Tài liệu Quyền lao động trong chuỗi cung ứng của unilever: từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn áp dụng tốt: Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 1
Quyền lao động trong
chuỗi cung ứng của unilever:
từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn
áp dụng tốt
Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
LABOUR RIGHTS IN UNILEVER’S SUPPLY CHAIN AN OXFAM STUDY 20
2 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 3
Quyền lao động trong
chuỗi cung ứng của unilever:
từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn
áp dụng tốt
Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
Rachel Wilshaw cùng với Liesbeth Unger,
Đỗ Quỳnh Chi và Phạm Thu Thủy
Tháng 1 năm 2013
4 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Mục lục
Lời tựa từ Oxfam và Unilever 6
Lời tựa từ Oxfam 7
Lời tựa của Unilever 7
Tóm tắt 9
1 Giới thiệu 20
Giải quyết các vấn đề l...
120 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Quyền lao động trong chuỗi cung ứng của unilever: từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn áp dụng tốt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 1
Quyền lao động trong
chuỗi cung ứng của unilever:
từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn
áp dụng tốt
Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
LABOUR RIGHTS IN UNILEVER’S SUPPLY CHAIN AN OXFAM STUDY 20
2 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 3
Quyền lao động trong
chuỗi cung ứng của unilever:
từ tuân thủ pháp luật tới thực tiễn
áp dụng tốt
Nghiên cứu của Oxfam về các vấn đề lao động trong
chuỗi cung ứng của Unilever Việt Nam
Rachel Wilshaw cùng với Liesbeth Unger,
Đỗ Quỳnh Chi và Phạm Thu Thủy
Tháng 1 năm 2013
4 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Mục lục
Lời tựa từ Oxfam và Unilever 6
Lời tựa từ Oxfam 7
Lời tựa của Unilever 7
Tóm tắt 9
1 Giới thiệu 20
Giải quyết các vấn đề lao động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu 21
Về nghiên cứu này 23
2 Phương pháp luận 25
Ghi chú về các hạn chế của phương pháp 30
Các bước tiếp theo 30
3 Các khuôn khổ quốc tế về quyền của người lao động 31
Các khuôn khổ và các hướng dẫn quốc tế liên quan đến quyền của người lao động 32
4 Bối cảnh: công ty Unilever và quốc gia Việt Nam 36
Tổng quan về công ty Unilever 37
Bối cảnh về quyền lao động tại Việt Nam 39
Các vấn đề lao động ở Việt Nam trong bối cảnh quốc tế 45
5 Các chính sách và quy trình quản lý về quyền của ngưới lao động tại Unilever 48
Các chính sách và quy trình quản lý về quyền của ngưới lao động tại Unilever 49
So sánh Unilever với các đối thủ cạnh tranh 61
6 Quản lý các vấn đề lao động tại Unilever 63
Tự do hiệp hội/thương lượng tập thể 64
Unilever và tiền lương 69
Unilever và giờ làm việc 86
Unilever và lao động hợp đồng 90
7 Kết luận và kiến nghị 96
Tóm tắt phân tích thiếu hụt 97
Kết luận 100
Kiến nghị của Oxfam đối với Unilever 101
Phúc đáp và cam kết của Unilever 103
8 Các phụ lục 105
Phụ lục 1: Nhóm dự án và lời cám ơn 106
Phụ lục 2: Ví dụ về các sáng kiến để giải quyết vấn đề mức Lương đủ sống 107
Phụ lục 3: Nguồn thông tin được sử dụng thường xuyên 108
Các ghi chú 109
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 5
Chữ viết tắt
AIM-PROGRESS Chương trình của hiệp hội thương hiệu châu Âu về cung ứng có trách nhiệm
AFW Sàn lương tối thiểu châu Á
CBA Thỏa ước Lao động Tập thể
CoBP Bộ Quy tắc Kinh doanh
ETI Sáng kiến kinh doanh có đạo đức
FDI Doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài
FMCG Hàng tiêu dùng nhanh
IFC Tổ chức tài chính quốc tế
GRI Sáng kiến báo cáo toàn cầu
ILO Tổ chức lao động quốc tế
ILLSA Viện Khoa học Lao động và các Vấn đề Xã hội
ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
IUF Liên minh Công nhân ngành Lương thực Thế giới
MNE Declaration Tuyên bố ba bên về các nguyên tắc liên quan dến doanh nghiệp đa quốc gia và
chính sách xã hội
MOLISA Bộ Lao động Thương binh Xã hội
NCP Cơ quan Đầu mối Liên lạc Quốc Gia của Anh Quốc
NGO Tổ chức Phi chính phủ
NMW Mức lương tối thiểu chung
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
POE Doanh nghiệp Tư nhân
PPP Sức mua tương đương
SAN Mạng lưới Nông nghiệp Bền vững
SEDEX Hệ thống Trao đổi Số liệu về Đạo lý của các Nhà cung ứng
SMETA Kiểm toán kinh doanh có đạo đức sử dụng phương pháp SEDEX
SOE Doanh nghiệp Nhà nước
SOMO Trung tâm Nghiên cứu các Công ty đa quốc gia
UNGP Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Quyền Con người
UVN Unilever Việt Nam
VGCL Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
6 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r20 AN OXFAM STUDY LABOUR RIGHTS IN UNILEVER’S SUPPLY CHAIN
lời tựa từ
oxfam và unilever
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 7
Lời tựa từ Oxfam
Rất nhiều công nhân tại các chuỗi giá trị của
những công ty đa quốc gia trên khắp thế giới
hiện vẫn đang phải làm việc trong điều kiện
nghèo nàn, ngược lại với những mục tiêu
thường là tốt đẹp của các nhà quản lý. Các yếu
tố như lương thấp, giờ làm việc dài, hệ thống
quan hệ lao động kém, công việc bấp bênh kết
hợp với nhau đã đặt nhóm người nghèo nhất
thế giới này vào tình trạng báo động và ảnh
hưởng xấu đến nỗ lực thoát nghèo của họ.
Khung Liên hiệp quốc về Kinh doanh và Quyền
Con người đã nêu rõ, các công ty có trách nhiệm
tôn trọng quyền con người, trong đó có quyền
lao động của tất cả các cá nhân tham gia hoặc bị
ảnh hưởng từ công việc kinh doanh của những
công ty đó. Trong nhiều năm qua, Oxfam đã nỗ
lực vận động các công ty có hành động cải thiện
điều kiện làm việc cho người lao động trong
các chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Đó cũng
là lý do chúng tôi tích cực tham gia vào các sáng
kiến nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ các
kinh nghiệm thực tiễn tốt giữa các công ty, các
nghiệp đoàn và các tổ chức phi chính phủ, ví dụ
như Sáng kiến Đạo đức Kinh doanh Anh Quốc1
và Sáng kiến Trang phục Thể thao Indonesia và
Liên minh Công bằng.2
Các sáng kiến này đã tạo ra những bước tiến
nhất định, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thử thách
đối với các công ty, trong đó có Unilever. Quan
hệ hợp tác giữa Oxfam và Unilever đã trải dài
qua một thập kỷ; đã có một báo cáo chung về
Dấu chân Nghèo đói (báo cáo đầu tiên ở dạng
này của cả hai tổ chức) nghiên cứu các ảnh
hưởng của Unilever đến cuộc chiến chống đói
nghèo ở Indonesia3 và một đối thoại đang thực
hiện về sản xuất nông nghiệp bền vững và xóa
đói giảm nghèo.
Mặc dù lãnh đạo cấp cao nhất của Unilever có
những cam kết mạnh mẽ đối với vấn đề phát
triển bền vững, Oxfam nhận thấy, cũng như
nhiều công ty xuyên quốc gia khác, khi đụng
đến các vấn đề lao động, việc thực thi trách
nhiệm doanh nghiệp vẫn có nhiều hạn chế. Tiếp
theo quá trình đối thoại về vấn đề này, Oxfam
đề xuất khảo sát thực tế về người lao động trong
các công ty và chuỗi cung ứng của Unilever tại
một quốc gia đang phát triển. Nhận được sự hỗ
trợ và hưởng ứng tích cực của Unilever, nghiên
cứu này đã được tiến hành.
Oxfam đánh giá cao thiện chí của Unilever trong
việc công khai thông tin về các công ty và chuỗi
cung ứng của mình đối với các cán bộ của Oxfam
cũng như với nhóm nghiên cứu; điều này được
thể hiện qua mức độ minh bạch thông tin cao
và cam kết thực sự trong việc gắn kết với các bên
liên quan. Điều này đã cho phép chúng tôi được
tiếp cận để lấy ý kiến của công nhân về công
việc của họ cũng như hiểu được sự tương tác
giữa cuộc sống của người lao động và các chính
sách, tiến trình của doanh nghiệp. Điều này vốn
không phải dễ dàng gì đối với một tổ chức xã
hội dân sự.
Chúng tôi rất hoan nghênh Unilever đã có những
cam kết cụ thể trong việc xem xét giải quyết các
phát hiện và kiến nghị của nghiên cứu này như
được liệt kê ở cuối của báo cáo. Chúng tôi cũng
dự kiến sẽ tiến hành rà soát tiến trình thực hiện
các cam kết này trong hai năm tới. Chúng tôi
hy vọng rằng, cùng với thời gian, điều kiện làm
việc của người lao động sẽ được cải thiện nhờ
kết quả của những thay đổi từ việc thực hiện các
cam kết đó.
Lời tựa của Unilever
Unilever cam kết tôn trọng và thúc đẩy các
quyền con người và thực hành ứng xử tốt đối
với người lao động. Tôn trọng quyền con người
được xem là điều cốt lõi trong giá trị của công
ty và được thể hiện rõ trong Bộ Quy tắc Kinh
doanh4 của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn
hợp tác với các đối tác thuộc khu vực tư nhân
cũng như xã hội dân sự và các tổ chức lao động
để thúc đẩy quyền con người ở cấp độ quốc gia
cũng như toàn cầu. Việc áp dụng Khung Liên
hiệp quốc về Kinh doanh và Quyền Con người đã
giúp chúng tôi nhìn nhận lại và hoàn thiện việc
lồng ghép các chiến lược về quyền con người
8 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
và quyền lao động của công ty. Và chúng tôi đã
thực sự khởi động hành trình này. Trong khuôn
khổ Hiệp ước Toàn cầu của Liên hiệp quốc đặt tại
Hà Lan, Unilever là một trong những công ty đi
đầu trong việc tham gia xây dựng một ‘bộ công
cụ định hướng cho các công ty’ thực hiện theo
Khung Liên hiệp quốc về Kinh doanh và Quyền
Con người; Đặc phái viên Liên hiệp quốc, Giáo
sư John Ruggie đã công nhận các đóng góp
của chúng tôi trong báo cáo của ông.5 Ngoài ra,
Unilever đã thảo luận nội bộ và phân tích các
khoảng trống (các thiếu hụt) liên quan đến việc
tuân thủ Khung Liên hiệp quốc.
Nhận thức được phía trước vẫn còn nhiều việc
phải làm, Unilever đã đồng ý với đề nghị của
Oxfam thực hiện nghiên cứu này trong các
công ty và chuỗi cung ứng của chúng tôi tại
Việt Nam để rà soát Khung Liên hiệp quốc được
hiểu và thực hiện như thế nào và làm thế nào
để một doanh nghiệp toàn cầu có thể cải thiện
và hoàn thiện hơn nữa các tiêu chuẩn lao động
cho nhân viên và công nhân của mình.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 9 4 AN OXFAM STUDY LABOUR RIGHTS IN UNILEVER’S SUPPLY CHAIN
tóm tắt
10 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Thông tin cơ sở và mục tiêu của
nghiên cứu
Nghiên cứu này được Oxfam và Unilever khởi
xướng, dựa trên các đối thoại trong thời gian dài
về nông nghiệp bền vững trong khuôn khổ một
sáng kiến đa bên là Phòng thí nghiệm Lương thực
Bền vững. Mối quan hệ được xây dựng từ một
nghiên cứu đột phá về dấu chân nghèo đói trong
các công ty của Unilever tại Indonesia vào năm
2005. Năm 2009, khi rà soát các nguy cơ trong
một đề xuất dự án hợp tác về nông nghiệp quy
mô nhỏ, có một nguy cơ được xác định liên quan
đến việc quản lý của Unilever về quyền lao động.
Báo cáo này là kết quả từ các cuộc đối thoại sau
phát hiện đó. Báo cáo do Oxfam tài trợ và có hai
mục tiêu:
Mục tiêu 1: Đánh giá các tiêu chuẩn lao động
trong các công ty và chuỗi cung ứng của
Unilever, cân nhắc các tiêu chuẩn quốc tế và các
điều kiện địa phương.
Mục tiêu 2: Xây dựng một bộ nguyên tắc và các
biện pháp để hướng dẫn Unilever, và các công ty
khác, trong việc thực thi trách nhiệm xã hội của
mình, như là phần bổ sung vào các biện pháp
hiện có về đảm bảo môi trường.
Unilever tuyên bố họ muốn có hiểu biết tốt hơn
về các vấn đề quan trọng đối với người lao động
nhưng vốn dĩ các công ty lại khó xác định và
quản lý. Ngành Hàng tiêu dùng Nhanh đang ở
những bước đầu tiên trong việc giải quyết kiểu
vấn đề này. Ví dụ, thế nào là một mức Lương
đủ sống? thế nào thì được coi là áp dụng mức
Lương đủ sống? công ty có thể học hỏi được gì
từ điều này? Bốn vấn đề được lựa chọn tập trung
giải quyết gồm:
1. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể:
được lựa chọn bởi đây là tiền đề thúc đẩy nhận
thức đúng về các điều kiện làm việc xứng đáng.
6 Chúng thuộc những quyền cơ bản của Tổ chức
Lao động Quốc tế. 7 Chúng tôi xem xét liệu công
nhân có thể thực hiện các quyền này cho dù gặp
những hạn chế theo pháp luật Việt Nam được
hay không.
2. Lương đủ sống: Khái niệm này ngày càng
được chú ý nhiều hơn và gây ra những tranh
luận nóng bỏng giữa các công ty, các nghiệp
đoàn và các tổ chức phi chính phủ (NGO) trên
khắp thế giới. Mức Lương đủ sống là gì? Tính
toán nó như thế nào? Nó có quan hệ thế nào đối
với mức lương tối thiểu theo pháp luật quy định?
Chúng tôi đánh giá lương theo lương được công
nhận và các tiêu chuẩn nghèo đói cũng như xem
xét liệu lượng tiền mà công nhân thực tế nhận
được có đảm bảo cho nhu cầu cơ bản của họ hay
không?
3. Giờ làm việc: Công nhân thường phải làm
việc quá giờ để kiếm được đồng lương đủ sống
và người chủ sử dụng lao động cũng dựa vào
việc làm quá giờ để đạt được các mục tiêu sản
xuất của họ. Khi gặp tình huống làm thêm quá
nhiều giờ, chúng tôi xem xét tại sao điều này lại
xảy ra cũng như những nỗ lực mà Unilever đã
làm để đảm bảo các nhà cung ứng tuân thủ yêu
cầu của pháp luật.
4. Lao động hợp đồng: Các dạng lao động hợp
đồng, bao gồm công việc tạm thời và mùa vụ,
đều ẩn chứa nhiều vấn đề cần xem xét do sinh kế
của những người công nhân bấp bênh, dẫn đến
điều kiện sống bất an và luôn phải lo lắng. Công
việc bấp bênh là một trong những mối quan tâm
của các tổ chức xã hội dân sự vì những người lo
sợ bị mất việc thường không dám lên tiếng hoặc
đòi hỏi quyền lợi của mình. Chúng tôi xem xét tại
sao những công việc đó lại được hợp đồng trên
cơ sở không ổn định và tác động của nó đối với
đời sống của người công nhân.
