Tài liệu Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học Cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình sau 2015): JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0139
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 16-24
This paper is available online at
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNGMỚI (CHƯƠNG TRÌNH SAU 2015)
Trần Khánh Ngọc
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN)
là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức
về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt
Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới, bài báo đề xuất khung
nội dung môn KHTN có thể được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận các
nguyên lí vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên và sử dụng chính các nguyên lí đó
làm các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp của bậc THCS; (2) Tiếp cận logic cuộc
sống - coi con người là trung...
9 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học Cơ sở trong chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình sau 2015), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0139
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8, pp. 16-24
This paper is available online at
QUY TRÌNH XÂY DỰNG KHUNG NỘI DUNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNGMỚI (CHƯƠNG TRÌNH SAU 2015)
Trần Khánh Ngọc
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong chương trình tổng thể giáo dục phổ thông mới, Khoa học tự nhiên (KHTN)
là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức
về khoa học Trái đất. Dựa trên việc nghiên cứu đối sánh chương trình hiện hành của Việt
Nam và chương trình môn Khoa học của một số nước trên thế giới, bài báo đề xuất khung
nội dung môn KHTN có thể được xây dựng dựa trên hai cách tiếp cận: (1) Tiếp cận các
nguyên lí vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên và sử dụng chính các nguyên lí đó
làm các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp của bậc THCS; (2) Tiếp cận logic cuộc
sống - coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, do vậy, ưu
tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng, cần thiết để sau khi tốt nghiệp bậc
THCS, người học có thể sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới
khoa học công nghệ. Như vậy, cấu trúc của môn KHTN cấp THCS sẽ gồm 2 giai đoạn là
lớp 6,7 (giai đoạn 1) và lớp 8,9 (giai đoạn 2). Khung nội dung của mỗi giai đoạn sẽ đều
gồm các chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống,
(4) Năng lượng ; (5) Tương tác.
Từ khóa: Khoa học tự nhiên, chương trình môn khoa học tự nhiên, khung nội dung môn
khoa học tự nhiên, trung học cơ sở.
1. Mở đầu
Một trong những đề án vô cùng quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai hiện
nay là xây dựng chương trình tổng thể giáo dục phổ thông (GDPT) cho giai đoạn sau 2015 (gọi
tắt là chương trình tổng thể GDPT sau 2015). Chương trình tổng thể GDPT sau 2015 có rất nhiều
điểm mới so với chương trình hiện hành như: Chương trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp
cận hình thành và phát triển năng lực cho người học; chương trình được chia thành hai giai đoạn:
(1) Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, bảo đảm trang bị cho học
sinh (HS) tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học; chuẩn bị tâm thế cho
việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu
phân luồng sau trung học cơ sở (THCS): HS học lên hoặc tham gia cuộc sống lao động và (2) Giai
đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông) nhằm phát triển năng lực theo
sở trường, nguyện vọng của từng HS, bảo đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn
học sau có chất lượng [1].
Ngày nhận bài: 15/6/2015. Ngày nhận đăng: 10/10/2015.
Liên hệ: Trần Khánh Ngọc, e-mail: ngoctunga1@gmail.com
16
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...
Trong chương trình tổng thể GDPT sau 2015, điều thu hút sự quan tâm của rất nhiều giáo
viên và các nhà nghiên cứu giáo dục là sự xuất hiện hai môn học mới: môn Khoa học tự nhiên
(KHTN) và môn Khoa học xã hội (KHXH) - hai môn học bắt buộc ở cấp học THCS, trong đó môn
KHTN là môn học được tích hợp kiến thức từ các môn Vật lí, Sinh học, Hóa học và các kiến thức
về khoa học Trái đất; môn KHXH là môn học tích hợp kiến thức từ các môn Lịch sử và Địa lí.
