Tài liệu Sản xuất thử và phát triển giống ngô lai lvn146 và lvn68 cho đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên năm 2012: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
745
SẢN XUẤT THỬ VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI LVN146 VÀ LVN68
CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2012
ThS. Đào Ngọc Ánh
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Trial production and Development of the maize hybrids LVN146 and LVN68 for
Cuu Long River Delta and Tay Nguyen Plateau, 2012
In 2012, Maize Research Institute (MRI) conducted all the main contents of the project, including:
- Completing 4 procedures for produccing F1 seed, 4 procedures for cultivating commercial seed of
the hybrids LVN146 and LVN68 for Cuu Long River Delta and Tay Nguyen Plateau
- Organizing 4 technical training classes for producing F1 seed and commercial seed of the hybrids
LVN146 and LVN68 for local technicians and farmers;
- Building 2 demonstrations of LVN146 and LVN68 in Tay Nguyen Plateau in Autumn - Winter season
2012 and getting the expected yield for each hybrid of over 10.0 ton/ha;
- Producing 80.0 ha of F1 hybrid seed ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất thử và phát triển giống ngô lai lvn146 và lvn68 cho đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
745
SẢN XUẤT THỬ VÀ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ LAI LVN146 VÀ LVN68
CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÂY NGUYÊN NĂM 2012
ThS. Đào Ngọc Ánh
Viện Nghiên cứu Ngô
SUMMARY
Trial production and Development of the maize hybrids LVN146 and LVN68 for
Cuu Long River Delta and Tay Nguyen Plateau, 2012
In 2012, Maize Research Institute (MRI) conducted all the main contents of the project, including:
- Completing 4 procedures for produccing F1 seed, 4 procedures for cultivating commercial seed of
the hybrids LVN146 and LVN68 for Cuu Long River Delta and Tay Nguyen Plateau
- Organizing 4 technical training classes for producing F1 seed and commercial seed of the hybrids
LVN146 and LVN68 for local technicians and farmers;
- Building 2 demonstrations of LVN146 and LVN68 in Tay Nguyen Plateau in Autumn - Winter season
2012 and getting the expected yield for each hybrid of over 10.0 ton/ha;
- Producing 80.0 ha of F1 hybrid seed of the hybrids LVN146 and LVN68 with yield of over 2.5
ton/ha in Vietnam quality standard. All produced F1 seeds were bought with the deal pricein order to
make 200.0 tons of seeds (100.0 ton for each hybrid).
Keywords: Maize, hybrid, development, yield, seed, F1.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ*
Tây Nguyên có diện tích ngô lớn với 231,5
nghìn ha và sản lượng đạt 1.188,7 nghìn tấn, cả
năng suất và sản lượng ngô tại khu vực này đã
chiếm 20,7% về diện tích và 24,7% về sản lượng
ngô của cả nước (Niên giám thống kê 2011), cây
ngô đã trở thành cây lương thực quan trọng của
địa phương và đây cũng là khu vực cung cấp ngô
hàng hóa lớn cho cả nước.
Đồng bằng sông Cửu Long tuy có diện tích
ngô chưa nhiều, chỉ đạt 38,8 nghìn ha trong năm
2011 nhưng năng suất ngô tại khu vực này luôn
đứng đầu cả nước, đạt trung bình 53,4 tạ/ha so
với năng suất trung bình ngô của cả nước là 42,9
tạ/ha. Đặc biệt, tại tỉnh An Giang đạt 73,5 tạ/ha
trong năm 2011 (Niên giám thống kê 2011). Đặc
biệt, với chủ trương của Chính phủ, trong những
năm gần đây việc đắp đê khoanh vùng, ngăn
nước của các con sông lớn tại các tỉnh miền Nam
nói chung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng, nên giúp cho nhân dân khu vực này
phát triển thêm được vụ Hè Thu (vụ mà trước
đây thường bỏ hoang do vào mùa lũ chính của
sông Cửu Long).
Người phản biện: TS. Lương Văn Vàng.
