Tài liệu Sinh lý bệnh của quá trình viêm trong bệnh viêm mũi xoang mạn không đáp ứng với điều trị phẫu thuật: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
1
SINH LÝ BỆNH CỦA QUÁ TRÌNH VIÊM TRONG BỆNH VIÊM MŨI
XOANG MẠN KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Phạm Kiên Hữu**
MỞ ĐẦU
Viêm mũi xoang mạn tính (Chronic rhino
sinusitis - CRS) có hay không có polyp là một
bệnh lý viêm ở mũi và các xoang cạnh mũi, đặc
trưng bởi những triệu chứng: nghẹt mũi, chảy
mũi (trước/sau), đau/nặng mặt, giảm hay mất
mùi(1). Điều trị luôn luôn theo phương pháp điều
trị nội tối ưu, nếu cần thiết có thể phải phẫu
thuật và sau đó luôn luôn theo sau bởi quá trình
điều trị nội (đôi khi phải kéo dài).
Trong khi mục tiêu chính của điều trị nội
khoa là giảm thiểu hay giải quyết tình trạng
viêm trên niêm mạc mũi-xoang thì mục đích
chính của điều trị phẫu thuật là lấy bỏ niêm mạc
bị thoái hoá bệnh lý không hồi phục được, tái tạo
hiện tượng thông khí trong xoang và phục hồi
khả năng tái đáp ứng với điều trị nội khoa sau
mổ. Mặc dù hầu hết các phẫu thuật viên tai mũi
họng h...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 198 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sinh lý bệnh của quá trình viêm trong bệnh viêm mũi xoang mạn không đáp ứng với điều trị phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
1
SINH LÝ BỆNH CỦA QUÁ TRÌNH VIÊM TRONG BỆNH VIÊM MŨI
XOANG MẠN KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Phạm Kiên Hữu**
MỞ ĐẦU
Viêm mũi xoang mạn tính (Chronic rhino
sinusitis - CRS) có hay không có polyp là một
bệnh lý viêm ở mũi và các xoang cạnh mũi, đặc
trưng bởi những triệu chứng: nghẹt mũi, chảy
mũi (trước/sau), đau/nặng mặt, giảm hay mất
mùi(1). Điều trị luôn luôn theo phương pháp điều
trị nội tối ưu, nếu cần thiết có thể phải phẫu
thuật và sau đó luôn luôn theo sau bởi quá trình
điều trị nội (đôi khi phải kéo dài).
Trong khi mục tiêu chính của điều trị nội
khoa là giảm thiểu hay giải quyết tình trạng
viêm trên niêm mạc mũi-xoang thì mục đích
chính của điều trị phẫu thuật là lấy bỏ niêm mạc
bị thoái hoá bệnh lý không hồi phục được, tái tạo
hiện tượng thông khí trong xoang và phục hồi
khả năng tái đáp ứng với điều trị nội khoa sau
mổ. Mặc dù hầu hết các phẫu thuật viên tai mũi
họng hiện nay đều sử dụng liệu pháp kết hợp
trên, nhưng vẫn có khoảng 10% bệnh nhân
không đáp ứng với phẫu thuật mũi xoang và
điều trị nội khoa, bệnh tiếp tục diễn tiến xấu dẫn
đến nguy cơ phải phẫu thuật lại(5). Bài viết sẽ tập
trung đánh giá vai trò của quá trình viêm ở
những bệnh nhân phẫu thuật mũi xoang thất
bại, bao gồm cả vai trò của những yếu tố nội tại
của bệnh nhân và những yếu tố ngoại lai ảnh
hưởng bất lợi đến kết quả sau mổ.
YẾU TỐ NỘI TẠI
CRS có thể gồm những phân nhóm khác
nhau. Những phân nhóm khác nhau của CRS
thường được xếp thành những thể bệnh đơn
độc, bởi vì hiện tại vẫn không thể phân biệt rõ
ràng giữa các phân nhóm khác nhau(9). CRS có
polyp (Nasal polyp - NP) là một trong những
phân nhóm có những đặc điểm khác biệt nhất,
vài nghiên cứu đã cố gắng sử dụng những chỉ
dấu viêm để phân biệt CRS có NP với những
phân nhóm khác(1,3,11). Mặc dù vài trong số những
nghiên cứu này cho thấy rõ ràng sự biểu hiện
của eosinophil và interleukin-5 ở những bệnh
nhân có NP cao hơn ở những bệnh nhân CRS,
những nghiên cứu này cũng khuyến cáo rằng sự
tồn tại của một chuỗi trong đó sự khác biệt có thể
rõ ràng hướng đến các đầu của chuỗi, nhưng
không có điểm cắt rõ ràng tồn tại giữa CRS có
NP và những thể khác của CRS. Trong chương
này, chúng tôi sẽ đề cập đến CRS như là một
bệnh lý đơn độc trừ khi có những khác biệt rõ
ràng giữa những phân nhóm khác nhau được
mô tả trong tài liệu.
Có vài yếu tố nội tại có thể là tăng hay ảnh
hưởng đến biểu hiện lâm sàng của CRS. Chúng
cần phải được nhận ra và xem xét bởi vì chúng
có thể ảnh hưởng bất lợi kết quả phẫu thuật mũi
xoang. Vài trong số những yếu tố này có thể đòi
hỏi những can thiệp điều trị đặc hiệu, bên cạnh
phẫu thuật mũi xoang.
Dị ứng và cơ địa dị ứng
Mặc dù vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về
liên quan nhân quả giữa dị ứng và CRS, cơ hội
cải thiện triệu chứng sau phẫu thuật nội soi mũi
xoang (Endoscopic sinus surgery - ESS) có thể tối
ưu nếu bệnh lý dị ứng nền được quan tâm.
