Tài liệu Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành Sư phạm ngữ văn - Phạm Thị Phương Huyền: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0089
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 90-96
This paper is available online at
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Phạm Thị Phương Huyền
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Các cơ sở đào tạo giáo viên Ngữ văn cần triển khai rèn kĩ năng đọc văn bản cho
sinh viên ngay từ kì học đầu tiên bởi lẽ đọc văn bản là nền tảng của đọc hiểu và dạy đọc
hiểu. Việc rèn kĩ năng đọc văn bản cần được thực hiện theo thứ tự: đọc đúng, đọc hay, đọc
diễn cảm và thống nhất thành quy trình để giúp giảng viên thuận lợi trong khâu tổ chức và
sinh viên thêm hứng thú trong luyện tập.
Từ khóa: Rèn kĩ năng, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.
1. Mở đầu
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo của các
trường sư phạm hiện nay đã hướng tới mục tiêu tiếp cận năng lực nhằm giúp sinh viên sau khi ra
trường có thể đáp ứng tốt những yêu cầu dạy học ở nhà trường phổ thông. Vì ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành Sư phạm ngữ văn - Phạm Thị Phương Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0089
Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 90-96
This paper is available online at
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VĂN BẢN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Phạm Thị Phương Huyền
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc
Tóm tắt. Các cơ sở đào tạo giáo viên Ngữ văn cần triển khai rèn kĩ năng đọc văn bản cho
sinh viên ngay từ kì học đầu tiên bởi lẽ đọc văn bản là nền tảng của đọc hiểu và dạy đọc
hiểu. Việc rèn kĩ năng đọc văn bản cần được thực hiện theo thứ tự: đọc đúng, đọc hay, đọc
diễn cảm và thống nhất thành quy trình để giúp giảng viên thuận lợi trong khâu tổ chức và
sinh viên thêm hứng thú trong luyện tập.
Từ khóa: Rèn kĩ năng, đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm.
1. Mở đầu
Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, chương trình đào tạo của các
trường sư phạm hiện nay đã hướng tới mục tiêu tiếp cận năng lực nhằm giúp sinh viên sau khi ra
trường có thể đáp ứng tốt những yêu cầu dạy học ở nhà trường phổ thông. Vì vậy, việc tăng cường
các hình thức thực hành rèn luyện kĩ năng, nghiệp vụ là rất cần thiết cho sinh viên trong bối cảnh
hiện nay.
Trong dạy học Ngữ văn, kĩ năng đọc văn bản là một trong những kĩ năng cần thiết nhằm
nâng cao năng lực dạy đọc hiểu văn bản cho người giáo viên. Chính vì vậy, đã có nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm đến vấn đề đọc văn bản và rèn kĩ năng đọc văn bản như: Nguyễn Thanh Hùng, Vũ
Nho, Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Thị Hồng Vân. . .
Tác giả Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn Kĩ năng đọc hiểu văn [3;19] đã khẳng định: Hoạt
động đọc từ xa xưa đã tích lũy được vô vàn những dạng thức đọc, kiểu đọc, dạng đọc, loại đọc,
phương pháp đọc, kĩ năng đọc. Lịch sử nghiên cứu chưa có những tiêu chí để phân loại rạch ròi
ranh giới khoa học giữa chúng nên số lượng hành động đọc rất phong phú, đa dạng như: đọc đúng,
đọc hay, đọc diễn cảm, đọc ở nhà, đọc trên lớp...
Tác giả Hoàng Hòa Bình trong chuyên luận Phương pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học
[2;166] đã đưa ra quy trình và các biện pháp dạy đọc hiểu tác phẩm văn học đó là: đọc vỡ, đọc
sáng tạo, đọc khám phá, đọc sâu. Tác giả cũng chỉ ra cách thức rèn kĩ năng đọc diễn cảm như: điều
chỉnh ngữ điệu, giọng đọc, ngắt giọng, chuyển đổi giọng. Theo tác giả, có hai điểm quan trọng mà
các thầy cô giáo cần chú ý khi dạy học sinh đọc diễn cảm đó là: khi đọc diễn cảm cần phải xuất
phát từ nội dung phản ánh của tác phẩm không tùy tiện theo ý muốn chủ quan, thầy cô phải thật
sự hiểu, cảm đúng tác phẩm, có khả năng đọc diễn cảm tác phẩm và cần tránh máy móc khi hướng
dẫn học sinh đọc.
Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016
Liên hệ: Phạm Thị Phương Huyền, e-mail: huyenptp@gmail.com
90
Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn
Tác giả Vũ Nho trong chuyên luận Dạy học thơ ở trường trung học phổ thông [2;229] đã
phân tích Tính du dương của thơ. Tác giả cho rằng Tính du dương của thơ phụ thuộc vào hệ thống
thi pháp, vần, luật và nhịp điệu của từng bài thơ và chi phối đến việc đọc diễn cảm thơ, vì vậy
người đọc cần lưu ý đến đặc điểm này.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Vân trong chuyên luận Phát triển năng lực cảm xúc cho học sinh
phổ thông qua dạy học tác phẩm văn học [2;281] đã phân tích vai trò của đọc diễn cảm trong việc
phát triển năng lực cảm xúc, đồng thời tác giả đã đưa ra những gợi ý cho giáo viên khi luyện đọc
diễn cảm cho học sinh, đó là: đọc mẫu cho học sinh, tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm theo yêu
cầu của giáo viên.
Có thể thấy rằng, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến vai trò cửa việc đọc diễn cảm và cách
thức rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu quy trình rèn kĩ năng
đọc văn bản cho sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa thành quả của các
nhà nghiên cứu, chúng tôi mong muốn xây dựng một quy trình hoàn chỉnh để hướng dẫn sinh viên
rèn kĩ năng đọc văn bản nhằm tạo tiền đề giúp sinh viên nâng cao năng lực đọc hiểu và dạy học
đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông sau này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Vai trò của hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên trong các
cơ sở đào tạo giáo viên
Chương trình đào tạo của bất kì ngành nghề nào cũng luôn phải quan tâm đến việc rèn luyện
nghiệp vụ, bồi dưỡng kĩ năng cho người học, bởi lẽ “Trăm hay không bằng tay quen”. Các nhà
trường sư phạm có nhiệm vụ đào tạo ra những con người làm nghề dạy học, đó là “nghề cao quý
bậc nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo bậc nhất vì nó sáng tạo ra những con người
sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Vì vậy, những người học được đào tạo từ môi trường sư phạm phải là
những người thợ dạy chuyên nghiệp, đủ năng lực để gánh vác sự nghiệp giáo dục của nước nhà.
Để có được những năng lực cần thiết của người giáo viên, ngoài những vấn đề thuộc về chủ
thể người học thì vấn đề quan trọng khác lại thuộc về cơ sở đào tạo đó là việc phát triển chương
trình, xây dựng đội ngũ, chăm lo cơ sở vật chất. . . phục vụ cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Đặc biệt, để người học trở thành những người thợ dạy thực thụ, các trường sư phạm cần phải tăng
cường thực hành, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên.
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) là một trong những hoạt động
quan trọng của trường sư phạm được quy định trong chương trình đào tạo giáo viên các cấp học,
bậc học, là học phần mang tính ứng dụng, yêu cầu sinh viên phải hoạt động. RLNVSPTX, có vai
trò và ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn, cụ thể:
- RLNVTX là cầu nối giữa lí luận đào tạo nghề làm thầy với thực tiễn giáo dục phổ thông.
Cùng với các học phần khác, RLNVSPTT đã làm cho chương trình đào tạo giáo viên thêm hoàn
chỉnh. Việc tổ chức, quản lí tốt vấn đề RLNVSPTX sẽ góp phần quan trọng vào quá trình bồi
dưỡng, phát triển năng lực dạy học cho sinh viên.