Tuy nhiên, cơ cấu giống ngô trồng ở Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long cho tới
thời điểm hiện tại chủ yếu được các công ty nước
ngoài, giống ngô nội chiếm diện tích rất ít. Trong
những năm qua, Viện Nghiên cứu Ngô đã tạo ra
được một số giống ngô mới có năng suất cao,
chất lượng tốt và thích hợp với nhiều vùng sinh
thái khác nhau trong đó có khu vực Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long như các giống
LVN66, LVN146 và LVN68.
Giống ngô lai LVN146 và LVN68 là hai
giống ngô lai đơn trung ngày do Viện Nghiên
cứu Ngô chọn tạo, có đặc trưng năng suất cao,
chống chịu hạn hán và sâu bệnh tốt, đặc biệt là
tính ổn định về năng suất qua các mùa vụ gieo
trồng khác nhau.
Giống ngô lai LVN146 và LVN68 đã được
trồng thử nghiệm ở nhiều địa phương trên địa
bàn các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam
và đều cho năng suất, chất lượng cao hơn các
giống đang được trồng phổ biến tại hai khu vực
này. Các hộ nông dân sau khi đưa giống ngô lai
LVN146 và LVN68 vào sản xuất đều có nhu cầu
mua giống để trồng cho các vụ tiếp theo. Tuy
nhiên, do đặc thù về điều kiện đất đai, khí hậu
của Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long
có nhiều đặc điểm khác biệt với các khu vực
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
746
khác, do vậy việc tiến hành các thí nghiệm xác
định mật độ, khoảng cách và các liều lượng phân
bón phù hợp cho từng vụ cụ thể để nâng cao hơn
nữa năng suất, chất lượng của hai giống ngô lai
này là việc làm cần thiết.
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện các quy trình
sản xuất giống F1 hai giống ngô lai LVN146 và
LVN68 tại 2 khu vực này sẽ giúp đảm bảo cho
một chương trình sản xuất hạt giống tại chỗ
thắng lợi, góp phần quan trọng vào việc giảm
giá thành.
Đi đôi với các công việc kể trên, việc thực
hiện các mô hình trình diễn, tổ chức các lớp tập
huấn, hội nghị đầu bờ sẽ giúp người dân hai khu
vực này có nhận thức tốt hơn về giống ngô lai
LVN146, LVN68 và các kỹ thuật canh tác, giúp
phát huy được tối đa tiềm năng năng suất của
giống, từ đó có thể mở rộng diện tích canh tác
giống ngô lai LVN146 và LVN68.
Năm 2012, Viện Nghiên cứu Ngô đã tiến
hành phối hợp với Trạm Nghiên cứu và chuyển
giao TBKT Ngô phía Nam triển khai một số nội
dung dự án “Sản xuất thử và phát triển giống
ngô lai LVN146 và LVN68 cho vùng đồng bằng
sông Cửu Long và Tây Nguyên” với mục tiêu mở
rộng diện tích trồng giống ngô lai đơn LVN146
và LVN68 đạt năng suất cao, chất lượng tốt cho
vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên,
cụ thể:
- Hoàn thiện quy trình sản xuất hạt giống
F1 năng suất đạt 2,5 - 3,0 tấn/ha (hạt giống đạt
tiêu chuẩn Việt Nam), giá bán thấp hơn giống
nhập nội.
- Hoàn thiện quy trình thâm canh ngô
thương phẩm của 2 giống ngô trên đạt năng suất
tối thiểu 10 tấn/ha (trong mô hình trình diễn).
- Đào tạo, tập huấn cho các kỹ thuật viên và
các hộ nông dân tham gia thực hiện Dự án: Xây
dựng 4 mô hình trình diễn giống ngô LVN146 và
LVN68 trên quy mô 5 ha/mô hình tại địa bàn
vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
- Sản xuất 200 tấn hạt giống F1 đạt tiêu
chuẩn Việt Nam cho 2 giống.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
Vật liệu nghiên cứu là giống F1 LVN146,
LVN68, các dòng bố mẹ của giống ngô lai
LVN146 LVN68.
