Tài liệu So sánh hình ảnh học, đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trên bệnh nhân u tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017-2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
97
SO SÁNH HÌNH ẢNH HỌC, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ GIẢI PHẪU BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017-2018
Nguyễn Quốc Vinh*, Phạm Ngọc Chất*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U tuyến nước bọt mang tai là loại u vùng đầu cổ hiếm gặp, tỉ lệ ác tính thấp. Tuy nhiên khi u
ác tính, cuộc mổ sẽ trở nên khó khăn hơn và tiên lượng sau mổ cũng kém hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca u tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện Chợ Rẫy
từ 5/2017 đến 6/2018.
Kết quả nghiên cứu: Trong 32 ca u tuyến nước bọt mang tai, có 20 nam (62,5%) và 12 nữ (37,5%)
(P>0,05), tuổi có phân phối chuẩn với tuổi trung bình là 49,59 tuổi từ 40 trở lên chiếm hơn 70%. Đa số bệnh
nhân đến với kích thước khối u từ 2,1 đến 4cm. Hơn 80% khối u là lành tính với u tuyến hỗn hợp chiếm ưu thế
(P<0,05). Hạch cổ, mức độ di động và liệt mặt trên lâm sàng là các yếu tố có tương quan với u tuyến nước bọt ...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hình ảnh học, đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh trên bệnh nhân u tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2017-2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
97
SO SÁNH HÌNH ẢNH HỌC, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ GIẢI PHẪU BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2017-2018
Nguyễn Quốc Vinh*, Phạm Ngọc Chất*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: U tuyến nước bọt mang tai là loại u vùng đầu cổ hiếm gặp, tỉ lệ ác tính thấp. Tuy nhiên khi u
ác tính, cuộc mổ sẽ trở nên khó khăn hơn và tiên lượng sau mổ cũng kém hơn.
Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca u tuyến nước bọt mang tai tại Bệnh viện Chợ Rẫy
từ 5/2017 đến 6/2018.
Kết quả nghiên cứu: Trong 32 ca u tuyến nước bọt mang tai, có 20 nam (62,5%) và 12 nữ (37,5%)
(P>0,05), tuổi có phân phối chuẩn với tuổi trung bình là 49,59 tuổi từ 40 trở lên chiếm hơn 70%. Đa số bệnh
nhân đến với kích thước khối u từ 2,1 đến 4cm. Hơn 80% khối u là lành tính với u tuyến hỗn hợp chiếm ưu thế
(P<0,05). Hạch cổ, mức độ di động và liệt mặt trên lâm sàng là các yếu tố có tương quan với u tuyến nước bọt ác
tính (Fisher exact: P<0,05). Bờ, thùy khối u hay hạch trên cắt lớp vi tính cũng là những yếu tố tiên lượng ác tính
(Fisher exact: P<0,05). Kích thước khối u dưới 2,8cm là yếu tố quan trọng tiên lượng 100% lành tính ở nghiên
cứu của chúng tôi (ROC với diện tích dưới đường cong là: 0,819 và P<0,05). Tuổi trên 44 có tương quan với u
tuyến hỗn hợp (Fisher exact: P<0,05), trong khi tuổi trên 56 và giới nam lại tương quan với u warthin tuyến
nước bọt. (Fisher exact: P<0,05, Se: 100%, Sp: 87%, PPV:75%, NPV: 100%, Kappa 0,925).
Kết luận: Có sự tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hạch cổ, liệt mặt và mức độ di động khối u trên lâm
sàng với tiên lượng giải phẫu bệnh. Hạch cổ, bờ và thùy khối u trên cắt lớp vi tính cũng là các yếu tố có tương
quan với tiên lượng giải phẫu bệnh. Kích thước khối u trên cắt lớp vi tính là yếu tố quan trọng nhằm loại trừ khả
năng ác tính. Tuổi có khả năng tiên đoán u tuyến hỗn hợp. Giới và tuổi có khả năng tiên đoán u warthin.
