Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực người học - Trần Thị Kim Thanh

Tài liệu Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực người học - Trần Thị Kim Thanh: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0167 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 71-78 This paper is available online at SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TOÁN TRUNG HỌC – MỘTMÔ HÌNHMỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Trên cơ sở tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của bộ sách giáo viên (SGV) môn Toán Trung học (TrH) hiện hành của Việt Nam, học tập và rút kinh nghiệm từ những bộ SGV môn Toán TrH quốc tế, bài viết sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề cốt yếu về cơ sở lí luận và thực tiễn để phát triển SGV, đề xuất một mô hình SGV môn Toán TrH mới theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, góp phần nâng cao hiệu quả và đổi mới PPDH môn Toán TrH, phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của giáo dục (GD) Việt Nam và thế giới. Từ khóa: sách giáo viên, mô hình sách giáo viên môn Toán, phát triển năng lực. 1. ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực người học - Trần Thị Kim Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0167 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8A, pp. 71-78 This paper is available online at SÁCH GIÁO VIÊN MÔN TOÁN TRUNG HỌC – MỘTMÔ HÌNHMỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Trên cơ sở tiếp tục phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế của bộ sách giáo viên (SGV) môn Toán Trung học (TrH) hiện hành của Việt Nam, học tập và rút kinh nghiệm từ những bộ SGV môn Toán TrH quốc tế, bài viết sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề cốt yếu về cơ sở lí luận và thực tiễn để phát triển SGV, đề xuất một mô hình SGV môn Toán TrH mới theo định hướng phát triển năng lực (NL) người học, góp phần nâng cao hiệu quả và đổi mới PPDH môn Toán TrH, phù hợp với nhu cầu, xu thế phát triển của giáo dục (GD) Việt Nam và thế giới. Từ khóa: sách giáo viên, mô hình sách giáo viên môn Toán, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục (CTGD) phổ thông nước ta hiện nay đang chuyển từ tiếp cận nội dung là chủ yếu sang tiếp cận NL người học, chú trọng đến yếu tố “HS học được cái gì” sang yếu tố “HS vận dụng được cái gì” qua học tập [1]. Chính vì vậy, GV phải chuyển từ PPDH theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành NL cho người học. Khi nghiên cứu các SGV đã xuất bản của Việt Nam và một số nước trên thế giới, có thể nhận thấy rằng ở Việt Nam, các SGV môn Toán TrH có cấu trúc và hình thức trình bày chưa thống nhất, thiếu vắng một nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về mô hình SGV. Kế thừa những kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi đưa ra một hướng tiếp cận mới, trên cơ sở đó đề xuất một mô hình SGV môn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học, mang tính ứng dụng thực tế và hiệu quả phù hợp với định hướng đổi mới CT và SGK sau 2015. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giới thiệu một số vấn đề chính về cơ sở lí luận Trên cơ sở nghiên cứu một số tài liệu về Giáo dục học, Tâm lí học của một số nhà nghiên cứu GD từ đó hiểu rõ hơn về quan điểm CT và SGK theo định hướng phát triển NL, đặc biệt là các NL chuyên biệt môn Toán mà HS phổ thông cần đạt được[1]. Đồng thời qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu về CT và SGK [2], chúng tôi đề xuất 4 vấn đề chính làm cơ sở lí luận cho việc xây dựng mô hình SGV theo định hướng phát triển NL người học. Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015. Liên hệ: Trần Thị Kim Thanh, e-mail: thanh110807@gmail.com 71 Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại - SGK môn Toán phải được thiết kế để HS trải nghiệm và qua đó phát triển các NL chuyên biệt của môn Toán, góp phần hình thành các NL và giá trị chung. NL cần chuyên biệt cần đạt được của môn Toán là: NL tư duy toán học; NL suy luận toán học; Năng lực mô hình hoá toán học; NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng các công cụ, phương tiện toán học. Trong đó NL giải quyết vấn đề liên quan đến Toán học là trọng tâm của việc dạy và học môn Toán [1]. - Hai yếu tố cấu thành một cuốn SGK theo định hướng phát triển NL đó là định hướng phát triển từ CT tới cấu trúc nội dung và định dạng cấu trúc, cách thể hiện nội dung đó. Việc định dạng cuốn SGV chính là xây dựng mô hình chức năng, mô hình cấu trúc và mô hình về hình thức trình bày và thiết kế mĩ thuật. Trong đó, mô hình cấu trúc sẽ bao gồm mô hình cấu trúc của cuốn sách, mô hình cấu trúc của một chương và mô hình cấu trúc của bài học - là đơn vị cơ bản của sách, chúng sẽ được làm rõ theo quan điểm GD mới – quan điểm phát triển NL người học [3]. - Với cách hiểu như trên về NL, việc DH định hướng phát triển NL về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu DH hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu HS “vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn” [4]. Việc DH thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu DH hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học. Nói cách khác việc DH định hướng NL về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng HĐDH hướng nội dung bằng cách tạo một môi trường, bối cảnh cụ thể để HS được thực hiện các HĐ vận dụng kiến thức, sử dụng kĩ năng và thể hiện thái độ của mình. Như vậy SGK phải được thiết kế theo quan điểm hoạt động hóa việc dạy và học, trên cơ sở đó SGV phải lấy việc hướng dẫn tổ chức HĐ làm nhiệm vụ trọng tâm và tạo công cụ hỗ trợ để GV truyền tải nội dung kiến thức thông qua các HĐ nhằm cung cấp cho HS quá trình trải nghiệm học tập sâu sắc, phát triển khả năng tự học, tự kiểm tra đánh giá. - SGK Toán nói chung và SGV môn Toán TrH nói riêng theo định hướng phát triển NL cần phải được xây dựng dựa trên các yêu cầu, nguyên tắc cụ thể và nghiệm ngặt, đảm bảo làm nổi bật vai trò hỗ trợ GV trong việc lựa chọn những hình thức tổ chức và PPDH môn Toán TrH theo quan điểm phát triển NL người học, cung cấp các công cụ để GV thiết kế bài giảng, tổ chức giờ dạy trên lớp một cách hiệu quả nhất. 2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra khi nghiên cứu SGVmôn Toán TrH của Việt Nam và một số nước trên thế giới Qua nghiên cứu SGV môn Toán TrH của Việt Nam và một số nước trên thế giới, có thể thấy rằng hầu hết những cuốn SGV được biên soạn theo định hướng phát triển NL hoặc chuẩn GD đầu ra đều có những vấn đề sau đây. 2.2.1. Một số yêu cầu chung về SGV môn Toán - SGK là một bộ tài liệu dạy và học hoàn chỉnh dành cho GV – HS, gồm tối thiểu SHS, SGV và SBT. Chính vì vậy, SGV là công cụ hỗ trợ đắc lực cho GV vào quá trình dạy học, đem đến cho người dạy những PPDH hiệu quả, các gợi ý tổ chức các HĐ dạy học, giải bài tập nêu ra trong SHS, SBT. - SGV cung cấp cho GV những giải thích chi tiết về CTGD môn học hiện tại, PPDH môn Toán theo định hướng phát triển NL, cung cấp tài liệu hướng dẫn và ứng