Sự xuất hiện các môn học mới đồng nghĩa với việc phải nghiên cứu và xây dựng chương
trình môn học một cách khoa học và bài bản. Chương trình môn học bao gồm việc xác định mục
tiêu môn học, xây dựng khung nội dung, chuẩn đầu ra, định hướng hình thức tổ chức dạy học và
kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho môn học đó. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ bàn
sâu về phương pháp và quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN ở cấp THCS trong
chương trình GDPT sau 2015.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về môn KHTN trong chương trình tổng thể GDPT mới
Trong chương trình tổng thể GDPT mới, lĩnh vực KHTN bao gồm các môn học: Cuộc sống
quanh ta (lớp 1,2,3); Tìm hiểu tự nhiên (lớp 4,5); Khoa học tự nhiên (cấp THCS) và Vật lí, Hóa
học, Sinh học (cấp THPT) [1]. Ngoài việc đóng góp vào rèn luyện các năng lực chung, các môn
học thuộc lĩnh vực KHTN còn hướng đến phát triển ở HS năng lực chuyên biệt là năng lực tìm tòi,
nghiên cứu khoa học.
Ở cấp THCS, KHTN là môn học tích hợp chủ yếu các lĩnh vực kiến thức về Vật lí, Hoá học,
Sinh học, Khoa học trái đất, và là môn học bắt buộc ở cấp học này. Khác với khi còn là các môn
học riêng rẽ như trong chương trình hiện hành với mỗi môn học có đối tượng và nhiệm vụ nghiên
cứu riêng, môn KHTN có đối tượng nghiên cứu là toàn bộ thế giới tự nhiên, là những quy luật vận
động, phát triển chung của tự nhiên. Mục tiêu tổng quát của môn KHTN ở cấp THCS là:
- Trang bị cho HS nền tảng tri thức phổ thông là những thuật ngữ và khái niệm khoa học cơ
bản về sinh học, Vật lí, Hóa học, Khoa học trái đất và không gian, để HS:
+ Có thể hiểu rõ bản thân và thế giới xung quanh (hiểu biết về bản chất của sinh giới, của
trái đất và vị trí của nó trong vũ trụ, về các quá trình vật lí và hóa học, về các nguyên lí vận động
và phát triển chung nhất của giới tự nhiên).
+ Có thể trở thành những công dân tự tin trong thế giới công nghệ, có khả năng tham gia
vào các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ;
+ Chuẩn bị cho việc học tập và nghiên cứu khoa học ở các cấp học cao hơn.
- Rèn luyện cho HS các kĩ năng cơ bản, phổ thông phù hợp với việc nghiên cứu và các hoạt
động trong cuộc sống như kĩ năng quan sát các hiện tượng tự nhiên và xác định vấn đề nghiên cứu,
kĩ năng đặt câu hỏi nghiên cứu, kĩ năng lập giả thuyết nghiên cứu, kĩ năng lập kế hoạch và thực
hiện kiểm chứng giả thuyết, kĩ năng phân tích, xử lí dữ liệu và thông tin khoa học, công bố và trao
đổi kết quả nghiên cứu với người khác. . .
- Tạo cơ hội để phát triển các năng lực chung như năng lực tự học, năng lực tư duy sáng tạo,
năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự quản lí; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực sử dụng
ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán. . .
- Phát triển ở HS nhận thức về bản chất của khoa học và quá trình tìm tòi, nghiên cứu khoa
học; về vai trò và những đóng góp của khoa học đối với đời sống con người; về sự đa dạng của các
nghề nghiệp liên quan đến khoa học.
- Hình thành và phát triển ở HS những phẩm chất, thái độ khoa học cần thiết như cần cù,
17
Trần Khánh Ngọc
trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, sẵn sàng học hỏi cái mới, bảo vệ lẽ phải. . . để
có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên xã hội cộng đồng.
2.2. Xây dựng khung nội dung cho môn KHTN cấp THCS
Quy trình xây dựng khung nội dung cho môn KHTN cấp THCS được tiến hành theo các
bước như sau:
(1) Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về việc xây dựng khung nội dung môn KHTN.
