So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh và hiệu quả điều trị bằng corticoid tại chỗ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế

Tài liệu So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh và hiệu quả điều trị bằng corticoid tại chỗ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 64 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CORTICOID TẠI CHỖ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP MŨI TĂNG EOSINOPHIL ƯU THẾ VÀ KHÔNG TĂNG EOSINOPHIL ƯU THẾ Lê Văn Vĩnh Quyền*, Trần Ngọc Tường Linh*, Lê Quang Hưng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả phối hợp giữa phẫu thuật nội soi mũi xoang và corticoid xịt tại chỗ trong điều trị viêm mũi xoang mạn có tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được tiến hành trên 78 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi có chỉ định phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2017 đến 12/2018. Kết quả: có tổng cộng 31 /78 (39,74%) bệnh nhân được tìm thấy có sự hiện diện ưu thế eosinophil trong niêm mạc mũi xoang. Đối với những bệnh nhân này có thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi,...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh và hiệu quả điều trị bằng corticoid tại chỗ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 64 SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CORTICOID TẠI CHỖ TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP MŨI TĂNG EOSINOPHIL ƯU THẾ VÀ KHÔNG TĂNG EOSINOPHIL ƯU THẾ Lê Văn Vĩnh Quyền*, Trần Ngọc Tường Linh*, Lê Quang Hưng* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả phối hợp giữa phẫu thuật nội soi mũi xoang và corticoid xịt tại chỗ trong điều trị viêm mũi xoang mạn có tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Nghiên cứu được tiến hành trên 78 bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi có chỉ định phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 01/2017 đến 12/2018. Kết quả: có tổng cộng 31 /78 (39,74%) bệnh nhân được tìm thấy có sự hiện diện ưu thế eosinophil trong niêm mạc mũi xoang. Đối với những bệnh nhân này có thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi, thang điểm CT scan mũi xoang trước mổ nặng hơn và cải thiện triệu chứng sau mổ chậm hơn so với những bệnh nhân không tăng eosinophil. Kết luận: Với bệnh viêm mũi xoang mạn kèm polyp mũi dai dẳng kéo dài, không đáp ứng với điều trị nội khoa thường có sự hiện diện ưu thế tế bào eosinophil trong niêm mạc xoang. Việc phẫu thuật nội soi xoang là cần thiết và sử dụng corticoid kéo dài sau mổ để giảm tối đa các triệu chứng. Từ khóa: tăng eosinophil ưu thế, viêm mũi xoang mạn có polyp, corticosteroid ABSTRACT COMPARISON OF CLINICAL, PARACLINICAL, PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND TREATMENT EFFICIENCY OF TOPICAL CORTICOSTEROIDS ON EOSINOPHILIC CHRONIC RHINOSINUSITIS AND NON-EOSINOPHILIC CHRONIC SINUSITIS Le Van Vinh Quyen, Tran Ngoc Tuong Linh, Le Quang Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 64-69 Objective: Compare the efficiency of combining functional endoscopic sinus surgery (FESS) and topical intranasal corticosteroid in the treatment of eosinophilic chronic rhinosinusitis (ECRS) and non-ECRS. Materials and Methods: a case series report of 78 chronic rhinosinusitis patients who underwent functional endoscopic sinus surgery at University Medical Center HCMC from 01/2017 to 12/2018. Results: Eosinophilia in rhinosinonasal mucosa was found in 31 patients (39.74%). In these ECRS patients, the symptom scores, the endoscopic scores, the CT Scan scores and the time for improving symtoms after FESS are all higher