Tài liệu Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Phần 1) - Trương Văn Vỹ: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRNG Đ I HC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN VN
TRƯƠNG VĂN VỸ
SAI LệCH Xã HộI TRONG Xã HộI HọC
CủA
EMILE DURKHEIM
(QUA NGHIấN CỨU 2 TÁC PHẨM “TỰ TỬ”
V “PHÂN CễNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI”)
NHà XUấT BảN ĐạI HọC QuốC GIA Hà NộI
2 SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
M c l c 3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIấN CỨU ĐỀ TI, BỐI CẢNH HèNH THNH
QUAN ĐIỂM V CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan nghiờn cứu đề tài .......................................................... 17
1.1.1. Khỏi lược cỏc quan điểm
và lý thuyết về hành vi sai lệch............................................ 17
1.1.2. Một số nghiờn cứu xó hội học chủ yếu về hành vi sai lệch ..... 22
1.1.3. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu liờn quan đến đề tài chuyờn luận ..... 29
1.2. Bối cảnh hỡnh thành quan điểm của Emile Durkheim .......
92 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Sai lệch xã hội trong xã hội học của Emile Durkheim (Phần 1) - Trương Văn Vỹ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRNG Đ I HC KHOA HC XÃ HI VÀ NHÂN VN
TRƯƠNG VĂN VỸ
SAI LÖCH X· HéI TRONG X· HéI HäC
CñA
EMILE DURKHEIM
(QUA NGHIÊN CỨU 2 TÁC PHẨM “TỰ TỬ”
V “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI”)
NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI
2 SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
M c l c 3
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TI, BỐI CẢNH HÌNH THNH
QUAN ĐIỂM V CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài .......................................................... 17
1.1.1. Khái lược các quan điểm
và lý thuyết về hành vi sai lệch............................................ 17
1.1.2. Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về hành vi sai lệch ..... 22
1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài chuyên luận ..... 29
1.2. Bối cảnh hình thành quan điểm của Emile Durkheim ..................... 37
1.2.1. Sơ lược tiểu sử Emile Durkheim (1858-1917) ..................... 37
1.2.2. Những điều kiện và tiền đề hình thành quan điểm .............. 40
1.3. Khái niệm sai lệch xã hội................................................................. 45
1.3.1. Vấn đề thuật ngữ “sai lệch xã hội” ....................................... 45
1.3.2. Định nghĩa về sai lệch xã hội ............................................... 46
1.3.3. Đặc điểm của sai lệch xã hội ............................................... 48
1.3.4. Phân loại và các biểu hiện của sai lệch xã hội.................... 49
1.3.5. Cở sở xã hội của sự sai lệch ................................................ 51
1.3.6. Các yếu tố cấu thành sai lệch xã hội ................................... 52
Kết luận Chương 1................................................................................... 54
Chương 2
QUAN ĐIỂM SAI LỆCH XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM
“PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI” (1893)
V “TỰ TỬ” (1897)
2.1. Tác phẩm “PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG XÃ HỘI” (1893) ..... 55
2.1.1. Giới thiệu tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” ...... 55
4 SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
2.1.2. Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm .......... 57
2.1.3. Những điều rút ra sau phân tích tác phẩm .......................... 69
2.2. Tác phẩm “Tự tử” (1897) .................................................................. 70
2.2.1. Giới thiệu tác phẩm “Tự tử” .................................................. 70
2.2.2 Phân tích quan điểm sai lệch xã hội trong tác phẩm .......... 73
2.2.3. Những điều rút ra sau phân tích tác phẩm .......................... 89
Kết luận Chương 2................................................................................... 92
Chương 3
NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG QUAN ĐIỂM V ĐÓNG GÓP
CỦA E. DURKHEIM VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI
3.1. Biến đổi quan điểm trong 2 tác phẩm của E. Durkheim ................. 93
3.1.1. So sánh đặc điểm hình thức của 2 tác phẩm ...................... 93
3.1.2. So sánh đặc điểm nội dung của 2 tác phẩm ....................... 95
3.2. Điểm mới trong quan điểm từ bài báo
“Bình thường và bệnh lý” ................................................................. 97
3.2.1. Giới thiệu bài báo “Bình thường và bệnh lý” ........................ 97
3.2.2. Phân tích nội dung và quan điểm sai lệch xã hội
trong bài báo ........................................................................ 98
3.2.3. Những điều rút ra sau phân tích bài báo ........................... 101
3.3. Những đóng góp của E. Durkhiem đối với xã hội học ................... 102
3.3.1. Nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim ...... 102
3.3.2. Chức năng của sai lệch xã hội của E. Durkheim .............. 116
3.4. Một số phê phán quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim ..... 122
3.4.1. Những phê phán về nội dung quan điểm
của E. Durkheim ................................................................ 123
3.4.2. Những phê phán về phương pháp luận của E. Durkheim .... 127
Kết luận Chương 3................................................................................. 131
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM
CỦA E. DURKHEIM TRONG THỰC TIỄN XÃ HỘI VIỆT NAM
4.1. Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim
và sự biến đổi các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam ............ 133
M c l c 5
4.2. Tham nhũng - một sai lệch xã hội to lớn, sự đổ vỡ của quản lý
xã hội, hệ quả “phi chuẩn” của phân công lao động trong xã hội ....... 141
4.3. Tự tử - một hành vi sai lệch: từ lý thuyết đến thực tiễn ................. 155
Kết luận Chương 4................................................................................. 166
KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ ................................................................... 167
Danh mục công trình khoa học
của tác giả liên quan đến chuyên luận .............................................. 173
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 175
6 SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
MỞ ĐẦU
1. Xã hội học là môn khoa học ra đời muộn hơn rất nhiều so với
các khoa học khác, song nó đã nhanh chóng trở thành một khoa học
phát triển, bởi phạm vi ứng dụng rộng rãi của nó không chỉ trong
khoa học, mà còn trong cả đời sống xã hội. Xã hội học, với tư cách là
một khoa học xã hội, đã không có một lịch sử “bề thế” như triết học
hay một số môn khoa học cơ bản khác ra đời trước đó, song xã hội
học đã có những đóng góp to lớn trong việc tìm ra, giải thích các hiện
tượng của đời sống xã hội theo cách riêng của nó, hợp lý hơn và khoa
học hơn. Đề cập đến xã hội học, chúng ta không thể không nói đến cơ
sở lý thuyết của nó. Đó chính là những khái niệm và phạm trù khoa
học, những kiến thức cơ bản và nền tảng để hình thành nên bộ môn
này. Nhà xã hội nổi tiếng người Mỹ Talcott Parsons khẳng định rằng,
“đừng nên nghiên cứu xã hội học bằng đôi tay trần của người thợ thủ
công, mà phải xây dựng xã hội học như một ngành khoa học thực thụ
với hệ thống lý luận và phương pháp luận của nó”. Với hệ thống lý
thuyết được xây dựng và hình thành như hiện nay, xã hội học đã
thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu khi thâm nhập vào thực tế
đời sống xã hội.
Xã hội chúng ta với rất nhiều cấu trúc và hình thái xã hội khác
nhau đã và đang sản sinh ra nhiều hành vi sai lệch khác nhau, vì vậy
một cách thường xuyên và theo quy luật đang ngày càng tăng lên
nhu cầu tri thức xã hội học về đặc trưng, quy luật và bản chất của
hiện tượng sai lệch. Những nghiên cứu mọi mặt về sự sai lệch đang
được thực hiện và tiến hành chủ yếu trong phạm vi của xã hội học,
nói cách khác, các khía cạnh khác nhau của hành vi lệch lạc, của sai
lệch xã hội là đối tượng nghiên cứu của chính xã hội học. Kho tàng lý
thuyết và kinh nghiệm các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ
các nhà khoa học về hành vi sai lệch đã được tích lũy và làm phong
phú cho việc quan tâm và tìm hiểu vấn đề này. Từ nhiều quan điểm
khác nhau trong việc giải thích các vấn đề, các sự kiện, các hiện tượng
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
8
xã hội, các nhà xã hội học tiên phong đã đặt một nền tảng vững chắc
cho sự tồn tại song hành của xã hội học với các khoa học khác. Trong
số những người có công sáng lập xã hội học, Emile Durkheim có thể
được xem như là nhà xã hội học đầu tiên đã biết vận dụng lý thuyết
vào trong thực tế một cách hữu hiệu và thành công. Những tác phẩm
của E. Durkheim như “Phân công lao động trong xã hội” (1893), “Tự
tử” (1897), “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) là
những công trình nghiên cứu điển hình, chứng minh đúng đắn cho
điều khẳng định này. Xung quanh quan điểm của E. Durkheim về
quan hệ giữa cá nhân - đoàn thể, về đoàn kết xã hội, về đạo đức xã
hội dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, bệnh hoạn xã hội, - gọi
chung là sai lệch xã hội, tồn tại rất nhiều ý kiến đánh giá, bình luận
phân tích khác nhau. Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim
cũng có những ảnh hưởng tích cực đến sự hình thành một số lý
thuyết xã hội học sau này.
Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim có ý nghĩa thực tiễn
rất to lớn, vì những hành vi lệch lạc với những biểu hiện rất phong
phú, khác nhau, luôn diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, đồng
hành cùng con người trong cuộc sống xã hội. Có thể khẳng định rằng,
một xã hội không có các biểu hiện của hành vi sai lệch, thì đó là một
xã hội không bao giờ có trong thực tế, không bao giờ có trong lịch sử.
Song, quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim đã xuất phát và
hình thành trong bối cảnh xã hội nào; nội dung cụ thể ra sao; đã tồn tại ở
thời đại của ông như thế nào; mọi người tiếp nhận và phản ứng ra sao;
nguyên nhân nào là chính; chức năng của nó là gì; quan điểm đó có ý nghĩa
gì đối với xã hội nói chung và xã hội Việt Nam hiện nay; ý nghĩa đó thể hiện
như thế nào; có những đặc điểm khác biệt ra sao; v.v. – đó chính là một
loạt những câu hỏi, những vấn đề rất đáng quan tâm đến quan điểm
sai lệch trong xã hội học của E. Durkheim, khi mà con người luôn
phải đối đầu với đủ loại những biểu hiện sai lệch, các loại tội phạm
khác nhau, làm cho xã hội luôn ở trong tình trạng “bất ổn”, “bệnh
hoạn”, “rối loạn trật tự xã hội”.
“Làm thế nào để có một trật tự xã hội?” luôn là một câu hỏi lớn cần
phải tìm lời đáp, không chỉ đối với các nhà xã hội học, những người
chuyên sâu nghiên cứu xã hội, mà còn đối với tất cả những ai yêu
M# đ%u
9
quý cuộc sống trên thế giới tươi đẹp này, không phải chỉ trước đây,
mà cho chính ngày hôm nay và cho cả mai sau. Hiện tượng lệch lạc
vẫn luôn tồn tại trong đời sống, dù xã hội ở giai đoạn phát triển nào
đi chăng nữa. Hành vi lệch lạc không chỉ là việc đánh giá những
hành động bên ngoài, mà ẩn sâu bên trong còn là những nguyên
nhân thuộc về chính ý thức, quan niệm của con người về hành vi này.
Điều này đã được E. Durkheim nhận định rất chí lý và sâu sắc rằng:
"Chúng ta không nói rằng một hành động nào đó xúc phạm đến
lương tri mà người ta vì nó mang tính chất tội phạm, mà phải nói
rằng hành động đó mang tính tội phạm vì nó xúc phạm lương tri mọi
người. Không phải vì hành động đó là tội phạm mà chúng ta tránh nó,
mà vì chúng ta tránh nó cho nên nó trở thành tội phạm" [86, 81]. Xuất
phát từ những lý do nêu trên chúng tôi đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu liên
quan đến lý thuyết: 1. Bản chất quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học
của E. Durkheim là gì? 2. Quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim có ý
nghĩa gì đối với đời sống xã hội thế giới và xã hội Việt Nam? Trả lời tốt được
những câu hỏi này sẽ là đóng góp đáng ghi nhận của chuyên luận, có
ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn.
2. E. Durkheim là một trong những nhà xã hội học tiền bối, và
mục tiêu chính của E. Durkheim là “xây dựng xã hội học như một bộ
môn khoa học lý thuyết có vị trí xứng đáng trong các trường đại học”
[3]. Xã hội học, cũng như bất kỳ một môn khoa học nào khác, cần có
một hệ thống lý thuyết để làm nền tảng và định hướng cho công
việc và hoạt động của mình. Trong nghiên cứu xã hội học thực
nghiệm, người ta định hướng cách thức nghiên cứu, giải thích và
phát hiện ra những quy luật chung, cũng như quy luật riêng của sự
kiện, hiện tượng xã hội bằng nền tảng lý thuyết có sẵn. Nghiên cứu
thực nghiệm, với sự đa dạng muôn màu của nó, cuối cùng cũng
phải khái quát số lượng kết quả đồ sộ thành các lý thuyết, thành
những quy luật, những khái niệm có tính chất chung. Trong phạm
vi chuyên luận này, chúng tôi muốn đóng góp một phần công sức
vào việc tìm hiểu quan điểm sai lệch xã hội của một nhà xã hội học
vĩ đại và vô cùng quan trọng đối với khoa học xã hội học, thông qua
những tác phẩm đã công bố của E. Durkheim. Chuyên luậnbổ sung
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
10
và hoàn thiện hơn quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim, từ
đó góp phần làm rõ những quy luật chung về các vấn đề xã hội, các
hiện tượng xã hội.
Đây là đề tài mang tính lý thuyết, không phải là một công trình
khảo sát thực tế. Mặc dù, giữa lý thuyết và thực tế luôn có một
khoảng cách nhất định, song điều đó không có nghĩa lý thuyết và
thực tiễn là những khái niệm độc lập, tách biệt, mà ngược lại, chúng
luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua lý thuyết, hiện
trạng và các quy luật xã hội mới có thể được mô tả một cách cụ thể và
hợp lý. Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang
tạo nên rất nhiều những biến đổi to lớn trong xã hội. Sự phát triển
cũng đồng nghĩa với việc kéo theo những mặt trái tiêu cực to lớn của
nó như tệ nạn xã hội, tội phạm, hoặc nhiều điều tương tự. Người ta
bắt đầu nghiên cứu một cách có hệ thống để lý giải và tìm ra những
giải pháp trong việc giải quyết vấn đề quan trọng và cấp thiết này.
Những nghiên cứu xã hội học trên phương diện lý thuyết về sai lệch
xã hội góp phần nhìn nhận một cách toàn diện về những hiện tượng
được coi là vượt ra khỏi những quy định chung, những mong đợi
chung của xã hội. Lý luận chỉ có giá trị và ý nghĩa to lớn khi xuất phát
từ chính thực tiễn xã hội rộng lớn, và như vậy, thực tiễn, đến lượt
mình đã thể hiện được ý nghĩa quan trọng và cần thiết của mình. Một
ý nghĩa thực tiễn cụ thể của chuyên luận là dùng làm tài liệu tham
khảo, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập các
trường đại học, viện nghiên cứu. Chuyên luận là tài liệu tham khảo
về lịch sử xã hội học, lý thuyết xã hội học, về tìm hiểu nội dung các
tác phẩm của những nhà xã hội học kinh điển.