Việc suy đoán rất thú vị rằng tình trạng
viêm dị ứng ở mũi dẫn đến sự phát triển của
CRS ở các cá nhân có cơ địa dị ứng: Cả hai tình
trạng này đều có xu hướng gia tăng tỷ lệ mắc
bệnh(14) và thường xuyên cùng xảy ra trong cùng
một cá thể. Người ta đã công nhận rằng sự phù
nề niêm mạc mũi trong viêm mũi dị ứng tại vị trí
*Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: GS.TS.BS Phạm Kiên Hữu ĐT: 0903851569 Email: drphuchuu4@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
2
lỗ thông của xoang có thể ảnh hưởng đến sự
thông khí và thậm chí gây tắc nghẽn hoàn toàn,
dẫn đến ứ đọng dịch nhầy và nhiễm trùng. Hơn
nữa, có một sự đồng thuận ngày càng lớn rằng
niêm mạc của đường hô hấp mũi liên tục với các
xoang cạnh mũi, cũng như việc sử dụng thuật
ngữ “viêm mũi xoang” thay vì “viêm xoang”.
Tuy nhiên, phân tích cẩn thận các bài báo
trích dẫn cơ địa dị ứng là một yếu tố nguy cơ
viêm mũi xoang mạn tính cho thấy rằng trong
khi có tỷ lệ dị ứng cao hơn ở những bệnh nhân
có triệu chứng phù hợp với viêm xoang hơn
trong dân số chung, điều này có thể là kết quả
của sai số chọn mẫu, cũng như các bác sĩ liên
quan thường có quan tâm đến dị ứng(18,21). Trong
số các bệnh nhân CRS trải qua phẫu thuật xoang,
tỷ lệ nhạy cảm với dị nguyên dao động từ 30 đến
62%(8,20), trong đó đa số (60%) nhạy cảm với
nhiều dị nguyên(11). Cũng giống như trong bệnh
hen suyễn, có một số dấu hiệu cho thấy ở những
bệnh nhân CRS nặng hơn, thì dị ứng kém quan
trọng hơn(11). Mặc dù thiếu bằng chứng dịch tễ
học chắc chắn về mối quan hệ nhân quả rõ ràng
giữa dị ứng và CRS, rõ ràng là không giải quyết
được dị ứng như là một yếu tố góp phần gây ra
CRS sẽ làm giảm cơ hội can thiệp phẫu thuật
thành công(12). Một nửa số bệnh nhân đã phẫu
thuật xoang trước đây, tin rằng phẫu thuật đơn
thuần là không đủ để giải quyết hoàn toàn các
đợt nhiễm trùng tái phát(17). Tuy nhiên, tỷ lệ
phẫu thuật lại không khác biệt đáng kể giữa
bệnh nhân dị ứng và không dị ứng(1).
Bệnh hen
Bệnh hen thường liên quan với CRS và polyp
mũi. Các bệnh nhân hen thường có xu hướng bị
bệnh xoang nghiêm trọng hơn(19). Ngoài ra, tỷ lệ
CRS tự báo cáo rất cao (70%) ở bệnh nhân bị hen
suyễn(7). Bệnh nhân hen đồng thời bị CRS có
nhiều đợt hen hơn, điểm hen nặng hơn, ho nặng
hơn và chất lượng giấc ngủ kém hơn so với
những người hen không có CRS.
Ở cấp độ tế bào, sự khác biệt giữa bệnh nhân
hen và không hen bị CRS/NP trở nên rõ ràng:
Bệnh nhân có NP đồng thời bị hen có xu hướng
xâm nhập bạch cầu ái toan nổi bật hơn. Điều này
cho thấy một phản ứng viêm mạnh hơn, đặc biệt
là ở phân nhóm hen không dung nạp
aspirin(6,13,18,19).
Những dữ liệu này củng cố cho mối liên kết
mạnh mẽ giữa đường hô hấp trên và dưới. Điều
trị nội khoa và/hoặc phẫu thuật của đường hô
hấp trên ở bệnh nhân hen với CRS/NP, ảnh
hưởng tích cực đến quá trình hen phế quản. Một
số nghiên cứu báo cáo rằng triệu chứng hen cải
thiện, ít cơn hen hơn, ít sử dụng steroid hơn (tại
chỗ và toàn thân) và cải thiện lưu lượng đỉnh sau
phẫu thuật và điều trị nội khoa đường hô hấp
trên. Không có bằng chứng rõ ràng rằng bệnh
nhân CRS/NP bị hen có lợi ít hơn từ phẫu thuật
xoang so với bệnh nhân không bị hen(12,20,19). Tuy
nhiên, những triệu chứng sau phẫu thuật nội soi
mũi xoang sẽ tồi tệ hơn ở bệnh nhân đồng thời bị
hen(12,13,16), và bệnh nhân hen đòi hỏi số lần phẫu
thuật xoang lại nhiều hơn(7).
Không dung nạp acid Acetylsalicylic
Bệnh nhân bị viêm xoang có polyp mũi, hen
và không dung nạp acid acetylsalicylic (ASA)
(tam chứng Widal) có xu hướng kết quả sau
phẫu thuật FESS tồi tệ hơn và đòi hỏi phẫu thuật
lại nhiều lần hơn.
Vào năm 1922, Widal đã mô tả một bộ ba
triệu chứng, sau này được biết đến như tam
chứng của Samter: (không dung nạp với các hợp
chất aspirin và các NSAID, hen phế quản
(thường là nặng) và polyp mũi). Cơ chế phản
ứng quá mẫn với aspirin không phải là miễn
dịch, nhưng có thể liên quan đến sự ức chế
cyclo-oxygenase (COX-1 và COX-2), một loại
enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp
prostaglandin, bằng aspirin.
Các triệu chứng của bộ ba ASA này thường
bắt đầu vào khoảng năm thứ 20 của cuộc đời.
