Tài liệu So sánh đặc điểm lâm sàng và Xquang giữa bướu nguyên bào men và bướu dạng nang sừng do răng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 77
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG
GIỮA BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN
VÀ BƯỚU DẠNG NANG SỪNG DO RĂNG
Phạm Thị Diệu Linh*, Võ Đắc Tuyến**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả và so sánh các đặc điểm lâm sàng và X quang giữa bướu nguyên bào men (BNBM) và
bướu dạng nang sừng do răng (BDNSDR) trên phim toàn cảnh và phim CT.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 25 ca BDNSDR và 45 ca
BNBM điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2010-2015.
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm lâm sàng giữa BNBM và BDNSDR. Về X quang,
trên phim toàn cảnh, có sự khác biệt có ý nghĩa về dạng thấu quang và đặc điểm đường viền giữa BNBM và
BDNSDR (p<0,05). BNBM thường biểu hiện dạng thấu quang nhiều hốc (82,2%), đường viền cản quang mỏng
(66,7%), uốn lượn (73,4%); chỉ có 13,3% biểu hiện dạng viền vỏ sò. Trong khi đó, BDNSDR gặp cả dạng thấu...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh đặc điểm lâm sàng và Xquang giữa bướu nguyên bào men và bướu dạng nang sừng do răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 77
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ X QUANG
GIỮA BƯỚU NGUYÊN BÀO MEN
VÀ BƯỚU DẠNG NANG SỪNG DO RĂNG
Phạm Thị Diệu Linh*, Võ Đắc Tuyến**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả và so sánh các đặc điểm lâm sàng và X quang giữa bướu nguyên bào men (BNBM) và
bướu dạng nang sừng do răng (BDNSDR) trên phim toàn cảnh và phim CT.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên mẫu nghiên cứu gồm 25 ca BDNSDR và 45 ca
BNBM điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM từ năm 2010-2015.
Kết quả: Không có sự khác biệt có ý nghĩa về đặc điểm lâm sàng giữa BNBM và BDNSDR. Về X quang,
trên phim toàn cảnh, có sự khác biệt có ý nghĩa về dạng thấu quang và đặc điểm đường viền giữa BNBM và
BDNSDR (p<0,05). BNBM thường biểu hiện dạng thấu quang nhiều hốc (82,2%), đường viền cản quang mỏng
(66,7%), uốn lượn (73,4%); chỉ có 13,3% biểu hiện dạng viền vỏ sò. Trong khi đó, BDNSDR gặp cả dạng thấu
quang một hốc và nhiều hốc với tỉ lệ tương đương nhau (52% và 48%), đường viền cản quang dày (60%), uốn
lượn (64%), vỏ sò (44%). Trên phim CT, 93,3% BNBM gây thủng xương vỏ; trong khi ở BDNSDR chỉ có 68%,
sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0,05).
Kết luận: Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về dạng thấu quang, đặc
điểm đường viền và tỉ lệ thủng xương vỏ giữa BNBM và BDNSDR, tuy nhiên cần nghiên cứu trên mẫu lớn để
có kết luận chắc chắn hơn có thể ứng dụng trong lâm sàng chẩn đoán và điều trị BNBM và BDNSDR.
Từ khoá: Bướu nguyên bào men, bướu dạng nang sừng do răng.
ABSTRACT
COMPARING CLINICAL FEATURES AND RADIOGRAPHIC APPEARANCES
BETWEEN AMELOBLASTOMA AND KERATOCYSTIC ODONTOGENIC TUMOR
Pham Thi Dieu Linh, Vo Dac Tuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 77 - 83
Purpose: To describe and compare the clinical and radiographic features of ameloblastoma and keratocystic
odontogenic tumor (KCOT) on computerized tomography (CT) scan and panoramic X-ray.
Methods: The retrospective study was conducted by reviewing the clinical and radiographic records of 45
cases of ameloblastoma and 25 cases of KCOT in the mandibular treated at the National Odonto-Stomatology
Hospital at HCM city from 2010 to 2015.
Results: There was no significant difference about clinical features between ameloblastoma and KCOT.
