Tài liệu Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại miền Trung Việt Nam: H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
126
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại Miền Trung Việt Nam
Thu-Ba Huỳnh1, Hoàng Huy Tuấn2, Lê Thu Hà2, Rodney Keenan1
Cơ quan
1Trường Lâm nghiệp và Khoa học hệ sinh thái, Đại học Melbourne, Australia.
2Đại Học Nông Lâm Huế.
Tác giả đại diện
huynht@unimelb.edu.au
Từ khóa
Rừng trồng quy mô hộ gia đình, sinh kế, tác động của rừng trồng
Giới thiệu
Việt Nam đã nổi lên từ một trong số các nước nghèo nhất trên thế giới
thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình đang phát triển nhanh
chóng. Trong khi các chính sách giảm nghèo đã thành công từ thế kỷ trước,
dự báo đến năm 2020, bản chất của thách thức giảm nghèo đang thay đổi
với các hộ nghèo còn lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Ngân hàng Thế
giới năm 2017). Tại Việt Nam, sản xuất lâm nghiệp dựa vào trồng rừng sản
xuất (trồng rừng kinh tế) đóng vai trò quan trọng trong phát triển k...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
126
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại Miền Trung Việt Nam
Thu-Ba Huỳnh1, Hoàng Huy Tuấn2, Lê Thu Hà2, Rodney Keenan1
Cơ quan
1Trường Lâm nghiệp và Khoa học hệ sinh thái, Đại học Melbourne, Australia.
2Đại Học Nông Lâm Huế.
Tác giả đại diện
huynht@unimelb.edu.au
Từ khóa
Rừng trồng quy mô hộ gia đình, sinh kế, tác động của rừng trồng
Giới thiệu
Việt Nam đã nổi lên từ một trong số các nước nghèo nhất trên thế giới
thành nền kinh tế có mức thu nhập trung bình đang phát triển nhanh
chóng. Trong khi các chính sách giảm nghèo đã thành công từ thế kỷ trước,
dự báo đến năm 2020, bản chất của thách thức giảm nghèo đang thay đổi
với các hộ nghèo còn lại chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Ngân hàng Thế
giới năm 2017). Tại Việt Nam, sản xuất lâm nghiệp dựa vào trồng rừng sản
xuất (trồng rừng kinh tế) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
và xóa đói giảm nghèo (Bộ NN&PTNT, 2015). Thách thức chính của Việt
nam và các quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á là tối đa hóa lợi ích từ
trồng rừng cho các hộ gia đình, cho bảo vệ môi trường và toàn bộ nền
kinh tế. Đại học Melbourne và các đối tác nghiên cứu tại Australia, Lào và
Việt Nam đang triển khai dự án nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách rừng
trồng nhằm cân bằng nhu cầu giữa hộ gia đình, công nghiệp chế biến gỗ
và môi trường ở Lào và Việt Nam” do ACIAR tài trợ. Dự án có ba mục tiêu:
(1) xây dựng chính sách và thể chế đối với phát triển rừng trồng; (2) phân
tích các tác động tích cực và tiêu cực đối với xã hội, kinh tế và môi trường
với các cách tiếp cận phát triển rừng trồng khác nhau và (3) tạo ra mạng
lưới nghiên cứu chính sách nhằm xây dựng năng lực phân tích chính sách
rừng trồng, cũng như năng lực xây dựng và thực hiện chính sách.
Tiếp cận nghiên cứu
Theo kết quả kiểm kê rừng năm 2016, tỉnh Thừa Thiên Huế có 70.830,8
ha rừng trồng, trong đó có 24.170,9 ha được quản lý bởi hộ gia đình1; tỉnh
1 UBND tỉnh Quảng Tri. (2017). Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 về
việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Trị.
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
127
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Quảng Trị có 91.431,0 ha rừng trồng, trong đó có 32.391.4 ha được quản
lý bởi hộ gia đình2. Hầu hết các hộ gia đình trồng các loài Keo (chủ yếu là
Keo lai) với chu kỳ kinh doanh ngắn (4-5 năm) để cung cấp nguyên liệu
cho sản xuất dăm, giấy. Khung sinh kế bền vững (Scoones, 1998) được áp
dụng để thực hiện nghiên cứu này. Để giải quyết mục tiêu thứ hai, chúng
tôi đã tiến hành điều tra hộ gia đìnhvà thảo luận nhóm. Tổng số 150 hộ gia
đình được chọn ngẫu nhiên ở 6 thôn tại tỉnh Thừa Thiên Huế (100 hộ) và
Quảng Trị (50 hộ) để điều tra. Một cuộc thảo luận nhóm (với đại diện từ
15-20 hộ gia đình) đã được tổ chức tại mỗi thôn. Mục đích là định lượng
các “nguồn vốn” sinh kế và sự đóng góp của rừng trồng cho kinh tế hộ
gia đình, phúc lợi cộng đồng và môi trường. Dữ liệu ở cấp độ hộ gia đình
được phân tích và kết hợp với dữ liệu từ các hợp phần khác của dự án
(như chính sách, chuỗi cung ứng và phân tích trên toàn nền kinh tế) nhằm
hỗ trợ xây dựng các lựa chọn chính sách và các khuyến nghị.