3. Cùng với việc trình bày có hệ thống lịch sử hình hành và phát
triển các quan điểm, lý thuyết về sai lệch xã hội và tội phạm, sơ lược
quá trình nghiên cứu xã hội học về sai lệch xã hội, nội dung cơ bản
của khái niệm sai lệch xã hội, sơ lược tiểu sử và bối cảnh ra đời quan
điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim, thông qua các tác phẩm “Phân
công lao động trong xã hội” (1893), “Tự tử” (1897) và bài báo “Bình
thường và bệnh lý”, mà sau đó được đưa vào tác phẩm “Các quy tắc
M# đ%u
11
của phương pháp xã hội học” (1895), chuyên luận này mong muốn
nêu lên và chỉ ra được quan điểm của E. Durkheim về sai lệch xã hội,
nội dung cơ bản của quan điểm, về chức năng của sai lệch xã hội và
một số phê phán về nội dung và phương pháp trong quan điểm của
E. Durkheim. Từ những vấn đề nêu trên chúng ta xem xét, nghiên
cứu ứng dụng quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim đối với xã
hội Việt Nam.
Để đạt được những mục đích nêu trên, chuyên luận phải giải
quyết được các nhiệm vụ chính yếu sau: 1 - Nêu lên được cơ sở lý
luận và thực tiễn về quan điểm sai lệch xã hội, trong đó trình bày
khái lược các quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch, các nghiên
cứu xã hội học về sai lệch xã hội, bối cảnh lịch sử hình thành quan
điểm của E. Durkheim và nội dung cơ bản của khái niệm sai lệch xã
hội,. 2 - Dựa trên các tác phẩm tiêu biểu của E. Durkheim, cụ thể ở
đây là tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893), “Tự tử”
(1897), và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895), chỉ ra và phân
tích cơ sở khoa học cho việc hình thành quan điểm và nội dung quan
điểm của E. Durkheim về sai lệch xã hội, khẳng định sự tồn tại của
quan điểm và chức năng của nó trong xã hội học của E. Durkheim.
Chuyên luận cũng xem xét một số ý kiến phê phán, đánh giá đối với
quan điểm của E. Durkheim. 3 - Nêu ảnh hưởng quan điểm sai lệch
xã hội của E. Durkheim trong bối cảnh cụ thể của nền văn hóa Việt
Nam, trình bày những nghiên cứu ứng dụng quan điểm sai lệch xã
hội của E. Durkheim trong thực tế xã hội Việt Nam.
4. Các lý thuyết của E. Durkheim có nội dung hết sức phong
phú, đề cập đến rất nhiều vấn đề liên quan đến con người, cuộc sống
xã hội. Chuyên luận tập trung và đi sâu xem xét, phân tích quan điểm
về sai lệch xã hội của E. Durkheim, có nghĩa là, chủ yếu xem xét
nguồn gốc sự hình thành, bản chất, nội dung và chức năng, khẳng
định sự tồn tại của quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim. Quan
điểm về sai lệch xã hội được thể hiện đầy đủ và rõ nét nhất trong các
tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893), “Tự tử” (1897) và
bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895). Vì vậy, trong chuyên luận
này, chúng tôi tập trung khai thác nội dung các tác phẩm nêu trên để
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
12
làm rõ quan điểm về sai lệch xã hội của E. Durkheim, cách nghiên
cứu của E. Durkheim về sai lệch xã hội. Ông nghiên cứu cái bất bình
thường để hiểu cái bình thường, nghiên cứu “bệnh lý” để hiểu cái
chuẩn mực.
E. Durkheim là một nhà xã hội học tiền bối, sống trong một thời
kỳ lịch sử rất khác biệt với thời đại chúng ta đang sống hiện nay. Các
tác phẩm kinh điển của ông, phản ánh những tư tưởng giá trị to lớn
và vĩ đại, đã tồn tại cho đến ngày nay trên cả thế kỷ. Xuất phát từ
những hạn chế không tránh khỏi trong khả năng tiếp thu tư tưởng của E
Durkheim, trong tìm kiếm tài liệu, trong tiếp cận tài liệu gốc, trong ngôn
ngữ dịch thuật rất khó khăn để chuyển tải đầy đủ và chính xác nội dung tư
tưởng của ông, trong những công trình nghiên cứu hiếm hoi và ít ỏi, cả trên
thế giới cũng như ở Việt Nam về quan điểm sai lệch trong xã hội học của E.
Durkheim, thậm chí là cả trong những cách hiểu nhiều khác biệt, có khi tới
mức mâu thuẫn ở các chuyên gia nghiên cứu chung vấn đề, cùng nhiều yếu
tố chủ quan và khách quan khác khi tiến hành nghiên cứu và thực hiện
chuyên luận này, nên chúng tôi cố gắng, trong khả năng có thể, giới
thiệu cơ bản chuyên luận này theo đề tài liên quan đến sai lệch xã hội
trong xã hội học của E. Durkheim.
Như chúng ta đều biết, “sai lệch xã hội”, theo quan niệm của
E. Durkheim, đó chính là một “sự kiện xã hội”, bởi “sai lệch xã hội” là
một hiện thực khách quan, tồn tại ở bên ngoài cá nhân, nó là sự kiện
chung cho cả xã hội, phản ánh ý thức xã hội. E. Durkheim trong xã
hội học của mình chỉ mô tả và giải thích hiện tượng sai lệch xã hội
trong thế giới khách quan và đưa ra những nhận định của mình về
“sai lệch xã hội” với tư cách như là hiện thực xã hội. Như vậy, trong
xã hội học của E. Durkheim đó chỉ là quan điểm hay khái niệm về sai
lệch xã hội. Vì vậy, một cách rõ ràng hơn, tên đề tài chuyên luận có
thể nên thêm các từ “Quan điểm” hay “Khái niệm” vào phần đầu tên
gọi đề tài. Thêm vào như vậy là để làm rõ ràng hơn tên gọi, còn tên
gọi chính thức của đề tài, theo chúng tôi, cũng là tốt và rõ, phản ánh
được đầy đủ nội dung cần nghiên cứu.
5. Nghiên cứu về xã hội là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
ngành khoa học khác nhau trong mọi thời đại. Trong lịch sử người ta
M# đ%u
13
đưa ra nhiều cách lý giải khác nhau về cuộc sống con người. Mỗi lý
thuyết có một cách nhìn nhận riêng biệt về cùng một sự kiện, một
hiện tượng xã hội. Để nhận định về một vấn đề thực tế xã hội cũng
như của một lý thuyết người ta phải đứng trên những quan điểm
khác nhau. Tìm hiểu về E. Durkheim và các tư tưởng của ông, trong
chuyên luận này, chủ nghĩa duy vật lịch sử được coi là cơ sở để nhìn
nhận vấn đề sai lệch xã hội, cũng như sự hình thành ý nghĩa của
quan điểm về lệch lạc đối với xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là
một bộ phận trong toàn bộ hệ tư tưởng của Marx-Engels và trở thành
vấn đề rất quan trọng trong hệ thống lý thuyết xã hội học. Chủ nghĩa
duy vật lịch sử giải thích sự phát triển xã hội bằng mối quan hệ biện
chứng giữa các yếu tố cấu thành xã hội. "Chủ nghĩa duy vật lịch sử là
lý luận về vai trò quyết định của tồn tại xã hội với ý thức xã hội, về
những quy luật chung và đặc thù và những động lực phát triển của
xã hội, về những nguyên lý liên hệ giữa các mặt khác nhau của đời
sống xã hội" [4]. Chủ nghĩa duy vật lịch sử có một mức độ bao quát
rất lớn trong việc nhìn nhận về xã hội. Khi tìm hiểu riêng về vấn đề
sai lệch xã hội, cần phải xem xét những hành vi cá nhân trên quan
điểm "lịch sử cụ thể". Đây là một khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy
vật lịch sử trong việc nhìn nhận một khía cạnh, một sự kiện hay một
hiện tượng xã hội nào đó. Khi đánh giá hành vi con người phải đặt họ
trong những hoàn cảnh cụ thể, trong bối cảnh lịch sử mà cá nhân đó
tồn tại, phải xét đến những phạm trù chung - riêng. Trong chuyên
luận này, chủ nghĩa duy vật lịch sử được lấy làm cơ sở cho những lý
luận về các vấn đề sự hình thành và ý nghĩa của lý thuyết sai lệch xã
hội của E. Durkheim đối với thực tế xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
không tách rời với chủ nghĩa duy vật biện chứng, vì vậy cơ sở lý luận
của chuyên luận cũng xây dựng trên chủ nghĩa duy vật biện chứng
để xem xét các mối liên hệ qua lại lẫn nhau trong quan điểm về sai
lệch xã hội của E. Durkheim và ý nghĩa của quan điểm này trong thực
tế đời sống xã hội.
Vì đây là một đề tài chủ yếu mang tính lý thuyết, với mục đích
và nhiệm vụ chuyện luận đã đặt ra, nên phương pháp nghiên cứu cơ
bản trong chuyên luận này là phương pháp phân tích tài liệu, trên cơ
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
14
sở tiến hành thu thập tài liệu và sử dụng tư liệu sẵn có. Đó là những
tác phẩm liên quan đến các lý thuyết xã hội học do chính E.
Durkheim viết ra, là những bài viết, những cuốn sách, những công
trình của nhiều tác giả khác nhau có liên quan đến E. Durkheim, là
những tư liệu thuộc về lịch sử cũng như hiện tại viết về E. Durkheim.
Phân tích tài liệu là nhằm xem xét và cải biến thông tin có sẵn trong
các tài liệu nói trên thành những thông tin cần thiết để đáp ứng
những mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chuyên luận đặt
ra. Phân tích nội dung tài liệu, theo Bernard Berelson (1954), là một
kỹ thuật “để mô tả định lượng có tính khách quan, có nội dung của
thông tin” [334, 56], là thống kê những khuôn mẫu trong một thông
báo, và theo V. A. Jadow, là “thực hiện việc chuyển thông tin của bài
viết vào các chỉ báo định lượng” [334, 56). Như vậy, nhiệm vụ của
phân tích nội dung tài liệu là phải mô tả được các đặc điểm đặc trưng của
tác giả bài viết hay nội dung bài viết khi tiến hành phân tích. Phương
pháp lịch sử cũng là phương pháp chính yếu sử dụng trong chuyên
luận này. Phương pháp lịch sử là hệ thống các nguyên tắc được đặt ra
để đem lại hiệu quả trong việc tập hợp nguồn tài liệu lịch sử, đánh
giá chúng một cách có phê phán và đưa ra một tổng hợp của những
kết quả có được và giải thích kết quả làm sao để đạt được chân dung
của quá khứ. Theo Wikepedia (the free encyclopedia), phương pháp
lịch sử bao gồm những kỹ thuật và những chỉ nam dựa vào đó nhà
nghiên cứu sử dụng tài liệu gốc và những tài liệu khác để nghiên cứu
và viết thành lịch sử. Dựa trên các tài liệu viết, phương pháp lịch sử
sử dụng để xác định một vấn đề lịch sử, tập hợp thông tin có liên hệ
cho vấn đề lịch sử được xác định, nghiên cứu thông tin và đánh giá
có phê phán trong những nguồn tài liệu đó, giải thích và phân tích
các mối quan hệ giữa các yếu tố trong các tài liệu thu thập, để từ đó
rút ra những kết luận và trình bày chúng theo những quan điểm đã
được xác định khi nghiên cứu đề tài. Những phương pháp toàn diện,
lịch sử - cụ thể, phát triển, gắn lý luận với thực tiễn, các phương pháp
phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, chứng minh, so sánh -
đối chiếu, loại suy, logic là những phương pháp liên quan hoặc ít
nhiều được sử dụng tới. Các phương pháp trên không chỉ sử dụng
M# đ%u
15
một cách độc lập, mà còn là sự kết hợp đồng thời giữa chúng với
nhau trong quá trình thực hiện chuyên luận. Tổng hợp một hệ
thống các phương pháp nói trên sẽ giúp giải quyết tốt nhất các mục
tiêu và nhiệm vụ của chuyên luận đặt ra.
Khung phân tích đề tài chuyên luận. Để đề tài chuyên luận có
thể đi đúng đường hướng của mình chúng tôi tiến hành xây dựng
khung phân tích của đề tài chuyên luận. Sau khi trình bày các cơ sở
thực tiễn và lý luận liên quan đến khái niệm sai lệch xã hội, trên cơ sở
các tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893), “Tự tử” (1897),
và bài báo “Bình thường và bệnh lý” (1895) chúng tôi tiến hành, phân
tích nội dung từng tác phẩm để chỉ ra được các hình thức sai lệch xã
hội, nguyên nhân dẫn đến sai lệch xã hội, và điều mà E. Durkheim rất
quan tâm, là chức năng của sai lệch xã hội, nhằm minh họa, làm rõ và
khẳng định sự tồn tại trong xã hội học của E. Durkheim, quan điểm
về sai lệch xã hội với tư cách là một sự kiện xã hội có nguyên nhân từ
một hoặc nhiều sự kiện xã hội khác nhau. Từ các luận điểm lý thuyết
trong nội dung quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim chúng tôi
ứng dụng vào giải thích thực tiễn xã hội Việt Nam, nhằm có thể đưa
ra được những gợi ý nhất định cho các nghiên cứu lý luận, cho quản
lý xã hội và nhiều hoạt động thực tế khác.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI,
BỐI CẢNH HÌNH THÀNH QUAN ĐIỂM
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI
1.1. Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1.1. Khái lược các quan điểm và lý thuyết về hành vi sai lệch
Trong lịch sử khoa học tồn tại rất nhiều quan điểm, lý thuyết,
cách tiếp cận với hành vi sai lệch. Việc nghiên cứu lịch sử hệ thống
các quan điểm và lý thuyết sẽ giúp hiểu rõ sự hình thành, nội dung
khái niệm, nguyên nhân của sai lệch và tích cực tìm kiếm những cơ
chế thích hợp để ngăn ngừa và phòng chống chúng.
Hành vi sai lệch cũng như tội phạm hình thành cùng với sự xuất
hiện của xã hội loài người, song ở Thời kỳ nguyên thủy chưa thể xuất
hiện những tư tưởng quan tâm đến những sai lệch và tội phạm, bởi
một lẽ đơn giản con người đang ở thời kỳ sơ khai, mông muội, trí tuệ
chưa phát triển, nhận thức còn yếu kém, nên chưa đủ sức nhận ra và
phân biệt những hành vi lệch lạc, mặc dù, như đã nói ở trên, chúng
vẫn tồn tại xung quanh con người. Nhiệm vụ chính của con người
trong thời kỳ này là đấu tranh với thiên nhiên, với tự nhiên để sống,
để tồn tại.
