Tài liệu Rối loạn trầm cảm ở người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An, Bình Dương: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 322
RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ THUẬN AN,
BÌNH DƯƠNG
Đặng Thị Minh Trang*, Thái Thanh Trúc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mặt đối với người sống chung với HIV/AIDS
(SCVH) và cả quá trình điều trị.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan đến rối loạn
trầm cảm ở người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An tỉnh
Bình Dương.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào tháng 5-7/2017
trên toàn bộ người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An.
Người sống chung với HIV/AIDS được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm đặc tính dân số, sử
dụng các chất gây nghiện, cảm nhận sự hỗ trợ. Rối loạn trầm cảm được đánh ...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rối loạn trầm cảm ở người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An, Bình Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 322
RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƯỜI SỐNG CHUNG VỚI HIV/AIDS
ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ THUẬN AN,
BÌNH DƯƠNG
Đặng Thị Minh Trang*, Thái Thanh Trúc*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Rối loạn trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mặt đối với người sống chung với HIV/AIDS
(SCVH) và cả quá trình điều trị.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan đến rối loạn
trầm cảm ở người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An tỉnh
Bình Dương.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào tháng 5-7/2017
trên toàn bộ người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú Thuận An.
Người sống chung với HIV/AIDS được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi soạn sẵn bao gồm đặc tính dân số, sử
dụng các chất gây nghiện, cảm nhận sự hỗ trợ. Rối loạn trầm cảm được đánh giá bằng thang đo CES-D đã
được chuẩn hóa tại Việt Nam. Đặc điểm quá trình điều trị ARV được trích xuất từ bệnh án.
Kết quả: Trong số 304 người sống chung với HIV/AIDS tham gia nghiên cứu, đa số là nam (62,2%)
với độ tuổi trung bình là 34,6 ± 6,2. Tỉ lệ rối loạn trầm cảm là 24,7% (KTC 95% 19,9 – 29,9%), trong đó
bao gồm mức độ nặng 6,3%, vừa 5,9% và nhẹ 12,5%. Rối loạn trầm cảm có liên quan có ý nghĩa thống kê
với đặc điểm công việc không ổn định, thu nhập thấp, ít được hỗ trợ từ người thân và gia đình, số lượng
CD4 hiện tại thấp và không tuân thủ điều trị tốt.
Kết luận: Rối loạn trầm cảm là phổ biến ở người sống chung với HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tại
phòng khám ngoại trú Thuận An. Các yếu tố liên quan phát hiện được trong nghiên cứu này là tương đồng
với các nghiên cứu trước đây và là cơ sở để những chương trình can thiệp có thể dự phòng hoặc hỗ trợ cho
người sống chung với HIV/AIDS có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm.
Từ khóa: Trầm cảm, HIV/AIDS, CES-D, Bình Dương.
ABSTRACT
DEPRESSION AMONG PEOPLE LIVING WITH HIV/AIDS UNDERGOING ARV TREATMENT
AT THUAN AN OUTPATIENT CLINIC, BINH DUONG
Dang Thi Minh Trang, Thai Thanh Truc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 321 - 329
Background: Depression has multiple negative affects on daily life and treatment process among people
living (PLHIV) with HIV.
Objectives: This study was to determine the prevalence of depression and related factors in PLHIV
undergoing ARV treatment at Thuan An Outpatient Clinic, Binh Duong.
Methods: A cross-sectional study was conducted from May to July 2017 among all PLHIV undergoing
ART at Thuan An Outpatient Clinic. PLHIV were interviewed using a structural questionnaire
assessing demographic characteristics, history of drug use, supports perceived. Depression was measured by
* Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: CN. Đặng Thị Minh Trang ĐT: 01629489073 Email: dangtrang1602@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 323
the CES-D that has already been validated in Vietnam. Information related to ARV treatment was extracted
from medical records.
Results: Among 304 PLHIV participated in this study, the majortity were male (62.2%), the average
age was 34.6 ± 6.2 years old. The prevalence of depression was 24.7% (95% CI 19.9 – 29.9%) including
severe depression (6.3%), moderate (5.9%) and mild (12.5%). Depression was found to be significantly
associated with unstable job status, low income, lower level of support received from relatives and family,
low CD4 count and low level of treatment adherence.
Conclusion: Depression was common among PLHIV undergoing ARV treatment at Thuan An
Outpatient Clinic. Factors associated with depression found in this study were consistent with previous
studies and thus supported intervention programs targeting those who had higher risk of having depression.