dụng của chúng, làm rõ ý nghĩa thực tiễn của các chủ đề toán học được viết trong SHS, PP giải quyết các vấn đề toán học đặt ra trong cuộc sống. - SGV ngoài hướng dẫn GV tổ chức các HĐ DH còn bổ sung thêm Bài tập, Ví dụ, Dự án 72 Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực... học tập, Phiếu học tập, Phần mềm dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong DH để GV có được một nguồn tài liệu DH phong phú, tránh nhàm chán, từ đó tiếp cận quá trình tư duy, kích thích quá trình tự tìm tòi, tự khám phá của người học. - SGV phải đảm bảo rằng quá trình học của HS được xây dựng dựa trên những cơ sở kiến thức đã học, tạo ra sự liên kết giữa các nội dung kiến thức, CT môn học giữa các lớp - các cấp học xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. - Trong hầu hết SGV của các nước, PPDH trực quan bằng sử dụng những phương tiện thao tác được (hay còn gọi là học cụ trợ giúp - Manipulatives) thường xuyên được sử dụng, đặc biệt trong DH một loạt các chủ đề học tập có liên quan với nhau, chẳng hạn như số và cấu tạo số, số thập phân, phân số, Hình học và Đại số bằng cách tạo cho người học các cơ hội thực hành để từ đó khuyến khích HS tích cực tham gia vào quá trình DH. Mục tiêu của phương pháp này là có thể giúp người học hiểu và phát triển trí tưởng tượng thông qua những hình ảnh (hình tượng) về các khái niệm toán học, qua đó phát triển tư duy trừu tượng của HS. Như vậy, để thực hiện tốt PPDH này, GV phải bắt đầu từ những kinh nghiệm cụ thể mà HS đã có, từ đó hỗ trợ HS tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra một khái niệm trừu tượng, chuyển đổi sang các khái niệm bán trừu tượng và cuối cùng là các kí hiệu trừu tượng (như các con số) [5]. 2.2.2. Những đặc điểm chung về mô hình SGV môn Toán Mô hình các bộ SGV Toán đã nghiên có những đặc điểm chung như sau: - Mô hình chức năng của SGV chủ yếu hỗ trợ GV tổ chức các HĐ DH một cách hiệu quả để hình thành và phát triển quá trình tự học, sự tự tin và tình yêu đối với Toán học của HS. - Mô hình cấu trúc của SGV: để thuận tiện trong sử dụng, thiết kế bài giảng và tổ chức các HĐDH của GV, SGV thường được thiết kế dưới dạng 2 trong 1, tức là SHS (kèm SBT) được đưa vào các trang SGV, nội dung của SGV sẽ được trình bày xung quanh trên hai trang đôi. Cấu trúc mỗi chương/bài được trình bày thống nhất, rõ ràng và hợp lí, xoay quanh 4 bước tổ chức DH cơ bản là Khởi động; Dạy học; Đánh giá và Tổng kết. - Mô hình về hình thức trình bày và thiết kế mĩ thuật SGV: Hầu hết được trình bày trên khổ sách rộng, phân mạch nội dung rõ ràng, mạch lạc. Toàn bộ ruột sách sử dụng các font chữ dễ đọc, đảm bảo các mạch nội dung tuyến chính, tuyến phụ và các tiêu đề. 2.3. Đề xuất mô hình SGVmôn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học 2.3.1. Các yêu cầu của SGV môn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học - SGV phải là một tác phẩm nghệ thuật, tạo tâm thế cho GV thoải mái, dễ dàng sử dụng trong quá trình DH theo đúng định hướng của CTGD phổ thông. - SGV phải phản ánh định hướng và những điểm chính của CT có liên quan chặt chẽ với nội dung của SHS và SBT; - SGV cần mô tả được các hình thức hướng dẫn và đánh giá đối với mỗi chủ đề trong SHS, đặc biệt là những chủ đề khó được trình bày trong SHS; - SGV bao gồm những giải pháp đánh giá, gợi mở động cơ học tập, tạo hứng thú học tập, khích lệ sự tiến bộ của những HS yếu; - SGV nên có hướng dẫn đủ chi tiết cần thiết để GV có thể tổ chức HĐ DH những nội dung trong SHS và SBT; - SGV trình bày cách sử