Giống ngô lai LVN146 do Viện Nghiên cứu
Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai đơn giữa dòng C89N
và dòng C7N. Giống thuộc nhóm chín trung
bình sớm, thời gian sinh trưởng từ 105 - 110 tùy
vụ, thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân và vụ
Thu Đông.
Giống ngô lai LVN68 do Viện Nghiên cứu
Ngô chọn tạo từ tổ hợp lai đơn giữa dòng
D105M và dòng A264. Giống thuộc nhóm chín
trung bình sớm, thời gian sinh trưởng từ 105 -
110 tùy vụ, thích hợp trồng trong vụ Đông Xuân
và vụ Thu Đông.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất
hạt giống ngô lai F1 LVN146 và LVN68 tại khu
vực Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long
trong vụ Đông Xuân và Hè Thu 2012
2.2.1.1. Thí nghiệm xác định thời vụ hợp lý
trong sản xuất hạt giống ngô lai LVN146 và
LVN68
- Quy mô: 0,2 ha/điểm/thí nghiệm/giống.
- Công thức: Giống LVN146: Mỗi vụ thực
hiện 3 công thức thời vụ khác nhau, mỗi thời
điểm gieo cách nhau 15 ngày trong vụ Đông
Xuân và 10 ngày trong vụ Hè Thu. Đối với thí
nghiệm sản xuất hạt F1 LVN146: Gieo dòng bố
và dòng mẹ cùng ngày ở mỗi thời điểm gieo. Đối
với thí nghiệm thời vụ sản xuất hạt giống ngô lai
LVN68, gieo dòng mẹ trước dòng bố 4 ngày.
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Tại xã
Cuôr Knia, Buôn Đôn, Đắk Lắk xã Hiệp An,
Đức Trọng, Lâm Đồng và xã Tân An, Tân Châu,
An Giang.
- Thời vụ: Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm
2012.
- Phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu theo
dõi như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, cao
đóng bắp, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất được đánh giá theo
phương pháp chuẩn của Viện Nghiên cứu Ngô.
Số liệu được thu thập và sử lý thống kê bằng
Microsoft Excel 2003 và IRRISTAT
2.2.1.2. Thí nghiệm: Xác định tỷ lệ bố mẹ
hợp lý trong sản xuất hạt giống ngô lai F1
LVN146 và LVN68 tại khu vực Tây Nguyên và
đồng bằng sông Cửu Long
- Đối với giống LVN146: Mật độ gieo dòng
mẹ biến động từ 5,3 - 5,7 vạn cây/ha, mật độ
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
747
dòng bố biến động từ 0,8 - 1,1 vạn cây/ha tùy
theo công thức tỷ lệ. Khoảng cách gieo hàng bố:
60cm 30cm, khoảng cách gieo hàng mẹ: 60
25cm. Các công thức tỷ lệ bố mẹ bao gồm 1:4;
1:5 và 1:6.
- Đối với giống LVN68: Mật độ gieo 7,6 vạn
cây/ha, trong đó mật độ cây mẹ biến động từ 5,7
- 6,5 vạn cây/ha, dòng bố 1,1 - 1,9 vạn cây/ha tùy
theo công thức tỷ lệ bố mẹ khác nhau, khoảng
cách gieo 60 22cm. Các công thức tỷ lệ bố mẹ
bao gồm 1; 3; 1:4; 1:5 và 1:6.
- Địa điểm, thời vụ, chỉ tiêu theo dõi và
phương pháp đánh giá: Giống như phương pháp
đánh giá thí nghiệm phần 2.3.1.1.
2.2.1.3. Thí nghiệm: Xác định mức phân
bónNPK hợp lý trong sản xuất hạt giống ngô lai
F1 LVN146 và LVN68 tại khu vực Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long
- Thí nghiệm được tiến hành theo khối ngẫu
nhiên hoàn thiện (RCBD) với 3 lần nhắc lại, 6
công thức phân bón khác nhau. Đối với giống
LVN146, mật độ gieo 6,5 vạn cây/ha, trong đó
mật độ cây mẹ là 5,6 vạn cây/ha, khoảng cách 60
25cm, mật độ cây bố 0,9 vạn cây/ha, khoảng
cách gieo 60 30cm. Đối với giống LVN68, Mật
độ gieo 7,6 vạn cây/ha, trong đó mật độ cây mẹ
là 6,3 vạn cây/ha, mật độ cây bố 1,3 vạn cây/ha.
