Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn

Tài liệu Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0018 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 116-122 This paper is available online at SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM THỜI NGUYỄN Mai Thị Tuyết Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhà Nguyễn , ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canh tác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Định hoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diện tích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư. Hà Nam không gần biển, ruộng đất hình thành từ lâu đời; đồng thời, quan lại ra sức cướp đoạt ruộng đất “biến công vi tư”, cùng với thiên tai, dịch bệnh, tô thuế nặng nề, người nông dân bỏ ruộng đồng đi tha phương, khiến tư điền ở đây lấn át công điền. Thậm chí, nhiều xã, tổng không có công điền. Đời sống của người nông dân ở hai tỉnh hết sức cực khổ, đặc biệt là nông dân Hà Nam. Hai tỉnh ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0018 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 116-122 This paper is available online at SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH NAM ĐỊNH VÀ HÀ NAM THỜI NGUYỄN Mai Thị Tuyết Khoa Lí luận chính trị và Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhà Nguyễn , ngay từ thời kì đầu đã đưa ra chính sách bảo vệ ruộng đất canh tác, đặc biệt là công điền. Tuy vậy, bức tranh sở hữu ruộng đất ở Hà Nam và Nam Định hoàn toàn trái ngược nhau. Nhờ đẩy mạnh khai khẩn ruộng đất hoang ven biển mà diện tích ruộng đất công ở Nam Định nhiều hơn ruộng đất tư. Hà Nam không gần biển, ruộng đất hình thành từ lâu đời; đồng thời, quan lại ra sức cướp đoạt ruộng đất “biến công vi tư”, cùng với thiên tai, dịch bệnh, tô thuế nặng nề, người nông dân bỏ ruộng đồng đi tha phương, khiến tư điền ở đây lấn át công điền. Thậm chí, nhiều xã, tổng không có công điền. Đời sống của người nông dân ở hai tỉnh hết sức cực khổ, đặc biệt là nông dân Hà Nam. Hai tỉnh sớm trở thành ngòi nổ và trung tâm đấu tranh ở miền Bắc chống thực dân Pháp sau này. Từ khóa: Ruộng đất, Nam Định, Hà Nam, Nhà Nguyễn. 1. Mở đầu Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn thuộc trấn Sơn Nam, nghề chính của cư dân nơi đây là nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng, tác động lớn đến các quan hệ kinh tế - xã hội và đời sống của người nông dân. Vấn đề này đã được giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm từ sớm. Xét từ phạm vi Đông Dương đến Nam Định và Hà Nam có thể kể tới một số công trình tiêu biểu như: Economie agricole de l’Indochine (Nông nghiệp Đông Dương, Hà Nội, 1932) của Y.Henry; La Culture du riz dans le delta du Tonkin (Nghề trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kì, Paris, 1935) của René Dumont; cuốnMonographie de la province de Ha Nam (Địa chí tỉnh Hà Nam) của Chính quyền thực dân, xuất bản 1932; Địa chí Hà Nam của Tỉnh Ủy, HĐND, UBND, xuất bản năm 2005. . . Các công trình nêu trên đã đề cập đến vấn đề nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau, cơ bản dưới dạng khái quát, chung chung hoặc ở một vài nội dung nhỏ lẻ nào đó. Tất cả đều có giá trị tham khảo rất tốt. