Tài liệu Rối loạn vận động xương bả vai sau phẫu thuật bristow-latarjet: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 240
RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG XƯƠNG BẢ VAI
SAU PHẪU THUẬT BRISTOW-LATARJET
Nguyễn Hoàng Thuận***, Nguyễn Thúc Bội Châu*, Đỗ Phước Hùng**, Cao Bá Hưởng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Rối loạn vận động xương bả vai xảy ra với tỷ lệ đáng quan tâm sau điều trị trật khớp vai tái hồi
bằng phương pháp Bristow-Latarjet vì ảnh hưởng đến chức năng khớp vai và sự hài lòng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ Bristow-Latarjet và đánh giá ảnh hưởng
của rối loạn vận động xương bả vai đến phục hồi chức năng khớp vai và mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả 53 trường hợp mất vững trước khớp vai gây trật
tái hồi được điều trị bằng phương pháp Bristow-Latarjet từ 01/2012 đến 07/2016 tại Bệnh viện CTCHTP. Hồ Chí
Minh. Thời điểm đánh giá sau mổ trung bình 34,9 tháng.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ Bristow-Latarjet: 35,8%...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn vận động xương bả vai sau phẫu thuật bristow-latarjet, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 240
RỐI LOẠN VẬN ĐỘNG XƯƠNG BẢ VAI
SAU PHẪU THUẬT BRISTOW-LATARJET
Nguyễn Hoàng Thuận***, Nguyễn Thúc Bội Châu*, Đỗ Phước Hùng**, Cao Bá Hưởng**
TÓM TẮT
Mở đầu: Rối loạn vận động xương bả vai xảy ra với tỷ lệ đáng quan tâm sau điều trị trật khớp vai tái hồi
bằng phương pháp Bristow-Latarjet vì ảnh hưởng đến chức năng khớp vai và sự hài lòng.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ Bristow-Latarjet và đánh giá ảnh hưởng
của rối loạn vận động xương bả vai đến phục hồi chức năng khớp vai và mức độ hài lòng của bệnh nhân.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả 53 trường hợp mất vững trước khớp vai gây trật
tái hồi được điều trị bằng phương pháp Bristow-Latarjet từ 01/2012 đến 07/2016 tại Bệnh viện CTCHTP. Hồ Chí
Minh. Thời điểm đánh giá sau mổ trung bình 34,9 tháng.
Kết quả: Tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ Bristow-Latarjet: 35,8%, loại I: 73,7%, loại II: 21%,
loại III: 5,2%. Thay đổi vị trí xương bả vai lúc nghỉ: 45%, trong đó chênh lệch độ cao trung bình: 0,41 ± 0,54 cm,
chênh lệch dịch chuyển sang bên trung bình: 0,7 ± 0,49 cm và chênh lệch góc xoay xương bả vai trung bình: 2,940
± 2,750. Điểm số SSV của nhóm có rối loạn vận động xương bả vai: 80,3 ± 11,3 thấp hơn có ý nghĩa thống kê với
nhóm không xảy ra biến chứng: 86,6 ± 8,6 với p=0,043. Mức độ hài lòng của nhóm bệnh nhân không rối loạn vận
động xương bả vai cao hơn có ý nghĩa thống kê với nhóm có rối loạn vận động, với p= 0,036. Nhóm bệnh nhân lao
động chân tay xảy ra rối loạn vận động xương bả vai nhiều hơn nhóm nghề khác có ý nghĩa thống kê với p= 0,021.
Kết luận: Tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ Bristow-Latarjet điều trị mất vững trước khớp vai
đáng quan tâm. Phục hồi chức năng khớp vai và sự hài lòng của nhóm bệnh nhân có rối loạn vận động xương bả
vai sau mổ kém hơn nhóm không rối loạn vận động xương bả vai.
Từ khóa: Rối loạn vận động xương bả vai sau phẫu thuật Bristow-Latarjet
ABSTRACT
SCAPULAR DYSKINESIS AFTER BRISTOW – LATARJET PROCEDURE
Nguyen Hoang Thuan, Nguyen Thuc Boi Chau, Do Phuoc Hung, Cao Ba Huong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 240 - 245
Background: Scapular dyskinesis after Bristow-Lalarjet procedure has been concerned because of it’s impact
on a result of treatment for recurrent anterior shoulder instability.