Có thể nói, sai lệch trong xã hội được xem xét và nghiên cứu
cùng với sự xuất hiện của xã hội học. Tuy nhiên vấn đề này đã được
các tác giả cổ điển quan tâm sớm hơn. Một số nhà nghiên cứu cho
rằng xã hội học sinh ra từ trong lòng của triết học cổ điển, và trong
điều khẳng định này xác định một sự thật. Các tác giả cổ điển đã bắt
đầu phân tích một cách khoa học bản chất, nguồn gốc, các hình thái
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
18
biểu hiện của hiện tượng xã hội phức tạp này. Thời cổ đại Hy Lạp
hay còn gọi Giai đoạn xã hội chiếm hữu nô lệ, lần đầu tiên trong lịch
sử đã xuất hiện tư tưởng đấu tranh với hành vi sai lệch và tội phạm
của các nhà triết học cổ điển, mà đại diện tiêu biểu là Platon và
Aristote, phản ánh qua lăng kính các quan thuyết triết học của họ. Cả
hai nhà triết học đều coi tội phạm như là bệnh tật trong tâm linh của
những người thực hiện hành vi đó, tội phạm như là bệnh tật của Nhà
nước. Và theo họ, chính Nhà nước chứ không phải ai khác phải có
trách nhiệm chữa trị bệnh tật này, bằng cách ban hành các đạo luật.
Với những tư tưởng liên quan đến tội phạm, hai ông được coi là
những người đặt nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu những vấn
đề đấu tranh với tội phạm và sai lệch trong xã hội. Platon (427-347
trước CN) – nhà triết học duy tâm khách quan, nổi tiếng với “Học
thuyết về ý niệm”. Ông cho rằng, các đạo luật ban hành phải có tác
động kiềm chế, khắc phục các nguyên nhân thúc đẩy các hành vi
phạm tội. Platon cũng nói đến tư tưởng về sự tác động tâm lý đối với
những người có thiên hướng phạm tội. Đặc biệt, Platon cho rằng
trong đấu tranh với tội phạm cần phải nghĩ về tương lai, chứ không
phải về quá khứ. Đây là tư tưởng lớn về dự báo tội phạm mà trải qua
hàng trăm năm sau mới được mọi người chú ý. Aristote (384 – 322
trước CN) - nhà triết học Hy Lạp nổi tiếng, bộ óc bách khoa trong số
các nhà tư tưởng cổ đại Hy Lạp. Aristote cho rằng, cưỡng chế về tâm
lý có thể phòng ngừa được tội phạm, vì rằng đạo luật cần phải giúp
cho tinh thần thống trị được thể xác và lý trí thống trị được bản tính.
Aristote nhìn thấy một trong những nguyên nhân cơ bản của các
hành vi sai lệch và tội phạm là thói quen và sở thích hư hỏng của con
người mâu thuẫn với lý trí hoặc những ham mê, dục vọng khủng
khiếp trội hơn lý trí. Aristote từng phát biểu rằng, những điều bất
hạnh là những kiểu hành vi được thực hiện không có chủ tâm độc ác
và ý định xấu xa, những điều lầm lạc là những hành vi được thực
hiện có ý thức, nhưng không phải là hậu quả của ý đồ độc ác, còn
những hành vi sai trái đó là những hành vi diễn ra một cách chủ tâm
và là hậu quả của sự lệch lạc.
Quan điểm thần học - tôn giáo đối với hành vi lệch lạc là một
phần không thể tách rời của thế giới quan tôn giáo thống trị vào Thời
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
19
Trung kỷ. Chúa Trời và ác quỷ là thể hiện của điều thiện và điều ác.
Họ chống đối lẫn nhau và tuyệt đối không thể dung hòa với nhau.
Loại sai lệch chính yếu không thể tránh khỏi – là tà giáo, tà đạo, còn
kẻ tội phạm nguy hiểm nhất – chính là kẻ tà đạo. Những người thuộc
số này là những người không có niềm tin tôn giáo, không chia sẻ
những quan điểm giáo điều cơ bản của Thiên chúa giáo. Tội lỗi của
họ là phủ nhận thần thánh, xóa bỏ thần thánh ra khỏi tầng bậc đẳng
cấp nhà thờ. Theo quan điểm này, người thiện đó là người có đạo,
theo đạo, sùng đạo, tin đạo, còn người ác là kẻ vô đạo, ngoại đạo,
không theo đạo.
Thời kỳ Phục Hưng Thế kỷ XV gắn liền với tên tuổi của những
nhà triết học chủ nghĩa xã hội không tưởng, mà đại diện tiêu biểu là
Thomas Moore, Robert Owen và Saint Simon. Những nhà xã hội không
tưởng, dù rất gần nhau trong quan điểm triết học, song đã có những
quan điểm rất khác nhau, khi quan tâm đến các vấn đề tội phạm. Họ
gắn tội phạm với những vấn đề liên quan đến đấu tranh giai cấp,
kinh tế, giáo dục và môi trường. Thomas Moore là người đầu tiên
trong thời đại Phục Hưng công khai công phẫn với tình trạng nghèo
khổ của quần chúng nhân dân lao động, và ông đi đến kết luận rằng
để loại bỏ các nguyên nhân của tội phạm trước hết cần phải cải tạo
chế độ kinh tế của xã hội. Saint Simon coi việc giáo dục đạo đức là
một trong những biện pháp thủ tiêu tội phạm và các sai lệch trong xã
hội. Còn Robert Owen kết luận rằng, không nên tìm kiếm các nguyên
nhân của tội phạm ở chính cá nhân người phạm tội, mà nên tìm
nguyên nhân ở chính môi trường, trong đó con người phạm tội được
hình thành, sống và tồn tại.
Sự thay đổi xã hội phong kiến thành xã hội công nghiệp, sự thay
đổi thế giới quan tôn giáo bằng triết học, mỹ học, đạo đức của chủ
nghĩa nhân văn và tri thức đã làm xuất hiện quan điểm duy lý về
hành vi sai lệch. Các đại diện tiêu biểu Thời kỳ Kỷ nguyên Ánh sáng
hay còn gọi Thời kỳ Triết học Ánh sáng của Chủ nghĩa duy vật Pháp
thế kỷ XVII - XVIII đã hình thành nên khái niệm tội phạm như là
hành vi của ý chí tự do con người, mà không phải là trò chơi trong
tay của “những thế lực cao cấp”, nhưng là cá nhân hành động có ý
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
20
thức và tự do trong hành vi của mình. Với quan điểm này, tội phạm
chỉ là kết quả tổng hợp ý chí độc ác của những kẻ tội phạm. Có hai
nhà triết học – nhà khai sáng mà tên tuổi rất được chú ý khi dành sự
quan tâm của mình đối với hành vi sai lệch và tội phạm – đó là
Z. Montesquieu và C. Beccaria. Trong các tác phẩm của mình
Montesquieu đề cập đến tình hình tội phạm với tư cách là một hiện
tượng cá biệt, còn Beccaria thì dành sự chú ý đặc biệt đến những vấn
đề của tình hình tội phạm và hình phạt đối với tội phạm.
Z. Montesquieu là tác giả của tập luận văn triết học – pháp luật nổi
tiếng “Về tinh thần của các đạo luật” được xuất bản vào giữa thế kỷ
XVIII. Một luận điểm nổi tiếng trong tác phẩm của ông được đưa ra,
là “nhà làm luật thông minh không hẳn chỉ quan tâm đến các hình
phạt đối với các tội phạm, mà chủ yếu là quan tâm về việc phòng
ngừa tội phạm” [77]. Một luận điểm có ý nghĩa to lớn của
Montesquieu là tội phạm và hình phạt là những hiện tượng tương
đối, phản ánh các quan hệ xã hội và nội dung của chúng thường
xuyên được thay đổi tùy thuộc vào các thời đại và các xã hội khác
nhau. Các quan điểm của C. Beccaria thông thường đồng nhất với
quan điểm của Montesquieu, khi ông đi đến kết luận rằng, “phòng
ngừa tình hình tội phạm sẽ tốt hơn là trừng trị nó” [77]. Ông cho rằng
biện pháp cơ bản của phòng ngừa tội phạm là hoàn thiện việc giáo
dục, “giáo dục là biện pháp đúng đắn nhất, nhưng cũng là khó khăn
nhất” [77].
Với sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học tự nhiên, quan điểm
Sinh học và Nhân chủng học đã có những đóng góp của mình vào
cách định nghĩa mới về sai lệch và tội phạm. Bác sĩ tâm thần và nhà
tội phạm học người Italia Cesare Lombroso đã đưa ra quan điểm về
việc tồn tại một kiểu người đặc biệt, có khuynh hướng đến việc thực
hiện tội phạm do có những dấu hiệu sinh học được xác định. Từ quan
điểm của lý thuyết nhân chủng học, tội phạm được xác định như là
tổng hợp của các tội lỗi được thực hiện bởi những người – những kẻ
tội phạm bẩm sinh có khuynh hướng mang tính sinh học đối với việc
thực hiện tội phạm. C. Lombroso tuyên bố rằng, người ta không trở
thành kẻ tội phạm, người ta sinh ra thành kẻ tội phạm. Kẻ tội phạm
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
21
bẩm sinh dễ dàng phân biệt với những người khác theo dáng vẻ bên
ngoài. C. Lombroso đã chỉ ra một loạt những dấu hiệu hình thể bên
ngoài của kẻ tội phạm, những dấu hiệu, theo Lombroso, chỉ có ở
“những kẻ tội phạm, những tên mọi rợ và loài khỉ đột”. William H.
Sheldon, nhà nhân chủng học người Mỹ, đã cố gắng tìm ra mối liên hệ
giữa các hành vi cá nhân, trong đó có hành vi sai lệch và tội phạm,
với các kiểu loại cơ thể (type of body) con người. Ông đã chỉ ra một
kiểu cơ thể cơ bản của con người - ông gọi là “mesomorph”, mà rất
dễ có hành vi phạm tội.
Vào đầu Thế kỷ XX xuất hiện lý thuyết giải thích hành vi lệch lạc
theo quan điểm Tâm lý học của Sigmund Freud (1856-1939), theo đó
con người sẽ phát triển bình thường nếu bản ngã (Ego) – lý trí nỗ lực
quân bình được những khuynh hướng bẩm sinh luôn đòi phải được
thỏa mãn ngay (bản năng – Id) và những đòi hỏi thực tiễn của xã hội,
còn nếu để bản năng vượt trội, trỗi dậy một cách quá mức, vượt qua
sự kiểm soát của bản ngã, thì khi đó cá nhân con người sẽ rơi vào
hành vi lệch lạc. S. Freud đã giải thích những lệch lạc, những bất
thường trong nhân cách của cá nhân do sự không quân bình trong bộ
máy tâm thức, khi yếu tố xung động bản năng chi phối quá mạnh.
Vấn đề tội phạm và các hành vi sai lệch cùng các biện pháp đấu
tranh với chúng cũng lôi cuốn sự chú ý của các nhà cách mạng Dân chủ
Nga như A. I. Gercen, V. G. Belinsky, N. A. Dobroljubov, N. G.
Chernyshevsky, D. I. Prinsev. Những người này cho rằng việc phòng
ngừa tình hình tội phạm sẽ có hiệu quả nếu nó gắn liền với việc biến
đổi cách mạng các quan hệ tư bản. Zall-Pol Marat đã có công lao
không nhỏ đối với sự phát triển của lý luận tội phạm. Trong tác
phẩm “Kế hoạch hóa của pháp luật hình sự” công bố vào nửa sau
Thế kỷ XVIII, ông đã chỉ rõ bản chất giai cấp của tội phạm, xác định
mối liên hệ của nó với chế độ xã hội tư bản, làm sáng tỏ tính quyết
định về mặt kinh tế - xã hội của tình hình tội phạm. Marat coi tội
phạm như là sự vi phạm trật tự xã hội đã được xác lập. A. N. Radishchev –
nhà cách mạng dân chủ Nga nổi tiếng, nhà tư tưởng duy vật kiệt xuất
Nga, nhà văn, nhà triết học nửa sau Thế kỷ XVIII. Ông cũng là nhà
luật học, nhà thống kê học nổi tiếng. Ông cũng dành sự quan tâm to
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
22
lớn đến việc nghiên cứu tội phạm. Radishchev đã bỏ rất nhiều công
sức để xây dựng thống kê hình sự ở nước Nga. Trong tác phẩm “Về
luận điểm pháp luật” của mình, ông đã soạn thảo các chỉ số đặc trưng
cho tất cả các loại tội phạm lẫn những người thực hiện chúng, cũng
như động cơ và nguyên nhân của việc thực hiện tội phạm. Chương
trình do ông soạn thảo về quan sát và phân tích thống kê các “bệnh
hoạn xã hội” như ăn xin, gái điếm và các hiện tượng khác có mối liên
hệ với tội phạm và hành vi sai lệch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên
cứu tội phạm và các hành vi sai lệch.
1.1.2. Một số nghiên cứu xã hội học chủ yếu về hành vi sai lệch
Trong xã hội học hiện đại về hành vi sai lệch đã hình thành
nhiều truyền thống, cách tiếp cận và lý thuyết khoa học khác nhau.
Khuynh hướng của các nhà nghiên cứu về sự sai lệch của trường phái
khoa học này hay trường phái khoa học khác phụ thuộc vào, về bản
chất, việc sử dụng những phương pháp, nguyên tắc và hệ hình
nghiên cứu nào, các nhân tố xã hội này hay nhân tố xã hội khác có ý
nghĩa thế nào. Trong các lý thuyết thuần xã hội học về hành vi sai
lệch thường quan sát thấy định hướng chủ yếu đến tính xã hội trong
hành vi, mà không chú ý đầy đủ đến tính tự nhiên của con người.
Các lý thuyết này đã gắn cho nhóm và xã hội một ý nghĩa rất to lớn
trong hệ thống các mối quan hệ “cá nhân” – “nhóm” – “xã hội”, chú ý
to lớn đến các cấu trúc xã hội và hệ thống các mối quan hệ qua lại.
Trong mối quan hệ này, xã hội học về hành vi sai lệch dựa trên
những khái niệm như chuẩn mực xã hội, sự sai lệch, kiểm soát xã hội,
văn hóa phụ lệch lạc, phi chuẩn (anomie), sự dán nhãn, rối loạn tổ
chức, xã hội hóa sai lệch, thể chế lệch lạc, sự nghiệp sai lệch, sự đối
kháng văn hóa. Sự giải thích mang tính xã hội học về các hiện tượng
của hành vi sai lệch được thực hiện trên cơ sở cân nhắc rộng rãi tổ
hợp của những thay đổi văn hóa - xã hội và kinh tế - xã hội. Dưới đây
là một số lý thuyết xã hội học về hành vi sai lệch được nhiều người
quan tâm.
Lý thuyết thống kê về sự sai lệch của Lambert Adolphe Jacques
Quetelet (1796-1874) – nhà toán học người Bỉ, được cho là nhà xã hội
học cấp tiến, nhà nghiên cứu các vấn đề tội phạm. Ông là nhà phân
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
23
tích một trong các lý thuyết xã hội học về sự sai lệch trên cơ sở các số
liệu thống kê. Lamber Adolphe Jucques Quetelet, khi tiến hành các
quan sát thống kê các quá trình và các hiện tượng xã hội khác nhau,
đã đặt nền tảng cho xã hội học, tạo nên “vật lý xã hội” của mình.