Việt Nam được lựa chọn là quốc gia nghiên cứu
điểm cho báo cáo này. Unilever Việt Nam (UVN)
có khoảng 1.500 lao động trực tiếp và sản xuất
các sản phẩm chăm sóc cá nhân, dùng trong gia
đình và thực phẩm. Chương trình phát triển và
vận động chính sách của Oxfam tại Việt Nam đã
được xây dựng từ lâu, trong đó có một mảng
tập trung vào quyền lao động. Việt Nam là một
trong những nền kinh tế mới nổi phát triển
nhanh nhất thế giới và hiện đang trải qua một
quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh
tế kế hoạch tập trung sang mô hình thị trường
tự do, cho dù nhà nước vẫn đóng vai trò quyết
định. Giá lương thực thực phẩm đã tăng nhanh
trong thời gian gần đây và đã có nhiều tranh
luận về sự cần thiết có mức lương tối thiểu cao
hơn và điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân
nói chung.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 11
Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh
doanh và Quyền Con người
Để đảm bảo nghiên cứu này có ứng dụng cao
hơn đối với Unilever và cả các công ty khác,
chúng tôi xem xét một loạt các khung quốc tế
liên quan đến quyền lao động, đặc biệt là các
Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh
và Quyền Con người (UNGP), dùng để định
hướng các công ty thực hiện trách nhiệm của
mình trong việc tôn trọng các quyền con người.
Các nguyên tắc này được chia thành bốn yếu tố
chính:8
1. Tính cam kết;
2. Lồng ghép các chính sách trong hoạt động
kinh doanh và thực hiện đối với các nhà cung
ứng;
3. Các công cụ và quy trình thẩm định;
4. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế
giải quyết khiếu nại.
Phương pháp luận
Oxfam thiết kế nghiên cứu này theo phương
pháp cho phép đánh giá người lao động có khả
năng hiện thực hóa các quyền của mình đến đâu
và liệu các chính sách và thủ tục của công ty có
giúp họ làm được điều này hay không.
Nghiên cứu được thực hiện ở cả phạm vi quốc
gia và toàn cầu. Oxfam thành lập nhóm nghiên
cứu bao gồm các chuyên gia tư vấn tại Việt Nam
và quốc tế có chuyên môn về tiêu chuẩn lao
động trong kinh doanh. Unilever cử các nhân
viên từ công ty tại Việt Nam và toàn cầu cùng
làm việc với nhóm nghiên cứu, cung cấp thông
tin, hỗ trợ tiếp cận và thảo luận các kết quả. Một
công ty tư vấn Anh Quốc được mời cùng tham
gia nghiên cứu này để xây dựng ‘thang lương’
cho Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn tại địa
phương Unilever đặt nhà máy.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu Unilever Việt
Nam và chuỗi cung ứng của công ty tại Việt Nam,
có cân nhắc các nhân tố chủ quan và khách quan
có thể ảnh hưởng đến các tiêu chuẩn lao động.
Các nghiên cứu viên đã đến thăm nhà máy ở Củ
Chi, gần tp Hồ Chí Minh, nơi có 700 công nhân
làm việc trực tiếp cho Unilever và hơn 800 công
nhân thuê bởi một nhà cung ứng lao động khác
thực hiện những quy trình đơn giản như đóng
gói và vệ sinh. Các nhà quản lý và công nhân đã
được phỏng vấn. Phỏng vấn đối với công nhân
được thực hiện dưới dạng cá nhân và nhóm,
ngay tại công ty và nơi ở của họ.
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn qua
điện thoại đối với 48 nhà cung ứng Việt Nam của
Unilever, được lựa chọn trên cơ sở xem xét môi
trường lao động có rủi ro cao theo các tiêu chuẩn
lao động, và là công ty mà Uilever có nhiều ảnh
hưởng thương mại dựa trên thông tin do Unilever
Việt Nam cung cấp. Từ 48 nhà cung ứng này, các
nghiên cứu viên xác định ba nhà cung ứng đại
diện để làm ‘khảo sát sâu’. Một công ty là nhà sản
xuất ủy quyền cung ứng sản phẩm chăm sóc cá
nhân, một công ty cung cấp đóng gói làm bằng
chất dẻo, và một công ty cung cấp đóng gói làm
bằng giấy. Một công ty thuộc sở hữu tư nhân, một
thuộc sở hữu nhà nước và một là công ty nước
ngoài. Nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ cả ba nhà
cung cấp này và tiến hành phỏng vấn với quản
lý và công nhân sử dụng phương pháp tương tự
như đối với nhà máy của Unilever. Các phát hiện
trong báo cáo này được để ẩn danh.
Tóm tắt các phát hiện
Các phát hiện liên quan đến chính sách và
quy trình quản lý
Cam kết
• Unilever đã cam kết thực hiện trách nhiệm xã
hội qua việc thông qua Khung LHQ về Kinh
doanh và Quyền Con người. Công ty cũng có
Bộ Quy tắc Kinh doanh (CoBP); chính sách về
Tôn trọng, Thừa nhận Phẩm giá và Đối xử Công
bằng; và một Bộ Quy tắc đối với Nhà Cung
ứng, tất cả đều được công khai.
• Mặc dù vậy, vấn đề quyền con người và quyền
lao động không hề được đề cập đến trong Kế
hoạch Sống Bền Vững của Unilever. Các mục
tiêu xã hội tập trung vào quyền lợi của người
tiêu dùng và người sản xuất nhỏ, nhưng không
có mục tiêu về quyền của người lao động.
Lồng ghép các tiêu chuẩn lao động vào kinh
doanh và thực hiện với các nhà cung ứng
• Cơ cấu quản lý của Unilever ở Việt Nam được
xác định là thiếu năng lực và kiến thức để đảm
bảo việc vận hành của công ty tuân thủ các
tiêu chuẩn quốc tế, và họ cũng không có đủ
12 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
thẩm quyền để hỗ trợ các nhà cung ứng làm
việc này.
• Unilever là khách hàng giá trị của các nhà sản
xuất ủy quyền và các nhà cung ứng tại Việt
Nam. Tuy nhiên, về vấn đề quyền lao động thì
rất nhiều nhà cung cấp không rõ về mong đợi
của Unilever và làm thế nào để hiện thực hóa
quyền lao động trên thực tế.
• Một số thủ tục cung ứng của Unilever góp
phần vào việc tạo việc làm quá giờ và các công
việc tạm thời trong chuỗi cung ứng.
Các công cụ và quy trình thẩm định
• Hệ thống quản lý rủi ro, bao gồm tự đánh giá
và kiểm toán, không nhậy bén với tính dễ bị
tổn thương của một bộ phận công nhân. Do
vậy, không có một nhà cung ứng Việt Nam nào
được xác định là có nguy cơ cao qua quy trình
đánh giá rủi ro.
• Điều tích cực là công ty sẽ dành thời gian để
cải thiện nếu phát hiện vấn đề; các nhà cung
ứng cần biết điều này và cần hiểu rõ hơn về
các tiêu chuẩn lao động.
• Không có cơ chế theo dõi hay báo cáo nội
bộ về tính hiệu quả của Unilever trong việc
giải quyết các vấn đế liên quan đến lao
động; không tìm kiếm sự đóng góp của các
bên liên quan thuộc xã hội dân sự vào vấn
đề này.
• Trong khi Unilever thể hiện mức độ tốt về sự
minh bạch và chủ động gắn kết các bên liên
quan ở cấp độ toàn cầu, thì ở Việt Nam, điều
này mới ở những bước sơ khai.
Dàn xếp thông qua các cơ chế khiếu nại
• Các cơ chế khiếu nại ở công ty của Unilever
không hiệu quả do người công nhân không
đủ tự tin để sử dụng cơ chế này, do vậy, có thể
có những vi phạm nghiêm trọng đã bị bỏ qua.
• Dựa trên khảo sát bằng điện thoại, một trong
số tám nhà cung ứng cho biết công nhân của
họ không có bất cứ khiếu nại gì và vì thế cũng
không cần có cơ chế khiếu nại; chỉ có một
trong bốn nhà cung ứng có một nhân viên
chuyên trách và có thủ tục để giải quyết các
khiếu nại.
Các phát hiện liên quan đến bốn vấn đề
trọng tâm
Cấp độ toàn cầu
Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
Chính sách của công ty dường như đã cung
cấp một khung chính sách tốt cho các quyền
này. Các thách thức chỉ nảy sinh trong quá trình
thực hiện, do chính sách quan hệ lao động của
Unilever (và có lẽ cả các công ty đa quốc gia
khác) có thể mang đặc điểm cụ thể từng nước và
được quy định theo địa phương.9
Cam kết đã được thể hiện bằng hành động giải
quyết các tranh chấp về quan hệ lao động và
hứa hẹn của Unilever với Liên minh Công nhân
ngành Lương thực Thế giới (IUF), khi có bốn
khiếu nại được gửi tới Cơ quan Đầu mối Liên
lạc Quốc Gia của Anh Quốc (NCP - cơ quan chịu
trách nhiệm về các Hướng dẫn của OECD đối với
các Doanh nghiệp Đa quốc gia) liên quan đến
vấn đề vi phạm các quyền nghiệp đoàn.10 Tháng
Sáu năm 2012, IUF tiếp tục đưa khiếu nại lên
NCP, tuyên bố Unilever đã không thực hiện các
thỏa thuận đạt được năm 2010 liên quan đến
Nhà máy sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá
nhân Doom Dooma tại Assam, Ấn độ.11
Lương
Bộ Quy tắc Kinh doanh (CoBP) bao gồm một
cam kết tuân thủ tất cả các luật pháp đang được
áp dụng về đền bù trong đó có lương tối thiểu.
Các quy tắc thực hành tốt (ví dụ như Quy tắc Gốc
ETI và SA8000) đều có cam kết về mức Lương
Đủ sống.
Giờ làm việc
CoBP bao gồm một cam kết về đáp ứng các giới
hạn quốc gia về giờ làm đang được áp dụng.
Luật của các quốc gia về lĩnh vực này thường rất
tốt, nhưng việc tuân thủ lại khó đạt được trong
bối cảnh lương thấp.
Lao động hợp đồng
Thuật ngữ trong CoBP giả định là tất cả các các
công nhân đều làm việc trong mối quan hệ việc
làm; nhưng lại không chỉ rõ rằng quyền của
người lao động đều được tôn trọng ngay cả
trong chuỗi cung ứng bất kể ở vị trí công việc
nào. Các quy tắc thực hành tốt (ví dụ Quy tắc Gốc
ETI và SA8000) sử dụng thuật ngữ ‘công nhân’ để
phân biệt các quyền theo vị trí công việc và đưa
vào một cam kết về Việc làm Thường xuyên hay
Ổn định.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 13
Cấp độ Unilever Việt Nam
UVN có công đoàn nhưng nhân viên dưới cấp
quản lý không có cơ hội được đưa ra các vấn đề
của tập thể lên các cấp quản lý và không có được
sự tham gia chủ động và tích cực vào các thương
lượng tập thể. Điều này vẫn có thể cải thiện được
cho dù vẫn có những rào cản từ pháp luật Việt
Nam nhằm tạo một môi trường khuyến khích
các quan hệ lao động phát triển; điều này có
lẽ cũng đúng với cả trường hợp ở các quốc gia
khác nơi việc tự do hiệp hội bị pháp luật hạn chế.
Nghiên cứu chỉ ra rằng lương chi trả tại nhà máy
của Unilever đều cao hơn so với mức lương tối
thiểu đang được áp dụng và do đó tuân thủ
đúng luật pháp quốc gia và chính sách của
Unilever. Mức lương này cũng cao hơn chuẩn đói
nghèo trên thế giới khoảng $2 một ngày (đã tính
đến quy mô hộ gia đình). Tuy nhiên, mức lương
này chưa đạt đến ngưỡng cần thiết để đáp ứng
nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình
họ, như ngưỡng do Sàn lương tối thiểu châu Á
(AFW) đặt ra (4 triệu VNĐ) và ngưỡng do Oxfam
tính toán với chi phí hàng tháng của 1 người
lớn và 1 trẻ nhỏ (5,42 triệu VNĐ). Trong các cuộc
phỏng vấn, công nhân đều đồng ý rằng mức
lương hiện tại không đủ để họ có thể có chút
tiết kiệm hoặc hỗ trợ người phụ thuộc (xin xem
phần 6.2).
14 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
U
V
N
b
ậc
tr
un
g,
7/
20
11
(t
hấ
p
nh
ất
)
U
V
N
b
ậc
tr
un
g,
7/
20
11
(t
ru
ng
b
ìn
h)
La
o
độ
ng
h
ợp
đ
ồn
g,
7
/2
01
1
(t
hấ
p
nh
ất
)
Tiền lương hưu của UVN,
bảo hiểm y tế & các lợi ích khác
Tiền thưởng – UVN và Thắng lợi
Lương cơ bản – UVN và Thắng Lợi
Sources: UVN (wage data) and Ergon Associates (benchmarks).
La
o
độ
ng
h
ợp
đ
ồn
g,
7
/2
01
1(
tr
un
g
bì
nh
)
Mức lương cơ bản Quốc gia,
(Doanh nghiệp Nhà nước, sau thuế)
Sàn lương Châu Á (2011, sau thuế)
Thu nhập bình quân đầu người ở
khu vực thành thị
Chuẩn nghèo cấp tỉnh
Chuẩn nghèo WB
Mức lương cơ bản quốc gia, khối tư nhân,
công nhân tay nghề cao
Mức lương cơ bản quốc gia, khối tư nhân,
lao động phổ thông
Chuẩn nghèo cùng cực WB
Chuẩn nghèo Quốc gia
Hình 1. Lương và phúc lợi tại nhà máy UVN so với các ngưỡng lương và ngưỡng đói nghèo
(VNĐ hàng tháng, tháng Bảy 2011)
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 15
Ngưỡng AFW được sử dụng làm tham chiếu
cho thang lương do phương pháp tính toán
mức Lương Đủ sống này được chấp nhận rộng
rãi nhất trong các tổ chức xã hội dân sự. Do đó,
các công ty, bao gồm cả Unilever, cần thấy được
lương trong công ty cũng như chuỗi cung ứng
của họ ở mức nào nếu đem so với ngưỡng AFW.
Các phát hiện này cần được đặt trong bối cảnh
chung về mức lương thấp, đã được nhắc tới
trong nghiên cứu của Mạng lưới Lương Công
bằng rằng 25% công nhân làm trong ngành may
mặc của Việt Nam thậm chí không nhận được
mức lương tối thiểu (xin xem phần 4.2.). Tuy
nhiên, Oxfam cho rằng Unilever, vốn là một công
ty đa quốc gia có lợi nhuận có thể làm nhiều hơn
để đảm bảo rằng công nhân đang sản xuất các
mặt hàng của họ có thể tìm được cách để thoát
nghèo.
Nguồn: UVN (số liệu lương) và Ergon Associates
(các ngưỡng). Về số liệu thang lương, xem thêm
chú thích và giả định ở Phần 6. Cần lưu ý rằng
các ngưỡng đói nghèo và ngưỡng nhu cầu cơ
bản liên quan đến hộ gia đình chứ không phải
cá nhân.
Giả định của Unilever tại công ty mẹ là các công
nhân sản xuất được trả cao hơn nhiều so với mức
Lương Đủ sống ở nơi đặt nhà máy không được
kiểm chứng qua nghiên cứu tại Việt Nam, và các
cấp quản lý không thể hiện là họ hiểu được quan
niệm của công nhân về tiền lương và các phúc
lợi khác.
Giờ làm việc nằm trong giới hạn theo luật và
mức trả cao hơn quy định.