Radiographically, significant differences between ameloblastoma and KCOT about the type of radiolucent, contour
and margin were recorded (p<0.05). Ameloblastoma often had the form of multilocular appearance (82.2%) with
thin radiopaque contour (66.7%), wavy margin (73.4%) and just 13.3% scalloped margin; while KCOT was
observed more often in both multilocular and unilocular appearance (52% and 48%) with thick radiopaque
contour (60%), wavy (64%) and scalloped margin (44%). On CT-scan, 93.3% cases of ameloblastoma caused
buccolingual expansion and perforation of the cortex, while these symptoms could only be observed 68% in
KCOT, this was the significant difference (p<0.05).
*Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
**Bộ môn Bệnh Học Miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thị Diệu Linh ĐT: 0963843211 Email: linh12sinh@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 78
Conclusion: There were significant differences between ameloblastoma and KCOT about the type of
radiolucent, contour, margin and ratio expansion and perforation of the cortex, according to this study. However,
proceeding studies in larger samples is essential to have more reliable results that can be applied in diagnosis and
choosing method of treatment.
Keywords: Ameloblastoma, keratocystic odontogenic tumor.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) năm 2005, bướu nguyên bào men
(BNBM) và bướu dạng nang sừng do răng
(BDNSDR) là những bướu lành tính do răng
thường gặp nhất ở xương hàm(2).
BDNSDR và BNBM có các đặc điểm lâm
sàng và X quang gần như tương tự nhau. Tuy
nhiên, đây là hai thực thể bệnh lý riêng biệt, có
phương pháp điều trị hoàn toàn khác nhau. Do
đó, việc chẩn đoán phân biệt giữa chúng có ý
nghĩa lâm sàng rất quan trọng.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu “So sánh các
đặc điểm lâm sàng và X quang giữa bướu
nguyên bào men và bướu dạng nang sừng do
răng” nhằm xác định các điểm giống và khác
nhau trên lâm sàng và X quang giữa hai loại
bệnh lý thường gặp ở xương hàm này, góp phần
nhỏ trong chẩn đoán và nâng cao hiệu quả điều
trị bệnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 70 bệnh nhân đến điều
trị tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương
Tp.HCM từ năm 2010-2015, trong đó 25 bệnh
nhân là BDNSDR và 45 bệnh nhân là BNBM.
Tiêu chuẩn chọn lựa
Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án đầy đủ, có đủ
phim toàn cảnh và phim CT.
Bệnh nhân có chẩn đoán giải phẫu bệnh sau
phẫu thuật là BNBM hoặc BDNSDR ở hàm dưới.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hồi cứu.
Kỹ thuật thu thập số liệu
- Thu thập các dữ liệu trên lâm sàng
Tuổi, giới tính, lý do đến khám, thời gian
phát hiện bệnh.
Triệu chứng, dấu chứng lâm sàng.
- Thu thập các dữ liệu trên phim Xquang
Vị trí bướu, tỉ lệ bướu theo chiều gần
xa/chiều ngoài trong, dạng thấu quang, kiểu
thấu quang, đường viền, răng ngầm trong bướu,
tiêu ngót và kiểu tiêu ngót chân răng, những
thay đổi ở vỏ xương.
Xử lý số liệu
Nhập dữ liệu bằng phần mềm Excel và xử lý
dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.
KẾT QUẢ
Tuổi và giới tính
BNBM và BDNSDR thường gặp ở nhiều lứa
tuổi. Trong khi đó, tuổi trung bình của BNBM là
34,4 ± 14 tuổi (nhỏ nhất là 14 tuổi, lớn nhất là 67
tuổi). Tuổi trung bình của BDNSDR là 30,7 ± 13
tuổi (nhỏ nhất là 12 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi),
thấp hơn tuổi trung bình của BNBM.
Về sự phân bố theo giới tính, BNBM và
BDNSDR thường gặp ở giới nam nhiều hơn giới
nữ, với tỉ lệ phân bố nam: nữ là 1,5:1 ở cả BNBM
và BDNSDR.
Lý do đến khám
Hơn 60% trường hợp lý do đến khám ở cả
2 loại bướu là sưng vùng hàm (Biểu đồ 1).
