Tài liệu Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi: N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
135
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc:
Động lực kinh tế thay đổi hành vi
Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1, Bùi Văn Quang1,
Stephen Ives2
Cơ quan
1Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
2Đại học Tasmania, Australia
Tác giả đại diện
cuongtranthe@gmail.com
Từ khóa
Sản xuất bò thịt, phân tích chi phí lợi ích, thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua, động
lực kinh tế
Giới thiệu
Vùng miền núi Tây Bắc vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của Việt
Nam với 80% số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nông
nghiệp và lâm nghiệp (Trần và cộng sự, 2010). Mặc dù chăn nuôi bò thịt là
một phần quan trọng của hệ thống canh tác và có thể đóng vai trò giảm
nghèo nhưng sản xuất vẫn còn manh mún và quy mô nhỏ lẻ, và hầu hết
gia súc chăn được chăn thả trên các bãi chăn thả chung. Nhiều nông hộ
nhỏ nuôi bò thịt để xây dựng cơ ...
3 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
135
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Sản xuất bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc:
Động lực kinh tế thay đổi hành vi
Phạm Văn Hùng1, Trần Thế Cường1, Ninh Xuân Trung1, Bùi Văn Quang1,
Stephen Ives2
Cơ quan
1Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
2Đại học Tasmania, Australia
Tác giả đại diện
cuongtranthe@gmail.com
Từ khóa
Sản xuất bò thịt, phân tích chi phí lợi ích, thức ăn thô xanh, thức ăn ủ chua, động
lực kinh tế
Giới thiệu
Vùng miền núi Tây Bắc vẫn là một trong những vùng nghèo nhất của Việt
Nam với 80% số hộ gia đình có thu nhập chủ yếu từ các hoạt động nông
nghiệp và lâm nghiệp (Trần và cộng sự, 2010). Mặc dù chăn nuôi bò thịt là
một phần quan trọng của hệ thống canh tác và có thể đóng vai trò giảm
nghèo nhưng sản xuất vẫn còn manh mún và quy mô nhỏ lẻ, và hầu hết
gia súc chăn được chăn thả trên các bãi chăn thả chung. Nhiều nông hộ
nhỏ nuôi bò thịt để xây dựng cơ nghiệp và coi bò thịt như tài sản để bán
khi cần tiền, chứ không coi đây là một hoạt động sản xuất để tạo thu nhập
(Dương và cộng sự, 2014).
Một số giải pháp chăn nuôi và quản lý chăn nuôi bò thịt đã được xác định
trong dự án của ACIAR LPS/2008/049 mặc dù mỗi kỹ thuật quản lý chăn
nuôi này đều có chi phí cơ hội. Phân tích chi phí-lợi ích của việc áp dụng
các kỹ thuật quản lý thức ăn chăn nuôi mới đã được tiến hành để đánh giá
tiềm năng áp dụng của các biện pháp đó.
Biện pháp tiếp cận nghiên cứu
Một cuộc khảo sát những nông dân chăn nuôi bò thịt đã được tiến hành
tại các điểm nghiên cứu của dự án, các xã Long Hẹ (Nông Cốc), Tỏa Tình
(Hua Sạ A), Quài Cang (Khá), Quài Nưa (Thẳm và Quang Vinh) ở Điện Biên
và Sơn La. Cuộc khảo sát bao gồm cả những nông dân tham gia vào các
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
136
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
hoạt động của dự án thử nghiệm và những nông dân không tham gia vào
dự án. Chi phí và lợi ích dự kiến của việc áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi
đã được tính toán. Chi phí cơ hội của các chiến lược quản lý thức ăn chăn
nuôi mới cũng đã được tính toán nhằm đánh giá tác động của các chi phí
này lên quá trình áp dụng.
Kết quả
Ba chiến lược chăn nuôi đã được phân tích: S1 – Biện pháp truyền thống
(chăn thả gia súc có kiểm soát); S2 - Chăn thả gia súc có kiểm soát với thức
ăn thô xanh bổ sung; và S3 - Chăn thả gia súc có kiểm soát với thức ăn thô
xanh bổ sung và thức ăn ủ chua (lá, thân, củ sắn và rơm rạ). Chi phí và lợi
ích của ba chiến lược chăn nuôi khác nhau được tính bằng tỷ lệ chiết khấu
là 7,8% (Tanaka và cộng sự, 2010).
Giá trị hiện tại thuần (NPV) của việc nuôi một con bò thịt được ước tính
nhằm so sánh lợi nhuận giữa các cách thức chăn nuôi khác nhau xét về
giá trị thời gian của tiền tệ. NPV của biện pháp S1 là khoảng 11.898 đồng
trong khi NPV của biện pháp S2 và S3 lần lượt là 12.706 và 14.382 đồng.