Keywords: Depression, HIV/AIDS, CES-D, Binh Duong.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù tỉ lệ mới mắc HIV và chết do
HIV/AIDS giảm nhưng số lượng người hiện
mắc vẫn tăng theo thời gian tại Việt Nam và
trên toàn thế giới, chủ yếu nhờ vào dịch vụ
chăm sóc tiên tiến và thuốc kháng retrovirus
(ARV)(3,19). Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới
(WHO), năm 2015 tỉ lệ điều trị ARV trên toàn
thế giới đã tăng đáng kể lên mức 46% từ con
số 3% trước đây, nhưng vẫn có hơn 50% số
người SCVH không có điều kiện tiếp cận
ARV. Tại Việt Nam, ARV được sử dụng để
điều trị cho người SCVH, đạt 42% so với số
ước tính nhiễm HIV trong cộng đồng(3). Sự ra
đời của ARV đã giúp người SCVH kéo dài tuổi
thọ, hạn chế sự nhân lên của virus, duy trì hệ
miễn dịch, giúp kiểm soát dịch bệnh(5). Từ đó,
một trong những vấn đề sức khỏe dần trở nên
phổ biến ở người SCVH là các rối loạn tâm
thần, mà nổi bật là rối loạn trầm cảm
(RLTC)(4,20). Các nghiên cứu cho thấy người
SCVH có vấn đề về sức khỏe tâm thần thường
tuân thủ điều trị kém, dễ có các hành vi nguy
cơ cao do không đủ nhận thức điều chỉnh
hành vi và có chất lượng cuộc sống thấp do
cùng lúc mang hai gánh nặng là HIV/AIDS và
rối loạn tâm thần(1,12).
Mặc dù RLTC có thể xuất hiện ở tất cả mọi
người, mọi lứa tuổi, nhưng tỉ lệ RLTC trên
người SCVH luôn cao hơn so với những dân
số chung. Theo ước tính từ các nghiên cứu tại
nhiều nước thì tỉ lệ RLTC dao động trung bình
ở mức 40% và có thể cao hơn ở các nước có
nguồn lực y tế hạn chế. Tại Việt Nam, đa số
các nghiên cứu được thực hiện tại hai thành
phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)
và Hà Nội với tỉ lệ RLTC vào khoảng 30-
40%(8,9,16,17,18). Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra
rằng, cần tiến hành các nghiên cứu khác tại
nhiều bối cảnh khác nhau(16,17), đặc biệt là các
vùng nông thôn để có bức tranh toàn diện hơn
về RLTC ở người SCVH tại Việt Nam do có
nhiều bằng chứng cho thấy có sự khác biệt
giữa thành thị lớn và các vùng nông thôn. Tuy
nhiên, hiện nay số lượng các nghiên cứu về
RLTC ở người SCVH ở các vùng nông thôn
vẫn còn rất hạn chế trong khi tỉ lệ ước tính ở
các nơi này cũng như mô hình các yếu tố liên
quan có thể khác so với thành phố lớn như
TP.HCM và Hà Nội.
Bình Dương thuộc một trong những tỉnh
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía
nam và theo thống kê năm 2015 xếp thứ 3
trong 6 tỉnh miền Đông Nam Bộ về số người
SCVH (n=3017) sau TP.HCM và Bà Rịa – Vũng
Tàu(6). Toàn tỉnh hiện có 5 PKNT thực hiện
chăm sóc, tư vấn, điều trị ARV, dự phòng
nhiễm trùng cơ hội cho người SCVH gồm
Bệnh viện đa khoa tỉnh, Dĩ An, Thuận An, Bến
Cát, trại giam An Phước. Thuận An là một
trong những địa phương điển hình về dân số,
đô thị hóa, công nghiệp hóa của tỉnh Bình
Dương với sự biến động lớn dân nhập cư(11).
Theo số liệu tháng 3/2017, PKNT Thuận An
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 324
quản lí tổng cộng 330 người SCVH bao gồm
những bệnh nhân trong và ngoài tỉnh chuyển
đến, số lượng người đến khám, điều trị ngày
càng tăng do dân cư từ những nơi khác đến
sinh sống và làm việc . Chúng tôi nhận thấy
việc khảo sát tỉ lệ RLTC và các yếu tố liên
quan trên người SCVH đang điều trị ARV tại
PKNT Thuận An, Bình Dương là cần thiết để
cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà
quản lý y tế từ đó có những giải pháp hỗ trợ,
can thiệp cho người SCVH.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực
hiện vào tháng 5-7/2017 trên toàn bộ người
SCVH (n=330) đang được quản lý và điều trị
ARV tại PKNT Thuận An, Bình Dương. Người
SCVH khi đến PKNT để khám, tư vấn và nhận
thuốc ARV hàng tháng được mời tham gia vào
nghiên cứu. Những người đồng ý tham gia
nghiên cứu được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
soạn sẵn gồm thông tin về đặc điểm dân số -
xã hội, hành vi sử dụng các chất gây nghiện,
mức độ cảm nhận sự hỗ trợ từ người thân, gia
đình, nhân viên y tế, tham gia hoạt động ở các
nhóm, câu lạc bộ.
RLTC được đánh giá bằng thang đo CES-D
(Center for Epidemiologic Studies -
Depression scale) là một trong những thang
đo được sử dụng phổ biến để đo lường RLTC
tại cộng đồng, bao gồm người SCVH. Thang
đo gồm 20 câu, mỗi câu hỏi có 4 giá trị từ 0
điểm đến 3 điểm ứng với mức độ và số ngày
có các triệu chứng của RLTC trong vòng 7
ngày qua, bao gồm 0 điểm tương đương với <
1 ngày hoặc hiếm khi, 1 điểm tương đương
với 1 – 2 ngày hoặc đôi khi, 2 điểm tương
đương với 3 – 4 ngày hoặc thỉnh thoảng và 3
điểm tương đương 5 – 7 ngày hoặc hầu hết
thời gian. Tổng số điểm dao động từ 0 đến 60
điểm. Người được coi là có RLTC khi tổng
điểm từ 16 điểm trở lên, trong đó 16 – 21 là
mức độ nhẹ, 22 – 25 là mức độ vừa và >25 là
mức độ nặng(15). Thang đo này đã được dịch
và chuẩn hóa tại Việt Nam trên người SCVH
tại TP.HCM năm 2016(16).
