So sánh chi phí hiệu quả phương pháp phẫu thuật trĩ thường quy và phương pháp longo tại một Bệnh viện Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017

Tài liệu So sánh chi phí hiệu quả phương pháp phẫu thuật trĩ thường quy và phương pháp longo tại một Bệnh viện Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 50 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản SO SÁNH CHI PHÍ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ THƯỜNG QUY VÀ PHƯƠNG PHÁP LONGO TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 Nguyễn Thành Luân*, Trần Thị Nhã Vy*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Thị Bé Phương*, Đặng Anh Long*, Hoàng Anh Thảo Vy** TÓM TẮT Mở đầu: Phân tích chi phí hiệu quả hiện đang là một trong những phương pháp phổ biến trong đánh giá kinh tế y tế và đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà quản lý và các nhà xây dựng chính sách. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ứng dụng phân tích chi phí hiệu quả giúp nhà quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, lựa chọn chính xác các dịch vụ cần cung cấp, mang lại lợi ích không chỉ cho người bệnh mà còn đảm bảo nguồn thu chi cho bệnh viện. Mục tiêu: So sánh chi phí – hiệu quả phương pháp phẫu thuật trĩ thường quy và phương pháp Longo Đối tượng – Phư...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu So sánh chi phí hiệu quả phương pháp phẫu thuật trĩ thường quy và phương pháp longo tại một Bệnh viện Trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 50 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản SO SÁNH CHI PHÍ HIỆU QUẢ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT TRĨ THƯỜNG QUY VÀ PHƯƠNG PHÁP LONGO TẠI MỘT BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 Nguyễn Thành Luân*, Trần Thị Nhã Vy*, Nguyễn Hoàng Bắc*, Nguyễn Thị Bé Phương*, Đặng Anh Long*, Hoàng Anh Thảo Vy** TÓM TẮT Mở đầu: Phân tích chi phí hiệu quả hiện đang là một trong những phương pháp phổ biến trong đánh giá kinh tế y tế và đã được chứng minh là mang lại rất nhiều lợi ích cho các nhà quản lý và các nhà xây dựng chính sách. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ứng dụng phân tích chi phí hiệu quả giúp nhà quản lý phân bổ nguồn lực hợp lý, lựa chọn chính xác các dịch vụ cần cung cấp, mang lại lợi ích không chỉ cho người bệnh mà còn đảm bảo nguồn thu chi cho bệnh viện. Mục tiêu: So sánh chi phí – hiệu quả phương pháp phẫu thuật trĩ thường quy và phương pháp Longo Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 300 người bệnh đạt các tiêu chuẩn lựa chọn, có chỉ định phẫu thuật được áp dụng một trong hai phương pháp phẫu thuật thường quy và Longo. Phân tích các chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp và tổng chi phí mà người bệnh tiêu tốn trong từng phương pháp, xác định hiệu quả sau phẫu thuật thông qua hiệu quả giảm đau, tỷ lệ không có tai biến, biến chứng. So sánh chi phí – hiệu quả của từng phương pháp thông qua chỉ số CEA (Cost Effectiveness Analysis Ratio) và chỉ số ICER (Incremental Cost Effective Ratio). Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tổng chi phí tiêu tốn cho phương pháp Longo là cao hơn nhiều so với phương pháp thường quy (14,300,000đ so với 6,626,795đ), nhưng, hiệu quả sau phẫu thuật mà phương pháp Longo mang lại thì tốt hơn so với phương pháp thường quy (81,95% so với 60,71%). Để mang lại 1% hiệu quả sau phẫu thuật phương pháp Longo tiêu tốn 174.000đ, con số này ở phương pháp thường quy là 109,000đ. ICER>1 cho thấy phương pháp Longo chưa thật sự mang lại chi phí-hiệu quả so với phương pháp thường quy. Kết luận: Phương pháp Longo tuy chưa cho thấy chi phí – hiệu quả và có chi phí tiêu tốn cho dịch vụ lớn hơn nhiều so với phương pháp thường quy nhưng hiệu quả sau phẫu thuật mà nó mang lại là rất đáng kể. Ngoài ra, giữa 2 phương pháp không có sự khác biệt lớn về tỷ số CEA. Từ khoá: phẫu thuật trĩ, Longo, CEA, Chi phí, Hiệu quả, ICER. ABSTRACT TO COMPARE COST – EFFECTIVENESS OF HEMORRHOIDS SURGERY BETWEEN LONGO METHOD AND REGULAR METHOD AT A UNIVERSITY’S HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY, 2017 Nguyen Thanh Luan, Tran Thi Nha Vy, Nguyen Hoang Bac, Nguyen Thi Be Phuong, Dang Anh Long, Hoang Anh Thao Vy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1 - 2018: 50 - 55 Background: Cost effectiveness analysis (CEA) is now commonly and demonstrated its effects in creating a lot of benefits for health economics field. Much of the theoretical literature has taken a broader * Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, ** Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thành Luân ĐT: 0938224102 Email: luan.nt@umc.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 51 view of cost- effectiveness, exploring its use in allocating a fixed health budget between interventions in such a way as to maximize health in a society. Objective: To compare cost – effectiveness of hemorrhoid surgery between longo method and regular method. Methodology: A cross-sectional study conducted at a University’s hospital in Ho Chi Minh City. 300 patients were randomly selected, who reached selection criteria. Patients themselves decided which surgery method was undertaken for their operation under the introduction and consultation of physicians. Collecting data of direct cost, indirect cost, total cost in each method; to determine the effectiveness in two methods through analyzing the results of postoperative (easing, complication). CEA ratio was an indicator using for the comparision and ICER (Incremental Cost-Effectiveness Ratio) Results: Patient using Longo method paid much more than patients using regular method (14 VND millions compared with 6.6 VND millions). However, the effectiveness of Longo method was considerably better than regular method was (81.95% compared with 60.71%). CEA ratio computed in Longo method and Regular method were 174.000 VND and 109.000 VND respectively. ICER>1 shows that Longo method has not been cost-effectiveness as much as regular method. Conclusion: Although patients have to paid much more total cost for Longo method than Regular method, Longo’s effectiveness is significant. Moreover, the differentials between 2 methods were not remarkable.. Keywords: Hemorroids, Longo, Regular, Cost effectiveness analysis, CEA, ICER MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát triển, nhu cầu của con người về vật chất – tinh thần ngày càng cao. Con người ngày càng có nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi và đòi hỏi sự nâng cao về chất lượng cuộc sống trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đối với bệnh viện, nhu cầu của người bệnh luôn là: hưởng thụ chất lượng dịch vụ chăm sóc tốt nhất với chi phí phù hợp nhất hay rẻ nhất. Chính vì vậy, đánh giá chi phí hiệu quả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là một trong những