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là
sưng mặt, chiếm hơn 95% ở cả 2 giới (Bảng 3).
Vị trí bướu
Vị trí bướu ở phía sau thường gặp hơn
phía trước, ở cả trước và sau chiếm hơn 20%
trong 2 loại bướu (Bảng 4).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 79
Biểu đồ 1. Lí do đến khám của bệnh nhân BNBM và
BDNSDR
Bảng 3. Triệu chứng - dấu chứng lâm sàng của
BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Sưng mặt 44 97,8 24 96,0 1,000
Lung lay răng 13 28,9 2 8,0 0,066
Đau 10 22,2 11 44,0 0,101
Sưng nướu 9 20,0 6 24,0 0,765
Pingpong 9 20,0 6 24,0 0,765
Tê môi, cằm 9 20,0 6 24,0 0,765
Lỗ dò, chảy dịch 4 8,9 5 20,0 0,265
Há miệng hạn chế 3 6,7 0 0,0 0,548
(*) Kiểm định Fisher
Bảng 4. Đặc điểm vị trí của BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Phía trước (vùng
cằm và cành ngang)
14 31,3 5 20,0
0,597
Phía sau (vùng cành
ngang, góc hàm,
cành đứng)
21 46,7 14 56,0
Cả trước và sau 10 22,2 6 24,0
(*) Kiểm định χ2
Tỉ lệ chiều gần xa/chiều ngoài trong của bướu
Ở BNBM, tỉ lệ bướu theo chiều gần xa/chiều
ngoài trong trung bình là 1,65:1, nhỏ nhất là 0,8:1,
lớn nhất là 3,6:1. Trong khi BDNSDR có tỉ lệ
bướu theo chiều gần xa: chiều ngoài trong trung
bình là 2,24:1, nhỏ nhất là 1,2:1, lớn nhất là 5,5:1.
Sự khác biệt tỉ lệ chiều gần xa/chiều ngoài trong
ở hai bướu là có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Dạng thấu quang
Bảng 5. Dạng thấu quang của BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Một hốc 8 17,8 12 48,0
0,012
Nhiều hốc 37 82,2 13 52,0
(*) Kiểm định Fisher
Kiểu thấu quang nhiều hốc
Bảng 6. Các kiểu thấu quang nhiều hốc của BNBM
và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Bọt xà phòng 39 86,5 25 100,0 0,126
Dạng tổ ong 4 8,1 0 0,0 0,548
Mạng nhện 2 5,4 0 0,0 0,534
Dạng vợt tennis 1 2,7 0 0,0 1,000
Dạng vỏ sò 7 16,2 15 61,5 0,017
Kết hợp 9 18,9 15 61,5 0,134
(*) Kiểm định Fisher
Đường viền
Bảng 7. Đường viền của BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Dạng đường viền
Giống nang 6 13,3 5 20,0 0,506
Uốn lượn 33 73,4 16 64,0 0,802
Vỏ sò 6 13,3 11 44,0 0,008
Độ dày đường viền
<1mm 30 66,7 10 40,0 0,326
≥1mm 15 33,3 15 60,0 0,044
Giới hạn
Rõ 21 46,7 21 84,0
0,002
Không rõ 24 53,3 4 16,0
(*) Kiểm định Fisher
Liên quan răng
Bảng 8. Tỉ lệ răng ngầm của BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Không răng ngầm 33 73,3 16 64,0 0,429
Răng 8 9 20,0 7 28,0 0,555
Răng khác 3 6,7 2 8,0 1,000
(*) Kiểm định Fisher
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 80
Bảng 9. Tỉ lệ tiêu ngót chân răng ở BNBM và
BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Không tiêu ngót 22 48,9 17 68,0
0,140
Có tiêu ngót 23 51,1 8 32,0
(*) Kiểm định Fisher
Bảng 10. So sánh kiểu tiêu ngót chân răng của
BNBM với BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Dạng dao cắt 12 26,7 2 8,0 0,071
