So sánh hiệu quả tác dụng giữa piperacillin/tazobactam tiêm dịch kính với ceftazidim, vancomycin trong điều trị viêm nội nhãn trên thỏ

Tài liệu So sánh hiệu quả tác dụng giữa piperacillin/tazobactam tiêm dịch kính với ceftazidim, vancomycin trong điều trị viêm nội nhãn trên thỏ: 79 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÁC DỤNG GIỮA PIPERACILLIN/TAZOBACTAM TIÊM DỊCH KÍNH VỚI CEFTAZIDIM, VANCOMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI NHÃN TRÊN THỎ Abdulah Ozkiris, Cem evereklioglu, Hulya Akgun, Duygu Esel, Fatma Caner (Department of Opthalmology, Erciyes University Medical Faculty, Kayseri, Turkey, Nov 2004) Người dịch VŨ HỒNG MINH Bệnh viện Mắt Trung ương Piperacillin là một Ureido Penicillin phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gr (+), Gr (-) bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào VK. Piperacillin dễ bị giảm tác dụng do các ò- lactamase. Kháng Piperacillin có thể do ò- lactamase và sự thay đổi ở nhiễm sắc thể làm giảm dần tác dụng của Piperacillin. Do đó phối hợp Piperacillin với một chất ức chế ò- lactamase (Tazobactam) làm tăng tác dụng của Piperacillin. Sự phối hợp này có tác dụng đối với các VK ưa khí và kỵ khí Gr (+), Gr (-) kể cả các VK sinh ra ò- lactamase kháng Piperacillin. Piperacillin/ Tazobacta...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả tác dụng giữa piperacillin/tazobactam tiêm dịch kính với ceftazidim, vancomycin trong điều trị viêm nội nhãn trên thỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
79 SO SÁNH HIỆU QUẢ TÁC DỤNG GIỮA PIPERACILLIN/TAZOBACTAM TIÊM DỊCH KÍNH VỚI CEFTAZIDIM, VANCOMYCIN TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM NỘI NHÃN TRÊN THỎ Abdulah Ozkiris, Cem evereklioglu, Hulya Akgun, Duygu Esel, Fatma Caner (Department of Opthalmology, Erciyes University Medical Faculty, Kayseri, Turkey, Nov 2004) Người dịch VŨ HỒNG MINH Bệnh viện Mắt Trung ương Piperacillin là một Ureido Penicillin phổ rộng có tác dụng diệt khuẩn đối với các vi khuẩn ưa khí và kỵ khí Gr (+), Gr (-) bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào VK. Piperacillin dễ bị giảm tác dụng do các ò- lactamase. Kháng Piperacillin có thể do ò- lactamase và sự thay đổi ở nhiễm sắc thể làm giảm dần tác dụng của Piperacillin. Do đó phối hợp Piperacillin với một chất ức chế ò- lactamase (Tazobactam) làm tăng tác dụng của Piperacillin. Sự phối hợp này có tác dụng đối với các VK ưa khí và kỵ khí Gr (+), Gr (-) kể cả các VK sinh ra ò- lactamase kháng Piperacillin. Piperacillin/ Tazobactam được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn (NK) nặng như NK máu, NK đường tiết niệu đặc biệt do Pseudomonas. Có thể phối hợp Piperacillin/ Tazobactam với Aminoglycozid trong điều trị NK toàn thân do Pseudomonas. Ngoài ra, thuốc còn điều trị các NK sau phẫu thuật ổ bụng, tử cung [1]. Với chỉ định trong các NK nặng nói trên, các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Mắt, Trường Đại học Erciyes University Medical Faculty, Thổ Nhĩ Kỳ đã thử nghiệm hiệu quả tác dụng của Piperacillin/Tazobactam đường tiêm dịch kính trong điều trị viêm nội nhãn trên thỏ bằng cách so sánh với Ceftazidim (Biệt dược: Fortum 1g) và Vancomycin 500mg. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng nghiên cứu: 24 con thỏ New Zealand trắng được chia làm 3 nhóm, mắt phải mỗi nhóm đều được tiêm 0,1ml P. aeruginosa. Mắt trái mỗi nhóm được tiêm 0,1ml dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó 24 giờ: - Nhóm 1: Mắt phải tiêm dịch kính 250àg/0,1ml Piperacillin/Tazobactam - Nhóm 2: Mắt phải tiêm dịch kính 1mg/0,1ml Ceftazidime. - Nhóm 3: Không điều trị, được coi như nhóm bị nhiễm khuẩn. - 2 - 2. Phương pháp nghiên cứu: 2.1. Định giá lâm sàng: Sau khi tiêm P. Aeruginosa, sự xuất hiện của viêm kết mạc, phù kết mạc, vẩn đục dịch kính, tắc mạch máu võng mạc được nhận định là đã bị viêm nội nhãn. Định giá lâm sàng được đánh giá vào ngày 1, ngày thứ 3, ngày thứ 6 sau khi tiêm P.aeruginosa. Các mục định giá được trình bày trên bảng 1: Bảng 1: Bảng điểm định giá lâm sàng Biểu hiện Điểm 0 1 2 3 4 1- Giác mạc - Sự trong suốt - ổ áp xe Rõ ràng Không Nhẹ ĐK:<1mm Trung bình ĐK:1-3 mm Nặng ĐK:3-4mm Đục nặng ĐK:>5mm 2- Tiền phòng - Tế bào viêm - Mủ tiền phòng Không Không Sợi nhẹ, ít ít Trung bình Trung bình Nhiều Nhiều Dầy đặc, không thấy mống mắt Rất nhiều 3- Mống mắt - Có mạch máu Không ít Trung bình Nặng Cả chùm 4- Dịch kính - Vẩn đục Không ít Trung bình Nhiều Đục hết 2.2. Mô bệnh học: Thỏ bị giết bằng cách tiêm tĩnh mạch quá liều Phenolbarbital với liều 50mg/kg cân nặng. Cả hai mắt được cắt bỏ nhãn cầu ngay lập tức rồi ngâm trong dung dịch Formaldehyd 10%. Mở nhãn cầu qua vùng xích đạo tổ chức, cắt các lát cắt dày 5m, sau đó nhuộm với Hematoxyllicosine để soi kính hiển vi. Thang điểm đánh giá tình trạng mô bệnh học trình bày ở bảng 2 Bảng 2: Bậc thang điểm mô bệnh học Biểu hiện Điểm 0 1 2 3 1- Giác mạc - Viêm Không Nhẹ Trung bình Nặng - 2 - 2-Tiền phòng - Viêm, có xuất tiết Không Nhẹ Trung bình Nặng 3- Thể mi - Viêm Không Nhẹ Trung bình Nặng 4- Khoang dịch kính - Tế bào viêm và xuất tiết Không có Có ít và xuất tiết nhẹ Nhiều, có ổ áp xe Rất nhiều, có ổ áp xe, xuất tiết mạnh 5- Hắc mạc - Viêm Không Nhẹ Trung bình Nặng 6- Võng mạc - Bong võng mạc Không Bong nhẹ Bong từng vùng Bong toàn bộ 2.3- Vi sinh vật học: Sau ngày điều trị cuối cùng (ngày thứ 6) 0,1ml dịch kính được hút ra để phân tích vi sinh vật học. Mẫu dịch kính được pha loãng và phết lên tiêu bản trong môi trường máu thạch ở nhiệt độ 35oc. Sau đó, bề mặt cụm khuẩn được đếm để xác định số lượng VK P.aeruginosa, đơn vị là CFU/ml (Colony Forming Units/ml). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Điểm định giá lâm sàng, Điểm mô bệnh học của từng nhóm vào ngày thứ nhất, ngày thứ ba, ngày thứ sáu; số lượng vi sinh vật của từng nhóm được trình bày ở bảng 3: Bảng 3: Kết quả từng nhóm điểm của từng nhóm Nhóm Điểm lâm sàng Điểm mô bệnh học CFU/ml ( Số lưọng vi sinh vật) Ngày 1 Ngày 3 Ngày 6 1 7,7 ± 1,6 9,9 ± 1,1 8,0 ± 0,7 9,1± 1,2 3,0 . 104± 0,84 . 104 2 7,6 ± 1,5 9,3 ± 0,8 7,6 ± 0,6 8,1 ± 1,1 2,8 . 103 ± 0,69 . 103 3 7,6 ± 1,6 11,2 ± 1,0 11,9 ± 0,9 17,5 ± 2,3 1,1 . 108 ± 0,15 . 108 1- Về điểm lâm sàng: - Vào ngày 1: Sự khác nhau giữa từng nhóm một không có ý nghĩa thống kê. - Vào ngày thứ 3, ngày thứ 6: sự khác nhau giữa nhóm 1 với nhóm 2 không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). - Vào ngày thứ 3, ngày thứ 6: Sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 với nhóm 3 (Nhóm không được điều trị) có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 2- Về điểm mô bệnh học: - 2 - - Sự khác nhau giữa nhóm 1 với nhóm 2 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 với nhóm 3 đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). 3- Về vi sinh vật học: (CFU/ml) - Sự khác nhau giữa nhóm 1, nhóm 2 không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Sự khác nhau giữa nhóm 1 và nhóm 2 với nhóm 3 (nhóm không điều trị) đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001) HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU - Mắt thỏ dễ đáp ứng quá trình viêm hơn mắt người. - Thỏ chưa phải là động vật tốt nhất để làm thí nghiệm Invitro khi nghiên cứu về viêm nội nhãn. - Có nhiều sự khác nhau về cấu tạo giải phẫu võng mạc giữa mắt thỏ và mắt người. - Số lượng nghiên cứu còn hạn chế. KẾT LUẬN Mặc dù còn nhiều hạn chế nêu trên, kết quả nghiên cứu đã cho thấy về mặt hiệu quả điều trị, sự phối hợp Piperacillin/Tazobactam là tương đương so với Ceftazidim. Khi tiến hành so sánh hiệu quả tác dụng giữa Piperacillin/Tazobactam tiêm dịch kính với Vancomycin trong điều trị viêm nội nhãn do Staphylococcus trên thỏ, kết quả nghiên cứu cũng tương tự như khi so sánh Piperacillin/Tazobactam với Ceftazidim. Như vậy, mặc dù chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên thỏ nhưng kết quả cả hai bài nghiên cứu nêu trên đều cho thấy về mặt hiệu quả điều trị, sự phối hợp giữa Piperacillin/Tazobactam là tương đương với Ceftazidim và Vancomycin. Điều này đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, và nếu thành công thì đó là một hướng điều trị mới trong việc điều trị viêm nội nhãn trên người bằng việc chỉ định Piperacillin/ Tazobactam. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1- Dược thư quốc gia Việt Nam, Tr 794- 796, Hà Nội 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_97_4067_2134739.pdf
Tài liệu liên quan