Từ khóa: u tuyến nước bọt mang tai (parotid gland tumor), u tuyến nước bọt hỗn hợp (Pleomorphic
adenoma), u Warthin (Warthin tumor)
ABSTARCT
COMPARISON OF THE CLINICAL CHARACTERISTICS, IMAGING FINDINGS AND
HISTOPATHOLOGY OF PATIENT WITH PAROTID GLAND TUMORS AT CHO RAY HOSPITAL IN
THE YEARS 2017 AND 2018
Nguyen Quoc Vinh, Pham Ngoc Chat
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 9- 2019: 97-104
Background: Parotid tumors are rare neoplasms or non-neoplasms of head and neck area. The rate of
malignant tumors is significantly low. In addition, the operation will be become more complicated if the
histopathology of tumors is malignant.
Methods: A cases series prospective study of 32 patients with parotid tumors.
Results: In 32 patients with parotid tumors were diagnosed, the number of male and female patients are 20
(62.5%) and 12(37.5%) (P>0.05), respectively. Patient’s aged illustrates a standard distribution with the mean
aged at 49.59, 70 percent of patients has over 40 years old. The size of parotid gland tumors is almost between
2.1cm and 4cm. The incidence of benign tumors is about 80%, pleomorphic adenoma is the most common type.
Lymph node enlargements, tumor movement or facial paralysis are the factors which correlate with malignant
* Bộ môn Tai Mũi Họng, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Phạm Ngọc Chất ĐT: 0913633132 Email: mamaboy951@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
98
prediction (P<0.05). Ill- defined margin, deep or both lobes and lymph node enlargements examined by CT scan
both contrast or non-contrast also correlate with malignant lesion. The incidence of benign masses is 100 percent
if mass size is smaller than 2.8cm (ROC with AUC: 0.819 and P<0.05). Patient’s aged more than 44 correlates
with pleomorphic adenoma, Gender and Age correlate with warthin tumor (Fisher exact: P<0.05, Se: 100%, Sp:
87%, PPV:75%, NPV: 100%, Kappa 0.925).
Conclusions: Lymph node enlargements, tumor movement or facial paralysis correlate with malignant
lesion. Ill- defined margin, deep or both lobes and lymph node enlargements investigated by CT scan either
contrast or non-contrast also relate with malignant tumor. Mass size is the important factor for excepting cancer.
The age correlates with pleomorphic adenoma. Gender and Age relate with warthin tumor.
Keywords: parotid gland tumor, pleomorphic adenoma, warthin tumor
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới tỷ lệ mắc u tuyến nước bọt
trong khoảng từ 0,4 đến 13,5 trên 100.000 người
hàng năm(14). Tuyến mang tai chiếm khoảng 80%
các trường hợp u tuyến nước bọt nhưng trong u
tuyến mang tai tỉ lệ ác tính chỉ 20%, tỉ lệ này là 45
đến 50% u tuyến dưới hàm và trên 70% ở u
tuyến dưới lưỡi(2,13,17). Chưa có nhiều nghiên cứu
cho thấy sự tương hợp về hình ảnh học và triệu
chứng lâm sàng, giá trị dự đoán giải phẫu bệnh
của hình ảnh học, triệu chứng lâm sàng đối trên
bệnh nhân u tuyến mang tai, từ đó có hướng
chẩn đoán và điều trị hợp lý.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Bệnh nhân u tuyến mang tai tại khoa Tai
Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 5/2017 đến
6/2018. Thuộc tiêu chuẩn lựa chọn và không
thuộc loại trừ:
Tiêu chuẩn lựa chọn vào nhóm nghiên cứu
Được chẩn đoán lâm sàng là u tuyến nước
bọt mang tai và có chụp CT scan vùng khối u
tuyến nước bọt mang tai và được điều trị phẫu
thuật hoặc sinh thiết.
Có kết quả giải phẫu bệnh và đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Giải phẫu bệnh không thuộc trong các loại u
tuyến nước bọt mang tai của WHO 2017.
Có liệt mặt do các lần mổ trước hoặc do các
bệnh lý nội ngoại khoa trước đó.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca.
Chọn mẫu
Thuận tiện theo tiêu chí đã đặt ra. Các thông
tin bao gồm: hành chính, đặc điểm chung, lâm
sàng, đặc điểm CT scan, thùy u theo Chung O
Lee, thứ tự 2,3,4,1, Giải phẫu bệnh.