Objectives: Determine the proportion of scapular dyskinesis after Bristow-Lalarjet procedure and access the
impact of scapular dyskinesis on patient’s shoulder function restoration and satisfaction.
Method: Retrospective case serries research 53 recurrent anterior shoulder instability by Bristow-Lalarjet
procedure in Hospital for Traumatology and Orthopedics, HCM City, Việt Nam from January 2012 to July 2016.
Results: The proportion of scapular dyskinesis after Bristow-Lalarjet procedure: 35.8%, type I: 73.7%, type
II: 21%, type III: 5.2%. Scapular malposition at rest: 45%, in which the difference in scapular height: 0.41 ± 0.54
cm, scapular translation: 0.7 ± 0.49 cm and the difference in angular degrees: 2.940 ± 2.750. Subjective Shoulder
* Khoa Chi trên BV CTCH Tp HCM, **:Bộ môn CTCH-PHCN Đại học Y Dược TP. HCM,
*** BVĐKTƯ Cần Thơ
Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Hoàng Thuận, ĐT: 0913135364, Email: bsthuan1517@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 241
Value Score (SSV) of patients with scapular dyskinesis: 80.3 ± 11.3, statistically lower than another one without
scapular dyskinesis: : 86.6 ± 8.6 with p=0.043. Patient’s satisfaction with dyskinesis is lower than patient group
without scapular dyskinesis statistically with p=0.036. Hard labor patients had scapular dyskinesis more than
other one statistically with p=0.021.
Conclusions: Scapular dyskinesis proportion after Bristow-Lalarjet procedure should be concerned. Patients
who with scapular dyskinesis are less than patients without scapular dyskinesis about shoulder function
restoration and satisfaction.
Key words: Scapular dyskinesis after Bristow-Latarjet procedure
MỞ ĐẦU
Rối loạn vận động xương bả vai (RLVĐXBV)
xảy ra sau mổ Bristow-Latarjet điều trị mất vững
trước khớp vai gây trật tái hồi với tỷ lệ đáng
quan tâm 25%(3) và ảnh hưởng đến phục hồi
chức năng khớp vai, sự hài lòng của bệnh nhân.
Không phát hiện và điều trị biến chứng này dễ
dẫn đến tổn thương chóp xoay, sụn viền và hội
chứng bắt chẹn dưới mỏm cùng vai(5). Cho đến
hiện nay, các tác giả trong và ngoài nước áp
dụng phương pháp Bristow-Latarjet ít quan tâm
đến rối loạn vận động xương bả vai và ảnh
hưởng của nó đến chức năng khớp vai và mức
độ hài lòng của bệnh nhân. Nên nghiên cứu này
với mục tiêu:
Xác định tỷ lệ rối loạn vận động xương bả
vai sau mổ Bristow-Latarjet và ảnh hưởng của
rối loạn vận động xương bả vai đến sự phục hồi
chức năng khớp vai và hài lòng của bệnh nhân.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các trường hợp trật khớp vai tái hồi điều trị
bằng phẫu thuật Bristow-Latarjet tại Khoa Chi
trên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Tp
HCM từ 01/2012 đến 07/2016, theo dõi trên 12
tháng, tuổi: 18 đến 60. Loại trừ các trường hợp:
mất vững trước khớp vai 2 bên, chấn thương
khớp vai hoặc trật lại sau mổ, mất vững không
do chấn thương, biến dạng cột sống, can lệch
khớp giả xương đòn, mất vững khớp cùng đòn
và ức đòn sau chấn thương, bệnh lý rễ thần kinh
cổ, thần kinh ngực dài, thần kinh phụ sống.
Thiết kế nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca.
Bệnh nhân được mời tái khám đánh giá
chức năng khớp vai theo thang điểm Row-
Zarins cải tiến, Subjective Shoulder Value,
Western Ontario Shoulder Instability Index, sự
hài lòng của bệnh nhân.
Thang điểm Row-Zarins cải tiến: là thang
điểm đánh giá chức năng của khớp vai dựa vào
4 tiêu chí đánh giá gồm: mức độ đau, độ vững
khớp, tầm vận động và chức năng của khớp vai.