Khoảng cách gieo 60 22cm.
- Địa điểm, thời vụ, chỉ tiêu theo dõi và
phương pháp đánh giá: Giống như phương pháp
đánh giá thí nghiệm phần 2.3.1.1.
2.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm
canh giống ngô lai thương phẩm LVN146 và
LVN68 tại khu vực Tây Nguyên và đồng bằng
sông Cửu Long
2.2.2.1. Thí nghiệm: Xác định mật độ thích
hợp đối với giống ngô lai LVN146
- Thí nghiệm được tiến hành theo khối ngẫu
nhiên hoàn thiện (RCBD) với 3 lần nhắc lại với 4
công thức mật độ khoảng cách khác nhau, cụ thể:
+ Đối với giống LVN146: 5,7 vạn cây/ha
(70 25cm), 6,5 vạn cây/ha (70 22cm), 7,0
vạn cây/ha (60 24cm) và 7,6 vạn cây/ha (60
22cm).
+ Đối với giống LVN68: 5,55 vạn cây/ha
(60 30cm), 5,95 vạn cây/ha (60 28cm), 6,66
vạn cây/ha (60 25cm) và 7,57 vạn cây/ha (60
22cm).
- Địa điểm thực hiện thí nghiệm: Tại xã
Cuôr Knia, Buôn Đôn, Đắk Lắk; xã Hiệp An,
Đức Trọng, Lâm Đồng và xã Tân An, Tân Châu,
An Giang.
- Thời vụ: Vụ Đông Xuân và Hè Thu năm
2012.
- Phương pháp đánh giá: Các chỉ tiêu theo
dõi như thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, cao
đóng bắp, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất được đánh giá theo
phương pháp chuẩn của Viện Nghiên cứu Ngô.
Số liệu được thu thập và sử lý thống kê bằng
Microsoft excel 2003 và Irristart.
2.2.2.2. Thí nghiệm: Nghiên cứu xác định
liều lượng phân bón NPK hợp lý đối với giống
ngô lai LVN146
Thí nghiệm được tiến hành theo khối ngẫu
nhiên hoàn thiện (RCBD) với 3 lần nhắc lại với 6
công thức phân bón khác nhau, mật độ gieo 6,5
vạn cây/ha (70 22cm) đối với giống LVN146
và 7,0 vạn cây/ha (60cm 25cm) đối với giống
LVN68. Địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi và
phương pháp xử lý số liệu: Như trên.
2.2.3. Xây dựng mô hình trình diễn giống ngô
lai LVN146 và LVN68
- Quy mô: 2 mô hình 5,0 ha/mô hình =
10,0ha (1 mô hình trình diễn giống ngô lai
thương phẩm LVN146 và 1 mô hình trình diễn
giống ngô lai thương phẩm LVN68).
- Địa điểm:
+ Xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
(trình diễn giống LVN68).
+ Xã Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk
Lắk (trình diễn giống LVN146).
- Thời gian: Vụ Thu Đông 2012.
2.2.4. Tập huấn cho cán bộ kỹ thuật viên và
nông dân
- Quy mô: 4 lớp, quy mô 50 người/lớp.
2.2.5. Sản xuất hạt giống F1 giống ngô lai
LVN146 và LVN68
- Quy mô: 2 mô hình 40,0 ha/mô hình =
80,0ha (1 mô hình sản xuất hạt giống F1 giống
ngô lai LVN146 và 1 mô hình sản xuất hạt giống
F1 giống ngô lai LVN68).
- Thời gian: Vụ Xuân và Thu Đông 2012.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
748
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hoàn thiện quy trình sản xuất giống F1
giống ngô lai LVN146 tại khu vực Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long
Để đảm bảo sản xuất hạt giống F1 giống ngô
lai LVN146 thành công và đạt năng suất trên
2,5 tấn/ha cần chú ý:
3.1.1. Tại khu vực Tây Nguyên
- Thời vụ: Trong vụ Đông Xuân có thể gieo
bố mẹ từ 21/10 - 21/11. Trong vụ Hè Thu chỉ nên
gieo dòng bố mẹ trong khoảng thời gian rất ngắn
từ 21/4 - 1/5.
