Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành thống kê Thái Bình (1946 - 2006) - Vũ Tiêu

Tài liệu Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành thống kê Thái Bình (1946 - 2006) - Vũ Tiêu: thống kê Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển 51 Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành thống kê Thái bình (1946 - 2006) Vũ Tiêu(*) (*) Cục trưởng Cục thống kê Thái Bình hái Bình là một tỉnh ven biển bắc bộ, đất chật, người đông (diện tích 1546,01 km2, dân số 1850 ngàn người) với bờ biển dài trên 50 km. Phía Bắc giáp với Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên theo ranh giới của hai con sông Hoá và sông Luộc. Phía Tây và Tây Nam giáp với Hà Nam và Nam Định theo ranh giới sông Hồng. Với lịch sử kiên cường của gần 2000 năm xây dựng và phát triển, Thái Bình đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng phát triển kinh tế. Sau ngày hoà bình lập lại, Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thâm canh tăng năng suất lúa và đóng góp sức người, sức của “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phục vụ cho công cuộc kháng chiến “đánh cho mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” để “ Bắc - Nam xum họ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 747 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành thống kê Thái Bình (1946 - 2006) - Vũ Tiêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển 51 Sáu mươi năm xây dựng và phát triển Ngành thống kê Thái bình (1946 - 2006) Vũ Tiêu(*) (*) Cục trưởng Cục thống kê Thái Bình hái Bình là một tỉnh ven biển bắc bộ, đất chật, người đông (diện tích 1546,01 km2, dân số 1850 ngàn người) với bờ biển dài trên 50 km. Phía Bắc giáp với Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên theo ranh giới của hai con sông Hoá và sông Luộc. Phía Tây và Tây Nam giáp với Hà Nam và Nam Định theo ranh giới sông Hồng. Với lịch sử kiên cường của gần 2000 năm xây dựng và phát triển, Thái Bình đã có nhiều đóng góp cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng phát triển kinh tế. Sau ngày hoà bình lập lại, Thái Bình là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về thâm canh tăng năng suất lúa và đóng góp sức người, sức của “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” phục vụ cho công cuộc kháng chiến “đánh cho mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào” để “ Bắc - Nam xum họp, xuân nào vui hơn”. Ngày nay Đảng bộ và nhân dân Thái Bình đang thực hiện thành công đường lối cải cách mở cửa nhằm xây dựng Thái Bình thành một tỉnh giàu mạnh. Sự phát triển đó của Thái Bình có sự đóng góp tích cực của cán bộ ngành Thống kê. Nhân dịp kỷ niện 60 năm ngày Bác Hồ ký sắc lệnh số 61/SL ngày 6-5-1946 thành lập Nha Thống kê nằm trong Bộ Quốc dân Kinh tế chúng ta nhìn lại chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển ngành Thống kê Thái Bình (1946 – 2006) trên một số mặt. 1. Sự lớn mạnh về tổ chức Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Thái Bình chưa có cơ quan thống kê chuyên trách mà chỉ có cán bộ làm công tác thống kê thuộc ty kinh tế. Tuy vậy, các hoạt động thống kê đã có đóng góp tích cực vào công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đặc biệt năm 1949 tại huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực đã tổ chức thành công cuộc điều tra nông thôn phục vụ tốt cho công cuộc cải cách ruộng đất sau này. Đến giữa năm 1956, để triển khai thực hiện Quyết định số 695/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Cục Thống kê Trung ương nằm trong Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban Hành chính tỉnh Thái Bình đã thành lập bộ phận thống kê nằm trong văn phòng uỷ ban gồm 7 cán bộ và sau đó tỉnh uỷ đã có quyết định thành lập Ban Thống kê Thái Bình và cử cán bộ có trọng trách của tỉnh uỷ trực tiếp phụ trách với tư cách là một cơ quan cấp tỉnh do Uỷ ban Hành chính tỉnh quản lý và cấp kinh phí hoạt động. Cùng với việc củng cố tổ chức ban thống kê tỉnh, đến tháng 12 năm 1956 hầu hết các huyện đều có thanh tra thống kê và đã có 164/296 xã có cán bộ làm công tác thống kê. Cuối năm 1960 đầu năm 1961 thực hiện nghị định 131/CP của Chính phủ về thành lập Tổng cục Thống kê trực thuộc Chính phủ, Ban Thống kê tỉnh Thái Bình đổi