Tài liệu Rèn luyện cho học sinh Tiểu học sử dụng phương pháp rút về đơn vị để giải các bài toán có lời văn liên quan đến tỉ lệ - Ngô Quỳnh Liên: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
54
Email: quynhlienhdu@gmail.com
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP RÚT VỀ ĐƠN VỊ
ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ
Ngô Quỳnh Liên - Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Thái
Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 10/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019.
Abstract: In teaching at the primary school level, Math is a very important part of knowledge and
is threaded throughout all three main topics including arithmetic, quantity and geometry. There are
many methods that are specifically used in teaching Math at elementary school. In which,
withdrawing to the unit plays an important role, and the practice of applying this method to solve
problems related to the ratio often helps elementary students to understand easily and improve
math competency and practicality for them.
Keywords: Withdraw to the unit, math problems related to proportions, proportional, inversely
proportional, el...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện cho học sinh Tiểu học sử dụng phương pháp rút về đơn vị để giải các bài toán có lời văn liên quan đến tỉ lệ - Ngô Quỳnh Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
54
Email: quynhlienhdu@gmail.com
RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TIỂU HỌC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP RÚT VỀ ĐƠN VỊ
ĐỂ GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN LIÊN QUAN ĐẾN TỈ LỆ
Ngô Quỳnh Liên - Trường Trung cấp Tổng hợp Hà Thái
Ngày nhận bài: 02/5/2019; ngày chỉnh sửa: 10/6/2019; ngày duyệt đăng: 20/8/2019.
Abstract: In teaching at the primary school level, Math is a very important part of knowledge and
is threaded throughout all three main topics including arithmetic, quantity and geometry. There are
many methods that are specifically used in teaching Math at elementary school. In which,
withdrawing to the unit plays an important role, and the practice of applying this method to solve
problems related to the ratio often helps elementary students to understand easily and improve
math competency and practicality for them.
Keywords: Withdraw to the unit, math problems related to proportions, proportional, inversely
proportional, elementary students.
1. Mở đầu
Trong dạy học Toán ở tiểu học, giải toán là hoạt động
quan trọng trong quá trình dạy và học Toán, được xâu
chuỗi xuyên suốt cả ba chuyên đề lớn gồm Số học, Đại
lượng và Hình học. Giải toán chiếm khoảng thời gian
tương đối lớn trong nhiều tiết học cũng như toàn bộ
chương trình môn Toán. Việc dạy và học giải toán ở tiểu
học nhằm giúp học sinh (HS) biết cách vận dụng những
kiến thức về toán, được rèn kĩ năng thực hành với những
yêu cầu được thực hiện một cách đa dạng, phong phú.
Thông qua hoạt động giải toán, HS được ôn tập, hệ thống
hoá, củng cố các kiến thức và kĩ năng đã học cũng như
rèn luyện về tư duy logic, diễn đạt và trình bày một vấn
đề toán học nói riêng trong đời sống. Có rất nhiều
phương pháp được sử dụng chuyên biệt trong dạy học
giải toán ở tiểu học như: phương pháp sơ đồ đoạn thẳng,
phương pháp chia tỉ lệ, phương pháp tỉ số, phương pháp
khử, phương pháp giả thiết tạm, phương pháp thay thế,
phương pháp ứng dụng nguyên lí Đi-rích-lê,... Trong đó,
phương pháp rút về đơn vị là một trong hai phương pháp
được vận dụng hầu hết trong các dạng bài toán liên quan
đến tỉ lệ bao gồm các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và
đại lượng tỉ lệ nghịch.