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước, bài viết đi sâu tìm hiểu chính sách ruộng đất của nhà Nguyễn, tình hình sở hữu ruộng đất ở hai tỉnh Nam Định và Hà Nam, so sánh các hình thức sở hữu ruộng đất ở hai tỉnh, nguyên nhân của sự khác biệt, cùng ảnh hưởng của sự chuyển dịch trong sở hữu ruộng đất đến đời sống của người nông dân nơi đây. Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016 Liên hệ: Mai Thị Tuyết, e-mail: maisontuyetdhsp@yahoo.com 116 Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chính sách ruộng đất của Nhà Nguyễn 2.1.1. Chính sách đối với ruộng đất công Tô thuế nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của nhà nước phong kiến, nguồn này về cơ bản lấy từ công điền; đồng thời, công điền cũng là đối tượng mà các vua lấy ra để phong cấp cho hệ thống quan lại, hình thành tầng lớp địa chủ quan liêu làm chỗ dựa cho triều đại của mình. Vì vậy, ngay từ đầu, các vua Triều Nguyễn đã có chủ trương, biện pháp để bảo vệ loại ruộng đất này. Một mặt, Nhà nước hạn chế việc phân cấp ruộng đất không vĩnh viễn, thay bằng việc trả lương, mặt khác lại ra sức củng cố, phát triển công điền. Năm 1803, Triều đình cấm các làng xã không được bán đứt hay cầm cố ruộng đất công. Chỉ dụ của vua Gia Long đã nêu: “Phàm ruộng công, đất công không được bán đứt hay cầm cố, nếu trong xã nào vì có việc công khẩn cấp, cho người thuê để cấy, lấy tiền tiêu việc công, thì cho hạn lấy 3 năm đã hết tiền gốc lãi, rồi đem đất ấy giao trả cho xã dân chi cấp”, “nếu xã thôn nào trái lệnh cấm, quen thói cũ, mua bán riêng với nhau, việc phát giác ra, thì người mua nhầm bị mất tiền gốc, người làm văn khế, người cùng đứng tên trong văn khế và những người làm chứng đều bị trị tội nặng, ruộng đất đem bán trong văn khế vẫn truy trả dân” [7;4,113-114]. Lệ này được nhắc lại nhiều lần trong thời gian sau đó dưới triều Nguyễn (1844, 1855, 1864) [6;39,137]. Chỉ dụ năm 1844 (năm Thiệu Trị thứ 4) ghi rõ: “Từ nay, phàm ruộng đất công các xã thôn, theo đúng lệ định, không được bán đứt, bán cố. Nếu xã thôn nào có việc chung khẩn trọng phải đem cố hay cho thuê lấy tiền tiêu dùng thì lí dịch xã ấy báo khắp hương mục cho đến dân chúng trong xã, hội họp tính rõ, quả thuận tình đợ cố mới được cho thuê cấy, nhưng không được quá hạn 3 năm. Văn khế đem cố phải nhiều người kí tên điểm chỉ. Nếu xã lớn thì vài chục người, xã nhỏ thì năm sáu người kí tên điểm chỉ liền nhau mới là việc công của làng”. Không chỉ ban hành chính sách bảo vệ ruộng đất công, nhà Nguyễn còn khuyến khích khai hoang mở mang diện tích gieo trồng, công điền công thổ. Từ năm 1802 đến 1855, nhà Nguyễn ban hành 25 quyết định về tổ chức khai hoang [6;142]. 2.1.2. Chính sách đối với ruộng đất tư Loại đất này ra đời rất sớm, khoảng thế kỉ X (xem thêm Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, NCLS số 52, năm 1963; Vũ Huy Phúc, NCLS số 3, năm 1976), nó có vai trò khá quan trọng đối với xã hội phong kiến, các triều phong kiến phải lấy tầng lớp địa chủ quan liêu làm chỗ dựa cho mình, cho nên không thể không tôn trọng đối tượng này. Ruộng đất tư hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, từ sự cấp phát của triều đình, hoặc cường hào, lí trưởng địa phương chiếm đoạt ruộng đất công làng