Ban đầu, bệnh nhân có biểu hiện nghẹt mũi,
chảy nước mũi và giảm ngửi sau đó vài năm do
hình thành NP và (thường phụ thuộc steroid)
hen. Việc uống aspirin (hoặc thuốc kháng viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
3
không steroid khác, NSAID) dẫn đến đợt cấp của
viêm mũi và hen, nhưng độc lập với việc tiếp
xúc với NSAID, bệnh sẽ tiếp tục kéo dài suốt đời.
Bệnh nhân bị CRS và/hoặc NP đồng thời không
dung nạp ASA có xu hướng bị bệnh xoang nặng
hơn. Những bệnh nhân này có thể có lợi từ phẫu
thuật xoang, nhưng ở mức độ thấp hơn so với
bệnh nhân không bị không dung nạp ASA. Tuy
nhiên, họ dễ bị tái phát bệnh hơn và thường
xuyên phải trải qua phẫu thuật lại hơn bệnh
nhân CRS/NP dung nạp ASA(6,18,19).
“Viêm xương” - Vai trò của xương
Vùng có mật độ xương tăng lên và dày đặc
xương không đều thường phát hiện trên CT ở
các vị trí viêm mạn tính ở bệnh nhân CRS và có
thể là chỉ dấu của quá trình viêm mạn tính nền(1).
Mặc dù cho đến nay, vi sinh vật chưa được
xác định trong xương của cả mô hình người hoặc
động vật bị CRS, người ta khuyến cáo rằng sự
tăng sinh xương bất thường này là một dấu hiệu
có liên quan đến viêm xương có vai trò trong
quá trình viêm niêm mạc các xoang liên
quan(1,2,3).
Bệnh xơ nang và rối loạn vận động lông chuyển
nguyên phát
Biểu hiện của cả xơ nang (CF) và rối loạn vận
động lông chuyển nguyên phát (PCD), trong số
những nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới
tái phát. Bệnh nhân CF gần như luôn kèm theo
CRS, và phát triển NP trong khoảng 50% trường
hợp. CRS cũng hầu như luôn luôn hiện diện ở
bệnh nhân PCD, nhưng tỷ lệ NP ở nhóm bệnh
nhân này chỉ khoảng 5%. Cả CF và PCD đều là
các bệnh di truyền lặn tự phát và cần được xem
xét ở trẻ có CRS có hoặc không có NP.
Khi nghi ngờ, CF có thể được chẩn đoán
bằng thử nghiệm đo Cl- trong mồ hôi bệnh nhân
hoặc tìm đột biến gien qua phân tích DNA. Hoạt
động lông chuyển trong PCD có thể đánh giá
qua sinh thiết niêm mạc từ đường hô hấp trên
hoặc dưới, nếu cần sau khi nuôi cấy. Ngoài ra,
thử nghiệm phết tế bào niêm mạc mũi cũng là
một xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán bệnh.
Kháng sinh và steroid tại chỗ/toàn thân lâu
dài là nền tảng của điều trị. Phẫu thuật nhiều lần
thường cần thiết để đạt được kiểm soát triệu
chứng của đường hô hấp trên cũng như dưới.
Do có bất thường trong hoạt động nhày lông
chuyển bị rối loạn trong cả 2 nhóm bệnh này,
phẫu thuật nội soi xoang đơn thuần thường
không thể mang lại kết quả mong muốn. Ngoài
việc rửa mũi, phẫu thuật xoang triệt để thường
không thể tránh khỏi(3,9). Bệnh lý chu phẫu được
giả định là cao hơn ở bệnh nhân CF, do các bệnh
lý nền, chẳng hạn như bệnh lý đông máu mắc
phải và bệnh phổi tiến triển.
Rối loạn miễn dịch
Một số bệnh lý suy giảm miễn dịch mắc phải
và không mắc phải có thể gây ra CRS (có hoặc
không có NP). Chúng có thể ảnh hưởng nghiêm
trọng đến diễn tiến lâm sàng của bệnh nhân và
ảnh hưởng đến đáp ứng của CRS đối với điều trị
nội khoa và phẫu thuật tiêu chuẩn. Những bệnh
lý này luôn luôn được xem xét trong trường hợp
bệnh xoang khó điều trị.
Trong trường hợp bệnh khó điều trị, kháng
với cả điều trị nội khoa và phẫu thuật, bệnh
nhân phải được đánh giá về biểu hiện của suy
giảm miễm dịch bẩm sinh. Tuy nhiên, ngoại trừ
sự thiếu hụt dịch thể, mà có thể cần điều trị bằng
immunoglobulin tĩnh mạch, ý nghĩa của sự thiếu
hụt miễn dịch là chưa rõ.
Rối loạn suy giảm miễn dịch
Một tỷ lệ cao bệnh nhân bị CRS nặng, kháng
trị có liên quan đến hiện tượng suy giảm chức
năng tế bào T, suy giảm chức năng bạch cầu
hạt(10), một số dạng thiếu hụt immunoglobulin và
suy giảm miễn dịch thông thường(3,4). Tuy nhiên,
giá trị tiên lượng kết quả sau điều trị của những
bệnh nhân trong nhóm này không cao(4,5,6).
Suy giảm miễn dịch có thể do rối loạn đáp
ứng miễn dịch dịch thể hay tế bào và thường là
ảnh hưởng cả hai. Những bệnh nhân trong
nhóm này có nguy cơ cao phát triển thành viêm
mũi xoang mạn(9-14). Một số ví dụ bao gồm suy
giảm miễn dịch thông thường, chứng thất điều
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
4
dãn mạch và thiếu gammaglobulin máu liên kết
với đột biến ở nhiễm sắc thể X. Các kết quả
nghiên cứu hiện tại, không có đủ dữ liệu để
đánh giá vai trò của phẫu thuật xoang ở nhóm
bệnh nhân này. Ở những bệnh nhân suy giảm
miễn dịch dịch thể, phẫu thuật xoang có thể có
hiệu quả khi kết hợp đồng thời với liệu pháp
truyền immunoglobulin tĩnh mạch.