Thang điểm SSV: là thang điểm đánh giá
một cách chủ quan của bệnh nhân về sự phục
hồi chức năng khớp vai sau mổ thể hiện bởi tỷ lệ
phần trăm so với khớp vai hoàn toàn bình
thường. Bệnh nhân trả lời câu hỏi:"Khớp vai sau
phẫu thuật đạt được bao nhiêu phần trăm so với
khớp vai hoàn toàn bình thường là 100%”. Tỷ lệ
phần trăm càng cao, phục hồi chức năng khớp
vai càng tốt.
Thang điểm WOSI:.đánh giá sự vững khớp
vai, gồm 4 phần có tất cả 21 câu hỏi yêu cầu bệnh
nhân tự đánh giá, từ 0 đến 100 (0: tốt nhất, 100
xấu nhất) và tổng số điểm có thể được trình bày
từ 0 và 2.100 điểm (trong đó 0 là hàn toàn phục
hồi và 2.100 xấu nhất).
Phát hiện RLVĐXBV:
- Quan sát (tĩnh): bệnh nhân 2 tư thế thả lỏng
2 tay dọc bên thân người và gập ra trước 900.
Người khám quan sát từ phía sau XBV 2 bên có
đối xứng hay không, chú ý các mốc giải phẫu
XBV 2 bên: gồ góc dưới trong (loại I), gồ toàn bộ
bờ trong (loại II) và bờ trên của XBV (loại III).
- Quan sát (động): Quan sát phía sau 2 XBV
khi bệnh nhân di chuyển 2 cánh tay từ vị trí
khép dọc thân người, nâng dần ra trước đến 1800
sau đó hạ dần cánh tay xuống vị trí ban đầu.
Thời gian thực hiện động tác này từ 30 giây đến
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 242
1 phút, nếu có sự mất cân xứng khi vận động xác
định có RLVĐXBV.
XBV dạng hơn khi cánh tay nghỉ hoặc dạng
quá mức khi cánh tay nâng lên.
XBV di chuyển lên sớm hơn khi cánh tay
nâng hoặc xuống nhanh hơn khi cánh tay
hạ thấp.
Khi vận động, XBV gồ cao hơn bên đối diện
ở góc dưới trong, bờ trong, bờ trên XBV.
Các hiện tượng xảy ra như trên thì ta ghi
nhận là có RLVĐXBV. Từ các vị trí bất đối xứng
trên XBV ta có thể phân loại I, II, III.
Đo (hình 2.3): bệnh nhân ngồi hoặc đứng thả
lỏng 2 tay dọc bên thân người, dùng viết đánh
dấu: các đỉnh mấu gai đốt sống ngực và kẻ một
đường thẳng nối các điểm trên mấu gai thành
đường thẳng giữa 2 bên XBV.
Đánh dấu góc trên trong của 2 XBV và từ 2
điểm của 2 bên XBV này kẻ 2 đường vuông góc
với đường thẳng giữa và cắt đường thẳng giữa
tại 2 điểm. Khoảng cách đo được từ 2 điểm này
gọi là chênh lệch độ cao XBV (a). Chênh lệch độ
cao XBV lớn hơn 1,5 cm: có RLVĐXBV.
Đo khoảng cách từ điểm đánh dấu ở góc trên
trong của 2 XBV đến đường thẳng giữa. Sự
chênh lệch giữa 2 số đo này gọi là sự chênh lệch
dịch chuyển sang bên XBV (b) và nếu số đo này
lớn hơn 1,5 cm: có RLVĐXBV.
Chênh lệch góc xoay XBV: kẻ 2 đường thẳng
dọc theo bờ trong của 2 XBV và 2 đường thẳng
này tạo với đường thẳng đứng 2 góc ᵦ và ᵦ’. Độ
chênh lệch của 2 góc ᵦ và ᵦ’ là chênh lệch góc
xoay XBV. Số đo này > 50 là có RLVĐXBV.
Hình 1: Vị trí xương bả vai trong rối loạn vận động
(a): chiều cao XBV, (b): sự dịch chuyển XBV, (c): sự xoay XBV.
KẾT QUẢ
Có 53 bệnh nhân tham gia nghiên cứu với
tuổi trung bình lúc mổ 30,8. Thời gian trung bình
từ lúc mổ đến lúc đánh giá là 34,9 tháng.