than the non- ECRS. Conclusion: Eosinophilia in rhinosinonasal mucosa is usually found in persistent chronic rhinosinusitis who failed medical management. For these cases, FESS and long-term use of topical intranasal corticosteroid after surgery are recommended. Keywords: eosinophilic chronic rhinosinusitis, chronic rhinosinusitis with polyps, corticosteroid * Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS.BS Lê Quang Hưng ĐT: 0943333359 Email: lequanghung9999@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 65 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm mũi xoang mạn là một trong những bệnh lý thường gặp nhất tại các phòng khám Tai Mũi Họng. Hiện nay, việc điều trị đã có những bước tiến bộ rõ rệt, tuy niên vẫn còn những bệnh nhân tái đi tái lại và thất bại với điều trị nội khoa. Một trong những nguyên nhân được tìm thấy đối với bệnh viêm xoang dai dẳng là có sự hiện diện eosinophil trong máu(6) và trong niêm mạc mũi xoang, đặc biệt với viêm mũi xoang mạn có polyp(2,4,5). Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu cho vấn đề này(1,3), tại Việt Nam chỉ mới bước đầu khảo sát. Do vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh và hiệu quả điều trị bằng corticoid tại chỗ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế“ nhằm mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải phẫu bệnh của hai nhóm viêm xoang polyp mũi có và không có tăng eosinophil ưu thế. So sánh kết quả điều trị sau xịt corticoid tại chỗ giữa hai nhóm viêm xoang polyp mũi có và không có tăng eosinophil ưu thế. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 78 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm mũi xoang polyp mũi có chỉ định phẫu thuật lần đầu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 01/2017 - tháng 12/1018. Tiêu chuẩn chọn bệnh: tuổi ≥16, tuân thủ tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ đầy đủ, có chụp CT scan mũi xoang trước phẫu thuật, có nội soi trước và sau mổ và đồng ý tham gia nghiên cứu. Không đủ các tiêu chuẩn trên sẽ loại trừ. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Phương tiện nghiên cứu Bộ khám tai mũi họng thông thường. Dàn máy nội soi chẩn đoán tai mũi họng Karl-Storz. Dàn máy phẫu thuật nội soi và bộ dụng cụ phẫu thuật Karl-Storz. Các chỉ tiêu nghiên cứu và đánh giá Tuổi, giới, nghề nghiệp, địa dư, tiền sử hút thuốc lá, viêm mũi dị ứng và suyễn. Thời gian mắc bệnh, lý do vào viện. Triệu chứng cơ năng: nghẹt mũi, chảy mũi trước-sau, giảm khứu-mất khứu, nặng mặt-nhức đầu theo thang điểm VAS (visual analog scale). Triệu chứng thực thể qua nội soi: dịch nhầy khe giữa, sẹo dính, polyp mũi theo phân loại của Đại học Munich 2007. Loại và liều lượng corticoids xịt sau phẫu thuật. Cận lâm sàng: Đánh giá điểm Ctscan mũi xoang theo thang điểm Lund-Mackay. Ghi nhận chỉ số định lượng IgE huyết thanh toàn phần trước mổ, tỷ lệ phần trăm tế bào eosinophil trong máu trước mổ và sau mổ. Đọc kết quả giải phẫu bệnh theo Nakayama. Dữ liệu thu thập được ghi vào phiếu nghiên cứu, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Qua nghiên cứu 78 bệnh nhân được chẩn đoán xác định viêm mũi xoang mạn tính polyp mũi (VMXMPL) có chỉ định phẫu thuật và được điều trị bằng corticoid xịt tại chỗ tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi có một số kết quả bước đầu như sau: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Đặc điểm chung Có tổng cộng 31 bệnh nhân có VMXMPL tăng eosinophil ưu thế (39,7%) được phân vào nhóm 1 và 47 bệnh nhân có VMXMPL không tăng eosinophil ưu thế (60,3%) được phân vào nhóm 2. Tuổi và giới Tuổi trung bình của nhóm VMXMPL tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế lần lượt là: 41,68 ± 12,17 và 40,74 ± 16,73 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 66 (T= -0,267, p>0,05). Tỷ lệ bệnh nhân nam:nữ trong nhóm VMXMPL tăng eosinophil ưu thế lần lượt là: 64,5% và 35,5%. Nam dễ bị VMXMPL tăng eosinophil hơn nữ (X2 =6,019, p<0,05). Nghề nghiệp, địa dư, tiền sử hút thuốc lá và các bệnh lý kèm theo Đối với những người hút thuốc lá và làm các công việc ngoài công sở (công nhân, nông dân, tự do) dễ có nguy cơ tăng eosinophil hơn là người làm công sở và không hút thuốc (X2, p<0,05). Trong khi đó, nơi cư ngụ không có sự liên quan đến tăng eosinophil (Bảng 1). Thời gian (TG) mắc bệnh và lí do nhập viện Thời gian mắc bệnh giữa 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Nghẹt mũi và giảm khứu là hai triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân VMXMPL tăng eosinophil (T test, p<0,05), ngược lại đối với những bệnh nhân VXMPL không tăng eosinophil có tất cả triệu chứng trên và không khác biệt có ý nghĩa (Bảng 2). Điểm triệu chứng trước mổ theo thang điểm VAS Khi so sánh giữa 2 nhóm về triệu chứng cơ năng trước mổ nhận thấy có sự khác biệt về tổng điểm triệu chứng (Z= -3,148, p<0,01) và các triệu chứng riêng lẻ như: nghẹt mũi và giảm khứu cũng khác biệt có ý nghĩa (z, p<0,01) (Bảng 3). Điểm nội soi và CT scan mũi xoang Nhóm tăng eosinophil thường thấy có polyp độ II, III kèm theo và hình ảnh mờ cả xoang sàng trước, sau trong khi đó nhóm không tăng eosinophil thường polyp chỉ độ I, II và ảnh hưởng xoang hàm với phức hợp lỗ ngách trên CT Scan (p< 0,01) (Bảng 4). Xét nghiệm máu Khác biệt về IgE huyết thanh toàn phần, tỷ lệ phần trăm tế bào eosinophil trong máu ngoại biên trước mổ giữa 2 nhóm có ý nghĩa (Z, p<0,01). Tỷ lệ phần trăm tế bào eosinophil trong máu ngoại biên trước mổ và sau mổ ở nhóm VMXMPL tăng eosinophil cũng khác biệt (p<0,01) (Bảng 5). Bảng 1: So sánh các yếu tố liên quan giữa 2 nhóm Nghề nhiệp Địa dư Hút thuốc Viêm mũi dị ứng Suyễn Công sở Khác Thành thị Nông thôn Có Không Tăng eosinophil 12,9% 87,1% 48,4% 51,6% 45,2% 54,8% 54,8% 19,4% Không tăng eosinophil 27,7% 72,3% 48,9% 51,1% 17% 83% 19,1% 2,1% Bảng 2: So sánh sự khác biệt về thời gian mắc bệnh và lí do vào viện TG mắc bệnh Nghẹt mũi Chảy mũi trước Chảy mũi sau Giảm khứu Nhức đầu Tăng eosinophil 3,12±2,08 67,7% 9,7% 0% 16,1% 6,5% Không tăng eosinophil 4,36±2,57 25,5% 19,1% 17% 19,1% 19,1% Bảng 3: So sánh điểm triệu chứng trước mổ theo thang điểm VAS giữa 2 nhóm Tổng điểm triệu chứng Nghẹt mũi Chảy mũi trước Chảy mũi sau Giảm khứu Nhức đầu Tăng eosinophil 29,81± 10,15 6,61± 2,39 4,99± 2,99 4,81± 2,40 6,61± 3,26 2,19± 2,96 Không tăng eosinophil 22,4± 11,39 4,62± 2,90 3,64± 2,53 3,74± 2,70 3,74± 3,.27 2,98± 2,78 Bảng 4: So sánh điểm về hình ảnh nội soi, CT-scan mũi xoang trước mổ giữa hai nhóm Tăng eosinophil (n=37) Không tăng eosinophil (n=41) Tổng điểm nội soi 6,25±2,36 3,85±2,07 Polyp độ 1 9,7% 23,4% Polyp độ 2 49,2% 63,8% Polyp độ 3 25,8% 8,5% Polyp độ 4 19,4% 4,3% Tăng eosinophil (n=37) Không tăng eosinophil (n=41) Tổng điểm CT scan 15,65±4,56 10,28±5,53 Xoang trán 1,95±1,16 0,72±0,85 Xoang bướm 1,57±1,29 0,61±0,85 Sàng trước 3,18±0,93 2,05±0,96 Sàng sau 3,65±1,58 1,73±0,87 Xoang hàm 2,28±0,56 2,83±0,78 Phức hợp lỗ ngách 2,97±1,15 2,03±1,08 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 67 Bảng 5: So sánh nồng độ IgE huyết thanh toàn phần, eosinophil trong máu ngoại biên IgE huyết thanh toàn phần (UI/mL) Eosinophil/ máu ngoại biên trước mổ (%) Eosinophil/ máu ngoại biên sau mổ (%) Tăng eosinophil 1026±938,7 6,33±3,99 3,82±2,01 Không tăng eosinophil 180±231,4 3,72±2,98 3,61±2,16 