, làm dễ chăm sóc điều dưỡng và thở
máy; giảm tiêu thụ oxy, giảm chuyển hóa não
và giảm CO2; cải thiện sự thoải mái của bệnh
nhân và ngăn chặn những cử động có hại của
bệnh nhân. Một thuốc an thần lý tưởng cho
bệnh nhân chấn thương sọ não nặng là thuốc
có thời gian khởi phát tác dụng nhanh và hồi
tỉnh sớm, dễ chuẩn độ để đạt được hiệu quả.
Thuốc có tác dụng chống động kinh, làm giảm
áp lực nội sọ và chuyển hóa cơ bản của não và
cho phép khám thần kinh và ít ảnh hưởng đến
tim mạch. Hiện tại, chưa có thuốc an thần nào
có đủ các tính chất trên.
Propofol là thuốc ngủ được chọn sử dụng
trong tổn thương thần kinh cấp tính vì dễ
chuẩn độ để đạt được hiệu quả và hồi tỉnh
sớm sau khi ngừng thuốc. Những đặc tính này
cho phép tiên đoán thời gian an thần cho phép
thời kỳ đánh giá thần kinh. Tuy nhiên
propofol có thể gây hạ huyết áp và hội chứng
truyền propofol.
Những năm gần đây, với sự phát triển của
khoa học công nghệ đã cho ra đời máy bơm tiêm
có kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled
Infusion: TCI). Phương pháp này cho phép duy
trì nồng độ thuốc ổn định trong huyết tương
hoặc ở vị trí tác dụng. Do đó, giảm được các giai
đoạn quá liều hoặc thiếu liều thuốc, giảm tải
công việc cho người thầy thuốc trong việc thay
đổi lưu lượng truyền và tăng mức độ an toàn.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với
mục tiêu sau: So sánh kết quả điều trị bệnh nhân
chấn thương sọ não nặng được an thần bằng
propofol với phương pháp kiểm soát nồng độ
đích và truyền liên tục.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng (GCS
3 – 8 điểm), đã được phẫu thuật hoặc chưa
phẫu thuật, tuổi từ 15 đến 65.
Điều trị tại khoa Gây mê - Hồi sức Bệnh viện
Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre và khoa Hồi
sức ngoại Thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy trong
tháng 10 năm 2011 đến tháng 03 năm 2014.
Tiêu chuẩn không chọn bệnh
Bệnh nhân đang được sử dụng các thuốc
như midazolam, thiopental, các thuốc dãn cơ
và morphine.
Chống chỉ định với propofol.
Có tiền sử bệnh thần kinh như tâm thần,
động kinh, nghiện thuốc ngủ, thuốc phiện,
nghiện rượu.
Bị điếc hoặc chấn thương cơ quan thính
giác và chết não.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học
137
Thang điểm đánh giá và định nghĩa biến
số nghiên cứu chính
Thang điểm SAS (Sedation – Agitation
Scale)
Mức độ Hành vi
7 Cực kỳ kích động. Tự kéo hoặc rút ống NKQ,
catheter.
6 Rất kích động. Kích thích, cắn ống nội khí
quản.
5 Kích động. Kích thích, cố gắng ngồi dậy, ưỡn
người, kích thích từng lúc.
4 Bình tĩnh và hợp tác. Bình tĩnh, thức tỉnh dễ
dàng, làm theo lệnh
3 An thần. Đánh thức khó khăn, mở mắt hay
đáp ứng khi lay gọi
2 Rất an thần. Mở mắt hay đáp ứng khi kích
thích đau, có thể có những cử động tự phát
1 Không thể thức tỉnh. Đáp ứng rất yếu hoặc
không đáp ứng với những kích thích mạnh.
Thang điểm Chamorro
A. Bệnh nhân thở theo máy thở Điểm
Hoàn toàn thở theo máy liên tục
Thỉnh thoảng chống máy thở
Thường xuyên chống máy thở
2
1
0
B. Bệnh nhân tự thở Điểm
Không hoặc nhịp tự thở phối hợp với máy thở
Thỉnh thoảng, nhịp tự thở chống lại máy thở
Thường xuyên, nhịp tự thở chống lại máy thở
2
1
0
Bảng điểm được tính là tổng số điểm ở
phần A và B
- 4 điểm: Mức độ an thần hiệu quả
- 3 điểm: Mức độ an thần chấp nhận đươc
- ≤ 2 điểm: Mức độ an thần không hiệu quả
Các bước tiến hành
Tất cả bệnh nhân được theo dõi áp lực sọ
não, điều trị chấn thương sọ não theo cùng
một phác đồ và được an thần theo hai nhóm:
Nhóm TCI (n=36): An thần với propofol có
kiểm soát nồng độ đích.