xã, từ mua bán, khẩn hoang. . . Chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn đã góp phần làm cho diện tích tư điền phát triển thêm. Những người khẩn hoang có thể được một phần đất đai, hoặc một nửa, thậm chí là toàn bộ. Tù phạm tham gia khẩn hoang cũng có thể được nhận ruộng đất tư, chỉ dụ của Minh Mạng (1930) ghi rõ: ở bất kì chỗ nào trong nước có tù phạm phải tội đi đày phải tới làm việc trong quân, thì các quan lại địa phương sai họ đến những nơi đất hoang có thể cày cấy được, cấp cho đồn điền làm ruộng mà khai thác. Sau 3 năm số ruộng khai thác được ghi vào sổ địa bạ xã thôn sở tại, cho làm ruộng tư của bọn ấy, tha miễn thuế lệ. Lại đủ 3 năm, quan địa phương xét ruộng tốt xấu, chước định thuế lệ để trưng thu [7;10,94]. Ở Nam Định, Doanh điền sứ Nguyễn Chính và Phó sứ Đỗ Tông Phát tổ chức khai khẩn tổng Quế Hải đều được nhận ruộng tư điền (gọi là biếu điền), tất cả những người tham gia khai khẩn 117 Mai Thị Tuyết (117 suất) đều được nhận ruộng đất theo tỉ lệ 2:1 (2 phần tư điền, 1 phần công điền). Sự tôn trọng của nhà Nguyễn còn thể hiện trong việc đền bù (nếu các công trình công cộng ở các địa phương xây dựng trên ruộng đất của tư nhân). Thậm chí, ruộng đất tư ở một số địa phương được đền bù nhiều hơn ruộng đất công. Đơn cử khi đào sông Phủ Lợi (1935) tại Thừa Thiên, ruộng công đền bù mỗi mẫu 20 quan, nhưng ruộng tư là 100 quan. Tại Nam Định (1832), khi đắp đồn, nhà nước phải đền bù mỗi mẫu 80 quan. Mở quan lệ (1833), ruộng đất có văn khế được cấp mỗi mẫu 120 quan, không có văn khế được 50 hoặc 60 quan [6;254]. Nhà Nguyễn một mặt ra sức bảo vệ ruộng đất công làng xã, mặt khác lại bảo vệ cả tư điền. Luật Gia Long điều 87 và 91 quy định: Nhà nước xử phạt những kẻ chiếm đoạt ruộng đất tư của người khác hoặc làm thiệt hại tới hoa lợi của người khác. Tuy nhiên, nếu ruộng đất tư mà để hoang hóa thì triều đình xử rất nghiêm. Luật Gia Long quy định: “Nếu ai chiếm nhiều ruộng đất nhưng lại bỏ hoang, từ 3 mẫu đến 10 mẫu thì bị đánh 30 roi, cứ 10 mẫu lại tăng thêm một bậc, chịu tội 80 trượng. Số ruộng đất này bị Nhà nước tịch thu” (điều 84). Như vậy, một mặt Nhà Nguyễn chủ trương bảo vệ và mở ruộng công điền, mặt khác lại bảo vệ tư điền. Mặc dù không khuyến khích mở rộng diện tích như công điền, nhưng Nhà Nguyễn rất tôn trọng hình thức sở hữu ruộng đất này. Tô thuế ruộng đất là nguồn thu chính của Nhà nước, nguồn này chủ yếu lấy từ công điền, cho nên Nhà nước ra sức bảo vệ và mở rộng diện tích công điền (chỗ dựa về kinh tế). Tuy nhiên, địa chủ quan lại là chỗ dựa của chế độ phong kiến (chỗ dựa về chính trị), cho nên Nhà nước cần phải duy trì và tôn trọng tư điền (loại ruộng đất thuộc sở hữu chủ yếu của địa chủ quan lại). Sự thay đổi giữa hai hình thức sở hữu này cũng phản ánh phần nào sự thịnh suy của chế độ phong kiến quan liêu ở Việt Nam qua các thời kì. 2.2. Tình hình sở hữu ruộng đất ở Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn Chính sách khuyến khích khẩn hoang của Nhà Nguyễn đã phát huy tác dụng tại địa bàn tỉnh Nam Định. Năm 1828, sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành, Nguyễn Công Trứ (Tổng Đốc Hải An) đã đề nghị với nhà Nguyễn cho tổ chức khai hoang lập làng ấp ở Nam Định và Ninh Bình. Một số vùng đất