Chúng tôi cũng sử dụng phiếu trích xuất
thông tin lâm sàng để lấy thêm các thông tin
về quá trình điều trị ARV như thời gian sống
chung với HIV, số năm điều trị ARV hoặc số
lượng CD4 gần nhất.
Phân tích dữ kiện
Tần số, tỉ lệ phần trăm (%) được dùng để
phân tích thống kê mô tả cho các biến định
tính như RLTC, nhóm tuổi, giới, trình độ học
vấn. Khoảng tin cậy 95% (KTC 95%) của tỉ lệ
RLTC cũng được tính toán. Phép kiểm định
Chi bình phương (χ2) được chúng tôi dùng để
xác định mối liên quan giữa RLTC với các biến
số đặc tính dân số học, sử dụng các chất gây
nghiện, cảm nhận sự hỗ trợ, tham gia hoạt
động xã hội, đặc điểm quá trình điều trị ARV.
Khi trên 20% tổng số các ô có vọng trị nhỏ hơn
5 hoặc tần số trong ô nhỏ (n<5) thì dùng kiểm
định chính xác Fisher để thay thế. Chúng tôi
đo lường mức độ liên quan giữa RLTC và các
đặc điểm nêu trên bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc
(Prevalence Ratio # PR) cùng với khoảng tin
cậy 95%. Mối liên quan được xem là có ý nghĩa
thống kê khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Trong tổng số 330 người SCVH hiện đang
được quản lý và điều trị tại PKNT Thuận An có 7
người từ chối tham gia nghiên cứu, 13 người
vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu (3 người hiện
đang giam giữ ở trại giam, 10 người nhờ người
thân lãnh thuốc giúp), 6 người không cung cấp
đủ thông tin và không thể trích xuất thông tin về
quá trình điều trị. Có 304 người tham gia đầy đủ
quy trình nghiên cứu và được đưa vào phân tích,
chiếm 92,1%. Tỉ lệ RLTC theo thang đo CES-D là
24,7% (KTC 95% 19,9 – 29,9%), trong đó bao gồm
mức độ nặng 6,3%, vừa 5,9% và nhẹ 12,5%.
Đa số những người SCVH đang điều trị
ARV tại PKNT Thuận An là nam giới (62,2%)
với tuổi trung bình là 34,6 ± 6,2 tuổi, trong đó
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 325
thấp nhất là 19 tuổi và cao nhất là 54 tuổi. Đa
số người SCVH có trình độ học vấn dưới cấp 3
(61,7%), đã kết hôn hoặc sống chung với bạn
tình (63,8%), có việc làm toàn thời gian (72,7%)
với thu nhập ở mức 5 – 10 triệu (40,8%) và
sống chung với gia đình hoặc người thân
(86,8%). Hơn 1/3 người SCVH (36,2%) cho biết
nhiễm HIV qua quan hệ tình dục và 18,1% qua
đường tiêm chích ma túy và hầu hết (86,2%)
đã tiết lộ cho người khác về tình trạng nhiễm
HIV của bản thân (Bảng 1).
So với những người SCVH làm việc toàn
thời gian thì những người SCVH làm việc theo
dạng thời vụ có tỉ lệ RLTC cao gấp 2,30 lần
(KTC 95% 1,16 – 4,55), sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p = 0,016. Những người thu
nhập hàng tháng 5 - 10 triệu/tháng có tỉ lệ
RLTC chỉ bằng 0,43 lần, KTC 95% 0,26 – 0,74
(thấp hơn 2,32 lần) so với những người SCVH
có thu nhập thấp ≤ 3 triệu/tháng, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p = 0,002). RLTC
không có liên quan có ý nghĩa thống kê với
nhóm tuổi, giới, nơi ở hiện tại, dân tộc, trình
độ học vấn, tình trạng hôn nhân gia đình, sống
chung với ai, tình trạng kinh tế gia đình, việc
tiết lộ về tình trạng nhiễm HIV và đường
nhiễm HIV (Bảng 1).