Các bệnh lý mô hạt đặc hiệu
Một vài tình trạng viêm toàn thân có liên
quan với CRS. Ba trong số những bệnh thường
gặp nhất bao gồm u hạt Wegener (WG),
sarcoidosis và Hội chứng Churg-Straus. Chúng
có thể gây ra các triệu chứng về mũi và xoang
nặng và cần phải được nhận biết, vì chúng cần
can thiệp trị liệu đặc hiệu.
U hạt Wegener (WG)
Vai trò của phẫu thuật trong WG không
nhiều, chỉ được sử dụng giới hạn trong việc cung
cấp một mẫu niêm mạc bệnh cho thử nghiệm
chẩn đoán mô học.
WG là một bệnh lý đa hệ thống với một nền
tảng di truyền phức tạp, đặc trưng bởi viêm
mạch liên quan nhiều cơ quan. Các dạng phổ
biến nhất bao gồm viêm u hạt của đường hô hấp
trên và dưới và viêm cầu thận. Nó thường xuất
hiện ở tuổi 30-50, và nam giới mắc bệnh cao gấp
1,5 lần so với nữ giới. Trong 95% bệnh nhân,
vùng đầu và cổ là vùng đầu tiên bị ảnh hưởng.
Triệu chứng ở mũi trong giai đoạn toàn phát
là: chảy mũi đục dai dẳng và loét niêm mạc mũi
và xoang. Dấu hiệu ở mũi có thể thay đổi từ
nhiễm trùng có mủ mà không có bất thường
niêm mạc nào quan sát được (phá hủy/hoại tử)
tổn thương mô hạt của niêm mạc vách ngăn và
vách mũi xoang. Phá hủy vách ngăn có thể dẫn
đến sụp sống mũi như yên ngựa đặc trưng.
Xét nghiệm kháng thể bào tương bạch cầu
trung tính (c) dương tính và tăng tốc độ lắng
máu cùng với hình ảnh lâm sàng đặc trưng gợi ý
bệnh WG. Tuy nhiên, chẩn đoán được xác định
bởi kết quả mô học và nếu mũi bị ảnh hưởng,
mẫu sinh thiết nên được lấy từ niêm mạc bị ảnh
hưởng khi bệnh nhân không sử dụng
corticosteroid. Nếu niêm mạc bình thường về
mặt đại thể thì không cần sinh thiết.
Bệnh nhân bị WG nếu không được điều trị
thường sẽ diễn biến đến tử vong. Bệnh nhân
nên được điều trị với một chuyên gia miễn
dịch lâm sàng. Trong bệnh thông thường, điều
trị khởi đầu là điều trị toàn thân và bao gồm
các cytostatics (ví dụ cyclophosphamide) kết
hợp với steroid(4,13). Sau khi thuyên giảm, điều
trị duy trì thường bao gồm azathioprine (ức
chế miễn dịch) 2 mg/kg mỗi ngày. Khi WG chỉ
khu trú ở mũi, việc điều trị có thể bao gồm
cotrimoxazol 960 mg mỗi ngày và steroid nhỏ
hay bôi vào niêm mạc mũi bằng gòn. Hiệu quả
của FESS trong những trường hợp này thường
rất hạn chế và nên được hạn chế chỉ. Phẫu
thuật phục hình ái sống mũi lõm yên ngựa chỉ
nên được xem xét nếu bệnh thuyên giảm hoàn
toàn. Dù đã điều trị ổn định trong một thời
gian dài vẫn có nguy cơ bệnh tái phát(4).
Sarcoidosis
Sarcoidosis là một bệnh u hạt mạn tính
không gây hoại tử, chưa rõ nguyên nhân, ảnh
hưởng chủ yếu đến đường hô hấp (dưới). Tỷ lệ
mắc chung là khoảng 6–10/100.000(14). Liên quan
đến mũi xoang là rất hiếm, với tỷ lệ mắc là 0,7-
6% trong tài liệu.
Phàn nàn thường gặp nhất liên quan đến
mũi là nghẹt mũi, chảy mũi, giảm khứu và vảy
mũi. Các triệu chứng thực thể tại mũi có thể gồm
thay đổi niêm mạc nhẹ như quá phát cuốn mũi
và thoái hóa dạng trái dâu của niêm mạc mũi,
vảy mũi nhiều, thủng vách ngăn và thậm chí là
biến dạng mặt yên ngựa(6).
Chẩn đoán sarcoidosis dựa trên lâm sàng, X-
quang ngực (cho thấy hạch rốn phổi 2 bên), tăng
nồng độ men chuyển angiotensin trong huyết
thanh và sinh thiết niêm mạc bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân sarcoidosis có biểu hiện mũi
xoang có xu hướng có tỷ lệ thuyên giảm thấp
hơn và thường đòi hỏi điều trị toàn thân kéo
dài(2). Điều trị tại mũi với steroid tại chỗ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
5
thường không hiệu quả, và điều trị toàn thân,
dưới dạng steroid uống, thuốc ức chế miễn
dịch như methotrexate (chất đối kháng acid
folic) hoặc azathioprine là cần thiết. Phẫu
thuật đối với sarcoidosis thể mũi xoang còn
gây tranh cãi; mặc dù nó có thể làm giảm bớt
các triệu chứng trong thời gian ngắn, nhưng
phẫu thuật đơn thuần không loại trừ được
bệnh hoặc ngăn ngừa tái phát(5).
