Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study trong dạy học

Tài liệu Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study trong dạy học: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 116 Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study trong dạy học The procedure of applying Case-study teaching method CN. Trần Nguyễn Minh Nhựt, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tran Nguyen Minh Nhut, B.A., Ho Chi Minh City College of Economics Tóm tắt Việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Một trong những giải pháp được đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường. Có nhiều phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại, một trong số đó là phương pháp dạy học Case study. Những ưu điểm của phương pháp dạy học này là giúp người học khắc sâu kiến thức, phát triển kỹ năng tư duy, nâng cao khả năng tiếp cận thực tiễn, từ đó tăng cường sự thích ứng với nghề nghiệp sau này. Từ cơ sở khoa học và những lợi ích của ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 116 Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study trong dạy học The procedure of applying Case-study teaching method CN. Trần Nguyễn Minh Nhựt, Trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tran Nguyen Minh Nhut, B.A., Ho Chi Minh City College of Economics Tóm tắt Việc tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Một trong những giải pháp được đặt ra là đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong nhà trường. Có nhiều phương pháp dạy học từ truyền thống đến hiện đại, một trong số đó là phương pháp dạy học Case study. Những ưu điểm của phương pháp dạy học này là giúp người học khắc sâu kiến thức, phát triển kỹ năng tư duy, nâng cao khả năng tiếp cận thực tiễn, từ đó tăng cường sự thích ứng với nghề nghiệp sau này. Từ cơ sở khoa học và những lợi ích của phương pháp này mang lại, chúng tôi đề xuất quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study vào dạy học, nhằm giới thiệu một phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả. Từ khóa: phương pháp dạy học, phương pháp dạy học Case study, quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study. Abstract The whole society in general and scientists in particular have paid serious attention to researching solutions to improve teaching and learning quality. One of the solutions is to improve the teaching methods, in which the new, active teaching-learning methods are encouraged to be adapted to the teaching-learning process. Case-study is one of many effective teaching-learning methods, which helps learners exploit deeper knowledge, develop their thinking skills, build up their practical ability, and as a result enhance their competency and adaptability for future careers. Considering its scientific foundation and great benefits, we propose a procedure of adapting the case-study teaching method in our condition. Keywords: teaching methods, Case-study teaching methods, the process of applying Case-study teaching methods. 1. Dẫn nhập Trong bối cảnh đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng như hiện nay, thì việc nâng cao chất lượng dạy và học đang thu hút nhiều sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó có việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) như là một trong những giải pháp mà các nhà khoa học giáo dục đang tìm hiểu. Cụ thể là việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó có TRẦN NGUYỄN MINH NHỰT 117 việc áp dụng PPDH Case study vào trong giảng dạy ở bậc đại học, cao đẳng. Bởi vì, nhiều nghiên cứu đã cho thấy PPDH Case study với ưu điểm là gắn liền lý thuyết với thực tiễn, thúc đẩy tính chủ động, sáng tạo sinh viên (SV) và giúp họ có khả năng thích ứng tốt với công việc sau này. Tuy nhiên, nhiều khảo sát cho thấy PPDH này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, SV lại rất cần học tập các tình huống thực tiễn tác nghiệp trong quá trình học tập hiện tại và vận dụng chúng vào thực tiễn tác nghiệp trong tương lai, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho công việc sau này [13]. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cụ thể PPDH Case study là một việc làm có ý nghĩa, nhằm đề xuất quy trình vận dụng PPDH này vào trong thực tiễn dạy và học. 2. Một số vấn đề lý luận có liên quan 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu, bài viết liên quan đến PPDH Case study trong dạy học đại học ở trong nước và quốc tế: + Gần đây tại Việt Nam, đã có một số luận án tiến sỹ và luận văn thạc sỹ nghiên cứu về việc vận dụng PPDH này là: Luận án Tiến sỹ của Trịnh Thúy Giang (2010) về “Vận dụng phương pháp Case study trong giảng dạy môn Giáo dục học ở đại học sư phạm”, Luận án Tiến sỹ của Bùi Thị Mùi (2005) về “Xây dựng và sử dụng tình huống sư phạm trong dạy học phần Lý luận giáo dục”; Các Luận văn Thạc sỹ của tác giả: Nguyễn Thị Thanh (2002) với đề tài “Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Trung học Sư phạm Thanh Hóa”, Nguyễn Thị Thanh Hòa (2001) với đề tài “Vận dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy môn công nghệ 11 tại các trường phổ thông thuộc huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”, Vũ Thị Lan (2000) với nghiên cứu “Xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học thực hành kỹ thuật điện cho sinh viên khoa sư phạm kỹ thuật”, Nguyễn Thị Hương Giang (2000) với đề tài “Bước đầu sử dụng các tình huống sư phạm trong rèn luyện tư duy sư phạm cho sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Tĩnh”, Lê Thị Thanh Chung (1999) với nghiên cứu “Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề để dạy học môn Giáo dục học”, Bên cạnh đó, còn có các bài báo khoa học về “Tổ chức thảo luận bằng phương pháp Case study trong giảng dạy môn Giáo dục học” (2009) và “Một số vấn đề về xây dựng hệ thống Case study để sử dụng trong quá trình dạy học phần Lý luận dạy học” (2010) của tác giả Trịnh Thuý Giang hay “Vận dụng phương pháp dạy học tình huống trong dạy học tại trường Cao đẳng sư phạm Nam Định” của tác giả Nguyễn Trung Kiên (2010), “Học tập và giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống” của Nguyễn Hữu Lam (2007), v.v + Trên thế giới, nổi bật là các nghiên cứu, bài viết của những tác giả: Davis và Elizabeth (2003) về “Teaching Mathterials using Case studies” trên tạp chí University of Liverpool, Silverman, Welty và Lyon (1992) với “Case study for teacher problem solving” trên tạp chí McGraw-Hill Press, Reynolds (1980) về “Case Menthod in Management Development” trên tạp chí Management Development Press, Merry và Robert (1954) với “Preparation to teach a case in the Case menthod at Harvard Business School” trên tạp chí McGraw-Hill Press, Gragg (1953) với “The Case Menthod of teaching Human Relations and Administration” trên tạp chí Harvard University Press, v.v Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã cho thấy ưu và nhược điểm của PPDH này, QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CASE STUDY TRONG DẠY HỌC 118 cũng như lợi ích, hiệu quả của nó khi áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về quy trình và mức độ vận dụng PPDH Case study vào dạy học tại các trường đại học, cao đẳng. 2.2. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Định nghĩa phương pháp dạy học Cho đến hiện tại, đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đưa ra nhiều định nghĩa về PPDH. Tiêu biểu là các tác giả: Theo Babanxki thì: PPDH là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển [1]. Theo Lecne thì: PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn [11]. Theo Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt thì: PPDH là tổ hợp cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [9]. Theo Đặng Thành Hưng thì: PPDH là cách thức tác động của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm vào người học và quá trình học tập để gây ảnh hưởng thuận lợi cho việc học theo mục đích hay nguyên tắc đã định [5]. Theo Nguyễn Bá Kim thì: PPDH là cách thức hoạt động và giao lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục tiêu dạy học [7]. Theo Phan Trọng Ngọ thì: PPDH là những con đường, cách thức tiến hành hoạt động dạy học [8]. Theo Trần Kiều thì: PPDH là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã định [6]. Còn nhiều định nghĩa khác nữa về PPDH và chưa có sự thống nhất chung, tuy nhiên, qua các định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng PPDH có những dấu hiệu đặc trưng sau: - Phản ánh sự vận động của quá trình nhận thức của người học. - Phản ánh sự vận động của nội dung dạy học. - Phản ánh sự kết hợp hữu cơ cách thức trao đổi thông tin giữa thầy và trò. - Phản ánh cách thức điều khiển hoạt động nhận thức. Như vậy, từ những dấu hiệu đặc trưng này, có thể định nghĩa PPDH như sau: PPDH là cách thức tiến hành hoạt động của người dạy trong quá trình dạy học nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành cho người học để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học [2]. 