Cách tiếp cận này được gọi là lý thuyết thống kê hay lý thuyết bản đồ
học, bởi nó sử dụng sự so sánh các số liệu thống kê, trong đó có
thống kê về tội phạm, theo bản đồ hay các sơ đồ. Những quan sát
mang tính địa lý các tội phạm hoàn tất đã cho phép A. Ketle đưa ra
giả thuyết về việc, sự tập trung hóa tội phạm có thể xảy ra trong mối
liên hệ qua lại với “khí hậu đạo đức” của từng vùng riêng biệt, và
trên cơ sở lý thuyết thống kê về sự sai lệch của vùng đó. Trên cơ sở
những số liệu nhận được từ phương pháp thống kê A. Ketle đưa ra
khái niệm “người trung bình” và trở thành một trong những người
đầu tiên xem xét hiện tượng hành vi tội phạm theo cách của xã hội
học: không phải từ vị trí của cá nhân, từ bệnh lý học cá nhân, mà
trong phạm vi định hướng xã hội (là) trung tâm (sociocenter). A.
Ketle đã phát hiện ra rằng, số lượng tội phạm hoàn tất và các hành vi
sai lệch từ năm này sang năm khác trong một xã hội nhất định hầu
như không thay đổi. Nói chung cấu trúc tội phạm là ổn định. Những
kết luận xã hội học của Ketle được chứng minh và lý giải theo cách
thức thống kê đã đưa ông đến điều khẳng định rằng, tội phạm không
phải là tổng số cơ học của những hành vi “tự do” tùy tiện, mà là một
tổng thể phụ thuộc những quy luật khách quan, xác định được. A.
Ketle đi đến kết luận rằng, xã hội vốn bao hàm ở mình mầm mống
của việc thực hiện bất kỳ tội phạm nào. Theo ông, xã hội tự mình
bằng cách này hay cách khác chuẩn bị các tội phạm, còn người phạm
tội chỉ là công cụ thực hiện các tội phạm đó. Mỗi hình thái kinh tế xã
hội quyết định về mặt xã hội một số lượng nhất định và các loại tội
phạm nhất định. Các loại tội phạm là hậu quả tất yếu của một cơ cấu
xã hội nhất định. Như vậy, tình hình tội phạm là một hiện tượng xã
hội đặc trưng cho mọi xã hội, vì từ năm này sang năm khác được lặp
đi lặp lại với “sự tất yếu”.
Quan niệm mác-xít về hành vi sai lệch. Karl Marx (1818-1883) –
nhà tư tưởng xã hội và xã hội học nổi tiếng người Đức, người sáng
lập lý thuyết xã hội - chính trị chủ nghĩa mác-xít. Ông cũng là người
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
24
nghiên cứu vấn đề hành vi sai lệch. K. Marx là một trong những
người đầu tiên dành sự chú ý, nói riêng, đến hiện tượng tội phạm
không phải từ quan điểm nhân chủng học và thống kê học, mà từ
quan điểm xã hội - chính trị, hay nói chính xác hơn, từ quan điểm giai
cấp. Như đã biết, các quan điểm khoa học của K. Marx được hình
thành chủ yếu dưới ấn tượng “sự tàn bạo của tích lũy tư bản đầu
tiên” ở châu Âu: sự bần cùng hóa giai cấp nông dân ở diện rộng, sự
gia tăng đói nghèo ở các thành phố, sự giàu có của tầng lớp hẹp các
nhà tư sản đã diễn ra đồng thời với sự phát triển như vũ bão của tội
phạm và nhiều hành vi sai lệch xã hội khác. Phát biểu ủng hộ con
đường cách mạng thay đổi chế độ xã hội, thủ tiêu sở hữu cá nhân các
phương tiện sản xuất, từ bỏ quan hệ kinh tế tư sản, K. Marx đã đặt
khởi đầu cho sự phát triển hình thái xung đột - cấp tiến trong xã hội
học, mà trong phạm vi đó ông đặt nền tảng cho quan niệm mác-xít về
hành vi sai lệch. K. Marx luôn xem xét các vấn đề của xã hội tư bản
trong phạm vi định hướng xã hội (là) trung tâm (sociocenter), định
hướng xã hội học. K. Marx cho những hiện tượng khách quan của bóc
lột tư bản, sự bần cùng hóa và tội phạm một ý nghĩa không phải
tương đối, mà là tuyệt đối. Tội phạm trong xã hội tư sản, theo
K. Marx - là hiện tượng không thể loại trừ. Ông viết rằng, “giống như
pháp luật, tội phạm có nguồn gốc trong những điều kiện, mà trong
đó sự thống trị đang tồn tại”. Trong một loạt những nghiên cứu nổi
bật mang tính mác-xít về tội phạm có một công trình của Fridrich
Engels (1844 – 1845) là “Tình trạng giai cấp công nhân ở Anh”. Trong
chuyên khảo này F. Engels đã gọi tội phạm là “một hình thức công
phẫn (nổi giận) thô bạo nhất và vô ích nhất”. Thêm nữa, tội phạm,
theo F. Engels, - đó là biểu hiện chiến tranh xã hội, khi mà “mỗi
người đứng về phía mình và vì mình đấu tranh chống lại tất cả còn
lại Và cuộc chiến tranh này, như các bảng thống kê tội phạm chỉ ra,
từ năm này sang năm khác trở nên thịnh nộ hơn, khốc liệt hơn và
không thể dung hòa hơn”. Trên thực tế F. Engels đã công bố những
nghiên cứu xã hội học tự mình đầu tiên về vấn đề tội phạm trong
phạm vi của chủ nghĩa Mác, mà ở đó lý giải rõ ràng bản chất xã hội–
giai cấp của hành vi tội phạm. Miêu tả tội phạm như là sự chống đối
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
25
của giai cấp công nhân chống lại các nhà tư bản dưới hình thức của
đấu tranh giai cấp không hiệu quả, F. Engels đã tìm thấy những
nguyên nhân của sai lệch xã hội, trước hết là trong những điều kiện
kinh tế của xã hội tư bản đương thời.
Lý thuyết kiểu tội phạm chuyên nghiệp và bắt chước tội phạm
của G. Tard. Gabriel de Tard (1843 – 1904) – luật sư và nhà xã hội học
Pháp nổi tiếng. Ông là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của
khuynh hướng nghiên cứu xã hội học về sai lệch xã hội. G. Tard đã đi
theo khuynh hướng quan tâm đến tâm lý học cá nhân và quần chúng
(đám đông). Mặc dù được giáo dục về luật và đầy kinh nghiệm trong
hoạt động điều tra, G. Tard vẫn tiếp cận vấn đề hành vi sai lệch như
một nhà xã hội học và nhà tư tưởng xã hội. Năm 1886 ông đã công bố
cuốn sách đầu tiên của mình – “Tội phạm so sánh”, mà trong đó áp
dụng phương pháp thống kê, ông đã tập hợp và phân tích số liệu
nhiều năm về tội phạm ở Pháp. G. Tard lần đầu tiên trong công trình
của mình đưa ra ý nghĩa quyết định đối với các nhân tố xã hội và tâm
lý học. G. Tard đã phát triển lý thuyết “kiểu tội phạm chuyên
nghiệp”, mà các luận điểm chính của nó thể hiện trong cuốn sách
“Triết học trừng phạt” (1890). Ông đã hoàn chỉnh ý tưởng về “kiểu
tội phạm chuyên nghiệp” và, về bản chất, là sự chuyên nghiệp của kẻ
tội phạm. “ Bất kỳ một nghề nghiệp xã hội hay chống lại xã hội to lớn
nào cũng đều lôi kéo về mình tất cả những ai có tố chất thích hợp với
nó, nếu như sự lựa chọn công việc được tự do; nếu tồn tại sự phân
chia đẳng cấp, thì sẽ quan sát thấy sự tích lũy những tính chất thích
hợp bằng con đường chuyển giao di truyền; và như vậy người cao
thượng sẽ sinh ra thành những người dũng cảm, người Do thái sẽ
thành những chủ ngân hàng, v.v”. Trong cách hiểu của G. Tard, tội
phạm đó là nghề nghiệp, là hành động nghề nghiệp. Tội phạm
chuyên nghiệp phải nắm vững các thủ thuật của hành vi phạm tội do
quá trình học tập lâu dài các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, những
chuẩn mực liên quan của “chỉ số trộm cắp”. Cân nhắc ở mức độ nhất
định ảnh hưởng của các nhân tố nhân chủng học đối với hành vi
phạm tội G. Tard đã cho các điều kiện xã hội – môi trường học tập
một ý nghĩa rất cao. Trong nghiên cứu của mình, G. Tard cũng đi đến
kết luận rằng, tội phạm chuyên nghiệp cũng có thể xuất phát từ sự
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
26
bắt chước. Trong cuốn sách “Các quy luật của sự bắt chước” (1890),
trên cơ sở những vấn đề của ý thức và tâm lý, G. Tard đã phân tích sự
ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của cá nhân và nhóm.
Ông đã tuyệt đối hóa hiện tượng ảnh hưởng xã hội, của chính xã hội.
Ông cho rằng, bộ máy xã hội về bản chất là sự mô phỏng và mô
phỏng đóng vai trò quan trọng trong xã hội, tương tự như tính di
truyền trong bộ máy sinh lý học.
Quan niệm phi chuẩn của Robert Merton. Robert Merton (1910) –
là nhà xã hội học nổi tiếng của Mỹ theo trường phái chức năng. Trong
các công trình của ông cách tiếp cận xã hội (là) trung tâm đối với
quan niệm phi chuẩn đã có sự phát triển quan trọng và rõ ràng nhất.
Dưới ảnh hưởng quan điểm của E. Durkheim, R. Merton đi đến
khẳng định rằng, một vài cấu trúc xã hội tạo điều kiện cho hành vi sai
lệch của một số thành viên riêng biệt trong xã hội. Giống như
E. Durkheim, ông nhìn thấy trong tội phạm, trong sự vi phạm “chỉ số
xã hội” “phản ứng chuẩn mực của những người chuẩn mực đến
những điều kiện không chuẩn mực”. R. Merton phân tích phi chuẩn
và sự sai lệch trong bối cảnh xã hội - văn hóa rộng lớn, vì vậy lý
thuyết của ông được coi là có tính khái quát hơn. Nếu ở E. Durkheim
phi chuẩn chỉ gắn với sự sụp đổ hay sự yếu đi của các quy định
chuẩn mực hành vi trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng, thì
ở R. Merton phi chuẩn xuất hiện là do “bất đồng cấu trúc đặc biệt của
văn hóa” và là nhân tố thường xuyên của mối căng thẳng xã hội - tâm
lý trong hệ thống xã hội. Vì vậy tự tử, theo R. Merton, là một trong
những phản ứng hành vi có thể xảy ra đối với sự phi chuẩn, mà trong
số hành vi đó có thể là tội phạm, say rượu, sử dụng ma túy và nhiều
hình thức sai lệch khác. R. Merton áp dụng và phát triển sáng tạo di
sản lý thuyết của Durkheim đối với điều kiện xã hội phát triển ổn
định. Ông miêu tả và giải thích các kiểu cơ bản của hành vi sai lệch
trong bối cảnh thích ứng vai trò, xuất phát từ sự phân tích các mối
quan hệ phi chức năng khác nhau giữa cấu trúc xã hội và cấu trúc
văn hóa của xã hội hiện đại ở cấp độ xã hội vĩ mô. Theo R. Merton,
phi chuẩn - đó là sự không đồng nhất, sự phá vỡ giữa mục đích văn
hóa - xã hội của cá nhân (hay nhóm) được xã hội khuyến khích và các
khả năng đạt được chúng bằng các phương tiện phù hợp pháp luật
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
27
hay được xã hội chấp nhận. Ví dụ như, khi một người chấp nhận mục
đích thành công về mặt tài chính, nhưng nhận thấy không thể đạt
được bằng những phương tiện mà xã hội chấp nhận, người đó có thể
quay lại những cách thức bất hợp pháp khác nhau để đạt được mục
đích như kiếm tiền bằng những mánh khóe bất chính, làm ăn gian
lận, buôn lậu hay buôn bán ma túy, cướp giật, cướp nhà băng, v.v.
Những hành vi này không được pháp luật và xã hội chấp nhận, và đó
chính là những hành vi sai lệch, hành vi tội phạm.
Lý thuyết kiểm soát xã hội của Travis Hirschi. Dựa trên khái
niệm “những mối liên kết xã hội” (social bonds) được T. Hirschi đưa
ra vào năm 1969, ông đã khẳng định rằng, càng nhiều người tin
tưởng vào những giá trị truyền thống, sự đúng đắn của pháp luật, họ
càng ràng buộc với những mục đích thành công trong công việc, họ
càng đòi hỏi vào những hoạt động được xã hội chấp nhận, họ càng
gắn bó với cha mẹ, trường học, bạn bè, đồng nghiệp, thì người ta
càng ít rơi vào những hành vi lệch lạc, càng ít rơi vào sự sai lệch.
Lý thuyết giải thích hành vi lệch lạc trên cơ sở văn hóa (hay Lý
thuyết văn hóa phụ lệch lạc). Những lý thuyết xây dựng trên sự rối
loạn tổ chức xã hội liên quan đến các sức mạnh xã hội mà “đẩy” con
người vào hành vi sai lệch. Các lý thuyết văn hóa về lệch lạc, cũng
giống như các lý thuyết rối loạn trật tự xã hội, nhưng chúng tập trung
vào các giá trị văn hóa cũng như những cơ hội dẫn đến sai lệch, nói
cách khác, những sức mạnh xã hội không phải là “đẩy” như nói ở
trên, mà là “kéo” người ta tới hành vi sai lệch. Selin (1938) nhấn mạnh
rằng, sai lệch phát sinh là do những đối kháng giữa các chuẩn mực
văn hóa. Selin chú ý đến những nhóm văn hóa mà chuẩn mực của
chúng khác với chuẩn mực của phần xã hội còn lại. Những chuẩn
mực đối kháng nảy sinh, bởi vì nó không cùng quan tâm, tuân thủ
những chuẩn mực của số đông. Walter Miller (1958) mở rộng ý tưởng
của Sellin về mối liên quan giữa văn hóa và hành vi sai lệch. W. Miller
cho rằng văn hóa phụ tội phạm thường phát triển ở những tầng lớp
dưới. Những giá trị và chuẩn mực của các băng nhóm tội phạm là sự
phản ứng với lối sống của các tầng lớp trên. Bằng cách sống với
những giá trị này, các thành viên của các tầng lớp dưới bị những
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
28
người khác, đặc biệt là tầng lớp trên, coi như là những kẻ tội phạm.
Edwin Sutherland (1939), trên cơ sở vấn đề là tại sao một số người hấp
thụ được những giá trị của văn hóa phụ lệch lạc, trong khi những
người khác lại không, đã cố gắng giải thích điều này trong khái niệm
do ông đưa ra – đó là “sự liên kết khác biệt” (differential association).