Bảng 1: Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc tính dân số (n= 304)
Đặc điểm
Tổng
N=304
n (%)
Trầm cảm
P PR (KTC95%)
Có
N=75; 24,7%
n (%)
Không
N=129; 75,3%
n (%)
Nhóm tuổi ≤ 35 tuổi 171 (56,3) 49 (28,7) 122 (71,3) 0,068 0,68 (0,45 – 1,04)
>35 tuổi 133 (43,7) 26 (19,6) 107 (80,4) 1
Giới: Nam 189 (62,2) 47 (24,9) 142 (75,1) 0,919 1,02 (0,68 – 1,53)
Nữ 115 (37,8) 28 (24,4) 87 (75,6) 1
Nơi ở hiện tại Nhà riêng 153 (50,3) 35 (22,9) 118 (77,1) 0,465 1,16 (0,78 – 1,72)
Thuê trọ 151 (49,7) 40 (26,5) 40 (73,5) 1
Dân tộc
Kinh 294 (97,7) 73 (24,8) 221 (75,2) 0,999 1
Khác 10 (0,3) 2 (20,0) 8 (80,0) 1,24 (0,35 – 4,36)
Trình độ học vấn Dưới cấp 3 188 (61,8) 44 (23,4) 144 (76,6) 1
Cấp 3 83 (27,3) 24 (28,9) 59 (71,1) 0,405 1,24 (0,75 – 2,03)
Trên cấp 3 33 (10,9) 7 (21,2) 26 (78,8) 0,809 0,91 (0,41 – 2,01)
Tình trạng hôn nhân
Độc thân 74 (24,4) 67 (25,4) 197 (74,6) 1
Kết hôn/Sống chung với bạn tình 194 (63,8) 7 (20,6) 27 (79,4) 0,247 0,81 (0,37 – 1,77)
Ly dị/ly thân/góa 36 (11,8) 1 (16,7) 5 (83,3) 0,514 0,65 (0,09 – 4,73)
Sống chung với
Người thân 264 (86,8) 67 (25,4) 197 (74,6) 1
Một mình 34 (11,2) 7 (20,6) 27 (79,4) 0,554 0,81 (0,37 – 1,77)
Bạn bè 6 (2,0) 1 (16,7) 5 (83,3) 0,648 0,65 (0,09 – 4,73)
Đặc điểm thời gian công việc
Không việc làm 38 (12,5) 11 (28,9) 27 (71,1) 0,390 1,33 (0,69 – 2,57)
Thời vụ 20 (6,6) 10 (50,0) 10 (50,0) 0,016 2,30 (1,16 – 4,55)
Bán thời gian 25 (8,2) 6 (24,0) 19 (76,0) 0,818 1,10 (0,47 – 2,58)
Toàn thời gian 221 (72,7) 48 (21,7) 173 (78,3) 1
Thu nhập hàng tháng ≤ 3 triệu 65 (21,4) 23 (35,4) 42 (64,6) 1
>3 – 5 triệu 93 (30,6) 28 (30,1) 65 (69,9) 0,484 0,85 (0,54 – 1,34)
>5 -10 triệu 124 (40,8) 19 (15,3) 105 (84,7) 0,002 0,43 (0,26 – 0,74)
>10 triệu 22 (7,2) 5 (22,7) 17 (77,3) 0,301 0,64 (0,28 – 1,49)
Tình trạng kinh tế
Tự chủ 252 (82,9) 60 (23,8) 192 (76,2) 0,452 1
Phụ thuộc (gia đình, xã hội) 52 (17,1) 15 (28,9) 37 (71,2) 1,21 (0,75 – 1,96)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 326
Đặc điểm
Tổng
N=304
n (%)
Trầm cảm
P PR (KTC95%)
Có
N=75; 24,7%
n (%)
Không
N=129; 75,3%
n (%)
Đã tiết lộ về tình trạng nhiễm HIV
Có 262 (86,2) 67 (25,6) 195 (74,4) 0,362 1
Không 42 (13,8) 8 (19,1) 34 (80,9) 1,34 (0,69 – 2,59)
Nhiễm HIV qua đường
Tiêm chích ma túy 55 (18,1) 15 (27,3) 40 (72,7) 1
Quan hệ tình dục 110 (36,2) 26 (23,6) 84 (76,4) 0,659 0,87 (0,46 – 1,64)
Đường khác 18 (5,9) 3 (16,7) 15 (83,3) 0,436 0,61 (0,18 – 2,11)
Không rõ 121 (39,8) 31 (25,6) 90 (74,4) 0,842 0,92 (0,50 – 1,74)
Bảng 2 thể hiện mối liên quan giữa RLTC và
việc sử dụng các chất gây nghiện cũng như cảm
nhận về sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội của
người SCVH. Kết quả cho thấy, trong tháng qua,
tỉ lệ người SCVH sử dụng ma túy, hút thuốc lá
và sử dụng cồn lần lượt là 1,0%, 33,2% (5,3% <10
điếu/ngày và 27,9% ≥10 điếu/ngày), và 32,9%
(5,9% dưới mức nguy cơ và 27,0% ở mức nguy
cơ). Hầu hết những người SCVH đều nhận được
nhiều hỗ trợ từ nhân viên y tế (75,0%) và từ
người thân/gia đình (59,5%). Phần lớn người
SCVH không tham gia hoạt động xã hội khi chỉ
có 7,2% người cho biết đã tham gia và hiện đang
tham gia.