- Mật độ, khoảng cách và tỷ lệ bố mẹ: Gieo
bố mẹ với mật độ 6,5 vạn cây/ha, khoảng cách
gieo dòng bố 60 30cm, khoảng cách gieo dòng
mẹ 60 25cm với tỷ lệ bố mẹ 1:5 hay 0,9 vạn cây
bố:5,6 vạn cây mẹ. Trong vụ Hè Thu, nên gieo với
tỷ lệ bố mẹ là 1:4 hay 1,1 vạn cây bố:5,4 vạn cây
mẹ. Chú ý nên ưu tiên tập trung gieo trong vụ
Đông Xuân và hạn chế gieo trong vụ Hè Thu.
- Phân bón: Phân bón cho cả 2 vụ Đông
Xuân và Hè Thu là 180kg N - 80kg P2O5 -
80kg K2O hay 390kg đạm urê + 500kg lân supe
+ 135kg kali clorua.
3.1.2. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Thời vụ: Trong vụ Đông Xuân nên tiến
hành gieo từ 6/11 - 21/11 năm trước. Vụ Hè Thu
chỉ sản xuất khi có nhu cầu thực sự cần thiết và
nên kết thúc gieo trước 21/4.
- Mật độ, khoảng cách và tỷ lệ bố mẹ: Gieo
bố mẹ với mật độ 6,5 vạn cây/ha, khoảng cách
gieo dòng bố 60 30cm, khoảng cách gieo
dòng mẹ 60 25cm với tỷ lệ bố mẹ 1:5 hay 0,9
vạn cây bố:5,6 vạn cây mẹ. Trong vụ Hè Thu,
nên gieo với tỷ lệ bố mẹ là 1:4 hay 1,1 vạn cây
bố: 5,4 vạn cây mẹ. Chú ý nên ưu tiên tập trung
gieo trong vụ Đông Xuân và hạn chế gieo trong
vụ Hè Thu.
- Phân bón: Bón phân cho giống ở mức
180N - 80P2O5 - 100K2O hay 390 đạm urê + 500
lân super+ 165 kali clorua/ha.
3.2. Hoàn thiện quy trình sản xuất giống F1
giống ngô lai LVN68 tại khu vực Tây Nguyên
và đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1. Tại khu vực Tây Nguyên
- Thời vụ: Vụ Đông Xuân nên gieo dòng bố
mẹ từ 21/10 - 21/11 để có thể đạt được năng suất
hạt từ 31,15 - 31,55 tạ/ha. Vụ Hè Thu: Nên hạn
chế gieo trong vụ Hè Thu vì năng suất thấp
- Mật độ, khoảng cách và tỷ lệ bố mẹ: Sản
xuất hạt giống F1 giống ngô lai LVN68 nên tiến
hành chủ yếu trong vụ Đông Xuân và nên gieo
bố mẹ với tỷ lệ 1 hàng bố:5 hàng mẹ, với mật độ
gieo 1,3 vạn cây bố và 6,3 vạn cây mẹ/ha,
khoảng cách dòng bố và dòng mẹ là 60 22cm.
Trong vụ Hè Thu nên hạn chế sản xuất hạt giống
F1 LVN68, nếu bắt buộc phải xuất xuất thì nên
sản xuất với diện tích nhỏ và với tỷ lệ hàng bố
mẹ là 1:3 - 4, khoảng cách 60 22cm.
- Phân bón: Chỉ nên thực hiện trong vụ
Đông Xuân với liều lượng phân bón nên áp dụng
là 180kg N - 80kg P2O5 - 80kg K2O hay 390kg
đạm urê + 500kg lân supe + 135kg kali clorua.