dụng chính xác các thuật ngữ, công cụ, kí hiệu, hình ảnh, hình vẽ và mô hình Toán học qua đó hỗ trợ quá trình tư duy và giao tiếp Toán học của HS; 73 Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại - SGV cung cấp cho HS các cơ hội để củng cố kiến thức, những bài luyện tập ngắn, tập trung và thiết yếu một cách thường xuyên và đều đặn. SGV cũng nên bao gồm đáp số/lời giải các bài toán, câu hỏi đặt ra trong SHS và SBT; - SGV hỗ trợ GV sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình DH môn Toán; - Đảm bảo kế thừa những thành tựu về SGV của Việt Nam và vận dụng hợp lí kinh nghiệm quốc tế về phát triển SGV hiện đại. 2.3.2. Nguyên tắc biên soạn và thiết kế SGVmôn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học Việc biên soạn SGV môn Toán TrH phải tuân thủ những nguyên tắc sau: - SGV phải thể hiện được mục tiêu GD, nguyên lí GD và đặc biệt là PPDH bộ môn Toán. - SGV phải cụ thể hoá được nội dung, PPDH được quy định trong CT môn học và coi trọng mối quan hệ tích hợp, xuyên môn và liên môn. - Những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ và động cơ (các thành tố cấu thành NL người học) được thể trong SGV phải theo chuẩn cấp/lớp phù hợp với chuẩn do CTGD quy định. - SGV phải quán triệt và thể hiện chính xác đặc trưng môn Toán. - SGV phải phù hợp với điều kiện kĩ thuật, mĩ thuật của nước ta hiện nay để có được một mô hình SGV đảm bảo được quan điểm biên tập và thiết kế mĩ thuật. - SGV phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với hơi thở và xu thế của thời đại. 2.3.3. Đề xuất mô hình SGV môn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học Mô hình chức năng - SGV môn Toán TrH phải đảm bảo các chức năng chung và chức năng đặc thù môn học. - SGV phải đảm chức năng phát triển NL sư phạm gắn với môn học, đó là hỗ trợ GV thiết kế các HĐ thích hợp để đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL; giúp GV nắm vững hơn về khả năng của HS, qua đó phát huy tối đa NL tự học và sáng tạo, phát triển các NL cốt lõi môn Toán, đặc biệt là NL phát hiện và giải quyết các vấn đề, NL vận dụng Toán học vào thực tiễn. Mô hình cấu trúc a) Cấu trúc chung của SGV: Gồm có 3 phần: Phần đầu SGV. Ngoài các trang bìa chính, bìa lót, tên sách, tên lớp, thông tin xuất bản, tác giả viết sách, phần đầu SGV gồm: Lời giới thiệu. Giới thiệu về nội dung, mục đích, hướng dẫn sử dụng sách. Mục lục. Có hình ảnh và màu sắc thể hiện nét riêng của từng chương/chủ đề Toán học. Phần giữa SGV. Gồm có hai phần chính: Phần thứ nhất: Trình bày một số vấn đề chung về DH môn Toán (theo lớp) theo định hướng phát triển NL người học: - Một số đặc điểm của DH theo định hướng đổi mới PPDH; - Kế hoạch, nội dung, CT DH môn Toán; + Nội dung DH Toán; + Bảng phân phối các bài học trong CT. - PPDH môn Toán theo định hướng phát triển NL; - DH Toán với việc hình thành và phát triển các NL chung cốt lõi cho HS; 74 Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực... - Đánh giá kết quả học tập của HS trong DH môn Toán; - Một số vấn đề khác. Phần thứ hai: Gồm các chương/chủ đề được sắp xếp theo thứ tự như trong SHS, trình bày trên các trang đôi với phần SHS được copy đặt ở chính giữa, xung quanh là nội dung chính của SGV, cung cấp các gợi ý tổ chức quá trình DH về các nội dung kiến thức trong SHS. Mỗi chương/chủ đề có mã màu (theo quy định của NXB và môn học) để giúp GV dễ dàng tìm được nội dung cần tìm. Phần cuối SGV. Bảng chú giải thuật ngữ; Tài liệu tham khảo; Hướng dẫn sử dụng một số phần mềm dạy và học môn Toán . . . và