- RLNVSPTX có tính ứng dụng cao. Với những kiến thức lí luận đã được trang bị, dưới sự
tổ chức hướng dẫn của giảng viên, qua hoạt động này, sinh viên bộc lộ năng lực thực tiễn của mình
và được thực tiễn kiểm nghiệm, đánh giá bằng người thực, việc thực [4;15].
91
Phạm Thị Phương Huyền
2.2. Quy trình rèn kĩ năng đọc văn bản
“Đọc là một dạng hoạt động của ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời
nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp
từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)” [1;17]. Như
vậy, có hai hình thức đọc văn bản đó là đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm là hình thức đọc
bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trình tiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc, còn
đọc thành tiếng là một cách đọc để thưởng thức, để chia sẻ những cảm nhận về văn bản trong một
nhóm người đọc, biến câu chữ thành âm thanh, giai điệu. Trong hoạt động giao tiếp, khi đọc thành
tiếng, người đọc một lúc đóng hai vai: một vai là người tiếp nhận thông tin bằng chữ viết, một vai
là người trung gian để truyền thông tin, đưa văn bản viết đến người nghe. Do đó người đọc cũng là
người đồng sáng tạo văn bản, là người thực hiện việc tái sinh văn bản. Chính vì thế, trong chương
trình đào tạo sư phạm, cần rèn cho sinh viên (SV) kĩ năng đọc văn bản ngay từ kì học đầu tiên để
SV hiểu rõ tầm quan trọng của việc đọc văn bản trong dạy học đọc hiểu. Đồng thời giúp SV xác
định rõ động cơ học tập, ý thức rèn luyện kĩ năng đọc văn bản để có năng lực đọc văn bản, đáp
ứng yêu cầu dạy học đọc hiểu văn bản ở nhà trường phổ thông sau này.
2.2.1. Rèn kĩ năng đọc đúng
Đọc đúng văn bản, tức là tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, thể
hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn, đọc đúng chính âm (chính âm là các chuẩn mực phát âm của
một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội). Phân biệt từ, cụm từ, câu đoạn với dấu câu
chính xác. Tái tạo đầy đủ nội dung ý nghĩa tác phẩm trên cơ sở nắm vững sự thống nhất giữa cái
biểu đạt và cái được biểu đạt làm nên chỉnh thể toàn vẹn của tác phẩm [1;18].
SV ngành sư phạm Ngữ văn của một số trường đại học trên địa bàn các tỉnh miền núi, đặc
biệt là trường Đại học Tây Bắc, do đặc thù xuất thân từ nhiều thành phần dân tộc nên nhiều sinh
viên đọc không đúng chính âm như: đọc sai thanh điệu (ngã, hỏi), phụ âm (b, v, đ, l, n) nguyên âm
đôi (ân, ơn, anh. . . ) Chẳng hạn, “Tam quốc diễn nghĩa” đọc thành “Tam quốc diến nghía” “vào
nhà” đọc thành “bào nhà”; “đôi bạn” đọc thành “lôi bạn” hoặc “Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu”
đọc thành “Cố nhơn tây từ Hoàng Hạc đâu”. . . Vì vậy, trước hết cần rèn cho sinh viên đọc đúng
văn bản, phân biệt chuẩn xác sáu thanh điệu, không đọc sai âm đầu vần, âm giữa vần, âm cuối vần
và tránh phát âm sai các phụ âm đầu như: tr, s, r, l, n, đ, v, b. . .
Để rèn kĩ năng đọc đúng cho SV, giảng viên (GV) nên tổ chức các buổi rèn luyện nghiệp
vụ trên lớp và thực hiện theo một quy trình thống nhất, như sau:
+ Bước 1: Chọn văn bản có nhiều từ khó, khiến SV dễ đọc sai để luyện đọc.
Văn bản được chọn có thể trong hoặc ngoài chương trình sách giáo khoa Ngữ văn các cấp.