Nhiều mặt phẳng 7 15,6 4 16,0 1,000
Gọt bút chì 4 8,9 2 8,0 1,000
(*) Kiểm định Fisher
Những thay đổi ở vỏ xương
Phồng xương
Bảng 11. Tỉ lệ phồng xương ở BNBM và BDNSDR
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Không phồng xương 5 11,2 8 32,0
0,052
Có phồng xương 40 88,8 17 68,0
(*) Kiểm định Fisher
Bảng 12. So sánh đặc điểm phồng xương của BNBM
với BDNSDR
Phồng xương
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Mặt ngoài 14 31,1 4 16,0 0,254
Mặt trong 2 4,4 3 12,0 0,341
Cả hai 24 53,3 10 40,0 0,326
(*) Kiểm định Fisher
Thủng xương
Bảng 13. Tỉ lệ thủng xương ở BNBM và BDNSDR
BNBNM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Không thủng xương 3 6,7 8 32,0
0,013
Có thủng xương 42 93,3 17 68,0
(*) Kiểm định Fisher
Bảng 14. So sánh đặc điểm thủng xương giữa BNBM
với BDNSDR
Thủng xương
BNBM BDNSDR Chỉ số p
(*) n % n %
Mặt ngoài 11 24,4 6 24,0 1,000
Mặt trong 7 15,6 2 8,0 0,474
Cả hai 24 53,3 9 36,0 0,214
(*) Kiểm định Fisher
BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Tuổi và giới tính
Tuổi bệnh nhân được ghi nhận trong nghiên
cứu này (30-35 tuổi) ở hai bệnh lí, không khác so
với những nghiên cứu trước. Theo Siriam
(2008)(11), BNBM thường gặp nhất ở độ tuổi 20-
29. Ở Việt Nam, độ tuổi trung bình BNBM theo
Phan Huỳnh An (2010) là 33 tuổi(8). Về BDNSDR,
y văn cho biết bướu thường gặp nhất ở các bệnh
nhân trong độ tuổi 20-30 tuổi(10).
Phân bố giới tính ở BNBM là 1,3:1 theo
Chandramani More (2011), nam nhiều hơn nữ(5),
Takahashi và Olaitan lại thấy tỉ lệ nữ hơi cao hơn
nam(7). Với BDNSDR, trong nghiên cứu của
Anand, tỉ lệ nam:nữ là 1,63:1(1). Trong nghiên cứu
này, tỉ lệ nam:nữ ở cả hai bệnh lí đều là 1,5:1.
Lí do đến khám – Thời gian phát hiện bệnh
BNBM và BDNSDR là những bệnh lý tiến
triển chậm và ít biểu hiện trên lâm sàng ở giai
đoạn sớm nên khi bướu lớn (sau hàng tháng,
hàng năm âm thầm) gây sưng và biến dạng mặt,
dễ được bệnh nhân nhận biết nên lí do đến
khám cũng như triệu chứng lâm sàng thường
khám thấy nhất là sưng mặt. Các triệu chứng
khác là sưng nướu, đau, chảy dịch, lỗ dò, há
miệng hạn chế ít phổ biến hơn, có trường hợp
tình cờ phát hiện khi đi chụp phim.
Triệu chứng - dấu chứng lâm sàng
Triệu chứng - dấu chứng lâm sàng của
BNBM và BDNSDR rất nghèo nàn ở giai đoạn
sớm. Đa số bệnh nhân đến khám khi có triệu
chứng lâm sàng, lúc này bướu đã ở giai đoạn
tiến triển, biểu hiện trên lâm sàng bằng sự phồng
tại chỗ của xương hàm, gây mất đối xứng vùng
mặt. Do đó, tương ứng với lí do đến khám thì
triệu chứng sưng mặt là triệu chứng phổ biến
nhất ở cả BNBM (97,8%, 44/45ca) và BDNSDR
(96%, 24/25 ca). Trong các nghiên cứu trước ở
BNBM, tỉ lệ sưng mặt là 85%(4), 79,2%(13) và 50%(8).
Với BDNSDR, tỉ lệ sưng mặt ở BDNSDR trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 81
nghiên cứu trước là 54%(12), 44,1%(14).