mới ra đời từ công cuộc này như: huyện Tiền Hải (Thái Bình ngày nay) với 18.970 mẫu ruộng; 2 xã thuộc huyện Nam Trực và 1 tổng thuộc huyện Giao Thủy; Kim Sơn (Ninh Bình) với 1.260 mẫu ruộng [6;134]. Ở Nam Định, nhà Nguyễn tiếp tục tổ chức khai hoang và lập ra các đơn vị: tổng Ninh Nhất (này thuộc huyện Hải Hậu) và Hoành Thu (Giao Thủy), do Nguyễn Công Trứ tổ chức; tổng Quế Hải (Hải Hậu) do Doanh điền sứ Nguyễn Chính và Phó sứ Đỗ Tông Phát tổ chức; tổng Sĩ Lâm (Nghĩa Hưng) do Phạm Văn Nghị tổ chức [1;21]. Theo Nam Định khai khẩn chí, đến thời Đồng Khánh, Thành Thái, nhân dân ở ven biển Nam Định tiến hành khai hoang lập thêm được nhiều làng, trại khác. Số liệu Bảng 1 cho thấy, ở đời vua Đồng Khánh và Thành Thái, tính sơ bộ cũng có hàng vạn mẫu đất được khai khẩn trở thành đất canh tác và đất ở, nhiều thôn, xã, ấp ra đời. Kết quả này vừa giải quyết vấn đề kinh tế cho người dân, lại vừa kéo giãn bớt những khu dân cư đông đúc ra những vùng đất mới khẩn hoang. Gần đây, các nhà nghiên cứu tiến hành khảo sát địa bạ 100 xã, thôn thuộc 5 huyện Thượng Nguyên, Mỹ Lộc, Thiên Bản, Nam Chân, Vọng Doanh thời Nguyễn cho thấy, công điền chiếm tới 40,50%, còn tư điền chỉ chiếm 35,83%, số còn lại thuộc về các loại đất đai khác như: thần từ Phật tự điền, đất bãi ven sông, thổ trạch viên trì . . . [8;274]. Nguyên nhân công điền ở Nam Định thời gian này nhiều hơn tư điền là do sự tác động quan trọng của công cuộc khẩn hoang “đất đai khai khẩn được nếu không phải là toàn bộ thì cũng một nửa bị biến thành sở hữu công cộng” [8;274]. 118 Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn Bảng 1. Khai khẩn ruộng đất dưới thời vua Đồng Khánh, Thành Thái [2] TT Người tham gia khai khẩn Tên vùng đất sau khai khẩn Diện tích 1 Nhân dân xã Nghĩa Xá Trại Xuân Hòa 2 Nhân dân huyện Trực Ninh Trại Lác Môn 3 Đoàn Trái Thái và Lâm Văn Khoát đemdân đi theo Nguyễn Công Trứ Lý Tân Lịch 4 Bùi Văn Châu Xã Cốc Thành (NghĩaHưng) 5 Nhân dân tổng Sĩ Lâm (Nghĩa Hưng) Vùng đất trồng cói Hàng trăm mẫu 6 Nhân dân 14 ấp thuộc tổng Lạc Thiện Thành điền: 4.006 mẫu; chưa thành điền: 1.747 mẫu 7 Ấp Xuân Thủy (Hải Hậu) Hơn 4000 mẫu 8 Phú Lễ, Phú Văn, thôn Nam Khai, ấp PhúcHải, ấp Xuân Hà Hơn 1000 mẫu 9 Nhân dân xã Đại An Xã Văn An (Nam Trực) 10 Trần Ngọc Quế cùng nhân dân Trại Liêu Ngạn 11 Nguyễn Vĩnh Giáo, Trần Hữu Công, Lại Trình, Lại Thế Vĩnh, Trần Văn Thiện, Vũ Đình Sỹ, Đỗ Như Sơn, Đào Văn Long. . . cùng nhân dân 13 xã thôn thuộc tổng Sỹ Lâm 12 Người thôn Đô Tráng và thôn Phú Thọ(Trực Ninh) Thành lập 4 xóm: An Ninh, An Phú, An Mỹ, An Thịnh (Xuân Trường) 13 Các cụ Nguyễn Nhất, Nguyễn Nhì, NguyễnTam cùng nhân dân Xã Bắc Câu 14 4 cụ họ Mai, họ Phạm, họ Nguyễn, họ Đỗ Xã Quần Mông (nay là xã Lạc Quần, huyện Giao Thủy). Mặc dù Nhà Nguyễn tích cực bảo vệ và phát triển ruộng đất công, nhưng hiện tượng “biến công vi tư” vẫn diễn ra và ngày một gia tăng, khiến diện tích công điền trong cả nước giảm sút mạnh (Nam Định và Thái Bình xảy ra ít hơn cả). Phan Huy Chú nhận xét: “Nước ta duy có trấn Sơn - Nam - Hạ là rất nhiều ruộng và đất bãi công. . . Còn các xứ khác thì các hạng ruộng công không có mấy, dù xứ nào có nữa thì cũng chỉ đủ để cung cấp binh lương và ngụ lộc, không thể san chia cho các hạng” [8;273]. Chủ trương cho phép các làng xã cầm cố ruộng đất có thời hạn của triều Nguyễn đã tạo cơ sở, kẽ hở cho bọn cường hào, lí dịch thao túng, chiếm đoạt ruộng đất công. Tại Nam Định, năm 1844, bố chính Lê Khiêm Quang nói: “Công điền công thổ là lợi ích chung của một làng, gần đây bọn cường hào lí dịch, phần nhiều thác cớ nói là việc công tiêu, thông đồng đem điển cố đi, thuế lệ lại chia bổ cho dân xã phải nộp. . . ” [6;150]. Thực tế, nạn này đã có từ trước, các vua Nguyễn đã liên tục ban hành chính sách để hạn chế và đẩy lùi nó. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ đã từng nói: “Chúng công nhiên không sợ hãi gì, tự hùng trưởng với nhau. . . Những nơi có ruộng đất công, thường thường mượn việc cầm mướn để làm bở béo cho mình. . . thậm chí ẩn lậu dinh điền hàng nghìn mẫu mà không nôp thuế” [10;28]. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các chính sách bảo vệ ruộng đất công của nhà Nguyễn “đã hoàn toàn thất bại trước sự phát triển mãnh liệt của ruộng đất tư hữu”. Đến năm 1871, Tự Đức phải 119 Mai Thị Tuyết “chuẩn cho bán ruộng đất công bỏ hoang làm ruộng đất tư” [7;32,271]. Tại Hà Nam, xem trong 25 quyết định của Nhà Nguyễn về tổ chức khai hoang trong toàn quốc (như đã nêu), không có quyết định khai hoang ở Hà Nam. Ruộng đất tại đây có lịch sử lâu đời, vua, chúa các triều đại thường về Hà Nam (Đọi Sơn, huyện Duy Tiên) vào dịp đầu xuân để cày mẫu “động thổ, khai mùa” (cày tịch điền). Lệ ấy đã trở thành truyền thống (bắt đầu từ năm 987, đời vua Lê Đại Hành) và là ngày hội của người dân địa phương (Lễ hội Đọi Sơn). Tình trạng chiếm đoạt ruộng đất công ở Hà Nam “biến công vi tư” đã diễn ra trong một thời gian dài qua các triều đại phong kiến. Đến thời Nguyễn, ruộng đất công bị thu hẹp một cách nghiêm trọng. Số liệu trong tài liệu địa bạ tỉnh Hà Nam thời Nguyễn minh chứng rõ cho vấn đề này. Đơn cử về diện tích ruộng đất của huyện Duy Tiên như sau: Bảng 2. Diện tích các loại ruộng đất huyện Duy Tiên thời Nguyễn [3] Tên Tổng Công điền (mẫu) Tư điền (mẫu) Loại khác Ghi chú Bạch Sam 85 1936 239 Chuyên Nghiệp 144 1361 244 Hoàng Đạo 123 1161 186 Lam Cầu 36 1580 199 Mộc Hoàn 131 925 176 Tiên Xá 156 2241 280 Trác Bách 8 217 21 Yên Khê 579 1072 118 Tổng 1262 (9%) 10493 (80%) 1463 (11%) Bảng trên cho chúng ta thấy, diện tích tư điền nhiều hơn gấp nhiều lần so với công điền. Chỉ tính diện tích ruộng đất loại khác (Phật tự điền và Thần từ điền. . . Đây là ruộng đất thuộc quyền sử dụng của cộng đồng, được giao cho người trong xã cùng chia đều canh tác, một phần hoa lợi phục vụ tu sửa đền chùa hoặc đèn hương cúng lễ. Chỉ có điều Nhà nước đánh thuế ruộng tư, là mức thuế thấp hơn thuế ruộng công đối với loại sở hữu này) [5;130]. . . đã nhiều hơn công điền 2%. Bảng 3. Một số xã thuộc Hà Nam có diện tích tư điền nhiều vượt trội [4] Tên xã Tư điền (mẫu) Công điền (mẫu) Nhật Tựu (Kim Bảng) 260 1 Siêu Nghệ (Kim Bảng) 323 0 Lạc Nhuế (Kim Bảng) 713 0,2 Yên Lạc (Kim Bảng) 362 1 Nông Vụ (Kim Bảng) 358 1 Bút Sơn (Kim Bảng) 102 1 Lạt Sơn (Kim Bảng) 902 0 Thụy Lôi (Kim Bảng) 205 2 Định Xá (Kim Bảng) 293 0 Mai Xá (Nam Xang) 402 3 Công Xá (Nam Xang) 146 4 Tế Cát (Nam Xang) 298 2 Nga Thượng (Nam Xang) 145 4 Phương Lâm (Kim Bảng) 218 0,2 Thuận Đức (Kim Bảng) 644 2 Đức Mộ (Kim Bảng) 411 0 Quang Thừa (Kim Bảng) 365 4 120 Sở hữu ruộng đất ở tỉnh Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn Thậm chí, nhiều xã trong các tổng, huyện của Hà Nam không có công điền hoặc có rất ít công điền. Tính sơ bộ đã có 17 xã, tư điền chiếm tỉ lệ áp đảo so với công điền, thậm chí nhiều xã không có công điền. Bức tranh về sở hữu ruộng đất vào thời Nguyễn ở Nam Định và Hà Nam hoàn toàn trái ngược nhau. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng diện tích tư điền chiếm tỉ lệ áp đảo so với công điền ở Hà Nam là: Một mặt, quan lại, địa chủ thi nhau chiếm đoạt ruộng đất công (Đây là tình trạng chung, phổ biến trong cả nước – đã trình bày ở trên). Mặt khác, thiên tai, bệnh dịch, tô thuế nặng nề, nạn đói thường xuyên xảy ra, khiến nông dân Hà Nam bị chết đói hoặc bỏ ruộng làng xiêu bạt khắp nơi. Hà Nam là tỉnh không có lợi thế ven biển như tỉnh Nam Định để khai khẩn các bãi bồi hoang hóa mở rộng diện tích gieo trồng, cho nên ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp. Địa chí Hà Nam có ghi: “Vào năm 1840 vỡ đê ở tỉnh Nam Định, ở huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, lụt ở tỉnh Ninh Bình. . . Năm 1847 vỡ đê ở các huyện Thanh Liêm, Duy Tiên. Năm 1864, đê Châu Giang vỡ, tàn phá nặng nề nhiều làng xã của tổng Lam Cầu, Đọi Sơn (Duy Tiên) gây thiệt hại lớn về người và của. Ở thôn Câu Tư (nay thuộc xã Châu Sơn, Duy Tiên), khoảng giữa thế kỉ XIX, nông dân phải bỏ làng ra đi tới quá nửa lên sinh sống tại các tỉnh Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Việt Trì” [9;294]. Cuộc sống của người nông dân Nam Định và Hà Nam thời Nguyễn rất cơ cực, đặc biệt là nông dân Hà Nam “Cuộc sống bấp bênh, luôn phụ thuộc vào thiên nhiên đã khiến người nông dân Hà Nam dưới thời Nguyễn lâm vào cảnh “bước đường cùng”. “Tại thôn Thượng xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên thời Gia Long, nhân dân đói khổ, bệnh tật, trẻ con, người lớn chết nhiều, cả làng chỉ còn sót lại hơn chục người, nhưng cũng trong cảnh sống dở, chết dở. Những người sống sót lôi người chết ra cánh đồng phía Bắc làng chôn qua loa cho xong. Nhiều người khiêng xác người chết ra đồng không đủ sức chôn nữa, đành bỏ đó rồi bò về” [9;295]. Tình cảnh ấy càng trở nên tồi tệ hơn khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên mảnh đất này. Đời sống của người nông dân càng khổ cực và ngày càng lún sâu vào sự cùng quẫn. Từ đây, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn một vấn đề, tại sao Nam Định và Hà Nam sớm trở thành ngòi nổ và trung tâm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Bắc sau này. 3. Kết luận Ruộng đất là tư liệu quan trọng của người nông dân Hà Nam, Nam Định và Nhà nước phong kiến Nguyễn. Ngay từ đầu triều đại, các vua triều Nguyễn đã đưa ra chính sách bảo vệ và mở rộng diện tích ruộng đất công (nguồn thu chủ yếu của Triều đình). Đối với tư điền, Nhà nước không khuyến khích mở rộng diện tích, nhưng có chủ trương bảo vệ và tôn trọng, vì cơ bản, đây là loại ruộng của các địa chủ quan lại (chỗ dựa của chế độ phong kiến quan liêu). Nam Định là một trong hai tỉnh (Thái Bình) có công điền nhiều hơn tư điền. Tuy vậy, hiện tượng “biến công vi tư” ngày càng phổ biến trong toàn