Tiêu chuẩn phân thùy của Chung O Lee 2012
Đường 1: 1 cung bán kính 8,5 mm quanh
ramus, phần sau nhất,
Đường 2:1đường mặt ngoài cơ nhị thân và
mặt ngoài ngành lên xương hàm dưới
Đường 3: điểm ngoài nhất của mặt bên sống
đến ngoài nhất của tĩnh mạch sau hàm
Đường 4: đường tĩnh mạch sau hàm đến
phần ngoài ngành lên xương hàm dưới.
Hình 1: Tiêu chí phân thùy nông sâu. A. Đường 1, B.
Đường 2, C. Đường 3, D. Đường 4 (Nguồn: Chung-O
Lee, Chang-Hyun Ahn&Tae-Geon Kwon,2012)(6)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
99
U tuyến nước bọt mang tai phân thành 6
loại(1): U tân sinh biểu mô lành tính, u tân sinh
biểu mô ác tính, u giáp biên ác, u tân sinh mô
mềm lành tính, malt lymphoma, các tổn thương
không tân sinh biểu mô.
KẾT QUẢ
Có 32 bệnh nhân thuộc diện lựa chọn và
không thuộc tiêu chuẩn loại trừ.
Đặc điểm chung
Tuổi có phân phối chuẩn với trung bình
49,59 tuổi, cao nhất 74 tuổi và thấp nhất là 24
tuổi. Có 20 nam và 12 bệnh nhân nữ (P>0,05),
tuổi của nam và nữ không khác nhau khi kiểm
định bằng Mann Whitney. Thời gian đến viện
với 56,3% trong vòng 12 tháng.
Đặc điểm lâm sàng
Vị trí u bên trái và bên phải chưa có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê P>0,05, các đặc điểm còn
lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong
cùng 1 nhóm (Biểu đồ 1).
Đặc điểm cắt lớp vi tính
Bờ rõ so với bờ không rõ, hay nhân đồng
nhất so với không đồng nhất khác biệt chưa có ý
nghĩa thống kê (P>0,05). Các đặc điểm còn lại
khác biệt trong cùng nhóm có ý nghĩa thống kê.
(P<0,05) (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 1: Đặc điểm lâm sàng.
Biểu đồ 2: Đặc điểm cắt lớp vi tính
11
21
3
22
7
28
4
22
7
3 2
30
4
28
5
27
1
31
1
31
1
31
T
rá
i
P
h
ải
M
ềm
C
hắ
c
C
ứ
ng
R
õ
K
h
ôn
g
rõ
D
i
đ
ộn
g
nh
iề
u
K
ém
d
i
độ
n
g
K
hô
n
g
di
đ
ộn
g
C
ó
K
hô
ng C
ó
K
hô
ng C
ó
K
hô
ng C
ó
K
hô
ng C
ó
K
hô
ng C
ó
K
hô
ng
Vị trí Mật độ Bờ Di động Hạch cổ Liệt mặt Đau Xâm
nhiễm da
Khít hàm Nuốt
vướng
19
13
18
14
6
2
21
4
28
3
29
2
30
Rõ Không
rõ
Đồng
nhất
Hỗn hợp Không
tăng
Tăng
đồng
nhất
Tăng
không
đồng
nhất
Có Không Có Không Có Không
Bờ Nhân Nhân sau tiêm thuốc cản
quang
Hạch lớn Nốt vôi hóa Xâm lấn vùng mỡ
cạnh hầu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
100
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Bảng 1: Đặc điểm giải phẫu bệnh
Tính
chất
Loại Số
lượng
Tỉ lệ Tỉ lệ
tổng
P
Lành
tính
U hỗn hợp tuyến
nước bọt
12 37,5 84,4%
P<0,05
U warthin 9 28,1
U tuyến tế bào đáy 3 9,4
U lành tính khác 3 9,4
Ác tính Ung thư biểu mô 5 15,6 15,6%
Các mối tương quan
Tương quan giữa liệt mặt, bờ trên CT scan, vị
trí thùy và bản chất mô học
Liệt mặt và giải phẫu bệnh tương quan có
giá trị thống kê P=0,008. Kappa: 0,613. Bờ khối u
trên CT scan và giải phẫu bệnh tương quan có ý
nghĩa thống kê P= 0,006, Kappa: 0,426. Vị trí thùy
khối u và giải phẫu bệnh có sự tương quan giữa
khối u hiện diện ở thùy sâu hoặc cả nông và sâu
đối với u ác tính với sự tương quan kể trên có giá
trị thống kê với P=0,001. Kappa: 0,342.