3.2.2. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Thời vụ: Vụ Đông Xuân nên gieo từ 6 - 21
tháng 11 năm trước. Không nên sản xuất giống
LVN68 trong vụ Hè Thu vì phấn bố ít và khả
năng bắt phấn, thụ phấn kém
- Mật độ, khoảng cách và tỷ lệ bố mẹ: Chỉ
nên tiến hành sản xuất hạt giống F1 LVN68
trong vụ Đông Xuân. Trong vụ Đông Xuân có
thể gieo bố mẹ với tỷ lệ 1:4, 1:5 và 1:6, khoảng
cách dòng bố và dòng mẹ là 60 22cm, tốt nhất
nên gieo với tỷ lệ bố mẹ là 1:4 - 5.
- Phân bón: Có thể thực hiện sản xuất hạt
giống trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu (hạn
chế) với liều lượng phân bón 180kg N - 80kg
P2O5 - 100kg K2O hay 390kg đạm urê + 500kg
lân supe + 165kg kali clorua trong vụ Đông
Xuân và 180kg N - 80kg P2O5 - (80 - 100kg)
K2O hay 390kg đạm urê + 500kg lân supe + (135
- 165kg) kali clorua trong vụ Hè Thu.
3.3. Hoàn thiện quy trình thâm canh giống
ngô lai thương phẩm LVN146 tại khu vực Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long
3.3.1. Tại khu vực Tây Nguyên
- Mật độ khoảng cách: Trong vụ Đông Xuân
nên gieo trồng ở mật độ 6,5 - 7,0 vạn cây/ha,
khoảng cách 70 22cm hoặc 60 24cm. Trong
vụ Hè Thu nên đảm bảo mật độ cây đạt 6,5 vạn
cây/ha, khoảng cách 70 22cm.
- Liều lượng phân bón: Nên bón phân cho
giống LVN146 trong cả 2 vụ Đông Xuân và Hè
Thu ở mức 180N - 80P2O5 - 80K2O hay 390 đạm
urê + 500 lân supe + 135 kali clorua.
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất
749
3.3.2. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Mật độ khoảng cách: Nên gieo trồng với
mật độ đảm bảo 6,5 vạn cây/ha, khoảng cách gieo
70 22cm trong cả vụ Đông Xuân và Hè Thu.
- Liều lượng phân bón: Liều lượng phân bón
đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong cả 2 vụ Đông
Xuân và Hè Thu là 180N - 80P2O5 - 100K2O hay
390kg đạm urê + 500kg lân supe + 165kg kali
clorua/ha.
3.4. Hoàn thiện quy trình thâm canh giống
ngô lai thương phẩm LVN68 tại khu vực Tây
Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long
3.4.1. Tại khu vực Tây Nguyên
- Mật độ khoảng cách: Nên đảm bảo mật độ
từ 66,6 - 75,758 vạn cây/ha trong vụ Đông Xuân
và 66,6 vạn cây/ha trong vụ Hè Thu.
- Liều lượng phân bón: Nên bón phân cho
giống ở mức phân bón 180N - 80P2O5 - 80K2O
hay 390kg đạm urê + 500kg lân supe + 135kg
kali clorua/ha.
3.4.2. Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long
- Mật độ khoảng cách: Nên gieo với mật độ
66,6 vạn cây/ha trong cả hai vụ Đông Xuân và
Hè Thu.
- Liều lượng phân bón: Nên bón phân ở mức
180N - 80P2O5 - 100K2O hay 390kg đạm urê +
500kg lân supe + 165kgg kali clorua/ha trong cả
2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.
3.5. Kết quả đào tạo tập huấn
4 lớp đào tạo tập huấn được thực hiện cho
trên 200 cán bộ kỹ thuật viên và nông dân vùng
dự án. Nội dung đào tạo tập trung cập nhật
những thông tin về sản xuất ngô trên thế giới và
ở Việt Nam, kỹ thuật sản xuất hạt giống F1 và
kỹ thuật canh tác ngô lai để đạt năng suất và
chất lượng cao, phương pháp phòng trừ một số
sâu bệnh.