Hội chứng Churg-Strauss
Trong sarcoidosis, như trong hội chứng
Churg-Strauss, vai trò của phẫu thuật còn gây
tranh cãi: Đôi khi nó có thể được sử dụng đồng
thời với steroid và thuốc ức chế miễn dịch; tuy
nhiên, hiệu quả của nó dường như bị hạn chế
giúp cải thiện triệu chứng ngắn hạn.
Hội chứng Churg-Strauss (CSS) là một loại
viêm mạch u hạt hoại tử hiếm gặp chưa rõ
nguyên nhân. Nó ảnh hưởng đến các mạch máu
nhỏ đến vừa. Thường liên quan các cơ quan như
mũi, xoang cạnh mũi, phổi và hệ thần kinh ngoại
biên. Nhiều cơ quan khác cũng có thể liên quan,
chẳng hạn như tim, thận, da và đường tiêu hóa.
Hội Thấp Khớp Hoa Kỳ (American College of
Rheumatology) đã đưa ra 6 tiêu chuẩn để chẩn
đoán CSS:
1. Tiền sử hen suyễn.
2. Tăng bạch cầu ưa eosin> 10%.
3. Bệnh lý đơn hay đa dây thần kinh.
4. Thâm nhiễm phổi không cố định.
5. Bất thường xoang.
6. Sinh thiết cho thấy eosinophils ngoài mạch.
Việc chẩn đoán CSS được xác định khi có từ
bốn tiêu chí trở lên.
Về mặt lâm sàng, diễn tiến bệnh có thể
được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn tiền
triệu, bao gồm hen có thể liên quan đến viêm
mũi dị ứng và thường phức tạp do có polyp
mũi xoang và viêm mũi xoang tái phát. Giai
đoạn thứ hai được đặc trưng bởi bạch cầu ái
toan qua phết máu ngoại vi và/hoặc xâm nhập
mô (tức là bạch cầu ưa eosin ở phổi hoặc viêm
dạ dày ruột). Giai đoạn thứ ba bị chi phối bởi
các biểu hiện do viêm mạch hệ thống (tức là
bệnh đa dây thần kinh).
Thể mũi gặp trong khoảng 69-75% bệnh
nhân(5,7). Triệu chứng mũi là những triệu chứng
liên quan đến viêm mũi dị ứng, viêm mũi xoang,
NP và tổn thương vảy mũi khắp mũi.
Chẩn đoán có thể được xác nhận bằng xét
nghiệm (tăng bạch cầu với hơn 10% bạch cầu ưa
eosin) và sinh thiết mô (viêm mạch hoại tử, u hạt
hoại tử ngoài mạch máu và eosinophil tại mô).
U hạt hoại tử và bạch cầu ưa eosin mô
Từ giai đoạn đầu của căn bệnh này hầu như
không thể phân biệt với viêm mũi xoang mạn
tính (dị ứng) thông thường và NP, bệnh nhân
thường trải qua FESS. Điều này không ảnh
hưởng tiêu cực đến kết cục bệnh, nhưng thường
cần phẫu thuật lại. Một khi chẩn đoán được xác
định, các lựa chọn điều trị nên được xác định lại
với sự tham vấn chặt chẽ của nhà miễn dịch lâm
sàng. Nhiều người trong số những bệnh nhân
này đòi hỏi steroid toàn thân và trong những
trường hợp nặng, azathioprine hoặc
cyclophosphamide trong một thời gian dài. Một
số bệnh nhân có thể có hiệu quả với điều trị
immunoglobulin hoặc interferon-α.
YẾU TỐ NGOẠI LAI
Vi khuẩn học
Vi khuẩn và màng sinh học
Gần đây, người ta tập trung về các độc tố
ruột Staphylococcus aureus (SAEs) và màng sinh
học như là yếu tố trung tâm trong sinh bệnh học
của CRS có thể đóng vai trò như một mô hình
hữu ích trong giải thích một số trường hợp thất
bại với điều trị nội khoa và phẫu thuật. Các hình
thức điều trị mới có khả năng nhắm trúng đích
là bắt buộc.
Vai trò của vi khuẩn trong bệnh xoang mạn
tính là đã rõ ràng. Bhattacharyya cho thấy rằng
các loài hiếu khí cũng như kỵ khí có dòng đa vi
khuẩn thường được tìm thấy. Các tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất trong CRS là các chủng
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
6
Staphylococcus tan huyết âm tính (24–80%),
S.aureus (9–33%), Streptococcus pneumonia (0–7%)
và kỵ khí (0–8%). Pseudomonas aeruginosa cũng
được nuôi cấy trong một số trường hợp(12,13,14).
Vi khuẩn S. aureus Gram dương có khả năng
giải phóng các nội độc tố có nguồn gốc từ biến
đổi gen, cho thấy hoạt động siêu kháng nguyên
và gây nên sự thay đổi trong chức năng của tế
bào T và B, bạch ái toan và các tế bào viêm khác.
Sự kích thích có thể dẫn đến quá trình viêm theo
khuynh hướng tăng T-helper (TH) cũng như
tổng hợp immunoglobulin E (IgE) làm trầm
trọng thêm tình trạng bệnh ở cả bệnh đường hô
hấp trên và dưới.
Một phát hiện thú vị khác trong CRS là sự
hình thành các màng sinh học vi khuẩn(7,8). Màng
sinh học được định nghĩa là một cộng đồng vi
khuẩn được tổ chức, bám dính vào một bề mặt
và chứa trong một chất polyme ngoại bào do
chính vi khuẩn tạo ra (chứa polysaccharide, axit
nucleic và protein). Do chức năng bảo vệ của
chất nền này và sự trao đổi chất thấp của chúng,
vi khuẩn trong màng sinh học ít nhạy cảm hơn
với cả cơ chế bảo vệ vật chủ bẩm sinh và mắc
phải, cũng như với kháng sinh. Biofilms cho
phép vi khuẩn tiếp tục bám vào niêm mạc trong
nhiều tháng đến nhiều năm, với những đợt viêm
mũi xoang tái phát cấp tính. Điểm nổi bật của
bệnh viêm mũi xoang mạn là một căn bệnh mạn
tính được đặc trưng bởi đợt cấp tính.