Tỷ lệ rối loạn vận động và vị trí xương bả vai
sau mổ Bristow-Latarjet
Tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau
mổ Bristow-Latarjet điều trị trật khớp vai tái
hồi là 35,8%. Trong đó loại I: 73,7% (14 bệnh
nhân), loại II: 21% (4 bệnh nhân), loại III: 5,2%
(1 bệnh nhân). Thay đổi vị trí xương bả vai lúc
nghỉ với tỷ lệ 45%. Chênh lệch độ cao trung
bình 0,41 cm, chênh lệch dịch chuyển sang bên
2 xương bả vai trung bình là 0,7 cm. Độ chênh
lệch góc xoay của 2 xương bả vai trung bình
2,940 Bảng 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 243
Bảng 1. Phân bố RLVĐXBV và loại
Rối loạn vận động xương bả vai Tần số
N=53
Tỷ lệ
(%)
Có 19 35,8
Không 34 64,2
Loại rối loạn vận động
Loại I 14 73,7
Loại II 4 21
Loại III 1 5,2
Chức năng khớp vai sau mổ
Nhóm bệnh nhân có rối loạn vận động
xương bả vai có số điểm SSV là 80,3 ± 11,3 thấp
hơn có ý nghĩa đối với nhóm không có biến
chứng này là 86,6 ± 8,6 với p=0,043 Bảng 2.
Bảng 2. Rối loạn vận động xương bả vai và phục hồi
chức năng khớp vai
Kết quả
Rối loạn vận động xương bả
vai Giá trị p
Có (N=19) Không (N=34)
Điểm Row-Zarins 82,5 ± 12,8 84,7 ± 12,3 0,541
Điểm SSV 80,3 ± 11,3 86,6 ± 8,6 0,043
Điểm WOSI 190,8 ± 97,6 155,9 ± 85,5 0,201
Theo thang điểm Row-Zarins cải tiến và
WOSI thì sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không
có rối loạn vận động xương bả vai đều không có
ý nghĩa Bảng 2.
Liên quan giữa nghề nghiệp và rối loạn vận
động xương bả vai
Nhóm bệnh nhân với nghề lao động chân
tay thì tỷ lệ xảy ra rối loạn vận động xương bả
vai nhiều hơn nhóm nghề khác, sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p= 0,021 Bảng 3.
Bảng 3. Liên quan giữa nghề nghiệp và RLVĐXBV
Nghề
nghiệp
Rối loạn vận động xương bả vai
Giá trị p
Có (N=19) Không (N=34)
Lao động
tay chân
13 (52,0) 12 (48,0) 0,021
Nghề khác 6 (21,4) 78,6)
Liên quan giữa mức độ hài lòng của bệnh nhân
và RLVĐXBV
Mức độ hài lòng của nhóm bệnh nhân có
rối loạn vận động xương bả vai kém hơn có ý
nghĩa so với nhóm không có rối loạn vận động
xương bả vai Bảng 4.
Bảng 4. Liên quan giữa mức độ hài lòng của bệnh
nhân và RLVĐXBV
Hài lòng của bệnh
nhân
Rối loạn vận động xương
bả vai Giá trị p
Có (N=19) Không (N=34)
Rất hài lòng 3 (15,8) 16 (47,1) 0,036
Hài lòng 16 (84,2) 17 (50,0)
Ít hài lòng 0 (0,0) 1 (2,9)
Không hài lòng 0 (0,0) 0 (0,0)
BÀN LUẬN
Tỷ lệ rối loạn vận động và vị trí xương bả vai
sau mổ Bristow-Latarjet đáng quan tâm
Theo tác giả Postacchini rối loạn vận động
xương bả vai không được phát hiện va điều trị sẽ
gây nên tổn thương chóp xoay, sụn viền và hội
chứng bắt chẹn dưới mỏm cùng vai. Trong
nghiên cứu 53 trường hợp sau mổ Bristow-
Latarjet của chúng tôi đã phát hiện 35,8% rối
loạn vận động và 45% có sự thay đổi vị trí xương
bả vai lúc nghỉ, trong đó có 73,7% loại I, 21% loại
II, 5,2% loại III và chênh lệch trung bình về độ
cao giữa 2 xương bả vai là 0,41 cm, dịch chuyển
sang bên là 0,7 cm và xoay là 2,940. Trong y văn
tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai theo tác giả
Carbone là 25% thấp hơn ngiên cứu của chúng
tôi, trong đó loại I chiếm tỷ lệ 20%, sự chênh lệch
độ cao không đáng kể, dịch chuyển sang bên
trung bình là 1 cm và xoay là 10.