3.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn
giống ngô lai LVN146 và LVN68
Hai mô hình trình diễn giống ngô lai
LVN146 và LVN68 đã được thực hiện trong vụ
Thu Đông tại xã Ea Pô, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk
Nông (trình diễn giống ngô lai LVN68) và xã
Cuôr Knia, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
(trình diễn giống ngô lai LVN146) với quy mô
5,0 ha/mô hình/giống.
So sánh giữa giống ngô lai LVN146 và
LVN68 với giống ngô đối chứng C919 và CP999
đang được trồng phổ biến tại các địa phương cho
thấy giống LVN146 và LVN68 có nhiều ưu điểm
hơn về đặc điểm sinh trưởng và năng suất.
Giống ngô lai LVN68 có nhiều đặc điểm
tương đồng và tốt hơn so với giống CP999. Các
đặc điểm tương đồng như chiều dài bắp, tỷ lệ
hạt và đường kính bắp. Các đặc điểm nổi trội
hơn giống CP999 là khối lượng 1000 hạt, dạng
hạt và màu sắc hạt hạt/bắp. Giống LVN68 có
năng suất cao hơn với giống CP999 (10,28 so
với 9,32 tấn/ha). Đặc biệt do có dạng hạt đá nên
khả năng bảo quản của LVN68 tốt hơn CP999.
Tương tự, giống ngô lai LVN146 cũng có
nhiều đặc điểm tốt hơn so với giống C919 như
chiều dài bắp, khối lượng 1000 hạt và số hàng
hạt/bắp. Vì vậy LVN146 có năng suất lý thuyết
và năng suất thực tế cao hơn so với giống C919
(13,89 so với 9,94 tấn/ha). Đặc biệt do có tỷ lệ
hạt/bắp cao hơn giống C919 nên năng suất thực
tế của giống LVN146 đã vượt giống C919
khoảng 3 tấn/ha.
Tổng lượng hạt thương phẩm thu được từ 2
mô hình LVN146 và LVN68 là 103,50 tấn, toàn
bộ sản phẩm này được gia đình các hộ tham gia
mô hình tự tiêu thụ, được hưởng lợi từ việc tham
gia dự án.
Bên cạnh đó, do giống ngô lai LVN146 và
LVN68 chín khi bộ lá vẫn còn tươi xanh, vì vậy
ngoài lượng bắp thương phẩm thu được, các hộ
tham gia mô hình còn thu được một lượng lớn
cây sau khi thu hoạch bắp để làm thức ăn tươi và
thức ăn ủ chua cho gia súc.
3.7. Kết sản xuất hạt giống F1 giống ngô lai
LVN146 và LVN68
- Diện tích 80,0 ha, trong đó 40,0ha sản xuất
hạt giống F1 LVN146 và 40,0ha sản xuất hạt
giống F1 LVN68.
- Sản xuất thu được là 415,1 tấn bắp tươi
giống F1 LVN146 và LVN68 đủ tiêu chuẩn
chất lượng.
- Viện thu mua tất cả sản lượng bắp giống
thu được với giá thỏa thuận 8.500 đồng/kg bắp
tươi, đem sấy chế biến thành 200,0 tấn hạt giống
F1 (100,0 tấn hạt giống mỗi loại) đủ tiêu chuẩn
chất lượng Việt Nam.
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
750
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Dự án đã hoàn thiện được 4 quy trình sản
xuất hạt giống F1 và 4 quy trình sản xuất giống
ngô lai thương phẩm giống ngô lai LVN146 và
LVN68 cho khu vực Tây Nguyên và đồng bằng
sông Cửu Long.
Dự án đã sản xuất được 200,0 tấn giống F1,
trong đó 100,0 tấn hạt giống F1 giống ngô lai
LVN146 và 100,0 tấn hạt giống F1 giống ngô lai
LVN68, góp phần giải quyết một phần khó khăn
về giống cho sản xuất ngô ở nhiều địa phương.
Dự án xây dựng được 2 mô hình trình diễn
giống ngô lai LVN68 và LVN146 tại 2 địa
phương của Tây Nguyên trong vụ Thu Đông
2012 với quy mô 5,0 ha/mô hình, sản xuất được
103,5 tấn hạt thương phẩm các loại.