Các vi sinh vật gây bệnh thường rất khó để
nuôi cấy và định danh và đề kháng với kháng
sinh liệu pháp, ngay cả với thuốc kháng sinh đưa
trực tiếp vào xoang. Bendouah và cộng sự đánh
giá bán định lượng khả năng tạo thành biofilms
của vi khuẩn ở những bệnh nhân đã trải qua
phẫu thuật FESS điều trị CRS(7). Họ kết luận rằng
có sự tương quan giữa khả năng sản xuất biofilm
trong ống nghiệm của cả S. aureus và P.
aeruginosa và liên quan trực tiếp đến diễn tiến
không thuận lợi sau FESS, như được xác định
bởi điểm triệu chứng và triệu chứng nội soi.
Điều này cho thấy một vai trò của việc sản xuất
biofilm trong bệnh xoang mạn tính dai dẳng.
Tuy nhiên, tầm quan trọng tương đối của các
màng sinh học này, cũng như các chiến lược
điều trị có thể chống lại màng sinh học, đòi hỏi
phải đánh giá thêm.
Nấm
Hiện nay trên thế giới vẫn còn đang tranh cãi
về vai trò của nấm trong sinh bệnh học của các
dạng viêm mũi xoang mạn thông thường và
bằng chứng rằng điều trị bằng thuốc kháng nấm
tại chỗ là không hiệu quả.
Có một sự quan tâm ngày càng nhiều về khái
niệm rằng các dạng thường gặp nhất của bệnh
xoang có thể gây ra bởi tình trạng viêm bị kích
thích bởi kháng nguyên nấm trong không khí.
Năm 1999, người ta cho rằng hầu hết bệnh nhân
CRS đều có sự xâm nhập bạch cầu ái toan và sự
hiện diện của nấm trên mô học hoặc nuôi cấy(7).
Việc xác định này dựa trên việc phát hiện nuôi
cấy nấm dương tính bằng cách sử dụng một kỹ
thuật nuôi cấy mới ở 202 trong số 210 (96%) bệnh
nhân CRS được đánh giá có khả năng trong một
nghiên cứu đoàn hệ. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy
mới này, cho thấy tỷ lệ nuôi cấy nấm dương tính
tương đương trong nhóm chứng bình thường(12).
Một số tác giả cho rằng tình trạng viêm do
nấm do hiện tượng tăng bạch cầu ái toan ở một
số cá thể.
Giả thuyết về nấm, dựa trên tiền đề của một
phản ứng miễn dịch cục bộ dẫn đến sự hình
thành viêm mũi xoang và NP tăng bạch cầu ái
toan mạn tính(11), dẫn đến khái niệm điều trị CRS
có và không có NP với thuốc kháng nấm tại chỗ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc kháng nấm tại
chỗ hoặc toàn thân không được chứng minh một
cách rõ ràng để có thể giúp ích cho điều trị các
bệnh nhân viêm xoang do nấm.
Nhân tố môi trường
Hút thuốc lá đã được chứng minh là có liên
quan đến tỷ lệ viêm mũi xoang cao hơn ở
Canada(7), trong khi quan sát này không được
xác nhận trong một cuộc khảo sát toàn quốc ở
Hàn Quốc(18). Các yếu tố liên quan đến lối sống
khác chắc chắn liên quan đến các quá trình viêm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
7
mạn tính của viêm mũi xoang. Ví dụ, thu nhập
thấp có liên quan đến tỷ lệ mắc CRS cao hơn(17).
Mặc dù dữ liệu in vitro chứng minh tính độc hại
của các chất gây ô nhiễm lên biểu mô hô hấp,
không có bằng chứng thuyết phục về mối liên hệ
nhân quả giữa các chất gây ô nhiễm và độc tố,
chẳng hạn như ozone và CRS.
Suy giảm miễn dịch mắc phải
Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch mắc phải
(bệnh nhân AIDS và người ghép tủy xương) có
xu hướng bị CRS liên quan đến các tác nhân gây
bệnh không điển hình. Thuốc kháng sinh nhắm
trúng đích chống lại các tác nhân gây bệnh là
nền tảng của điều trị, với phẫu thuật chỉ chỉ định
ở những bệnh nhân điều trị nội thất bại. Tuy
nhiên, ở những bệnh nhân có bệnh nấm xâm lấn,
phẫu thuật sớm và tích cực và điều trị nội khoa
phối hợp là bắt buộc.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
Các nguyên nhân thường gặp nhất của suy
giảm miễn dịch mắc phải ở những bệnh nhân bị
CRS là nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở
người (HIV) và ghép tủy xương.
Bệnh nhân nhiễm HIV có nguy cơ phát
triển CRS cao hơn, đặc biệt là số lượng CD4
dưới 50 tế bào/mm3, với tỷ lệ báo cáo từ 10 đến
70%(7,8). Nhiều tác nhân gây bệnh có thể được
xác định trong xoang của những bệnh nhân
HIV bị CRS. Thông thường nhất là
Staphylococcus (tan huyết âm tính),
P.aeruginosa, Streptococcus và Aspergillus
fumigates(8). Rõ ràng, điều trị đầu tay của CRS ở
bệnh nhân HIV dương tính nên trực tiếp
chống lại các vi sinh vật được xác định. Nếu
điều trị nội khoa nhắm trúng đích này thất bại,
FESS đã được báo cáo là có lợi trong các
nghiên cứu hồi cứu(8,9).
