Tài liệu Sapô trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh: Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
98
SAPÔ TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Phạm Hữu Đức*
1. Đặt vấn đề
Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống nổi tiếng của Halliday (1985) đã
được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và đã được vận dụng rất nhiều trong việc
giải thích cú như là một thông điệp, một sự trao đổi, và như sự thể hiện. Martin
(1992) đã phát triển ngữ pháp chức năng của Halliday, vốn dựa trên sự đối lập
giữa ngữ pháp và liên kết, hay là giữa tính cấu trúc và phi cấu trúc. Martin đề
nghị nên dựa chính vào sự đối lập giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa, hay là giữa nguồn
hướng đến cú và hướng đến văn bản. Ông cho rằng ngữ nghĩa loại này tập trung
vào nghĩa của văn bản hơn là nghĩa của cú. Ngữ nghĩa này được gọi là ngữ nghĩa
diễn ngôn. Đối lập với quan điểm cho rằng “cú pháp” là cơ sở cho tính tiết kiệm
xét từ cách nhìn của phân tích diễn ngôn, Martin phát triển một hình thức ngữ
pháp “không tiết kiệm”. Như vậy, theo Martin, khi nghiên cứu đặc điểm...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sapô trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
98
SAPÔ TRONG VĂN BẢN TIN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
Phạm Hữu Đức*
1. Đặt vấn đề
Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống nổi tiếng của Halliday (1985) đã
được truyền bá rộng rãi ở Việt Nam và đã được vận dụng rất nhiều trong việc
giải thích cú như là một thông điệp, một sự trao đổi, và như sự thể hiện. Martin
(1992) đã phát triển ngữ pháp chức năng của Halliday, vốn dựa trên sự đối lập
giữa ngữ pháp và liên kết, hay là giữa tính cấu trúc và phi cấu trúc. Martin đề
nghị nên dựa chính vào sự đối lập giữa ngữ pháp và ngữ nghĩa, hay là giữa nguồn
hướng đến cú và hướng đến văn bản. Ông cho rằng ngữ nghĩa loại này tập trung
vào nghĩa của văn bản hơn là nghĩa của cú. Ngữ nghĩa này được gọi là ngữ nghĩa
diễn ngôn. Đối lập với quan điểm cho rằng “cú pháp” là cơ sở cho tính tiết kiệm
xét từ cách nhìn của phân tích diễn ngôn, Martin phát triển một hình thức ngữ
pháp “không tiết kiệm”. Như vậy, theo Martin, khi nghiên cứu đặc điểm ngôn
ngữ của văn bản tin (VBT) dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống,
toàn văn bản được chú trọng hơn là vào từng cú. Bài viết này chú trọng đến phân
tích diễn ngôn trong ngữ cảnh, cụ thể là phân tích các Sapô [hay còn gọi là phần
dẫn nhập] trong các VBT tiếng Việt và tiếng Anh, hiểu theo quan điểm của
Martin khi ông phân tích tính văn bản (texture).
2. Quan điểm của Martin về ngữ pháp chức năng hệ thống
Martin (1992: 381- 490) đề cập đến tính văn bản thông qua phân tích diễn
ngôn, các nghĩa siêu chức năng, cấu trúc diễn ngôn, ngữ nghĩa diễn ngôn với các
hệ thống mà ông gọi tên là hệ thống thương thuyết, hệ thống nhận dạng, hệ thống
tư tưởng, hệ thống liên kết, và cảnh huống. Các hệ thống này có liên quan mật
thiết với nhau. Đây là những khái niệm được xây dựng thành một mô hình lý
thuyết nêu rõ mối tương quan giữa mô hình tương tác, siêu chức năng và ngữ vực
như trong bảng dưới đây:
* TS. – Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG Tp. HCM
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
99
Chức năng đóng gói nội
dung thông tin
(Function of packaging
information)
Mô hình tương tác
(Interaction pattern )
Siêu chức năng
(Metafunction)
Ngữ vực
(Register)
Vai trò Chuyển tác
[Transitivity]
Tính liên kết
[Cohesive harmony]
Kinh nghiệm & logic
[Experiential & logical]
[Tư tưởng & liên kết
(Ideational & cohesive)
Trường
[Field]
Đề ngữ
[Theme]
Cách thức phát triển
Method of
development]
Văn bản (Textual)
[Nhận dạng
(Identificational)]
Phương thức
diễn ngôn
[Mode]
Thông tin Mới
[New]
Điểm
[Point]
Kinh nghiệm & logic
(Tư tưởng & liên kết)
(Ideational & cohesive)
Trường
[Field]
Chủ ngữ
[Subject]
Trách nhiệm tình thái
[Modal responsibility]
Liên nhân
[Interpersonal]
[Thương thuyết
(Negotiational)]
Không khí
diễn ngôn
[Tenor]
Bảng trên cho thấy tính văn bản lần lượt được thể hiện qua tên gọi theo
chức năng, siêu chức năng và ngữ vực. Đề ngữ thông qua cách thức phát triển,
diễn tả nghĩa văn bản, với siêu chức năng nhận dạng, thể hiện phương thức diễn
ngôn. Thông tin Mới thông qua hệ thống diễn tả ý nghĩa kinh nghiệm và tính
logic của văn bản, với siêu chức năng tư tưởng và sự liên kết, diễn tả trường. Còn
Chủ ngữ trong hệ thống tình thái với chức năng thương thuyết, diễn tả ý nghĩa
liên nhân thông qua không khí diễn ngôn.