Hơn một nửa số công nhân trong nhà máy (748
trong số 1.385) được hợp đồng gián tiếp qua nhà
cung ứng lao động, công ty Thắng Lợi. Các công
nhân này có mức lương và phúc lợi khác thấp
hơn so với người lao động của UVN; mức lương
cơ bản trung bình của họ cao hơn một chút so
với mức lương tối thiểu theo quy định của nhà
nước và chuẩn nghèo quốc thế nhưng thấp hơn
một nửa so với ngưỡng AFW và theo tính toán
của Oxfam trong chi phí thực của công nhân (5,4
triệu VND). Một số công nhân phàn nàn là họ
không được đối xử công bằng và tình trạng hợp
đồng ngắn hạn lặp đi lặp lại.
Unilever đã điều chỉnh một Lộ trình Giảm Lao
động Dự phòng để giảm tỷ trọng hợp đồng gián
tiếp so với lao động trực tiếp khi có thể theo một
cách thức bền vững.
Cấp độ chuỗi cung ứng
Dựa trên khảo sát qua điện thoại, bảy trong số
tám nhà cung ứng có công đoàn, nhưng một
phần hai trong số đó không để công nhân tham
gia vào quy trình xét lương. Ba phần tư công ty
coi công đoàn có ý nghĩa hơn một tổ chức phúc
lợi và xấp xỉ một phần hai nhìn nhận công đoàn
là một cơ chế khiếu nại hiệu quả.
Hai trong ba nhà cung ứng được lựa chọn trả
mức lương cơ bản rất thấp, chỉ cao hơn một chút
so với lương tối thiểu theo quy định. Unilever
thường xuyên kiểm tra xem lương của công
ty có đáp ứng lương tổi thiểu không; dựa trên
khảo sát Mạng lưới Lương Công bằng,12 có nhiều
doanh nghiệp trong ngành may mặc và giày
dép không thực hiện được điều này. Tại một nhà
cung ứng do nước ngoài sở hữu, các nhân viên
quản lý Việt Nam và công nhân có vẻ không rõ
việc xếp lương được thực hiện ra sao.
Hai trong số các nhà cung ứng được lựa chọn
cho rằng cung cấp thêm việc làm ngoài giờ là
cần thiết để giữ được công nhân. Tại một nhà
cung ứng, các công nhân nói năm ngoái họ làm
việc 4 tiếng ngoài giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần
trong 10 tháng: con số này vượt xa giới hạn hợp
pháp là 200 giờ làm thêm mỗi năm. Một nhà
kiểm toán xã hội đã xác định số giờ làm thêm đã
vượt quá trong năm trước.
32 trong số 48 nhà cung ứng được khảo sát
bằng điện thoại đều nói họ có sử dụng lao động
ngắn hạn hoặc lao động hợp đồng gián tiếp; tuy
nhiên, việc xem xét nguyên nhân và tác động
của điều này nằm ngoài phạm vi của nghiên cứu.
Một nhà cung ứng đã giảm lực lượng lao động
đến tối thiểu sau khi hợp đồng với Unilever được
ký kết và quản lý biến động về nhu cầu bằng
cách duy trì tỷ lệ công việc tạm thời cao so với
các công việc thường xuyên. Do ở Việt Nam, chỉ
lao động có hợp đồng nhiều hơn sáu tháng mới
được tham gia công đoàn nên đây là rào cản lớn
đối với công nhân trong việc có tiếng nói tập thể
về những vấn đề mà họ quan tâm.
16 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Ở một trong số ba nhà cung ứng được ‘khảo sát
sâu’, nhóm nghiên cứu đã thấy một số thực hành
tốt trong đó có mức lương cao hơn (cho dù chưa
đạt mức ước tính của Oxfam về Lương Đủ sống)
và tính minh bạch trong hệ thống lương. Mùa
không cao điểm được tận dụng để nâng cao kỹ
năng cho người lao động nhờ vậy họ có thể làm
cả các công việc khác trong giai đoạn cao điểm
và doanh nghiệp đỡ bị phụ thuộc vào lao động
thời vụ. Khảo sát nhân viên và các cơ chế khiếu nại
được người lao động tin tưởng và sử dụng. Công
nhân thể hiện sự hài lòng cao hơn so với các nhà
cung ứng khác và so cả với nhà máy của Unilever.
Thực tế là nhà cung ứng này, tuy cùng có một môi
trường nguy cơ cao như các công ty được nghiên
cứu khác, lại đang quản lý để vận hành với các
tiêu chuẩn lao động tốt hơn, không dính dáng gì
đến chiến lược tìm nguồn cung ứng của công ty.
Kết luận
Unilever đã có cam kết mạnh mẽ về trách nhiệm
xã hội và sự bền vững, nhân viên tự hào về các giá
trị của công ty và một lực lượng lao động tận tụy
được coi là chìa khóa để thành công trong kinh
doanh.
Con người chính là cội nguồn cho giá trị
của công ty. Unilever cần phải là công
ty tốt nhất vì chúng ta muốn đề cao
thương hiệu của mình, do đó, chúng ta
cần đầu tư vào đào tạo và cải thiện điều
kiện làm việc. Chúng ta cạnh tranh về
hiệu quả vận hành, chất lượng, đặc tính
của sản phẩm và trách nhiệm đối với
yêu cầu của khách hàng. Tất cả những
điều này đòi hỏi lực lượng lao động có
kỹ năng và được trao quyền Phân
tích của Unilever chỉ ra rằng, ở đâu điều
kiện lao động tốt và người lao động
được trao quyền, ở đó nhà máy đạt
được kết quả kinh doanh tốt nhất.13
Nick Dalton, Unilever, VP HR Chuỗi Cung
ứng toàn cầu 13
Phân tích của chính Unilever chỉ ra rằng các kết
quả tốt nhất đến từ những nhà máy có điều kiện
tốt và công nhân được trao quyền; tuy nhiên, mô
hình kinh doanh của công ty lại không thể hiện
điều đó. Dựa trên báo cáo này, ưu thế cạnh tranh
trên thực tế được hình thành dựa trên áp lực
giảm giá thành lao động, đẩy sức ép về giá và rủi
ro lên người công nhân.
Oxfam đã dự kiến sẽ tìm thấy các vấn đề đặc thù
của chuỗi cung ứng toàn cầu, ví dụ như lương
thấp, quan hệ lao động yếu kém và công việc
bấp bênh, trong các nhà cung ứng ‘có nguy cơ
cao’, nhưng thật ngạc nhiên là chúng tôi lại phát
hiện các vấn đề này ngay trong nhà máy của
Unilever do chính công nhân đề cập đến. Chúng
tôi cũng thấy là công nhân, cả ở nhà máy của
Unilever cũng như trong chuỗi cung ứng, không
có tiếng nói và ở trong tình trạng bị “bỏ quên”.
Chúng tôi xem đây là một điều không cố ý bởi
Unilever luôn cam kết hành xử có trách nhiệm.
Tuy nhiên, có thể thấy là người công nhân
không được lắng nghe do không có kênh an
toàn cho họ có thể thẳng thắn nêu lên những
quan ngại của mình. Điều này có nghĩa rằng có
thể có các vi phạm nghiêm trọng tiềm ẩn về lao
động không được công ty chú ý.
Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng cao hơn và sức
ép về nguồn lực hạn chế đòi hỏi tất cả các công
ty vận hành sản xuất thông minh hơn và một
chuỗi cung ứng ổn định và có trách nhiệm hơn.
Điều này dẫn đến yêu cầu phải có đội ngũ quản
lý và công nhân hiệu quả và có kỹ năng, có sáng
kiến tại nơi làm việc. Sự kiểm soát của Unilever
đối với các công ty sản xuất của mình và các mối
quan hệ cung ứng ổn định, dài hạn tạo điều kiện
tốt để thực hiện chương trình này.
Đã đến lúc Unilever cần kết hợp đầy đủ hơn
Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh
và Quyền Con người vào cách vận hành kinh
doanh của mình để đảm bảo các quyền đó được
thực hiện. Điều này đòi hỏi công ty vận dụng
một cách tiếp cận hướng tới con người hơn, cho
phép công nhân xác định các vấn đề và ưu tiên
quan trọng nhất đối với họ, phản hồi về chất
lượng cuộc sống lao động của họ và tính hiệu
quả của các cơ chế mà UVN đưa ra; như một bên
liên quan nói trong cuộc phỏng vấn, “tất cả đều
bắt đầu từ công nhân”.14
Sẽ cần có các bước chủ động để giải quyết vấn
đề lương thấp và công việc tạm thời trong chuỗi
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 17
cung ứng, để củng cố các quy trình thẩm định
và hợp tác với các bên liên quan khác, bao gồm
cả các đối thủ cạnh tranh, xã hội dân sự và chính
phủ. Nếu không giải quyết những mối lo ngại
này nghĩa là sẽ còn tiếp tục bị xã hội dân sự chỉ
trích; đồng thời công ty cũng sẽ gặp khó khăn
trong việc giữ công nhân lành nghề; đe dọa sự
đảm bảo cung ứng đang chịu sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt.
Unilever cần phải giữ vai trò chủ đạo, coi điều
này là vấn đề ‘tiền cạnh tranh’ trong đó hàng loạt
các bên liên quan khác như chính phủ, các tổ
chức xã hội dân sự, và các công ty khác, cũng
cần đóng góp vai trò của mình.
Kiến nghị của Oxfam đối với Unilever
1. Điều chỉnh chính sách và mô hình kinh
doanh để mang lại công việc có chất lượng tốt
hơn cho người lao động
• Thay đổi các chính sách của doanh nghiệp
(CoBP và Bộ quy tắc đối với Nhà cung ứng) để
xây dựng cam kết về lương đủ sống và giảm
thiểu Công việc tạm thời ở công ty Unilever và
chuỗi cung ứng.
• Thừa nhận rằng mức lương tối thiểu không
phải bao giờ cũng là mức phù hợp cho những
nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình họ.
• Xác định và giải quyết vấn đề lương thấp và
công việc tạm thời ngay trong các nhà máy
của Unilever
• Tiến đến việc Unilever sẽ chỉ nhận nguồn cung
ứng từ các nhà cung ứng có quản lý nhân sự,
quan hệ lao động và các cơ chế khiếu nại tốt.
• Đảm bảo mọi hệ thống chứng chỉ mà Unilever
tham gia thúc đẩy một cách hiệu quả việc hiện
thực hóa quyền lao động.
• Chọn các chuỗi cung ứng chiến lược đồng thời
làm việc với các đối thủ cạnh tranh và bên liên
quan khác để cải thiện chất lượng công việc (ví
dụ như ngành sản xuất trà)
2. Đồng bộ hóa tốt hơn giữa các thủ tục và
chính sách
• Đưa ra các công cụ để hỗ trợ chiến lược bao gồm:
- Đào tạo cho bên mua hiểu tác động của các
quyết định của họ đối với giờ làm việc, lương
thấp và công việc tạm thời trong chuỗi cung
ứng;
- Các mục tiêu có thể đo lường được để bên
mua tăng giá trị đơn hàng đối với nhà cung
ứng chủ động nâng cao tiêu chuẩn lao động;
- Các công cụ khuyến khích đối với các nhà cung
ứng chủ động nâng cao tiêu chuẩn lao động.
• Một mình hoặc với các công ty khác trong
ngành (ví dụ, qua Tiến trình AIM) thực hiện
một chương trình đào tạo quốc gia cho các
đối tác kinh doanh và các nhà cung ứng quan
trọng nhằm giải quyết các vấn đề địa phương
cụ thể liên quan đến tiêu chuẩn lao động.
• Truyền thông rõ ràng hơn về các kỳ vọng của
mình đến các nhà cung ứng, làm rõ Unilever sẽ
sử dụng cách tiếp cận cải tiến liên tục dựa vào
sự minh bạch của nhà cung ứng.
• Sử dụng tốt hơn kiến thức của nhân viên địa
phương của Unilever về các thực hành tốt
trong điều kiện địa phương và cung cấp hướng
dẫn về cách thức xúc tiến các tiêu chuẩn quốc
tế cũng như tuân thủ luật pháp quốc gia.
3. Củng cố các quy trình thẩm định giám sát
chuỗi cung ứng để không bỏ qua tiếng nói
của những người dễ bị tổn thương
• Điều chỉnh hệ thống quản lý nguy cơ sao cho
nhạy cảm hơn với tình trạng dễ bị tổn thương
của công nhân, ví dụ như phụ nữ với trách
nhiệm gia đình, lao động nhập cư và các đối
tượng có công việc tạm thời, và đặt mức độ
nguy cơ cao tại các quốc gia mà quyền tự do
hiệp hội bị hạn chế.
• Giám sát tính hiệu quả của các biện pháp được
thực hiện để giải quyết các tác động tiêu cực
đã được xác định và tìm kiếm thông tin phản
hồi từ các bên liên quan thuộc xã hội dân sự ở
cấp quốc gia.
• Đưa các quy trình khiếu nại địa phương hiện
có phù hợp với chuẩn mực của các thực hành
tốt nhất dựa trên UNGP về tính hợp pháp, có
thể tiếp cận, có thể dự báo, công bằng, các
quyền phù hợp và tính minh bạch.
• Thừa nhận rằng một chương trình kiểm toán
thương mại tuy cần thiết trong môi trường mà
sự tuân thủ luật pháp chưa tốt, nhưng là chưa
đủ để hiện thực hóa các quyền và cần được
củng cố bằng các cơ chế khác
- Ủy quyền thực hiện các phỏng vấn bổ sung
đối với công nhân ở bên ngoài nhà máy (ví dụ,
do các NGO thực hiện) đối với các điểm đặt
18 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
nhà máy có nguy cơ cao và có tính chiến lược;
- Cụ thể hóa mức cao hơn về năng lực/ tập huấn
đối với các nhà kiểm toán độc lập;
- Yêu cầu kiểm toán đánh giá mức lương theo giỏ
hàng hóa cho các nhu cầu thiết yếu;
- Kiểm toán bổ sung bằng các cơ chế khác ví dụ
như khảo sát khuyết danh đối với công nhân,
đánh giá việc Quản lý Nhân sự, biên bản các
khiếu nại được nêu ra và giải quyết, và tần xuất
đàm phán của một Thỏa ước Thương lượng
Tập thể;
4. Hợp tác với các bên khác để xúc tiến các
phương thức có thể phát triển để hiện thực hóa
các quyền và tăng cường đòn bẩy tập thể
• Trong tầm ảnh hưởng của Unilever đối với công
việc kinh doanh của mình và đối với nhà cung
cấp, Unilever nên khuyến khích một môi trường
trong đó quan hệ lao động có thể phát triển, có
thể thương lượng về lương và các phúc lợi khác.
• Sử dụng ảnh hưởng của Unilever với các chính
phủ nhằm khuyến khích các mức lương tối
thiểu phù hợp với nhu cầu cơ bản và thúc đẩy
các chiến lược công/ tư để cải thiện về kinh tế
và xã hội.
• Cân nhắc tham gia một sáng kiến đa bên ví dụ
như ETI để học hỏi các phương pháp thực hành
tốt nhất, các cách tiếp cận và cơ hội hợp tác với
các đối tác khác trong giải quyết các vấn đề
phức tạp.
• Xây dựng một báo cáo tiến độ thực hiện các
kiến nghị của Oxfam và các cam kết của Unilever
trong vòng hai năm, và cho phép Oxfam Việt
Nam kiểm tra xem các thay đổi nào đã được
thực hiện trong hai năm đó, nhất là theo quan
điểm của công nhân. Đảm bảo phân công trách
nhiệm nội bộ cho công việc này.