Dự án đã đào tạo được 100 kỹ thuật viên và
100 nông dân có kiến thức chung về kỹ thuật sản
xuất hạt giống F1 và kỹ thuật thâm canh giống
ngô lai nói chung, giống ngô LVN146 và LVN68
nói riêng đảm bảo năng suất và chất lượng.
4.2. Đề nghị
Đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ tiếp tục
cấp kinh phí để dự án hoàn thiện nốt các nội
dung còn lại của năm 2013, đồng thời có chủ
trương xây dựng phát triển mở rộng giống ngô
lai LVN146 và LVN68 tại Tây Nguyên và đồng
bằng sông Cửu Long và sản xuất hạt giống F1
hai giống ngô LVN146, LVN68 tại hai khu vực
này theo quy trình đã được khuyến cáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Banziger, M. and G. O. Edmeades, Beck, D., and
Bellon, M. (2000). Breeding for Drought and
Nitrogen Stress Tolerance in Maize, From Theory to
Practice. Mexico, D.F., CIMMYT.
2. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Quyết định số
773 và 774 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
PTNT, ngày 27/3/2010, Hà Nội.
3. Cao Đắc Điểm (1988). Cây ngô, Nhà xuất bản Nông
nghiệp.
4. Chudry, G. A. and H. Ghulam, Muhamad, S., and
Khan, M.A. (2003). Effect of Nitrogen,
Phosphorus and plant population on grain yield of
dryland maize, Asial Journal of plant sci., 2 (10).
pp: 800 - 803.
5. Cục trồng trọt (2007). Một số chỉ tiêu định hướng
đến năm 2015 - 2020 về nông nghiệp, nông thôn,
nông dân.
6. Denmead, O.T., and R.H.Shaw (1960). “The effects
of soil moisture stress at different stages of growth
on the development and yield of corn” Agronomy
Journal, 52, 272 - 274
7. FAO (1992). Maize in Human Nutrition, Rome
8. Hari Srinivas (2005). “ The Concepts Water
Footprint and Virtual Water”, Internet, 2.
9.
10. International Plant Nutrient Institute (2009). Role of
fertilizer for plant. International Plant Nutrient
Institute, online.
11. Lưu Trọng Nguyên (1965). Đặc điểm phân loại cây
ngô, Trong một số kết quả nghiên cứu về cây ngô,
NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1972.
12. Monsanto (2001). Water requyrements for maize
[Online], Available by
http:/www.monsantoindia.com/asp/facts/mainmenu.
asp
13. Ngô Hữu Tình (2003). Cây ngô, Nhà xuất bản Nghệ
An
14. Ngô Hữu Tình (2009). Chọn lọc và lai tạo giống.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
15. Oparin, A.I. (1977). Cơ sở sinh lý thực vật, Tập II,
người dịch Lê Doãn Diên và ctv., NXB. Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
16. Ruaan, B. (2003). The Mechanics of Maize Plant
[Online], Available by
http:/www.panarseed.co.za/Agronomic/Mechanicof
Maizeplant3/Maize Plant and Hail Damage.htm.
17. Stewart, W. M. a. W. R. G. (2008). Fertilizer for
Irrigated Corn, Guide to best Management
Practices, The International Plant Nutrition Institute.
18. Sucler, C.H. (1985). “ Role of potassium in enzyme
catalysts”, in: Potassium in agriculture, R, D,
Munson, ed American Society of Agronomy, Crop
Science Society of America and Soil Science
Society of America, Madison, WI, pp, 337 - 349.
19. Tổng cục Thống kê (2009). Niên giám thống kê
2008, NXB. Thống kê, Hà Nội.
20. Tổng cục Thống kê (2010). Niên giám thống kê
2009, NXB. Thống kê, Hà Nội.
21. Tổng cục Thống kê (2011). Niên giám thống kê
2010, NXB. Thống kê, Hà Nội.
22. Uhart, S. A. and F. H. Andrade (1995). Nitrogen
deficiency in maize. I. Effects on crop growth,
development, dry matter partitioning and kernel set,
Crop Science 35: 1376 - 1383.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_82_84_2130169.pdf