Tuy nhiên, GV nên quan tâm nhiều hơn đến văn bản trong chương trình Ngữ văn trung học phổ
thông vì đó là những ngữ liệu liên quan trực tiếp đến việc giảng dạy sau này của SV khi ra trường.
VD: Trong sách Ngữ văn lớp 12, có thể chọn văn bản Đàn ghi ta của Lorca của Thanh
Thảo, Tây Tiến của Quang Dũng, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đất
nước của Nguyễn Khoa Điểm hoặc Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. . . là những văn bản
hay và có nhiều từ khiến SV dễ phát âm sai. Chẳng hạn: “khúc khuỷu”, “oai linh”, “áo bào”, lớn
lên”, hoặc “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. . .
+ Bước 2: GV đọc mẫu cho SV nghe và hướng dẫn SV cách đọc.
VD: Nếu chọn văn bản Đàn ghi ta của Lorca, GV cần hướng dẫn SV chú ý phát âm chuẩn
các từ: “li la, chếnh choáng, bê bết đỏ, mộng du, ròng ròng, long lanh” để làm nổi bật tâm trạng
92
Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn
của nhân vật trữ tình.
+ Bước 3: Gọi từng SV lên đọc trước lớp, GV ghi âm lại giọng đọc của SV.
Trong khi SV đọc, GV cần ghi chép lại những chỗ SV đọc chưa đúng để góp ý và chỉnh sửa
cho SV. Để làm tốt công việc này, GV cần có một cuốn sổ theo dõi quá trình rèn kĩ năng đọc của
SV. Với những SV năng lực đọc yếu, GV cần kiên trì luyện đọc cho SV đến khi nào SV cải thiện
được năng lực đọc của mình.
+ Bước 4: GV chia nhóm, mỗi nhóm khoảng 05 SV gồm cả SV năng lực đọc tốt và SV
năng lực đọc chưa tốt để SV tự giám sát và rút kinh nghiệm cho nhau.
+ Bước 5: GV kiểm tra lại việc đọc của SV bằng cách gọi từng SV lên đọc trước lớp, GV
tiếp tục ghi âm lại giọng đọc của SV.
+ Bước 6: GV nhận xét cụ thể về ý thức, thái độ và năng lực đọc của từng SV thông qua
việc so sánh bản ghi âm của lần đọc thứ nhất với bản ghi âm của lần đọc sau.
Như vậy, việc rèn luyện kĩ năng đọc đúng cho SV theo một quy trình thống nhất sẽ giúp
GV thuận lợi trong việc tổ chức và giúp SV thêm hứng thú trong học tập. Đặc biệt sẽ giúp SV cải
thiện năng lực đọc của mình.
2.2.2. Rèn kĩ năng đọc hay
Đọc hay là đọc đúng khi người đọc biết phối hợp và vận dụng ưu thế chất giọng tự nhiên
với việc biểu hiện nội dung tác phẩm, làm chủ giọng đọc và kĩ thuật đọc phù hợp với giọng điệu
cảm xúc của nhà văn và nghĩa của văn bản. Người đọc hay là người luôn có ý thức bao quát sự
theo dõi và đồng cảm cũng như thái độ của người nghe, hướng việc đọc vào họ để tăng thêm sức
truyền cảm.
Để có năng lực đọc hay, người học cần phải trải qua quá trình luyện tập bài bản trong đó
phải bắt đầu bằng việc rèn kĩ năng đọc đúng, sau đó rèn luyện cách ngắt giọng, ngữ điệu, nhịp
điệu, cường độ của giọng đọc và cả tư thế, nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc. . .
GV cần rèn luyện cho SV kĩ năng đọc hay theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chọn văn bản để luyện đọc.
GV nên chọn lại những văn bản đã sử dụng trong nội dung rèn kĩ năng đọc đúng để luyện
đọc nhằm tạo được tính thống nhất cao trong quá trình luyện tập.