phương pháp hỗ trợ các nhà quản lý có được quyết định chính xác và đánh giá đúng chất lượng dịch vụ cung cấp. Bệnh trĩ là bệnh thường gặp ở mọi nước trên thế giới. Một nghiên cứu dịch tễ bởi Johanson và cộng sự(6) năm 1990 cho thấy rằng 10 triệu người ở Hoa Kỳ bị bệnh trĩ, tương ứng với tỷ lệ là 4,4%. Trong cả hai giới, tỷ lệ cao nhất xảy ra ở độ tuổi khoảng từ 45-65 tuổi và sự phát triển của bệnh trĩ trước tuổi 20 năm đã cho thấy sự bất thường. Tại Anh Quốc, tỷ lệ bệnh trĩ đã được báo cáo từ 13% - 36% trong dân số nói chung(4,7). Ở Việt Nam, tuy chưa có một thống kê quy mô lớn, nhưng theo kinh nghiệm nhiều năm hành nghề của các vị thầy thuốc nổi tiếng thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ là rất lớn. “Thập nhân cửu trĩ”, mười người thì có đến chín người bị bệnh trĩ, câu nói của một vị giáo sư nổi tiếng trong ngành y có lẽ không sai. Và số người bệnh đến khám vì bệnh trĩ và số ca phẫu thuật ngày một tăng(3). Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị trĩ khác nhau, mỗi nơi mỗi thầy thuốc đưa ra một phương pháp điều trị và chưa có thống nhất về chỉ định cũng như phương pháp(9). Năm 1998, Longo là một phẫu thuật viên người Ý ở Palermo, dựa vào cơ chế sinh bệnh được chấp nhận gần đây đã nghĩ ra kỹ thuật dùng máy khâu cắt một khoanh niêm mạc trực tràng và ống hậu môn phía trên đường lược nằm treo trĩ vào trong ống hậu môn trực tràng mà không cần can thiệp vào vùng da quanh hậu môn, kỹ thuật này được gọi tên là Longo(8). Nhiều nghiên cứu có đối chứng đã chứng minh rằng phương pháp phẫu thuật Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 52 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 3,810,383 3.810.383 2,743,383 2,810,536 Longo ít gây đau sau phẫu thuật và phục hồi nhanh hơn(5,10,11). Theo một công bố gần đây có sự đồng thuận giữa các chuyên gia, kỹ thuật Longo đã được chuẩn hóa và chấp nhận rộng rãi trong các quốc gia khác nhau(11). Nghiên cứu sử dụng phương pháp CEA để đánh giá chi phí hiệu quả của các phương pháp. Ưu việt của phân tích chi phí - hiệu quả là không đòi hỏi chuyển đổi kết quả sức khỏe thành đơn vị tiền tệ và do vậy đã tránh được việc tính toán lợi ích cũng như là những khó khăn khác trong định giá trị lợi ích. Điểm hạn chế của phương pháp là nó không cho phép sự so sánh giữa các chương trình mà có các kết quả cuối cùng khác nhau và không tính đến yếu tố chất lượng cuộc sống trong kết quả(2). Mục tiêu So sánh chi phí – hiệu quả của các phương pháp phẫu thuật trĩ tại bệnh viện một trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cỡ mẫu – Phương pháp thu thập Nghiên cứu thực hiện tại khoa HMTT thuộc bệnh viện một trường Đại học tại TPHCM trên 300 người bệnh có trĩ búi (độ III, IV), trĩ vòng đơn thuần hay phối hợp với tổn thương khác như sa niêm mạc trực tràng, trĩ ngoại, da thừa hậu môn, polyp hậu môn trực tràng 167 người bệnh lựa chọn áp dụng phương pháp phẫu thuật thường quy, 133 người bệnh lựa chọn phương pháp phẫu thuật Longo. Người bệnh được theo dõi về hiệu quả giảm đau, các vấn đề liên quan đến tai biến, biến chứng sau phẫu thuật và phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi liên quan đến các chi phí điều trị khi chuẩn bị xuất viện. Về phần chi phí điều trị của người bệnh, những chi phí liên quan đến việc điều trị nghiên cứu lấy số liệu thứ phát từ bảng thanh toán viện phí của người bệnh. Còn những chi phí gián tiếp như ăn uống, đi lại nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh. Chi