tên là Chi cục Thống kê với một số phòng nghiệp vụ. ở các huyện và thị xã có phòng thống kê và 296 xã có Ban Thống kê trực thuộc Uỷ Ban Hành chính. Được sự quan tâm của tỉnh uỷ và uỷ ban nhân dân tỉnh, ngành Thống kê Thái Bình không ngừng lớn mạnh về tổ chức và T Thông tin Khoa học Thống kê 52 bộ máy, tính đến đầu năm 1975 riêng ở cơ quan tỉnh, Chi cục Thống kê đã có 84 cán bộ trong đó có nhiều cán bộ có trình độ đại học. Các phòng thống kê huyện và thị xã có từ 5 đến 6 cán bộ. Đặc biệt năm 1970, Chi cục Thống kê thành lập phòng máy tính với 20 cán bộ công nhân đảm đương chức năng xử lý thông tin thống kê. Từ năm 1975 đến nay, để thực hiện các Nghị định 72/CP ngày 5-4-1974, Nghị định số 23/CP ngày 23-3-1994 và Nghị định số 101/CP ngày 3-9-2003 của Chính phủ về chức năng nhiệm vụ và bộ máy của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thái Bình có một số thay đổi nhất định. Trước hết từ năm 1984, Chi cục thống kê Thái Bình đổi tên thành Cục thống kê và biên chế bộ máy cấp cục được tinh giảm gọn nhẹ và theo Quyết định số 66/2004/TCTK-QĐ ngày 20-12-2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Cục thống kê Thái Bình gồm 6 phòng: - Phòng tổ chức hành chính; - Phòng thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; - Phòng thống kê thương mại; - Phòng thống kê công nghiệp và xây dựng; - Phòng thống kê Dân số lao động; - Phòng thống kê Tổng hợp. Và Tổ Thanh tra kiêm quản trị mạng với tổng số cán bộ thống kê được quản lý theo ngành dọc là 77 người trong đó ở cơ quan cục là 40 người, đại bộ phận đều tốt nghiệp đại học trong và ngoài nước. ở các huyện, thị có từ 4 đến 5 cán bộ và hơn một nửa có trình độ đại học, số còn lại có trình độ trung cấp. Nếu so với những thời kỳ trước đây, trình độ của đội ngũ cán bộ ngành Thống kê có bước tiến vượt bậc. Cũng cần lưu ý rằng sau ngày miền Nam giải phóng Cục Thống kê Thái Bình đã cử 32 cán bộ hỗ trợ cho các cục thống kê từ Quảng Trị trở vào và số cán bộ này phần đông trở thành cán bộ chủ chốt của 13 cục thống kê khu vực phía Nam. Ngoài ra còn có 6 cán bộ ngành Thống kê Thái Bình được huy động vào lực lượng quân đội trực tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua 60 năm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác Thống kê của Thái Bình có sự phát triển vượt bậc về cả số lượng lẫn chất lượng. Ngoài cán bộ thống kê nhà nước trên đây, đội ngũ cán bộ làm thống kê ở phường xã, các cơ quan đoàn thể, các cơ sở kinh tế hết sức đông đảo đang hàng ngày thu thập, xử lý và cung cấp cho các phòng thống kê nghiệp vụ cũng như các phòng thống kê huyện/thành phố một khối lượng thông tin kinh tế xã hội hết sức to lớn đã và đang diễn ra trên địa bàn của tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu cho các cấp lãnh đạo và quản lý từ địa phương đến trung ương. Cùng với việc tăng cường bộ máy, cơ sở vật chất, trang thiết bị tính toán và truyền tin không ngừng được cải tiến. Hiện nay trụ sở làm việc của Cục khá khang trang, 8 phòng thống kê huyện thành phố tuy không có trụ sở riêng nhưng được chính quyền cấp huyện bố trí đủ chỗ làm việc trong văn phòng Uỷ ban. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong những năm gần đây được chú ý. Hiện nay tất cả các phòng ở cục và các phòng thống kê huyện thành phố đều được trang bị đầy đủ các loại máy tính, máy in và máy in chụp. Đặc biệt Cục Thống kê là một trong những cục nối mạng đầu tiên của ngành Thống kê cả nước. Giữa văn phòng cục và các phòng thống kê huyện đã nối mạng nội bộ rất thuận lợi cho công tác truyền tin. thống kê Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển 53 Có thể khẳng định rằng so với thời kỳ đầu mới thành lập, đến nay Cục Thống kê Thái Bình đã có sự lớn mạnh về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ lẫn cơ sở vật chất và trang thiết bị tính toán truyền tin. 2. Sự trưởng thành về nghiệp vụ Trước đây tuy Cục Thống kê có lúc trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh quản lý về cán bộ và cấp kinh phí hoạt động, nhưng về nghiệp vụ đều do Cục thống kê Trung ương và sau này là Tổng cục Thống kê chỉ đạo. Vì vậy sự trưởng thành về nghiệp vụ của Cục Thống kê Thái Bình đều gắn liền với sự trưởng thành về nghiệp vụ của ngành Thống kê nước ta. Do vậy, trong chỉ đạo chuyên