Theo Võ Đắc Tuyến (2013), tỉ lệ lung lay răng
và xô lệch răng ở BNBM lần lượt là 50% và
8,3%(13). Ở BDNSDR, theo nghiên cứu của Fadi
Titinchi, Christoffel J. Nortje (2012) và Sung-Il
Yang (2011) triệu chứng lung lay răng hầu như
không được ghi nhận(12,14). Trong nghiên cứu
này, tỉ lệ khám thấy lung lay răng ở bệnh nhân
BNBM (28,9%) cao hơn BDNSDR (8%).
Các triệu chứng đau, sưng nướu, tê môi cằm
ít gặp hơn. Theo nghiên cứu này, triệu chứng
đau ở BNBM là 22,2%, thấp hơn so với tỉ lệ
33,3%(13) và 36% ở Hồng Kông(4); ở BDNSDR,
triệu chứng đau chiếm tỉ lệ 44%, cao hơn BNBM,
gần tương ứng với nghiên cứu của Sung-Il Yang
(2011) là 38,2%(14). Sưng nướu ở BNBM theo
nghiên cứu là 20%, ở BDNSDR là 24%.
Khám trong miệng, nghiên cứu này cho thấy
8,9% (4/45 ca) BNBM có lỗ dò chảy dịch, so với
12,5% theo nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến và
cộng sự (2013)(13) không khác biệt. Tỉ lệ lỗ dò,
chảy dịch ở BDNSDR ghi nhận được là 20%, cao
hơn BNBM, tương đương với tỉ lệ 18% được ghi
nhận theo nghiên cứu của Fadi Titinchi,
Christoffel J. Nortje (2012)(12).
Kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng ghi
nhận được 20% BNBM có dấu hiệu ping pong
(+) và tỉ lệ này ở BDNSDR ghi nhận được là
24%. 20% BNBM có cảm giác sờ chạm mềm
khi thăm khám nhưng phần lớn BNBM
thường cứng (75%) tương tự như mô tả của
Wood và Goaz (2007).
Đặc điểm trên phim X quang
Vị trí bướu
Xương hàm dưới là vị trí thường gặp của
cả hai bướu với 78,57% BNBM theo
Chandramani More (2011), 75,2% BDNSDR
theo Fadi Titinchi và Christoffel J. Nortje
(2012); trong đó, vùng cành ngang – góc hàm –
cành đứng là thường gặp hơn cả(5,12). Trong
nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận 46,7% BNBM
và 56% BDNSDR ở vùng phía sau xương hàm
dưới (từ răng 4 đến cành đứng).
Tỉ lệ chiều gần xa/chiều ngoài trong của bướu
Từ kết quả nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến
(2013) tính được tỉ lệ chiều gần xa/ngoài trong
BNBM là khoảng 1,83:1(13). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bướu theo chiều gần
xa/ngoài trong, ở BNBM trung bình là 1,65:1, còn
BDNSDR là 2,24:1. Tỉ lệ trên phản ánh BNBM có
khuynh hướng tiến triển theo mọi hướng, trong
khi BDNSDR thường tiến triển dọc theo chiều
dài xương. Điều này phù hợp với những ghi
nhận trong y văn về đặc điểm hai bướu(12,9). Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Trong nghiên cứu còn ghi nhận được không
có bất kì trường hợp nào tỉ lệ gần xa/ngoài trong
của BDNSDR ≤ 1, trong khi có trường hợp bằng
0,8 ở BNBM. Điều này có nghĩa, trong những
những trường hợp chiều ngoài trong của bướu
lớn hơn chiều gần xa thì gần như đó là BNBM.