Ông cho rằng hành động sai lệch và phạm tội là do “được học”
(criminality is learned) mà hình thành. Người ta hấp thụ những giá
trị liên quan đến sai lệch bằng cách liên kết, giao tiếp với những
người đang nắm giữ các giá trị này. Nếu một người có nhiều bạn bè
và người thân liên quan đến tội phạm và hành vi sai lệch, thì người
đó cũng có thể trở thành kẻ tội phạm do học được những hành vi sai
lệch từ họ. Cloward và Ohlin (1959; 1960) đi xa hơn cả Sutherland khi
cho rằng, không cần phải học, bởi học thì đương nhiên là phải biết,
mà chỉ cần có cơ hội, dù là nhỏ nhất, để tiếp xúc hay tham gia vào
hành vi sai lệch, là người ta đã có thể trở thành kẻ lệch lạc. Đặc biệt,
hai ông nhấn mạnh đến cơ hội tiếp xúc với những “kẻ lệch lạc thành
công” (successful deviants), những kẻ tội phạm sau những phi vụ
thành công, hoàn hảo, người ta, đặc biệt là thanh niên, thấy họ như
những “thần tượng”. Và những cơ hội như vậy dễ dàng và nhanh
chóng lôi kéo những người khác đến dần hành vi sai lệch. Điều này
nói đến nguy cơ rơi vào sai lệch rất cao và dễ dàng. Người ta vẫn
thường nói, cả đời chưa chắc học hết một điều tốt, nhưng điều xấu
chỉ cần trong giây lát đã có thể làm được ngay.
Lý thuyết gán nhãn (Lebeling theory) của Howard Becker.
Howard Becker trong tác phẩm “Kẻ ngoài cuộc” (“Outsiders” - 1963)
đã đưa ra cách tiếp cận mới về hành vi sai lệch trên cơ sở nhấn mạnh
ai là người xét đoán một người khác là lệch lạc, cũng như cách thức
con người bị đối xử như thế nào sau khi người đó bị gán cái nhãn là
“kẻ ngoài cuộc – kẻ lệch lạc”. H. Becker tin tưởng rằng, lệch lạc thực
sự sinh ra bởi thẩm quyền của những nhóm quyền lực, bằng cách áp
đặt những tiêu chuẩn hành vi lên những người khác. Những nhóm
xã hội quyền lực tạo ra lệch lạc, theo Becker, bằng cách đưa ra những
quy tắc mà ai vi phạm sẽ trở thành kẻ lệch lạc. Bằng cách áp dụng
những quy tắc đó vào những con người cụ thể và dán nhãn cho họ
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
29
như những kẻ ngoài cuộc. Theo lý thuyết này, lệch lạc không phải nội
dung của một người thực hiện, mà là kết quả của việc áp đặt bởi
những người khác các quy tắc và hình phạt đến người phạm tội. Tóm
lại, H. Becker cho rằng một hành động bị gán là lệch lạc hay không
phụ thuộc một phần vào thực chất của hành động đó, và một phần
vào việc người gắn nhãn lệch lạc cho hành động của người khác.
Becker cũng khẳng định rằng những người mà có thể bắt những
người khác chấp nhận quy tắc này phụ thuộc vào những ai có sức
mạnh chính trị và kinh tế.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài chuyên luận
E. Durkheim với tư cách là cha đẻ, người sáng lập xã hội học
phương Tây hiện đại, đại diện tiêu biểu của trường phái cấu trúc
chức năng, người đưa ra rất nhiều những tư tưởng, quan điểm chính
yếu, những lý luận liên quan đến xã hội học, nên viết về ông, về các
tác phẩm, công trình khoa học của ông có rất nhiều và sẽ còn nhiều
hơn nữa. Có thể nói, trên thế giới tồn tại cả một hệ thống đồ sộ các
bài viết liên quan đến E. Durkheim và nội dung các tác phẩm của
ông. Con số những bài viết, những công trình nghiên cứu về ông cho
đến nay vẫn không dừng lại và tiếp tục tăng lên đáng kể. Điều này
chứng tỏ quan niệm xã hội học của E. Durkheim đã tạo nên sự quan
tâm và chú ý to lớn đối với các nhà nghiên cứu, đặc biệt trong việc áp
dụng những quan niệm của ông vào phân tích các hiện tượng xã hội
cụ thể. E. Durkheim đã để lại rất nhiều công trình, tác phẩm mà trong
đó trình bày các quan điểm, cách tiếp cận, lý thuyết, lý luận, nghiên
cứu của mình về rất nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến con người
và đời sống xã hội. Liên quan đến quan điểm sai lệch, hành vi sai
lệch, sai lệch xã hội và tội phạm được E. Durkheim phản ánh chủ yếu
qua các công trình rất nổi tiếng mà bất kỳ ai nghiên cứu xã hội học,
nghiên cứu và tìm hiểu E. Durkheim không thể không đề cập tới. Đó
là tác phẩm “Phân công lao động trong xã hội” (1893), “Tự tử” (1897)
và bài báo “Bình thường và bệnh lý” mà sau này được E. Durkhiem
đưa vào trong tác phẩm “Những quy tắc của phương pháp xã hội
học” (1895) nổi tiếng của mình. Phần lớn, phần đáng kể các công
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
30
trình, các bài viết của các nhà nghiên cứu từ thời kỳ xuất hiện các
công trình nghiên cứu của E. Durkheim cho đến nay là tập trung vào
việc nhìn nhận, xem xét, phân tích, đánh giá, phê phán các quan niệm
xã hội học khác nhau, các nguyên tắc phương pháp nghiên cứu xã hội
học của E. Durkheim. Điều đó cũng có nghĩa, những vấn đề liên quan
đến quan điểm sai lệch xã hội của E. Durkheim cũng được các nhà
nghiên cứu qua các thời đại khác nhau quan tâm ở các mức độ khác
nhau. Quan điểm sai lệch trong xã hội học của E. Durkheim chủ yếu
được các nhà nghiên cứu trình bày dưới hình thức liên quan, lồng
ghép, đồng thời với các quan niệm và khái niệm xã hội học khác nhau
của E. Durkheim, mà hầu như rất ít hoặc là không có những nghiên
cứu riêng biệt, độc lập về vấn đề sai lệch xã hội. Ở đây, do chỉ đề cập
đến quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học của E. Durkheim, nên
chúng tôi chỉ điểm qua những tài liệu mà chúng tôi sưu tầm, tìm
kiếm được, có liên quan đến quan điểm nói trên của E. Durkheim, để
từ đó có thể hình dung được tình hình nghiên cứu nói chung về vấn
đề này cho đến hiện nay là như thế nào.
Trước hết, điển hình như ở Pháp – quê hương của E. Durkheim,
quan niệm triết học - xã hội của E. Durkheim đã tạo nên sự quan tâm
to lớn trong việc áp dụng nó để phân tích các hiện tượng xã hội cụ
thể, trong đó có những hiện tượng xã hội như sự phân công lao động, tự
tử, tôn giáo và một số hiện tượng khác. Các nhà xã hội học Pháp như
G. Tard, R. Vorms, G. Rishar, A. Futle, R. Lacomb đã phản đối mong
muốn của E. Durkheim tách biệt xã hội học khỏi tâm lý học và giải
thích nguyên nhân hành vi sai lệch thuần túy từ quan điểm xã hội học.
Các nhà xã hội học nổi tiếng của Pháp thời hậu chiến là P. Aron và
J. Guorvich đã hầu như phủ nhận quan niệm lý luận - phương pháp
của E. Durkheim, trong đó E. Durkheim có viện dẫn vấn đề liên quan
đến tội phạm để khẳng định các phương pháp nghiên cứu xã hội học
của mình. Các công trình của S. Bugle (“Chủ nghĩa duy linh của
Emile Durkheim” – Lời dẫn cho cuốn sách của Durkheim “Xã hội học
và triết học”, “Khuynh hướng triết học xã hội học của Durkheim”,
“Kết quả của xã hội học Pháp hiện đại”), các tác phẩm của J. Davi
(“Xã hội học của Durkheim”), của P. Foconne và M. Moss (“Xã hội
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
31
học”), của M. Halbvaks (“Sự xuất hiện tình cảm tôn giáo theo kiểu
Durkheim”) chủ yếu dành cho các vấn đề triết học trong sáng tạo của
E. Durkheim, trong đó đề cập đến các tác phẩm nổi tiếng nêu trên của
ông, liên quan đến các vấn đề đạo đức, tôn giáo, đoàn kết xã hội, phân
công lao động và tự tử.
Ở Anh, một số quan niệm của E. Durkheim như quan niệm xã
hội như một hiện thực đặc biệt, phân tích hiện tượng xã hội từ quan
điểm chức năng, trong đó đề cập đến các chức năng của sai lệch xã hội,
đã được các nhà xã hội học Anh là A. Radcliffe-Brown (1881-1955),
B. Malinowsky (1884-1942) đón nhận và phản ánh trong các công
trình nghiên cứu của mình. A. Radcliffe -Brown đã tiến hành một loạt
bài giảng ở Trường Đại học Chicago (Mỹ) về các hiện tượng rối loạn
trật tự xã hội trong xã hội học của E. Durkheim và tạo nên một tiếng
vang rất lớn trong xã hội Mỹ.
E. Durkheim đã nhận được “hơi thở mới” trong việc phân tích
các quan niệm xã hội học từ các nhà xã hội học ở Mỹ, như trong tác
phẩm “Cống hiến của Emile Durkheim trong lý thuyết xã hội học”
của nhà nghiên cứu Mỹ S. Gelke, trong cuốn sách “Lý thuyết xã hội
học hiện đại” của P. Sorokin. Đặc biệt, tạo nên bước ngoặt lớn về tính
thích hợp tư tưởng của E. Durkheim trong việc nghiên cứu các hiện
tượng rối loạn trật tự xã hội trong trường phái tâm lý xã hội Chicago.
Vào những năm 30 (của Thế kỷ trước) ở Mỹ xuất hiện nhiều hơn
những công trình nghiên cứu dành phân tích những sáng tạo của
E. Durkheim, cũng như công bố các trích đoạn các tác phẩm của ông.
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học người Mỹ R. Nisbet, các di
sản của E. Durkheim, chính xác hơn là các quan điểm của nhà xã hội
học người Pháp đối với các vấn đề xã hội như tội phạm, tự tử, tính không
bền vững của gia đình, rối loạn trật tự xã hội và những vấn đề khác là
những vấn đề lý luận rất có triển vọng. R. Nisbet viết: “Sự đối lập mà
Durkheim dẫn dắt giữa đoàn kết máy móc và đoàn kết tổ chức, khái
niệm phi chuẩn của ông, tự tử ích kỷ và tự tử vị tha, sự phân loại của
ông về sự hội nhập và phi hội nhập xã hội – tất cả cái đó là cả bầu trời
lôi cuốn đối với xã hội học Mỹ” [115]. R. Nisbet viết tiếp: “Durkheim
là nhà xã hội học phi chuẩn (anomie) nổi bật, và không nhiều xã hội có
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
32
thể giới thiệu nhiều hơn những ví dụ phong phú và đa dạng tình
trạng rối loạn trật tự xã hội này so với nước Mỹ trong Thế kỷ XX” [115].
A. Giddens trong nghiên cứu của mình đã chứng minh rằng, tư
tưởng trung tâm đối với E. Durkheim là tư tưởng biến đổi xã hội, “của
sự đối kháng giữa xã hội truyền thống bị phá vỡ và kiểu xã hội hiện đại đang
xuất hiện.”[88]
Theo thời gian, sự quan tâm đối với xã hội học của E. Durkheim
ngày càng tăng lên ở phương Tây, cũng như trên thế giới, nói lên sức
sống mãnh liệt các tư tưởng vĩ đại của E. Durkheim. Người ta thường
xuyên in lại, bình luận và phân tích các tác phẩm của E. Durkheim,
nối tiếp những nhịp cầu giữa những khẳng định lý thuyết của ông
với tình hình nghiên cứu các vấn đề trong xã hội hiện đại. Đó trước
hết là những vấn đề liên quan đến rối loạn trật tự xã hội và bệnh hoạn xã
hội, kiểm soát xã hội và hòa nhập xã hội, xã hội học đạo đức và tôn giáo.
Những tác phẩm của E. Durkheim, như đã nêu ở trên, “Về sự Phân
công lao động trong xã hội”, “Tự tử” và “Những quy tắc của phương pháp
xã hội học” không ngừng được mổ xẻ, lật tới lật lui, xem xét và nhìn nhận,
phê phán và đánh giá, tùy theo những vấn đề và mức độ quan tâm của
các nhà nghiên cứu xã hội khắp nơi trên toàn thế giới. Số lượng các
chuyên khảo dành cho nghiên cứu về E. Durkheim ngày càng tăng
lên. Một số những công trình đáng kể nhất có thể kể đến là “Xã hội
học và khuynh hướng cực đoan” của E. Tiriakian, “Durkheim” của
J. Duvinjo, “Chủ nghĩa tư bản và lý thuyết xã hội hiện đại. Phân tích
các tác phẩm của Marx, Durkheim và Max Weber” và “Emile
Durkheim” của A. Giddens, “Durkheim. Đạo đức và môi trường” của
E. Volvork, “Emile Durkheim. Nhà xã hội học và nhà triết học” của
D. La Capra, “Kiểu mẫu xã hội. Nghiên cứu lý thuyết xã hội học của
Tocvin, Marx và Durkheim” của D. Podji, “Emile Durkheim. Cuộc
đời và công trình” của S. Lukes, “Xã hội học của Emile Durkheim”
của R. Nisbet, “Durkheim cấp tiến” của B. Lacrua, “Khủng hoảng các
giá trị và cải cách xã hội: Emile Durkheim, các tác phẩm về chính trị”
của H. Muller, “Quan niệm các nhóm nghề nghiệp của Emile
Durkheim” của K. Maier và nhiều người khác. Các nghiên cứu kể
trên, tùy theo mức độ, đều viện dẫn các tác phẩm, trong đó không thể
thiếu 3 tác phẩm đã nêu của E. Durkheim, và đề cập đến các vấn đề liên
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
33
quan đến quan điểm sai lệch xã hội của ông. Trong số các công trình
nghiên cứu về E. Durkheim, cũng cần chỉ ra những bài báo dẫn luận
và bình luận đối với các tuyển tập các công trình chọn lọc của
E. Durkheim của các tác giả như K. Volf, R. Nisbet, R. Berstad,
A. Giddens, U. Pikering, Ch. Bella và một số người khác. Nhiều vấn đề
xã hội, trong đó không thể không kể đến như hiện tượng tự tử, vấn đề
“anomie”, bệnh hoạn xã hội, hiện tượng tội phạm, được E. Durkheim
quan tâm và dành nhiều thời gian nghiên cứu đã luôn được nhắc tới
trong những bài viết này.
Ở Liên Xô (trước đây) và nước Nga hiện nay, sự quan tâm đối
với E. Durkheim và xã hội học của ông cũng rất to lớn và đáng kể.
Các tác phẩm nổi tiếng của E. Durkheim, trong đó có các tác phẩm
“Phân công lao động trong xã hội”, “Tự tử”, “Những quy tắc của phương
pháp xã hội học” đã được dịch và dịch nhiều lần sang tiếng Nga. Nhiều
công trình nghiên cứu về E. Durkheim và xã hội học của ông, của các
nhà nghiên cứu xã hội học Nga đã lần lượt được công bố. Có thể kể
ra đây một số tên tuổi các nhà xã hội học Nga nghiên cứu về
E. Durkheim như F. Telenhicov (“Durkheim về đối tượng và phương
pháp xã hội học”), I. S. Kon (“Chủ nghĩa thực nghiệm trong xã hội
học”) đề cập đến các tư tưởng lý thuyết và phương pháp cơ bản của
E. Durkheim, D. M. Urginovich (“Những vấn đề triết học phê phán
tôn giáo”) phân tích những vấn đề riêng biệt trong sáng tạo của
E. Durkheim, E. M. Korjevaja và A. B. Gofman phân tích các hiện tượng
xã hội trong xã hội học Durkheim, v.v. Đặc biệt, không thể không nói
đến công trình nghiên cứu về E. Durkheim “Xã hội học của Emile
Durkheim” của nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng người Nga E. V.
