Tài liệu So sánh hiệu quả ranibizumab và bevacizumab trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch võng mạc: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 7
SO SÁNH HIỆU QUẢ RANIBIZUMAB VÀ BEVACIZUMAB
TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM
DO TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC
Nguyễn Thị Tú Uyên*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả Ranibizumab và Bevacizumab trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch
võng mạc.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu pilot thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Hai nhóm, mỗi
nhóm 30 mắt được chia ngẫu nhiên điều trị với Ranibizumab (Nhóm 1) hoặc Bevacizumab (Nhóm 2).Bệnh nhiên
được tiêm lần 1 vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và tái khám sau mỗi 4, 8, 12 và 24 tuần.Chỉ định tiêm từ lần
thứ 2 trở đi dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,65 ± 10,98. 56,67% là nam giới. Nhóm 1 có thị lực cải thiện
trung bình 33,20 ± 12,12 ký tự ETDRS. 96,67% mắt có cải thiện trên 10 ký tự ETDRS. Độ dày võng mạc trung
tâm cải thiện trung bình 355,33 ± 176,70 µ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh hiệu quả ranibizumab và bevacizumab trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch võng mạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 7
SO SÁNH HIỆU QUẢ RANIBIZUMAB VÀ BEVACIZUMAB
TRONG ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM
DO TẮC TĨNH MẠCH VÕNG MẠC
Nguyễn Thị Tú Uyên*, Trần Anh Tuấn**
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh hiệu quả Ranibizumab và Bevacizumab trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch
võng mạc.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu pilot thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Hai nhóm, mỗi
nhóm 30 mắt được chia ngẫu nhiên điều trị với Ranibizumab (Nhóm 1) hoặc Bevacizumab (Nhóm 2).Bệnh nhiên
được tiêm lần 1 vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu và tái khám sau mỗi 4, 8, 12 và 24 tuần.Chỉ định tiêm từ lần
thứ 2 trở đi dựa trên đáp ứng của từng bệnh nhân.
Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 56,65 ± 10,98. 56,67% là nam giới. Nhóm 1 có thị lực cải thiện
trung bình 33,20 ± 12,12 ký tự ETDRS. 96,67% mắt có cải thiện trên 10 ký tự ETDRS. Độ dày võng mạc trung
tâm cải thiện trung bình 355,33 ± 176,70 µm. 100% mắt có độ dày võng mạc trung tâm sau điều trị < 250 µm.
Nhóm 2 có thị lực cải thiện trung bình 31,10 ± 15,73 ký tự ETDRS. 83,33% mắt có cải thiện trên 10 ký tự
ETDRS. Độ dày võng mạc trung tâm cải thiện trung bình 402,73 ± 199,66 µm. 100% mắt có độ dày võng mạc
trung tâm sau điều trị < 250 µm. Cả hai nhóm không có biến chứng nào sau điều trị.
Kết luận: Ranibizumab và Bevacizumab có hiệu quả tương đương trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh
mạch võng mạc về mặt cải thiện cấu trúc và chức năng. Nhóm Ranibizumab có xu hướng cải thiện sớm hơn
nhóm Bevacizumab.
Từ khóa: Ranibizumab, Bevacizumab
ABSTRACT
COMPARING THE EFFICACY OF RANIBIZUMAB AND BEVACIZUMAB IN MACULAR EDEMA
DUE TO RETINAL VEIN OCCLUSION MANAGEMENT
Nguyen Thi Tu Uyen, Tran Anh Tuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 7 - 13
Purpose: To compare the efficacy of Ranibizumab and Bevacizumab for macular edema management in
retinal vein occlusion.
Method: Pilot study. Two groups, 30 eyes each were randomized into treatment with Ranibizumab (Group
1) or Bevacizumab (Group 2). The patient received the 1st injection on Day 1 and rechecked after 4, 8, 12 and 24
weeks. The indication for the 2nd injection so far is based on the response of each patient.
Results: The average age were56.65 ± 10.98 years old. 56.67% is male. The visual acuity in group 1
increased 33.20 ± 12.12 (ETDRS). 96.67% eyes increased more than 10 letters (ETDRS). CRT decreased 355.33 ±
176.70 µm. 100% eyes had CRT < 250 µm after 6 months. The visual acuity in group 2 were31.10 ± 15.73
(ETDRS). 83.33% eyes increased more than 10 letters (ETDRS). CRT decreased 402.73 ± 199.66 µm. 100% eyes
had CRT < 250 µm after treatment. Both group had no complication of treatment.
* Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh, ** Bộ môn Mắt, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Tú Uyên ĐT: (08)39325713 Email: uyeny96@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 8
Conclusion: Ranibizumab and Bevacizumab had similar efficacy in macular edema due to retinal vein
occlusion treatment. Ranibizumab has the tendency to response sooner than Bevacizumab.
Keywords: Ranibizumab, Bevacizumab
MỞ ĐẦU
Tắc tĩnh mạch võng mạc là tình trạng
ngừng trệ lưu thông trở về của tĩnh mạch
trung tâm võng mạc hoặc nhánh của tĩnh
mạch, là bệnh mạch máu võng mạc đứng thứ
hai sau bệnh võng mạc do đái tháo
đường(8,12).Bệnh có tỉ lệ hiện mắc thay đổi từ
0,6- 2% và gia tăng theo tuổi trong đó tần suất
mắc bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc
là 8/1000người(8). Bệnh có thể gây giảm thị lực
trầm trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt
và chất lượng sống của bệnh nhân vì các biến
chứng như phù hoàng điểm, xuất huyết dịch
kính, tân mạch, trong đó, phù hoàng điểm
là biến chứng thường gặp nhất(8). Những biến
đổi về hệ thống mao mạch võng mạc như mao
mạch bị phù nề và dãn, tăng tính thấm dịch
qua thành mao mạch, tắc nghẽn tuần hoàn
mao mạch, là nguyên nhân gây phù hoàng
điểm. Phù hoàng điểm kéo dài có thể làm tổn
hại các nơ ron thần kinh và dẫn đến mất thị
lực không hồi phục(3,6).Vì vậy, điều trị phù
hoàng điểm là vấn đề then chốt trong quá
trình điều trị bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của
bệnh nhân tắc tĩnh mạch võng mạc.
2. So sánh hiệu quả của Ranibizumab và
Bevacizumab trong điều trị phù hoàng điểm do
tắc tĩnh mạch võng mạc.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân có phù hoàng điểm do tắc tĩnh
mạch võng mạc thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu đến
khám và điều trị tại khoa Dịch kính võng mạc
bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh trong
khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 06/2016
đến tháng 06/2017.
Quy trình nghiên cứu
1. Khai thác bệnh sử, tiền sử bản thân, tiền sử
gia đình.
2. Đo khúc xạ: chủ quan, khách quan.
3. Khám mắt: chẩn đoán phù hoàng điểm do
tắc mạch võng mạc.
4. Chụp OCT: đo độ dày hoàng điểm.
5. Nhóm tiêmRanibizumab.
6. Nhóm tiêmBevacizumab.
7. Tái khám mỗi 4 tuần: tiêm liên tiếp 3 lần,
đánh giá lại thị lực, OCT, nhãn áp và biến chứng.
8. Nếu OCT< 250 µm, TL≥10/10 thì ngưng
tiêm tái khám sau 4 tuần, còn OCT ≥ 250 µm hay
TL < 10/10 thì tiêm tiếp, tái khám sau 4 tuần.
9. Nhập dữ liệu và thống kê.
KẾT QUẢ
Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng
6/2016 đến tháng 7/2017, gồm tổng cộng 59 bệnh
nhân, tương đương 60 mắt thoả các tiêu chuẩn
nhận vào và tiêu chuẩn loại ra được đưa vào
nghiên cứu.
Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 56,65
± 10,98, với nhóm Ranibizumab là 55,63 ± 12,12
và nhóm Bevacizumab là 57,67 ± 9,83, độ tuổi
trung bình của hai nhóm không có sự khác biệt
thống kê (p = 0,47).
Về giới tính, khoảng phân nửa số bệnh nhân
vẫn còn đi làm, còn lại thuộc nhóm hưu trí hoặc
nội trợ. Phân bố nghề nghiệp ở hai nhóm nghiên
cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0,30).
20% bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có
hút thuốc lá, 26,67% mắc tiểu đường, 45,00% có
tình trạng tăng huyết áp và 5,00% rối loạn lipid
máu. Tỷ lệ bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ này
ở hai nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p> 0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 9
Thời gian khởi bệnh trung bình ở nhóm
Ranibizumab là 22,89 ± 20,65 ngày, nhóm
Bevacizumab là 32,00 ± 24,60 ngày, không khác
biệt về mặt thống kê với p = 0,13.