Dạng thấu quang và kiểu thấu quang
BNBM và BDNSDR thường cho hình ảnh
trên phim toàn cảnh là thấu quang dạng một
hốc hoặc nhiều hốc, trong đó dạng nhiều hốc
thường chiếm tỉ lệ lớn hơn. Theo nghiên cứu
của Chandramani More (2011)(5), BNBM dạng
thấu quang nhiều hốc là 85,72%. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi ghi nhận BNBM dạng thấu
quang nhiều hốc là 82,2%. BDNSDR theo
nghiên cứu của chúng tôi dạng nhiều hốc là
52%. Có thể thấy rằng ở BNBM tỉ lệ thấu
quang nhiều hốc nhiều gấp 5 lần thấu quang
một hốc; trong khi đó, tỉ lệ này ở BDNSDR gần
như xấp xỉ 1:1. Sự khác biệt này ở hai bướu là
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Cùng trong nghiên cứu của Chandramani
More (2011), trong dạng thấu quang nhiều hốc,
dạng bọt xà phòng ở BNBM chiếm tỉ lệ 50%(5);
trong nghiên cứu này, tỉ lệ chúng tôi ghi nhận
được có cao hơn với BNBM có 86,5% là dạng bọt
xà phòng, ít gặp là các dạng mạng nhện, vợt
tennis, tổ ong; tuy vậy, vẫn phản ánh một đặc
điểm nhất quán là dạng bọt xà phòng là dạng
phổ biến hơn cả trong các kiểu thấu quang ở
BNBM. Ở BDNSDR chúng tôi ghi nhận có 100%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 82
là dạng bọt xà phòng trong dạng thấu quang
nhiều hốc, trong đó 61,5% là dạng bọt xà phòng
kết hợp với dạng vỏ sò. Trong các nghiên cứu
trước, người ta nhận thấy rằng BDNSDR thường
rất ít thấy dạng thấu quang nhiều hốc thực sự,
thường biểu hiện là vùng thấu quang tương
đồng nhất có đường viền dạng vỏ sò. Dạng bọt
xà phòng kết hợp với dạng vò sỏ là hình ảnh đặc
trưng cho sự phát triển chậm nhưng không đều
theo các hướng của BDNSDR. Sự khác biệt kiểu
thấu quang này giữa hai bướu có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Đặc điểm đường viền
Theo Võ Đắc Tuyến và cộng sự (2013), 72,7%
BNBM có giới hạn rõ(13). Trong nghiên cứu này,
chúng tôi thấy 46,7% BNBM có giới hạn rõ, trong
khi ở BDNSDR là 84%.
Cùng trong nghiên cứu của Võ Đắc Tuyến
(2013), dạng đường viền vỏ sò ở BNBM chiếm tỉ
lệ khá cao (45,4%), độ dày đường viền mỏng
(86,4%) cho thấy sự huỷ xương do BNBM khá
trầm trọng(13). Trong nghiên cứu này, chúng tôi
ghi nhận được tỉ lệ dạng đường viền vỏ sò ở
BNBM là 13,3%, trong khi BDNSDR chiếm 44%;
đường viền dày trên 1mm ở BNBM là 33,3%,
BDNSDR là 60%. BNBM có khuynh hướng xâm
lấn vỏ xương nhiều hơn, trong khi BDNSDR có
xu hướng tiến triển theo chiều dài xương, do đó,
các đặc điểm đường viền dày hơn, vỏ sò nhiều
hơn ở BDNSDR so với BNBM là điều có thể giải
thích được.
Biểu đồ 2. So sánh đặc điểm đường viền giữa BNBM
với BDNSDR
Liên quan răng
Răng ngầm
Tỉ lệ răng ngầm ở BDNSDR là 52,4% theo
Chow và Dong; 31,3% theo nghiên cứu của
Chirapathomsakul(6). Ở BNBM, tỉ lệ răng ngầm
theo nghiên cứu của Ogunsalu (2006) là
31,6%(7), theo MacDonald-Jankowski (2004)
40%(4). Ở nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận tỉ
lệ răng ngầm ở BDNSDR là 36%, trong khi
BNBM là 26,7%.