Theo chúng tôi, nói đến tính văn bản, hiểu theo Martin, là nói đến sự liên
kết chủ đề, sự phân bố nội dung thông qua các siêu chức năng và cảnh huống. Cụ
thể hơn, đó là sự liên kết hướng đến ngữ nghĩa logic và các liên từ liên kết văn
bản. Nói đến siêu chức năng liên nhân là nói đến việc phân tích tình thái trong
thức. Nói đến chức năng văn bản là nói đến ngữ nghĩa văn bản và phương thức
liên kết như hồi chỉ, khứ chỉ. Nói đến chức năng kinh nghiệm là nói đến ngữ
nghĩa văn bản, trong đó có sự phân bố từ vựng như thượng danh, hạ danh và liên
kết chủ đề.
Chức năng của văn bản trong ngữ cảnh hay còn gọi tính văn bản được xem
xét theo cách các cấu trúc diễn ngôn phát sinh do các hệ thống trên tương tác một
cách chặt chẽ với các cấu trúc ngữ pháp-từ vựng.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
100
3. Kết cấu của văn bản tin
Thông thường các câu chuyện được viết có khởi đầu và kết thúc với các chi
tiết quan trọng nhất. Tuy nhiên, một VBT lại được viết hoàn toàn theo cách
ngược lại. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Câu trả lời là độc giả không có
thời gian để đọc xong bản tin. Họ thường chỉ đọc một số một vài đoạn đầu; cho
nên cần phải đưa những phần tin quan trọng lên trên. Có nhiều cách để tổ chức
các VBT, nhưng cách viết các VBT được viết theo kiểu hình kim tự tháp ngược
là cách viết thông dụng nhất có thể lý giải khúc mắc vừa nêu bên trên. Độc giả
báo chí biết những gì xảy ra ngay trước. Như thế có thể giải thích tại sao cấu trúc
của một VBT lại có một dạng hình kim tự tháp ngược hay còn gọi là hình tam
giác. Kim tự tháp ngược có phần rộng ở trên đỉnh, và khi càng đi xuống dưới thì
hình kim tự tháp trở nên hẹp dần, rồi kết thúc tại một điểm nhọn. Như thế có
nghĩa là các yếu tố quan trọng đã được ghi đầu VBT, rồi đến các yếu tố phụ, và
VBT kết thúc với yếu tố ít quan trọng nhất.
Phân tích diễn ngôn luôn đi đôi với phân tích về ngôn ngữ học. Các VBT
không đơn thuần ở cấp độ từ hoặc câu, nhưng ở cấu trúc mở rộng hơn và ở chiều
sâu hơn. Về mặt ngữ nghĩa, nghĩa của các câu phụ thuộc lẫn nhau. Hơn nữa,
nghĩa tổng quát hay là chủ đề của VBT đều có liên hệ với nghĩa giữa các câu.
Các hình thức VBT đều ở dạng: Tiêu đề (Headline) và Dẫn nhập (Lead), Các sự
kiện chính (Main events), Thông tin nền / Ngữ cảnh và Lịch sử vấn đề
(Backgrounds/Context và History), Các chuỗi sự kiện kế tiếp (Consequent
events), và Bình luận (Comments).