Tương quan giữa kích thước khối u trên CT
scan và giải phẫu bệnh
Hình 2: Đường ROC của kích thước khối u CT scan
và tiên lượng GPB
Qua phân tích ROC: diện tích dưới đường
cong là 0,819, P=0,026. Chúng tôi sử dụng chỉ số
Youden (Youden index). Chọn điểm cắt 2,8cm:
có J= (1+0,556)-1=0,556 cao nhất.
Từ bảng 2 chúng tôi có lần lượt: độ nhạy:
100%, độ đặc hiệu: 55,6%, giá trị tiên đoán
dương hay xác suất hậu nghiệm dương: 29%,
giá trị tiên đoán âm hay xác suất hậu nghiệm
âm: 100%, độ chính xác: 62,5%. P=0,046,
Kappa: 0,306.
Bảng 2: Tương quan giữa kích thước khối u trên CT
scan và GPB
Giải phẫu bệnh
Kích thước CT
Ác tính
Lành
tính
Tổng Giá trị P
Từ 2,8cm trở lên 5 12 17 P=0,046
Hiệu chỉnh
Fisher’s exact
Dưới 2,8 cm 0 15 15
Tổng 5 27 32
U tuyến hỗn hợp
Về lâm sàng mức độ di động tương quan có
ý nghĩa đến chẩn đoán u tuyến hỗn hợp, P<0,05.
Chúng tôi chưa ghi nhận các đặc điểm trên CT
scan có tương quan đến u tuyến hỗn hợp có ý
nghĩa thống kê. Ngoài ra độ tuổi có ảnh hưởng
đến tiên lượng đó có phải là u tuyến hỗn hợp
hay không, Mann Whitney, P=0,001. Chúng tôi
vẽ đường cong ROC cho độ tuổi ghi nhận được
hình dưới đây: diện tích dưới đường cong là
0,867, P=0,001. Chọn điểm cắt ngay tại 44 tuổi J là
lớn nhất.
Bảng 3: Tương quan giữa độ tuổi và u tuyến hỗn hợp
Giải phẫu bệnh
Tuổi
U tuyến
hỗn hợp
Khác Tổng Giá trị P
Dưới 44 8 1 9 P<0,001
Hiệu
chỉnh
Fisher’s
exact
Từ 44 trở lên 4 19 23
Tổng 12 20 32
Từ bảng 3 chúng tôi có được các chỉ số sau:
độ nhạy: 66,7%, độ đặc hiệu: 95%, tiên đoán
dương: 88,9%, tiên đoán âm: 82,6%.
U warthin
Giới, mật độ, bờ và độ tuổi có tương quan
đến giải phẫu bệnh là u warthin. Vẽ ROC cho độ
tuổi có diện tích dưới đường cong: 0,903, P<0,05.
Điểm cắt J: 56,5 tuổi (Bảng 4).
Bảng 4: Tương quan giữa độ tuổi và u warthin
Giải phẫu bệnh
Tuổi
U Warthin Khác Tổng Giá trị P
Từ 56 trở lên 9 3 12 P<0,001
Hiệu chỉnh
Fisher’s
exact
Dưới 56 0 20 20
Tổng 9 23 32
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
101
Chúng tôi tính được một số chỉ số sau: độ
nhạy: 100%, độ đặc hiệu: 87%, tiên đoán dương:
75%, tiên đoán âm: 100%.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tuổi
Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình là 49,59 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là trên
40 tuổi chiếm hơn 70%. Nghiên cứu của Đặng
Xuân Thành(7) là 49 với tuổi trên 45 chiếm hơn
60% và sự khác biệt so với nghiên cứu của chúng
tôi không có ý nghĩa. Nghiên cứu của Chadi
Farad(4) tuổi trung bình khoảng 51 tuổi,. Qua đó
cho thấy rằng bệnh nhân u tuyến nước bọt mang
tai có độ tuổi trung bình khá cao, bệnh nhân đa
phần tập trung ở lứa tuổi trên 40.