Bảng 2: Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và sử dụng các chất gây nghiện, cảm nhận sự giúp đỡ, hỗ trợ từ
người thân, gia đình, nhân viên y tế (n=304)
Đặc tính mẫu
Tổng
N=304
n (%)
Rối loạn trầm cảm
p PR (KTC95%)
Có
N=75; 24,7%
n (%)
Không
N=129; 75,3%
n (%)
Sử dụng ma túy trong tháng qua
Có 3 (1,0) 2 (66,7) 1 (33,3) 0,152 2,74 (0,85 – 8,86)
Không 301 (99,0) 73 (24,3) 228 (75,7) 1
Hút thuốc lá Không 203 (66,8) 48 (23,7) 155 (76,3) 1
Ít hơn 10 điếu 16 (5,3) 4 (25,0) 12 (75,0) 0,915 1,06 (0,38 – 2,93)
Từ 10 điếu trở lên 85 (27,9) 23 (27,1) 62 (72,9) 0,595 1,14 (0,69 – 1,88)
Sử dụng cồn trong tháng qua* Không 204 (67,1) 54 (26,5) 150 (73,5) 1
Dưới nguy cơ 18 (5,9) 2 (11,1) 16 (88,9) 0,228 0,42 (0,10 – 1,72)
Nguy cơ 82 (27,0) 19 (23,2) 63 (76,8) 0,618 0,87 (0,52 – 1,48)
Hỗ trợ nhân viên y tế Không 0 0 0 KXĐ
Ít 3 (1,0) 2 (66,7) 1 (33,3) 2,43 (0,57 – 10,4)
Bình thường 73 (24,0) 20 (27,4) 53 (72,6) 0,160 1
Nhiều 228 (75,0) 53 (23,3) 175 (76,8) 0,85 (0,51 – 1,42)
Hỗ trợ người thân/ gia đình Không 13 (4,3) 5 (38,5) 8 (61,5) 0,326 1,63 (0,61 – 4,32)
Ít 21 (6,9) 12 (57,1) 9 (42,9) 0,015 2,42 (1,19 – 4,92)
Bình thường 89 (29,3) 21 (23,6) 68 (76,4) 1
Nhiều 181 (59,5) 37 (20,4) 144 (79,6) 0,600 0,86 (0,51 – 1,48)
Tham gia hoạt động tại câu lạc bộ, nhóm
Có 22 (7,2) 4 (18,2) 18 (81,8) 0,464 0,72 (0,29 – 1,79)
Không 282 (92,8) 71 (25,2) 211 (74,8) 1
(*):Nguy cơ: Đối với nam: uống trên 2 đơn vị cồn/ngày. Đối với nữ: uống trên 1 đơn vị cồn/ngày. Cả nam và nữ sử
dụng rượu/bia ≥5 ngày/ tuần. Dưới nguy cơ: Uống ≤ 2 đơn vị cồn/ngày. Đối với nữ: uống ≤ đơn vị cồn/ngày. Cả nam
và nữ sử dụng rượu/bia ≤5 ngày/ tuần. Không: Không sử dụng cồn. KXĐ: Không Xác Định
Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
RLTC và cảm nhận sự hỗ trợ từ người thân/gia
đình (p = 0,015), trong đó nhóm cảm thấy ít
nhận được hỗ trợ từ người thân và gia đình có
tỉ lệ RLTC cao gấp 2,42 lần (KTC 95% 1,19 –
4,92) so với nhóm cảm nhận bình thường.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 327
Không có mối liên quan có ý ghĩa thống kê
giữa RLTC và việc sử dụng ma túy, thuốc lá,
chất có cồn. Hơn 1/3 số người SCVH (38,2%)
có gia đình với tiền sử nhiễm HIV. Hầu hết
người SCVH đang ở giai đoạn lâm sàng 1
(95,4%). Lúc bắt đầu điều trị ARV, đa số người
SCVH có số lượng tế bào CD4 ≤200 tế
bào/mm3 (45,1%). Hiện tại, nhóm CD4 trên 500
tế bào/mm3 là cao nhất (42,4%).
Bảng 3: Mối liên quan giữa rối loạn trầm cảm và đặc điểm quá trình điều trị ARV (n=304)
Đặc tính mẫu
Tổng
N=304
n (%)
Rối loạn trầm cảm
p PR (KTC95%)
Có
N=75; 24,7%
n (%)
Không
N=129; 75,3%
n (%)
Tiền sử gia đình nhiễm HIV
Có 118 (38,2) 26 (22,0) 92 (78,0) 0,396 0,83 (0,55 – 1,27)
Không 186 (61,8) 49 (26,3) 137 (73,7)
Chỉ số khối BMI (n=302)
Thừa cân/béo phì 53 (17,6) 14 (26,4) 39 (73,6) 0,699 1,12 (0,66 – 1,89)
Bình thường 174 (57,6) 41 (23,6) 133 (76,4) 1
Nhẹ cân 75 (24,8) 20 (26,7) 55 (73,3) 0,599 1,13 (0,71 – 1,80)
Giai đoạn lâm sàng hiện tại
Giai đoạn 1 290 (95,4) 70 (24,2) 220 (75,8) 1
Khác (giai đoạn 2, 3, 4) 14 (4,6) 5 (35,7) 9 (64,3) 0,345 1,48 (0,71 – 3,07)
Số năm nhiễm HIV
< 1 năm 45 (14,8) 12 (26,7) 33 (73,3) 1
1-5 năm 133 (43,8) 32 (24,1) 101 (75,9) 0,761 0,90 (0,46 – 1,75)
Trên 5 năm 126 (41,4) 31 (24,6) 95 (75,4) 0,813 0,92 (0,47 – 1,79)
Số năm điều trị ARV
< 1 năm 51 (16,8) 13 (25,4) 38 (74,6) 1
1-5 năm 153 (50,3) 35 (22,9) 118 (77,1) 0,739 0,90 (0,47 – 1,69)