2.2.2. Định nghĩa phương pháp dạy học đại học Theo Trần Thị Hương và Nguyễn Đức Danh (2014):“Phương pháp dạy học đại học là cách thức hoạt động phối hợp, thống nhất của giảng viên và sinh viên trong hoạt động dạy học đại học, được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giảng viên nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học đại học” [4]. Từ định nghĩa này chúng ta có đặc điểm và phân loại PPDH đại học như sau: Đặc điểm của phương pháp dạy học đại học: - PPDH đại học là sự phối hợp cách thức hoạt động của giảng viên (GV) và cách thức hoạt động tương ứng của SV. - PPDH đại học có mối quan hệ biện chứng với mục tiêu và nội dung dạy học TRẦN NGUYỄN MINH NHỰT 119 đại học. - PPDH đại học vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. - PPDH đại học gắn liền với đặc điểm ngành nghề đào tạo, sự phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ. - PPDH đại học phát huy cao tính tự giác, tích cực, độc lập, tự học của SV và ngày càng tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp dạy học đại học thường được phân loại như sau: - Phương pháp Diễn giảng (thuyết trình) - Phương pháp Đàm thoại - Phương pháp Làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo - Phương pháp Dạy học trực quan - Phương pháp Dạy học thực hành - Phương pháp Dạy học giải quyết vấn đề - Phương pháp Dạy học theo tình huống (Case study) - Phương pháp Dạy học theo nhóm nhỏ - Phương pháp Dạy học theo dự án - Phương pháp Seminar [4]. 2.2.3. Định nghĩa phương pháp dạy học Case study Hiện nay tại Việt Nam, PPDH Case study được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: PPDH tình huống, PPDH dạy học theo/ bằng tình huống hay PP nghiên cứu trường hợp/ tình huống. Vì vậy, có một số quan điểm về định nghĩa PPDH Case study tại Việt Nam như sau: Theo Từ điển Anh - Việt thì Case study là danh từ. Khi chuyển ngữ và Việt Nam hoá, Case study thường được dùng với nghĩa “Phương pháp nghiên cứu trường hợp” - nghiên cứu dựa trên những trường hợp điển hình [3]. Theo Nguyễn Hữu Lam (2007): “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh họa hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” [10]. Theo Võ Thị Xuân (2012): “Phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study) về cơ bản được sử dụng để phát triển tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như giới thiệu cho sinh viên làm quen với các tình huống trong thực tế” [12]. Ngoài ra, các tác giả Trần Thị Hương và Nguyễn Đức Danh (2014) cũng đưa ra định nghĩa: “Phương pháp dạy học theo tình huống là cách thức giáo viên tổ chức cho sinh viên tự lực nghiên cứu và giải quyết các tình huống từ thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp gắn với những chủ đề học tập, qua đó sinh viên tự lực lĩnh hội tri thức mới và cách thức hành động mới, hình thành, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn và nghề nghiệp. Có thể xem phương pháp dạy học theo tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, trong đó, các tình huống dạy học là đối tượng chính của quá trình dạy học” [4]. Như vậy, Phương pháp dạy học Case study trong dạy học ở đại học là cách thức dạy học thông qua việc tổ chức cho sinh viên nghiên cứu các trường hợp điển hình của thực tiễn nghề nghiệp (Case) đặt ra nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học ở đại học [2]. Để có thể nhìn nhận đầy đủ hơn bản chất của PPDH Case study trong dạy học, với tư cách một PPDH hiệu quả, cần xem xét PPDH này dưới góc độ một số quan điểm của Lý luận dạy học hiện đại: - PPDH Case study dưới góc độ của Thuyết kiến tạo nhận thức Nhiều tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này như Maey, Silverma và cộng sự, QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CASE STUDY TRONG DẠY HỌC 120 Biehlerb và Snowman đều cho thấy PPDH Case study trong dạy học đã trực tiếp phản ánh nhiều khía cạnh của Thuyết kiến tạo nhận thức: Học tập là hành động tìm tòi, khám phá, phát minh của người học. Đó là quá trình người học tự xây dựng cho mình các tri thức khoa học và kỹ năng hành động trong những tình huống nhất định. Trong dạy học theo Case study, quá trình học tập của SV là quá trình SV nghiên cứu, làm việc với Cases [2]. Sự tham gia hoạt động nhận thức của SV trong quá trình này thể hiện ở việc phân tích dữ liệu, tìm kiếm vấn đề, xây dựng và thử nghiệm các giả thuyết, phát triển và đánh giá các giải pháp để giải quyết các vấn đề phức hợp gần với cuộc sống và nghề nghiệp. - PPDH Case study dưới góc độ Thuyết tương tác dạy học và tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học Từ thực tế vận dụng PPDH Case study trong dạy học, nhiều tác giả đã rút ra được những kết luận về vấn đề này như sau: - Cases chính là môi trường sư phạm cho SV tổ chức hoạt động học tập của mình thông qua sự tìm tòi, khám phá, “bóc tách” nội dung học tập ngầm ẩn trong