Giới tính
Nghiên cứu của chúng tôi có 20 nam (67,5%)
và 12 nữ (32,5%), nghiên cứu Ungari(16) (2008) với
135 nam (48%) và 147 nữ (52%), Enas(8) với 58%
nam so với 42% nữ. Tất cả sự khác biệt đều
không có ý nghĩa thống kê P>0,05. Điều này cho
thấy ở u tuyến nước bọt mang tai, tỉ lệ giới tính
của nam và nữ là gần bằng nhau.
Đặc điểm lâm sàng
Nghiên cứu của chúng tôi có 21 u bên phải
(65,6%) và 11 bên trái, (34,4%) sự khác biệt giữa 2
bên có P>0,05. Đặng Xuân Thành thì bên phải lại
ưu thế. Trong khi đó nghiên cứu của Hà Thị Vân
Thanh(10) thì 2 bên có tỉ lệ tương đương nhau.
Đem các nghiên cứu lần lượt so sánh với tỉ lệ
ước lượng là bằng nhau giữa 2 bên thì chúng tôi
vẫn rút ra được rằng các sự khác biệt này vẫn
chưa có ý nghĩa thống kê.
Có 68,7% u có mật độ chắc, 21,9% mật độ
cứng và 3 (9,4%) mật độ mềm, sự khác biệt giữa
3 loại mật độ có P<0,05. Cao Anh Tiến(3) tiến
hành trên các bệnh nhân u ác tính mật độ chắc
vẫn chiếm 80%. Chính vì những thống kê đó cho
thấy khối u tuyến nước bọt mang tai đa phần sẽ
có mật độ chắc, cho dù có là u ác tính đi nữa.
Trên 4/5 bệnh nhân có bờ rõ, chưa đến 1/5 bờ
không rõ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê P<0,05.
Trần Trung Kiên(15) bờ giới hạn rõ khoảng 90%,
có sự chênh rõ giữa giới hạn rõ và không rõ. Sự
khác biệt của nghiên cứu chúng tôi Trần Trung
Kiên là không ý nghĩa, P=0,6. Có thể thấy đa số
các khối u tuyến nước bọt có giới hạn rõ.
U di động tốt với 68,7%, khoảng hơn 30%
khối u di động kém và cố định với 3 trường hợp
(9,4%). Khác biệt có ý nghĩa thống kê. (P<0,05).
Trần Trung Kiên khoảng 78%. Do đó có thể nói
rằng đa phần khối u tuyến có độ di dộng tốt.
Có 2 trường hợp sờ được hạch cổ, thấy ở
nhóm II, chiếm 6,3%. Khác biệt có ý nghĩa thống
kê. (P<0,05). Đặng Xuân Thành hạch cổ chiếm
1,32%, Cao Anh Tiến tỉ lệ hạch cổ hơn 6%. Cho
thấy tỉ lệ xuất hiện hạch cổ trong u tuyến nước
bọt rất thấp.
Có 4 trường hợp liệt mặt trong 32 bệnh
nhân. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Minh
Phương(12) 18,2% trường hợp và Hàn Thi Vân
Thanh còn cao hơn với tỉ lệ 22% trường hợp.
Điều này cho thấy tỉ lệ liệt mặt do u tuyến
mang tai gây ra rất thấp.
Có 5 trường hợp đau vùng khối u, chiếm
15,6%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
Huỳnh Thị Mỹ Hiền(11) là 18%, Trần Trung Kiên
8,2%. Khác biệt giữa các nghiên cứu chưa có ý
nghĩa. Điều này cho thấy đau trong u tuyến
mang tai rất thấp.
Các trường hợp xâm nhiễm da, nuốt vướng,
khít hàm đều có 1 trường hợp, chiếm 3,1%. Khác
biệt có ý nghĩa thống kê. (P<0,05). Đây thật sự là
các triệu chứng hiếm gặp, nó còn thấp hơn tỉ lệ u
ác tính trong tổng số các bệnh nhân u tuyến
nước bọt đến khám nhiều.