(2) Nghiên cứu thực trạng chương trình các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học và các kiến
thức về Trái đất và không gian trong chương trình THCS hiện hành.
(3) Đối sánh các chương trình trong và ngoài nước, từ đó đề xuất các định hướng cơ bản
cho khung nội dung môn KHTN cấp THCS trong chương trình GDPT mới.
(4) Thiết kế khung nội dung chi tiết.
(5) Xin ý kiến chuyên gia, thực nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện.
2.2.1. Kết quả nghiên cứu, đối sánh các chương trình trong và ngoài nước về việc xây dựng
khung nội dung môn KHTN
Theo quy trình trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu chương trình môn KHTN của một
số nước trên thế giới như Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, Úc, Anh, Mĩ (các bang California,
NewYork, Washington D.C) [3 - 8] . . . để tìm hiểu về các vấn đề như cách tiếp cận xây dựng khung
nội dung của môn KHTN; các nội dung cơ bản và mức độ của mỗi nội dung được đề cập đến trong
chương trình; cách sắp xếp các nội dung trong chương trình qua các lớp...và có thể rút ra một số
nhận xét như sau:
* Về cách tiếp cận xây dựng khung nội dung của môn KHTN: Chúng tôi nhận thấy rằng
chương trình của đa số các nước đều thể hiện 02 cách tiếp cận sau:
(1) Tiếp cận các nguyên lí vận động, phát triển của tự nhiên: Coi thế giới tự nhiên là đối
tượng nghiên cứu, tìm các quy luật vận động, phát triển chung của giới tự nhiên; từ đó, xây dựng
mạch nội dung sao cho thể hiện rõ được các nguyên lí đó.Ví dụ:
+ Chương trình của Singapore [6] đề cập đến các nguyên lí chung của tự nhiên gồm: sự đa
dạng; các chu kì (chỉ có ở môn KHTN cấp tiểu học); mô hình và hệ thống (chỉ có ở môn KHTN
cấp THCS, là sự tiếp nối của các chu kì ở cấp tiểu học), tương tác và năng lượng. Các nguyên lí
này được sử dụng làm các chủ đề lớn, cốt lõi của toàn bộ chương trình và nội dung trong từng chủ
đề được phát triển theo kiểu xoáy ốc từ cấp tiểu học đến THCS.
+ Chương trình của Úc [8] đề cập đến 6 ý tưởng tổng quát, gồm: Mô hình, trật tự và tổ chức;
Cấu tạo và chức năng; Ổn định và biến đổi; Thang đo và các phép đo; Vật chất và năng lượng;
Các hệ thống.Các ý tưởng này được thể hiện thông qua các mạch nhỏ của vật lí, hóa học, sinh học,
khoa học trái đất xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 10.
+ Chương trình của Mỹ (theo NGSS - Next Genenation Science Standards) đề cập đến các
ý tưởng tổng quát [3,5]: Mô hình, nguyên nhân và kết quả; thang đo, tỉ lệ và các đại lượng; hệ
thống; vật chất và năng lượng; cấu trúc và chức năng; ổn định và biến đổi.Các ý tưởng này được
phát triển xoáy ốc từ lớp 1 đến lớp 12 và được thể hiện trong các mạch: Khoa học sự sống, Khoa
học vật lí, Khoa học Trái đất và không gian; Kĩ thuật, công nghệ và Ứng dụng của khoa học.
Tuy cách gọi tên có khác nhau nhưng có thể thấy các ý tưởng tổng quát mà các chương trình
đó đề cập đến đều có nội hàm tương tự nhau, đó là đều tập trung làm rõ các nguyên lí vận động và
phát triển chung nhất của giới tự nhiên và các nguyên lí này được thể hiện thông qua các nội dung
chi tiết theo cách phát triển xoáy ốc từ thấp đến cao.