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy chức năng
của cơ ngực bé liên quan đến chức năng và vận
động của khớp vai(1,2,6). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, việc thay đổi vị trí và vận động XBV
có thể là do sự tách gân cơ ngực bé và thay đổi
hướng lực của gân chung bám vào mỏm quạ.
Chúng tôi phát hiện có 14 trường hợp RLVĐXBV
loại I, là loại rối loạn có đặc điểm gồ góc dưới
trong XBV và nghiêng XBV ra trước quá mức(4).
Điều này rất có thể do chuyển hướng lực của
gân chung ra ngoài và xuống dưới sau khi
chuyển mỏm quạ. Sau phẫu thuật Latarjet,
Cerciello nhận thấy, trong giai đoạn đầu sau
phẫu thuật, sự tách cơ ngực bé và thay đổi
hướng lực cơ quạ cánh tay có thể góp phần làm
mất cân bằng giữa những nhóm cơ đối kháng và
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Ngoại Khoa 244
kết quả làm tăng vận động XBV trong mặt
phẳng cắt ngang.
Một trường hợp RLVĐXBV loại III, là loại do
giảm nghiêng ra trước và di chuyển lên trên của
XBV, theo giả thuyết thì sự tách rời gân cơ ngực
bé sẽ làm giảm nghiêng trước XBV, phù hợp với
loại III. Cơ ngực bé có vai trò hạ và xoay XBV
xuống, trong khi đó chức năng nâng và xoay lên
của XBV gồm các cơ như cơ thang trên, cơ nâng
vai, cơ trám, thang dưới và cơ lưng rộng. Khi có
sự khiếm khuyết nơi cơ ngực bé làm mất cân
bằng lực giữa các cơ quanh XBV. Kết quả dẫn
đến XBV không cân bằng trong lồng ngực, bờ
trên di chuyển lên trên và nghiêng sau hơn so
với bên lành.
Hai trường hợp RLVĐXBV loại II, có đặc
điểm là gồ toàn bộ bờ trong XBV ra sau do hạn
chế xoay ngoài hay xoay trong XBV quá mức.
Theo Borstad sự giảm linh hoạt của cơ ngực bé
sẽ làm cản trở vận động tối ưu của XBV mà đặc
biệt là động tác xoay ngoài, điều này làm bờ
trong của XBV gồ ra sau nhiều hơn so với bên
đối diện(1).
Sau mổ điều trị trật khớp vai tái hồi bằng
phương pháp Bristow-Latarjet đã ảnh hưởng
đến sự linh hoạt, chiều dài của cơ ngực bé dẫn
đến rối loạn vị trí và vận động XBV.
Chức năng khớp vai sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh
nhân xảy ra biến chứng RLVĐXBV có số điểm
SSV nhỏ hơn nhóm bệnh nhân không có biến
chứng này, sự khác biệt này có ý nghĩa
(p=0,043<0,05).
Nhóm bệnh nhân có biến chứng RLVĐXBV
có kết quả điều trị sau cùng kém hơn nhóm
không biến chứng về phục hồi chức năng khớp
vai theo thang điểm SSV.
Theo tác giả Carbone và cộng sự (2016)(3)
đánh giá biến chứng RLVĐXBV sau mổ phương
pháp Bristow-Latarjet điều trị mất vững trước
khớp vai và so sánh ảnh hưởng của biến chứng
này lên kết quả điều trị theo thang điểm SSV,
WOSI và Row-Zarins, ghi nhận nhóm có biến
chứng RLVĐXBV có kết quả phục hồi chức năng
khớp vai kém hơn nhóm không biến chứng với
cả 3 thang điểm trên.