Sau khi đã xác định văn bản để luyện đọc, GV yêu cầu SV nghiên cứu kĩ văn bản (nội dung,
quan niệm nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác. . . ). Việc thông hiếu văn bản sẽ giúp người đọc đọc ra
được ý nghĩa sâu xa của văn bản.
Bước 2: Hướng dẫn SV xác định giọng điệu cơ bản khi đọc.
Giọng điệu cơ bản là tính chất chung của giọng đọc khi trình bày tác phẩm. Việc thể hiện
giọng điệu cơ bản có ý nghĩa quan trọng giúp cho người nghe có thể cảm nhận được giá trị nội
dung, nghệ thuật của văn bản. Để xác định chính xác giọng điệu của văn bản cần chú ý đến thể
loại, nội dung tư tưởng và phong cách ngôn ngữ của văn bản. Các giọng điệu cơ bản bao gồm:
giọng trữ tình ngọt ngào, giọng hài hước, châm biếm, đả kích chế giễu, mỉa mai, hờn dỗi, đau đớn,
xót xa, tiếc nuối. . .
VD: Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, cần đọc với giọng trữ tình thống thiết xen lẫn nuối tiếc
xót xa và căm giận.
Bước 3: Hướng dẫn SV xác định ngữ điệu, cách ngắt giọng, và nhịp điệu khi đọc.
Ngữ điệu là sự thay đổi giọng nói, giọng đọc, là sự lên cao hay hạ thấp giọng đọc, giọng
93
Phạm Thị Phương Huyền
nói. Ngữ điệu bao gồm toàn bộ các phương tiện siêu đoạn được sử dụng ở bình diện câu như cao
độ (độ cao thấp của âm thanh), cường độ (độ mạnh yếu của âm thanh), âm sắc (sắc thái riêng của
âm thanh). . . Ngữ điệu là yếu tố gắn chặt với lời nói, là yếu tố tham gia tạo thành lời nói” [1;19].
Ngắt giọng là hành động ngừng đọc và để cho sự im lặng (khoảng lặng) trở thành một phần
trong câu nói. Đây là một biện pháp hữu hiệu để thể hiện cảm xúc trong quá trình giao tiếp. Trong
khi đọc văn bản, ngắt giọng thường thực hiện ở những chỗ có dấu câu. Tuy nhiên, cũng có khi văn
bản không ghi dấu câu vẫn được ngưng giọng, tùy theo việc thể hiện tâm trạng của nhân vật hoặc
ý nghĩa của tác phẩm.
Nhịp điệu là tốc độ của việc đọc, có thể là nhanh, chậm hay vừa phải. . .
VD: Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca, trong đoạn một của bài thơ, (từ đầu đến “Tiếng ghi ta
tròn bọt nước vỡ tan”), tác giả tái hiện không gian Tây Ban Nha đặc thù, giữa không gian đó, nổi
bật lên hình tượng người nghệ sĩ lãng du có tâm hồn phóng khoáng, tha thiết yêu người, yêu đời,
nhưng nghịch lí thay, lại không ngừng đi theo một tiếng gọi huyền bí để hướng về miền đơn độc.Vì
vậy, cần đọc với giọng trầm lắng, chậm rãi, ngắt giọng ở những chỗ có dấu câu, đặc biệt sau dấu ba
chấm cần ngắt giọng lâu hơn. Đoạn tiếp (từ “Tây Ban Nha hát nghêu ngao” đến “ròng ròng máu
chảy”), bi kịch của người nghệ sĩ, chiến sĩ Lorca, cần đọc với giọng đau xót xen lẫn với căm hờn.
Cần ngắt giọng dứt khoát ở vị trí cuối dòng thơ. Đoạn cuối (từ “Không ai chôn cất tiếng đàn” đến
hết) cần đọc với giọng thương cảm, xót xa cùng với sự ngưỡng mộ tài năng và khí phách của người
nghệ sĩ bất tử, cần ngắt giọng linh hoạt ở vị trí có dấu câu.