Tiêu ngót chân răng
Theo những tài liệu nghiên cứu đây thì tiêu
ngót chân răng liên quan bướu là một đặc điểm
khá phổ biến của BNBM. Nghiên cứu của
Ogunsalu (2006) cho thấy tỉ lệ tiêu ngót chân
răng do BNBM là 31,6%(7) và MacDonald-
Jankowsdi (2004) là 59%(4). Những nghiên cứu tại
Việt Nam cho thấy tỉ lệ tiêu ngót chân răng ở
BNBM cũng khá cao, chiếm tỉ lệ 59,6% trong
nghiên cứu của Phan Huỳnh An (2010)(8). Ngược
lại, BDNSDR thì ít làm tiêu ngót chân răng là
một đặc điểm quan trọng, theo nghiên cứu của
Chirapathomsakul tỉ lệ này rất thấp 1,3%, theo
Fadi Titinchi và Christoffel J. Nortje (2012) thì chỉ
có 1/145 ca BDNSDR là có tiêu ngót chân răng(12).
Điều này cũng phù hợp để giải thích BNBM
thường có lung lay răng kế cận, còn BDNSDR thì
thường làm xô lệch răng nhiều hơn.
Thay đổi ở vỏ xương
BNBM gây phồng xương mặt ngoài và mặt
trong. Vỏ bao còn lại mỏng đáng kể còn nguyên
vẹn như vỏ trứng hoặc thủng. Sự phồng vỏ bao
cho thấy ảnh hưởng của bướu với mức độ phồng
xương nhiều nhất theo trục phát triển của bướu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận được
tỉ lệ phồng xương và thủng xương ở BNBM lần
lượt là 88,8% (cả hai mặt ngoài - trong là 53,3%)
và 93,3% (thủng cả hai mặt là 53,3%). Tỉ lệ phồng
xương, thủng xương ở BNBM cao hơn gấp 1,5
lần so với BDNSDR. BDNSDR thường ít xâm lấn
vỏ xương, có xu hướng gây phồng xương hơn là
thủng xương. Chúng tôi ghi nhận được trong
nghiên cứu này, tỉ lệ phồng xương ở BDNSDR là
68% (cả hai mặt ngoài - trong là 40%), tỉ lệ thủng
xương cũng là 68% (36% thủng cả hai mặt ngoài
- trong). Sở dĩ tỉ lệ phồng xương, thủng xương ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 83
BDNSDR ghi nhận được trong nghiên cứu
tương đối cao là do BDNSDR tiến triển chậm,
âm thầm, chỉ đến khi lớn mới có triệu chứng, lúc
này bệnh nhân mới đến khám.
Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng,
trên lâm sàng và trên phim X quang, BNBM và
BDNSDR có đôi điểm khác biệt, đó là triệu
chứng lung lay răng, dạng thấu quang, kiểu thấu
quang, đặc điểm đường viền, tỉ lệ chiều gần
xa/chiều ngoài trong của bướu và tỉ lệ phồng
xương, thủng xương vỏ. Nhiều nghiên cứu trước
đã được tiến hành nhằm phân biệt hai bệnh lí
này. Người ta thấy rằng trên phim CT-scan có
thể quan sát thấy khoảng không gian bên trong
BDNSDR, sự tích tụ keratin và có thể trong chẩn
đoán tổn thương này(2). Tương tự, người ta thấy
rằng dùng MRI có thể phân biệt BNBM và
BDNSDR, vì thời gian T2 của các thành phần
nang trong BDNSDR ngắn hơn nhiều so với
BNBM, và không có sự chồng chéo những giá trị
này ở hai tổn thương(2). Tuy nhiên, cho đến nay,
để chẩn đoán xác định bướu thì sinh thiết và làm
giải phẫu bệnh vẫn là phương pháp cần thiết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu so sánh đặc điểm lâm sàng
và X quang trên 70 ca BNBM và BDNSDR tại
bệnh viện RHM Trung ương TP. Hồ Chí Minh
cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về các
đặc điểm lâm sàng giữa BNBM và BDNSDR.