Osipova. Công trình này đã tái bản lần thứ hai mới đây, có sửa chữa
và bổ sung. Trong công trình nghiên cứu về E. Durkheim nói trên,
E. V. Osipova đã phân tích quan niệm xã hội học nói chung của
E. Durkheim, cũng như áp dụng nó để phân tích các hiện tượng xã hội
như phân công lao động, những hình thái phi chuẩn trong phân công lao
động, tôn giáo, đạo đức và vai trò của chúng trong hành vi sai lệch, tự tử,
cách phân loại tự tử của Durkheim, phân tích sâu sắc hình thái tự tử phi
chuẩn và nhiều vấn đề khác. Công trình nghiên cứu của E. V. Osipova
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
34
được sử dụng rộng rãi trong số các nhà nghiên cứu xã hội học ở Nga,
và ở nước ngoài. Liên quan đến sai lệch và hành vi sai lệch nói chung, và
cụ thể quan điểm sai lệch của Durkheim nói riêng, ở Liên Xô (trước đây)
và nước Nga hiện nay, thậm chí còn hình thành các trung tâm nghiên
cứu ở Saint-Peterburg với các nhà nghiên cứu nổi tiếng như
V. Afanacjev, Ia. Gilinsky, ở Matxcơva với G. Zaigraev, B. Levin, ở
Estonia với A. Leps, E. Raska, Iu. Saar và ở Grudia là A. Gabiane và
những người khác [109].
Hiện nay, với sự phát triển của nhận thức, người ta ngày càng
phân tích sâu sắc hơn, thay đổi cách đánh giá về tư duy sáng tạo
của E. Durkheim, có những cách nhìn nhận mới mẻ về E. Durkheim.
Nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã giới thiệu và trình bày
những phân tích, đánh giá mới về E. Durkheim và các quan niệm xã
hội học của ông, đóng góp thêm những tri thức về nhà xã hội học vĩ
đại này. Như đã nói ở trên, nghiên cứu về Durkheim có rất nhiều,
song quan niệm sai lệch xã hội của ông được nghiên cứu và trình bày một
cách riêng biệt và độc lập hầu như rất ít và không có. Vấn đề này chủ
yếu được đề cập liên quan và lồng ghép trong những nghiên cứu
các quan niệm xã hội học khác của E. Durkheim. Chỉ đến khi, vào
Thế kỷ XIX-XX, sự quan tâm đối với hành vi sai lệch trong số các nhà
nghiên cứu xã hội tăng lên mạnh mẽ, sai lệch xã hội trong xã hội học
của E. Durkheim mới được chú ý và quan tâm nghiên cứu. Trong giai
đoạn này ở Tây Âu và Mỹ đã tồn tại không ít các lý thuyết giải thích
hành vi lệch lạc theo quan điểm nhân chủng học - sinh học, tâm lý học
và xã hội học với các đại diện tiêu biểu như C. Lombroso, A. Ketle,
U. Sheldon, S. Freud, E. Erikson, E. Fromm, E. Durkheim, R. Merton,
A. Coen, E. Sutherland, H. Becker và nhiều người khác. Như vậy, theo
danh sách liệt kê ở trên, E. Durkheim được nhắc đến như nhà nghiên
cứu hành vi sai lệch theo quan điểm xã hội học. Trong các công trình
nghiên cứu về sai lệch xã hội và tội phạm sau này, tên của
E. Durkheim luôn được nhắc tới và được coi như một trong những nhà
lý luận đầu tiên về sai lệch xã hội, với khái niệm “anomie” – phi chuẩn mà
được đề cập trong tác phẩm “Về sự phân công lao động xã hội” và chủ yếu là
tác phẩm “Tự tử”, và trong một số các công trình khác nữa của ông.
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
35
Ở Việt Nam hiện nay cũng đang có rất nhiều công trình nghiên
cứu và tìm hiểu về E. Durkheim, cũng như các tác phẩm của ông. Các
công trình này đều nhìn nhận E. Durkheim như một nhà xã hội học
có công lớn trong việc hình thành xã hội học Pháp và xã hội học nói
chung. Tuy nhiên mỗi cuốn sách nói trên chỉ trình bày một khía cạnh,
một vấn đề, hoặc là về tiểu sử của E. Durkheim, hoặc đề cập nội dung
của từng tác phẩm của E. Durkheim và những nhận định xung quanh
những vấn đề nêu ra trong mỗi tác phẩm đó. Những công trình, tác
phẩm nghiên cứu riêng biệt về quan điểm sai lệch xã hội của
E. Durkheim cũng rất hiếm hoi, chủ yếu cũng chỉ là những đề cập ít
nhiều liên quan đến sai lệch xã hội. Dưới đây là một số tác phẩm
đang rất phổ biến trong giới nghiên cứu xã hội học có liên quan đến
E. Durkheim và quan điểm xã hội học của ông về các vấn đề xã hội
như ý thức cá nhân - tập thể, đoàn kết xã hội, phân công lao động, tự
tử, rối loạn trật tự xã hội, đạo đức xã hội, tôn giáo, giáo dục, v.v.
Nhập môn lịch sử xã hội học – Hermann Korte (Dịch từ nguyên bản tiếng
Đức – Người dịch: Nguyễn Liên Hương). Trong Bài IV của cuốn sách trình
bày sự phát triển xã hội học ở Anh và Pháp vào cuối thế kỷ 19. Liên
quan đến E. Durkheim, cuốn sách đề cập những yếu tố đạo đức của
nhà xã hội học tiền bối ở E. Durkheim trong đó, ngoài việc chỉ ra
nguồn gốc và đào tạo của E. Durkheim, tác giả trình bày và phân tích
các quan điểm cơ bản của E. Durkheim như đoàn kết máy móc và đoàn
kết có tổ chức, từ lý thuyết xã hội học đến đạo đức xã hội, bệnh hoạn xã hội
và tự vẫn. Xã hội học nhập môn – Tony Bitton Phạm Thuỷ Ba dịch.
Trình bày nội dung tác phẩm “Tự tử” của E. Durkheim và một số nhận
định về tác phẩm này của các nhà xã hội học hiện đại (giữa thế kỷ
XX). Các lý thuyết xã hội học hiện đại – TS. Vũ Quang Hà – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2001. Tìm hiểu về cuộc đời của E. Durkheim và
khuynh hướng chính trị - xã hội thể hiện trong các tác phẩm của ông.
Le Sociologique de Emile Durkheim – Philip Steiner. Đây là tác phẩm tìm
hiểu rất kỹ về E. Durkheim và những vấn đề xung quanh cuộc đời của
ông. Tác phẩm này không trình bày lý thuyết và cuộc đời
E. Durkheim một cách đơn thuần, mà là những nghiên cứu, những
nhận định về vị trí của E. Durkheim trong xã hội và xã hội học Pháp,
giải thích cho việc tại sao E. Durkheim lại được đánh giá như là một
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
36
nhà xã hội học quan trọng của thế kỷ. Các lý thuyết xã hội học – Bửu
Lịch. Trình bày một số nội dung cơ bản qua các tác phẩm quan trọng
của E. Durkheim như “Sự phân công lao động xã hội”, “Tự tử”, “Các
hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo”. Qua những nội dung này tác
giả đưa ra nhận định của mình với từng quan điểm của E. Durkheim.
Lịch sử xã hội học – Bùi Quang Dũng & Lê Ngọc Hùng. Cuốn sách trình
bày về lịch sử xã hội học, trong đó ở Chương 4 của cuốn sách đề cập
đến E. Durkheim và sự phát triển của xã hội học Pháp. Các tác giả nói
về bối cảnh chính trị xã hội và sự nghiệp của E. Durkheim, phân tích
quan điểm đoàn kết xã hội và ý thức tập thể, học thuyết chính trị và
phương pháp xã hội học của E. Durkheim. Lịch sử và lý thuyết xã hội
học – Lê ngọc Hùng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong Chương VI
của cuốn sách “Xã hội học Emile Durkheim” (1858 – 1917), ngoài
phần “Sơ lược tiểu sử”, tác giả cuốn sách trình bày khái niệm xã hội
học – khoa học về sự kiện xã hội, các quy tắc của phương pháp luận
và một số khái niệm và lý thuyết xã hội học của E. Durkheim. Xã hội học –
John J.Macionis. Trung tâm Dịch thuật thực hiện. Nhà xuất bản Thống kê.
Trong Chương 8 nói về “Sự lầm lạc” đã phân tích các lý thuyết về “sự
lầm lạc”, trong đó phân tích cấu trúc – chức năng của “sự lầm lạc” đối
với xã hội của E. Durkheim. Ông được coi như là người tiên phong
khi tìm hiểu chức năng của “sự lầm lạc”, khi khẳng định rằng không có
gì bất thường về sự lầm lạc, vì đây là một bộ phận gắn liền trong mọi
xã hội. Lý thuyết nhân loại học (Giới thiệu lịch sử) – R. Jon McGee –
Richard L. Warms (Southeast Texas State University). Nhà xuất bản Từ
điển Bách khoa. Sách giới thiệu “các nền tảng tư tưởng xã hội học”,
trong đó đề cập đến các công trình nổi tiếng của E. Durkheim như
“Sự phân công lao động trong xã hội”, “Hình thức cơ bản của đời sống
tôn giáo”, tạp chí Niên giám xã hội học. Sách cũng trích dịch một đoạn
liên quan đến “Sự kiện xã hội là gì” từ tác phẩm “Các quy tắc của
phương pháp xã hội học”, có liên quan đến tỷ lệ sinh đẻ, hôn nhân và tự tử.
Gần đây có cuốn sách chuyên khảo “Một số quan điểm xã hội học của
Durkheim” của tác giả Nguyễn Quý Thanh (Chủ biên). Cuốn sách bao
gồm 7 chương, trong đó ngoài Chương 1 và Chương 2 đề cập đến
thân thế và sự nghiệp của E. Durkheim và khẳng định của Durkheim
về xã hội học là một khoa học độc lập, các chương còn lại (Chương 3
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
37
đến Chương 6) đề cập đến quan điểm của E. Durkheim về sự phân
công lao động xã hội, về giáo dục, về hiện tượng tự tử, về tôn giáo.
Chương 7 cuối cùng đề cập đến một số phê phán đối với xã hội học
E. Durkheim. Trong chương 5 “Phân tích xã hội học về hiện tượng tự
tử”, tác giả đã phân tích những nội dung cơ bản về hiện tượng tự tử trong
tác phẩm “Tự tử” nổi tiếng của E. Durkheim. Những nghiên cứu trên
đều xem xét và nhìn nhận một cách riêng lẻ từng quan điểm của
E. Durkheim trong từng tác phẩm, còn quan điểm sai lệch xã hội của
ông hầu như rất ít được quan tâm và nghiên cứu. Theo chừng mực
mà chúng tôi biết được gần như chưa có công trình chính thức nào ở
Việt Nam công bố về quan điểm sai lệch xã hội trong xã hội học của
E. Durkheim như một công trình nghiên cứu độc lập, ngoài một số
đoạn ngắn viết trong các sách, một số bài viết ít ỏi có đề cập đến
những hành vi lệch chuẩn như sai lệch xã hội, phi chuẩn, tội phạm,
bệnh hoạn xã hội, v.v trong xã hội học của E. Durkheim.
1.2. Bối cảnh hình thành quan điểm của Emile Durkheim
1.2.1. Sơ lược tiểu sử Emile Durkheim (1858-1917)
E. Durkheim sinh ngày 15/4/1858 tại Epinal (thuộc Lothrigen),
Pháp. Ông mất ngày 15/11/1917 tại Paris. E. Durkheim sinh ra trong
một gia đình người Do Thái. Cha ông cũng như ông và cụ của
E. Durkheim đều là giáo sĩ Do Thái, đầu tiên cũng có hướng cho con
trai Emile như vậy, nhưng ông đã sớm từ bỏ đạo Do Thái. Song thái
độ làm việc trong suốt cuộc đời của E. Durkheim vẫn in dấu một sự
giáo dục nghiêm khắc. E. Durkheim luôn được coi là một con người
cần cù và đam mê công việc. Sau khi tốt nghiệp Trung học, ông đậu
vào và học triết học trường Cao đẳng sư phạm ở Paris năm 1879.
Năm 1882, ông tốt nghiệp và trở thành giáo viên trung học và đi dạy
ở các trường trung học hàng tỉnh. Đồng thời, trong thời gian này,
E. Durkheim nghiên cứu sách báo xã hội học và cộng tác với các tạp
chí triết học với tư cách là người điểm sách. Năm 1885 - 1886 ông
nhận được học bổng sang Đức học để làm quen với tình hình triết
học, các khoa học xã hội và đạo đức học. Ông làm quen với học
thuyết của các nhà xã hội chủ nghĩa nơi bục giảng, những thuyết cho
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
38
rằng sẽ là hoàn toàn chưa đủ, nếu nền kinh tế quốc dân chỉ tập trung
vào các số liệu, dữ liệu và các thành tựu kinh tế, mà cần phải đặc biệt
lưu ý đến các vấn đề xã hội. Ngoài ra ông còn làm quen với
Ferdinand Tonnies, người xuất bản tác phẩm kinh điển “Cộng đồng
và xã hội” vào năm 1887, trong đó mô tả toàn bộ các hiện tượng xã
hội và sự tồn tại của chúng như sự tập hợp từ mỗi cá thể riêng lẻ.
Người ông làm quen nữa là nhà tâm lý bộ tộc Wilheim Wudt (1832 -
1920), người cũng nghiên cứu về thực tế xã hội. W. Wudt cho rằng
không chỉ các quyết định và cân nhắc lợi lộc cá nhân mới quyết định
sự phát triển xã hội, mà chúng phải bổ sung bằng các hiện tượng tập
thể. Như các đồng nghiệp người Đức, E. Durkheim cũng nhìn thấy
khả năng phát triển một luận thuyết đạo đức có thể can thiệp sâu hơn
vào sự phát triển của xã hội. Năm 1887 ông được mời dạy giáo trình
các khoa học xã hội ở trường Đại học Tổng hợp danh tiếng Bordeaux.
Tới năm 1896 ông đứng đầu Bộ môn giáo dục học và khoa học xã hội
đầu tiên của trường đại học này. Như vậy là lần đầu tiên trong lịch
sử Pháp, khoa học xã hội được coi là một môn học trong trường Đại
học Tổng hợp. Tuy sư phạm vẫn ở vị trí thứ nhất, nhưng trong mối
quan hệ giữa sư phạm và khoa học xã hội, E. Durkheim có thể theo
đuổi được sở thích và mục đích khoa học của mình. Cho đến năm
1902, ông được gọi về Đại học Sorbonne và làm giáo sư về sư phạm
và xã hội học và cũng bắt đầu lãnh đạo tổ bộ môn này. Năm 1913, đổi
tên thành tổ bộ môn khoa học giáo dục và xã hội học, ông trở thành
một trong những trí thức có ảnh hưởng mạnh nhất ở Pháp và trở
thành trung điểm của các cuộc tranh luận chính trị và khoa học gay
gắt. Thời kỳ giảng dạy và nghiên cứu ở trường đại học Bordeaux, E.