Để nông dân nuôi vỗ béo một con gia súc đủ trọng lượng đem bán thì phải
mất năm năm nếu sử dụng biện pháp S1, bốn năm nếu sử dụng biện pháp
S2 và ba năm nếu sử dụng biện pháp S3. Dựa vào giá vật liệu và chi phí cơ
hội của sắn (tức là bán trực tiếp ra thị trường thay vì ủ chua) thì tính toán
của NPV cho thấy chăn thả có kiểm soát, kết hợp với thức ăn thô xanh và
thức ăn ủ chua có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi và rút ngắn
thời gian sản xuất.
Thảo luận và Kết luận
Phân tích chi phí-lợi ích cho thấy các chiến lược chăn nuôi theo hướng
thâm canh có lợi nhuận ròng cao hơn so với các biện pháp truyền thống.
Ngoài ra, các biện pháp truyền thống còn phải đối mặt với nhiều thách
thức như thời tiết khắc nghiệt, thay đổi khí hậu và sự hạn chế về các các
đồng cỏ chăn thả do các quy định về bảo vệ rừng. Những thách thức này
làm cho sản xuất bò thịt truyền thống tương đối tốn kém và rủi ro hơn và
điều này dẫn đến việc tăng cường các biện pháp sản xuất. Để tăng cường
thâm canh chăn nuôi bò thịt trong bối cảnh hệ thống canh tác ở vùng Tây
Bắc thì cần phải có các nghiên cứu sâu hơn để phát triển các chiến lược đa
dạng cho mô hình kết hợp chăn nuôi gia súc và trồng trọt.
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
137
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Kế hoạch tương lai của nông dân cho sản xuất bò thịt (% nông hộ)
Kế hoạch
Người tham gia
thử nghiệm
Người không tham
gia thử nghiệm
Tổng cộng
Tăng số lượng bò thịt 66.7 66.7 66.7
Tăng diện tích đồng
cỏ và giữ nguyên số
lượng bò thịt
13.3 20.8 17.9
Giữ nguyên số lượng
bò thịt và diện tích
đồng cỏ
20 12.5 15.4
Nguồn: Khảo sát, 2015
Hầu hết nông dân (kể cả những người không tham gia thử nghiệm) vẫn có
kế hoạch mở rộng chăn nuôi bò thịt áp dụng các biện pháp mới với thức
ăn thô xanh và thức ăn ủ chua. Nông dân vẫn quan tâm đến việc áp dụng
các biện pháp mới mặc dù họ sẽ cần phải đầu tư nhiều hơn và tìm hiểu các
kỹ thuật mới sản xuất thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua.
Các thử nghiệm thâm canh chăn nuôi bò thịt không chỉ cung cấp cho
nông dân một phương pháp để giảm thiểu việc thiếu thức ăn cho gia súc
trong thời tiết lạnh mà còn cho thấy một biện pháp sản xuất gia súc có
lợi nhuận, và đây có thể là động lực chính cho nông dân để mở rộng chăn
nuôi bò thịt. Hỗ trợ tín dụng và đào tạo kỹ thuật sản xuất thức ăn thô xanh
và thức ăn ủ chua là cần thiết nhằm hỗ trợ việc chuyển đổi từ chăn nuôi
gia súc truyền thống sang chăn nuôi thâm canh.
Tài liệu tham khảo
1. Duong Nam Ha ., Pham Van Hung, Nguyen Thi Thu Huyen, Bonney, L. B. and
Ives, S. W. (2014). Tác động của các yếu tố văn hoá xã hội lên chuỗi giá trị bò thịt:
nghiên cứu trường hợp của các nhà sản xuất ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí
Hiệp hội Chăn nuôi gia súc Châu Á-Australia lần thứ 16, Yogyakarta, Indonesia.
2. Tanaka, T., Camerer, C. and Nguyen Quang (2010). Tùy chọn rủi ro và thời gian:
Thử nghiệm Liên kết và Số liệu Kháo sát Hộ gia đình từ Việt Nam. Tạp chí Kinh tế
Hoa Kỳ, 100(1), pp.557-571.
3. Tran Quang Tuyen, Nguyen Hong Son, Vu Van Huong and Nguyen, Quoc Viet
(2014). Lưu ý về đói nghèo ở các dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp
chí Post-Communist Economies, 27(2): 268-281.
4. VNUA (2015). Report of Intervention Response for Project LPS/2008/049 Báo
cáo về Đánh giá Can thiệp của Dự án LPS/2008/049 Vượt qua những hạn chế về
mặt kỹ thuật và thị trường đối với sự xuất hiện của các doanh nghiệp sản xuất bò
thịt có lợi nhuận ở Tây Bắc Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s21_7748_2207182.pdf