Liên quan giữa nghề nghiệp và rối loạn vận
động xương bả vai
Trong số 19 trường hợp xảy ra biến chứng
RLVĐXBV trong lô nghiên cứu 53 trường hợp
sau mổ TKVTH có 13 trường hợp (chiếm 52%)
đối với bệnh nhân có nghề nghiệp lao động chân
tay và 6 trường hợp (chiếm 21,4%) có nghề khác,
sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p=0,021<0,05). Điều này cho thấy rằng những
người lao động chân tay khi trật khớp vai tái hồi
và được phẫu thuật Bristow-Latarjet có biến
chứng RLVĐXBV nhiều hơn các nhóm nghề
khác. Những người lao động chân tay thường
làm những công việc nặng nhọc, vất vả hơn
những người với công việc khác ít khi sử dụng
đến sức lực cơ thể và hoạt động với cường độ
cao như văn phòng, buôn bán.
Điều này cũng phù hợp với báo cáo của tác
giả Postacchini và Carbone(5), phần lớn những
bệnh nhân có RLVĐXBV là những vận động
viên đưa tay quá đầu, đặc biệt là bóng rổ, bóng
bầu dục, quần vợt và bóng chuyền và ghi nhận
RLVĐXBV là do sự thay đổi vị trí và vận động
bình thường của XBV hơn là bệnh lý. Rất có thể
những người lao động chân tay đã có RLVĐXBV
trước khi bị trật tái hồi và được phẫu thuật hoặc
có thể là nguyên nhân của chấn thương khớp vai
khi trật lần đầu.
RLVĐXBV thường liên quan với tổn thương
khớp vai, đặc biệt là sự mất vững với tỷ lệ từ
68% đến 100% bệnh nhân(7).
Liên quan giữa mức độ hài lòng của bệnh nhân
và RLVĐXBV
Bệnh nhân đánh giá sự hài lòng của mình
một cách chủ quan với các ảnh hưởng của khớp
vai sau mổ như đau vai khi nghỉ ngơi hay lúc
vận động, cảm giác e sợ, mất vững, giới hạn vận
động. Nhóm bệnh nhân có biến chứng
RLVĐXBV thì mức độ hài lòng sau mổ kém hơn
nhóm không có biến chứng này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 245
RLVĐXBV có ảnh hưởng đến kết quả điều
trị sau cùng dựa vào sự hài lòng của bệnh nhân,
sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê
(p=0,036<0,05).
KẾT LUẬN
Tỷ lệ rối loạn vận động xương bả vai sau mổ
Bristow-Latarjet điều trị trật khớp vai tái hồi
đáng quan tâm. Phục hồi chức năng khớp vai và
mức độ hài lòng của nhóm bệnh nhân có rối loạn
vận động xương bả vai kém hơn có ý nghĩa
thống kê với nhóm không có rối loạn vận động
xương bả vai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Borstad JD, Ludewig PM (2005) "The effect of long versus
short pectoralis minor resting length on scapular kinematics in
healthy individuals". J Orthop Sports Phys Ther, 35 (4), 227-38.
2. Borstad JD, Ludewig PM (2006) "Comparison of three
stretches for the pectoralis minor muscle". J Shoulder Elbow
Surg, 15 (3), 324-30.
3. Carbone S, Moroder P, Runer A, Resch H, Gumina S, Hertel R
(2016) "Scapular dyskinesis after Latarjet procedure". J Shoulder
Elbow Surg, 25 (3), 422-7.
4. Kibler W B, McMullen J (2003) "Scapular dyskinesis and its
relation to shoulder pain". J Am Acad Orthop Surg, 11 (2), 142-
51.
5. Postacchini R, Carbone S (2013) "Scapular dyskinesis:
diagnosis and treatment". OA Musculoskel Med, 1, 20-20.
6. Roddey TS, Olson SL, Grant SE (2002) "The Effect of Pectoralis
Muscle Stretching on the Resting Position of the Scapula in
Persons with Varying Degrees of Forward Head/Rounded
Shoulder Posture". Journal of Manual & Manipulative Therapy,
10 (3), pp. 124-128.
7. Warner JJ, Micheli LJ, Arslanian LE, Kennedy J, Kennedy R
(1992) "Scapulothoracic motion in normal shoulders and
shoulders with glenohumeral instability and impingement
syndrome. A study using Moire topographic analysis". Clin
Orthop Relat Res, 285, 191-9.
Ngày nhận bài báo: 06/12/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_loan_van_dong_xuong_ba_vai_sau_phau_thuat_bristow_latarj.pdf