Số liệu địa chất phân tích và lựa chọn phương án móng

Tài liệu Số liệu địa chất phân tích và lựa chọn phương án móng: CHƯƠNG 8 SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT PHÂN TÍCH & LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT Công tác khảo sát địa chất công trình nhằm cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác tính toán nền móng công trình: Chung Cư THANH AN, DỰ ÁN LÔ 13-14 KHU DÂN CƯ THANH NIÊN VĂN THÁNH - P22 Q. BÌNH THẠNH –TPHCM. Khu vực xây dựng có diện tích ước chừng khoảng 900m2. Công tác khoan khảo sát được tiến hành với 3 hố khoan được ký hiệu là: . HK1 sâu 70 m . HK2 sâu 70 m . HK3 sâu 70 m Lỗ khoan có đường kính trong là 89mm và được khoan bằng máy khoan ACKER với phương pháp khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch bentonite. Công tác thí nghiệm được tiến hành với 105 mẫu đất nguyên dạng. Các mẫu đất nguyên dạng được lấy bằng ống thành mỏng có đường kính cũng là 89mm và được ghi số thứ tự theo độ sâu của từng hố khoan, được bọc sáp và được bảo quản cẩn thận để giữ được độ ẩm và tính nguyên dạng của đất. Khoảng cách giữa các mẫu là 2.0m. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HỐ KHOAN Hình 8.1: S...

doc6 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Số liệu địa chất phân tích và lựa chọn phương án móng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 8 SỐ LIỆU ĐỊA CHẤT PHÂN TÍCH & LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TÁC KHẢO SÁT Công tác khảo sát địa chất công trình nhằm cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ cho công tác tính toán nền móng công trình: Chung Cư THANH AN, DỰ ÁN LÔ 13-14 KHU DÂN CƯ THANH NIÊN VĂN THÁNH - P22 Q. BÌNH THẠNH –TPHCM. Khu vực xây dựng có diện tích ước chừng khoảng 900m2. Công tác khoan khảo sát được tiến hành với 3 hố khoan được ký hiệu là: . HK1 sâu 70 m . HK2 sâu 70 m . HK3 sâu 70 m Lỗ khoan có đường kính trong là 89mm và được khoan bằng máy khoan ACKER với phương pháp khoan xoay bơm rửa bằng dung dịch bentonite. Công tác thí nghiệm được tiến hành với 105 mẫu đất nguyên dạng. Các mẫu đất nguyên dạng được lấy bằng ống thành mỏng có đường kính cũng là 89mm và được ghi số thứ tự theo độ sâu của từng hố khoan, được bọc sáp và được bảo quản cẩn thận để giữ được độ ẩm và tính nguyên dạng của đất. Khoảng cách giữa các mẫu là 2.0m. SƠ ĐỒ VỊ TRÍ HỐ KHOAN Hình 8.1: Sơ đồ vị trí hố khoan ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH Từ kết quả khảo sát, khoan và thí nghiệm – có thể chia địa tầng địa chất của khu vực khảo sát như sau: LỚP ĐẤT 4: Sét pha cát màu xám trắng độ dẻo trung bình, trạng thái dẻo cứng LỚP 4 LỚP 7 LỚP 8 LỚP ĐẤT ĐẮP LỚP 2, LỚP 3: Sét pha cát và sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite,độ dẻo trung bình. LỚP ĐẤT 5: Cát pha màu xám, trạng thái dẻo LỚP ĐẤT 6: Cát vừa đến mịn, trạng thái bời rời LỚP ĐẤT7 : Cát vừa, trạng thái chặt vừa LỚP ĐẤT8 : Sét lẫn cát bụi màu vàng nhạt,trạng thái nữa cứng,độ dẻo cao Đáy hố khoan LỚP 5 LỚP 6 HÌNH 8.2 : TRỤ ĐỊA CHẤT TÍNH TOÁN 8.2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MÓNG Trong thiết kế nhà cao tầng, không chỉ việc chọn lựa kết cấu chịu lực chính bên trên là quan trọng, mà các giải pháp về nền móng bên dưới cũng được quan tâm không kém. Sự lựa chọn kiểu móng có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ công trình và phải xét đến nhiều nhân tố như: điều kiện địa chất nền, tính khả thi về mặt kỹ thuật, về mặt an toàn, về tốc độ thi công nhanh, về môi trường và kinh tế … Do đặc điểm của nhà cao tầng là cao, nên tải trọng đứng lớn và tập trung, mặt khác trọng tâm công trình cách mặt đất đáng kể, nên rất nhạy đối với nghiêng lệch. Khi chịu tác động của tải trọng ngang, sẽ sinh ra mômen lật cực lớn. Vì vậy, chọn giải pháp móng sâu, cụ thể là móng cọc cho nhà cao tầng là rất hợp lý. + Móng cọc ép Phương án móng này được sử dụng rộng rãi hiện nay khi xây dựng nhà cao tầng. Ưu điểm của phương án này là dễ thi công, giá thành rẻ, không gây ồn ào. Tuy nhiên với địa chất tại Chung Cư Thanh An, ta thấy lớp đất 7 là lớp đất tốt, có khả năng đặt mũi cọc trong lớp đất này. Vì thế để thi công cọc đúng chiều sâu thiết kế có những hạn chế sau đây: vì cọc ép có sức chịu tải không lớn nên cần phải sử dụng nhiều cọc mà điều kiện mặt bằng không cho phép ta sử dụng nhiều cọc, nên ta cần phải đặt mũi cọc sâu hơn, vì thế để ép cọc đến độ sâu thiết kế thì rất khó do cọc phải đi qua lớp cát số 5 và 6 có chiều dày khá lớn (32m), dễ bị chối cọc hoặc hỏng cọc. Vậy phương án này không phù hợp cho công trình. + Móng cọc barette Trên thế giới, cọc barret đã được sử dụng phổ biến khi xây dựng các nhà cao tầng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, một số công trình cũng đã sử dụng cọc barette cho giải pháp nền móng. Tuy nhiên giá thành cho móng cọc barret còn khá cao, thiếu thiết bị thi công và trình độ thi công cũng phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài. Nước ta chưa có đơn vị thi công nào có thể thi công cọc barette hoàn toàn độc lập vì vậy tính phổ biến của loại cọc này ở nước ta là chưa cao. Vì các lý do trên nên ta không chọn phương án này cho móng của công trình. + Móng cọc khoan nhồi Loại cọc này có những ưu điểm sau đây: Sức chịu tải của mỗi cọc đơn lớn, có thể đạt hàng nghìn tấn khi chôn ở độ sâu lớn; - Số lượng cọc cho mỗi móng ít, phù hợp với mặt bằng có diện tích nhỏ; Không gây tiếng ồn đáng kể như khi đóng cọc; Phương pháp thi công cọc là khoan nên không gây ra hiện tượng trồi đất như khi ép hay đóng cọc, do đó ít ảnh hưởng đến móng của công trình lân cận. - Mặc dù cọc khoan nhồi có một vài nhược điểm như khi thi công cọc dễ bị sập thành hố khoan, chất lượng bêtông cọc không cao do không được kiểm soát kỹ v…v… nhưng so với những nhược điểm của hai loại cọc kể trên thì các nhược điểm này có thể khắc phục được. KẾT LUẬN: Dựa vào những phân tích về ưu nhược điểm của các phương án móng trên, ta quyết định chọn phương án móng cọc khoan nhồi cho công trình Chung cư Thanh An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong8xulysolieu.doc
Tài liệu liên quan