Durkheim đã cho ra đời ba tác phẩm quan trọng. Tác phẩm lớn đầu
tiên của ông là Luận án tiến sĩ - cuốn sách “Phân công lao động trong
xã hội" (1893), trong đó ông trình bày cương lĩnh chính trị - xã hội của
mình, mà về sau được trường phái xã hội học Pháp cụ thể hóa thêm.
Tác phẩm “Các quy tắc của phương pháp xã hội học” (1895) dành
riêng chứng minh cho các quan niệm lý luận - phương pháp luận của
“thuyết duy xã hội học”, và là nền móng để xây dựng xã hội học với
tư cách một bộ môn độc lập. Trong công trình nghiên cứu xã hội học
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
39
“Tự tử” (1897), điều tra về hiện tượng tự tử, E. Durkheim đã cố gắng
kết hợp cách tiếp cận lý luận với sự phân tích các số liệu thực nghiệm
xã hội. Như vậy, tất cả các cuốn sách nổi tiếng kể trên được xuất bản
trong vòng bốn năm từ 1893-1897 – một kỷ lục về thời gian để viết
những công trình khoa học giá trị. Cũng ở Bordeaux, trong thời kỳ
này, E. Durkheim đã tập hợp quanh mình một nhóm học trò, và bắt
đầu từ năm 1896 tiến hành xuất bản tạp chí chuyên ngành xã hội học
có tên gọi Niên giám xã hội học – một tạp chí có ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển khoa học xã hội học Pháp. Sau này, ở Paris, trong thời
gian chuyên giảng dạy và nghiên cứu những vấn đề xã hội học đạo
đức và giáo dục, E. Durkheim còn viết thêm cuốn sách – một tác
phẩm lớn về xã hội học tôn giáo là “Những hình thức sơ đẳng của
đời sống tôn giáo” (1912), trong đó trình bày những kết quả nghiên
cứu lâu năm của ông xung quanh hiện tượng tôn giáo totem. Xã hội
học của E. Durkheim đã dành được vị trí vững vàng trong khoa học
xã hội Pháp. Nhưng sự nghiệp của nhà xã hội học E. Durkheim đã bị
gián đoạn bởi cuộc Chiến tranh thế giới thứ I. E. Durkheim đã tham
gia vào các biến cố chiến tranh bằng những hoạt động xã hội nhằm cổ
vũ nhân dân về đạo đức. E. Durkheim đóng một vai trò vô cùng to
lớn và quan trọng trong sự hình thành và ra đời của xã hội học Pháp,
và điều đó còn đồng nghĩa với sự ra đời của xã hội học nói chung.
Không chỉ có công lao trong sự hình thành và ra đời của xã hội học,
trên thực tế, E. Durkheim còn có những đóng góp to lớn trong sự
hình thành những khái niệm, quan điểm, lý thuyết cơ bản cho lý luận
nền tảng của xã hội học thời kỳ đầu và sau này. Phải đến E.
Durkheim, xã hội học mới được xây dựng như một bộ môn khoa học
thực thụ. E. Durkheim được coi như người đã “chính thống hóa xã
hội học ở Pháp, và các tác phẩm và công trình với hệ thống các quan
niệm và lý thuyết của ông cuối cùng đã trở nên lực lượng chủ yếu
trong sự phát triển xã hội học nói chung và lý thuyết xã hội học nói
riêng” [27]. Với quan điểm của E. Durkheim thì lý thuyết xã hội học
mới thực sự tách ra và mang một màu sắc riêng biệt, và xã hội học
Pháp đã ra đời và phát triển gắn liền với cuộc đời hoạt động khoa học
của ông.
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
40
Như vậy, xã hội nước Pháp thế kỷ XIX trải qua những biến đổi
sâu sắc về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và kỹ thuật.
Công nghiệp hoá ở Pháp diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự tích tụ dân cư
vào các thành phố lớn, đồng thời gây xáo trộn, đổ vỡ các quan hệ xã
hội và sự phân rã cộng đồng xã hội, tạo ra tình trạng hỗn loạn, khủng
hoảng mà E. Durkheim gọi là tình trạng “vô tổ chức”, “hỗn độn đạo
đức”. Lối sống cạnh tranh, vị lợi làm căng thẳng thêm mối quan hệ
giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội, và đặc biệt mâu thuẫn đối kháng
giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trở nên quyết liệt. Xã hội học
của E. Durkheim ra đời trong bối cảnh xã hội có nhiều xáo trộn và
biến đổi to lớn như vậy, điều đó phần nào giải thích tại sao,
E. Durkheim luôn cho rằng xã hội học có nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra
các quy luật xã hội để từ đó tạo ra trật tự xã hội trong xã hội hiện đại.
E. Durkheim coi xã hội học là một khoa học có mục tiêu chủ yếu là
giải thích hiện thực xã hội, mà hiện thực đó tồn tại khách quan và tác
động tới suy nghĩ và hành vi của con người. Về mặt lý luận khoa học,
xã hội học của E. Durkheim chịu ảnh hưởng của các nhà tư tưởng xã
hội, các nhà khoa học châu Âu. Kế thừa và phát triển các mô hình lý
luận và phương pháp luận của những nhà khoa học nổi tiếng đã nêu
ở trên, E. Durkheim chủ trương xã hội học phải trở thành khoa học về
các quy luật tổ chức xã hội và trật tự xã hội.
1.2.2. Những điều kiện và tiền đề hình thành quan điểm
Những điều kiện kinh tế - Cuộc cách mạng công nghiệp và sự ra đời
của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp
đã quét qua xã hội của nhiều nước châu Âu, làm chuyển biến thế giới
phương Tây từ hệ thống xã hội nông nghiệp truyền thống sang một
hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp
đã phá bỏ cơ bản hệ thống kinh tế đã từng tồn tại lâu dài ở châu Âu,
làm sụp đổ hoàn toàn hình thái kinh tế - xã hội của chế độ phong
kiến, vốn ra đời muộn màng và kéo dài không lâu ở châu Âu. Sự phát
triển của công nghệ là đỉnh cao của quá trình công nghiệp hoá ở các
nước phương Tây. Công nghệ với hệ thống máy móc, dây chuyền
hiện đại là biểu hiện cho quá trình chuyên môn hoá triệt để trong sản
xuất. Bản thân công nghệ là sự tiến bộ mang tính thời đại, nhưng sự
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
41
phát triển khoa học công nghệ lại gắn liền với quá trình lớn mạnh của
chủ nghĩa tư bản, mà sự phát triển thái quá của hình thức kinh tế này
đã gây ra những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội. Công nghệ phát
triển "tạo nên lịch sử thế giới" nhưng "nó bắt khoa học tự nhiên phải
phục tùng tư bản, làm cho phân công lao động mất hết dấu tích cuối
cùng của một hiện tượng tự nhiên” [40]. Mỗi sự thay đổi đều kéo
theo những hệ quả của nó. Công nghiệp hoá ở xã hội phương Tây
diễn ra với tốc độ mạnh mẽ kéo theo sự tan rã của nhiều hình thức
sản xuất cũ cùng với những cơ cấu xã hội gắn liền với nó. Quá trình
đô thị hoá là một biểu hiện của sự tan rã này. Từ sự thay đổi và phát
triển đó, những vấn đề xã hội mang tính thời đại cũng nảy sinh theo
và điều này trở thành mục tiêu đấu tranh của chủ nghĩa xã hội và các
trào lưu tư tưởng xã hội khác. Giai đoạn này đã hình thành nên
những xu hướng tư tưởng khác nhau trong việc vươn tới sự phát
triển của con người. Đa số các tư tưởng này thuộc về hai khuynh
hướng lớn: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
Những điều kiện chính trị - Các cuộc cách mạng chính trị. Cách mạng
Tư sản diễn ra liên tiếp ở khắp các nước châu Âu vào thế kỷ XVIII,
bắt đầu ở Hà Lan, sau đó đến Anh, và đạt đến cao trào ở Pháp vào
năm 1789. Châu Âu đã trải qua quá trình tích luỹ tư bản khá dài vào
thời Trung cổ. Các cuộc cách mạng Tư sản và cách mạng chính trị là
đỉnh cao của quá trình tích lũy này. Đó là bước nhảy quan trọng từ xã
hội phong kiến lên xã hội tư bản, thể hiện sự trưởng thành của giai
cấp tư sản. Sau cách mạng Tư sản, chủ nghĩa tư bản phương Tây
bước vào giai đoạn phát triển. Pháp là nước có cuộc cách mạng tư sản
triệt để nhất, tuy nhiên sau đó trên nước Pháp đã liên tục diễn ra các
cuộc đấu tranh chính trị. Mâu thuẫn tất yếu xảy ra giữa hai giai cấp
cơ bản là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Có thể hình dung ra
nước Pháp bấy giờ như là sự hỗn loạn của các khuynh hướng chính
trị khác nhau. Chính tình trạng này đã tạo ra những khuynh hướng
tư tưởng khác nhau trong tầng lớp trí thức Pháp bấy giờ. Thay đổi
trật tự xã hội không chỉ tác động vào chính thế giới quan của các nhà
tư tưởng mà còn lôi kéo chính họ vào các cuộc đấu tranh chính trị ấy.
Đương thời E. Durkheim ủng hộ rất tích cực cho phe Cộng hòa. Và tư
tưởng của ông mang màu sắc chính trị rất rõ rệt thể hiện qua quan
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
42
điểm về đạo đức xã hội và vấn đề duy trì trật tự xã hội của ông.
Những tư tưởng của ông ngoài những giá trị về khoa học, còn được
đánh giá là có ảnh hưởng chính trị đến giới cầm quyền Pháp lúc bấy
giờ. Như vậy là, một chuỗi dài những cuộc cách mạng về chính trị đã
trở thành nhân tố gần nhất đối với việc phát sinh quá trình hệ thống
hóa lý thuyết xã hội học. Tác động của những cuộc cách mạng này
đối với xã hội của nhiều quốc gia đã tạo ra những kết quả tích cực
trong phát triển xã hội. Tuy nhiên, cái gây sự thu hút của nhiều lý
thuyết gia tiền phong không phải là những mặt tích cực, mà là những
hệ quả tiêu cực của những biến đổi xã hội. Những nhà nghiên cứu
này đặc biệt lo lắng bởi những hậu quả hỗn độn và vô trật tự trong xã
hội, nhất là ở Pháp. Họ đã nối kết lại với nhau bởi ước vọng vãn hồi
lại trật tự cho xã hội. Một số tư tưởng gia cực đoan thời kỳ này, thậm
chí, còn muốn quay trở lại với những ngày an bình và tương đối có
trật tự của thời kỳ Trung cổ, còn những người cấp tiến thì nhận ngay
ra rằng, các biến chuyển xã hội đã làm cho sự quay ngược về quá khứ
như thế là điều không thể xảy ra. Do đó, họ tìm kiếm các nền tảng
trật tự xã hội mới trong các xã hội đã bị xáo trộn bởi các cuộc cách
mạng chính trị. Mối quan tâm đến vấn đề trật tự xã hội đã trở thành
những quan tâm hàng đầu của các nhà lý thuyết xã hội học cổ điển,
đặc biệt là A. Comte và E. Durkheim.
Những điều kiện xã hội – Đô thị hóa và những hệ quả của nó và các
biến đổi tôn giáo. Trước hết, nói về đô thị hóa và những hệ quả của nó.
Những thay đổi về kinh tế dẫn đến những biến đổi to lớn và sâu sắc
trong xã hội. Tư bản không còn tập trung ở tầng lớp phong kiến mà
rơi vào tay giai cấp tư sản, dẫn đến sự phân chia giai cấp, sự phân
tầng xã hội, sự phân hóa giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ. Cuộc cách
mạng công nghiệp đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa với sự tập
trung dân cư quy mô lớn và phát triển nhanh cơ sở hạ tầng đô thị.
Đồng thời, là sự phân hóa trong lối sống và quan hệ xã hội giữa đô
thị và nông thôn. Đô thị hóa là hệ quả của sự phát triển công nghiệp.
Quá trình di dân từ nông thôn ra đô thị dẫn đến những xáo trộn
trong đời sống của toàn thể xã hội, cũng như mỗi con người. Những
cơ cấu xã hội đã tồn tại trước đây trong lòng xã hội đô thị cũng như
nông thôn đều phải thay đổi và quá trình thích ứng với những lối
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
43
sống mới không phải là dễ dàng. Đô thị hoá đưa đến những sự thay
đổi trong lối sống con người. Tình trạng lớn dần của các đô thị dẫn
đến những hậu quả to lớn, mang đến vô số khó khăn cho những
người đang tự điều chỉnh cho phù hợp với đời sống đô thị. Đó
thường là những vấn đề lớn mà nhân loại quan tâm như quá tải dân
số, quan hệ cộng đồng trong lòng đô thị, thất nghiệp, nghèo đói, tệ
nạn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, ách tắc giao
thông, rối loạn nhịp đập đời sống xã hội, sự phát triển mất cân đối,...
Đó là những hạn chế, những tiêu cực, những khiếm khuyết, những
căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa của cuộc sống đô thị. Những
thay đổi trong lối sống diễn ra hàng ngày đã trở thành mối quan tâm
của các nhà xã hội học. Tiếp theo, đề cập đến các biến đổi tôn giáo.
Cuộc cách mạng tư sản châu Âu chống lại chế độ phong kiến diễn ra
trước hết thông qua các cuộc cải cách tôn giáo. Hai phái của đạo Tin
lành là phái của Martin Luther (1483 – 1546) và phái của John Calvin
(1509 – 1564) đã tiến hành các cuộc cải cách hết sức to lớn trong tôn
giáo này. Mặc dù có nhiều điểm khác biệt và bất đồng, song cả hai
phái đều có điểm chung, điểm giống nhau to lớn là hoàn toàn cắt đứt
và đoạn tuyệt với chính giáo Giáo phận La Mã và xóa bỏ tăng lữ
chính quy. Phong trào cải cách tôn giáo chính là cuộc đấu tranh của
giai cấp tư sản đang lớn dần lên để chống lại chế độ phong kiến và
được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp bình dân ủng hộ.
Cuộc cải cách đạo Tin lành đáp ứng được nhu cầu của bộ phận dũng
cảm nhất trong giai cấp tư sản đương thời. Những giáo lý của đạo
Tin lành đã góp phần vào việc phát triển chủ nghĩa tư bản và sự phát
triển của tư duy khoa học. Những nguyên lý của đạo Tin lành, đặc
biệt là giáo lý phái Calvin, đã chứng tỏ rằng, thành công hay thất bại
không phải do khéo léo của những cá nhân, mà do những hoàn cảnh
khách quan quy định; tiến trình của các sự kiện không phải do ý chí
của cá nhân, mà do sức mạnh của những lực lượng kinh tế chi phối.