18
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...
(2) Tiếp cận logic cuộc sống: coi con người là trung tâm của việc nghiên cứu và ứng dụng
khoa học, do vậy, ưu tiên trang bị những kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng cần thiết cho việc
sống, làm việc và có khả năng ứng phó, thích nghi với thế giới khoa học công nghệ.
Dựa trên hai cách tiếp cận đó, nội dung được đưa vào khung chương trình một cách phù
hợp, không bị chồng chéo, nhưng đồng thời cũng đảm bảo được đó là những kiến thức cơ bản, nền
tảng, cần thiết cho một người có thể tự tin hòa nhập với cuộc sống sau khi tốt nghiệp THCS.
Khác với chương trình của các nước trên, trong chương trình THCS hiện hành của Việt
Nam, các môn học thuộc lĩnh vực KHTN đang được nghiên cứu với tư cách là các môn học riêng,
mỗi môn có đối tượng nghiên cứu riêng [2]. Do vậy, có thể thấy rất rõ cách tiếp cận trong chương
trình các môn học Vật lí, Hóa học, Sinh học hiện tại là tiếp cận nội dung theo logic môn học. Cách
tiếp cận này có ưu điểm là các kiến thức trang bị cho người học được sắp xếp một cách có hệ thống,
giúp người học có được một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt đối với môn học đó. Tuy nhiên, cách
tiếp cận này hiện tại cũng bộc lộ những điểm hạn chế như:
+ Quá tải đối với các nội dung chuyên sâu, thiếu tải đối với các kiến thức ứng dụng thực
tiễn: Nhiều nội dung trong chương trình còn quá nặng nề, gần giống như một cuốn giáo trình đại
học thu nhỏ mà chưa thực sự đề cập đến những ứng dụng thực tiễn, những vấn đề “nóng” của xã
hội liên quan đến các kiến thức khoa học công nghệ mà HS cần được trang bị. Ví dụ như môn Sinh
học ở lớp 7, HS học hầu như tất cả các ngành, các lớp của giới động vật (nghiên cứu cả hình dạng
ngoài và cấu tạo giải phẫu) là chưa cần thiết, các nội dung này nên dành cho các đối tượng muốn
đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu Sinh học ở những cấp học cao hơn.
+ Kiến thức nhiều chỗ bị lặp lại, chồng chéo giữa các môn học do mỗi môn học đều có
mạch logic riêng và đều cần đến kiến thức đó. Điều này dẫn đến việc cùng một kiến thức, HS phải
học lặp đi lặp lại 2 – 3 lần, vừa gây nhàm chán, vừa chiếm thời gian của việc học những ứng dụng
thực tiễn.
* Về các nội dung cơ bản và mức độ của mỗi nội dung được đề cập đến trong chương trình:
Cả chương trình Việt Nam hiện hành và các chương trình nước ngoài đều đề cập đến hầu hết các
nội dung tương tự nhau.Tuy nhiên, với các cách tiếp cận khác nhau nên mức độ của các nội dung
này cũng được đưa vào ở các tầng bậc khác nhau. Ví dụ như khi học về các hệ cơ quan trong cơ thể
người, mức độ yêu cầu về kiến thức trong chương trình của Úc, Mĩ và Singapore đều nhẹ hơn so
với yêu cầu trong chương trình môn sinh học của Việt Nam (chỉ nhận biết cấu tạo chung và nghiên
cứu cơ chế hoạt động khái quát của mỗi hệ chứ không nghiên cứu sâu cấu tạo chi tiết như trong
chương trình Việt Nam).
Những nhận xét trên là những định hướng rất quan trọng để chúng tôi tiếp tục tiến hành
nghiên cứu và xây dựng khung nội dung chi tiết cho chương trình môn KHTN trong chương trình
GDPT sau 2015.