Ở các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch
thường xuất hiện ba đại lượng trong đó có một đại lượng
không đổi và hai đại lượng còn lại biến thiên theo tương
quan tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch. Ngoài phương pháp rút
về đơn vị, còn một phương pháp nữa dùng để giải dạng
toán về tương quan tỉ lệ thuận hoặc tỉ lệ nghịch là phương
pháp tỉ số. Trong hai đại lượng biến thiên, dữ kiện trong
bài toán thường cho biết hai giá trị của đại lượng này và
một giá trị của đại lượng kia rồi yêu cầu tìm giá trị còn
lại của đại lượng kia và để tìm giá trị này ta có thể dùng
phương pháp rút về đơn vị hoặc phương pháp tỉ số. Tuy
nhiên, trong giới hạn bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra việc
vận dụng phương pháp rút về đơn vị để giải dạng bài toán
này. Đây cũng được coi là phương pháp giải toán có
nhiều ưu điểm trong việc rèn kĩ năng giải toán cho HS
tiểu học.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của hoạt động giải
toán trong dạy và học toán ở trường tiểu học
Trong dạy học Toán nói chung và ở cấp tiểu học nói
riêng, giải toán có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong giải
toán, HS có sự tư duy một cách tích cực, linh hoạt và sáng
tạo. Vì vậy, ở cấp tiểu học có thể coi giải toán là một
trong những biểu hiện năng động nhất trong các hoạt
động trí tuệ của HS.
Thông qua hoạt động giải toán, HS biết cách vận
dụng các khái niệm, quy tắc, công thức đã được học trong
sách giáo khoa để xử lí những tình huống đặt ra trong
môn Toán, trong các môn học khác và trong thực tế đời
sống lao động, sản xuất. Đồng thời, thông qua hoạt động
giải toán, giáo viên có thể phát hiện được những ưu điểm
cũng như thiếu sót của HS về kiến thức, kĩ năng và tư
duy để có biện pháp kịp thời giúp các em phát huy những
mặt tích cực hoặc khắc phục, sửa chữa điểm còn hạn chế,
từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn
Toán trong nhà trường tiểu học.
Qua hoạt động giải toán, HS được rèn luyện những đức
tính và phong cách làm việc trong khoa học như ý chí khắc
phục và vượt qua khó khăn, lòng say mê và tìm tòi, sáng
tạo trong học tập. Đồng thời, thông qua hoạt động giải toán
góp phần hình thành cho HS thói quen xét đoán vấn đề có
căn cứ, làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối
cùng, từng bước hình thành và rèn cho HS thói quen suy
nghĩ, độc lập, linh hoạt; hình thành khả năng trình bày,
diễn đạt vấn đề một cách chặt chẽ và mạch lạc. Cũng thông
qua hoạt động giải toán, HS tiểu học còn được củng cố
kiến thức và rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, tự nhiên và xã
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
55
hội, giáo dục môi trường,... Khi giải toán, có hai vấn đề lớn
cần được quan tâm, đó là: nhận dạng bài toán và lựa chọn
phương pháp thích hợp để giải. Vì vậy, ở trường tiểu học,
thực hành giải toán cho HS chính là việc rèn cho các em
kĩ năng của hai hoạt động trên.
2.2. Phân loại các bài toán ở tiểu học
Vấn đề phân dạng các bài toán ở tiểu học, tùy vào
quan điểm của từng tác giả, có thể phân chia theo những
cách khác nhau. Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi
chỉ đề cập đến các dạng bài toán có lời văn. Cụ thể, các
bài toán có lời văn có thể phân thành ba nhóm sau:
Nhóm thứ nhất gồm bốn dạng toán đơn:
1. Các bài toán đơn với một phép tính cộng
2. Các bài toán đơn với một phép tính trừ
3. Các bài toán đơn với một phép tính nhân
4. Các bài toán đơn với một phép tính chia
Nhóm thứ hai gồm các bài toán hợp:
Với các bài toán hợp thì được phân chia thành các
mẫu, chẳng hạn như:
a + (a + b); a + (a – b); (a + b) + c; a + a × n; a + a ÷ n;
(a + b) × n; (a + b) ÷ n; ...
Nhóm thứ ba gồm 8 dạng toán điển hình:
1. Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng
2. Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng
3. Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của chúng
4. Tìm số trung bình cộng
5. Toán về đại lượng tỉ lệ thuận
6. Toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
7. Toán về chuyển động đều
8. Toán về tỉ số phần trăm
Ngoài ra, trong nhóm thứ ba này, còn một số dạng
toán khác nữa như: Tìm giá trị phân số của một số, toán
về tỉ lệ bản đồ, toán trồng cây...