5. Năm điều Unilever có thể thực hiện tại
Việt Nam
• Chia sẻ kết quả của nghiên cứu này với các nhà
quản lý, các nhà cung ứng, Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam và các công nhân tại nhà máy Củ
Chi và thử nghiệm việc thực hiện các thay đổi
theo khuyến nghị trong báo cáo này.
• Thực hiện các thay đổi về phương thức làm
việc tại nhà máy Củ Chi, bao gồm các cuộc họp
thường xuyên giữa ban quản lý và công nhân;
khảo sát công nhân; công nhân đóng góp vào
quy trình đánh giá hiệu quả làm việc; và hiểu
được nguyên nhân dẫn đến làm việc không
hiệu quả.
• Rà soát tỷ trọng giữa lao động trực tiếp và
công nhân hợp đồng gián tiếp, ký hợp đồng
với những người đã tham gia trực tiếp vào việc
sản xuất và đóng gói, và giải quyết các phàn
nàn về đối xử không công bằng giữa người lao
động của UVN và của Thắng Lợi.
• Nghiên cứu và theo dõi sát sao hơn các tiêu
chuẩn ở 32 nhà cung ứng có sử dụng lao động
thời vụ và hợp đồng trong các dây chuyền sản
xuất và đóng gói, và thay đổi quy trình cung
ứng và hợp đồng lao động để có nhiều hơn
các công việc lâu dài và mức lương tiến đến
mức Lương Đủ sống.
• Cung cấp thêm các đào tạo và hướng dẫn cho
nhân viên quản lý của UVN để hiểu hơn các tiêu
chuẩn quốc tế và sử dụng tốt hơn các kiến thức
của họ trong chương trình kiểm toán, quản lý
và phát triển mạng lưới cung ứng.
6. Lồng ghép vào Kế hoạch Phát triển Bền
vững và/hoặc quy trình báo cáo công khai các
mục tiêu có thể đo lường được về quyền lao
động và chất lượng công việc
Unilever cần phải lồng ghép các giải pháp về
quyền lao động và chất lượng công việc vào
các quy trình báo cáo công khai để các bên liên
quan có thể đánh giá được tiến độ quản lý các
vấn đề được nêu trong báo cáo.
Các nguyên tắc và chỉ số được xây dựng trong
nghiên cứu này cung cấp một công cụ hữu hiệu
cho các công ty trong việc đánh giá thành tích
của mình.
• Mức lương cho một tuần làm việc tiêu chuẩn
tương quan với lương tối thiểu, chuẩn nghèo
quốc tế và mức ước tính tốt nhất của Lương
Đủ sống;
• Tỷ trọng hợp đồng lao động thường xuyên so
với lao động tạm thời;
• Phần trăm số công nhân có hợp đồng lao
động;
• Phần trăm số công nhân được hưởng lợi từ
một thỏa ước thương lượng tập thể đang có
hiệu lực;
• Số lượng khiếu nại quan trọng do công nhân
đưa ra và được các cấp quản lý giải quyết;
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 19
• Nhận thức của công nhân và những người
quản lý họ về các quyền của người lao động
(dựa trên khảo sát).
Kết luận
Các vấn đề lao động được phát hiện hầu như
đúng với dự kiến của chúng tôi về các vấn đề cụ
thể của địa phương trong chuỗi cung ứng toàn
cầu, ví dụ như lương quá thấp so với nhu cầu cơ
bản, cho dù đã tuân thủ luật lệ quốc gia, quan hệ
lao động yếu kém và công việc tạm thời.
Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ giúp
Unilever tăng cường khía cạnh lao động trong
mô hình kinh doanh của công ty và khuyến
khích các công ty khác cân nhắc lại việc họ mới
chỉ chú trọng đến tuân thủ luật pháp quốc gia
chứ chưa theo các nguyên tắc quốc tế, và cởi mở
hơn để đối mặt với các thử thách trong lĩnh vực
phức tạp này. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này
góp phần thúc đẩy hiểu biết tốt hơn về các thực
hành tốt và đề xuất được các cách thức để việc
thực hiện có thể được đánh giá và báo cáo theo
các hình thức có ý nghĩa nhất.
Unilever đã có những cam kết ở cấp cao nhất
về phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.
Unilever cũng có văn hóa công ty và mối quan
hệ lâu dài với các nhà cung ứng, điều này giúp
công ty có thể duy trì những công việc có chất
lượng tốt trong công ty cũng như trong chuỗi
cung ứng nếu Công ty thật sự mong muốn tạo
ra những thay đổi cần thiết về chính sách và
quy trình của mình và hợp tác để giải quyết các
nguyên nhân sâu xa của các vấn đề về lao động.
Điều này đặt Unilever lên vị trí tiềm năng có thể
là công ty hàng đầu trong việc thực hiện UNGP,
đưa ra một lộ trình rõ ràng nhằm tôn trọng hơn
các quyền con người trong thế kỷ 21 này.
20 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
1 giới thiệu
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 21
LÀM VIỆC
QUÁ GIỜ
KĨ NĂNG
THẤP
CÔNG VIỆC
TẠM THỜI
KHUNG PHÁP LÝ
HẠN CHẾ
CẠNH TRANH
TOÀN CẦU
CÁC NHÂN TỐ CHÍNH TRỊ,
KINH TẾ, XÃ HỘI
KHÔNG CÓ
THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ
MỨC LƯƠNG
TỐI THIỂU THẤP
LƯƠNG
THẤP
Giải quyết các vấn đề lao động trong
chuỗi cung ứng toàn cầu
Nói về Quyền lao động là nói về con người và
chất lượng cuộc sống lao động của họ. Điểm
xuất phát để tôn trọng các quyền con người và
quyền lao động là hiểu tác động từ hành động
kinh doanh của doanh nghiệp lên con người.
Quyền lao động cần được đặt ở vị trí
trọng tâm của [khung báo cáo của một
công ty] bởi vì không có điều gì đánh
giá hữu hình hơn đối với cách thức một
doanh nghiệp vận hành so với người lao
động của doanh nghiệp đó. Người công
nhân làm nên sự thịnh vượng.
Dan Rees, Chương trình Công việc làm tốt
hơn của ILO15
Công ty thường bày tỏ sự thất vọng khi công
nhân trực tiếp nói với nhà báo về các vi phạm
mà không thông báo qua nhân viên quản lý, nhà
kiểm toán hay đường dây nóng, do lo ngại các
hậu quả. Một nhà quản lý nói “cánh cửa phòng
tôi luôn mở rộng đối với công nhân”. Nhưng điều
này không giống như đánh giá đo đếm mức độ vi
phạm về sản xuất hay mức ô nhiễm trong nước;
người công nhân có thể chịu hậu quả trước khi
nói lên băn khoăn của mình.
Đối với Oxfam, tôn trọng quyền lao động và đảm
bảo các công việc chất lượng tốt là các yếu tố
cốt lõi của trách nhiệm doanh nghiệp và là điều
cốt yếu để đảm bảo thương mại quốc tế có thể
giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo. Tôn trọng
quyền con người và quyền lao động là nền tảng
cho cam kết của một công ty trong việc thực
hiện ba ‘trụ cột chính’ là sự bền vững về kinh tế,
môi trường và xã hội. Thực tế hiện nay cho thấy
các chuỗi cung ứng toàn cầu đối với mọi loại
hàng hóa đang đối mặt với các vấn đề đặc hữu
địa phương, trong đó có quan hệ yếu kém giữa
người quản lý và công nhân, đồng lương nghèo
đói, giờ làm việc kiệt sức, và việc làm bấp bênh.
Giá lương thực tăng nhanh gần đây, đã được nêu
bật trong chiến dịch GROW của Oxfam, gây khó
khăn đặc biệt đối với những người phải tiêu tốn
đến hơn 50% thu nhập của mình cho lương thực.16
Sau những chiến dịch chống lại các công ty
bóc lột công nhân tàn tệ từ những năm 1990,
các công ty đã chú trọng hơn đến việc đảm bảo
tuân thủ quy tắc ứng xử của họ thông qua các
phương thức áp đặt như áp điều kiện hợp đồng,
kiểm toán bắt buộc và hoạt động điều chỉnh tại
các nhà máy của nhà cung ứng.
Hình 2
Nguyên nhân
sâu xa của thời
gian làm việc
quá dài
22 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Giảm giờ làm
và giữ nguyên
mức lương Giảm biến động
lao động
Các công nhân
lành nghề
được giữ lại
Lao động
tay nghề thấp
Thời giờ
làm việc
dài với
lương thấp
Biến động
lao động cao
Chu trình không tốt Chu trình có đạo đức
Cạnh tranh kinh doanh thông qua hạn chế chi
phí lương hiện vẫn là tiếp cận phổ biến trong
chính sách lương của các công ty. Một khảo sát
về vấn đề lương do Mạng lưới Lương Công bằng
thực hiện tại các nhà máy ở 10 quốc gia (xem
Phần 4) cho thấy không nhà máy nào trong số 15
nhà máy được khảo sát ở Việt Nam trả lương trên
mức lương tối thiểu và một nửa trong số này trả
thấp hơn mức quy định. Khảo sát này cũng nêu
ra hiện tượng phổ biến là các nhà máy sử dụng
hệ thống sổ sách đôi để ‘tránh’ các kiểm toán
xã hội.
Áp đặt các yêu cầu tuân thủ lên nhà cung ứng có
thể định hướng được những vấn đề có tác động
lớn đến người công nhân. Theo kinh nghiệm
của Oxfam trong một nghiên cứu sâu gần đây17,
kiểm toán có thể là một công cụ hữu hiệu giúp
xác định các vấn đề hữu hình tại nơi làm việc
và nó nằm trong đường ngắm trực tiếp của các
công ty, nhưng kiểm toán lại là ‘công cụ yếu
trong việc nâng cấp điều kiện xã hội’. Sẽ không
có kiểm toán hay hành động điều chỉnh nào có
thể tạo được sự tuân thủ trong bối cảnh sự bất
tuân thủ là đặc hữu địa phương, và ở đây, những
hạn chế của chúng trở nên rõ ràng hơn bao giờ
hết: ‘nếu tốt nhất, chúng là một đợt kiểm tra sức
khỏe; nếu tệ nhất, nó lại làm ẩn đi các vấn đề’.18
Hơn 15 năm qua, các thương hiệu và nhà tiêu
thụ lớn đã cố gắng nhiều để khích lệ, thuyết
phục, điều chỉnh và hướng dẫn các nhà cung
ứng và nhà thầu phụ của họ tuân thủ luật
pháp địa phương và các tiêu chuẩn quốc tế về
việc làm xứng đáng. Tuy nhiên không có bất
cứ một dấu ấn đáng kể nào lên sự vi phạm có
hệ thống các quyền của người lao động trong
chuỗi cung ứng toàn cầu.
R. Hurst (2011)19
Điều kiện làm việc nghèo nàn có thể trở nên tồi
tệ hơn bởi các vấn đề khác không nằm trong khả
năng giải quyết của một công ty. Ví dụ, các chính
phủ có thể không có khả năng hoặc không quan
tâm bảo vệ người lao động và không thực thi
luật pháp một cách đầy đủ, các nghiệp đoàn có
thể bị chèn ép, và năng lực của các bên trong
việc giải quyết vấn đề bị hạn chế.
Một cách để xem xét bốn vấn đề trong nghiên
cứu này là đưa ra một chuỗi các nguyên nhân
gốc rễ giúp minh họa tại sao việc tuân thủ tiêu
chuẩn lao động, chẳng hạn như về giờ làm, lại
khó khăn như vậy
Một công ty đa quốc gia hoạt động tại nhiều
nước với chuỗi cung ứng gồm hàng ngàn nhà
cung ứng, cần phải có các giải pháp hiệu quả
và có thể nhân rộng đối với các thử thách này.
Ngày càng có nhiều quan tâm hơn đến việc cần
Hình 3
Thực hiện
một chu trình
đạo đức tại nơi
sản xuất
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 23
làm gì để thực hiện được một chu trình có đạo
đức tại nơi sản xuất, trong đó việc tôn trọng hơn
các quyền có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực lên
năng suất, chất lượng, sự hài lòng và ổn định của
đội ngũ công nhân. Để thực hiện được các giải
pháp bền vững, cần có sự hợp tác với các công
ty khác, các nghiệp đoàn, các tổ chức phi chính
phủ (NGO) và các chính phủ để chia sẻ những
hiểu biết tốt hơn về vấn đề đang được quan tâm.
Cần làm việc cùng nhau để hướng đến văn hóa
tuân thủ theo luật pháp và các tiêu chuẩn lao
động quốc tế, cùng nhau xây dựng các hệ thống
quan hệ lao động tốt đẹp. Thúc đẩy các hành vi
có đạo đức bao gồm cả việc vận động các chính
phủ thực hiện nhiệm vụ của mình và giúp đỡ
người công nhân vượt qua các khó khăn trong
việc thực hiện quyền của họ.
Về nghiên cứu này
Nghiên cứu này được khởi xướng trong khuôn
khổ mối quan hệ lâu dài giữa Oxfam và Unilever
đã có từ 10 năm trước. Sự hợp tác được xây dựng
trên những đối thoại dài hơi về nông nghiệp bền
vững trong khuôn khổ một sáng kiến đa bên là
Phòng thí nghiệp Lương thực Bền vững, và với
một nghiên cứu đột phá về dấu chân nghèo đói
tại các công ty của Unilever ở Indonesia vào năm
2005.
Oxfam và Unilever đã đồng ý cùng hợp tác thực
hiện một nghiên cứu để đưa ra một báo cáo độc
lập của Oxfam, do Oxfam tài trợ, với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Đánh giá các tiêu chuẩn lao động
trong các công ty và chuỗi cung ứng của Unilever
tại Việt Nam, cân nhắc các tiêu chuẩn quốc tế và
điều kiện địa phương.
Mục tiêu 2: Xây dựng một bộ nguyên tắc và biện
pháp để hướng dẫn Unilever, và cả các công ty
khác, trong việc thực thi trách nhiệm xã hội của
mình, như là phần bổ sung vào các biện pháp
hiện có về đảm bảo môi trường.
Unilever tuyên bố họ muốn có hiểu biết tốt hơn
về bốn vấn đề quan trọng đối với người lao động
nhưng các công ty lại khó có thể xác định và
quản lý, gồm:
1. Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
2. Lương đủ sống
3. Giờ làm việc
4. Lao động hợp đồng
Đi kèm với các vấn đề này là các câu hỏi:
• Đâu là thực hành tốt tại một quốc gia nơi mà
Tự do hiệp hội và thương lượng tập thể bị hạn
chế?
• Thế nào là Lương đủ sống?
• Làm thế nào để thời giờ làm việc quá dài và
công việc tạm thời có thể được giải quyết một
cách có trách nhiệm?
Ngành Hàng Tiêu dùng Nhanh (FMCG) đang ở
những bước đầu tiên trong việc tìm hiểu những
vấn đề đó.
Theo thỏa thuận với Unilever, Việt Nam được lựa
chọn là quốc gia nghiên cứu điểm cho báo cáo
này. Unilever Việt Nam (UVN) có khoảng 1.500 lao
động, trực tiếp và sản xuất các sản phẩm chăm
sóc cá nhân, dùng trong gia đình và thực phẩm.
Chương trình phát triển và vận động của Oxfam
tại Việt Nam đã được xây dựng từ lâu, trong đó
có một mảng tập trung vào quyền lao động. Việt
Nam là một trong những nền kinh tế mới nổi phát
triển nhanh nhất thế giới hiện đang trải qua một
quá trình chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế
kế hoạch tập trung sang mô hình thị trường tự do,
cho dù nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định. Giá
lương thực thực phẩm đã tăng chóng mặt trong
thời gian gần đây và đã có những tranh luận về sự
cần thiết có mức lương tối thiểu cao hơn hay một
mức Lương Đủ sống, và điều kiện làm việc tốt hơn
cho công nhân nói chung.