phí trực tiếp gồm: khám ngoại trú, cận lâm sàng, thăm dò chức năng, dụng cụ vật tư y tế, thủ thuật phẫu thuật, thuốc. Chi phí gián tiếp gồm: giường bệnh, chi phí đi lại, chi phí ăn uống, chi phí ngày công mất đi do nằm viện. Công cụ Bộ câu hỏi điều tra thông tin chi phí. Bảng kiểm đánh giá đau sau phẫu thuật do bệnh viện cung cấp và bệnh án người bệnh sau phẫu thuật. Quy trình phân tích Bước 1: Xác định tổng chi phí trực tiếp, tổng chi phí gián tiếp. Bước 2: Theo dõi và ghi nhận hiệu quả sau phẫu thuật. Bước 3: So sánh tổng chi phí giữa 2 phương pháp (Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp). Bước 4: So sánh tỷ lệ người bệnh đạt hiệu quả sau phẫu thuật giữa 2 phương pháp. Bước 5: Tính tỷ số CEA cho từng phương pháp (CEA = Tổng chi phí/ Hiệu quả (%)) Kết quả được giải thích: để đạt được 1% hiệu quả cần tiêu tốn bao nhiêu tiền. Bước 6: ICER được tính theo công thức: KẾT QUẢ Chi phí trực tiếp và gián tiếp giữa 2 phương pháp phẫu thuật Biểu đồ 1: So sánh tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp giữa phương pháp Longo và NĐH. 11,600,000 3.810.383 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 53 39,29% 60,71% Thường quy Không hiệu quả Hiệu quả Đối với những người bệnh mổ bằng phương pháp Longo thì có tổng chi phí y tế trực tiếp trung bình cao hơn những người bệnh mổ bằng phương pháp thường quy. Chi phí y tế trực tiếp trung bình chung ở nhóm phương pháp Longo cao hơn phương pháp thường quy lần lượt là 3,0 lần. Tổng chi phí gián tiếp của phương pháp mổ thường quy tuy cao hơn phương pháp mổ Longo. Hiệu quả sau phẫu thuật giữa 2 phương pháp phẫu thuật Biểu đồ 2: So sánh hiệu quả đạt được giữa phương pháp Longo và thường quy. Qua hai biểu đồ, nhận thấy rằng hiệu quả đạt được của phương pháp Longo cao hơn nhiều so với phương pháp thường quy và hiệu quả đạt được của Longo cao hơn 21,24% so với phương pháp thường quy. Với phương pháp mổ thường quy hiệu quả chưa đạt chiếm gần 40% một tỷ lệ tương đối lớn. Kết quả phân tích chi phí – hiệu quả giữa hai phương pháp mổ: Longo và thường quy Bảng 1. So sánh chi phí – hiệu quả của hai phương pháp: so sánh chung Phương pháp Hiệu quả Chi phí trung bình CEA Longo 81,95% 14,300,000 174,496 Thường 60.71% 6,626,795 109,154 Kết quả cho thấy phương pháp thường quy cho kết quả CEA tốt hơn so với phương pháp Longo. Để tăng thêm 1% hiệu quả, phương pháp thường tốn thêm 109,154 VNĐ, trong khi con số này với phương pháp Longo là 174,496 VNĐ. Xác định chỉ số Chi phí – Hiệu quả tăng thêm ICER (Incremental Cost- Effectiveness Ratio) Áp dụng công thức, xác định được chỉ số ICER>1, điều này cho thấy phương pháp Longo trong thời điểm hiện tại chưa cho thấy thật sự chi phí – hiệu quả hơn so với phương pháp thường quy. Kết quả này có thể do tác động từ tổng chi phí điều trị Longo khá cao, gấp 2 lần so với phương pháp thường quy. Một số kết quả khác Kết quả nghiên cứu cũng cung cấp thêm một số kết quả khác thể hiện mối liên quan giữa chi phí và hiệu quả với các đặc tính nền khảo sát. Đây cũng là những con số cần được tham khảo và đối chiếu với thực tiễn điều trị. Bảng 2. Kiểm định sự khác biệt trung bình tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp giữa phương pháp Longo và thường quy Nội dung Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí trực tiếp Longo 11,600,000 1,499,324 NĐH 3,816,259 1,483,384 P-value <0,001 Kiểm định T-test Tổng chi phí gián tiếp Longo 