2.3. Phương pháp rút về đơn vị
Mục tiêu của môn Toán ở trường phổ thông nói
chung và ở trường tiểu học nói riêng là nhằm hình thành
và phát triển phẩm chất, năng lực HS cũng như phát triển
các kĩ năng học tập và tạo cơ hội cho các em được trải
nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn. Từ đó, có thể
tạo ra sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, toán học với
thực tiễn và toán học với các môn học khác. Do đặc thù
của môn Toán có tính trừu tượng, khái quát cao nên đối
với HS tiểu học, việc lựa chọn phương pháp giải phù hợp
với từng dạng toán cụ thể là điều cần thiết.
Có những ý kiến rất khác nhau về số lượng các
phương pháp giải toán ở tiểu học. Đa số các tác giả cho
rằng để giải các bài toán đại trà trong sách giáo khoa toán
tiểu học chỉ cần 5-6 phương pháp là đủ, còn để giải các
bài toán nâng cao, mở rộng ở tiểu học thì ngoài 5-6
phương pháp nêu trên chúng ta cần bổ sung thêm các
phương pháp khác nữa. Việc bổ sung thêm các phương
pháp này có số lượng nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào mức
độ và phạm vi các bài toán nâng cao được đề cập tới.
Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi đề cập tới 16
phương pháp giải toán cụ thể ở tiểu học sau đây:
1) Phương pháp sơ đồ đoạn thẳng; 2) Phương pháp rút
về đơn vị và tỉ số; 3) Phương pháp chia tỉ lệ; 4) Phương
pháp thử chọn; 5) Phương pháp khử; 6) Phương pháp giả
thiết tạm; 7) Phương pháp tính ngược từ cuối; 8) Phương
pháp thay thế; 9) Phương pháp diện tích; 10) Phương
pháp đồ thị; 11) Phương pháp đại số; 12) Phương pháp
ứng dụng nguyên lí Đi-rích-lê; 13) Phương pháp biểu đồ
Ven; 14) Phương pháp lập bảng; 15) Phương pháp suy
luận đơn giản; 16) Phương pháp lựa chọn tình huống.
Trong số các phương pháp giải toán ở tiểu học được
đề cập ở trên thì rút về đơn vị là phương pháp thường được
vận dụng để giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận và
đại lượng tỉ lệ nghịch. Khi giải bài toán bằng phương pháp
rút về đơn vị, ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Rút về đơn vị. Trong bước này, ta tính một
đơn vị của đại lượng thứ nhất ứng với bao nhiêu đơn vị
của đại lượng thứ hai hoặc ngược lại.
Bước 2: Tìm giá trị chưa biết của đại lượng thứ hai.
Trong bước này, ta lấy giá trị còn lại của đại lượng thứ
nhất nhân với (hoặc chia cho) giá trị của đại lượng thứ
hai tương ứng với một đơn vị của đại lượng thứ nhất (vừa
tìm được ở bước 1).
2.4. Rèn luyện cho học sinh tiểu học sử dụng phương
pháp rút về đơn vị để giải các bài toán có lời văn liên
quan đến tỉ lệ
2.4.1. Rèn luyện phương pháp rút về đơn vị để giải các
bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận
Trong các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận thì bước
rút về đơn vị làm phép tính chia. Còn trong bước tìm giá
trị chưa biết có thể làm phép tính nhân hoặc tính chia.
Lưu ý rằng, nếu kết quả của phép chia trong bước rút về
đơn vị không phải là số tự nhiên thì bài toán đó sẽ không
giải được theo phương pháp rút về đơn vị mà chỉ giải
được theo phương pháp tỉ số hoặc tam suất thuận.
Sau đây là một số ví dụ thực hành việc ứng dụng
phương pháp rút về đơn vị để giải dạng bài toán về đại
lượng tỉ lệ thuận.
Ví dụ 1: May 3 bộ quần áo như nhau hết 21m vải.