các tài liệu tham khảo khác dành cho GV để hỗ trợ HĐ DH và kiểm tra đánh giá. b) Cấu trúc một chương trong SGV. Một chương SGV có cấu trúc như sau: Thông tin chung cho mỗi chương: Được trình bày trên một hoặc hai trang sách, gồm các mục: Tên chương; Lĩnh vực kiến thức (trong CT); Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt (NL cần đạt); Tuần học và số tiết học; Dự án (đưa ra các chủ đề GV có thể lựa chọn để DH dự án, DH nghiên cứu); Học liệu tham khảo và một số mục khác. Cấu trúc chi tiết cho mỗi chương: Trang mở đầu chương: Được minh họa trên một hoặc hai trang đôi, hướng dẫn DH cho trang mở đầu chương của SHS và trình bày thêm một số mục khác như: Tên Chương. (Theo tên chương của SHS). Kế hoạch dạy học. Nêu tiến trình DH các bài của chương, thời gian tương ứng cho mỗi bài hoặc trình bày dưới dạng một bảng kế hoạch dạy học cụ thể cho các bài học. Mục tiêu của chương: Trình bày bằng một bảng chi tiết hóa các NL HS cần đạt cho mỗi bài học cụ thể của chương. Dạy học dự án, dạy học nghiên cứu. Cung cấp cho GV những chủ đề, nhiệm vụ có thể tổ chức DH dự án hoặc nghiên cứu trong mỗi chương. Tổng quan chương. Giới thiệu một cách ngắn gọn những nội dung chính của chương, những kiến thức có liên quan trước đó và sau khi học xong. Nguồn tư liệu. SGK, SBT, SKTĐG ghi rõ trang; CD-ROM, trang Web, Địa chỉ tham khảo internet; Đồ dùng dạy học. HS đã học: Những kiến thức đã học trước đó; Những kĩ năng, phương pháp cần thiết cho việc học chương này. Những điểm cần lưu ý: Nêu những vấn đề trọng tâm của nội dung kiến thức. Lưu ý dành cho GV: Dành cho GV ghi lại những ý tưởng của bản thân về HĐ DH. Sau trang mở đầu chương là nội dung dạy học các bài cụ thể được đánh số theo thứ tự như trong sách SHS. Ôn tập và kiểm tra cuối chương: Tổng kết chương trình bày dưới dạng các sơ đồ tư duy; Hướng dẫn DH các bài thực hành, các bài ôn tập; Cung cấp các bài kiểm tra đánh giá 1 tiết hoặc học kì,. . . Học liệu bổ sung: Ứng dụng công nghệ thông tin trong DH các bài của chương; Gợi ý một số phương pháp tổ chức DH dự án, DH nghiên cứu, thiết kế giáo án điện tử,. . . c) Cấu trúc một bài học trong SGV: Mỗi bài học gồm có mảng chính và một số mảng phụ: Mảng chính Mục tiêu bài học: Trình bày các mục tiêu HS cần đạt sau khi học xong bài học. Kế hoạch dạy học: Trình bày một cách tóm tắt tiến trình DH các nội dung của bài, những 75 Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại kiến thức có liên quan mà HS đã học và sẽ học. Gợi ý dạy học: Nêu tổng quan những điều cần lưu ý về kiến thức trọng tâm của bài học; Gợi ý các PPDH chính và cách thức tổ chức các HĐ DH cho các Hoạt động, Ví dụ và Bài tập trong SHS; Những chuẩn bị của GV và HS trước giờ học (nếu có). Cụ thể: - Nội dung gợi ý giảng dạy được chia theo các mục được đánh số và đặt tên tương tự với các mục trong SHS (nếu có). - Giải thích, làm rõ hoặc chốt lại bản chất cốt lõi của nội dung kiến thức, phương pháp giải toán. - Gợi ý giảng dạy các HĐ hay Ví dụ được sắp xếp theo đúng thứ tự và được chỉ rõ 3 vấn đề: + Chỉ rõ tên loại HĐ, Ví dụ (hình thành hay củng cố kiến thức, vận dụng, . . . ); + Nêu được mục tiêu về kiến thức, ý nghĩa của HĐ; + Nêu gợi ý về cách tổ chức giảng dạy cho HĐ; có thể gợi ý, đề xuất các mẫu phiếu học tập sử dụng trong giảng dạy, gợi ý câu hỏi vấn đáp giữa GV và HS. Thực hành/Luyện tập. Đặt tương ứng với phần bài tập trong SHS, với các nội dung: - Hướng dẫn DH giải bài tập được sắp xếp theo đúng thứ tự và được chỉ rõ 3 vấn đề: + Chỉ rõ tên loại bài tập theo mục