2.2.2. Kết quả xây dựng khung chương trình chi tiết môn KHTN
* Các định hướng khi xây dựng khung chương trình môn KHTN:
- Tuân thủ chương trình 2 giai đoạn: Giai đoạn học vấn phổ thông (THCS) và giai đoạn định
hướng nghề nghiệp (THPT – kiến thức chuyên sâu, gắn với các nghề nghiệp liên quan).
- Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển năng lực HS, kết hợp một cách linh
hoạt giữa logic môn học và logic cuộc sống, hướng tới trang bị những kiến thức cần và đủ để HS
có thể xử lí những vấn đề liên quan đến khoa học trong cuộc sống (giảm tải kiến thức chuyên sâu,
tăng tải vận dụng thực tế, tiếp cận quốc tế).
- Coi thế giới tự nhiên là đối tượng nghiên cứu và lựa chọn các nguyên lí vận động và phát
triển chung của giới tự nhiên là sự đa dạng, các mô hình và hệ thống, tương tác, năng lượng làm
19
Trần Khánh Ngọc
các chủ đề khái quát xuyên suốt qua các lớp ở cấp THCS. Sở dĩ lựa chọn các nguyên lí này làm
các chủ đề khái quát vì chúng bao gồm các khái niệm cốt lõi trong cả đời sống và tự nhiên, đủ để
bao hàm các nội dung học vấn phổ thông. Khi học các chủ đề này, HS cũng dễ dàng liên hệ kiến
thức với các kinh nghiệm sống hàng ngày, đồng thời cũng cho phép tích hợp với các vấn đề của
cuộc sống một cách thuận lợi.
* Các bước tiến hành xây dựng nội dung chi tiết cho môn KHTN:
Từ các định hướng quan trọng trên, chúng tôi đã tiến hành xây dựng nội dung chi tiết cho
môn KHTN lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các chủ đề khái quát xuyên suốt chương trình môn KHTN.
Các chủ này chính là các nguyên lí vận động, phát triển chung của tự nhiên, gồm: sự đa
dạng; mô hình và hệ thống; năng lượng và tương tác (tạo các ngăn lớn). Các chủ đề khái quát này
được lặp lại hai lần tạo thành hai giai đoạn (vòng): lớp 6, 7 và lớp 8, 9. Bên cạnh các chủ đề này
còn bổ sung một chủ đề nhằm trang bị cho HS những kiến thức và kĩ năng cơ bản khi thực hiện
nghiên cứu khoa học, đó là chủ đề Em là nhà khoa học.
Bước 2: Xác định các nội dung cơ bản của mỗi phân môn.
Mỗi phân môn (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất và không gian) liệt kê tất cả
các kiến thức nền tảng cần thiết phải trang bị cho HS ở cấp độ cơ bản (có yêu cầu cần đạt cụ thể
đối với từng nội dung) và các vấn đề thực tiễn liên quan đến những kiến thức đó; sắp xếp theo cấp
độ từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với sự phát triển tâm lí, trí tuệ của HS. Để xác định được
các nội dung này, có thể nghiên cứu, đối sánh với các chương trình nước ngoài, kế thừa các nội
dung trong chương trình hiện hành.
Bước 3: Sắp xếp kiến thức của mỗi phân môn vào các chủ đề khái quát (xếp kiến thức vào
các ngăn) sao cho hợp lí.
Để sắp xếp được các kiến thức một cách hợp lí, cần giải quyết được hai mối quan hệ sau:
- Mối quan hệ giữa các nội dung kiến thức trong cùng một phân môn với các chủ đề khái
quát: Việc sắp xếp kiến thức của từng phân môn vào các chủ đề khái quát được tiến hành theo
nguyên tắc đồng tâm đối với chủ đề khái quát (vì các chủ đề khái quát được lặp lại 02 vòng ở lớp
6,7 và 8,9) nhưng tuyến tính đối với các nội dung nhỏ trong mỗi chủ đề.