Oxfam đánh giá cao Unilever về việc họ thừa
nhận sự thiếu hụt trong lĩnh vực này ở cấp độ
công ty, và hoan nghênh Unilever cam kết tham
gia thảo luận các kết quả nghiên cứu và phản
hồi lại các kiến nghị. Chúng tôi hy vọng nghiên
cứu này cuối cùng sẽ hướng công ty quyết định
những bước đi cụ thể để cải thiện chính sách và
thực hành lao động của mình.
Báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi bị phê
bình. Vì cho rằng nghiên cứu sẽ đưa ra được
nhiều bài học nhất nếu Oxfam tập trung vào các
24 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
nhà cung ứng tiềm ẩn nhiều tác động tiêu cực
tới quyền lao động, ví dụ như các ngành hàng
có nguy cơ cao sử dụng lao động tay nghề thấp,
đặc biệt là phụ nữ và lao động hợp đồng ngắn
hạn, cho nên, các phát hiện liên quan tới chuỗi
cung ứng tại Việt Nam chỉ tập trung vào các lĩnh
vực có rủi ro nhiều hơn.
Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này nêu bật được
các thách thức và nút thắt thực tế trong lĩnh
vực phức tạp này, và đề xuất một số lời giải cho
các câu hỏi như: Có cách thức nào có thể nhân
rộng đảm bảo các quyền được tôn trọng và các
vấn đề được giải quyết hay không? Một công ty
như Unilever nên chọn các cách tiếp cận nào?
Thước đo nào có thể sử dụng dễ dàng và có ý
nghĩa?
Cấu trúc của báo cáo bao gồm:
Phần 1
Giới thiệu
Phần 2
Phương pháp luận
Phần 3
Các khuôn khổ quốc tế liên quan đến quyền
lao động
Phần 4
Bối cảnh của nghiên cứu: tổng quan về công ty
Unilever và về Việt Nam
Phần 5
Đánh giá các chính sách và quy trình quản lý của
Unilever theo các nguyên tắc và chỉ số về thực
hành tốt và một so sánh cấp chính sách giữa
Unilever và năm đối thủ cạnh tranh ở quy mô
toàn cầu
Phần 6
Đánh giá việc quản lý của Unilever từ cấp độ
toàn cầu đến địa phương về bốn vấn đề lao động
theo các nguyên tắc và chỉ số về thực hành tốt
Phần 7
Phân tích các thiếu hụt, kết luận và kiến nghị
Các phụ lục bao gồm nhóm nghiên cứu, lời cám
ơn và các tài liệu tham khảo.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 25
2 Phương pháp luận
26 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Nhóm nghiên cứu đánh giá
Unilever theo nguyên tắc và chỉ số
quốc tế về thực hành tốt.
Nhóm nghiên cứu xem xét quyền
lao động tại Việt Nam, tập trung
vào quyền tự do hiệp hội, thương
lượng tập thể, lương, thời giờ làm
việc và lao động hợp đồng.
Nhóm nghiên cứu xem xét mức độ
mà Unilever cho phép công nhân
hiện thực hóa các quyền của họ
với trọng tâm là bốn vấn đề lao
động.
Nhóm nghiên cứu thực hiện
phỏng vấn qua điện thoại với 48
nhà cung ứng để hiểu chính sách
và quy trình quản lý của họ.
Nhóm nghiên cứu xem xét vấn
đề quyền lao động tại ba nhà
cung ứng được lựa chọn nghiên
cứu sâu với trọng tâm là bốn vấn
đề lao động.
Rà soát tài liệu.
Bốn cuộc phỏng vấn với cấp
quản lý Unilever
Bốn cuộc phỏng vấn với bên
liên quan cấp toàn cầu.
Rà soát tài liệu.
21 cuộc phỏng vấn với các
bên liên quan ở cấp quốc gia.
Thảo luận nhóm với các bên
liên quan và hội thảo về
Lương Đủ sống.
Xây dựng một 'thang lương'.
Hội thảo tham vấn và phỏng
vấn 9 cán bộ quản lý của UNV
ở trụ sở chính.
Phỏng vấn 12 cán bộ quản lý
và công đoàn tại nhà máy Củ
Chi, 25 nhân viên của UVN và
18 nhân viên của nhà cung
ứng lao động. Hội thảo phản
hồi với UVN.
Phỏng vấn qua điện thoại.
Phỏng vấn 6 cán bộ quản lý
(2 người của mỗi một nhà
cung ứng).
Phỏng vấn 51 công nhân.
CẤP ĐỘ
TOÀN CẦU
BỐI CẢNH
QUỐC GIA
UNILEVER
VIỆT NAM
48 NHÀ
CUNG ỨNG
3 nhà
cung ứng
TIÊU ĐIỂM CẤP ĐỘ PHƯƠNG PHÁP
Tổng số có 198 cuộc phỏng vấn được thực hiện, trong đó có 94 cuộc với công nhân.
Phương pháp luận
Nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề và câu
hỏi từ cấp độ toàn cầu đến cấp quốc gia, nơi
UVN và chuỗi cung ứng của mình được nghiên
cứu trong bối cảnh quốc gia. Nghiên cứu do vậy
có khả năng cân nhắc một loạt yếu tố khách
quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện
các tiêu chuẩn lao động.
Oxfam thành lập các nhóm nghiên cứu làm việc
ở cả cấp độ toàn cầu và cấp độ địa phương.
Tương tự như vậy, Unilever cũng cử một nhóm
toàn cầu và các nhân viên chủ chốt ở Việt Nam
có khả năng cung cấp thông tin, tạo điều kiện
tiếp cận và thảo luận các kết quả nghiên cứu với
Oxfam. Một cố vấn kỹ thuật do cả hai bên đồng
ý tham gia vào dự án và các nghiên cứu viên địa
phương được Oxfam lựa chọn dựa trên kỹ năng
chuyên môn và kinh nghiệm của họ về vấn đề
lao động, có lấy ý kiến đóng góp của Unilever về
Điều khoản Công việc và tiêu chí lựa chọn.
Hình 4
Các cấp độ
nghiên cứu
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 27
Các nhà cung ứng
tham gia nhiên cứu sâu:
Hà Nội
Bình Dương
Đồng Nai
Hà Nội
Việt Nam
Bình Dương
Huyện
Củ Chi
TP. Hồ Chí Minh
Đồng Nai
Vị trí nhà máy
Unilever:
Huyện Củ Chi
Phương pháp được áp dụng để giải quyết
các câu hỏi nghiên cứu gồm:
1. Rà soát tài liệu
Việc rà soát tài liệu được thực hiện ở tất cả
các cấp độ nghiên cứu. Các tài liệu chính bao
gồm các công ước của ILO, các tiêu chuẩn và
hướng dẫn về quyền con người, các báo cáo và
bài báo trên phương tiện thông tin đại chúng,
và tài liệu nội bộ của Unilever bao gồm chính
sách, điều khoản hợp đồng, thông tin về nhân
sự và chuỗi cung ứng và các báo cáo tự đánh
Hình 5
Bản đồ vị trí
của nhà máy
UVN và ba nhà
cung ứng được
nghiên cứu sâu
giá bằng hệ thống Trao đổi Số liệu về Đạo lý của
các Nhà cung ứng (SEDEX) do các nhà cung ứng
thực hiện.
2. Phỏng vấn bán cấu trúc
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với những
người cung cấp thông tin chính được lựa chọn dựa
trên chuyên môn và kiến thức liên quan của họ:
Phỏng vấn các bên liên quan – Cấp độ toàn
cầu (tháng 9-11/2011)
• Bốn cán bộ quản lý cấp cao của Unilever
• Bốn bên liên quan ở cấp toàn cầu
28 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Phỏng vấn các bên liên quan – Cấp độ Việt
Nam (tháng 3-8/2011)
• Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam
• Các bên liên quan ở Việt Nam
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện như sau:
Cấp độ toàn cầu (tổng số: 7)
3 cán bộ quản lý cấp cao của Unilever tại London
(nam giới)
4 bên liên quan ở cấp toàn cầu (nam giới)
Cấp độ khu vực (tổng số: 1)
1 cán bộ quản lý cấp cao của Unilever tại
Singapore (nam giới)
Bối cảnh quốc gia (tổng số: 21)
11 bên liên quan ở cấp quốc gia (10 nam, một nữ)
10 cán bộ cơ quan nhà nước (năm nam, năm nữ)
Unilever Việt Nam (tổng số: 64)
9 cán bộ quản lý của Unilever tại UVN ở thành
phố Hồ Chí Minh (3 nam, 6 nữ)
12 cán bộ quản lý của Unilever tại nhà máy Củ
Chi (5 nam, 7 nữ)
25 công nhân của UVN tại nhà máy Củ Chi: 15
phỏng vấn cá nhân ngoài nơi làm việc (8 nam,
7 nữ) và 10 người trong một thảo luận nhóm (5
nam, 5 nữ).
18 công nhân của Thắng Lợi làm việc tại nhà máy
Củ Chi: 8 phỏng vấn cá nhân ngoài nơi làm việc
(3 nam, 5 nữ) và 10 người trong một thảo luận
nhóm (5 nam, 5 nữ).
Chuỗi cung ứng và các đối tác kinh doanh tại
Việt Nam (tổng số:105)
48 cán bộ quản lý của các nhà cung ứng được
khảo sát qua điện thoại (26 nam, 22 nữ)
6 cán bộ quản lý của 3 nhà cung ứng được ‘khảo
sát sâu’ (3 nam, 3 nữ)
51 công nhân tại 3 nhà cung ứng được ‘khảo sát
sâu’: 21 phỏng vấn cá nhân ngoài nơi làm việc (14
nam, 7 nữ) và 30 người trong các thảo luận nhóm
10 người tại mỗi nhà cung ứng (5 nam, 5 nữ).
Tổng số có 198 cuộc phỏng vấn đã được thực
hiện, trong đó có 108 (55%) với đối tượng nam
giới và 82 (45%) với đối tượng nữ giới. 94 công
nhân đã được phỏng vấn (cả tại chỗ và bên
ngoài nơi làm việc). Trong các thảo luận nhóm,
ví dụ các câu hỏi được đưa ra là:
• Anh (chị) thấy nơi làm việc của mình thế
nào? (bao gồm cả thiết bị, chính sách, lương,
thưởng, không khí làm việc và người điều
hành trực tiếp);
• Làm thế nào để cải thiện nơi làm việc của anh
(chị)?;
• Lương tháng của anh (chị) là bao nhiêu? (Bao
gồm những khoản gì? Mức tăng trung bình là
bao nhiêu?);
• Chi phí cho đời sống của anh (chị) là bao nhiêu?
(Trung bình hàng tháng, anh (chị) phải chi tiêu
hết khoảng bao nhiêu phần thu nhập?).
Đối với các cuộc phỏng vấn tại chỗ, nhóm
nghiên cứu đưa ra các tiêu chí để lựa chọn các
nhân viên quản lý và công nhân tham gia thảo
luận, sau đó, UVN xác định xem các cá nhân nào
đáp ứng được tiêu chí. Từ những cá nhân này,
nhóm nghiên cứu tìm kiếm thông tin về các
đồng nghiệp, bạn bè hay người thân làm việc
trong cùng nhà máy. Các phỏng vấn bên ngoài
nơi làm việc được thu xếp sau đó, bằng cách các
nghiên cứu viên gọi điện cho công nhân và đề
nghị gặp họ. Hầu hết những người được hỏi đều
mời các nghiên cứu viên đến nhà mình và các
cuộc phỏng vấn thường kéo dài trong khoảng
1 giờ.
3. Khảo sát qua điện thoại với các
nhà cung ứng và các nhà sản xuất ủy
quyền tại Việt Nam
Nhóm nghiên cứu khảo sát Chuỗi cung ứng và
các nhà sản xuất ủy quyền của Unilever để hiểu
mối liên kết giữa việc kinh doanh của Unilever
với quyền lao động trong chuỗi cung ứng, và
ảnh hưởng của các chính sách và quy trình của
Unilever. Dựa trên các báo cáo về chuỗi cung ứng
và báo cáo tự đánh giá theo hệ thống SEDEX, 54
nhà cung ứng được được lựa chọn gồm các nhà
cung ứng:
• Hoạt động trong ngành nghề mà nhóm
nghiên cứu cho là ‘nguy cơ cao’;
• Sử dụng nhiều lao động phổ thông (tay nghề
thấp);
• Có tỷ trọng lao động nữ cao (là nhóm dễ bị
tổn thương);
• Sử dụng lao động tạm thời hoặc lao động gián
tiếp (là những người có việc làm bấp bênh).
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 29
Các câu hỏi cho các nhà cung ứng được thiết kế
để câu trả lời sẽ cung cấp thông tin có ý nghĩa
nhất mà không cần kiểm chứng qua tài liệu hay
khảo sát hiện trường. 48 trong số 54 nhà cung
ứng được tiếp cận đã tham gia vào việc khảo sát,
tỷ lệ trả lời đạt gần 90%. Nếu xét về ngành nghề,
17 trong số này là các công ty đóng gói, phần lớn
đều là các công ty lớn và đông lao động; 7 là các
công ty chế biến thực phẩm, hầu hết là các công
ty nhỏ (công ty nhỏ nhất chỉ có 6 công nhân); và
24 là các nhà cung cấp nguyên liệu hóa chất để
UVN sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân,
tẩy rửa gia đình và sản phẩm răng miệng. Các
nhà cung ứng tham gia vào khảo sát trên cơ sở
ẩn danh để đảm bảo sự cởi mở của họ.
Khảo sát qua điện thoại cũng cung cấp cơ sở để
lựa chọn ba công ty cho bước nghiên cứu tiếp
theo, ‘khảo sát sâu’, trong đó có cả khảo sát hiện
trường.
4. Các nghiên cứu điểm: Nhà máy
Unilever Việt Nam tại Củ Chi, nhà cung
ứng nhân lực tại Củ Chi, và ba nhà
cung ứng và đối tác kinh doanh tại
Việt Nam (đối tượng ‘khảo sát sâu’)
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên
cứu điểm: nhà máy duy nhất của UVN đặt tại Củ
Chi gần thành phố Hồ Chí Minh được khảo sát,
với các lao động trực tiếp của UVN và các lao
động của nhà cung ứng dịch vụ đóng gói tại chỗ.
Tiếp theo phỏng vấn và khảo sát qua điện thoại
với các nhà quản lý trong chuỗi cung ứng của
UVN, 3 nhà cung ứng và đối tác kinh doanh đã
được lựa chọn cho phần ‘khảo sát sâu’ trong
nghiên cứu. Đó là các nhà cung ứng mà Unilever
đóng góp đến hơn 20% doanh thu (và do đó có
lý do để cho là có thể có ảnh hưởng lên hệ thống
tiêu chuẩn) của công ty, và là nơi có các nhân tố
có thể có tác động cao như:
• Nhiều hơn 50 công nhân;
• Sử dụng lao động tạm thời hoặc lao động gián
tiếp;
• Thâm dụng lao động;
• Có công đoàn đã được thành lập nhưng vai trò
hạn chế.