- Nồng độ đích ban đầu 0,5 μg/ml, tăng 0,2
μg/ml mỗi hai phút cho đến khi đạt được độ
an thần theo thang điểm SAS từ 1 đến 3 và
Chamorro 3 – 4.
Nhóm CI (n=36): An thần với propofol
truyền liên tục.
- Tiêm propofol liều bolus 0,5 mg/kg, lặp
lại ½ liều ban đầu sau mỗi hai phút cho đến
khi đạt được độ an thần theo thang điểm SAS
từ 1 đến 3. Sau đó duy trì 1 – 4 mg/kg/giờ để
duy trì độ an thần SAS từ 1 đến 3 và
Chamorro 3 – 4.
- Bệnh nhân hai nhóm được giảm đau
fentanyl, liều bolus 1 μg/kg, duy trì 0,5 – 1
μg/kg/giờ để NCS-R (Nociception Coma Scale-
Revised) ≤ 4 điểm.
- Thời gian an thần tối đa bằng propofol 72
giờ, sau đó chuyển sang midazolam nếu có chỉ
định.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê Stata 12.0.
Nếu các biến số là biến định lượng sẽ được
kiểm định bằng t test. Nếu các biến số là biến
định tính sẽ được kiểm định bằng test chi bình
phương χ2 hoặc Fisher’s exact test. Các phép
kiểm có giá trị p < 0,05 được xem là khác biệt
có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Các đặc điểm chung
Biến số
Nhóm CI
(n=36)
Nhóm TCI
(n=36)
p
Tuổi (năm) 32,61 ± 13,05
39,52 ± 16,46 0,052
Cân nặng (kg) 60,02 ± 6,19 58,60 ± 5,59 0,302
Chiều cao (cm) 163,66 ± 7,13 162,72 ± 5,06 0,519
BMI (kg/m
2
) 22,33 ± 0,58 22,09 ± 1,49 0,366
GCS lúc vào viện 6,05 ± 1,06 6,58 ± 1,53 0,095
Nam giới (%) 77,8 86,1 0,358
Nhận xét: Các đặc điểm chung của hai
nhóm tương đồng nhau
Bảng 2. Tỉ lệ mở khí quản và tử vong tại hồi sức
Kết quả
Nhóm CI
(n=36)
Nhóm TCI
(n=36)
Tổng p
Mở khí
quản
8 (22,2) 10 (27,8) 18(25)
0,58
6
Tử vong 12 (33,3) 8 (22,2)
20
(27,7)
0,29
3
Giá trị là số bệnh nhân (%).
Nhận xét: Tỉ lệ bệnh nhân mở khí quản và
tử vong của hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016
138
Bảng 3. So sánh nhóm điểm GCS lúc bệnh nhân
rời phòng hồi sức
GCS
Nhóm CI
(n=24)
Nhóm TCI
(n=28)
Tổng
p
3 – 5 2 (8,33) 1 (3,57) 3 (5,77)
0,448
6 – 8 11 (45,83) 8 (28,57) 19 (36,54)
9 – 12 10 (41,67) 16 (57,14) 26 (50,00)
13 – 15 1 (4,17) 3 (10,71) 4 (7,69)
Giá trị là số bệnh nhân (%).
Nhận xét: Tỉ lệ phân nhóm bệnh nhân theo
điểm GCS ở hai nhóm nghiên cứu khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4. Mối tương quan giữa GCS lúc vào viện
với tử vong
Kết quả GCS 3-5 GCS 6-8 OR p
Tử vong 11 9
5,13 0,002
Sống 10 42
Nhận xét: bệnh nhân có GCS lúc vào viện 3
– 5 điểm có tỉ lệ tử vong cao gấp 5,13 lần so với
bệnh nhân có GCS 6 – 8 điểm (p < 0,05).