Như vậy, các biến đổi xã hội mà do các cuộc cách mạng chính trị,
cách mạng công nghiệp và sự đô thị hóa mang lại đã có một ảnh
hưởng trực tiếp tới mặt tín ngưỡng tôn giáo. Nhiều nhà xã hội học
thời kỳ đầu có nguồn gốc xuất thân từ một hình thức tôn giáo, đã có
quan hệ tích cực với tôn giáo, và trong nhiều trường hợp còn thể hiện
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
44
tính chuyên nghiệp về tôn giáo. Họ mang tới cho xã hội học những
đối tượng giống như trong đời sống tôn giáo của họ, mong ước cải
thiện đời sống của mọi người.
Tiền đề tư tưởng lý luận – Sự phát triển của khoa học. Thế kỷ XIX là
thế kỷ của những phát minh khoa học vĩ đại. Chưa bao giờ người ta
có thể nhìn nhận thế giới mình đang sống một cách toàn diện như
vậy. Tri thức khoa học thời kỳ này là những gì đã vượt ra khỏi khả
năng nhận biết thông thường của con người. Với những phát minh
quan trọng của khoa học tự nhiên như vật lý, thiên văn, hóa học, sinh
học đã mở ra một cách nhìn nhận mới về thế giới mà con người đang
sống, cuộc sống con người không còn nằm trong vòng bí mật, khó
hiểu, không giải thích nổi. Sự tiến bộ của khoa học tự nhiên khẳng
định được khả năng nhận thức của con người. Từ vai trò giải thích
thế giới như vậy, khoa học tự nhiên trở nên quan trọng và chiếm vị
trí độc tôn, chi phối đến các ngành khoa học khác. Khoa học tự nhiên
được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt sự
vận dụng của khoa học tự nhiên vào việc chế tạo máy móc công
nghệ, làm tăng nhanh tốc độ của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở các nước phương Tây. Không chỉ như vậy, sự phát triển của
khoa học còn đánh dấu cho sự sụp đổ của hệ tư tưởng duy tâm siêu
hình, và thay vào đó là sự lên ngôi của quan điểm biện chứng về thế
giới. Các bộ môn khoa học xã hội thời kỳ này cũng có xu hướng nhìn
nhận cuộc sống dưới quan điểm của khoa học tự nhiên. Xã hội học
thời kỳ đầu cũng đã diễn ra như vậy. Rất nhiều nhà xã hội học vận
dụng các tri thức thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên vào việc giải thích
sự vận hành xã hội. Và E. Durkheim cũng không nằm ngoài xu
hướng đó, như ông đã đưa ra phân tử nước để chứng minh cho ý
thức tập thể tồn tại độc lập. Trong quá trình phát triển của lý thuyết
xã hội học ngày càng có dấu ấn mạnh mẽ của khoa học, không phải
chỉ ở các Viện hàn lâm, mà trong cả toàn xã hội. Về mặt tư tưởng,
cuộc Cách mạng tư sản Pháp với khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái”
đã làm một cuộc cách mạng vô cùng to lớn trong nhận thức của con
người và xã hội về quyền con người, quyền tự do, quyền bình đẳng.
Một chân trời mới trong nhận thức và tư tưởng đã mở ra rộng lớn đối
với con người trên tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội đương
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
45
thời. Như vậy, các trào lưu tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội, dưới nhiều hình thức và bằng nhiều cách khác nhau, đã trở
thành tiền đề, nguồn gốc và những yếu tố cơ bản cấu thành nên hệ
thống lý luận và phương pháp luận của khoa học xã hội học thế kỷ
XIX. Lần đầu tiên trong lịch sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực,
nhất là đời sống xã hội của con người được xem như là một thể thống
nhất vận động và biến đổi theo quy luật. Các quy luật của xã hội có
thể nhận thức được và giải thích được thông qua việc sử dụng và
phát triển các khái niệm, phạm trù và phương pháp khoa học. trên cơ
sở nhận thức khoa học có thể biến đổi, cải tạo được xã hội.
Như vậy, trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội
đương thời, đã gây nên những xáo trộn và biến đổi sâu rộng trong
đời sống xã hội. Các mối quan hệ, sự tương tác và cấu trúc xã hội trở
nên phức tạp, mất ổn định, có thể gây những hậu quả khó lường, từ
đó nảy sinh nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn, trên cơ sở nhận
thức khoa học có thể biến đổi và cải tạo được xã hội, là phải thiết lập
lại trật tự và sự ổn định xã hội, phải phản ánh và giải thích đầy đủ
những biến động kinh tế, chính trị và xã hội, phải nghiên cứu những
vấn đề lớn nảy sinh từ những khủng hoảng, mất ổn định, mất trật tự
lúc bấy giờ, chỉ ra con đường và biện pháp để lập lại trật tự và duy trì
sự tiến bộ xã hội. Từ đây, E. Durkheim đã xây dựng các quan điểm,
lý thuyết về các vấn đề của hiện thực xã hội, trong đó có những vấn
đề liên quan đến sai lệch xã hội. E. Durkheim đã phản ánh trong
những tác phẩm đồ sộ, đầy giá trị của mình những biểu hiện “phi
chuẩn” diễn ra trong đời sống xã hội đương thời với tư cách của
những “sự kiện xã hội”.
1.3. Khái niệm sai lệch xã hội
1.3.1. Vấn đề thuật ngữ “sai lệch xã hội”
Nói về thuật ngữ thì sai lệch xã hội là một khái niệm của xã hội
học. Hiện nay đang tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về sai
lệch xã hội như: (sự) sai lệch, (sự) lệch lạc, (sự) lầm lạc, (sự) lệch chuẩn,
(sự) lệch hướng, hành vi sai lệch, hành vi lệch lạc, hành vi lệch chuẩn, sai
lệch xã hội, lệch lạc xã hội, lệch hướng xã hội, sai lệch chuẩn mực, sai lệch
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
46
chuẩn mực xã hội, phi chuẩn, phi chuẩn mực, vô chuẩn, mất chuẩn, không
có chuẩn mực, v.v. Trong tiếng Anh có một số thuật ngữ biểu thị ý
nghĩa tương đương là: deviance, deviant behavior hoặc social deviance.
Xuất phát từ các gốc từ tiếng Anh nêu trên, sau khi tìm hiểu từ
nguyên học – khoa học về nguồn gốc của từ, chúng tôi thấy các thuật
ngữ tiếng Anh trên đây đáp ứng tốt nhất nội dung khái niệm xã hội
học quan trọng này, và chúng tôi đề nghị lấy chúng làm các thuật
ngữ chính thức. Khi chuyển ngữ sang tiếng Việt, chúng tôi đề xuất
những cụm từ tương đương và đồng nghĩa với nhau, đó là “sự sai
lệch hay sự lệch lạc”, “hành vi sai lệch hay hành vi lệch lạc”, “sai lệch
xã hội hay lệch lạc xã hội”. Trong chuyên luận này chúng tôi chính
thức sử dụng rộng rãi các thuật ngữ nói trên.
1.3.2. Định nghĩa về sai lệch xã hội
Khái niệm sai lệch thay đổi theo lịch sử. Nó được sản sinh từ
quan niệm thống trị về trật tự thế giới, về cấu trúc xã hội, về vị trí của
con người trong thế giới và trong xã hội, về bản chất của con người.
Từ những quan niệm này sinh ra định nghĩa cái gì đúng, chuẩn mực,
phù hợp với trật tự khách quan của sự vật, với bản chất con người,
cái gì vi phạm trật tự chuẩn mực, không phù hợp với chuẩn mực, và
vì vậy được cho là sai lệch. Sai lệch xã hội là một hiện tượng không có
khuôn mẫu chung, mà nó phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử
của từng xã hội. Cho nên người ta không đưa ra một định nghĩa duy
nhất về hiện tượng lệch lạc. Theo cách chung nhất, để kết luận một
hành vi là lệch lạc người ta thường dựa trên kết quả hành động của
cá nhân hoặc nhóm xã hội mà tỏ ra không phù hợp với mong đợi
chung của toàn xã hội. Lệch lạc là hành vi của con người đi chệch
khỏi các điều qui định của luật pháp, đi chệch khỏi các giá trị, các
chuẩn mực, các qui tắc, qui ước xã hội. Sai lệch là sự vi phạm cái
được xác định như là sự cần thiết, như là phù hợp chuẩn mực. Trong
cơ sở định nghĩa sai lệch xã hội có nội dung của chuẩn mực xã hội,
mà sự tuân thủ nó được công nhận là cần thiết trong phạm vi của hệ
thống xã hội xã hội - chính trị và xã hội - văn hóa này hay khác. Định
nghĩa về sai lệch xã hội có rất nhiều, và chúng cũng có thể rất khác
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
47
nhau tùy theo cách hiểu của mỗi người về hiện tượng rất đặc biệt
này. Là một khái niệm của xã hội học, sai lệch xã hội được hiểu và được
định nghĩa là sự vi phạm có nhận thức các tiêu chuẩn hoặc kỳ vọng của
một nhóm hay của xã hội. I. C. Kon trong các nghiên cứu của mình đã
đi đến kết luận rằng, hành vi sai lệch được chia ra làm hai phạm trù
lớn. Thứ nhất - đó là hành vi mà gắn với sự vi phạm chuẩn mực sức
khỏe tâm lý, khi tồn tại rõ ràng bệnh lý học tâm thần. Thứ hai – là
hành vi mà vi phạm tiêu cực các chuẩn mực xã hội và văn hóa, đặc
biệt là (chuẩn mực) pháp luật [105, 237]. Nhà xã hội học Mỹ N.
Smelzer trong các công trình của mình đã nhật xét rất đúng rằng,
khái niệm “sai lệch” xác định rất là phức tạp, khi gắn điều này với sự
đa dạng các khuôn mẫu xã hội của các nền văn hóa nhất định mà
không rõ ràng về hình thức và nhiều tranh cãi về nội dung. Ông định
nghĩa thuật ngữ này như là hành vi, “mà được cho là sai lệch khỏi
chuẩn mực của nhóm và kéo theo mình sự cô lập, chữa trị, sửa chữa
hoặc là nhiều sự trừng phạt khác” [105, 239]. Trong xã hội học Xô-viết
và Nga hiện nay được công nhận và phổ biến rộng rãi một định
nghĩa về hành vi sai lệch của Ia. Gilinsky. Ông định nghĩa như sau:
“Hành vi sai lệch – đó là 1) hệ thống các hành vi hay là hành động
riêng biệt của con người mà không phù hợp với các chuẩn mực, các
quy tắc hành vi, các khuôn mẫu, các mong đợi, các thiết lập, các giá
trị được xác lập chính thức hoặc hình thành trên thực tế của một xã
hội (một nhóm xã hội); 2) là hiện tượng xã hội mà được biểu hiện
trong các hình thức hoạt động của con người tương đối rộng rãi và
bền vững, song không phù hợp với các chuẩn mực và mong đợi được
xác lập chính thức hoặc là tồn tại trên thực tế của một xã hội.” [109,
33]. Ngoài các định nghĩa nêu trên, chúng ta còn gặp một loạt định
nghĩa khác về lệch lạc xã hội. Một số định nghĩa như: 1. Hành vi lệch
lạc là khái niệm phản ánh bất kỳ hành vi hay hành động của cá nhân
hay nhóm xã hội tỏ ra không phù hợp với sự mong đợi chung của
toàn xã hội. 2. Lệch lạc là hành vi, hành động đi chệch khỏi các điều
quy định của pháp luật, đi chệch khỏi các giá trị, chuẩn mực và quy
tắc, quy ước xã hội. [29]. 3. Lệch lạc như là hành vi được coi là đi
chệch khỏi chuẩn mực của nhóm. 4. Lệch lạc là sự vi phạm các chuẩn
SAI LCH XÃ HI TRONG XÃ HI HC CA EMILE DURKHEIM
48
mực văn hóa đã được thừa nhận. 5. Sai lệch chuẩn mực xã hội là
hành vi của một cá nhân hay một nhóm xã hội vi phạm các nguyên
tắc, quy định của chuẩn mực xã hội. 6. Sai lệch chuẩn mực xã hội
được hiểu là những tình huống, sự kiện cụ thể của cuộc sống đóng
vai trò là những nhân tố phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực xã
hội. 7. Sự lầm lạc định nghĩa như sự vi phạm có nhận thức các quy
phạm văn hóa. [42]. So sánh các định nghĩa trên có chung một nhận
xét là tuy khái niệm lệch lạc có ý nghĩa rất rộng lớn, bởi chuẩn mực
hướng đến một diện rộng các hoạt động của con người, song chúng
có cùng một nội dung rất gần nhau, hoặc giống nhau – đó hoặc là vi
phạm, hoặc là đi chệch khỏi các chuẩn mực văn hóa. Đặc biệt, trong nghiên
cứu xã hội học tội phạm, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm và
nghiên cứu về sự sai lệch chuẩn mực xã hội theo ý nghĩa của hành vi
sai lệch.
1.3.3. Đặc điểm của sai lệch xã hội
Từ các định nghĩa nêu trên, người ta nhận thấy lệch lạc xã hội có
các đặc điểm sau: - Lệch lạc xã hội diễn ra ở phạm vi rất rộng, có ở mọi
nơi trên thế giới, mọi ngóc ngách trong xã hội, từ một người, nhóm
nhỏ 2-3 người, đến cả một cộng đồng, một dân tộc, một đất nước; -
Lệch lạc diễn ra ở mọi cấp độ, từ nhỏ đến lớn, từ bé đến to, từ ở mức độ
thấp đến mức độ cao, từ cái đơn giản đến cái phức tạp, từ thô sơ cho
đến tinh vi. Lệch lạc ở mức độ cao có thể nhanh chóng chỉ ra được
chúng, song những sai lệch nhỏ bé có khi lại không dễ nhận ra; - Lệch
lạc có nhiều hình thức, nhiều kiểu, phong phú, đa dạng, khác nhau, tùy
thuộc từng nền văn hóa vốn cũng đa dạng và phong phú ở mỗi quốc
gia, mỗi dân tộc trên thế giới. Điều đó có nghĩa, có những hành vi ở
nền văn hóa này là lệch lạc, song ngược lại, là chuẩn mực của nền văn
hóa khác; - Một đặc điểm nữa của lệch lạc xã hội là rất mơ hồ
(ambiguity), không rõ ràng, nước đôi, hiểu thế nào cũng được. Do
hành vi lệch lạc liên quan đến những tiêu chuẩn, mà những tiêu
chuẩn này trong nhiều trường hợp rất mơ hồ và thường xuyên có sự
bất đồng, nên rất khó định rõ loại hành vi nào là lệch lạc trong xã hội;
- Lệch lạc xã hội luôn thay đổi theo thời gian. Có thể thấy trong trường
Ch(ơng 1. T.ng quan nghiên c3u đ4 tài, b9i c:nh hình thành
49
hợp hút thuốc lá ở Mỹ diễn ra trong thế kỷ qua và cả rất lâu trước đó:
lúc thì đư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sai_lech_xa_hoi_trong_xa_hoi_hoc_cua_emile_durkheim_phan_1_2649_2127953.pdf