Ba công ty này cũng đại diện cho các loại hình
doanh nghiệp ở Việt Nam: một doanh nghiệp sở
hữu nước ngoài (đầu tư nước ngoài trực tiếp -
FDI), một doanh nghiệp tư nhân (POE) và một
doanh nghiệp nhà nước (SOE). Một công ty cung
cấp bao bì plastic, một công ty cung cấp bao bì
giấy, và một là nhà sản xuất ủy quyền một sản
phẩm vệ sinh gia đình cho Unilever. Hai công ty
ở miền nam (các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương)
và một ở miền Bắc (Hà Nội). Tại một nhà cung
ứng, 70% số công nhân là phụ nữ và 89% là dân
nhập cư (ở nhà thuê). Tại một công ty khác, 65%
là công nhân nữ và toàn bộ là người địa phương
ngoại trừ 20 lao động thời vụ có một nửa là dân
nhập cư. Nhà cung ứng thứ ba có khoảng 600
công nhân, 15% là lao động nữ và chỉ khoảng
một nửa là dân nhập cư. Tổng cộng có 1.048
công nhân làm việc tại ba công ty.
Unilever tạo điều kiện để nhóm nghiên cứu tiếp
cận nhà máy của các nhà cung ứng bằng cách
gửi công văn yêu cầu các công ty tham gia khảo
sát qua điện thoại và khảo sát hiện trường. Nhóm
nghiên cứu cố gắng tìm hiểu các thực hành tốt
cũng như các rào cản đối với công nhân. Bản dự
thảo kết quả khảo sát được gửi đến ba nhà cung
ứng được ‘khảo sát sâu’ để kiểm chứng các ghi
nhận.
5. Các công việc bổ sung để xây dựng
bối cảnh cho nghiên cứu về lương
Một hội thảo được tổ chức tại Việt Nam vào
tháng 9/2011 với sự tham gia của nhiều thành
phần có chuyên môn liên quan để xem xét vấn
đề Lương Đủ sống. Cân nhắc các bình luận và
kiến nghị, nhóm nghiên cứu đã xây dựng cách
tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này.
Tiếp theo sau hội thảo, ba chuyên gia được mời
để bình luận các chương trong báo cáo liên quan
đến lương và thời giờ làm việc trên cơ sở bảo
mật nội dung tham vấn và do Oxfam chi trả. Các
chuyên gia bao gồm Bà Nguyễn Thị Lan Hương,
Giám đốc Viện Khoa học Lao động và các Vấn đề
Xã hội (ILSSA); Ông Tống Văn Lai, Trưởng phòng
Tiền Lương, Vụ Tiền Lương, Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội (MOLISA); và bà Tara Rangarajan,
Giám đốc Hoạt động, Chương trình ILO Better
Work Việt Nam. Cả 3 người đều là các thành viên
đã tham gia trực tiếp vào việc sửa đổi bộ Luật
30 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Lao động Việt Nam. Các chuyên gia được yêu
cầu bình luận về tính chính xác của thông tin,
sự phù hợp với bối cảnh Việt Nam và cung cấp
thông tin bổ sung cũng như các kiến nghị để cải
thiện nội dung của các chương. Cả 3 chuyên gia
này đều đã cung cấp bình luận bằng văn bản
trong tháng 6 và 7 năm 2012.
Để bổ sung thêm vào nghiên cứu ở cấp quốc
gia, Oxfam cũng hợp đồng để thực hiện thêm
hợp phần nghiên cứu tài liệu thứ cấp của một tư
vấn Anh Quốc nhằm xây dựng một ‘thang lương’
bao gồm các ngưỡng (các bậc) lương và mức độ
nghèo đói, để đưa ra một ngữ cảnh giúp thảo
luận về lương và nhu cầu cơ bản của người lao
động (một thang chung được trình bày trong
Phần 4 và một thang lồng ghép các số liệu lương
của Unilever trong phần 6). Tất cả các phân tích
và bình luận về thang lương do Oxfam thực hiện.
Nhóm nghiên cứu nỗ lực tối đa để kiểm chứng
các phát hiện liên quan đến số liệu về lương, bao
gồm cả việc gặp các cấp quản lý UVN trong giai
đoạn dự thảo báo cáo.
Ghi chú về hạn chế của phương pháp
Trọng tâm ngành
Oxfam mong muốn nghiên cứu sẽ bao gồm các
nhà cung ứng nguyên liệu thô hoặc các nhà
thầu phụ cấp ba cung cấp nông sản. Tuy nhiên,
Unilever nhập khẩu hầu hết nguyên liệu thô nên
ở Việt Nam có rất ít đối tác kinh doanh thuộc
khu vực này để lựa chọn. Unilever đề xuất một
nghiên cứu rộng hơn đối với tất cả các yếu tố của
chuỗi cung ứng bao gồm cả các nhà cung ứng
trực tiếp, các nhà thầu phụ thứ cấp và tam cấp,
tuy nhiên điều này nằm ngoài khả năng về kinh
phí của Oxfam.
Rà soát tài liệu
Unilever đã cung cấp một loạt chính sách và các
tài liệu khác để hỗ trợ việc nghiên cứu. Tuy nhiên
có một số tài liệu nhóm nghiên cứu chỉ nhận
được vào thời kì báo cáo sắp hoàn thành, bao
gồm cả cấu trúc lương của nhà máy UVN tại Củ
Chi và hợp đồng với công ty Thắng Lợi, nhà cung
ứng lao động cho nhà máy; các tài liệu này chỉ có
ở dạng bản dự thảo. Điều đó cũng hạn chế khả
năng của nhóm trong việc kiểm chứng thông tin.
So sánh với các đối thủ cạnh tranh
Các thông tin để so sánh giữa Unilever và các
đối thủ cạnh tranh rất ít. Một rà soát thông tin
được thực hiện với 5 công ty cạnh tranh ở cấp
toàn cầu: P&G, Nestle, L’Oreal, Kraft và Henkel,
dựa trên các thông tin đã công khai để đánh giá
cam kết của họ với các tiêu chuẩn lao động quốc
tế so với Unilever. Tuy nhiên, ở cấp độ Việt Nam,
không thu thập được đủ thông tin để làm phép
so sánh tương tự.
Khảo sát qua điện thoại
Độ tin cậy của thông tin phản hồi từ các nhà
cung ứng tham gia vào việc khảo sát phụ thuộc
vào vị trí của người trả lời phỏng vấn.
Mẫu điều tra trường hợp
Không có nhiều cơ sở để từ đó rút ra các kết
luận chung. Oxfam dự định xem xét cả đến các
nhà thầu phụ cấp hai và cấp ba của ít nhất một
nhà cung ứng; tuy nhiên, các nhà cung ứng của
công ty lại dùng nguồn nguyên liệu nhập khẩu
từ ngoài Việt Nam, và điều này vượt quá quy mô
của nghiên cứu.
Tham vấn công nhân về lương
Các công nhân được hỏi về mức lương thực tế
mà họ nhận được có thể không đủ mẫu đại diện,
và các ước tính về mức chi tiêu hàng tháng của
công nhân được tính toán dựa trên thảo luận
nhóm chứ chưa phải là một nghiên cứu có tính
hệ thống về giỏ hàng hóa cần thiết để đáp ứng
nhu cầu cơ bản.
Thời gian
Do tỷ lệ lạm phát cao ở Việt Nam, mức lương có
sự thay đổi đáng kể từ lúc bắt đầu nghiên cứu
đến khi hoàn thiện báo cáo. Điều này làm cho
việc trình bày các kết quả gặp nhiều khó khăn và
cũng có nghĩa là các số liệu lương đã bị lạc hậu.
Các bước tiếp theo
Sau nghiên cứu, Oxfam và Unilever đã đồng
ý tiếp tục theo dõi với các bên tại Việt Nam để
đánh giá điều gì đã thay đổi, nhất là đối với
người công nhân, liên quan đến các phát hiện và
kiến nghị của báo cáo.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 31
3 các khuôn khổ quốc
tế về quyền lao động
32 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Các khuôn khổ quốc tế về quyền
lao động
Các khuôn khổ và hướng dẫn quốc tế
liên quan đến quyền lao động
‘Nguyên nhân sâu xa của những bất cập
trong mối quan hệ giữa kinh doanh và
quyền con người hiện nay nằm ở những
thiếu hụt trong quản trị do toàn cầu hóa
tạo ra – giữa phạm vi và ảnh hưởng của
các lực lượng và tác nhân kinh tế, với
năng lực xã hội trong việc quản lý các
hậu quả xấu. Các thiếu hụt này tạo ra
môi trường cho phép các công ty có các
hành động sai trái mà không phải chịu
bất cứ hình phạt hay bồi thường nào.
Làm thế nào để thu hẹp hoặc lấp đầy
các thiếu hụt liên quan đến quyền con
người là một thử thách to lớn.’
J. Ruggie20
Các doanh nghiệp đa quốc gia, như Unilever, bị
điều chỉnh bởi luật pháp của các quốc gia nơi họ
có nhà máy và hoạt động. Đến nay, nhiều quốc
gia vẫn chưa có đủ năng lực thể chế để thực thi
luật pháp và các quy định của quốc gia, hoặc có
thể cảm thấy khó thực thi vì muốn cạnh tranh
trong thu hút đầu tư nước ngoài. Các quốc gia
chủ quản của các công ty đa quốc gia thường
không chủ động trong việc điều chỉnh những
bất lợi gây ra bởi các doanh nghiệp bên ngoài
lãnh thổ của họ.
Có nhiều hiệp ước quốc tế bảo vệ quyền con
người bao gồm cả quyền lao động, ví dụ như
Tuyên bố chung về Quyền con người và các
Công ước ILO. Tuy nhiên, đối với các quốc gia
không phê chuẩn các hiệp định hay công ước
này, họ không có ràng buộc pháp lý với hoạt
động của các công ty trên lãnh thổ của họ. Nhiều
doanh nghiệp đa quốc gia thể hiện cam kết của
mình với các tiêu chuẩn do các hiệp ước quốc tế
đưa ra trên cơ sở tự nguyện.
Trong hai thập kỷ vừa qua, đã có rất nhiều sáng
kiến được đưa ra để xây dựng các khuôn khổ
cho các công ty dựa trên các hiệp định và công
ước quốc tế. Để đảm bảo nghiên cứu này phù
hợp hơn với Unilever cũng như các công ty khác,
chúng tôi xem xét không chỉ luật pháp Việt Nam
mà cả một loạt các khuôn khổ khác cùng với các
nguyên tắc và hướng dẫn đi kèm.
Nguyên tắc Hướng dẫn của UN về Kinh doanh
và Quyền con người (UNGP) đưa ra các chính
sách và quy trình cho các công ty dựa vào đó
mà xây dựng để đảm bảo tôn trọng các quyền
con người, trong đó có quyền lao động.21 Từ khi
UNGP được công bố, các hướng dẫn của OECD,
ISO 26000 và Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu cũng
được cập nhật để phù hợp với UNGP. Oxfam cân
nhắc cả hai khuôn khổ khác cũng rất phù hợp với
nghiên cứu này là: các Nguyên tắc của Hiệp ước
Toàn cầu, do Unilever cũng là một thành viên
của Hiệp ước, và các Nguyên tắc Thực hiện Sáng
kiến Kinh doanh có Đạo đức, do Oxfam chính là
một thành viên khởi xướng Sáng kiến này.
Các khuôn khổ quốc tế liên quan đến
quyền con người
1. Nguyên tắc Hướng dẫn của UN về Kinh doanh
và Quyền con người (thường được gọi là
‘Khuôn khổ Ruggie’)
2. Các Công ước và Khuyến nghị liên quan của ILO
3. Tuyên bố Ba bên của ILO về các Doanh nghiệp
Đa quốc gia và Chính sách Xã hội
4. Hướng dẫn của OECD cho các Doanh nghiệp
Đa quốc gia
5. Hướng dẫn của OECD cho các Doanh nghiệp
Đa quốc gia
6. ISO 26000
7. Sáng kiến Kinh doanh có Đạo đức
8. Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu
Tập hợp lại, các khuôn khổ này đưa ra một ‘kim
chỉ nam’ để hướng dẫn các công ty, trong đó có
Unilever, thực hiện trách nhiệm xã hội của mình
và đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan
vào ‘đường lối’ của công ty; do vậy, chúng tôi sử
dụng các khuôn khổ này để đánh dấu các bước
tiến của Unilever. Các khuôn khổ này cũng đóng
vai trò như một công cụ để các công ty khác
đánh giá hiệu quả hoạt động của họ.
Nguyên tắc Hướng dẫn của UN về
Kinh doanh và Quyền con người
UNGP22 được coi là điểm tham chiếu chính thức
ở cấp độ toàn cầu về vấn đề kinh doanh và
quyền con người kể từ khi nó được công bố vào
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 33
tháng Ba năm 2011. UNGP được áp dụng cho cả các doanh nghiệp thuộc nhà nước và tư nhân, cả
trong nước và xuyên quốc gia, không tính đến quy mô, ngành nghề, vị trí địa lý, tính sở hữu hay cấu
trúc của doanh nghiệp.
Ba trụ cột của Khuôn khổ UNGP
1. NHÀ NƯỚC:
CÓ NHIỆM VỤ BẢO VỆ
2. CÁC CÔNG TY:
CÓ TRÁCH NHIỆM
TUÂN THỦ
3. CÁC NẠN NHÂN:
TIẾP CẬN ĐƯỢC CÁC
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ
Nhiệm vụ của Nhà nước là
bảo vệ người lao động khỏi
sự vi phạm quyền con người
bởi các bên thứ ba, bao gồm
cả doanh nghiệp, thông qua
các chính sách, quy định, và
điều chỉnh phù hợp
Trách nhiệm doanh nghiệp là
tôn trọng quyền con người,
nghĩa là các doanh nghiệp
phải hành động có sự thẩm
định để tránh vi phạm quyền
của người khác và giải quyết
các tác động tiêu cực mà họ
dính líu tới
Cần thiết phải tăng khả
năng tiếp cận của nạn nhân
đến các biện pháp bảo vệ và
khắc phục hậu quả hiệu quả,
kể cả các biện pháp pháp lý
và biện pháp không có tính
ràng buộc pháp lý
Công ước và khuyến nghị của ILO
Các tiêu chuẩn quốc tế của ILO là công cụ pháp
lý được các thành viên đầy đủ của ILO (các chính
phủ, người sử dụng lao động và người lao động)
xây dựng. Chúng có thể là công ước,- là các hiệp
ước có ràng buộc pháp lý để các quốc gia tham
gia phê chuẩn và thực hiện, hoặc có thể là các
khuyến nghị, có giá trị như những hướng dẫn
không ràng buộc về pháp lý.26
Qua Tuyên bố của ILO về các Nguyên tắc Nền
tảng và Quyền tại nơi Làm việc,27 các thành viên
ILO tuyên bố rằng tự do hiệp hội và thương
lượng tập thể là các quyền cơ bản và phải được
áp dụng đối với mọi người dân ở mọi quốc gia,
không phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế,
và mọi hình thức lao động cưỡng bức, lao động
trẻ em, và phân biệt đối xử trong tuyển dụng và
bố trí lao động phải được loại trừ và bãi bỏ.28 Các
quyền này thường được gọi là ‘Các Tiêu chuẩn
Lao động Cốt lõi của ILO’.
Một khi đã thông qua, công ước ILO phải được
đưa vào luật pháp quốc gia. ILO cũng xây dựng
các tiêu chuẩn và hướng dẫn cho các công ty để
giúp họ hoàn thiện chính sách và quy trình phù
hợp. Tuyên bố Ba bên của ILO về Doanh nghiệp
Đa quốc gia và Chính sách Xã hội (‘Tuyên bố
MNE’) là một trong các công cụ như vậy.