Ghép tuỷ
U tuỷ cũng là một nguyên nhân thường gặp
của suy giảm miễn dịch mắc phải. Bệnh nhân u
tuỷ có liên quan đến sự suy yếu của miễn dịch tế
bào cũng như miễn dịch dịch thể, do sự cần thiết
của ức chế miễn dịch mạnh. Khoảng 40-50%
bệnh nhân BMT dị ghép bị CRS. Vi sinh vật
trong xoang của bệnh nhân CRS sau BMT cho
thấy vi khuẩn Gram âm chiếm ưu thế (56,7%,
bao gồm P. aeruginosa và Searratia marescens), tiếp
theo là vi khuẩn Gram dương (26,7%) và nhiều
loại nấm khác nhau (16,6%). Một lần nữa, điều
trị nên trực tiếp chống lại các mầm bệnh. Điều
này cho thấy rằng nuôi cấy dịch lấy từ khe giữa,
hoặc sinh thiết nếu cần thiết, nên được thực hiện
ở tất cả các bệnh nhân u tuỷ có bị bệnh xoang.
Các tiếp cận phẫu thuật hạn chế với chăm sóc
hậu phẫu kỹ có thể phù hợp trong một nhóm
bệnh nhân ghép tuỷ xương bị CRS được chọn
lựa, những người không đáp ứng với điều trị nội
khoa(15). Tuy nhiên, không có đủ dữ liệu cho
phép chúng ta đánh giá đầy đủ vai trò của FESS
ở bệnh nhân ghép tuỷ xương bị CRS.
Cả bệnh nhân HIV và ghép tuỷ xương đều
có nguy cơ phát triển viêm mũi xoang do nấm
xâm lấn, một tình trạng gây ra tỷ lệ tử vong cao.
Nếu tình trạng này được phát hiện sớm, kết hợp
điều trị phẫu thuật và kháng nấm có thể có
ích(6,8,17).
Helicobacter pylori và Trào ngược ngoài thực
quản
DNA Helicobacter pylori đã được phát hiện ở
11%(18) và 33%(19) mẫu thử từ xoang của những
bệnh nhân bị CRS, nhưng không có ở nhóm
chứng. Mặc dù điều này gợi ý một mối liên hệ
nhưng không có mối quan hệ nhân quả nào
được thiết lập.
Sinh lý bệnh miễn dịch
Hai bệnh viêm xoang mạn và polyp mũi
được đặc trưng bởi sự thâm nhiễm các tế bào
viêm vào niêm mạc chủ yếu là bạch cầu trung
tính và bạch cầu ái toan. Polyp mũi được đặc
trưng bởi tình trạng viêm có khuynh hướng chỉ
tăng bạch cầu ái toan. Trong cả CRS và NP, bạch
cầu ái toan tăng cao hơn ở những bệnh nhân hen
khi so với bệnh nhân không hen(15,16,17,18,21). Sự
khác biệt trong tỉ lệ tế bào ái toan thậm chí còn rõ
ràng hơn ở những bệnh nhân không dung nạp
aspirin(10,12,19, 20). Tăng bạch cầu ái toan dường như
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019
8
tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh
và tiên lượng của bệnh(12). Sự tương quan giữa
mức độ tăng bạch cầu ái toan và mức độ nghiêm
trọng của gia tăng tương ứng ở đường hô hấp
dưới của bệnh nhân có hen kèm theo. Bệnh nhân
có mức độ bạch cầu ái toan cao hơn có triệu
chứng nghiêm trọng hơn và triệu chứng tắc
nghẽn đường thở nặng hơn sau khi dùng thuốc
li giãn phế quản.
Những khác biệt này cũng trở nên rõ ràng ở
nồng độ kháng thể. Nồng độ IgE cao hơn đáng
kể ở những bệnh nhân viêm mũi xoang mạn có
và không có polyp so với nhóm chứng(16,17).
Trong CRS, nồng độ IgE toàn phần tiền phẫu có
vẻ tương quan với mức độ bệnh được đánh giá
dựa trên CT xoang trước phẫu thuật(18). Trong
polyp mũi, hiện tượng gia tăng sản xuất kháng
thể tại chỗ là một tính chất đặc trưng, với sự tăng
gấp 10 lần các tế bào huyết tương sản xuất IgE ở
những bệnh nhân có NP so với nhóm chứng.
Bệnh nhân có nồng độ IgE cao cũng có tình trạng
viêm tăng bạch cầu ái toan nặng hơn đáng kể(15).
MMP-9 là một enzyme thủy phân peptide
cắt nhỏ các loại gelatin 1 và 4, và các loại collagen
4 và 5. Bằng cách chủ động làm giảm các thành
phần nền ngoại bào nó có thể tham gia vào quá
trình tu sửa mô trong bệnh xoang mạn tính(10).
Trong CRS và NP, MMP-9 cao hơn đáng kể so
với nhóm chứng khỏe mạnh. Ngoài ra, nồng độ
MMP-9 trước mổ liên quan đến quá trình phục
hồi sau phẫu thuật, với những bệnh nhân có
nồng độ MMP-9 thấp hơn cho thấy lành niêm
mạc tốt hơn. Điều này đúng với nồng độ MMP-9
trong dịch rửa mũi(9), cũng như biểu hiện MMP-9
trong chất nền ngoại bào(10). Sau phẫu thuật
xoang, nồng độ MMP-9 tăng lên. Một lần nữa,
mức tăng thấp nhất được thấy ở những bệnh
nhân có niêm mạc lành bệnh tốt hơn. MMP-9 có
thể là một yếu tố có thể dự đoán và theo dõi chất
lượng phục hồi niêm mạc sau phẫu thuật xoang.