Hỏi may 20 bộ quần áo như thế thì hết bao nhiêu mét vải
cùng loại?
Phân tích: Trong bài toán này xuất hiện ba đại lượng:
- Số mét vải để may 1 bộ quần áo là đại lượng không đổi;
- Số bộ quần áo và số mét vải là hai đại lượng biến thiên
theo tương quan tỉ lệ thuận.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
56
Ta thấy: May 3 bộ quần áo hết 21m vải. May 1 bộ
quần áo hết ? m vải. May 20 bộ quần áo hết ? m vải.
Bài giải:
Số mét vải để may 1 bộ quần áo là:
21 ÷ 3 = 7 (m).
Số mét vải để may 20 bộ quần áo là:
7 × 20 = 140 (m).
Đáp số: 140m vải.
Ví dụ 2: Dùng 32m vải thì may được 8 bộ quần áo
như nhau. Hỏi dùng 100m vải cùng loại thì may được
bao nhiêu bộ quần áo như thế?
Phân tích: Khác với ví dụ 1, trình tự suy luận của bài
này như sau: Dùng 32m thì may được 8 bộ. Dùng ? m thì
may được 1 bộ. Dùng 100m thì may được ? bộ.
Bài giải:
Số mét vải dùng để may một bộ quần áo là:
32 ÷ 8 = 4 (m).
Dùng 100m vải may được số bộ quần áo là:
100 ÷ 4 = 25 (bộ).
Đáp số: 25 bộ quần áo.
Ví dụ 3: Một đơn vị bộ đội chuẩn bị được 5 tạ gạo để
ăn trong 15 ngày. Sau khi ăn hết 3 tạ thì đơn vị mua bổ
sung 8 tạ nữa. Hỏi đơn vị đó ăn trong bao nhiêu ngày nữa
thì hết toàn bộ số gạo đó? Biết rằng số gạo của mỗi người
ăn trong một ngày là như nhau.
Phân tích: 5 tạ thì ăn trong 15 ngày. (5 - 3) tạ thì ăn
trong ? ngày. Và 5 tạ thì ăn trong 15 ngày. 8 tạ thì ăn
trong ? ngày. Từ đây ta tính được thời gian để ăn hết số
gạo hiện có.
Bài giải:
Thời gian để đơn vị ăn hết 1 tạ gạo là:
15 ÷ 5 = 3 (ngày)
Thời gian để đơn vị ăn hết số gạo còn lại là:
(5 – 3) × 3 = 6 (ngày)
Thời gian để đơn vị ăn hết số gạo mới bổ sung là:
8 × 3 = 24 (ngày)
Thời gian để đơn vị ăn hết toàn bộ số gạo là:
6 + 24 = 30 (ngày)
Đáp số: 30 ngày.
2.4.2. Rèn luyện phương pháp rút về đơn vị để giải các
bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch
Khác với dạng bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận, các
bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch đều có thể giải được
bằng phương pháp rút về đơn vị. Trong các bài toán về
đại lượng tỉ lệ nghịch thì ở bước tìm giá trị chưa biết phải
làm phép tính chia. Sau đây là một số ví dụ cụ thể.
Ví dụ 4: Hai bạn Lan và Hồng được lớp phân công
đi mua kẹo về liên hoan. Hai bạn nhẩm tính nếu mua loại
kẹo giá 4.000 đồng một gói thì được 21 gói. Hỏi cùng số
tiền đó mà các bạn mua loại kẹo giá 7.000 đồng một gói
thì được bao nhiêu gói?
Phân tích: Trong bài toán này xuất hiện 3 đại lượng:
- Một đại lượng không đổi là số tiền để mua kẹo; - Hai
đại lượng biến thiên theo tương quan tỉ lệ nghịch là số
gói kẹo mua được và giá tiền 1 gói kẹo.
Bài giải:
Nếu giá 1.000 đồng một gói thì số gói kẹo mua được là:
21 × 4 = 84 (gói)
Nếu giá 7.000 đồng một gói thì số gói kẹo mua được là:
84 ÷ 7 = 12 (gói)
Đáp số: 12 gói kẹo.