Kích thước khối u lâm sàng ước lượng
được nhiều nhất là từ 2,1 đến 4cm, chiếm
59,3% tổng số u. Trần Trung Kiên có 66% u từ
2 đến 4 cm, sự khác biệt không có ý nghĩa.
Điều này cho thấy kích thước khối u đa phần
là nhỏ đa số từ 2-4 cm.
Đặc điểm về cắt lớp vi tính
Có 19 trường hợp bờ rõ và bờ không rõ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
102
chiếm hơn 40%. Nghiên cứu của Đặng Xuân
Thành bờ rõ chiếm đến 90% trường hợp và
nghiên cứu chuyên biệt về đánh giá khối u trên
CT của Enas thì tỉ lệ này tương đương với chúng
tôi với 56,39% trường hợp có bờ rõ hơn. Thấy
rằng các khối u tuyến mang tai có bờ rõ.
Đa số nhân có tính chất đồng nhất, không
đồng nhất chiếm 14 trường hợp (43,7%) sự khác
biệt là không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho
thấy hình ảnh cắt lớp vi tính có tỉ lệ nhân đồng
nhất và không đồng nhất là gần như nhau.
Đa số nhân có tính chất hỗn hợp chiếm 21
trường hợp (65,6%) sự khác biệt với nhân đồng
nhất là có ý nghĩa thống kê.
Hạch cổ trên phim chiếm 12,5%, so với 87,5%
không có hạch cổ (P<0,05). Tỷ lệ này gần tương
đồng với của Đặng Xuân Thành chiếm 6,57%
tổng số bệnh nhân u tuyến mang tai. Sự khác
biệt giữa 2 nghiên cứu là không có ý nghĩa.
Quan sát được 3 trường hợp có vôi hóa trên
phim chiếm 9,4%, so với 90,6% không có hạch cổ
(P<0,05), không thấy có tương quan với u ác tính,
điều này cũng giống như nghiên cứu của Enas(8).
Chúng tôi tính được có 22 trường hợp
(68,8%) so với 10 trường hợp nằm ở thùy sâu
hoặc nằm ở cả nông và sâu. Đối với nghiên cứu
Enas thì tỉ lệ thùy nông ở nhóm u lành tính là
60%. Sự khác biệt giữa 2 nghiên cứu là không có
ý nghĩa. Khi so sánh tỉ lệ của 2 loại thùy với nhau
thì mức ý nghĩa P<0,05.
Đặc điểm giải phẫu bệnh
Đa số u tuyến nước bọt mang tai là lành tính,
chiếm 84,4%. Số ác tính có 5 trường hợp và tất cả
trường hợp đều là ung thư biểu mô chiếm 15,6%
trường hợp. Sự khác biệt lành và ác tính trong u
tuyến nước bọt mang tai có ý nghĩa thống kê.
theo y văn tỉ lệ này cũng khoảng 80%(2). Loại giải
phẫu bệnh gặp nhiều nhất là u hỗn hợp tuyến
nước bọt.
Các mối tương quan
Tương quan giữa liệt mặt và giải phẫu bệnh
Với nguy cơ OR=39. Chỉ số Kappa: 0,613. Do
đó liệt mặt là một bằng chứng lâm sàng khá tốt
hướng đến u ác tính tuyến nước bọt mang tai.
Tương quan giữa bờ khối u và giải phẫu bệnh
P<0,05 và mức tương quan trung bình
Kappa: 0,426. Do đó bờ là một bằng chứng CT
scan hướng đến u ác tính tuyến nước bọt mang
tai. Tuy nhiên mức tương quan chưa cao.