Hình ảnh giải phẫu bệnh Bảng 6: So sánh hình ảnh giải phẫu bệnh giữa 2 nhóm Lớp biểu mô bề mặt Lớp màng đáy Chuyển tiếp Lát Trụ giả tầng Dày màng đáy Không dày màng đáy Tăng eosinophil 3,2% 6,5% 90,3% 71% 29% Không tăng eosinophil 4,3% 0% 95,7% 46,8% 53,2% Việc thay đổi lớp bề mặt biểu mô không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Tuy nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa của lớp màng đáy (dày lên) giữa 2 nhóm (X2, p<0,05) (Bảng 6). Kết quả điều trị sau phẫu thuật Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật (100%) đều được rửa mũi bằng bình rửa mũi chứa nước muối đẳng trương 03 lần/ngày và sử dụng mometasone furoat 100mcg x 02 lần/ngày. Về điểm triệu chứng Sau mổ tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng đều có thay đổi giảm điểm triệu chứng, tuy nhiên giảm rõ rệt nhất là ở 3 tháng sau mổ. Hai triệu chứng nghẹt mũi, giảm khứu cải thiện nhiều ở nhóm tăng eosinophil, ngược lại các triệu chứng chảy mũi trước và sau cải thiện ở nhóm không tăng eosinophil. (Z, p<0,01) (Bảng 7). Về tổng điểm triệu chứng sau mổ so với trước mổ ở 2 nhóm có giảm rõ rệt, đặc biệt nhóm không tăng eosinophil (Z, p<0,01) (Bảng 8). Về hình ảnh nội soi Điểm nội soi sau mổ giảm dần ở các thời điểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng (Bảng 9). Bảng 7: So sánh về điểm triệu chứng tại thời điểm 1, 3, 6 tháng sau mổ Thời điểm 1 tháng sau mổ Nghẹt mũi Chảy mũi trước Chảy mũi sau Giảm khứu Nhức đầu Tăng eosinophil 4,61± 11,86 2,58± 1,98 2,65± 1,31 3,28± 2,63 1,29± 1,32 Không tăng eosinophil 2,35± 2,01 1,92± 1,56 1,86± 1,38 1,12± 1,05 0,92± 1,07 Thời điểm 3 tháng sau mổ Nghẹt mũi Chảy mũi trước Chảy mũi sau Giảm khứu Nhức đầu Tăng eosinophil 1,38± 1,08 0,87± 0,99 1,16± 1,91 2,55± 1,50 0,48± 1,54 Không tăng eosinophil 0,4± 0,77 0,4± 0,71 0,59± 1,06 0,51± 0,93 0,25± 0,67 Thời điểm 6 tháng sau mổ Nghẹt mũi Chảy mũi trước Chảy mũi sau Giảm khứu Nhức đầu Tăng eosinophil 0,87± 0,65 0,56± 0,46 1,02± 1,16 2,12± 1,06 0,36± 1,22 Không tăng eosinophil 0,32± 0,21 0,38± 0,36 0,45± 0,86 0,39± 0,68 0,21± 0,38 Bảng 8: So sánh về tổng điểm triệu chứng tại thời điểm 1, 3, 6 tháng sau mổ Tổng điểm triệu chứng Trước mổ Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Tăng eosinophil 29,8±10,15 20,37±6,32 7,26±3,36 5,12±2,28 Không tăng eosinophil 22,4±11,39 5,82±3,65 2,34±2,70 2,16±1,87 Bảng 9: So sánh về tổng điểm nội soi tại thời điểm 1, 3, 6 tháng sau mổ với trước mổ Điểm nội soi Trước mổ Sau mổ 1 tháng Sau mổ 3 tháng Sau mổ 6 tháng Tăng eosinophil 6,25±2,36 3,16±2,35 2,16±1,48 1,15±1,12 Không tăng eosinophil 3,85±2,07 1,87±1,51 0,36±0,81 0,26±0,75 BÀN LUẬN Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Qua so sánh cho thấy số liệu của chúng tôi gần như tương đồng với tác giả Wang ET và Tsuguhisa Nakayama (Bảng 10). Điểm triệu chứng Về tổng điểm triệu chứng, kết quả của chúng tôi có cao hơn 2 tác giả Wang ET và Tsuguhisa Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 68 Nakayama có thể do ngưỡng đau hay khó chịu khác nhau của những mẫu nghiên cứu (Bảng 11). Hiệu quả điều trị Cả 2 nhóm đều cải thiện triệu chứng lâm sàng sau mổ, tuy nhiên nhóm không tăng eosinophil cải thiện tốt hơn nhóm tăng eosinophil. Việc phẫu thuật nội soi xoang phần nào giúp loại bỏ mô thấm nhập tế bào eosinophil và làm giảm tỷ lệ phần trăm eosinophil trong máu ở nhóm tăng eosinophil ưu thế. Bảng 10: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu khi so sánh với các tác giả khác(3,5) Wang ET et al Cỡ mẫu Tuổi trung bình Giới Nam / nữ Thời gian mắc bệnh Viêm mũi dị ứng Suyễn Tăng eosinophil 27(45%) 46,93± 12,35 20/7 5,50± 3,92 74,1% 