môn lãnh đạo Cục cùng lãnh đạo các phòng nghiệp vụ thường xuyên nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về ghi chép ban đầu, hạch toán thống nhất thống kê - kế toán, các chế độ báo cáo và điều tra để triển khai một cách có hiệu quả. Cụ thể trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung Cục Thống kê Thái Bình đã chỉ đạo thành công các chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các hợp tác xã tiến hành áp dụng các phương pháp từ điều tra điển hình sang điều tra chọn mẫu về năng suất lúa theo phương pháp bản đồ giải thửa. Đặc biệt chỉ đạo các cuộc tổng điều tra như tổng điều tra dân số mười năm một lần, tổng điều tra đất, tổng kiểm kê và đánh giá lại tài sản cố định. Đặc biệt trong hơn thập kỷ gần đây đã tổ chức thực hiện tốt 2 cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp vào năm 1994 và 2001, hai cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế và các đơn vị hành chính sự nghiệp vào năm 1995 và 2002. Để phục vụ cho đường lối cải cách mở cửa trong nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của nhà nước, theo chỉ đạo của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Thái Bình đã đưa vào áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) thay hệ thống cân đối kinh tế quốc dân (MPS) từ năm 1994. Mặt khác để thích ứng với cơ chế thị trường, chế độ báo cáo thống kê đã được cải tiến theo hướng tinh giảm và tăng cường mở rộng phạm vi điều tra theo hướng ứng dụng phổ biến phương pháp điều tra chọn mẫu. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn phức tạp do chuyển đổi phương pháp và hình thức thu thập xử lý thông tin, nhưng cán bộ thống kê Thái Bình đã có nhiều cố gắng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn từng bước nắm vững các phương tiện tính toán truyền tin nên đã cơ bản hoàn thành tốt các mặt công tác nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu thông tin theo chế độ quy định của Tổng cục Thống kê, cũng như phục vụ nhu cầu thông tin chỉ đạo, điều hành và quản lý của cấp uỷ và chính quyền địa phương. Cũng cần nhấn mạnh rằng, ngoài việc tổ chức chỉ đạo nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, cán bộ nghiệp vụ của Cục đã đầu tư công sức nghiên cứu một số vấn đề nghiệp vụ đặc thù của tỉnh nhà. Ví dụ như nghiên cứu xác định tiêu chí làng nghề và xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê làng nghề vào cuối những năm 90 của thế kỷ trước; để phản ánh phong trào “cánh đồng 50 triệu/1ha đất canh tác” thống kê Thái Bình là một trong những cục thống kê đề xuất phương pháp và góp ý kiến phương pháp tính hiện hành của Tổng cục về vấn đề này. Thống kê trang trại cũng là những lĩnh vực mới phức tạp, song với sự nỗ lực học hỏi tìm tòi nghiên cứu cán bộ nghiệp vụ của Cục đã có nhiều đóng góp được các cơ quan ghi nhận. Ngoài ra, nhiều vấn đề mới trong cơ chế thị trường nhất là lĩnh vực thống kê xã hội có Thông tin Khoa học Thống kê 54 mảng chưa có chế độ của Tổng cục Thống kê, nhưng để đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo địa phương Cục Thống kê Thái Bình tự nghiên cứu khai thác để có được các thông tin phục vụ. Đứng trên giác độ trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ngoài đáp ứng nhu cầu thông tin bằng số cho các cấp lãnh đạo theo tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm công tác phân tích kinh tế được đẩy mạnh ở tất cả các phòng nghịêp vụ. Bên cạnh báo cáo bằng con số Cục Thống kê đã làm các báo cáo phân tích. Đặc biệt các báo cáo phân tích tổng hợp hàng năm và 5 năm được soạn thảo công phu và được các cơ quan quản lý đánh giá cao. Ngoài ra, sau các cuộc điều tra lớn và tổng điều tra, các phòng nghiệp vụ đều sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích sâu sắc và đưa ra nhiều kiến nghị có cơ sở chắc chắn, vì vậy các báo cáo bằng số và các bản phân tích của Cục Thống kê được Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ban ngành sử dụng thường xuyên làm căn cứ quan trọng để đánh giá tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như hoạch định chính sách và đề ra các giải pháp quản lý phù hợp cho từng thời kỳ. Điều đó đã chứng minh cho sự trưởng thành về nghiệp vụ của cán bộ thống kê Thái Bình. 3. Các sản phẩm thông tin Sản phẩm thông tin thống