Tương quan giữa kích thước khối u và giải
phẫu bệnh lý
Nếu một bệnh nhân có hình ảnh CT scan có
kích thước u dưới 2,8cm thì bệnh nhân đó có giải
phẫu bệnh là lành tính, nếu ngược lại thì 29%
bệnh nhân có khả năng là u ác tính. Nếu bệnh
nhân là bệnh nhân u tuyến nước bọt ác tính thì
chắc chắn kết quả CT scan có khối u kích thước
sẽ từ 2,8cm trở lên và nếu bệnh nhân là bệnh
nhân u tuyến nước bọt lành tính thì chỉ khoảng
55% số bệnh nhân này có CT scan có kích thước
u dưới 2,8cm. Đây cũng là một trong định
hướng khá mới mà đề tài chúng tôi thực hiện
phát hiện ra tuy nhiên cỡ mẫu của chúng tôi vẫn
còn khá nhỏ và kappa chưa cao, chưa thể đem
kết quả khái quát để kết luận trên mọi trường
hợp ở các vùng miền khác nhau.
Tương quan với u tuyến hỗn hợp
Qua các chỉ số và kappa: 0,59 mức tương
quan trung bình, cho thấy nếu một bệnh nhân
không phải là u tuyến hỗn hợp đến thì có 95% là
có độ tuổi từ 44 tuổi trở lên. Và nếu bệnh nhân
có độ tuổi dưới 44 thì khả năng u tuyến hỗn hợp
là 88,9%. Nghiên cứu của Fabio(9) tỉ lệ u tuyến
hỗn hợp 70% bệnh nhân dưới 50 tuổi điểm này
tương đồng với c húng tôi đa sốbệnh nhân nhỏ
tuổi đến gần 90% dưới 44 tuổi.
Tương quan với warthin
Từ các chỉ số chúng tôi nhận thấy rằng: nếu
một bệnh nhân là u warthin thì bệnh nhân đó
đến phải là từ 56 tuổi trở lên và nếu bệnh nhân
đó dưới 56 chắc chắn bệnh nhân đó không có kết
quả giải phẫu bệnh là u warthin. Sau khi phân
tích điều trên chúng tôi kết hợp chúng với các
tương quan ở trên chúng tôi thấy rằng mức độ
tương hợp kappa lên đến trên 0,9(8) trong chẩn
đoán u warthin dựa vào giới nam, bờ CT scan
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học
103
rõ, mật độ chắc. Đây là các yếu tố cần nghiên
cứu kỹ hơn. Ở nghiên cứu của Chedid cũng
tương đồng với chúng tôi với tỉ lệ nam giới gấp
đôi nữ giới, độ tuổi trung bình lên đến 57 tuổi,
điều này cho thấy tỉ lệ nam nữ ở warthin có khác
biệt, và độ tuổi của bệnh nhân u warthin cao hơn
u tuyến hỗn hợp nhiều. Một khảo sát gần đây
nhất trên do Wang(5) tiến hành có các chỉ số về
trung bình hệ số khuếch tán biểu kiến, độ lệch
chuẩn hệ số khuếch tán, tuổi trên 49 và giới nam.
Nếu trên 2 điểm khả năng u warthin lần lượt là
độ nhạy 85,7%, đặc hiệu 100%, tiên đoán dương
100%, tiên đoán âm 89,3%.
Chúng tôi lập bảng 2x2 với tiêu chí là bệnh
nhân trên 56 tuổi và là giới nam thì cả độ nhạy,
độ đặc hiệu, xác suất hậu nghiệm dương và xác
suất hậu nghiệm âm đều rất cao, chỉ số kappa
chỉ tính riêng 2 tiêu chí này đã lên đến 0,925.
Chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng rất lớn
với nghiên cứu của Wang.
KẾT LUẬN
Trên 80% u tuyến nước bọt mang tai là lành
tính, Hạch cổ, mức độ di động và liệt mặt trên
lâm sàng là các đặc điểm có giá trị trong tiên
lượng giải phẫu bệnh (P<0,05). Trong đó tương
quan của liệt mặt với lành ác tính ở mức tốt với
kappa>0,6. Bờ, thùy khối u hay hạch cổ trên cắt
lớp vi tính là các yếu tố giúp tiên lượng giải
phẫu bệnh, thùy có tương quan yếu, bờ và hạch
cổ có tương quan mức độ trung bình. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, kích thước lớn nhất là
2,8cm trên CT scan là một yếu tố nhằm loại trừ
ác tính của khối u. Tuy nhiên mức độ tương
quan chưa cao. Tuổi dưới 44 tương quan với khả
năng u tuyến hỗn hợp, mức tương quan trung
bình kappa:0,59. Giới tính, mật độ, bờ trên CT
scan là những yếu tố liên quan u warthin, tuổi
trên 56 và nam là yếu tố dự đoán u warthin, kết
hợp các yếu tố này có sự tương hợp với u
warthin ở rất cao kappa lên đến 0,925.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adel KEN, John KCC and Jeniffer RG (2017). WHO
classification of tumours of salivary glands. World Health
Organization Classification of Tumours, 4th edition, p. 160-203.