Có nhiều cách để tổ chức các VBT. Một VBT có thể được trình bày ở dạng
“hình tháp xuôi”, “hình tháp ngược”, “viên kim cương”, “hình chữ nhật”, hay
“đồng hồ cát”. Cách viết các VBT theo kiểu hình kim tự tháp ngược (còn gọi là
hình tam giác ngược) là cách viết thông dụng nhất như trong đồ hình sau:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
101
[Nguồn: Dẫn theo Eng & Hodson 2001: 68]
Hình kim tự tháp ngược rộng ở phần bên trên. Khi đi xuống, nó trở nên hẹp
dần và biến thành điểm nhọn. Như vậy, các yếu tố thông tin quan trọng nhất
thường được nêu ra trước, rồi mới đến các yếu tố ít quan trọng hơn. VBT kết
thúc với các yếu tố ít quan trọng nhất. Cho nên độ dài hay ngắn của VBT tùy
thuộc vào người đưa tin muốn đưa các chi tiết vào VBT hay không. Để mô hình
hóa cấu trúc của văn bản nói chung, và VBT nói riêng, hiện có rất nhiều phương
pháp. Một trong những phương pháp mang tính kinh điển là công thức 5W + 1H,
như có thể thấy trên cùng của đồ hình trên. Ô đầu là chủ đề chính hay là phần dẫn
nhập thường trả lời ý quan trọng nhất của các câu hỏi cơ bản là 5W + 1H (what,
who, when, where, why và how). Ô thứ hai là phần giải thích cho phần dẫn nhập.
Ô thứ ba miêu tả chi tiết hoặc làm nền tảng cho phần dẫn nhập. Ô thứ tư tiếp theo
hỗ trợ phần dẫn nhập gồm có trích dẫn, chi tiết và thông tin nền. Trong ô cuối
cùng, sau khi đã thông tin các chủ đề chính, người viết cung cấp thông tin các
chủ đề còn lại.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
102
4. Sapô trong văn bản tin tiếng Anh và văn bản tin tiếng Việt
Phần mở đầu của một VBT thường là phần “mào đầu” hay là phần dẫn
nhập. Phần này còn có tên gọi là Sapô (Chapeaux) theo tiếng Pháp hoặc là phần
“Lead” theo tiếng Anh như đã nêu trong phần đặt vấn đề. Đây chính là phần dẫn
nhập hay lời dẫn của một bài báo. Phần “Lead” xuất hiện với tần số cao trong các
VBT. Cách viết phần dẫn nhập của các báo tiếng Anh cũng như báo tiếng Việt
rất đa dạng về mọi phương diện. Tuy nhiên phần dẫn nhập phải nêu đuợc các
thông tin cốt lõi, thể hiện hình thức ấn tượng, và nội dung cô đọng với câu chữ
ngắn gọn. “Lời dẫn là cái hồn, cái vía của bài báo. Lời dẫn phải hay, có nghĩa
phải nêu đuợc ý chính của bài mà cái đầu không làm đuợc, nhưng chỉ mang tính
chất gợi ý, kích thích người đọc để họ đọc bài (Downing & Locke, 1992: 69)”.
Rất nhiều “Lead” kém chất luợng vì mắc phải các nhược điểm cơ bản là rập
khuôn theo một hình thức cứng nhắc gây nhàm chám; dài dòng lan man; thông
tin thiếu chọn lọc, không đủ sức lôi cuốn.
Theo Hervouet (1999: 83-88), phần dẫn nhập gồm có các tính chất sau:
1. Xác định chủ đề của bài báo,
2. Chứng minh tính thời sự của bài báo,
3. Tóm tắt thông tin,
4. Nêu được dàn bài,
5. Xác định hoàn cảnh của sự kiện,
6. Làm cho độc giả muốn đọc,
7. Chỉ rõ nguồn tin.
Hervouet cũng phân loại phần dẫn nhập như sau †:
1. Nêu thông tin chính: kể lại toàn bộ bài báo trong vài ba dòng,
2. Bổ sung cho đầu đề: nêu được chủ đề,
3. Nêu hoàn cảnh của sự kiện: nhắc lại hoàn cảnh diễn ra sự kiện và nêu
lên góc độ của bài báo,
4. Giới thiệu tính thời sự, tác giả bài báo hoặc người trả lời phỏng vấn,
† Việc sử dụng khái niệm về phần dẫn nhập hiện nay chưa có sự thống nhất. Giới báo
chí nước ta coi sapô là tít dẫn, còn phần dẫn nhập là phần mở đầu của bài báo. Bản dịch
của cuốn sách “Viết cho độc giả” lại coi sapô là phần dẫn nhập (Dẫn theo Trần Quang,
2005:70).