Bảng 5. Mối tương quan giữa bệnh nhân có tăng
ALNS với tử vong
Kết quả ALNS ≥20 ALNS<20 OR p
Tử vong 9 11
20,45 < 0,001
Sống 2 50
Nhận xét: Bệnh nhân có ALNS ≥ 20 mmHg
có nguy cơ tử vong cao hơn 20,45 lần so với
các bệnh nhân có ALNS < 20 mmHg (sự khác
nhau có ý nghĩa thống kê, p < 0,001).
BÀN LUẬN
Bảng 2 cho thấy tỉ lệ mở khí quản ở nhóm
CI 22,2% và 27,8% ở nhóm TCI (p > 0,05). Chỉ
định mở khí quản trên các bệnh nhân trong
nghiên cứu của chúng tôi sau thời gian an
thần (khoảng 7 ngày từ khi được hồi sức).
Năm 2014, Dunham(3) và cộng sự đánh giá
hiệu quả mở khí quản sớm ở bệnh nhân CTSN
nặng. Tác giả kết luận mở khí quản sớm
không giảm tỉ lệ viêm phổi do thở máy và
nguy cơ tử vong tăng lên khi mở khí quản
sớm. Trái lại, nghiên cứu của Ahmed(1) so sánh
mở khí quản sớm (≤ 7 ngày) với mở khí quản
muộn (> 7 ngày) ở bệnh nhân CTSN nặng. Kết
quả nghiên cứu thể hiện mở khí quản sớm làm
giảm thời gian nằm hồi sức. Năm 2004, Arabi(2)
và cộng sự nghiên cứu 653 bệnh nhân tại đơn
vị hồi sức chấn thương. Có 136 bệnh nhân
được mở khí quản, trong đó 29 bệnh nhân mở
khí quản sớm và 107 bệnh nhân mở khí quản
muộn. Kết quả nghiên cứu cho thấy mở khí
quản ở bệnh nhân chấn thương làm rút ngắn
thời gian thở máy và nằm ở hồi sức.
Điểm GCS trung bình lúc nhập viện 6,05 ±
1,06 ở nhóm CI và 6,58 ± 1,53 ở nhóm TCI
(bảng 1). Lúc rời phòng hồi sức có 5,77% bệnh
nhân có GCS 3 – 5 điểm, 36,54% bệnh nhân có
GCS 6 – 8 điểm, 50% bệnh nhân có GCS 9 – 12
điểm và 7,69% bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm
và GCS giữa hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (bảng 3). Kết quả trên cho thấy
mức độ hồi phục chưa tốt, GCS trung bình lúc
rời phòng hồi sức khoảng 8 – 9 điểm là 42,31%
bệnh nhân có GCS ≤ 8 điểm và chỉ có 7,69%
bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm (bảng 3). Điều
này cho thấy CTSN nặng là bệnh lý phức tạp,
khó điều trị. Nghiên cứu của Lê Tùng Uyên(5)
gồm 101 bệnh nhân CTSN, GCS lúc vào viện: <
5 điểm (40,6%), 6 – 8 điểm (31,7%), 9 - 13 điểm
(23,7%) và > 13 điểm (4%). Sau 48 giờ điều trị
GCS cải thiện < 5 điểm (30,7%), 6 – 8 điểm
(29,7%), 9 - 13 điểm (24,8%) và > 13 điểm
(14,8%). Kết quả nghiên cứu này cho thấy
bệnh nhân có GCS thấp có tỉ lệ cải thiện thấp.
Nghiên cứu của chúng tôi, sau thời gian hồi
sức bệnh nhân có GCS 13 – 15 điểm thấp hơn
của tác giả nêu trên (7,69% so với 14,8%). Lý
do tất cả bệnh nhân của chúng tôi có CTSN
nặng với GCS 3 – 8 điểm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ tử vong
của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Tỉ lệ tử vong chung của hai nhóm
trong thời gian điều trị tại hồi sức là 27,7%
(bảng 2). CTSN nặng có tỉ lệ tử vong còn cao.
