Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên chuyên ngành lịch sử ở khoa sư phạm

Tài liệu Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên chuyên ngành lịch sử ở khoa sư phạm: RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ Ở KHOA SƯ PHẠM ThS. Đoàn Nguyệt Linh Khoa Sư phạm-Đại học Cần Thơ Căn cứ vào mục tiêu chung và đặc trưng của trường sư phạm có một chức năng quan trọng là đào tạo, rèn luyện sinh viên trở thành người thầy giáo vững về chính trị, khoa học và giỏi về nghề nghiệp. Để thực hiện mục đích đào tạo đó đối với người giáo viên nói chung, giáo viên Lịch sử nói riêng đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau như: năng lực tự học, năng lực dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học, trong đó năng lực dạy học là đặc trưng cơ bản nhất của việc đào tạo nghề dạy học. Việc hình thành năng lực dạy học môn Lịch sử mang tính chuyên biệt và phải được tiến hành ngay từ khi sinh viên bước chân vào các trường sư phạm. Trên thực tế vấn đề này chưa được tiến hành thật hiệu quả 1. Cơ sở để xác định việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Lịch sử Chúng ta đã biết, xét cho cùng một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác g...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên chuyên ngành lịch sử ở khoa sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
RÈN LUYỆN NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ Ở KHOA SƯ PHẠM ThS. Đoàn Nguyệt Linh Khoa Sư phạm-Đại học Cần Thơ Căn cứ vào mục tiêu chung và đặc trưng của trường sư phạm có một chức năng quan trọng là đào tạo, rèn luyện sinh viên trở thành người thầy giáo vững về chính trị, khoa học và giỏi về nghề nghiệp. Để thực hiện mục đích đào tạo đó đối với người giáo viên nói chung, giáo viên Lịch sử nói riêng đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau như: năng lực tự học, năng lực dạy học và năng lực nghiên cứu khoa học, trong đó năng lực dạy học là đặc trưng cơ bản nhất của việc đào tạo nghề dạy học. Việc hình thành năng lực dạy học môn Lịch sử mang tính chuyên biệt và phải được tiến hành ngay từ khi sinh viên bước chân vào các trường sư phạm. Trên thực tế vấn đề này chưa được tiến hành thật hiệu quả 1. Cơ sở để xác định việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Lịch sử Chúng ta đã biết, xét cho cùng một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác giáo dục, trong đó có đào tạo là hình thành năng lực cá nhân người học để có thể đáp ứng yêu cầu mới của xã hội. Dạy học là một quá trình lao động có những điểm chung với bất kỳ một quá trình lao động nào. Đồng thời dạy học vừa là một công việc khoa học, một lao động nghề nghiệp như bao nghề nghiệp khác, nếu không được đào tạo thì sẽ không thể hành nghề hiệu quả. Mục tiêu của các trường sư phạm là đào tạo một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ khoa học, nghiệp vụ sư phạm và khả năng nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu của việc dạy học ở trường phổ thông. Mục tiêu đó qui định nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử là đào tạo giáo viên dạy Lịch sử ở trường Trung học phổ thông có đầy đủ phẩm chất, năng lực của một người giáo viên và những nét riêng của một giáo viên Lịch sử. Vậy , như thế nào là năng lực dạy học và năng lực dạy học môn Lịch sử? Năng lực được xem xét từ góc độ thuộc tính của nhân cách. Khi nói đến năng lực người ta hàm chỉ đến khả năng của cá nhân phù hợp với từng ngành nghề trong lĩnh vực hoạt động cụ thể, những khả năng này giúp cho con người hoạt động có hiệu quả và đạt được kết quả cao như mong muốn. Theo từ điển Tiếng Việt, “năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. Theo từ điển mở wikitionary “ năng lực là khả năng làm việc tốt nhờ có phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn”. GS. Phạm Minh Hạc viết: năng lực sư phạm là tổ hợp những đặc điểm tâm lí của nhân cách nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công của hoạt động ấy. Năng lực dạy học là khả năng thực hiện các hoạt động dạy học với chất lượng cao. Năng lực bộc lộ trong hoạt động và gắn liền với một số kỹ năng tương ứng. Tuy nhiên kỹ năng có tính riêng lẻ, cụ thể còn năng lực có tính tổng hợp khái quát. Kỹ năng đạt mức thành thạo thì thành kĩ xảo, năng lực đạt mức cao được xem là tinh thông nghề nghiệp. Khi bước chân vào trường sư phạm, sinh viên phải xác định là đã bước vào một trường dạy nghề, song không phải để dạy chữ mà là dạy người. Học nghề ở trường sư phạm là học để trở thành người thầy giáo có năng lực cao trong nghề dạy học để đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu đã đề ra. Ngày nay do yêu cầu đổi mới trong giáo