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
103
5. Lời mào đầu giả: đây là đoạn đầu của bài báo được in theo một kiểu chữ
khác, nhưng cách làm này dễ gây nhầm lẫn, vì đoạn đầu của bài báo chưa chắc đã
bao quát được vấn đề.
Như vậy, cách viết phần dẫn nhập hết sức quan trọng. Charnley (1965: 128-
147) đã đưa ra môt số các cách viết phần dẫn như sau:
1. Phần dẫn nhập hiệu quả phải là phần mở đầu ngắn sắc nét về chủ đề của
nội dung câu chuyện.
2. Phần dẫn nhập phải giới hạn chính nó ở ý tưởng chính của câu chuyện.
Phần này phải nhất quán với toàn bộ câu chuyện và nhấn mạnh vào chủ đề chính
của câu chuyện.
Về mặt nội dung, phần dẫn nhập không phải là tiếp nối của đầu đề, vì người
đọc có thể đọc bất kỳ cái gì trước tùy theo ý thích của họ. Thông thường một dẫn
nhập tốt có đầy đủ các yếu 5W + 1H. Công thức này làm cho phần dẫn nhập trở
nên hoàn hảo. Tuy nhiên, chính vì sự hoàn hảo này mà phần dẫn nhập thường trở
nên rất dài, nặng nề và gây bối rối cho độc giả. “Thật ra nó đuợc gọi là dây treo
áo quần, vì mọi thứ đều được treo trên đó” (Charnley, 1965: 128-147).
Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, có thể nói các VBT được đề hóa
(thematization). Theo Haynes (1989: 66), Đề (Theme) là một ngữ đoạn đi trước
trong văn bản, có chức năng thông báo phần còn lại của văn bản. Phần còn lại
của văn bản được gọi là Thuyết (Rheme) mà có nghĩa là không phải là Đề. Như
vậy ta có thể nói rằng Theme là “điểm xuất phát của thông điệp” (Downing &
Locke, 1992: 222). Còn Rheme là phần giải thích nội dung của thông điệp đó.
Martin (1992: 437) cho rằng Đề là câu giới thiệu hoặc một nhóm câu có khả năng
dự đoán một mối quan hệ giữa các chuỗi và chọn lựa Đề theo sau. Đề có chức
năng giống như Câu Chủ Đề trong các văn bản; nói cách khác, nó có chức năng
như Đề của một đoạn văn. Như vậy theo có thể hình thành công thức sau:
Vĩ Đề: Văn Bản
Siêu Đề: Đoạn Văn
Đề: Cú
Trong một VBT, Vĩ Đề dự báo Siêu Đề, Siêu Đề lại dự báo một chuỗi
những Đề của cú có vai trò quan trọng trong kết cấu ngôn bản. Các văn bản mà
không sử dụng các hình thức tương tác dự báo theo cách này sẽ đọc thiếu mạch
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
104
lạc. Phần dẫn nhập trong VBT có thể được xem là Vĩ Đề giới thiệu nội dung
thông tin phần thông tin mới.
Như vậy, thế nào là phần dẫn nhập “tốt”? Ta có thể liệt kê ra đây một số
nhận định của Charnley (1965: 139-143) cùng với một số ví dụ thực tiễn trích từ
báo chí để minh họa như sau:
1. Phần dẫn nhập được xem là “mạnh mẽ” thường mở đầu với các cú tuyên
bố, dùng danh từ, danh từ riêng hoặc danh ngữ.
Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
Ủy ban khoa học – công nghệ và môi trường Quốc hội vừa có báo cáo kết
quả giám sát việc thực hiện đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2005 (đề án 112). Trong đó khẳng định đây là đề án có phạm vi, đối
tượng và ảnh hưởng rất rộng đến các hoạt động của các cơ quan nhà nước thông
qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nhưng việc triển khai đề án còn
chậm, kết quả chưa đạt được như các mục tiêu của đề án đã đề ra, còn nhiều bất
cập. (Tuổi trẻ - 04/4/07)
Đề ngữ Ủy ban khoa học – công nghệ và môi trường Quốc hội là một danh
ngữ mở đầu cho một VBT. VBT tiếng Anh cũng có hình thức tương tự:
A south Korean Government agency’s recommendation that Korean
financial regulators delve further into 2003 sale of Korea Exchange Bank shifts
the focus to adviser Morgan Stanley but doesn’t bring much closure for the
purchaser, private equity-firm Lone Star Funds. (Lời đề nghị của một cơ quan
Chính phủ Hàn quốc là các nhà giám sát tài chính nước này nên điều tra doanh
thu năm 2003 của Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc đã chuyển sự tập trung vào
nhà tư vấn Morgan Stanley). (The Wall Street Journal -13/3/07)
Phần dẫn nhập của VBT tiếng Việt trên được mở đầu bằng danh ngữ “Ủy
ban khoa học –công nghệ và môi trường Quốc hội”. Phần dẫn nhập của VBT
tiếng Anh cũng được mở đầu bằng danh ngữ “A south Korean Government
agency’s trecommendation Korea Exchange Bank”.
2. Tuy nhiên phần dẫn nhập còn sử dụng danh từ riêng (như tên riêng chẳng
hạn) khi danh từ riêng này có chức năng chỉ đạo làm chủ đề xuyên suốt cho các
sự kiện trong bản tin như trường hợp danh từ riêng trong VBT tiếng Việt sau:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
105
Ông Dương Ngọc Vàng – phó giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang – vừa cho
biết sau loạt bài điều tra(Tuổi trẻ – 04/4/07)
hoặc trong VBT tiếng Anh sau:
US President George W. Bush has brought an unaccustomed message for Latin
Americans on his weeklong swing through the region: I feel your pain. And he is
taking it to some unaccustomed places – hotbeds of poverty and disaffection that he
generally has missed on earlier trips. (Tổng thống Mỹ George W. Bush đã đem đến
một thông điệp bất ngờ cho người Châu Mỹ La-tinh trong chuyến đi kéo dài suốt
tuần qua khu vực này: tôi cảm nhận nỗi đau của các bạn. Và ông ta cũng đem thông
điệp đó đến một số nơi khác – những nơi đầy sự nghèo đói và mất tin tưởng mà ông
ta đã bỏ qua trong những chuyến đi trước). (The Wall Street Journal -13/03/07)
3. Những từ, ngữ, tiểu cú được đặt trong trong dấu ngoặc kép để thu hút sự
chú ý của người đọc và chúng thường thêm ý những sắc thái ý nghĩa cho chính
từ, ngữ, cú nào đó. Ví dụ:
Tất cả ứng cử viên đại biểu Quốc hội (QH) đều hoàn toàn bình đẳng như nhau,
ai trúng cử tri là do cử tri quyết định, tuyệt đối không có hiện tượng quân xanh quân
đỏ. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Yểu – phó chủ tịch QH khóa XII – tại
cuộc giao ban lãnh đạo báo chí sáng qua 13-3. (Tuổi trẻ – 14/03/07)
Ngữ đoạn “quân xanh quân đỏ” thêm sắc thái làm nỗi bật ý nghĩa của VBT
trên. Trong VBT tiếng Anh, cũng thấy có cách viết tương tự. Ví dụ:
The outlook for China’s economy is very good the deputy governor of the
People’s Bank of China said. (The Wall Street Journal -13/3/07)
Từ ngữ “very good” ở đây khiến người đọc hình dung được hình ảnh lạc
quan và triển vọng phát triển tốt của nền kinh tế Trung Quốc.
4. Một cách dẫn nhập khác nữa sử dụng câu hỏi trong đó câu hỏi là cú nghi
vấn trực tiếp hoặc cú nghi vấn bị bao gián tiếp biến thành một cú có chức năng
danh ngữ. Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
AC Milan có rất nhiều ưu thế trước “hùm xám” Bayern Munich (B.M.)
trong trận lượt đi tứ kết Champions League trên sân nhà San Siro vào rạng sáng
mai 4-4 (VTV3-THTT lúc1g45). Liệu đội có chuyển được những ưu thế thành
chiến thắng hay không? (Tuổi trẻ – 03/3/07)
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
106
Cú nghi vấn trực tiếp “Liệu đội có chuyển được những ưu thế thành chiến
thắng hay không?” dẫn nhập vào phần thân tin tiếp ngay sau đó.
Còn trong VBT tiếng Anh, ta thấy cũng có hình thức tương tự và hình thức này
cũng rất ít được sử dụng. Ví dụ:
Consumers are wondering if it is time to throw out their vitamins.