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Toàn bộ mẫu nghiên cứu Nhóm Ranibizumab Nhóm Bevacizumab p
Tuổi (năm) 56,65± 10,98 55,63 ± 12,12 57,67 ± 9,83 0,47*
Giới tính Nam
Nữ
56,67%
43,33%
63,33%
36,67%
50,00%
50,00%
0,30*
Nghề nghiệp Đi làm
Nội trợ
Hưu trí
51,67%
11,67%
36,67%
56,67%
36,67%
6,66%
46,67%
36,67%
16,66%
0,46*
Các yếu tố nguy cơ
Hút thuốc lá
Tiểu đường
Tăng lipid máu
Tăng huyết áp
20,00%
26,67%
5,00%
45,00%
16,67%
26,67%
6,67%
53,33%
23,33%
26,67%
3,33%
36,67%
0,52*
1,00*
5,54*
0,19*
Thời gian khởi bệnh (ngày) 27,45 ± 22,99 22,89 ± 20,65 32,00 ± 24,60 0,13**
*kiểm định tham số Chi bình phương **kiểm định t-test
So sánh hai nhóm Ranibizumab và
Bevacizumab
Trong suốt thời gian theo dõi 24 tuần, các
bệnh nhân ở mỗi nhóm được ghi nhận lại thị lực
theo bảng ký tự EDTRS. Bảng 2 dưới đây cho
thấy sự mức thị lực của bệnh nhân ở hai nhóm
vào từng thời điểm tương đương.
Bảng 2: Mức độ cải thiện thị lực khi sử dụng hiệu số
thị lực ETDRStrước và sau điều trị
Thị lực Ranibizumab
(n=30)
Bevacizumab
(n=30)
p*
Trước điều trị 35,23 ± 10,09 33,07 ± 8,06 0,37
Tuần 4 45,70 ± 13,81 43,43 ± 13,04 0,52
Tuần 8 56,23 ± 16,22 53,30 ± 15,45 0,48
Tuần 12 65,80 ± 15,30 59,50 ± 17,26 0,14
Tuần 16 67,93 ± 15,04 62,37 ± 16,95 0,18
Tuần 20 68,63 ± 15,04 63,60 ± 16,75 0,26
Tuần 24 68,43 ± 14,99 64,17 ± 16,85 0,30
Sự thay đổi thị
lực
33,20 ± 12,12 31,10 ± 15,73 0,58
*kiểm định t-test
Tại tất cả các thời điểm theo dõi, thị lực ở hai
nhóm Ranibizumab và Bevacizumab không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Khi
xét đến mức độ cải thiện thị lực, nhóm
Ranibizumab có mức cải thiện là 33,20 ± 12,12 và
nhóm Bevacizumab 31,10 ± 15,73 theo thang thị
lực EDTRS, là tương đương nhau (p = 0,18).
Biểu đồ 1: Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm
theo thời gian ở hai nhóm Ranibizumab và
Bevacizumab
Độ dày võng mạc trung tâm trung bình ở cả
hai nhóm giảm nhanh trong 12 tuần đầu và lấy
dần độ ổn định sau đó và không có sự khác biệt
giữa hai nhóm.
Tương quan giữa sự thay đổi thị lực và thay đổi
độ dày võng mạc trung tâm trước và sau điều trị
(thời điểm 24 tuần)
Biểu đồ phân tán dưới đây, với trục hoành là
sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm và trục
tung là sự thay đổi thị lực giữa thời điểm trước
và sau điều trị, cho thấy mối tương quan giữa sự
thay đổi thị lực và thay đổi độ dày trung tâm
võng mạc. Chúng tôi quy định biến độc lập là sự
thay đổi chiều dày võng mạc trung tâm và biến
phụ thuộc là sự thay đổi thị lực, để dự đoán thay
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 10
đổi của thị lực theo thay đổi độ dày trung tâm võng mạc.
Biểu đồ 2: Tương quan giữa thay đổi độ dày võng mạc trung tâm, thay đổi thị lực
Nhận xét:
Biểu đồ cho thấy sự thay đổi thị lực và thay
đổi độ dày võng mạc trung tâm không có sự
tương quan tuyến tính với nhau ở cả hai nhóm.
Hệ số Pearson ở nhóm Ranibizumab là 0,14 (p =
0,46) và nhóm Bevacizumab là -0,22 (p = 0,24)
không có ý nghĩa thống kê.
Tác dụng phụ
Bệnh nhân được theo dõi và ghi nhận các tác
dụng phụ toàn thân và tại chỗ trong suốt thời
gian nghiên cứu.