2. Adriane PC and Theresa NT (2011). Malignant Diseases of the
Salivary Glands, In: Anil KL (eds). Current Diagnosis and
Treatment in Otolaryngology - Head & Neck Surgery, 3rd edition, p.
333-344.
3. Cao Anh Tiến (2006). Ung thư tuyến mang tai, chẩn đoán và
điều trị. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Trường Đại học
Y Dược TP.HCM.
4. Chadi F and Claude G (2015). Parotid Tumors: Is Surgery
Always the Only Way?. Lebanese Medical Journal, 63(4):pp.179-84.
5. Chiu DY, Wang CW and Chu YH (2018). The Warthin Tumor
Score: A Simple and Reliable Method to Distinguish Warthin
Tumors from Pleomorphic Adenomas and Carcinomas.
American Journal of Roentgenology, 210(6):pp. 1330-1337.
6. Chung OL, Chang HA and Tae GK (2012). Preoperative
prediction of the location of parotid gland tumors using
radiographic anatomical landmarks. J Korean Assoc Oral
Maxillofac Surg, 32(10):pp.38-43.
7. Đặng Xuân Thành (2010). Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai 2009-2010. Luận án tiến sỹ
Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Enas AAG (2017). Can Multi-Detector Computed Tomography
(MDCT) Help in Differentiation of Neoplastic Parotid Lesions?.
Curr Trends Clin Med Imaging, 1(4):pp.555-572.
9. Fabio AI (2009). Histopathological findings of pleomorphic
adenomas of the salivary glands. Oral Medicine and Pathology,
14(2):pp.57-61.
10. Hàn Thị Vân Thanh (2001). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, giải
phẫu bệnh và kết quả phẫu thuật u tuyến nước bọt mang tai ở
bệnh viện K từ năm 1996 – 2001. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học,
Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Huỳnh Thị Mỹ Hiền (2014). Khảo sát mô học của u tuyến mang
tai qua kết quả chọc hút kim nhỏ (FNA) và giải phẫu bệnh thực
hiện tại Bệnh viện Đại học Y Dược. Luận văn thạc sỹ Y học,
Trường Đại học Y Dược TP.HCM.
12. Nguyễn Minh Phương (2000). Chụp tuyến có thuốc cản quang
đối chiếu giải phẫu bệnh trong chẩn đoán và điều trị u tuyến
nước bọt mang tai. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện
chuyên ngành Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội.
13. Robert LW and Susan JM (2007). Benign Tumors, Cysts, and
Tumor-like Conditions of the Salivary Glands. In: Robert LW
(eds), Salivary gland diseases, p.114-140.
14. Shahrokh CB and Husain AK (2012). Salivary Gland Tumors:
The Parotid Gland, In: Curtis G. Current Therapy In Oral and
Maxillofacial Surgery, 1st edition, p.450.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
104
15. Trần Trung Kiên (2013). Khảo sát sự tương hợp của các yếu tố
chẩn đoán bướu tuyến mang tai. Luận văn thạc sỹ Y học, Trường
Đại học Y Dược TP.HCM.
16. Ungari C (2008). Parotid glands tumours: overview of a 10-years
experience with 282 patients, focusing on 231 benign epithelial
neoplasms. European Review for Medical and Pharmacological
Sciences. 12(5):pp.321-5.
17. Young SO, Matthew SRU and David WE (2013). Salivary gland
neoplasms, In: Jonas TJ and Clark A. Bailey's Head and Neck
Surgery-Otolaryngology, Vol.2, 5th edition, p.1760-1785.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hinh_anh_hoc_dac_diem_lam_sang_va_giai_phau_benh_tre.pdf