Các tế bào viêm đại diện cho nguồn chính của
tăng biểu hiện MMP-9 tăng lên, có liên quan đến
chất lượng lành thương kém.
KẾT LUẬN
Dường như “tình trạng viêm” của niêm mạc
mũi-xoang có tương quan nghịch với kết quả sau
phẫu thuật xoang. Tình trạng viêm nặng hơn
như các bệnh nhân viêm xoang có hen (hoặc tam
chứng SAMSTER) do phản ứng viêm kéo dài
trên niêm mạc làm suy giảm đáng kể khả năng
phục hồi của niêm mạc. Vì thế, muốn gia tăng
kết quả điều trị, giảm bớt các trường hợp diễn
biến xấu sau mổ, giảm tỉ lệ viêm xoang tái phát
sau mổ cần phẫu thuật lại, người bác sĩ cần hỏi
kỹ về tiền căn bệnh tật, khám cẩn thận và thực
hiện các thử nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh
nền, xử trí hiệu quả các vấn đề nội tại trước phẫu
thuật và có kế hoạch tiếp tục chăm sóc và điều trị
sau mổ thật chu đáo để mang lại kết quả tốt nhất
cho người bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bachert C, Gevaert P, Holtappels G, Johansson SG, van CP
(2001). Total and speci c IgE in nasal polyps is related to local
eosinophilic in ammation. J Allergy Clin Immunol, 107:607–614
2. Bachert C, Van Cauwenberge PB (1997). In ammatory
mechanisms in chronic sinusitis. Acta Otorhinolaryngol Belg,
51:209–217
3. Bateman ND, Shahi A, Feeley KM, Woolford TJ (2005).
Activated eosinophils in nasal polyps: a comparison of
asthmatic and non-asthmatic patients. Clin Otolaryngol, 30:221–
225
4. Berger G, Kattan A, Bernheim J, Ophir D (2002). Polyp- oid
mucosa with eosinophilia and glandular hyperplasia in chronic
sinusitis: a histopathological and immunohisto- chemical study.
Laryngoscope, 112:738–745
5. Bhattacharyya N (2004). Clinical outcomes a er revision
endoscopic sinus surgery. Arch Otolaryngol Head Neck Surg,
130:975–978
6. Dhong HJ, Kim HY, Cho DY (2005). Histopathologic char-
acteristics of chronic sinusitis with bronchial asthma. Acta
Otolaryngol, 125:169–176
7. Dixon AE, Kaminsky DA, Holbrook JT, Wise RA, Shade DM,
Irvin CG (2006). Allergic rhinitis and sinusitis in asthma: di
erential e ects on symptoms and pulmonary function. Chest,
130:429–435
8. Emanuel IA, Shah SB (2000). Chronic rhinosinusitis: al- lergy
and sinus computed tomography relationships. Oto- laryngol
Head Neck Surg, 123:687–691
9. Fokkens W, Lund V, Mullol J, European Position Paper on
Rhinosinusitis and Nasal Polyps Group (2007). European
position paper on rhinosinusitis and nasal polyps 2007. Rhinol
Suppl, (20):1–136.
10. Gutman M, Torres A, Keen KJ, Houser SM (2004). Preva- lence
of allergy in patients with chronic rhinosinusitis. Otolaryngol
Head Neck Surg, 130:545–552
11. Hamilos DL, Leung DY, Wood R, Bean DK, Song YL, Schotman
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Tổng Quan
9
E, et al (1996). Eosinophil in ltration in non- allergic chronic
hyperplastic sinusitis with nasal polyposis (CHS/NP) is
associated with endothelial VCAM-1 upregu- lation and
expression of TNF-alpha. Am J Respir Cell Mol Biol, 15:443–450
12. Haruna S, Nakanishi M, Otori N, Moriyama H (2004).
Histopathological features of nasal polyps with asthma as-
sociation: an immunohistochemical study. Am J Rhinol, 18:165–
172
13. Jankowski R, Bouchoua F, Co net L, Vignaud JM (2002). Clinical
factors in uencing the eosinophil in ltration of nasal polyps.
Rhinology, 40:173–178
14. Jones NS, Carney AS, Davis A (1998). e prevalence of allergic
rhinosinusitis: a review. J Laryngol Otol, 112:1019–1030
15. Kennedy DW (1992). Prognostic factors, outcomes and staging
in ethmoid sinus surgery. Laryngoscope, 102:1–18
16. Kowalski ML, Lewandowska-Polak A, Wozniak J, Ptas- inska A,
Jankowski A, Wagrowska-Danilewicz M, et al (2005).
Association of stem cell factor expression in nasal polyp
epithelial cells with aspirin sensitivity and asthma. Allergy,
60:631–637
17. Lane AP, Pine HS, Pillsbury HC 3rd (2001). Allergy test- ing and
immunotherapy in an academic otolaryngology practice: a 20-
year review. Otolaryngol Head Neck Surg, 124:9–15
18. Rachelefsky GS, Goldberg M, Katz RM, Boris G, Gyepes MT,
Shapiro MJ, et al (1978). Sinus disease in children with
respiratory allergy. J Allergy Clin Immunol, 61:310–314
19. Ragab A, Clement P, Vincken W (2006). Correlation be- tween
the cytology of the nasal middle meatus and BAL in chronic
rhinosinusitis. Rhinology, 43:11–17.
20. Robinson S, Douglas R, Wormald PJ (2006). The relation- ship
between atopy and chronic rhinosinusitis. Am J Rhi- nol, 20:625–
628
21. Slavin RG (1988). Sinusitis in adults and its relation to al- lergic
rhinitis, asthma, and nasal polyps. J Allergy Clin Im- munol,
82:950–956
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sinh_ly_benh_cua_qua_trinh_viem_trong_benh_viem_mui_xoang_ma.pdf