(The Wall Street Journal -13/3/07)
Cú bị bao “if it is time to throw out their vitamins” là cú nghi vấn nhưng đã
bị biến thành một tiểu cú thuộc cú danh tính. Kiểu dẫn nhập bằng câu hỏi này đi
thẳng vào ý tưởng trọng tâm của vấn đề. Những cách dẫn nhập này thường bị
thiếu thông tin, và do vậy cần phải có một câu trả lời ngay sau đó.
5. Phần dẫn nhập đôi khi chỉ là một cú tuyên bố. Loại dẫn nhập này được
viết rõ ràng cho một sự kiện hoặc trong cảnh huống tin tức không cần giải thích
nhiều. Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
Chiều 9-9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao VN đã
đến thành phố Saint Petersburg, mở đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga.
(Tuổi trẻ – 10/09/07)
VBT trên cho biết khi nào (Chiều 9-9), ai (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
đoàn đại biểu cấp cao VN), ở đâu (thành phố Saint Petersburg), làm gì (mở đầu
chuyến thăm chính thức Liên bang Nga).
Ví dụ trong VBT tiếng Anh:
The European Union wants to change its rules to make it harder to levy
penalities on trading partners for dumping offences. (Liên Minh Châu Âu muốn
thay đổi luật nghiêm khắc hơn đối với các đối tác thương mại vi phạm việc bán
phá giá.). (The Wall Street Journal - 13/03/07)
VBT cho biết ai (The European Union), làm gì (its rules to make it harder
to levy penalities)
6. Những cách viết phần dẫn nhập khác cũng được xem là có hiệu quả:
a) Sử dụng ngữ đoạn phân từ:
Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
107
Không chỉ tập trung công tác nhân sự, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XII
cần phải nghe tình hình kinh tế xã hội sáu tháng đầu năm. (Tuổi trẻ – 22/6/07)
Ví dụ trong VBT tiếng Anh:
Meeting in the town Hall, the Izzachk Walton ClubCharnley [90, tr.144]
b) Sử dụng cú phụ thuộc (tiểu cú danh tính – noun clause):
Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
Nghị định về thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách
nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi
giữ chức vụ vừa được ban hành qui định rõ thời hạn không được kinh doanh là 6-
36 tháng sau khi thôi chức(Tuổi trẻ – 21/6/07)
Tiểu cú danh tính “Nghị định về thời hạnlà cán bộ, công chức, viên chức
sau khi thôi giữ chức vụ vừa được ban hành” mở đầu phần dẫn nhập của một
VBT.
Ví dụ trong VBT tiếng Anh cũng có hình thức tương tự:
That Hawaii should have statehood was the conclusion of a Students Forum
on campus last night.. (Việc Hawaii nên có sự độc lập bang riêng là kết luận của
Diễn đàn Sinh viên tại trường đại học tối qua.). Charnley (1965:144).
Tiểu cú danh tính “That Hawaii should have statehood” mở đầu cho phần
dẫn nhập VBT.
c) Sử dụng một câu chuyện ngắn thông báo một sự việc sắp xảy ra:
Ví dụ trong VBT tiếng Việt:
Rạng sáng nay (tức chiều 21-6 tại Washington DC), chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết đến thăm Hạ viện và Thượng viện Mỹ. Chủ tịch sẽ có cuộc gặp chủ tịch
Hạ viện Nancy Pelosi, lãnh đạo Đảng Dân chủ (phe đa số ở Thượng viện) Harry
Reid và lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell. (Tuổi trẻ –
22/6/07).
Mở đầu của VBT trên thông báo việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến
thăm Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Ví dụ trong VBT tiếng Anh:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
108
Bomb defense in Ceterdale will be Maj. Henry Oakes’ topic before the
Kiwanis Club at the Center Hotel this evening. (Phòng ngự bằng bom ở
Ceterdale sẽ là đề tài trình bày của Thiếu tá Henry Oakes trước Câu lạc bộ
Kiwanis tại Khách Sạn Trung Tâm tối nay.) Charnley (1965: 145).
VBT trên bắt đầu bằng việc thông báo “việc phòng ngự bằng bom ở
Ceterdale sẽ là đề tài trình bày của Thiếu tá Henry Oakes.”
d) Nêu bật những ý quan trọng, loại bỏ các ngữ đoạn kém quan trọng hơn.