tỉnh. Đến thời Pháp thuộc, tư điền nhiều hơn công điền. Hà Nam là địa phương bị tư điền hóa mạnh mẽ ngay từ thời Gia Long. Nhiều xã, tổng không có công điền, hoặc diện tích công điền rất ít so với tư điền. Thiên tai, bệnh dịch, diện tích đất canh tác thiếu thốn, cùng chế độ tô thuế nặng nề khiến đời sống của cư dân hai tỉnh, nhất là Hà Nam rất cực khổ và ngày càng lún sâu vào sự phá sản, bần cùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] BCH Đảng bộ tỉnh Nam Định, 2001. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Nam Định 1930 - 1975. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Trần Văn Chẩn, 1864. Nam Định khai khẩn chí (Do Tủ sách Bảo tàng Nam Hà lưu trữ). 121 Mai Thị Tuyết [3] Địa bạ Hà Nam: AG.A8/1; AG.A8/2; AG.A8/3; AG.A8/4; AG.A8/5; AG.A8/6; AG.A8/7; AG.A8/9; AG.A8/10; AG.A8/11; AG.A8/12; AG.A8/14, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán nôm – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. [4] Địa bạ Hà Nam: AG.A8/15; AG.A8/16; AG.A8/17; AG.A8/18; AG.8/19; AG.A8/20 AG.A8/21; AG.A8/24; AG.A8/25; AG.A8/27; AG.A8/30, lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán nôm – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. [5] Đinh Thị Thùy Hiên, 2007. Vài nét về xã Trà Lũ (Nam Định) đầu thế kỉ XIX qua tư liệu địa bạ. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 23. [6] Vũ Huy Phúc, 1979. Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [7] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1963 - 1979. Đại Nam thực lục chính biên, tập 4, 10, 30, 32, bản dịch của Viện sử học. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [8] Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Nam Định, 2003. Địa chí Nam Định. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [9] Tỉnh Ủy, HĐND, UBND, Hà Nam, 2005. Địa chí Hà Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [10] Lê Thước, 1928. Sự nghiệp và thơ văn của Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Nxb Mạc Đình Tư, Lê Văn Tân. [11] Viện Sử học, 1990. Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập I. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. ABSTRACT Land ownership in Nam Dinh and Ha Nam Provinces during the Nguyen Dynasty The Nguyen Dynasty had a policy of allowing people to claim ownership of arable land. However, this land ownership in Ha Nam and Nam Dinh did not benefit all equally. A surge in land clearance in the coastal desert area of Nam Dinh provided more private land. Henan is not near the sea, land longstanding form; at the same time, officials tried to land rape "of investment variables", along with natural disasters, epidemics and heavy tax, farmers abandoned their farms to exile, makes investments here overwhelms fill the filling. In many communes, no farmer was allowed to file a land ownership claim. Life for the farmers of the two provinces was very hard, and especially so for the farmers of Henan. These two provinces soon became ‘detonator provinces’ and centers of the struggle against French colonialism in northern Vietnam. Keywords: Land, Nam Dinh, Ha Nam, Nguyen Dynasty. 122

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4045_mttuyet_6085_2132817.pdf
Tài liệu liên quan