Kết quả
Rừng trồng đem lại những đóng góp đáng kể về kinh tế, xã hội và phúc
lợi cho sinh kế của các hộ gia đình được khảo sát. Tính bình quân, hầu
hết các hộ gia đình có 3-4 ha đất rừng. Rừng trồng và tiền công lao động
từ trồng rừng là hai nguồn thu nhập chính. Tính trung bình, bán gỗ tạo
nguồn thu hơn 5 triệu VND/năm/hộ (chiếm 25% tổng thu nhập hộ gia
đình hàng năm, Hình 1). Thu nhập tăng lên với những hộ được giao đất
để trồng rừng. Do đó nguồn thu nhập chính của hộ nghèo vàhộ có ít đất
hoặc không có đất để trồng rừng là nguồn tiền làm thuê từ trồng rừng,
2 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2016). Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày
18/10/2016 về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
Hình 1: Thành phần sinh kế hộ gia đình Hình 2: Khảo sát/Phỏng vấn hộ gia đình tại
huyện Nam Đông, Tỉnh Thừa Thiên Huế
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
128
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
chăm sóc rừng trồng, và khai thác rừng trồng. Xấp xỉ 90% những người
được hỏi cho rằng cuộc sống của họ được cải thiện hơn 5 năm trước đây,
với 82% thu nhập từ rừng trồng, đây cũng là nguồn thu nhập chính để cải
thiện sinh kế.. Khoảng 26% hộ gia đình được phỏng vấn chưa hài lòng với
quá trình giao đất lâm nghiệp và mong muốn có nhiều đất hơn nữa để
trồng rừng.
Thảo luận và kết luận
Rừng trồng nói chung có tác động tích cực đối với sinh kế và cuộc sống
của các hộ gia đình được khảo sát. Ngoài nguồn vốn tài chính, các lợi
ích có được bao gồm nguồn vốn vật chất (tức là tài sản hộ gia đình) và
nguồn vốn xã hội (thông qua sự hợp tác, và trao đổi giữa các thành viên
cộng đồng liên quan đến trồng, chăm sóc rừng) . Các hộ gia đình có
mức độ an toàn tài chính tốt hơn và được sở hữu đất (được trao quyền
sử dụng đất), cho phép dễ tiếp cận hơn với các khoản vay vốn ngân hàng
và tiếp cận đất đai trong tương lai của con cái họ. Điều thú vị là, những
người trả lời phỏng vấn đề cập đến nhiều tác động tâm lý tích cực từ việc
trồng rừng. Hy vọng tương lai tốt đẹp hơn thường được đề cập đến như
là nguồn cảm hứng từ việc trồng rừng và nâng cao sự tự tin và tự trọng,
vị thế xã hội và khả năng ảnh hưởng tích cực đến các thành viên khác ở
cộng đồng.
Khuyến nghị chính sách3
- Chính phủ có thể hỗ trợ phát triển trồng rừng bằng cách cung cấp diễn
đàn đối thoại chính sách liên quan đến rừng trồng, giao đất giao rừng
giữa các , các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Chính quyền địa
phương và các hộ gia đình .
- Các chính sách trồng rừng thuận lợi cho hộ nghèo cần phải vượt ra khỏi
mục tiêu cải thiện thu nhập và bao gồm các giải pháp nhằm cải thiện các
nguồn vốn sinh kế, đặc biệt là năng lực ra quyết định tốt hơn ở cấp độ hộ
gia đình.
Nghiên cứu này sẽ tạo khuôn khổ đánh giá lợi ích và các tác động khác
nhau của trồng rừng đối với sinh kế địa phương, nắm bắt được những
chính sách về quyền sở hữu tài sản. Khuôn khổ này cũng được sử dụng tại
các khu vực khác ở Việt Nam, bao gồm Tây Bắc, nơi đói nghèo và các vấn
đề về tài sản vẫn còn tồn tại, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số.
3 Danh sách đầy đủ các đáp ứng chính sách có trong Tài liệu Dự án “Trồng rừng tại Việt nam: Khuôn khổ
chính sách”. Có thể tải xuống từ trang web dự án tại
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
129
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Tài liệu tham khảo
1. Bộ NN& PTNT. (2015). Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp, 2014. Hà nội,
Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
2. Ngân Hàng Thế giới (2017). Duy trì bền vững thành công: Những ưu tiên cho
phát triển bao trùm và bền vững, Hà nội, Việt Nam, Ngân Hàng Thế giới
3. Scoones, I. (1998). Khuôn khổ sinh kế nông nghiệp bền vững cho phân tích.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s20_6306_2207181.pdf