đích của bài tập (Luyện tập có hướng dẫn, Luyện và Giải bài tập, Ôn tập tổng hợp, Thực hành kiểm tra) bởi các lôgô giống các lôgô tương ứng trong SHS; + Nêu được mục tiêu về kiến thức, ý nghĩa của bài tập; + Nêu gợi ý về cách tổ chức giảng dạy giải bài tập. - Bảng phân loại bài tập về nhà: Cung cấp bảng phân loại cấp độ bài tập về nhà cho từng đối tượng HS theo ba cấp độ cơ bản, chuẩn và nâng cao; - Gợi ý đáp án các bài tập. Đánh giá: Đánh giá không chỉ là khâu cuối cùng của mỗi bài học mà còn được nhấn mạnh trong từng HĐ DH. GV tổng hợp những kiến thức trọng tâm của bài thông qua các HĐ, hệ thống câu hỏi nhằm đánh giá theo tiến trình hay giai đoạn học tập của người học. - Đánh giá tiến trình: GV đặt ra những câu hỏi, đưa ra những yêu cầu nhằm kiểm tra sự tiến bộ và phát triển NL của người học sau khi học xong mỗi bài học. - Đánh giá phân hoá: Thông qua bảng phân loại bài tập về nhà cho HS, trên cơ sở đó GV sẽ theo dõi được sự tiến bộ của từng đối tượng HS trong lớp. - Đánh giá kết quả: thường được sử dụng khi kết thúc một chủ đề học tập hoặc cuối một học kì, một năm, một cấp học. Cách đánh giá này thường sử dụng hình thức cho điểm và nó giúp cho người học biết được khả năng học tập của mình. Một số mảng phụ Lời giải, hướng dẫn, đáp số cho các HĐ và bài tập: Đặt ở cột bên trái hay bên phải của các trang SHS được đính kèm trong SGV, trình bày lời giải ngắn gọn, trả lời, hướng dẫn giải các HĐ và bài tập. Đối với các HĐ, bài tập có đáp số hay trả lời đủ ngắn thì đáp số hay trả lời sẽ được đính kèm bằng font chữ có màu đỏ đậm vào cuối của đề bài của HĐ hay bài tập đó trên SHS đính kèm để tiện cho GV tra cứu sử dụng và khi đó không trình bày lại phần này ở phần lời giải, hướng dẫn, đáp số nữa. Bài tập bổ sung: Đưa ra hệ thống những bài tập được thiết kế theo định hướng phát triển NL để GV thêm nhiều lựa chọn trong quá trình DH. Mẹo nhỏ DH: Đưa ra những mẹo hay để GV DH cho một HĐ hay ví dụ cụ thể trong SHS. Sai lầm thường gặp: Cảnh báo những sai lầm mà HS hay mắc phải khi thực hành giải toán 76 Sách giáo viên môn Toán trung học – Một mô hình mới theo định hướng phát triển năng lực... hoặc những sai lầm khi HS hiểu sai kiến thức. Chú ý: Củng cố, chốt lại kiến thức quan trọng một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn trong SHS; đưa ra những so sánh, đánh giá về kiến thức. Cảnh báo: Đưa ra lời cảnh báo mà HS cần thực hiện, nên thực hiện theo hoặc lưu ý khi HS thực hành để tránh sai lầm. Ứng dụng công nghệ: Hướng dẫn sử dụng các phần mềm toán, công nghệ thông tin vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong SHS, SBT hay trong thực tiễn cuộc sống. Nguồn tư liệu: Ghi địa chỉ Website mà GV, HS có thể truy cập để tìm kiếm thêm các thông tin bổ trợ, các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiến thức của bài học; ví dụ bổ sung, bài tập bổ sung, hướng dẫn giảng dạy khác ngoài khuôn khổ nội dung được trình bày trong SHS và SGV. Lưu ý dành cho GV: Riêng mục này nên đặt ở một hoặc ở cả hai vị trí là cuối phần lí thuyết hoặc cuối bài sau phần bài tập, là phần dành cho GV ghi chép những lưu ý, kinh nghiệm tự đúc rút được của mình trong quá trình giảng dạy hoặc cũng có thể thiết kế đặt ở trang mở đầu chương để GV ghi những thông tin ý tưởng cho quá trình dạy học các nội dung kiến thức của chương. Mô hình thể hiện và thiết kế mĩ thuật Hình thức của sách: Vì phải chứa đựng SHS nên khổ sách sẽ là 20,5 x 29cm và sử dụng font chữ Minion Pro co 10, lưới thiết kế 2 cột theo tỉ lệ 1:2. Mỗi bài cũng bắt