Tác dụng phụ tại chỗ
Các tác dụng phụ tại chỗ được ghi nhận
trong suốt quá trình điều trị ở các lần tái khám
và được mô tả trong bảng 3.
Bảng 3: Tác dụng phụ tại chỗ
Ranibizumab Bevacizumab p*
Tác dụng phụ tại chỗ
Tăng nhãn áp
Co kéo dịch kính võng mạc
Biến dạng hình
Xuất huyết dịch kính
Bong võng mạc
Viêm mủ nội nhãn
Kích ứng tại chỗ
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
26,67%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
0,00%
6,67%
0,038
Nhận xét:
Tác dụng phụ tại chỗ chủ yếu và duy nhất
ghi nhận được trong quá trình nghiên cứu là
kích ứng kết mạc tại chỗ. Nhóm Ranibizumab có
tác dụng phụ tại chỗ nhiều hơn nhóm
Bevacizumab (p = 0,038).
Biến chứng toàn thân
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không
ghi nhận có trường hợp nào xuất hiện các biến
chứng toàn thân như khuyến cáo của các thử
nghiệm lâm sàng sau khi tiêm nội nhãn
Ranibizumab.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 11
Trong nghiên cứu này cũng không ghi nhận
biến cố bất lợi toàn thân, không huyết khối tắc
mạch, không tai biến mạch máu não hoặc nhồi
máu cơ tim.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ của mẫu nghiên cứu
Độ tuổi này cũng tương đương với kết quả
của các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam
như nghiên cứu của tác giả Lê Văn Thà
(2002)(11) và tác giả Trần Lê Thuỳ Vân (2010)(13).
Khi so sánh với một số thử nghiệm lâm sàng
quan trọng hiện nay, độ tuổi trong nghiên cứu
của chúng tôi nói riêng và độ tuổi của bệnh
nhân tắc tĩnh mạch võng mạc trong các nghiên
cứu tại Việt Nam nói chung có thấp hơn. Sự
khác biệt này có thể do sự khác nhau tiêu
chuẩn chọn mẫu, cũng như về sắc tộc và các
điều kiện chăm sóc y tế tại từng nền kinh tế
khác nhau. Bệnh tắc mạch võng mạc tại Việt
Nam nhìn chung xuất hiện sớm hơn so với các
nước phát triển, tuy nhiên, về mặt tổng thể
vẫn tập trung chủ yếu ở nhóm bệnh nhân trên
50 tuổi.
Về giới tính, khoảng phân nửa số bệnh nhân
vẫn còn đi làm, còn lại thuộc nhóm hưu trí hoặc
nội trợ. Phân bố nghề nghiệp ở hai nhóm nghiên
cứu không có sự khác biệt có ý nghĩa (p = 0,30).
Tỷ lệ phân bố giới tính trong nghiên cứu của
chúng tôi tương đối tương đồng với các nghiên
cứu trong và ngoài nước, với chủ yếu nam giới
mắc bệnh nhiều hơn nữ trong bệnh lý tắc tĩnh
mạch võng mạc. Chỉ có nghiên cứu của tác giả
Hoàng Thị Thu Hà năm 2012 cho rằng nữ giới
chiếm tỷ lệ cao hơn trong bệnh lý này(9). Sự khác
biệt có thể nằm ở phương pháp chọn mẫu khác
nhau, hoặc vùng dịch tễ không tương đồng.
So sánh hai nhóm Ranibizumab và
Bevacizumab
Nhóm Ranibizumab: Mức độ cải thiện thị lực
trong nhóm nghiên cứu chúng tôi cao hơn
Nghiên cứu BRAVO 2010: 18,3 chữ/ETDRS.
Nghiên cứu CRUISE (2010): 14,9 chữ/ETDRS. Sự
khác biệt này có thể nằm ở sự khác nhau ở nhóm
mẫu khác nhau. Các nghiên cứu BRAVO và
CRUISE nghiên cứu trên tất cả bệnh nhân có thời
gian khởi bệnh trong vòng 1 năm trước khi tiến
hành điều trị, với thời gian trung bình là 3,3
tháng trong cả hai nghiên cứu. Thời gian trung
bình từ khi khởi phát đến khi tiếp nhận điều trị
trong nghiên cứu của chúng tôi là 32 ± 24,6 ngày,
với trung bình xấp xỉ 1 tháng, sớm hơn rất nhiều
so với hai nghiên cứu trên(4,5).