Hình thức dẫn nhập ngắn gọn này rất ít xảy ra trong VBT tiếng Việt, nhưng lại
rất hay xảy ra trong các VBT tiếng Anh. Thay vì viết đầy đủ là:
Walter Hoe, shop foreman at Metallics Industry, Inc., and winner of last
week’s fish story contest, is the new president of the Inventors Club. (Walter
Hoe, một trưởng xưởng ở Công ty TNHH Metallics Industry, và đồng thời là
người thắng cuộc thi những câu chuyện khó tin tuần trước, hiện nay là chủ tịch
mới của câu lạc bộ Những Người Phát Minh). Phần dẫn nhập chỉ cần giới thiệu
ngắn gọn Walter hiện đang làm gì, còn những chi tiết không quan trọng khác
được đưa vào phần thân tin (Chú ý phần gạch dưới).
Walter Hoe is the new president of the Inventors Club. (Walter Hoe là chủ
tịch mới của câu lạc bộ Những Người Phát Minh.)
Hoe, shop foreman at( Hoe, một trưởng xưởng ở) Charnley (1965:145)
7. Một hình thức khác của phần dẫn nhập mà trong báo chí phương Tây rất
hay sử dụng và các bản tin dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng lấy đó là
phương hướng – đó là biến các tiểu cú độc lập thành các tiểu cú phân từ và đồng
thời bỏ đi dấu trích dẫn. Hình thức này không xuất hiện trong các VBT tiếng
Việt, nhưng lại rất hay xuất hiện trong các VBT tiếng Anh như một ví dụ sau
trong bản dịch VBT trên báo The Saigon Times Daily:
The number of areas affected by bird flu in the country’s north has been falling
fast, said Bui Quang Anh, head of the Department for Animal Health. (Một số vùng
bị ảnh hưởng của cúm gà ở phía bắc đã giảm nhanh, theo lời Bùi Quang Anh, giám
đốc chuyên trách Bộ phận Thú Y). (The Saigon Times Daily - 16/12/2005)
Hình thức Đề quá trình như “said Bui Quang Anh” (Bùi Quang Anh nói)
trong VBT tin trên được mở gói và được làm cho tương thích xuất phát từ ngữ
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
109
đoạn “According to Bui Quang Anh” (Theo lời Bùi Quang Anh). Do đó, Câu 6b.
trên có thể được viết lại như sau:
Hawaii should have statehood, a Students Forum on campus concluded last night.
Như vậy, tiểu cú danh tính “That Hawaii should have statehood” bị biến
thành một cú trần thuật và ngữ đoạn “the conclusion of a Students Forum on
campus last night” bị mở gói để thành một cú “a Students Forum on campus
concluded last night.”
Charnley (1965:143-147) cũng đưa ra một số dẫn nhập được xem là không
hiệu quả, đó là cách dùng giới ngữ trình bày hình thức Đề ngữ đa.
1. Phần dẫn nhập đi từ hai, ba cú đến vài ba đoạn. Phần dẫn nhập kiểu này
rất hay thấy xuất hiện trong các VBT tiếng Việt, thường kém hiệu quả.
Ví dụ:
Ngày 3-4 tại văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thân
mật tiếp chủ tịch tập đoàn Bill Gates kiêm chủ tịch Quĩ Bill. (Tuổi trẻ – 04/4/07)
Có sử dụng Đề ngữ đa như “Ngày 3-4 tại văn phòng Chính phủ, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng”, tạo thành một sự rập khuôn, nhàm chán, khiến cho các VBT
kém sự lôi cuốn, hấp dẫn. Vấn đề này cũng xảy ra đối với các hình thức như
trong đoạn trích VBT tiếng Anh (Charnley, 1965:143) dưới đây:
- At a meeting of the Izzachk Walton Club last night, an anglers’s contest
was- (Tại cuộc họp của Câu lạc bộ Izzachk Walton đêm qua, một cuộc thi của
những người câu cá...)