Trên 5 năm 100 (32,9) 27 (27,0) 73 (73,0) 0,865 1,06 (0,55 – 2,05)
Số lượng tế bào CD4 lúc bắt đầu điều trị ARV
≤ 200 tế bào/mm
3
137 (45,1) 31 (22,6) 106 (77,4) 1
201-250 tế bào/mm
3
33 (10,9) 8 (24,2) 25 (75,8) 0,862 1,07 (0,49 – 2,33)
251-350 tế bào/mm
3
71 (23,3) 20 (28,2) 51 (71,8) 0,445 1,24 (0,71 – 2,18)
351-500 tế bào/mm
3
41 (13,5) 10 (24,4) 31 (75,6) 0,837 1,07 (0,53 – 2,19)
>500 tế bào/mm
3
22 (7,2) 6 (27,3) 16 (72,7) 0,675 1,20 (0,50 – 2,89)
Số lượng tế bào CD4 hiện tại
≤ 200 tế bào/mm
3
28 (9,2) 11 (39,3) 17 (60,7) 1
201-250 tế bào/mm
3
16 (5,3) 6 (37,5) 10 (62,5) 0,927 0,95 (0,35 – 2,58)
251-350 tế bào/mm
3
46 (15,2) 11 (23,9) 35 (76,1) 0,244 0,61 (0,26 – 1,40)
351-500 tế bào/mm
3
85 (27,9) 13 (15,3) 72 (84,7) 0,021 0,38 (0,17 – 0,86)
>500 tế bào/mm
3
129 (42,4) 34 (26,4) 95 (73,6) 0,250 0,67 (0,34 –1,32)
Gián đoạn trong quá trình điều trị ARV
Có 2 (0,7) 0 (0,0) 2 (100,0) KXĐ KXĐ
Không 302 (99,3) 75 (24,8) 227 (75,2)
Tác dụng phụ trong quá trình điều trị ARV
Có 18 (5,9) 3 (16,7) 15 (83,3) 1
Không 286 (94,1) 72 (25,2) 214 (74,8) 0,577 0,66 (0,23 – 1,89)
Bệnh kèm theo
Có 108 (35,5) 26 (24,1) 82 (75,9) 1
Không 196 (64,5) 49 (25,0) 147 (75,0) 0,858 0,96 (0,63 – 1,46)
Tuân thủ điều trị
Tốt 279 (91,8) 64 (22,9) 215 (77,1) 0,52 (0,32 – 0,85)
Không tốt 25 (8,2) 11 (44,0) 14 (56,0) 0,010 1
KXĐ: Không Xác Định
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 328
Hầu hết người SCVH tuân thủ điều trị tốt
(91,8%), chỉ có 0,66% phải gián đoạn và 5,9% có
tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Tuy nhiên,
hơn 1/3 người SCVH (35,5%) có mắc ít nhất một
bệnh kèm theo. Kết quả phân tích liên quan cho
thấy, những người SCVH có số lượng tế bào
CD4 hiện tại từ 351-500 tế bào/mm3 có tỉ lệ RLTC
bằng 0,38 lần, KTC 95% 0,17 – 0,86 (thấp hơn 2,63
lần) so với người SCVH có số lượng ≤200 tế
bào/mm3 (p = 0,021). Ngoài ra, những người
SCVH tuân thủ điều trị tốt có tỉ lệ RLTC bằng
0,52 lần, KTC 95% 0,32 – 0,85 (thấp hơn 1,92 lần)
so với người SCVH tuân thủ điều trị không tốt
với p = 0,019 (Bảng 3).
BÀN LUẬN
Tỉ lệ rối loạn trầm cảm
Nghiên cứu này là một trong số những
khảo sát hiếm hoi ngoài Tp.HCM và Hà Nội
và là đầu tiên tại Thuận An, Bình Dương về
RLTC ở người SCVH đang được quản lý và
điều trị ARV. Kết quả cho thấy RLTC là phổ
biến ở người SCVH với tỉ lệ 24,7% (KTC 95%
19,9 – 29,9%). Tuy nhiên, so với các nghiên cứu
của Trần Thị Ngọc Mai (2013)(18), Thái Thanh
Trúc (2012-2013)(16), Huỳnh Ngọc Vân Anh
(2013, 2014)(9) tiến hành tại khu vực Hà Nội,
TP.HCM với tỉ lệ RLTC tương ứng là 35,4%;
35%; 42%; 63,2% thì nghiên cứu này cho kết
quả thấp hơn. Các nghiên cứu trên dân số
chung cho thấy sự khác biệt về tỉ lệ RLTC giữa
thành thị và vùng nông thôn vẫn chưa rõ
ràng(10,14). Tuy nhiên, có khả năng những người
SCVH ở các thành thị lớn như Hà Nội và
TP.HCM có nhiều hơn các áp lực của cuộc
sống hiện đại và dễ phát sinh các triệu chứng
RLTC hơn. Ngoài ra, có thể thấy từ kết quả
rằng người SCVH tại Thuận An, Bình Dương
đa phần có cuộc sống có thể gọi là ‘ổn định’
hơn khi đa số đều đã có gia đình hoặc sống
chung với bạn tình, làm việc toàn thời gian
(công nhân) với mức lương đa số là 5 – 10
triệu/tháng, tự chủ về kinh tế, đa số không hút
thuốc, không sử dụng ma túy và không sử
dụng chất cồn. VIệc tuân thủ điều trị cũng rất
cao ở người SCVH tại đây. Tất cả điều đó góp
phần giải thích tỉ lệ RLTC tương đối thấp ở
Thuận An, Bình Dương khi so sánh với Hà
Nội và TP.HCM.
Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối
liên quan giữa RLTC và đặc điểm thời gian
công việc, thu nhập hàng tháng, trong đó
những người thu nhập thấp có tỉ lệ RLTC cao
hơn. Kết quả có sự tương đồng với nghiên cứu
của Trần Thị Ngọc Mai, RLTC ở người SCVH
thất nghiệp cao hơn so với người có nghề
nghiệp ổn định và không ổn định(18). Các
nghiên cứu khác trên đối tượng này đều tìm
thấy RLTC phổ biến hơn ở người có thu nhập
thấp(9,18). Ngoài ra, chúng tôi tìm thấy có mối
liên quan về hỗ trợ gia đình với RLTC, trong
đó người cảm nhận ít sự hỗ trợ từ y tế có tỉ lệ
RLTC cao gấp 2,42 lần người cảm nhận hỗ trợ
bình thường. Nhiều nghiên cứu đã có thấy vai
trò quan trọng của những hỗ trợ từ gia đình
và xã hội đối với những người SCVH, đặc biệt
là về mặt tâm thần(2, 18). Nếu như ở các ước
phương Tây, các rối loạn tâm thần như RLTC
thường được qui kết cho những rối loạn thực
thể ở cá nhân đối tượng thì các nước phương
Đông trong đó có Việt Nam thường qui kết
RLTC cho những rối loạn chức năng của
nhóm, xã hội mà đối tượng là thành viên trong
đó. Nghiên cứu định tính tại Việt Nam cũng
chỉ ra rằng, RLTC thường được nghĩ là kết quả
của việc “ăn ở” của gia đình, dòng họ, là hậu
quả phải gánh chịu ở đời này do những lỗi
lầm gây ra ở đời trước. Chính điều này dẫn
đến RLTC vẫn còn là một vấn đề sức khỏe bị
kỳ thị ít nhiều. Do đó, nếu không có các hỗ trợ
từ gia đình và xã hội thì người SCVH dễ dàng
xuất hiện RLTC và/hoặc làm nặng thêm các
triệu chứng RLTC đang có, vốn dĩ có thể điều
trị được. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy
mối liên quan giữa RLTC và tuân thủ điều trị,
kết quả này tương tự với kết quả của Đỗ Mai
Hoa(7). Điều này ủng hộ thêm cho khuyến cáo
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Y tế Công cộng 329
của WHO cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe
tâm thần trên người điều trị ARV để đạt được
hiệu quả tối ưu và tránh trường hợp bỏ trị,
trường hợp kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến
sức khỏe của cộng đồng(21). Có sự khác biệt về
tỉ lệ RLTC giữa các nhóm CD4 hiện tại, kết quả
tương đồng với nghiên cứu trước đây(13).
Kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi có thể
mang nhiều ý nghĩa trong chăm sóc, điều trị
cho người SCVH tại Thuận An, Bình Dương.
Thứ nhất, mặc dù có nhiều nghiên cứu cho
thấy người SCVH ngày càng có nhiều vấn đề
về sức khỏe tâm thần nhưng việc sàng lọc,
chuyển tuyến, chăm sóc và điều trị các rối loạn
tâm thần nói chung và RLTC nói riêng hiện
vẫn chưa phải là hoạt động thường qui tại Việt
Nam và Thuận An. Hiện nay, Việt Nam đã
đưa RLTC vào chương trình quốc gia và có thể
cung cấp các dịch vụ miễn phí cho người dân
thông qua tuyến cơ sở là các phòng, khoa tầm
thần của các trung tâm y tế dự phòng tuyến
quận/huyện. Vì vậy, việc kết hợp và tận dùng
nguồn lực giữa các PKNT HIV/AIDS và các
phòng, khoa chuyên trách về tâm thần có thể
là một giải pháp trước mắt để nâng cao dịch
vụ chăm sóc cho người SCVH. Thứ hai, hiện
nay lực lượng có chuyên môn về sức khỏe tâm
thần tại các PKNT HIV/AIDS hầu như không
có. Mặc dù có thể tập huấn cho nhân viên y tế
tại đây để sàng lọc, nhưng sẽ hiệu quả hơn
nếu có thể sử dụng các công cụ đã được chuẩn
hóa tại Việt Nam cho mục tiêu sàng lọc này.