Vào thời điểm thực hiện nghiên cứu này, Bộ Quy
tắc Kinh doanh của Unilever chưa tham chiếu
chính xác các Công ước ILO; tuy nhiên, bản cập
nhật vào tháng 5/ 2012 đã đưa ra cam kết rõ
ràng hơn.29
Trụ cột thứ hai liên quan nhiều nhất đến nghiên
cứu này. Năm nguyên tắc cơ bản của UNGP diễn
giải ‘trách nhiệm tuân thủ’ nghĩa là gì, mức độ
trách nhiệm, các chính sách và quy trình quản
lý mà một công ty cần có. Tám nguyên tắc hoạt
động mô tả các chính sách và quy trình; chúng
bao gồm một cam kết chính sách, một quy trình
thẩm định về quyền con người và các quy trình
thúc đẩy giải quyết bồi hoàn cho bất cứ tác động
tiêu cực nào đối với quyền con người mà các
công ty tạo ra hoặc có liên quan.
Chúng tôi sử dụng khuôn khổ và các nguyên tắc
hướng dẫn để xây dựng chỉ số đánh giá các chính
sách và quy trình Unilever hiện có để ngăn chặn,
giảm thiểu hoặc giải quyết các tác động tiêu cực
về quyền lao động.
Unilever chủ động đóng góp vào công việc
của Đặc phái viên UK John Ruggie trong việc
xây dựng các hướng dẫn này và cam kết tuân
thủ chúng. Giám đốc Đối ngoại Toàn cầu của
Unilever từng tuyên bố Unilever ‘mong muốn áp
dụng các tiêu chuẩn Ruggie trong toàn bộ chuỗi
cung ứng của mình’.23 Oxfam tham gia vào các
tiến trình tham vấn và đã có đệ trình chính thức
lên Ủy ban về Quyền con người của UN.24
Kể từ khi UNGP được công bố, đã có thêm nhiều
công cụ bổ sung liên quan đến trách nhiệm đối
với quyền con người, trong đó có việc cập nhật
Hướng dẫn của OECD về Doanh nghiệp Đa quốc
gia, hướng dẫn của Liên minh Châu Âu cho các
Chính phủ lồng ghép các nguyên tắc UNGP và
hoàn thiện Tiêu chuẩn Hoạt động của Tổ chức
Tài chính Quốc tế (IFC).25
34 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Tuyên bố Ba bên của ILO về Doanh
nghiệp Đa quốc gia và Chính sách Xã hội
Tuyên bố Ba bên của ILO về Doanh nghiệp Đa
quốc gia và Chính sách Xã hội (còn được gọi là
‘Tuyên bố MNE’) 30 làm rõ nghĩa vụ của các công
ty đa quốc gia dựa vào các Công ước ILO.
Do các nguyên tắc này được xây dựng trực tiếp cho
các công ty đa quốc gia, chúng phù hợp hơn với
nghiên cứu này so với các Công ước ILO nói chung.
Hướng dẫn của OECD cho
Doanh nghiệp Đa quốc gia
Hướng dẫn của OECD cho Doanh nghiệp Đa
quốc gia đề cập đến hầu hết các lĩnh vực chính
trong đạo đức kinh doanh, trong đó có các bước
của doanh nghiệp trong tuân thủ luật pháp, tôn
trọng các tiêu chuẩn được quốc tế thừa nhận và
đáp ứng lại các mong đợi của xã hội. Bản cập nhật
hướng dẫn này công bố tháng 5/201131 đã giúp
nó phù hợp với UNGP. Bản cập nhật cũng sửa
đổi chương về việc làm và quan hệ lao động để
chúng phù hợp hơn với Tuyên bố MNE của ILO.
Bản sửa đổi có một chương về quyền con người
với những điều khoản mạnh mẽ về chuỗi cung
ứng và quan hệ kinh doanh được xây dựng cùng
với các biện pháp thẩm định (như mô tả trong
UNGP). Trong chương này có một yêu cầu cụ thể
về lương, theo đó doanh nghiệp phải đưa ra ‘mức
lương tốt nhất có thể ít nhất đủ đáp ứng các
nhu cầu cơ bản của công nhân và gia đình họ’.
Hướng dẫn này ngày càng được các chính phủ
ghi nhận như điều kiện cho hỗ trợ công, chẳng
hạn như trợ cấp và tín dụng xuất khẩu. Ví dụ,
Chính phủ Hà Lan hiện yêu cầu tất cả các công ty
sử dụng quỹ phát triển của Hà Lan phải ký một
tuyên bố là họ sẽ tuân thủ theo Hướng dẫn của
OECD cho Doanh nghiệp Đa quốc gia.32
Unilever đã thể hiện sự ủng hộ của mình với
Hướng dẫn của OECD và báo cáo công khai về
giải pháp giải quyết các khiếu nại đối với công
ty theo Hướng dẫn đó. Oxfam coi Hướng dẫn
của OECD là một trong những cơ chế không có
tính ràng buộc pháp lý quan trọng nhất về trách
nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhờ có một
quy trình khiếu nại được nhiều bên thừa nhận
và trong một số trường hợp đã giúp cho công ty
thay đổi hành vi một cách tích cực.
Các nguyên tắc của Hiệp ước Toàn cầu
Trong khuôn khổ sáng kiến Hiệp ước Toàn cầu33
của UN, các công ty được trông đợi điều chỉnh
hoạt động và chiến lược của họ để phù hợp
với 10 nguyên tắc được chấp nhận trên toàn
cầu về các lĩnh vực quyền con người, lao động,
môi trường và chống tham nhũng. Sáu trong số
này liên quan đến các tiêu chuẩn lao động; các
nguyên tắc in đậm trong hộp dưới là các ‘Tiêu
chuẩn Lao động Cốt lõi’ của ILO.34
Các nguyên tắc của Hiệp ước toàn cầu liên
quan đến quyền lao động:
1. Ủng hộ và tôn trọng các quyền con người được
cộng đồng quốc tế tuyên bố;
2. Đảm bảo là công ty sẽ không đồng lõa với các vi
phạm về quyền con người;
3. Phát huy quyền tự do hiệp hội và tích cực
thừa nhận quyền thương lượng tập thể;
4. Loại trừ mọi hình thức lao động cưỡng bức;
5. Hủy bỏ việc sử dụng lao động trẻ em;
6. Loại trừ mọi phân biệt đối xử trong việc tuyển
dụng và bố trí lao động.
Hiệp ước Toàn cầu đã thu thập và phát triển
nhiều công cụ có liên quan. Công cụ Tự đánh giá
của Hiệp ước Toàn cầu35 bao gồm các câu hỏi và
chỉ số dùng cho công ty để đánh giá hiệu quả
hoạt động của họ theo các nguyên tắc. Hiệp ước
Toàn cầu cũng sưu tầm nhiều ví dụ về thực hành
tốt trong quản lý các vấn đề lao động được rút ra
từ việc xây dựng các biện pháp nâng cao trách
nhiệm doanh nghiệp.
Unilever là một thành viên khởi xướng Hiệp ước
Toàn cầu. Oxfam cũng tham gia vào phát triển
Hiệp ước này nhưng có quan điểm là các cơ chế
của Hiệp ước này trong việc ràng buộc trách
nhiệm giải trình của công ty là chưa đủ mạnh.
ISO 26000
ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế36) công bố ISO
26000 vào tháng 5/2010 như Hướng dẫn Quốc
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 35
tế về Trách nhiệm Xã hội. Không giống như các
tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 không có mục
đích cấp chứng chỉ mà chỉ là hướng dẫn cho
người dùng ISO. Hai trong trong số sáu yếu tố
cốt lõi có liên quan đến quyền con người và các
thực hành lao động.
ISO 26000 có thể trở thành một công cụ được thừa
nhận rộng rãi theo cách mà các tiêu chuẩn ISO
khác đang được sử dụng (ví dụ, ISO 9000 về quản
lý chất lượng và ISO 14001 về quản lý môi trường).
Các hướng dẫn của ISO 26000 được nhiều bên
tham gia trên khắp thế giới xây dựng, và không
như các bộ tiêu chuẩn ISO khác, có rất nhiều bên
liên quan từ các quốc gia đang phát triển. Hướng
dẫn này rất có ích trong việc phát triển các giải
pháp cho trách nhiệm doanh nghiệp.
Đến nay Unilever vẫn chưa triển khai ISO 26000.
Oxfam và một số đối tác đã tham gia vào các
tiến trình tham vấn cho tiêu chuẩn này và Oxfam
thấy đây là một minh chứng hữu hiệu về trách
nhiệm xã hội do nó ‘tuân thủ theo Ruggie’ và dựa
trên các chuẩn mực quốc tế về quyền con người.
Nguyên tắc Thực hiện Sáng kiến Kinh
doanh có Đạo đức
Sáng kiến Kinh doanh có Đạo đức (ETI)37 là một
liên minh hàng đầu của các công ty, nghiệp đoàn
và tổ chức phi chính phủ (NGO), mong muốn đảm
bảo sự tôn trọng các tiêu chuẩn lao động quốc tế
trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các công ty
thành viên. Nó hỗ trợ các công ty thành viên thực
hiện trách nhiệm đạo đức của mình và hợp tác để
giải quyết các vấn đề phức tạp có thể làm cản trở
những thay đổi theo hướng bền vững.
Nó cung cấp hướng dẫn cho các công ty thành
viên, bao gồm cả phương pháp trong Nguyên
tắc Thực hiện. 38 Có sáu nguyên tắc, mỗi trong số
đó có các mốc về quản lý đi kèm:
CáC NGUyêN TắC THựC HIệN ETI:
1. Cam kết kinh doanh có đạo đức;
2. Lồng ghép vấn đề kinh doanh có đạo đức vào
văn hóa công ty và thực tiễn kinh doanh;
3. Xây dựng năng lực cho các nhà cung ứng và
các bên khác;
4. Xác định các vấn đề trong chuỗi cung ứng;
5. Các hành động cải thiện;
6. Minh bạch.
Công ty thành viên báo cáo tiến độ hàng
năm theo các mốc trong một khuôn khổ ‘Nền
móng (Foundation), Nhà cải tiến (Improver),
Người thành công (Achiever), Người lãnh đạo
(Leader)’. Khi một công ty có vẻ đã đạt đến cấp
độ Achiever, họ sẽ có ý tưởng để phát triển kế
hoạch chiến lược về kinh doanh có đạo đức của
mình, kế hoạch này phải được lồng ghép chặt
chẽ trong các kế hoạch kinh doanh khác, và phải
được nhiều bên liên quan phản hồi trong quá
trình phát triển kế hoạch.
Mặt dù Unilever chưa phải là thành viên ETI,
sáng kiến này vẫn được đưa vào nghiên cứu dựa
trên cơ sở Oxfam là thành viên khởi xướng của
ETI và mức độ đáng tin cậy hơn so với nhiều sáng
kiến đa bên khác do nó là một tiến trình quản
trị ba bên (nghiệp đoàn/ NGO/ công ty). Quy tắc
Cơ sở của ETI chính là nền tảng cho sự tự đánh
giá SEDEX và các phương pháp kiểm toán mà
Unilever và nhiều công ty không phải thành viên
ETI khác đang áp dụng.
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu
Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (GRI) là một tổ chức
mạng lưới đã xây dựng một khung báo cáo về
tính bền vững đang được sử dụng rộng rãi.39
Hướng dẫn về Báo cáo Bền vững (Phiên bản 3.1)
được công bố tháng 3/201140 đã điều chỉnh phù
hợp với UNGP.
Unilever công bố tổng quan về báo cáo của công
ty theo Hướng dẫn về Báo cáo Bền vững GRI G3.
Báo cáo Phát triển Bền vững 2010 đã đánh giá
đó là người đưa tin ‘B+’.41
Oxfam coi GRI là một cơ chế quan trọng để công
ty báo cáo về trách nhiệm xã hội và môi trường
của họ. Oxfam tham gia vào tiến trình tham vấn
để lồng ghép vấn đề giới vào các chỉ số và báo
cáo về trách nhiệm giải trình dựa trên khuôn khổ
GRI NGO.
36 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
4 Bối cảnh: công ty
unilever và quốc gia
việt nam
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 37
Tổng quan về công ty Unilever
Unilever toàn cầu
Unilever là một trong những nhà sản xuất lớn
các mặt hàng thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu
dùng. Unilever có hai công ty mẹ, Unilever NV
và Unilever PLC, cùng vận hành trong công ty
Unilever, đăng ký trao đổi chứng khoán đôi ở thị
trường Amsterdam và London.
Công ty tham gia vào sản xuất và bán buôn FMCG:
đồ uống và kem (19% doanh thu), đồ ăn và gia
vị (32% doanh thu), sản phẩm chăm sóc nhà cửa
(chất tẩy rửa nhà cửa và đồ giặt -17% doanh thu)
và sản phẩm chăm sóc cá nhân (nước tắm, nước
khử mùi – 31% doanh thu). Các thương hiệu của
Unilever bao gồm Lipton, Knorr, Bertolli, Hellmans,
Persil và Dove, được người tiêu dùng biết đến thậm
chí còn nhiều hơn so với tên của công ty.
Với nhiều sản phẩm cung ứng, Unilever giữ vị trí
hàng đầu trên thị trường thế giới. Unilever còn
buôn bán nguyên liệu thô và phụ liệu của các
sản phẩm này. Các mặt hàng phục vụ sản xuất
của công ty (nguyên liệu thô và đóng gói) được
cung cấp bởi hơn 10.000 nhà cung ứng trên thế
giới, và các sản phẩm mua gián tiếp (IP) đến từ
hơn 160.000 nhà cung ứng.
Unilever tự xác định là công ty đa quốc gia, đa
địa phương, hoạt động quốc tế, nhưng bắt rễ
sâu vào các thị trường địa phương. Unilever hiện
diện ở hơn 100 quốc gia, sử dụng 171.000 lao
động trực tiếp (vào thời điểm 2011). Gần 55% việc
kinh doanh của công ty là ở các thị trường mới nổi
nơi Unilever có 72 công ty thành viên. Thu nhập
hàng năm vào năm 2011 là 58,7 tỷ USD.
Unilever tái cơ cấu mô hình kinh doanh một
cách đáng kể vào năm 2009, trở nên tập trung
hơn và hội nhập cao dựa trên một khung toàn
cầu với giám sát ở cấp khu vực và thực hiện ở cấp
quốc gia.42 Unilever hiện được tổ chức trên cơ sở
một hệ thống ma trận chia theo cấp độ (toàn
cầu, khu vực, quốc gia), theo chức năng (nhân
sự, truyền thông, chuỗi cung ứng hay đảm bảo
chất lượng) và theo loại sản phẩm (có 12 loại sản
phẩm với khoảng 400 thương hiệu).
Nguồn cung ứng và chuỗi cung ứng: Một
trung tâm mua toàn cầu tại Singapore quản lý
các nguồn cung ứng chiến lược cho hoạt động
của Unilever tại châu Á, châu Phi, Trung và Đông
Âu, bao gồm việc lựa chọn các nhà cung ứng và
ký kết hợp đồng. Các văn phòng quốc gia chịu
trách nhiêm về hoạt động mua bán, ví dụ như
hoạt động của nhà thầu và đảm bảo các điều
khoản hợp đồng được tuân thủ. Các văn phòng
quốc gia (trong đó có Việt Nam) không ra quyết
định về việc lựa chọn nhà cung ứng ngoại trừ
khi được trung tâm mua giao quyền. Hợp đồng
của Unilever đầu tiên được dựa trên các đặc tính
kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa qua một hệ thống
giải pháp doanh nghiệp do IBM và Accenture
hợp đồng phát triển.