Ví dụ 5: Một đội công nhân chuẩn bị đủ gạo cho 40
người ăn trong 15 ngày. Sau 3 ngày có 20 công nhân
được điều đi làm việc ở nơi khác. Hỏi số công nhân còn
lại ăn hết số gạo trong bao nhiêu ngày? Biết rằng khẩu
phần ăn của mọi người là như nhau.
Phân tích: Trong bài toán này xuất hiện ba đại lượng,
trong đó: - Một đại lượng không đổi là số gạo của một
người ăn trong ngày; - Hai đại lượng biến thiên theo tương
quan tỉ lệ nghịch là số người ăn và số ngày ăn hết số gạo.
Ta thấy: Sau khi ăn được 3 ngày thì số gạo còn lại đủ
cho 40 người ăn trong 12 ngày nhưng chỉ có 20 người ăn
số gạo còn lại đó. Vậy bài toán có thể đưa về dạng: 40
người ăn trong 12 ngày. 20 người ăn trong ? ngày.
Bài giải:
Số gạo còn lại đủ cho 40 người ăn trong số ngày là:
15 – 3 = 12 (ngày)
Số công nhân còn ở lại là:
40 – 20 = 20 (người)
Một người ăn hết số gạo còn lại trong số ngày là:
12 × 40 = 480 (ngày)
Thời gian để số công nhân còn lại ăn hết gạo là:
480 ÷ 20 = 24 (ngày)
Đáp số: 24 ngày.
2.5. Thực nghiệm sư phạm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với thời
lượng 16 tiết trên bốn lớp: 4A, 4B, 5B và 5C tại Trường
Tiểu học Đông Thọ, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào
năm học 2018-2019. Thực nghiệm được thực hiện bằng
cách lồng ghép trong các tiết luyện tập thực hành giải
toán. Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã
tiến hành các nhiệm vụ sau: - Xây dựng phiếu kiểm tra
trước và sau thực nghiệm nhằm kiểm tra, đánh giá kết
quả thực nghiệm; - Thiết kế kế hoạch bài dạy cho các tiết
luyện tập ở lớp 4 và lớp 5; - Tổ chức dạy thực nghiệm và
đối chứng; - Xử lí và đánh giá các kết quả thực nghiệm
nhằm sơ bộ đánh giá tính khả thi của vấn đề đã nghiên
cứu trên phương diện lí thuyết vào thực tiễn dạy học.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã dùng
phiếu kiểm tra thang điểm 10 để đánh giá kiến thức và kĩ
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
57
năng thực hành. Quan sát, ghi chép mọi hoạt động của
giáo viên và HS để nhận biết mức độ hứng thú; tính tự
giác, tích cực, độc lập; khả năng quan sát, thu thập, xử lí
thông tin của HS cũng như sự chủ động, linh hoạt, nhạy
bén của giáo viên khi vận dụng phương pháp rút về đơn
vị trong thực hành giải toán về tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch.
Đối chiếu, so sánh các mặt kiến thức kết hợp với kĩ năng
thực hành giải toán của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
để kiểm nghiệm tính khả thi của việc ứng dụng phương
pháp rút về đơn vị để giải các bài toán liên quan đến tỉ lệ
cho HS tiểu học. Trao đổi, lắng nghe ý kiến của giáo viên
để điều chỉnh nội dung tiến trình đã xây dựng.
Kết quả thực nghiệm cho thấy: Trước khi thực
nghiệm, HS đã có những kiến thức và kĩ năng thực hành
giải các bài toán về tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch nhưng chỉ
ở mức trên trung bình, trong đó các nhóm lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau.
Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra về kiến thức của
nhóm lớp thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm và cao
hơn so với lớp đối chứng.
So sánh kết quả sau thực nghiệm giữa lớp thực nghiệm
và lớp đối chứng (xem bảng 3 và bảng 4 trang bên).