2,743,383 1,085,410 NĐH 2,810,536 1,168,101 P-value 0,6098 Kiểm định T-test Chi phí y tế trực tiếp trung bình đối với người bệnh phẫu thuật bằng phương pháp Longo cao hơn so với phương pháp thường quy, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Bảng 3. Phân tích hồi quy đơn biến Yếu tố OR Giá trị p KTC 95% Nữ giới 1,77 0,025 1,07 – 2,91 Thành phố 0,74 0,270 0,44 – 1,25 Tỉnh 1,40 0,202 0,83 – 2,37 Có BHYT 0,74 0,258 0,45 – 1,23 Trĩ độ 3,4 1,06 0,808 0,64 – 1,74 Trĩ hỗn hợp 1,41 0,169 0,86 – 2,33 Bệnh kèm theo 0,91 0,734 0,55 – 1,51 Tuổi 1,00 0,689 0,98 – 1,02 Thu nhập 1,00 0,309 // Ngày nằm viện 1,22 0,382 0,78 – 1,91 Chi phí gián tiếp 1,00 0,590 0,99 – 1 Chi phí trực tiếp 1,00 <0,001 1,05 – 3,10 18,05% 81,95% Longo Không hiệu quả Hiệu quả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 54 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản Xét sự tác động của nữ giới lên hiệu quả điều trị cho thấy khi người bệnh là nữ giới thì hiệu quả điều trị tăng 1,77 lần so với người bệnh là nam giới, với KTC 95% là 1,07 – 2,91 có ý nghĩa thống kê (p=0,025). Tác động của chi phí trực tiếp lên hiệu quả điều trị là khi chi phí trực tiếp tăng 1 đơn vị thì số chênh hiệu quả điều trị tăng 1,00 lần, với KTC 95% là 1,05 đến 3,1, ý nghĩa thống kê với p<0,001. Bảng 4. Phân tích hồi quy đa biến Yếu tố OR thô OR hiệu chỉnh Giá trị p KTC 95% Nữ giới 1,77 2,29 0,005 1,29 – 4,07 Thành phố 0,74 1,60 0,574 0,30 – 8,33 Tỉnh 1,40 1,87 0,461 0,35 – 10,0 Có BHYT 0,74 0,65 0,142 0,36 – 1,15 Trĩ độ 3,4 1,06 2,30 0,100 0,85 – 6,25 Trĩ hỗn hợp 1,41 2,79 0,038 1,05 – 7,39 Bệnh kèm theo 0,91 0,84 0,557 0,48 – 1,47 Tuổi 1,00 1,00 0,523 0,98 – 1,02 Thu nhập 1,00 1,00 0,107 // Ngày nằm viện 1,22 1,12 0,626 0,70 – 1,78 Chi phí gián tiếp 1,00 1,00 0,540 0,99 – 1 Chi phí trực tiếp 1,00 0,07 <0,05 1,10 – 2,32 Sau khi phân tích hồi quy đa biến, cho thấy sự tác động thực sự của các yếu tố nữ giới, trĩ hỗn hợp và chi phí trực tiếp đến hiệu quả điều trị của các đối tượng, cụ thể: Người bệnh là nữ giới sẽ có hiệu quả điều trị cao cấp 2,29 lần so với nam giới, trong KTC 95% là 1,29 – 4,07, có ý nghĩa thống kê với p=0,005. Ở những người bệnh là trĩ hỗn hợp thì hiệu quả điều trị cao cấp 2,79 lần so với những người bệnh không phải là trĩ hỗn hợp, KTC 95% từ 1,05 đến 7,39 với p = 0,038. Khi chi phí trực tiếp tăng 1 đơn vị thì số chênh hiệu quả điều trị tăng 0,07 lần, với KTC 95% là 1,1 đến 2,32 có ý nghĩa thống kê với p<0,05. BÀN LUẬN Nghiên cứu về chi phí hiệu quả so sánh giữa 2 phương pháp phẫu thuật trĩ là Longo và Thường quy là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam và rất ít tài liệu nước ngoài nghiên cứu nội dung tương tự. Chính vì thế, nghiên cứu không có nhiều cơ sở dữ liệu từ các nghiên cứu trước để so sánh với kết quả hiện tại, đó là 1 trong những điểm hạn chế của nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu đã cung cấp các kết quả thực tế, đáng tin cậy giúp cho bệnh viện trường đại học nói riêng và các bệnh viện có chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng nói chung biết được sự chênh lệch giữa chi phí và hiệu quả của 2 phương pháp. Từ đó, các bệnh viện sẽ có những biện pháp điều chỉnh về giá và tư vấn nhằm giúp người bệnh có được sự lựa chọn phù hợp: tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi. KẾT LUẬN Chi phí thực hiện cho phương pháp Longo là cao hơn nhiều so với phương pháp thường quy nhưng Longo mang lại hiệu quả