Từ bước 4 cho đến bước cuối cùng, GV thực hiện theo quy trình rèn kĩ năng đọc đúng.
Như vậy, vấn đề quan trong nhất khi GV tổ chức rèn kĩ năng đọc cho SV là phải nắm rõ
năng lực đọc của mỗi SV để kịp thời điều chỉnh và hướng dẫn SV, giúp SV nâng cao năng lực đọc
của mình. GV cần kiên trì luyện tập cùng SV khi SV gặp khó khăn trong quá trình đọc, đặc biệt là
với SV năng lực đọc còn nhiều hạn chế.
2.2.3. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm
“Đọc diễn cảm là mức độ cao của hình thức đọc thành tiếng, đó là quá trình đọc không chỉ
đọc đúng hình thức câu chữ mà còn thể hiện được linh hồn của thế giới ngôn từ tác phẩm, có nghĩa
là thể hiện được qua việc đọc những tình cảm, cảm xúc của nhân vật, giọng điệu cảm xúc của tác
giả và những cảm nhận của cá nhân người đọc về tác phẩm. Đây là bước đi đầu tiên để hòa nhập
tâm hồn của người đọc vào không khí của tác phẩm” [2;282]. Như vậy, đọc diễn cảm tức là người
đọc phải thể hiện được mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm.
Truyền đạt được sắc thái tình cảm, cảm xúc của ngôn ngữ, của nhân vật trong tác phẩm vừa thể
hiện được thái độ tình cảm của tác giả ẩn sau sự miêu tả phản ánh nghệ thuật (đó là quá trình đồng
cảm). Đồng thời kết hợp được thái độ tình cảm và sự đánh giá thẩm mĩ riêng của người đọc văn
đối với văn bản, đây là quá trình cộng hưởng, sáng tạo trong đọc.
GV cần rèn luyện cho SV kĩ năng đọc diễn cảm theo quy trình sau đây:
Bước 1: GV chọn văn bản để luyện đọc cho SV.
GV nên chọn lại những văn bản ở nội dung luyện đọc hay để SV có độ thấm khi đọc văn
bản, giúp SV dễ dàng đạt được sự diễn cảm trong quá trình đọc, ngoài ra cần bổ sung thêm văn
bản mới. Các văn bản bổ sung để cho SV luyện đọc nên đa dạng về hình thức loại thể, từ trữ tình
đến tự sự, kịch và kí. Chú ý nhiều hơn đến văn bản trong chương trình phổ thông.
Bước 2: GV yêu cầu SV đọc thầm, đọc lướt văn bản để có cảm nhận chung về văn bản và
xác định được cách đọc văn bản.
94
Rèn kĩ năng đọc văn bản cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn
Bước 3: GV cho SV thảo luận để tìm ra định hướng chung nhất về cách đọc văn bản thông
qua hệ thống câu hỏi đàm thoại.
VD: Văn bản này nên đọc với giọng điệu như thế nào? Ngữ điệu khi đọc cần thể hiện ra
sao? Nên đọc với nhịp điệu nhanh hay chậm? Cần diễn tả cảm xúc gì trong quá trình đọc? Cần
nhấn mạnh từ ngữ nào cho phù hợp với tính cách, tâm trạng của nhân vật và mạch cảm xúc của tác
phẩm?...
GV cần định hướng cho SV đọc văn bản theo đặc trưng thể loại của văn bản. Chẳng hạn,
khi đọc văn bản trữ tình cần phải đọc ra được cảm xúc trữ tình của nhân vật. Khi đọc văn bản tự sự
cần phải đọc ra được nội dung hiện thực khách quan được phản ánh thông qua con người, hành vi,
sự kiện. . . Khi đọc văn bản kịch cần phải đọc ra được xung đột và hành động của nhân vật kịch.