Ví dụ: Sự sắp xếp kiến thức vào các chủ đề khái quát đối với phân môn sinh học:
Chủ đề Vòng 1 – Lớp 6,7 Vòng 2 – Lớp 8,9
Sự đa dạng Đa dạng giới động vật, thực vật
Đa dạng các giới sinh vật khác: nấm; vi
khuẩn; nguyên sinh vật. . .
Mô hình và
hệ thống
- Mô hình tế bào
- Các hệ thống:
+ Tiêu hóa
+ Hô hấp
+ Tuần hoàn
+ Bài tiết
- Các hệ thống:
+ Cơ xương
+ Thần kinh và giác quan
+ Nội tiết
+ Sinh sản
Năng lượng Quang hợp và hô hấp tế bào Năng lượng trong hệ sinh thái
Tương tác
- Tương tác giữa sinh vật với sinh vật
- Tương tác giữa sinh vật với môi
trường
- Cơ chế di truyền, biến dị cấp phân tử
- Các quy luật di truyền (di truyền theo
Menđen)
20
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...
- Mối quan hệ giữa nội dung của các phân môn trong mỗi chủ đề: Khi trong mỗi chủ đề
khái quát đã có được nội dung của các phân môn nhỏ như sinh học, vật lí, hóa học. . . thì cần sắp
xếp sao cho các nội dung đó có thể hỗ trợ và làm điều kiện tiên quyết của nhau.
Ví dụ sự sắp xếp kiến thức của các phân môn trong chủ đề Mô hình và hệ thống ở vòng 1
(lớp 6,7) có thể lần lượt như sau: Mô hình hạt của vật chất (hóa học)→ Nguyên tử, phân tử và ion
(hóa học)→ Từ tế bào đến cơ thể sinh vật (sinh học)→ Sự vận chuyển các chất vào và ra khỏi tế
bào (sinh học)→ Vận chuyển các chất trong cơ thể sống (sinh học).
Bước 4: Thiết kế các chủ đề hội tụ vận dụng kiến thức của toàn bộ chủ đề khái quát.
Đây là bước nhằm kết nối kiến thức giữa các phân môn, lựa chọn các vấn đề/nhiệm vụ thực
tiễn cần phải huy động kiến thức liên môn để giải quyết. Các vấn đề/nhiệm vụ này được gọi là các
chủ đề hội tụ (chủ đề yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức học từ tất cả các phân môn để giải quyết
nhiệm vụ). Để xác định được các chủ đề hội tụ này, có thể dựa vào những ứng dụng thực tiễn mà
mỗi phân môn đã đề xuất trong bước 2, tìm mối quan hệ giữa chúng và nâng lên thành chủ đề hội
tụ chung của cả chủ đề.
Có thể hình dung cấu trúc của mỗi chủ đề sẽ gồm: chủ đề khái quát là tên một nguyên lí của
tự nhiên, nội dung kiến thức các phân môn là minh chứng thể hiện và làm sâu sắc cho nguyên lí
đó, cuối cùng là chủ đề tích hợp vận dụng kiến thức học từ tất cả các phân môn trong chủ đề khái
quát để giải quyết một nhiệm vụ/vấn đề thực tiễn có liên quan.
Hình 1. Cấu trúc dự kiến các chủ đề của môn KHTN trong chương trình GDPT mới
⇒ Khi sắp xếp như vậy, khung nội dung của mỗi vòng (lớp 6,7 và lớp 8,9) sẽ đều gồm các
chủ đề lớn là (1) Em là nhà khoa học; (2) Sự đa dạng; (3) Mô hình và hệ thống, (4) Năng lượng ;
(5) Tương tác và mỗi chủ đề đều được trình bày theo cấu trúc được thể hiện trong bảng sau:
Vấn đề Yêu cầu cần đạt Nội dung (dự kiến)
Vấn đề 1
Vấn đề 2
. . .