Tuy nhiên, khảo sát trên phim toàn cảnh và CT,
kết quả cho thấy tỉ lệ thấu quang nhiều hốc ở
BNBM là 82,2% cao hơn có ý nghĩa so với
BDNSDR (52%) và kiểu thấu quang nhiều hốc
dạng vỏ sò ở BNBM là 16,2% thấp hơn có ý
nghĩa so với ở BDNSDR (61,5%) (p<0,05). Về đặc
điểm đường viền bướu cũng ghi nhận tỉ lệ
BNBM có giới hạn không rõ là 53,3% cao hơn có
ý nghĩa so với BDNSDR (16%) (p<0,05). Ngoài ra,
độ dày của đường viền cũng có sự khác biệt giữa
BNBM và BDNSDR, tỉ lệ bướu có độ dày đường
viền ≥ 1mm ở BNBM là 33,3% thấp hơn so với tỉ
lệ này ở BDNSDR (60%) (p<0,05). Về tình trạng
thủng lớp vỏ xương cũng có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa BNBM và BDNSDR, tỉ lệ thủng vỏ
xương ở BNBM là 93,3% cao hơn so với
BDNSDR (68%) (p<0,05).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anand VK, Arrowood Jr JP, Krolls SO (1994). Malignant
potential of the odontogenic keratocyst. Otolaryngol Head Neck
Surg 1994; 111:124–9.
2. Andric M, Brkovic B, Jurisic V, Jurisic M, Milasin J (2013).
Chapter 7 “Keratocystic Odontogenic Tumors – Clinical and
Molecular Features”, A Textbook of Advanced Oral and
Maxillofacial Surgery, Publisher: InTech, pp. 209-232.
3. Barnes L, Eveson JW, Reichart P, Sidransky D (2005)
Pathology and genetics ofhead and neck tumours. Lyon: IARC
Press; WHO classification of tumours series.
4. MacDonald JDS, Yeung R, Lee KM, Li TK (2004).
Ameloblastoma in Hong Kong Chinese. Part 1: systematic
review and clinical presentation. Dentomaxillofacial Radiology,
33(2): 71-82.
5. More C, Tailor M, Patel HJ, Asrani M, Thakkar K, Adalja C.
(2012) Radiographic analysis of ameloblastoma: A
retrospective study. Indian J Dent Res.; 23(5): 698-704.
6. Nair KK, Lingappa A, Rangaiah P, Vittobarao PG (2015).
Keratocystic odontogenic tumor: A case report and review of
literature. J Indian Acad Oral Med Radiol; 27:253-8.
7. Ogunsalu C, Daisley H, Henry K, Bedayse S, White K, Jagdeo
B, Baldeo S (2006). A new radiological classification
forameloblastoma based on analysis of 19 cases. West Indian
Med J, 55(6): 36-41.
8. Phan Huỳnh An, Trần Công Chánh, Huỳnh Anh Lan,
Nguyễn Thị Hồng (2010). Phân tích lâm sàng và X-quang u
nguyên bào men. Tạp chí Y Học Tp.HCM, tập 14 (1), tr. 274-280.
9. Ruhin PB, Bouattour, Picard A, Menard P, Capron F,
BertrandJC (2011). Ameloblastoma of the jaws. A retrospective
analysis from 1994 to 2007. Rev Stomatol Chir Maxillofac, 112(5):
269-279.
10. Shear M, Speight PM (2007). Odontogenic keratocyst. In Shear
M, Speight PM. Cysts of the Oral and Maxillofacial Regions,
Oxford: Blackwell Munksgaard, p6–58.
11. Siriam G, Shetty RP (2008). Odontogenic tumors: a study of
250 cases in an Indian teaching hospital. Oral Surg Oral Med
OralPathol Oral Radiol Endod, 105: 14-21.
12. Titinchi F, Nortje CJ (2012). Keratocystic odontogenic tumor: a
recurrence analysis of clinical and radiographic parameters.
Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol. 114(1):136-42
13. Võ Đắc Tuyến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lương Văn Tô My
(2013). Hình ảnh bướu nguyên bào men trên phim chụp cắt
lớp điện toán. Tạp chí Y Học Tp.HCM, tập 17 (2), tr. 207-213.
14. Yang SI, Park YI, Choi SY, Kim JW, Kim CS. (2011) A
retrospective study of 220 cases of keratocystic odontogenic
tumor (KCOT) in 181 patients. Asian Journal of Oral and
Maxilofacial Surgery, 23: 117-121.
Ngày nhận bài báo: 28/01/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_dac_diem_lam_sang_va_xquang_giua_buou_nguyen_bao_men.pdf