Việc sử dụng cùng một công cụ sàng lọc cũng
mang lại lợi ích cho chương trình chăm sóc và
điều trị ARV khi có thể đánh giá chương trình
ở các nơi, các mốc thời gian khác nhau một
cách dễ dàng, đồng nhất. Thang đo trầm cảm
CES-D mà chúng tôi sử dụng trong nghiên
cứu này có thể là một công cụ phù hợp. Thứ
ba, việc sàng lọc tất cả bệnh nhân có thể khó
khả thi do số lượng ngày càng gia tăng người
SCVH và vì vậy việc khu trú các đối tượng có
nhiều ‘nguy cơ’ hơn là cần thiết. Việc cân nhắc
các yếu tố có liên quan phát hiện trong nghiên
cứu này để tập trung vào nhóm có nhiều khả
năng RLTC sẽ giúp hỗ trợ được những người
SCVH thật sự cần hỗ trợ do RLTC.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết quả của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ RLTC
trên người SCVH tại PKNT Thuận An là 24,7%
(KTC 95% 16 – 37), trong đó tỉ lệ RLTC nhẹ là
12,5%, nặng 6,3%, vừa 5,9%. Điều này cho thấy
cần có hoạt động sàng lọc phát hiện sớm
những người RLTC để tư vấn hỗ trợ tâm lý,
nếu cần thiết cần đưa đến cơ sở điều trị tâm
thần. Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê
phát hiện được trong nghiên cứu này có thể là
yếu tố chỉ điểm góp phần khu trú đối tượng
cần theo dõi và sàng lọc RLTC.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adewuya Abiodun O, et al. (2010) "The Effect of
Psychological Distress on Medication Adherence in
Persons With HIV Infection in Nigeria". Psychosomatics, 51
(1): 68-73.
2. Bhatia MS, Munjal S (2014), "Prevalence of Depression in
People Living with HIV/AIDS Undergoing ART and
Factors Associated with it". J Clin Diagn Res, 8 (10): Wc01-
4.
3. Bộ y tế (2016), Báo cáo Công tác phòng, chống HIV/AIDS
năm 2015 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Hà Nội,
tr. 1-2.
4. Braithwaite RS, et al. (2016), "Do Alcohol Misuse,
Smoking, and Depression Vary Concordantly or
Sequentially? A Longitudinal Study of HIV-Infected and
Matched Uninfected Veterans in Care". AIDS Behav, 20
(3):566-72.
5. Centers for Disease Control and Prevention (2017),
Prevention Benefits of HIV Treatment,
https://www.cdc.gov/hiv/research/biomedicalresearch/tap
/, access on 21 April 2017.
6. Cục phòng chống HIV/AIDS (2016), Báo cáo số liệu
phòng, chống HIV/AIDS năm 2015, Bộ Y Tế, tr. 1 - 2.
7. Do HM, Dunne MP, Kato M, Pham CV, Nguyen KV
(2013), "Factors associated with suboptimal adherence to
antiretroviral therapy in Viet Nam: a cross-sectional study
using audio computer-assisted self-interview (ACASI)".
BMC Infect Dis, 13:154.
8. Esposito CA, Steel Z, Gioi TM, Huyen TT, Tarantola D
(2009), "The prevalence of depression among men living
with HIV infection in Vietnam". Am J Public Health, 99
Suppl 2: S439-44.
9. Huỳnh Ngọc Vân Anh ( 2014), Trầm cảm và các yếu tố
liên quan ở những người nhiễm HIV đang điều trị ARV.
10. John PD, Blandford AA, Strain LA (2006), "Depressive
symptoms among older adults in urban and rural areas".
Int J Geriatr Psychiatry, 21 (12):1175-80.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 330
11. Lữ Văn Việt (2009) Trung tâm Y tế Thuận An,
thieu/59-gioi-thieu/cac-n-v-trc-thuc-tuyn-huyn/230-trung-
tam-y-t-thun-an, accessed on 19 April 2017.
12. Mellins CA, et al. (2009) "Adherence to antiretroviral
medications and medical care in HIV-infected adults
diagnosed with mental and substance abuse disorders".
AIDS Care, 21 (2): 168-77.
13. Olisah VO, Adekeye O, Sheikh TL (2015), "Depression and
CD4 cell count among patients with HIV in a Nigerian
University Teaching Hospital". Int J Psychiatry Med, 48 (4):
253-61.
14. Probst JC, Laditka SB, Moore CG, Harun N, Powell MP,
Baxley EG (2006), "Rural-urban differences in depression
prevalence: implications for family medicine". Fam Med,
38 (9):653-60.
15. Radloff LS (1977), "The CES-D Scale: A self-report
depression scale for research in the general population.".
Applied Psychological Measurement, 1 (3): pp.385 -401.
16. Thai Truc Thanh, Jones Mairwen K, Harris Lynne M,
Heard Robert C (2016), "Screening value of the Center for
epidemiologic studies – depression scale among people
living with HIV/AIDS in Ho Chi Minh City, Vietnam: a
validation study". BMC Psychiatry, 16 (1):145.
17. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2017), "The
association between symptoms of mental disorders and
health risk behaviours in Vietnamese HIV positive
outpatients: a cross-sectional study". BMC Public Health,
17 (1): 250.
18. Trần Thị Ngọc Mai, Bùi Thị Minh Hảo, Trần Khánh Toàn,
Lê Minh Giang (2016), "Hỗ trợ xa ̆ hội và mối liên quan với
trầm cảm của bệnh nhân HIV/AIDS tại 5 phòng khám
ngoại trú; Hà Nội; na ̆m 2013". Tạp chí nghiên cứu Y học,
Đại học Y Hà Nội, 99 (1): tr.182-191.
19. World Health Organization (2016), HIV/AIDS,
accessed on 21 April 2017.
20. World Health Organization (2017), WHO “Depression: let’s
talk” campaign calls for end to mental health stigma,
21.
017/world_health_day_2017/en/, acessed on 20 April 2017.
Ngày nhận bài báo: 02/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- roi_loan_tram_cam_o_nguoi_song_chung_voi_hivaids_dang_dieu_t.pdf