Nhóm Bevacizumab
Nghiên cứu của chúng tôi cũng đưa ra kết
luận tương tự với mức cải thiện 31,10 ± 15,73
theo thang thị lực EDTRS. Các nghiên cứu của
những tác giả nước ngoài đa số quan sát thấy
mức độ cải thiện dao động quanh mức từ 0,20
đến 0,33 theo thang thị lực logMAR hoặc 14,1
theo thang EDTRS, thấp hơn so với nghiên cứu
của chúng tôi.
Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm theo
thời gian ở hai nhóm Ranibizumab và
Bevacizumab
Tương tự thị lực, tại tất cả các thời điểm sau
tiêm, độ dày hoàng điểm trên OCT của hai nhóm
Ranibizumab và Bevacizumab cũng không có sự
khác biệt. Khi phân tích phân tầng theo từng
nhóm có cải thiện tốt, cải thiện vừa, cải thiện ít
và không cải thiện, sự khác biệt giữa hai nhóm
cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,1). Trong
nghiên cứu của chúng tôi, hai hoạt chất này
không những cho thấy hiệu quả cải thiện về mặt
chức năng – thị lực – là tương đương nhau tại
mọi thời điểm mà còn tương đương cả về mặt
cấu trúc – mức độ giảm phù hoàng điểm. Kết
luận này tương đồng với những quan sát của các
tác giả tại các vùng dịch tễ khác nhau(1,2,10).
Tương quan giữa thay đổi độ dày võng mạc
trung tâm, thay đổi thị lực
Trong nghiên cứu của chúng tôi, mối
tương quan giữa sự thay đổi thị lực và sự thay
đổi độ dày võng mạc trung tâm được ghi nhận
là không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này có
thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn giới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 12
hạn và có những trường hợp ngoại lệ như độ
dày võng mạc trung tâm tăng quá mức. Do đó,
cần có thêm những nghiên cứu quy mô hơn
nhằm đánh giá xem thật sự có mối tương quan
này hay không.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ tại chỗ
Chủ yếu liên quan nhiều đến kỹ thuật tiêm
hơn là bản chất của thuốc, trong khi tác dụng
phụ toàn thân có thể liên quan đến hoạt tính và
thành phần cấu tạo của thuốc sử dụng. Tuy
nhiên, do cỡ mẫu còn nhỏ và tỷ lệ biến chứng
ghi nhận được còn chưa thống nhất với những
nghiên cứu khác trên thế giới, chúng tôi cho rằng
cần có thêm những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn
hơn và phân tích chặt chẽ hơn để đánh giá thêm
về tính an toàn của hai loại thuốc này. Tác giả
Campochiaro trong nghiên cứu BRAVO, sử
dụng Ranibizumab trong điều trị tắc nhánh tĩnh
mạch võng mạch, ghi nhận tỷ lệ tác dụng phụ tại
chỗ nghiêm trọng chỉ có 1 trường hợp viêm mũ
nội nhãn trên tổng số 131 mắt(7).
Biến chứng toàn thân
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không
ghi nhận có trường hợp nào xuất hiện các biến
chứng toàn thân như khuyến cáo của các thử
nghiệm lâm sàng sau khi tiêm nội nhãn
Ranibizumab. Trong nghiên cứu này cũng
không ghi nhận biến cố bất lợi toàn thân, không
huyết khối tắc mạch, không tai biến mạch máu
não hoặc nhồi máu cơ tim.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu theo dõi, phân tích các số
liệu thu thập từ 60 mắt của bệnh nhân phù
hoàng điểm do tắc tĩnh mạch võng mạc với số
mũi tiêm trung bình là 3,17 ± 0,38 ở nhóm
Ranibizumab (n = 30) và 3,2 ± 0,48 ở nhóm
Bevacizumab (n = 30) tại thời điểm 24 tuần cho
phép rút ra một số kết luận sau:
Dịch tễ & lâm sàng
Tuổi trung bình: 56,65 ± 10,98.
Giới: nam 56,67 %.
Yếu tố nguy cơ cao: CHA 45%, ĐTĐ 26,67%.
Hiệu quả Ranibizumab và Bevacizumab trong
phù hoàng điểm do tắc mạch võng mạc
Điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch
võng mạc với Ranibizumab cho kết quả:
Thị lực cải thiện trung bình 33,20 ± 12,12
ký tự EDTRS. 96,67% mắt có cải thiện trên 10
ký tự EDTRS.