điều trị sau phẫu thuật tốt hơn cho người bệnh. Bệnh viện có biện pháp cải thiện và giảm các vấn đề liên quan đến chi phí nếu muốn triển khải và ứng dụng rộng khắp phương pháp Longo nhằm thay thế cho phương pháp thường quy. Phương pháp phân tích và so sánh đã cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn thực tế về các phương pháp đang thực hiện tại bệnh viện cả về hiệu quả điều trị lẫn chi phí. Đây sẽ là minh chứng vững chắc giúp các nhà quản lý có cơ sở để đưa ra các quyết định lựa chọn hiệu quả trong tương lai. Hiện nay có rất ít nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế y tế, đặc biệt là phân tích chi phí hiệu quả giữa 2 phương pháp điều trị. Các phương pháp trên thế giới cũng không đề cập so sánh giữa 2 phương pháp là Longo và Thường quy nên việc phân tích trong nghiên cứu này thuần là mô tả các kết quả đặc thù tại bệnh viện trường đại học, vì vậy không có sự so sánh với kết quả của các đề tài nghiên cứu khác cũng như so sánh về ưu và nhược điểm của nghiên cứu. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Phụ bản của Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Corman ML, Gravie JF, Hager T, Loudon MA, Mascagni D, Nystrom PO (2003), "Stapled haemorrhoidopexy: a consensus position paper by an international working party - indications, contra-indications and technique". Colorectal Dis, 5 (4), 304-10. 2. Đại học Y Hà Nội (2007), Nguyễn Thị Kim Chúc, Đánh giá kinh tế, Kinh tế Y tế và Bảo hiểm Y tế, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, xuất bản lần 1. 1-110. 3. Đại học Huế (2017), Độ tuổi nào dễ mắc bệnh trĩ. Bệnh lý hậu môn trực tràng 4. 7219, 20/5/2017. 5. Gazet JC, Redding W, Rickett JW (1970), "The prevalence of haemorrhoids. A preliminary survey". Proc R Soc Med, 63 Suppl, 78-80. 6. Ho YH, et al (2000), "Stapled hemorrhoidectomy--cost and effectiveness. Randomized, controlled trial including incontinence scoring, anorectal manometry, and endoanal ultrasound assessments at up to three months". Dis Colon Rectum, 43 (12), 1666-75. 7. Johanson JF, Sonnenberg A (1990), "The prevalence of hemorrhoids and chronic constipation. An epidemiologic study". Gastroenterology, 98 (2), 380-6. 8. Loder PB, Kamm MA, Nicholls RJ, Phillips RK (1994), "Haemorrhoids: pathology, pathophysiology and aetiology". Br J Surg, 81 (7), 946-54. 9. Longo A (1998), Treatment of hemorrhoid disease by reduction of mucosa and hemorrhoidal prolapse with a circular suturing device: a new procedure. Bologna: Proceedings of the 6th World Congress of Endoscopic Surgery, Monduzzi Publishing, Rome, Italy, pp. 777–784. 10. Nguyễn Mạnh Nhâm và các tác giả (2004), Nghiên cứu bệnh trĩ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam và các biện pháp phòng bệnh và điều trị Tạp chí Hậu Môn Trực Tràng IV, tr 3-15. 11. Pavlidis T, Papaziogas B, Souparis A, Patsas A, Koutelidakis I, Papaziogas T (2002), "Modern stapled Longo procedure vs. conventional Milligan-Morgan hemorrhoidectomy: a randomized controlled trial". Int J Colorectal Dis, 17 (1), 50-3. 12. Wilson MS, Pope V, Doran HE, Fearn SJ, Brough WA (2002), "Objective comparison of stapled anopexy and open hemorrhoidectomy: a randomized, controlled trial". Dis Colon Rectum, 45 (11), 1437-44. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 14/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_sanh_chi_phi_hieu_qua_phuong_phap_phau_thuat_tri_thuong_q.pdf
Tài liệu liên quan