Bước 4: GV đọc mẫu hoặc cho SV nghe, xem băng hình của các nghệ sĩ ưu tú có năng lực
đọc diễn cảm.
Trong thực tế không phải GV nào cũng có năng lực đọc diễn cảm, bởi lẽ đọc diễn cảm phụ
thuộc nhiều vào chất giọng của người đọc. Vì vậy, với GV tự thấy năng lực đọc diễn cảm của mình
chưa thực sự tốt, chưa thể làm mẫu cho SV thì có thể sử dụng giọng đọc của người khác để làm
mẫu. Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất của người GV là phải rèn cho SV cách đọc và chỉ ra
được những hạn chế của SV khi đọc nhằm giúp SV nâng cao năng lực đọc diễn cảm của mình.
Bước 5: Gọi SV lên đọc trước lớp, GV nhận xét
Với những văn bản ngắn, GV yêu cầu SV đọc hoàn chỉnh văn bản. Với văn bản dài, GV có
thể yêu cầu hai hoặc ba SV cùng đọc để có sự kết nối, chia sẻ cảm xúc. GV cũng có thể tổ chức
cho SV đọc theo vai đối với văn bản có nhiều nội dung đối thoại hoặc nhiều tình tiết hấp dẫn.
Sau khi SV kết thúc nội dung đọc, GV nên gọi các SV khác nhận xét về phần thể hiện của
bạn mình. Việc SV khác nhận xét vừa mang tính khách quan trong đánh giá, vừa giúp SV nhận
xét tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Song, GV vẫn phải là người kết luận lại và đánh giá
chính xác năng lực đọc của SV.
Như vậy, quy trình rèn kĩ năng đọc diễn cảm trên lớp cũng thực hiện gần như tương tự với
nội dung rèn đọc đúng và đọc hay. Tuy nhiên, khi rèn kĩ năng đọc diễn cảm người GV phải tỉ mỉ
hơn trong việc nghiên cứu văn bản để đưa ra được những định hướng cụ thể về cách đọc văn bản
cho SV, giúp SV hứng thú với việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Kết luận
Đọc văn bản có mối liên hệ chặt chẽ với đọc hiểu bởi lẽ qua việc đọc văn bản người nghe có
thể nhận ra, đánh giá được sự cảm, hiểu của người đọc về văn bản. Đọc văn bản cũng chính là nền
tảng của dạy đọc hiểu văn bản. Người giáo viên Ngữ văn muốn có năng lực dạy học đọc hiểu trước
hết phải có năng lực đọc văn bản. Vì vậy, việc rèn luyện kĩ năng đọc văn bản cho SV sư phạm Ngữ
văn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở đào tạo giáo viên. Những trường sư
phạm còn nhiều SV năng lực đọc chưa tốt cần phải tăng cường các hình thức rèn kĩ năng đọc cho
SV, giúp SV có nền tảng vững chắc để phát triển năng lực đọc hiểu, đáp ứng yêu cầu dạy học đọc
hiểu ở nhà trường phổ thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Việt Bắc, 2007. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[2] Hoàng Hòa Bình (chủ biên), 2014. Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông. Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
95
Phạm Thị Phương Huyền
[3] Nguyễn Thanh Hùng, 2011. Kĩ năng đọc hiểu văn. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[4] Nguyễn Trung Thanh (chủ biên), 2008. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nxb Đại
học Sư phạm, Hà Nội.
ABSTRACT
Practising skills of reading text for philology students of education
Pham Thi Phuong Huyen
Faculty of Philology, Tay Bac University
The teacher’s training institutions must deploy to practise reading text skills for students
as soon as the first semester because reading text is very basic to understanding and teaching
reading comprehension. Practising reading skills could do in ordinal: read correctly, read well,
read expressively, then it becomes a process which lecturers get facilities for organizing, especally,
help students to be interested in practising more.
Keywords: Practising skills, reading correctly, reading well, reading expressive.
96
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4531_ptphuyen_8072_2131892.pdf