Chủ đề hội tụ
21
Trần Khánh Ngọc
Ví dụ về khung nội dung của chủ đề Sự đa dạng ở vòng 1 - lớp 6,7:
Vấn đề Yêu cầu cần đạt Nội dung (dự kiến)
Phân
loại thế
giới sống
1. Giải thích được ý nghĩa của việc phân
loại.
2. Thực hiện được việc phân chia các sự
vật thành các nhóm và nhận thức được rằng
có nhiều cách để phân loại cùng một nhóm
sự vật.
3. Nhận biết được sự đa dạng của thế giới
sống và giải thích được tại sao cần phải
phân loại thế giới sống.
4. Xây dựng và sử dụng được các tiêu chí
lưỡng phân để xác định và phân loại các
nhóm sinh vật.
5. Nhận thức về tầm quan trọng của việc
hiểu và bảo tồn đa dạng sinh học.
6. Thể hiện sự quan tâm đối với các vấn đề
liên quan đến đa dạng sinh học và bảo vệ
môi trường.
1. Đa dạng của vật chất
2. Sự đa dạng của thế giới sống.
3. Phân loại thế giới sống
4. Phân loại giới động vật
5. Phân loại giới thực vật.
6. Sử dụng khóa lưỡng phân để phân
loại các sinh vật.
Phân
loại thế
giới vô
sinh
1. Phân biệt được các khái niệm vật chất
và vật liệu/chất liệu.
2. Liệt kê được một số loại vật liệu/chất
liệu chính được sử dụng để tạo nên các đồ
vật hàng ngày.
3. Mô tả được một số tính chất vật lí của
các loại vật liệu.
4. Sử dụng các tính chất vật lí để phân chia
được vật liệu thành các nhóm lớn.
5. Sử dụng các tính chất vật lí để lựa chọn
được loại vật liệu thích hợp có thể dùng để
tạo nên một đồ vật nào đó.
6. Thể hiện sự quan tâm đối với môi trường
bằng cách giảm việc thải các vật liệu.
1. Phân loại thế giới vô sinh
2. Khái niệm vật liệu/chất liệu
3. Các tính chất vật lí của vật liệu
(sức bền, độ cứng, độ đàn hồi,
điểm nóng chảy, điểm sôi, tính dẫn
điện, tính dẫn nhiệt, khả năng chịu
uốn. . . )
4. Phân loại các vật liệu (thủy tinh,
nhựa, kim loại, gốm, sợi. . . ).
5. Lựa chọn vật liệu để thiết kế các
đồ vật
6. Bảo vệ môi trường với nguyên tắc
3R: Giảm, tái sử dụng và tái chế.
Nguyên
tố, hợp
chất và
hỗn hợp
1. Giải thích được tiêu chí phân loại các
chất thành nguyên tố, hợp chất và hỗn hợp
và nêu được ý nghĩa của chúng.
2. Nhận thức được rằng nguyên tố là đơn
vị cấu tạo nên vật chất.
3. Nêu được các cách khác nhau để phân
loại các nguyên tố.
4. Trình bày được các kĩ thuật được sử
dụng để tách chiết các nguyên tố từ một
hỗn hợp cho trước.
1. Khái niệm về các nguyên tố
2. Kí hiệu hóa học của một số
nguyên tố
3. Cách thức phân loại và sử dụng
các nguyên tố
4. Hợp chất
5. Hỗn hợp
6. Kĩ thuật tách chiết các hỗn hợp
7. Kĩ thuật tinh chế nước
22
Quy trình xây dựng khung nội dung môn khoa học tự nhiên cấp Trung học cơ sở...
5. Phân tích được quy trình kĩ thuật lọc
nước tinh khiết từ nước biển.
6. Nhận thức được tầm quan trọng và việc
bảo tồn nguồn tài nguyên nước.
Dung
dịch và
huyền
phù
1. Phân biệt được các khái niệm chất tan,
dung môi và dung dịch.