dục, chúng ta phải hiểu năng lực dạy học một cách toàn diện và đầy đủ. Năng lực ấy bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh, đa dạng và phong phú. Trên cơ sở những lý luận tâm lý, giáo dục và căn cứ vào chuẩn giáo viên phổ thông, vào mục tiêu môn Lịch sử ở trường phổ thông, đặc điểm của hiện thực Lịch sử, đặc điểm nhận thức Lịch sử của học sinh. Theo tôi: rèn luyện năng lực dạy học bộ môn Lịch sử cho sinh viên bao gồm các yếu tố sau: Thứ nhất, năng lực về tri thức khoa học. Trước tiên đó là nắm vững kiến thức chuyên môn Lịch sử. Sinh viên khoa Lịch sử muốn trở thành một giáo viên, có năng lực về chuyên môn cần phải nắm vững tri thức Lịch sử đã được nghiên cứu theo quy định của chương trình, bao gồm cả lịch sử thế giới và dân tộc. Nắm vững kiến thức ở đây bao gồm cà ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng. Trong vận dụng sinh viên không chỉ dừng lại ở việc vận dụng kiến thức cũ để hiểu kiến thức mới mà phải biết vận dụng kiến thức đã hiểu vào thực tiễn dạy học. Trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện khả năng lí giải làm sáng tỏ những kiến thức đó cho người khác hiểu. Bên cạnh đó một nguồn kiến thức khá quan trọng cùng với kiến thức chuyên môn Lịch sử, đó là kiến thức về giáo dục học nói chung , lý luận và phương pháp dạy học bộ môn nói riêng cũng góp phần khá quan trọng đối với việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Lịch sử. Những kiến thức này sẽ giúp cho sinh viên chuyển tải được các thông tin Lịch sử đến với người học đúng đối tượng, phù hợp với nội dung, nhằm thực hiện mục tiêu môn học. Thứ hai, thuần thục các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm bộ môn cần thiết cho việc dạy học Lịch sử. Kỹ năng là sự thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với những điều kiện cho phép. Cụ thể như các kỹ năng: - Chuẩn bị bài lên lớp: về nội dung, phương pháp, phương tiện trực quan... - Vận dụng các phương pháp dạy học để điều khiển lớp học theo hướng tổ chức các hoạt động nhận thức tích cực và độc lập của học sinh. - Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt nội dung bài giảng chính xác, giàu hình ảnh và có sức lôi cuốn. - Biết kể chuyện, miêu tả, tường thuật, vẽ bản đồ lịch sử, kỹ năng trình bày bảng và sử dụng các đồ dùng trực quan minh họa cho bài giảng. - Làm hồ sơ về tư liệu giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. - Biết xây dựng, hướng dẫn và tiến hành những hoạt động ngoại khóa cần thiết gắn việc học tập và thực hành bộ môn Lịch sử ở trong nhà trường và ngoài xã hội. - Phát huy tính tích cực của học sinh trên lớp và rèn luyện khả năng tự học cho học sinh. Việc hình thành kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của bộ môn phải bao gồm cả việc nắm vững những tri thức về kỹ năng và thực hành thành thạo các kỹ năng đó trong hoạt động sư phạm. Thứ ba, có khả năng tổ chức hoạt động dạy học Lịch sử. Năng lực tổ chức hoạt động trong dạy học Lịch sử thể hiện ờ việc nắm vững đặc trưng của các giai đoạn nhận thức Lịch sử và biết tổ chức hoạt động giảng dạy của bản thân, học tập của học sinh trong từng giai đoạn. Điều này thể hiện ở các công việc: biết lập kế hoạch hoạt động dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh kết hợp với hoạt động dạy của giáo viên, thiết lập mối quan hệ qua lại đúng đắn giữa giáo viên và học sinh, khả năng quan sát sư phạm, khả năng hiểu học sinh...Mặt khác, sự khéo léo sư phạm trong việc tìm ra các biện pháp khuyến khích động viên học sinh học tập và xử lý các tình huống cụ thể, kết hợp thái độ tôn trọng nhưng lại có những yêu cầu cao đối với học sinh cũng là những biểu hiện của năng lực tổ chức. 2. Một số biện pháp rèn luyện năng lực dạy học Lịch sử cho sinh viên bộ môn Lịch sử Năng lực dạy học Lịch sử là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của giáo viên bộ môn. Song năng lực dạy học không phải bẩm sinh đã có. Đó là kết quả của quá trình đào tạo và tự đào tạo thực sự nghiêm túc. Ở đây tôi xin đề xuất một số biện pháp rèn luyện như sau: 2.1. Kết hợp hình thành khuynh hướng nghề nghiệp trong quá trình dạy học các học phần khoa học cơ bản Trường sư phạm là trường dạy nghề, cho nên toàn bộ nội dung chương trình và hình thức hoạt động đều nhằm vào đào tạo các thầy cô giáo tương lai. Mọi hoạt động rèn luyện của sinh viên đều nhằm vào mục đích trở thành người thầy giáo.Việc trang bị tri thức khoa học cơ bản phải được tổ chức dạy và học theo hướng đáp ứng yêu cầu của việc đào tạo nghề. Vì vậy trong giảng dạy các học phần khoa học cơ bản- Lịch sử Việt nam và Lịch sử thế giới, giảng viên cần kết hợp hình thành khuynh hướng nghề nghiệp cho các em. Điều này có thể thực hiện