đầu từ trang chẵn nên khi mở trang đôi thì kết cấu sẽ đồng nhất với SHS. SGV sử dụng chữ co 10 nên khi chứa đựng trang SHS thu nhỏ vào trang SGV thì tỉ lệ cỡ chữ trên toàn trang sách khá hợp lí và phù hợp với đối tượng GV. Về thiết kế mĩ thuật: Là môn học nặng về kiến thức lí thuyết nên cần được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc, không lạm dụng việc sử dụng màu sắc và các yếu tố đồ hoạ tránh gây nhiễu mạch nội dung chính. Mỗi bài tuỳ độ dài của nội dung những sẽ luôn bắt đầu bởi trang chẵn và kết thúc bằng trang lẻ để nội dung của mỗi bài sẽ luôn được trọn vẹn khi mở các trang đôi. 3. Kết luận Như vậy, một cuốn SGV môn Toán TrH theo định hướng phát triển NL người học, tức là phải góp phần hỗ trợ một cách hiệu quả nhất cho HĐ dạy của GV và hoạt động học của HS, qua đó hình thành và phát triển NL của người học một cách toàn diện. Không những vậy, cuốn SGV theo mô hình này cũng phải góp phần tạo cơ hội thuận lợi hơn cho quá trình đổi mới cách dạy, đổi mới cách học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán TrH của Việt Nam. Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VI 2. 99 – 2012.01. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Dự thảo “Chương trình tổng thể giáo dục phổ thông”. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013. Đổi mới và hiện đại hoá chương trình và sách giáo khoa theo định hướng phát triển bền vững – Kỉ yếu hội thảo quốc tế. Nxb Giáo dục Việt Nam. [3] Hoàng Phê (chủ biên), 1998. Từ điển Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Đà Nẵng. [4] General Capabilities in the Australian Curriculum. Nguồn: -in-the-australian-curriculum 77 Trần Thị Kim Thanh, Phan Doãn Thoại [5] Monica A. Lambert, 2002. Mathematics Textbooks, Materials, and Manipulatives. Florida Atlantic University. [6] Nguyễn Ngọc Nhị (chủ biên), 2002. Các vấn đề sách giáo dục. Nxb Giáo dục Việt Nam. [7] Tôn Thân (chủ biên), 2007. Sách giáo viên Toán 6, 7, 8, 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. [8] Edward B. Burger (chủ biên), 2012. Algebra 1,2, Geometry – Teacher’s guide. Nxb Holt McDougal. [9] Roger Day, 2007. Texas Mathematics, Course 1, 2, 3 (Teacher Wraparound Edition). Nxb Glencoe Mathematics. [10] Algebra 1 (Teacher Edition). Nxb Mc Graw Hill, School Education Group. [11] Alan McSeveny (chủ biên), 2012. Australian Signpost Maths 6 Teacher’s Book. Nxb Pearson Australia [12] Kyung Hwa, Lee, 2014. Development and Characteristics of Korean Secondary Mathematics Textbooks. Korea National University of Education. [13] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tài liệu hội thảo về tiếp cận chương trình giáo dục của Hàn Quốc để chuẩn bị làm sách giáo khoa, Sách tham khảo bổ trợ sau 2015. Nxb Giáo dục. ABSTRACT A High School Mathematics Teacher’s Edition of a Book on Student Competency Development To promote the strengths and overcome the drawbacks of the current high school mathematics teacher’s guide in Vietnam, the authors look at the guidelines available to math teachers in other countries and briefly present key issues on a theoretical and practical basis, build a model for a mathematics teacher guideline oriented to develop student competency and improve efficiency and innovation methods in the teaching of Mathematics in Vietnamese secondary schools. Keywords: Teacher’s edition, model of a mathematics teacher’s edition, competency development. 78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3657_ttkthanh_9503_2178340.pdf
Tài liệu liên quan