2. Sử dụng được các thí nghiệm đơn giản
để nhận biết dung dịch và dịch huyền phù.
3. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến tính tan và tỉ lệ hòa tan của các chất.
4. Kể tên được một số axit và bazơ thông
thường.
5. Nêu và phân tích được tính chất của các
dung dịch axit và bazơ.
6. Nêu được khái niệm và ý nghĩa của các
chất chỉ thị.
7. Mô tả và giải thích được sự đổi màu của
giấy chỉ thị khi tiếp xúc với các dung dịch
axit và bazơ.
1. Khái niệm về dung dịch và các
tính chất của dung dịch
2. Khái niệm dịch huyền phù và các
tính chất của dịch huyền phù
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính
tan và tỉ lệ hòa tan
4. Axit và bazơ
5. Xác định tính axit/bazơ của một
chất
6. Tính chất của axit và bazơ
Chủ đề
hội tụ
Có thể lựa chọn một số chủ đề sau:
- Sự suy giảm đa dạng sinh học.
- Vấn đề ô nhiễm nước và sử dụng nguồn nước hợp lí.
- Việc sử dụng axit, bazơ và độ pH trong cuộc sống hàng ngày. . .
3. Kết luận
Với cách xây dựng khung nội dung dựa trên các nguyên lí vận động, phát triển chung của
giới tự nhiên, đồng thời kết hợp linh hoạt giữa logic môn học và logic cuộc sống bằng các chủ đề
hội tụ sau khi học mỗi chủ đề khái quát, chương trình môn KHTN cấp THCS có thể đảm bảo được
mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức cơ bản, nền tảng ở mức học vấn phổ thông. Chương trình
như vậy cũng sẽ phát triển được ở HS năng lực vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết vấn đề
thực tế, giúp HS thấy được mối liên hệ mật thiết giữa các kiến thức được học trong nhà trường với
cuộc sống thật, cũng như phát triển được ở HS các năng lực cốt lõi khác (năng lực tự học, năng lực
giao tiếp, hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. . . ) –
đáp ứng tốt định hướng phát triển năng lực người học của chương trình GDPT sau 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2015. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Hội nghị
góp ý chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Hà Nội, ngày 18 – 20/3/2015.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. Nxb Giáo dục.
[3] Board on Science Education. Division of Behavioral and Social Sciences and Education.
Washington, DC: The National Academy Press. Chapter 4: Crosscutting Concepts.
23
Trần Khánh Ngọc
[4] California Department of Education, 2004. Science framwork for California publics school:
Kindergarten Through Grade Twelve.
[5] National Research Council, 2011. A Framework for K-12 Science Education: Practices,
Crosscutting Concepts, and Core Ideas, Committee on a Conceptual Framework for New
K-12 Science Education Standards.
[6] Singapore, Ministry of Education, 2014. Singapore Science Syllabus for Secondary.
Curriculum Planning & Development Division.
[7] The curriculum development council of Hong Kong, 1998. Syllabus for secondary schools –
Science (secondary 1 – 3).
[8]
ABSTRACT
Constructing a science content framework
for secondary schools in the new educational program (after 2015)
In the New Educational Program of Vietnam, Natural Science is to be an integration of
Physics, Biology, Chemistry and Earth Science. In order to create a Vietnamese program that is
on a par with Science programs of some countries, we suggest that the Science content framework
(1) Use the principles of nature as the theme in all grades, (2) Use an approach which considers
people as central to the study and application of science and provides basic scientific knowledge
so that after graduation from secondary school, students will have the ability to respond and adapt
to the world of science and technology. The structure of the subject of science in secondary school
will include stage 1in class 6 and 7, and stage 2 in class 8 and 9. Each stage will include the themes
(1) Be a scientist, (2) Diversity, (3) Models and systems, (4) Energy and (5) Interaction.
Keywords: Science, science content framework, science program, secondary school
education.
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3413_tkngoc_0167_2178467.pdf