qua việc gắn nội dung các học phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt nam đang học ở đại học với chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông, giúp cho sinh viên nhận thấy mình cần phải nghiên cứu, đào sâu kiến thức như thế nào để phục vụ cho việc dạy học Lịch sử ở phổ thông sau này. Mặt khác, chính phương pháp dạy học của các giảng viên cũng có tác dụng quan trọng hình thành năng lực dạy học cho sinh viên. 2.2. Thực hiện nguyên tắc học với hành, lí luận với thực tiễn Nguyên tắc này giúp sinh viên nắm vững kiến thức lí luận và phương pháp dạy học bộ môn. Những vấn đề lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử là sự kết hợp các tri thức tâm lí, giáo dục, triết học, phương pháp dạy học Lịch sử. Vì vậy để nắm vững kiến thức bộ môn này sinh viên không chỉ nghe giảng, đọc sách là đủ mà phải thực hành vận dụng vào các tình huống thực tiễn. Biện pháp này có thể thực hiện qua các công việc: tăng cường ra bài tập thực hành và hướng dẫn thực hành trong quá trình dạy học, sử dụng các bài tập tình huống, gắn các kiến thức lí luận với những dẫn chứng trong chương trình, sách giáo khoa Lịch sử ở trường phổ thông. 2.3. Tăng cường rèn luyện và tự rèn luyện các kỹ năng nghiệp vụ sư phạm bộ môn cho sinh viên Để đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển của bộ môn, giáo viên cần có phương pháp dạy học thích hợp với nội dung và đặc trưng lịch sử. Trong học tập Lịch sử học sinh không thể trực tiếp tri giác quá khứ, kể cả các sự kiện đang xảy ra vì vậy giáo viên phải dạy như thế nào để thông qua lời nói của thầy và trò cùng các phương tiện dạy học là cho quá khứ xã hội loài người như hiền hiện trước mắt các em, giúp học sinh có những hình ảnh đáng tin cậy về quá khứ, có cơ sở để hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học. Muốn làm được như vậy người giáo viên lịch sử không thể không chú ý tới kỹ năng sư phạm. Chính kỹ năng soạn giảng, kỹ năng diễn đạt nội dung bài giảng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày bảng, sử dụng đồ dùng trực quan, sách giáo khoa, kỹ năng tổ chức dạy học lịch sử, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin...sẽ giúp giáo viên thực hiện được yêu cầu của bộ môn. Để rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khi còn học tập trong trường đại học có thể thực hiện bằng nhiều cách: - Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm bộ môn Lịch sử và rèn luyện từng bước các kỹ năng đó trong quá trình học tập. Cần bố trí xứng đáng số tiết cho học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và sắp xếp kế hoạch học tập hợp lí. - Hướng dẫn sinh viên tích cực rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ở nhà hay trong tổ, nhóm. - Hoạt động thực tập sư phạm là điều kiện cần thiết để sinh viên nắm kiến thức lịch sử, lí luận dạy học bộ môn một cách sâu sắc và sáng tạo, vì vậy cần tổ chức tốt và có hiệu quả hoạt động thực tập sư phạm cho sinh viên hàng năm. - Tổ chức các hội thi về nghiệp vụ sư phạm và thực hành nghiệp vụ sư phạm thường xuyên để rèn luyện kỹ năng và bồi dưỡng ý thức nghề nghiệp cho sinh viên. Việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên bộ môn Lịch sử là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến lược đào tạo giáo viên hành nghề dạy học. Nhiệm vụ này không chỉ của riêng bộ môn phương pháp dạy học, mà là trách nhiệm chung của tất cả các giảng viên dạy các môn cơ bản để làm sao sau khi ra trường sinh viên có thể vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả những gì đã được học trong trường đại học và có một nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Tóm lại, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các trường sư phạm. Việc rèn luyện năng lực dạy học nói chung năng lực dạy học Lịch sử nói rêng là một vấn đề cần thiết góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên bộ môn. Việc rèn luyện năng lực có tính nghề nghiệp này đòi hỏi phải có sự quan tâm của nhà trường, của khoa của bộ môn và sự nỗ lực của chính người học. Chính chương trình, kế hoạch đào tạo, tấm gương sáng của người thầy sẽ tạo điều kiện cho sinh viên rèn luyện tốt, lòng yêu nghề là sự thôi thúc sinh viên quyết tâm rèn luyện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Côi (cb), Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Nxb ĐHSP, 2009. 2. Phạm Minh Hạc (cb), Tâm lí học đại cương, NXB ĐHSP, 1997. 3. Phan Ngọc Liên (cb), Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, Nxb ĐHSP, 2009. 4. Nguyễn Như Ý (cb), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, 1996.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfe15_376_2166690.pdf
Tài liệu liên quan