- For the first time in ten years, members of the Izzachk Walton Club
will(Lần đầu tiên trong mười năm, các thành viên Câu lạc bộ Izzachk Walton
sẽ)
- With a burst of enthusiasm, the Izzachk Walton Club decided last night
to(Với sự phấn khích, Câu lạc bộ Izzachk Walton đêm qua quyết định)
- In an unprecedeted decision, the Izzachk Walton Club voted last night
to(Trong một quyết định không tiền khoáng hậu, Câu lạc bộ Izzachk Walton
đêm qua bỏ phiếu)
2. Các ngữ đoạn không quan trọng lắm được đưa vào phần dẫn nhập khiến
phần này trở nên rườm rà và nặng nề (cluttered lead). Phần dẫn nhập loại này
thường xảy ra trong các VBT tiếng Việt:
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Phạm Hữu Đức
110
Ví dụ:
Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường Quốc hội vừa có báo cáo kết
quả giám sát việc thực hiện đề án tin học hóa quản lý hành chính nhà nước giai
đoạn 2001-2005 (đề án 112). Trong đó khẳng định đây là đề án có phạm vi, đối
tượng và ảnh huởng rất rộng đến các hoạt động của các cơ quan nhà nước thông
qua việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), nhưng việc triển khai đề án còn
chậm, kết quả chưa đạt được như các mục tiêu của đề án đã đề ra, còn nhiều bất
cập. (Tuổi trẻ – 04/4/07).
Các cú “Trong đó khẳng định đây”, “nhưng việc triển khai đề án”, “kết
quả”, “còn nhiều bất cập” nên được đưa vào thân tin để làm cho phần dẫn
nhập ngắn gọn, súc tích.
5. Kết luận
Với các nhận định của các tác giả và qua các ví dụ thực tiễn trích từ báo chí
hiện hành, có thể nói phần dẫn nhập của các VBT tiếng Việt và VBT tiếng Anh
có sự tương đồng cao và sự dị biệt thấp. Ứng dụng vào việc viết các VBT tiếng
Việt và tiếng Anh, người viết có thể dựa theo các nhận xét được trích dẫn nêu
trên và việc so sánh các điểm dị biệt của phần dẫn nhập trong VBT của hai ngôn
ngữ mà cho ra những bài báo có phần dẫn nhập tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo Saigon Times - Số.2591. 16/12/2005
[2]. Báo The Wall Street Journal Asia - Số 133-13/03/07
[3]. Báo Tuổi Trẻ - Số 68 03/07, số, 88, 89 – /04/07
[4]. Charnley, M. V. (1965), Reporting, Holt, Rinehart & Winston, New York.
[5]. Downing, A. & Locke, P. (1992), A University Course in English
Grammar, Prentice Hall, New York.
[6]. Eng, P. & Hodson, J. (2001), Reporting and Writing news, Artsia Press
Company, Thailand.
[7]. Halliday, MAK. (1998), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (bản dịch của
Hoàng Văn Vân), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[8]. Haynes, J. (1989), Introducing Stylistics, Unwin Hyman Ltd, London.
[9]. Hervouet, L. (1999), Viết cho độc giả (bản dịch của Lê Hồng Quang), Hội
nhà báo Việt Nam, Hà Nội.
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP.HCM Số 15 năm 2008
111
[10]. Martin, J.R. (1992), English Text – System and Structure, John Benjamins
Publishing Company, Philadenphia.
[11]. Trần Quang (2005), Kỹ thuật Viết Tin, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
Tóm tắt
Sapô trong văn bản tin tiếng Việt và tiếng Anh
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày cách viết sapô trong văn bản tin
tiếng Việt và tiếng Anh, dựa trên quan điểm của J.B. Martin về ngôn ngữ học
chức năng hệ thống. Nên viết Sapô giới hạn trong ý tưởng chính của một văn bản
tin. Nếu nhất quán với toàn bộ văn bản tin và tập trung vào chủ đề của văn bản
tin này, sapô sẽ phát huy tác dụng. Nên viết sapô trong một câu bao gồm một ý
tưởng chính hơn là một sapô mang quá nhiều ý tưởng. Như thế, người đọc dễ
dàng nắm bắt nhanh ý tưởng đã nêu.
Abstract
The lead in Vietnamese and English news texts
In this article, we present the how the lead in English and Vietnamese news
texts is designed and constructed, basing on J.B. Martin’s perspective on
functional systemic linguistics. The lead should be written in such a way that it
limits itself to one central idea. The lead is effective if it is consistent with the
pattern of the whole news story and focuses on the theme of the story. It is better
to write the one-idea lead sentence than the multiple-idea lead in order to help the
news readers comprehend the ideas more rapidly.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sa_po_trong_van_ban_tin_tieng_viet_va_tieng_anh_0377_2179022.pdf