Kết quả từ các bảng trên cho thấy, việc ứng dụng phương
pháp rút về đơn vị để giải các kiểu bài tập về đại lượng tỉ lệ
thuận và tỉ lệ nghịch đã giúp HS có một cách làm khoa học
hơn, dẫn dắt các em tìm ra lời giải của bài toán đúng và dễ
dàng hơn. Từ đó, góp phần nâng cao một bước năng lực của
HS trong hoạt động giải toán. Biểu hiện cụ thể như sau:
- Điểm trung bình của các lớp thực nghiệm cao hơn
các lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 8,66 còn lớp đối
chứng là 7,64). Sự chênh lệch điểm giữa các lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng đã tăng lên và nghiêng về các
lớp thực nghiệm.
- Tỉ lệ HS xếp loại yếu về mặt kiến thức ở các lớp
thực nghiệm không còn, trong khi đó tỉ lệ HS xếp loại
yếu ở các lớp đối chứng vẫn là 14,2%.
- Tỉ lệ HS xếp loại giỏi ở các lớp đối chứng và các
lớp thực nghiệm có sự chênh lệch khá cao, tỉ lệ HS giỏi
ở các lớp thực nghiệm là 27 HS (chiếm 46,9%), còn ở
lớp đối chứng là 17 HS (chiếm 27%).
Từ việc phân tích, đánh giá các kết quả thực nghiệm,
chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Điểm trung bình trước và sau khi thực nghiệm của HS
đều đạt mức khá trở lên. Trước khi thực nghiệm, HS đã có
những kiến thức và kĩ năng thực hành trong giải toán nhất
định. Điểm trung bình giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
có sự chênh lệch và cao hơn nghiêng về lớp đối chứng.
- Trước thực nghiệm vẫn còn HS xếp loại yếu.
- Sau thực nghiệm, kết quả kiểm tra về kiến thức của
các lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt so với các lớp đối
chứng và so với trước thực nghiệm. Sau thực nghiệm đã
không còn HS xếp loại yếu, tỉ lệ HS xếp loại giỏi tăng cao.
- Khi ứng dụng phương pháp rút về đơn vị trong giải
toán vào dạy học ở lớp 4 và lớp 5 còn làm cho HS hứng
thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, các em nắm
được kiến thức sâu sắc hơn và bền vững hơn.
Bảng 1. Thống kê kết quả kiểm tra về kiến thức trước thực nghiệm
Đối tượng
Số
HS
Điểm số Điểm
trung
bình 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp
thực
nghiệm
4A 27 0 0 0 0 2 3 4 8 5 2 7,55
5B 30 0 0 0 1 1 2 5 5 4 7 7,66
Lớp đối
chứng
4B 29 0 0 0 0 1 2 8 9 5 4 7,62
5C 28 0 0 0 1 1 2 9 8 4 3 7,8
Bảng 2. Đánh giá kết quả kiểm tra về kiến thức trước thực nghiệm
Xếp loại Yếu (1, 2, 3, 4) Trung bình (5, 6) Khá (7, 8) Giỏi (9, 10)
Đối tượng
Số
lượng
(SL)
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
Lớp thực
nghiệm
4A 0 0 5 10,1 12 21,7 7 19,2
5B 1 1,2 3 7,8 10 20,8 6 18,24
Lớp đối
chứng
4B 0 0 3 5,16 17 28,51 9 19,7
5C 1 1,2 3 5,16 17 28,51 7 11,76
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 462 (Kì 2 - 9/2019), tr 54-58
58
- Từ việc tổ chức cho các em tham gia hoạt động
trong nhóm, tìm ra cách giải quyết một bài giải toán gắn
liền với đời sống hàng ngày theo đúng phương pháp đưa
ra còn giúp cho HS thấy rằng kiến thức bài học không
còn là điều gì đó mang tính chất sách vở, cứng nhắc mà
nó sống động, phong phú, gần gũi, thiết thực. HS không
còn căng thẳng trước những yêu cầu bài học mà hào hứng
tham gia vào việc học và thực hành giải toán.
- Từ kết quả thực nghiệm ở trên, chúng tôi nhận thấy
việc áp dụng phương pháp rút về đơn vị trong dạy học
các kiểu bài giải toán liên quan đến tỉ lệ đã góp phần nâng
cao chất lượng dạy học môn học này.