kê là kết tinh công sức lao động của tập thể cán bộ công chức từ khâu thu thập, xử lý, tổng hợp phân tích và truyền đưa thông tin. Đây là dạng sản phẩm đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho các cấp lãnh đạo, quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ nghiên cứu giảng dạy và quảng đại quần chúng nhân dân. Nhận thức đầy đủ vị trí vai trò của sản phẩm thông tin nên Cục Thống kê Thái Bình xác định làm tốt với chất lượng cao các sản phẩm thông tin là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của toàn thể cán bộ công chức ngành Thống kê. Hiện nay lãnh đạo Cục Thống kê đang tập trung chỉ đạo nhằm hoàn thiện tốt các sản phẩm thông tin chính sau: a. Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội hàng tháng. Đây là loại sản phẩm thông tin đáp ứng nhu cầu chỉ đạo và điều hành của cấp uỷ và uỷ ban nhân dân các cấp. Trong những năm gần đây báo cáo tháng do Cục Thống kê biên soạn được đánh giá cao. b. Báo cáo chính thức quý, 6 tháng, 9 tháng và năm đã bao quát khá đầy đủ tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đây là một trong những căn cứ để lãnh đạo tỉnh ra các quyết định chỉ đạo điều hành tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. c. Niên giám thống kê là sản phẩm thông tin quan trọng của ngành Thống kê. Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo của Tổng cục, cuốn niên giám thống kê của tỉnh đã có nhiều cải tiến về nội dung và hình thức, đặc biệt là thời gian hoàn thành sớm hơn trước và đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng không những chỉ cho các cấp lãnh đạo quản lý và còn cung cấp thông tin tra cứu cho nhiều đối tượng sử dụng. d. Các bản phân tích kinh tế tổng hợp và chuyên ngành. Đây là dạng sản phẩm cao cấp đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và trí tuệ. Trong những năm gần đây, mặt công tác này được lãnh đạo Cục hết sức quan tâm nên chất lượng được nâng cao trong đó có nhiều bản phân tích kinh tế tổng hợp như phân tích dự báo tình hình kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2005 và dự báo đến năm 2010, phân tích chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp đã được các cơ quan tỉnh Thái Bình đánh giá cao. thống kê Việt Nam - 60 năm xây dựng và phát triển 55 Trên đây là một số sản phẩm thông tin tiêu biểu của Cục Thống kê Thái Bình. Ngoài ra còn nhiều sản phẩm thông tin khác phục vụ cho các ban ngành và các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài tỉnh. 4. Thi đua khen thưởng Với những thành tích đạt đã được, trong thời gian qua, Cục Thống kê Thái Bình được Đảng và Nhà nước khen thưởng các danh hiệu sau: Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen trong các năm 1997, 1999. Tổng cục Thống kê tặng Bằng khen trong các năm 1996, 1997. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình tặng Cờ thi đua các năm 1996, 1998. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình tặng Bằng khen các năm 1994, 1997, 1999. Trong thời kỳ này, nhiều đơn vị và cán bộ thống kê được khen thưởng. Tính từ năm 1999 đến năm 2004, Phòng Nông nghiệp, Phòng Thương mại 6 năm liền đạt danh hiệu Tổ Lao động xuất sắc; Phòng Thống kê Đông Hưng 4 năm liền đạt danh hiệu Tổ Lao động xuất sắc; 23 đồng chí đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở từ 1 đến 5 năm, một số đồng chí đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở nhiều năm liền, trong đó có hai đồng chí đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua ngành năm 2000 và 2003. Cũng trong thời gian này, Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã tặng nhiều Bằng khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích tốt trong công tác thống kê. 5. Bài học kinh nghiệm a. Sự trưởng thành và phát triển của ngành Thống kê Thái Bình trong 60 năm qua luôn gắn liền với sự lãnh đạo chỉ đạo của Tổng cục Thống Kê, sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong tỉnh. Vì vậy ở bất kỳ thời kỳ nào khi ngành Thống kê có được các mối quan hệ đó, thì hoạt động Thống kê có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là điều kiện tiên quyết cho thành công của ngành. b. Lãnh đạo Cục Thống kê thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp Uỷ và Ban chấp hành các đoàn thể làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tăng cường bản lĩnh thống kê cho cán bộ công chức. Thường xuyên xây dựng và hoàn thiện các qui chế của ngành. Đây là hành lang pháp lý trong nội bộ ngành, vừa tăng thêm hiệu lực điều hành của Cục Trưởng, vừa tạo lên sức mạnh tổng hợp của ngành. Một số qui chế đang thực hiện có hiệu quả: Qui chế hoạt động của Cục, qui chế hoạt của Chi bộ, công đoàn, qui chế quản lý và sử dụng tài sản công,... c. Cơ sở vật chất cho hoạt động thống kê cần được hiện đại hoá đủ đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn. Trong những năm gần đây, Cục Thống kê Thái Bình được Tổng cục Thống kê và Uỷ Ban Nhân dân Tỉnh đầu tư trụ sở làm việc, mạng LAN, hệ thống máy vi tính, ôtô, Ngành Thống kê có điều kiện đảm bảo thông tin: đầy đủ, chính xác và kịp thời hơn, d. Chất lượng số liệu thống kê là yêu cầu hàng đầu. Vì vậy Ngành Thống kê phải tạo ra môi trương pháp lý thật thuận lợi. Làm tốt công việc phổ biến luật, các văn bản qui phạm pháp luật, các chế độ báo cáo điều tra trên địa bàn Thái Bình. Công việc này cần làm thường xuyên, sâu rộng. Đồng thời tăng cường công việc kiểm tra, thanh tra và thực hiện thưởng phạt nghiêm minh. e. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức của ngành: coi trọng công tác Thông tin Khoa học Thống kê 56 đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ thống kê trong ngành để vừa có trình độ lý luận, chuyên môn, vừa có kinh nghiệm thực tiễn. Đây chính là lực lượng trực tiếp, là nội lực quyết định kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị. Phải thường xuyên rèn luyện và đào tạo đội ngũ kế cận, luôn luôn chủ động đáp ứng yêu cầu của tổ chức. f. Để phấn đấu đạt được các mục tiêu thi đua hàng năm, Lãnh đạo Cục Thống kê phát động và duy trì tốt phong trào thi đua trong ngành, phong trào phải thường xuyên sâu rộng và sôi nổi. Luôn chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt, cải thiện đời sống tinh thần vật chất cho CBCC nhằm tạo động lực mới để CBCC hoàn thành tốt nhiệm vụ. 60 năm qua là một chặng đường nhiều khó khăn, thử thách, nhưng các thế hệ CBCC ngành Thống kê Thái Bình đã kiên trì bền bỉ, khắc phục khó khăn, đoàn kết vươn lên, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của Tổng cục Thống kê và lãnh đạo địa phương giao cho. Kết quả hoạt động của ngành đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, ngành Thống Kê Thái bình tiếp tục vươn lên xây dựng ngành ngày càng vững mạnh, đảm bảo cung cấp thông tin thống kê: trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Trung ương và địa phương giao, góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế Thái bình với tốc độ cao và bền vững Hoạt động nghiên cứu khoa học.... (tiếp theo trang 50) và sử dụng có hiệu quả các chương trình phần mềm do TCTK và Ban điều hành CNTT 112 của tỉnh cung cấp. Ngoài ra, Cục còn chủ động xây dựng được một số chương trình tính toán, tổng hợp nhanh kết quả các cuộc điều tra phục vụ ngành và địa phương. Đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê dưới dạng trang WEB, tham gia xây dựng, nhập tin tạo cơ sở dữ liệu hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho ban điều hành dự án CNTT 112 tỉnh Ninh Bình v.v.... Khái quát lại, trải qua 13 năm từ 1992 - 2005, qua phong trào lao động sáng tạo - Trong đó nòng cốt là phong trào nghiên cứu khoa học ở Cục Thống kê Ninh Bình đã đem lại sự thành công cũng như sự lớn mạnh toàn diện về mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức. Nhiều tập thể và cá nhân ngày càng trưởng thành, nghiệp vụ chuyên môn ngày một thêm vững vàng qua thực tiễn cuộc sống. Cũng từ công tác nghiên cứu khoa học, Cục Thống kê Ninh Bình đã thường xuyên làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội ... nhất là những vấn đề mới cần được xác định rõ về nội hàm khái niệm, nội dung các chỉ tiêu và phương pháp tính toán, nâng cao trình độ xử lý, tổng hợp, phân tích số liệu của cán bộ nghiệp vụ, chất lượng báo cáo thống kê và báo cáo phân tích điều tra thống kê ngày càng được nâng cao, góp phần tích cực thúc đẩy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của toàn ngành hàng năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai11_cs_lich_su_nganh_tk_2006_8429_2214872.pdf
Tài liệu liên quan