Độ dày võng mạc trung tâm cải thiện, giảm
trung bình 355,33 ± 176,70. 100% mắt có độ dày
võng mạc trung tâm sau điều trị < 250µm.
Không có biến chứng nào xảy ra sau điều trị
Điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch
võng mạc với Bevacizumab cho kết quả:
Thị lực cải thiện trung bình 31,10 ± 15,73 ký
tự EDTRS. 83,33% mắt có cải thiện trên 10 ký tự
EDTRS.
Độ dày võng mạc trung tâm cải thiện, giảm
trung bình 402,73 ± 199,66. 100% mắt có độ dày
võng mạc trung tâm sau điều trị < 250µm.
Không có biến chứng nào xảy ra sau điều trị.
Ranibizumab và Bevacizumab có hiệu quả
tương đương trong điều trị phù hoàng điểm do
tắc tĩnh mạch võng mạc về mặt cải thiện cấu trúc
và chức năng. Bệnh nhân nhóm Ranibizumab có
xu hướng cải thiện sớm hơn nhóm Bevacizumab.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Algvere PV, Epstein D, von Wendt G, et al (2011). Intravitreal
bevacizumab in central retinal vein occlusion: 18-month
results of a prospective clinical trial. Eur J Ophthalmol, 21 (6),
pp. 789-95.
2. Aref AA, Scott IU (2011). Management of macular edema
secondary to central retinal vein occlusion: an evidence-based.
Adv Ther, 28 (1), pp. 40-50.
3. Arnarsson A, Stefansson E (2000). Laser treatment and the
mechanism of edema reduction in branch retinal vein
occlusion. Invest Ophthalmol Vis Sci, 41 (3), pp. 877-9.
4. Bandellot F, Battaglia PM (2010). Antivascular Endothelial
Growth Factor as an Approach for Macular Edema. Anti
VEGF. Developments in Ophthalmology, Vol.46, pp.111-22.
5. Beutel J, Ziemssen F, Luke M, et al (2010). Intravitreal
bevacizumab treatment of macular edema in central retinal
vein occlusion: one-year results. Int Ophthalmol, 30 (1), pp. 15-
22.
6. Braithwaite T, Nanji AA, Lindsley K, et al (2014). Anti-
vascular endothelial growth factor for macular oedema
secondary to central retinal vein occlusion. Cochrane Database
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 13
Syst Rev, (5), pp. CD007325.
7. Campochiaro PA, Clark WL, Boyer DS, Heier JS, Brown DM,
Vitti R, Kazmi H, Berliner A J, Erickson K, Chu KW, Soo Y,
Cheng Y, Haller JA (2015). Intravitreal aflibercept for macular
edema following branch retinal vein occlusion: the 24-week
results of the VIBRANT study. Ophthalmology, 122 (3), 538-44.
8. Cugati S, Wang JJ, Rochtchina E, et al (2006). Ten-year
incidence of retinal vein occlusion in an older population: the
Blue Mountains Eye Study. Arch Ophthalmol, 124 (5), pp. 726-
32.
9. Hoàng Thị Thu Hà, Hoàng Thị Phúc (2012). Kết quả điều trị
tắc nhánh tĩnh mạch võng mạc hình thái thiếu máu bằng laser
532nm. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam, tr. 48-53.
10. Klein R, Moss SE, Meuer SM, Klein BE (2008). The 15-year
cumulative incidence of retinal vein occlusion: the Beaver
Dam Eye Study. Archives of ophthalmology, 126(4), pp. 513-518.
11. Lê Văn Thà (2012). Đối chiếu giữa soi đáy mắt và chụp mạch
huỳnh quang trong chẩn đoán bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc
và sử dụng laser Diode đề phòng biến chứng. Luận văn tốt
nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Kim Phụng, Trần Thị Phương Thu, Võ Quang
Minh (2012). Đánh giá hiệu quả dùng Bevacizumab (Avastin)
trong điều trị phù hoàng điểm do tắc tĩnh mạch trung tâm
võng mạc. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16 (1), tr. 18 -
22.
13. Trần Lê Thùy Vân, Đỗ Như Hơn (2010). "Đánh giá kết quả điều
trị bệnh tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc tại bệnh viện mắt trung
ương trong 5 năm". Luận vănThạc sĩ. Đại học Y Hà Nội.
Ngày nhận bài báo: 15/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 22/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 28/02/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_hieu_qua_ranibizumab_va_bevacizumab_trong_dieu_tri_p.pdf