Hình 6
Nhà máy Củ
chi gần tp
Hồ Chí Minh
(Unilever Việt
Nam 2012)
38 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Sản xuất
của UVN
Trung tâm
phân phối
Đầu vào
nhập khẩu
Đầu vào công
ty thương mại
địa phương
Đầu vào các
nhà sản xuất
địa phương
Đầu vào
nhập khẩu
Đầu vào công
ty thương mại
địa phương
Đầu vào các
nhà sản xuất
địa phương
Đầu vào
nhập khẩu
Đầu vào công
ty thương mại
địa phương
Đầu vào các
nhà sản xuất
địa phương
Chế biến
Công ty
thương mại
địa phương
Nhà sản xuất
địa phương
Unilever Việt Nam
Unilever là một trong những công ty đa quốc gia
đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Kể từ liên doanh đầu
tiên được thành lập năm 1994, UVN đã phát triển
nhanh chóng và trở thành công ty số một trong
ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia
đình tại Việt Nam với một mạng lưới rộng khắp
gồm các nhà cung ứng, các công ty sản xuất ủy
nhiệm và các nhà bán hàng.43
Hiện nay, UVN hoạt động như một công ty 100%
vốn nước ngoài theo thỏa thuận về quan hệ chiến
Hình 7
Công ty
Unilever Việt
Nam và chuỗi
cung ứng (UN
2010)
Nguồn: UVN
(2010)
lược lâu dài với Vinachem44 theo đó Vinachem
chuyển cổ phần của mình trong liên doanh cho
Unilever còn UVN duy trì các quan hệ hợp đồng
sản xuất lâu dài với các thành viên của Vinachem.
Hiện tại, có 10 nhà máy sản xuất ủy nhiệm của
UVN thuộc 8 công ty, trong đó có 6 là các thành
viên Vinachem. Các nhà sản xuất ủy nhiệm này
sản xuất các mặt hàng chăm sóc tóc và chăm
sóc da cho UVN như các đối tác kinh doanh.
UVN sở hữu một nhà máy đặt tại Củ Chi, cách
thành phố Hồ Chí Minh 20km về phía tây. Đây là
một cơ sở tiên tiến và hiện đại sản xuất các sản
phẩm ăn uống và chăm sóc răng miệng.
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 39
CôNG Ty UNILEVER 1.539
Các nhà sản xuất ủy nhiệm 2.918
Các nhà cung ứng nguyên liệu thô 9.280
Đóng gói 7.250
Phân phối 1.083
Nhân viên của các nhà cung ứng thứ cấp 2.620
Tổng số 24.690
Bảng 1
Số người
tham gia vào
chuỗi cung
ứng của
Unilever tại
Việt Nam
UVN cũng làm việc cùng với ba trung tâm phân
phối điều hành bởi một nhà cung ứng hậu cần
ủy nhiệm (không nằm trong phạm vi của nghiên
cứu này). UVN hiện có 69 nhà cung ứng nguyên
liệu thô, và 20 nhà cung ứng vật liệu đóng gói tại
chỗ, tuy nhiên hầu hết các nhà cung ứng nguyên
liệu thô đều cung ứng vật liệu đã qua chế xuất.
Nhiều loại nguyên liệu thô được nhập khẩu từ
các quốc gia khác, chủ yếu là ở châu Á.
Các sản phẩm của UVN bao gồm:
• Chăm sóc gia đình: Bột giặt, các loại nước tẩy
rửa (nước xả vải, nước giặt, nước rửa bát, nước
làm sạch bề mặt, nước cọ toilet, v.v);
• Chăm sóc cá nhân: Các sản phẩm cho tóc (dầu
gội đầu và dầu xả); các sản phẩm chăm sóc da
(kem bôi mặt, chất giữ ẩm cho da, nước tắm);
sản phẩm chăm sóc răng miệng (thuốc đánh
răng, bàn chải đánh răng, nước súc miệng); và
thuốc khử mùi.
• Thực phẩm: Bột nêm, hạt nêm, trà bột, trà túi
và kem.
Năm 2011, tại nhà máy UVN Củ Chi có 1.539 công
nhân, trong số này có 748 người là tuyển dụng
qua bên thứ ba, công ty Thắng Lợi. Có bốn nhà
máy được chia ra gồm sản phẩm chăm sóc gia
đình, chăm sóc cá nhân, chăm sóc răng miệng và
chế biến thực phẩm. Dây chuyền sản xuất được
chia ra làm 2 bộ phận: sản xuất (công nhân của
UVN) và đóng gói (người của Thắng Lợi). Hầu hết
công nhân của UVN là người địa phương còn
phía Thắng Lợi là người nhập cư và phải sống ở
nhà thuê. 58% lực lượng lao động là nữ.
Ngoài ra còn có 2.918 công nhân làm việc tại 10
nhà sản xuất ủy nhiệm, trong đó có các công ty
nhà nước. Unilever cũng cung cấp thông tin về
số lượng công nhân làm việc cho các nhà cung
ứng và các nhà cung ứng tại Việt Nam của nhà
cung ứng đó.
Bối cảnh về quyền lao động tại
Việt Nam
Nói một cách ngắn gọn, các rào cản chính trong
việc thực hiện quyền lao động tại Việt Nam bao
gồm:
• Khung pháp lý chưa được hoàn thiện, cụ thể
là mức lương tối thiểu theo pháp luật chưa đủ
đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu;
• Bối cảnh chính trị, đặc biệt là hạn chế về quyền
tự do hiệp hội và thương lượng tập thể;
• Hạn chế về thực thi pháp luật do tỷ lệ thanh
tra lao động trong các doanh nghiệp thấp;
• Sự không tuân thủ và phi chính thức hóa
trong khối tư nhân; và
• Thực hành thương mại của các công ty cung
ứng, ví dụ thời gian cho mỗi đơn hàng ngắn
và chi phí hợp đồng được tính dựa trên giả
định mức lương tối thiểu.
Tự do hiệp hội và quyền thương lượng
tập thể
Việt Nam chưa phê chuẩn Công ước ILO về Tự
do Hiệp hội và Thương lượng Tập thể, tuy nhiên
quyền lập Hội của công dân Việt Nam đã được
luật pháp quốc gia bảo vệ.45
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) là
tổ chức nghiệp đoàn duy nhất được chính thức
công nhận ở Việt Nam. Chỉ có các công nhân có
hợp đồng lao động dài hơn 6 tháng mới được
phép tham gia công đoàn. Điều này hạn chế
quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể
của số lượng công nhân có công việc tạm thời
ngày càng tăng.
40 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
Cả công đoàn cũng như người sử dụng lao động
đều có quyền khởi xướng thương lượng tập
thể.46 Người sử dụng lao động cũng phải tham
khảo ý kiến và bảo đảm đồng thuận của công
đoàn doanh nghiệp đối với các quyết định về kỷ
luật lao động, quy trình sa thải, xây dựng nội quy
làm việc, ấn định lương, thưởng, nghỉ phép năm
và thời gian biểu làm việc.
Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp công đoàn
doanh nghiệp không có khả năng đại diện cho
người lao động trong các cuộc đàm phán chính
thức với người sử dụng lao động về tiền lương
và điều kiện làm việc và đó là rào cản quan trọng
nhất đối với việc điều chỉnh tăng lương. Động
lực chính buộc giới chủ phải đàm phán tiền
lương là đình công tự phát của công nhân. Trong
năm 2011, đã có 978 cuộc đình công như vậy.47
Năm 2011, MOLISA đã đề xuất sửa đổi Bộ luật Lao
động cho phép người lao động trong các doanh
nghiệp chưa có công đoàn có thể bầu người đại
diện của mình. Các đại diện này sẽ có quyền tổ
chức đình công và thương lượng tập thể (Bộ luật
lao động sửa đổi Dự thảo 4, MOLISA).
Tiền lương
Mức lương tối thiểu được công bố vào năm
1993, nhưng ngay từ đầu mức lương này đã ở
mức rất thấp so với mục đích của nó. 48 Đã có 10
lần điều chỉnh kể từ đó nhưng mức lương này
vẫn không theo kịp mức tăng chóng mặt của chi
phí cho cuộc sống. Với ý nghĩa gốc là một ‘lưới an
toàn’ hoặc mức sàn mà không nhà sử dụng lao
động nào được phép trả thấp hơn, tác động mà
mức lương tối thiểu tạo ra là nó trở thành mức
lương cơ bản thực tế của lao động phổ thông
và có tay nghề thấp và chỉ đáp ứng 40-46% nhu
cầu cơ bản của người lao động tại Việt Nam vào
năm 2011, theo một khảo sát của VGCL xuất bản
năm 2012.49
Trong số 60 doanh nghiệp ở 12 tỉnh ở miền Bắc,
miền Trung và miền Nam Việt Nam, cuộc khảo
sát cho thấy thu nhập trung bình cơ bản (lương
theo hợp đồng và phụ cấp) là 3 triệu đồng (US$
144) trong các doanh nghiệp nhà nước và 2,4
triệu đồng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Việt Nam đang phải trải qua thời kỳ lạm phát cao:
lạm phát tiêu dùng hàng năm khoảng 16.85%
vào tháng 2 năm 2012, từ năm 2007- 2012, mức
lạm phát trung bình là 13.05%. Điều này có
nghĩa là mức lương trên thực tế giảm đi, khiến
cuộc sống của người công nhân ngày càng khó
khăn hơn. Cách đối phó phổ biến nhất là phải
làm việc thêm giờ, thay đổi chỗ làm, làm cùng
lúc hai việc, giảm chi tiêu, và/hoặc cho con thôi
học (xem Hộp 1). Cải thiện giáo dục và nâng cao
kĩ năng làm việc là các chiến lược dài hạn nhưng
lại không mở ra cho nhiều người.
Chính phủ Việt Nam hiện đang thực hiện các
bước nghiêm túc để tăng mức lương tối thiểu.
MOLISA đã đặt mục tiêu đến năm 2020, tiền
lương sẽ tương đương với 85% mức lương tối
thiểu trung bình của ASEAN, 50 so với con số
khoảng 30-60% ở năm 2005. Lần tăng gần đây
nhất, tháng 10 năm 2011, đưa ra mức lương tối
thiểu là 2 triệu đồng cho ‘Khu vực 1’ (các thành
phố chính và khu vực ngoại vi, bao gồm Củ Chi).
Nó đánh dấu một mức tăng 29% mức tối thiểu
đối với các doanh nghiệp FDI và 48% cho các
doanh nghiệp sở hữu trong nước, không còn
phân biệt giữa các công ty nước ngoài/FDI và
các công ty Việt Nam.
Mức lương đủ sống là khái niệm tương đối mới
với cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ cũng
như các nghiệp đoàn ở Việt Nam. Nó là gì, tính
toán như thế nào và mối quan hệ của nó với
lương tối thiểu là chủ đề cho nhiều tranh cãi
trong thời gian gần đây.
Liên minh AFW đã xây dựng phương pháp tính
toán quy đổi dựa trên ‘sức mua tương đương’51
giá trị (bằng tiền) của một giỏ hàng hóa tại các
nước sản xuất hàng dệt may. Theo đó một mức
lương đủ sống ở Việt Nam trong năm 2011-12
là 4.036.910 VND hoặc 196 USD52 mỗi tháng. Với
giả định một hộ gia đình bốn người, hai người
lớn và hai trẻ em (ba đơn vị tiêu thụ), và giả định
mặc nhiên là chỉ có một người kiếm tiền vì người
kia sẽ phải trông nom trẻ em.
Hình 9 minh họa dưới đây một thang lương
quốc gia hiển thị vị trí của mức lương tối thiểu so
với ước tính một mức lương đủ sống, thu nhập
trung bình và các phép đo được thừa nhận về
chuẩn nghèo.53
• Theo thống kê quốc gia, quy mô hộ gia đình
trung bình ở VN là 3,9 người. Khi xây dựng
thang lương đã sử dụng số liệu hộ 3,9 thành
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 41
Một quan
chức nhà
nước:
‘“ Tiền lương quá thấp, không đủ sống. Để có thêm đồng tiền, công nhân phải làm việc ngày
12 tiếng. Như vậy, thay vì một lao động có thể sử dụng 30 - 40 năm nhưng với tình trạng tăng
ca nhiều như thế, một công nhân chỉ có thể làm việc được 10 - 20 năm’54 (Một quan chức của
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh).
Một người
sử dụng
lao động:
Mức thu nhập bình quân hiện nay của người lao động trong công ty chỉ 1,9 triệu đồng/tháng
là không đủ sống. Chúng tôi cũng muốn tăng thu nhập cho công nhân bằng cách tìm thật
nhiều hợp đồng, có nhiều sản phẩm để công nhân làm thêm.’55 (bà Đặng Thị Diễm Thúy, Giám
đốc, Okuda ltd., khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc)
Liên đoàn
lao động:
‘Với đồng lương (thấp) như thế, với bữa ăn ca (nghèo nàn) như thế, người công nhân không
thể sống nổi “(Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch VGCL)
Công
nhân
(khối
tư nhân):
‘Một giờ làm bằng một que kem’56
‘(Chúng tôi) phải giật gấu vá vai, thắt lưng buộc bụng, giá tăng là thấy chóng mặt, được đến
đâu xâu đến đấy’.57
Thông tin
đại chúng:
Tham khảo từ các nguồn trong năm 2011: Việc làm không đủ nuôi sống bản thân thì không thể
gọi là việc làm’58; Bữa ăn công nhân ngày càng “tuột dốc”,chỉ đạt trên dưới 50% dinh dưỡng’59;
‘đồng lương nhận được quá thấp cùng giá cả đắt đỏ nơi đô thị đang đẩy họ (người lao động)
vào ngõ hẹp.’60
Nguồn: Ergon Associates (2012)
Hộp 1
Cách nhìn
nhận về mức
lương theo
ghi nhận của
Oxfam Việt
Nam trong
thời gian
2010-2011
Hình 8
Các công nhân
trẻ thảo luận về
quyền lao động
và mối quan
tâm của họ, với
sự hỗ trợ của
Oxfam, tại tỉnh
Bắc Ninh (2011)
viên là trung bình cho nhóm thu nhập thứ ba
(trung lưu) vùng Đông Nam bộ, đây cũng là
điểm tham chiếu tốt nhất có thể dùng cho hồ
sơ nhân sự của công nhân tại nhà máy Củ Chi.
• Trên cơ sở này, và tính toán 1 người lớn = 1 đơn
vị và 1 trẻ em = ½ đơn vị, chúng tôi giả định
mỗi hộ gia đình sẽ có 2,95 đơn vị tiêu thụ. Điều
này là phù hợp với với phân bổ nhân khẩu học
theo độ tuổi tại Việt Nam trong năm 2008.
• Để xây dựng thang lương, chúng tôi sử dụng
giả định trung bình mỗi hộ gia đình có 1,82
người có thu nhập – theo mức tham chiếu tỷ
trọng lao động có lương trong dân số quốc gia.
42 Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r
4500000
4000000
3500000
3000000
2500000
2000000
1500000
1000000
500000
0
Lương tối thiểu chung quốc gia
(công ty quốc doanh)
Lương sàn châu Á
Thu nhập bình quân ở thành thị
Chuẩn nghèo cấp tỉnh
Chuẩn nghèo tuyệt đối của World Bank
Mức lương tối thiểu quốc gia
(khu vực tư nhân - công nhân lành nghề)
Mức lương tối thiểu quốc gia
(khu vực tư nhân - lao động phổ thông)
Chuẩn nghèo đói quốc gia
Hình 9
Thang lương cho
một nhà máy gần
thành phố Hồ Chí
Minh (tháng Bảy
2011, lương ròng
tính bằng VND)
Q uy ề n l ao đ ộ n g t r o n g c h u ỗ i c u n g ứ n g c ủa u n i l e v e r 43
Các ghi chú của Ergon Associates
• Theo thống kê quốc gia, quy mô hộ gia đình trung bình ở VN là 3,9 người. Khi xây dựng
thang lương đã sử dụng số liệu hộ 3,9 thành viên là trung bình cho nhóm thu nhậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- labour_rights_in_unilevers_supply_chain_from_compliance_towards_good_practices_vietnamese_version_67.pdf