Nghiên cứu của Trần Quốc Việt(10) có tỉ lệ tử
vong và sống thực vật 56% ở nhóm bệnh nhân
có hạ HA và 20% ở nhóm bệnh nhân có HA
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Số 3 * 2016 Nghiên cứu Y học
139
bình thường. Năm 2013, Talving(9) và cộng sự
so sánh kết quả điều trị có hoặc không theo
dõi ALNS ở bệnh nhân CTSN nặng. Kết quả
cho thấy nhóm theo dõi ALNS có tỉ lệ tử vong
thấp hơn (32,7% so với 53,9%). Tương tự
Farahvar(4), (2012) so sánh kết quả điều trị có
hoặc không theo dõi ALNS ở bệnh nhân CTSN
nặng. Tỉ lệ tử vong sau 2 tuần điều trị ở nhóm
không theo dõi ALNS là 33,2% và 19,2% ở
nhóm có theo dõi ALNS. Rocksword(8) (2007)
và cộng sự đánh giá kết quả điều trị của NaCl
23,4% ở 25 bệnh nhân CTSN nặng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có 28% tử vong sau 6
tháng chấn thương. Maurizt(6) (2007) và cộng
sự đánh giá kết quả điều trị CTSN nặng tại
Australia, tỉ lệ tử vong tại hồi sức 30,8%, tỉ lệ
tử vong 90 ngày 35,7%. Tỉ lệ tử vong của
chúng tôi thấp hơn các tác giả trên vì nghiên
cứu chỉ thống kê trong thời gian hồi sức.
Đánh giá mối liên quan giữa điểm GCS với
tử vong. Bảng 4 cho thấy bệnh nhân có GCS 3
– 5 điểm có nguy cơ chết gấp 5,13 lần bệnh
nhân có GCS 6 – 8 điểm (p < 0,05). Bệnh nhân
có biểu hiện tăng ALNS ≥ 20 mmHg có nguy
cơ tử vong gấp 20,45 lần bệnh nhân có ALNS <
20 mmHg (bảng 5). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Ngọc Anh(1) (có OR = 20).
KẾT LUẬN
Bệnh nhân chấn thương sọ não nặng có
theo dõi áp lực nội sọ được an thần bằng
propofol với hai phương pháp CI và TCI, tỉ lệ
tử vong tại hồi sức của hai phương pháp
tương tự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmed N, Kuo YH (2007), Early versus late tracheostomy
in patients with severe traumatic head injury. Surg Infect
(Larchmt), 8 (3), 343-7.
2. Arabi Y, Haddad S, Shirawi N, Al Shimemeri A (2004),
Early tracheostomy in intensive care trauma patients
improves resource utilization: a cohort study and
literature review. Crit Care, 8 (5), R347-52.
3. Dunham CM, Cutrona AF, Gruber BS, et al (2014), Early
tracheostomy in severe traumatic brain injury: evidence
for decreased mechanical ventilation and increased
hospital mortality. Int J Burns Trauma, 4 (1), 14-24.
4. Farahvar A, Gerber LM, Chiu YL, et al (2012), Increased
mortality in patients with severe traumatic brain injury
treated without intracranial pressure monitoring. J
Neurosurg, 117 (4), 729-34.
5. Lê Hoàng Tùng Uyên, Trần Quang Vinh (2010), Tiên
lượng chấn thương sọ não trong 48 giờ đầu bằng thang
điểm Glasgow Y Học TP. Hồ Chí Minh, 14 (2), 639-642.
6. Mauritz W., Janciak I., Wilbacher I., Rusnak M. (2007),
Severe traumatic brain injury in Austria IV: intensive care
management. Wien Klin Wochenschr, 119 (1-2), 46-55.
7. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Huệ (2011), Đánh giá
hiệu quả chống phù não trên bệnh nhân chấn thương sọ
não nặng đươc theo dõi áp lực trong sọ. Y Học TP. Hồ Chí
Minh, 15 (3), 57-64.
8. Rockswold GL, Solid CA, Paredes-Andrade E, et al (2009),
Hypertonic saline and its effect on intracranial pressure,
cerebral perfusion pressure, and brain tissue oxygen.
Neurosurgery, 65 (6), 1035-41; discussion 1041-2.
9. Talving P, Karamanos E, Teixeira PG, et al (2013),
Intracranial pressure monitoring in severe head injury:
compliance with Brain Trauma Foundation guidelines
and effect on outcomes: a prospective study. J Neurosurg,
119 (5), 1248-54.
10. Trần Quốc Việt, Nguyễn Văn Chừng (2005), Ảnh hường
của hạ huyết áp động mạch đến tiên lượng bệnh nhân bị
chấn thương sọ não nặng. Y Học TP. Hồ Chí Minh, 9 (1),
101-105.
Ngày nhận bài báo: 20/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2015
Ngày bài báo được đăng: 28/04/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_ket_qua_dieu_tri_chan_thuong_so_nao_nang_duoc_an_tha.pdf