18,5% Không tăng eosinophil 33(55%) 40,27± 13,47 24/9 8,55± 6,93 48,5% 12,1% Tsuguhisa Nakayama et al Tăng eosinophil 68(59,6%) 48,2± 13,3 51/17 - 63,24% 23,53% Không tăng eosinophil 46(40,4%) 51,1± 16,8 35/11 - 36,96% 4,35% Chúng tôi Tăng eosinophil 31(39,7%) 41,68± 12,17 20/11 3,12± 2,08 54,8% 19,4% Không tăng eosinophil 47(60,3%) 40,74± 16,73 17/30 4,36± 2,57 19,1% 2,1% Bảng 11: Điểm triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu khi so sánh với các tác giả khác(3,5) Wang ET et al (p<0,01) Điểm triệu chứng (VAS) Điểm nội soi Điểm CTscan IgE huyết thanh % eosinophil trong máu % eosinophil trong mô Tăng eosinophil 4,04±1/01 3,59±1,11 14,42±3,84 236,72±157,77 6,49±3,27 31,56±21,37 Không tăng eosinophil 3,99±1,09 2,06±0,82 9,64±3,37 167,97±176,77 3,42±1,87 0,91±0,8 Tsuguhisa Nakayama et al Tăng eosinophil 15,22±5,12 4,00±1,58 14,09±5,97 277,6±364,6 - - Không tăng eosinophil 14,57±7,11 3,59±1,47 13,09±5,49 178,9±358,8 - - Chúng tôi Tăng eosinophil 29,81±10,15 6,25±2,36 15,65±4,56 1026±938,7 6,33±3,99 - Không tăng eosinophil 22,4±11,39 3,85±2,07 10,28±5,53 180±231,4 3,72±2,98 - KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 78 trường hợp viêm mũi xoang mạn có polyp mũi được phẫu thuật nội soi mũi xoang tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ tháng 01-2017 đến tháng 12-2018, bước đầu chúng tôi có một số kết quả như sau: Có sự khác biệt về triệu chứng lâm sàng ở hai nhóm VMXMPL tăng eosinophil và nhóm VMXMPL không tăng eosinophil. Về điểm triệu chứng lâm sàng, điểm nội soi hay điểm trên CT scan ở nhóm VMXMPL tăng eosinophil luôn cao hơn nhóm còn lại. Hình ảnh tổn thương trên CtScan của nhóm tăng eosinophil chủ yếu sàng trước và sau, trong khi đó nhóm còn lại thì chủ yếu ở xoang hàm và phức hợp lỗ ngách. Vì vậy, việc cải thiện triệu chứng cơ năng và hình ảnh nội soi sau mổ của nhóm VMXMPL có tăng eosinophil chậm hơn nhóm VMXMPL không tăng eosinophil. Phẫu thuật nội soi mũi xoang là cần thiết để giảm thiểu polyp và giảm tỷ lệ phần trăm eosinophil trong máu sau mổ. Các trường hợp VMXMPL tăng eosinophil ưu thế có thể cần phải sử dụng corticoid xịt tại chỗ đến 6 tháng sau mổ, trong khi đó nhóm VMXMPL không tăng eosinophil đã có thể ngưng sử dụng ở thời điểm 3 tháng sau mổ khi các triệu chứng đã cải thiện rõ rệt. Từ đó cũng cho thấy việc cần thiết nghiên cứu thêm các phương pháp điều trị tiến bộ hơn, kiểm soát bệnh tích tốt hơn ở nhóm VMXMPL tăng eosinophil. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ishitoya J (2010). Eosinophilic Chronic Rhinosinusitis inJapan. Allergology International, 59:pp.239-245. 2. Kim YS, Kim NH, Seong SY, Kim KR, Lee GB, Kim KS (2011). Prevalence and risk factors of chronic rhinosinusitis in Korea. Am J Rhinol Allergy, 25:pp.117-121. 3. Nakayama T et al (2011). Mucosal eosinophilia and recurrence Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 69 of nasal polyps-new classification of chronic rhinosinusitis. Rhinology, 49:pp.392-396. 4. Szucs E, Ravandi S, Goossens A, Beel M, Clement PA (2002). Eosinophilia in the ethmoid mucosa and its relationship to the severity of inflammation in chronic rhinosinusitis. Am J Rhinol, 16:pp.131-134. 5. Wang ET, Zheng Y, Liu PF, Guo LJ (2014). Eosinophilic chronic rhinosinusitis in East Asians. World Journal of Clinical Cases, 2(12):pp.873-882. 6. Wang MJ, Zhou B, Li YC, Huang Q (2013). The role of peripheral blood eosinophil percentage in classification of chronic rhinosinusitis with nasal polyps. Zhonghua Erbiyan Houtoujing Waike Zazhi, 48(8):pp.650-653. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_giai_phau_benh_va_hie.pdf
Tài liệu liên quan