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính
khả thi và tính hiệu quả của quy trình vận dụng phương
pháp rút về đơn vị để giải các kiểu bài toán liên quan đến
tỉ lệ cho HS tiểu học.
3. Kết luận
Trong nhà trường tiểu học, môn Toán giữ vai trò quan
trọng, thời gian dành cho dạy học môn Toán chiếm tỉ lệ
khá cao. Dạy học giải toán là một trong những con đường
hình thành, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS;
đó là năng lực phát hiện và tự giải quyết vấn đề, tự nhận
xét, so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra quy tắc ở dạng khái
quát nhất định... Để làm được việc đó, giáo viên cần giúp
HS phân tích bài toán nhằm nhận biết được đặc điểm, bản
chất, từ đó lựa chọn được phương pháp giải thích hợp.
Với dạng toán liên quan đến tỉ lệ mà cụ thể là các bài
toán về đại lượng tỉ lệ thuận và tỉ lệ nghịch, đề bài thường
cho biết hai giá trị của đại lượng thứ nhất và một giá trị của
đại lượng thứ hai. Bài toán đó đòi hỏi phải tìm một giá trị
chưa biết của đại lượng thứ hai. Để tìm giá trị đó, ở cấp
tiểu học có thể sử dụng nhiều cách như phương pháp rút
về đơn vị, phương pháp tỉ số, phương pháp tam suất thuận
và tam suất nghịch... trong đó, phương pháp rút về đơn vị
đóng vai trò quan trọng và cách giải sử dụng phương pháp
này thường dễ hiểu và thiết thực đối với HS tiểu học.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Thị Kiều (2018). Một số biện pháp phát
triển năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động thực
hành và trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho
sinh viên ngành Giáo dục tiểu học. Tạp chí Giáo
dục, số 444, tr 31-36.
[2] Trần Diên Hiển (2016). Thực hành giải toán tiểu
học (tập 1). NXB Đại học Sư phạm.
[3] Trần Diên Hiển (2016). Thực hành giải toán tiểu
học (tập 2). NXB Đại học Sư phạm.
[4] Nguyễn Bá Kim (2015). Phương pháp dạy học môn
Toán. NXB Đại học Sư phạm.
[5] Robert J. Marzano - Debra J. Pickering - Jane E.
Pollock (2011). Các phương pháp dạy học hiệu quả
(Nguyễn Hồng Vân dịch). NXB Giáo dục Việt Nam.
[6] G. Polya (2010). Sáng tạo toán học. NXB Giáo dục
Việt Nam.
[7] G. Polya (1995). Toán học và những suy luận có lí.
NXB Giáo dục.
[8] Burghes D. (2012). Enhancing primary
mathematics teaching and learning. CfBT
Education Trust.
Bảng 3. Thống kê kết quả về kiến thức sau thực nghiệm
Đối tượng Số HS
Điểm số Điểm
trung
bình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lớp
thực
nghiệm
4A 27 0 0 0 0 0 1 8 7 8 6 8,62
5B 29 0 0 0 0 0 0 8 9 7 6 8,69
Lớp
đối
chứng
4B 30 0 0 0 4 4 3 3 7 5 4 7,84
5C 28 0 0 0 3 5 3 5 4 4 4 7,44
Bảng 4. Đánh giá kết quả kiểm tra về kiến thức sau thực nghiệm
Xếp loại Yếu (1, 2, 3, 4) Trung bình (5, 6) Khá (7, 8) Giỏi (9, 10)
Đối tượng SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
SL
Tỉ lệ
(%)
Lớp thực
nghiệm
4A 0 0 1 1,9 15 25,6 14 24,1
5B 0 0 0 0 15 25,6 13 22,8
Lớp đối
chứng
4B 4 7,8 7 11,4 10 20,4 9 14,7
5C 3 6,4 8 12,3 9 14,7 8 12,3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11ngo_quynh_lien_0509_2207985.pdf