nó. - Sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập là để giúp người học xây dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy - cấu trúc thao tác nhận thức của chính mình. Cấu trúc này không có sẵn trong đầu, cũng không nằm trong đối tượng khách quan mà nằm trong mối tác động qua lại giữa chủ thể với đối tượng, thông qua hành động. Nó có chức năng tạo ra sự thích ứng của cá thể với các kích thích của môi trường vì được hình thành theo cơ chế đồng hoá và điều ứng. Dạy học với Cases thực chất là dạy người học cách hành động để tạo ra năng lực thích ứng của họ với môi trường. Như vậy, việc xem xét PPDH Case study từ góc độ của Thuyết kiến tạo nhận thức và Thuyết tương tác dạy học đã khẳng định: PPDH Case study là một PPDH hiệu quả trong việc phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của SV. Quá trình học tập của SV là quá trình SV tự lực nghiên cứu, làm việc với Case. Từ đó SV có được kiến thức, phát triển được kỹ năng tư duy, có được kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng thích ứng với nghề nghiệp và cuộc sống sau này [2]. Đặc điểm của phương pháp dạy học Case study Từ cơ sở khoa học của PPDH Case study, chúng tôi nhận thấy PPDH này có các đặc trưng như sau: - Case là chất liệu chính của PPDH Case study, là đối tượng và nhân tố trung tâm của hoạt động dạy và học. - Tình huống dạy học là tình huống thực tế hoặc mô phỏng theo tình huống thực tế, được cấu trúc hóa hướng vào mục tiêu dạy học. - Người học tự nghiên cứu tình huống và giải quyết tình huống. - Người dạy là người tổ chức, hướng dẫn, ủy thác và điều phối. Từ đặc trưng của PPDH Case study nêu trên và tổng kết của các tác giả và công trình nghiên cứu về PP này trong dạy học, PPDH Case study có những ưu điểm và hạn chế như sau: (i) Ưu điểm: - Nâng cao tính chủ động, tự lực và sáng tạo của người học. - Tạo cho người học những kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Giúp họ giảm thiểu phần nào những rủi ro khi tham gia vào hoạt động thực tiễn của nghề nghiệp sau này. - Giúp người học có thể tổ chức hoạt động học tập với nhiều hình thức. TRẦN NGUYỄN MINH NHỰT 121 - Giúp người học phát triển toàn diện các kỹ năng như: kỹ năng phân tích; kỹ năng đánh giá, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; kỹ năng trình bày và thuyết trình trước tập thể; kỹ năng quản lý thời gian - Giúp người học hiểu được một vấn đề nảy sinh sẽ được xem xét ở nhiều phương diện khác nhau và có nhiều cách giải quyết, không có cách giải quyết nào là duy nhất. - Giúp lớp học sôi nổi, hấp dẫn và làm cho người học nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập với nghề nghiệp và tương lai sau này của mình, góp phần tăng tính thực tiễn của môn học. (ii) Hạn chế: - Mất nhiều thời gian khi sử dụng vì nếu không sử dụng PPDH này thường xuyên thì cả GV và SV đều không dễ dàng thích ứng. - Đặt ra những yêu cầu cao về trình độ, sự hiểu biết và kỹ năng dạy học cho GV với tư cách là người điều phối. - Dễ dẫn đến tình trạng quá nhấn mạnh việc đưa ra quyết định mà không chú ý đầy đủ đến thu thập thông tin và phân tích cơ sở của quyết định. - Không hữu ích khi mục đích chủ yếu là để chuyển tải các tri thức có tính hệ thống, các thông tin và sự kiện, sự thực. 2.3. Quy trình vận dụng phương pháp dạy học Case study vào dạy học đại học Từ cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng PPDH Case study trong nhà trường, chúng tôi đề xuất các bước vận dụng PPDH này vào dạy học như sau: Bước 1: GV cần xác định lịnh vực cần xây dựng Case (tình huống). Bước 2: Xem xét chủ đề và mục tiêu bài học để xây dựng Case phù hợp. Bước 3: Xây dựng nội dung Case: + Xây dựng kịch tính (các mâu thuẩn, vấn đề) mà sau khi giải quyết chúng sẽ giúp người học củng cố, tìm ra kiến thức mới để có thể vận dụng sau này. + Viết kịch bản, thời gian hóa, không gian hóa, cá nhân hóa tình huống, dựa trên kiến thức, kỹ năng hiện có của người học. Từ đó yêu cầu người học sử dụng thông tin để tư duy và giải quyết vấn đề. Bước 4: Tổ chức giải quyết tình huống: + GV giới thiệu tình huống. + Tổ chức cho người học phân tích tình huống (các dữ liệu đã có, các vấn đề cần giải quyết,). Người học có thể giải quyết tình huống theo cá nhân hoặc thảo luận theo nhóm (đưa ra các luận cứ, cách xử lý). Bước 5: Tổ chức thảo luận: + Các nhóm hoặc cá nhân trình bày quan điểm và bảo vệ ý kiến của mình. + Các người học khác lắng nghe để đưa ra ý kiến đồng tình, góp ý hay chất vấn. Bước 6: Rút ra bài học thực tiễn: + Sau khi tổ chức thảo luận, nếu còn tồn đọng vấn đề thì GV sẽ là “trọng tài” để đi đến kết luận chung. + GV xác định kiến thức cần lĩnh hội, chỉ ra vị trí của nó trong tri thức và hướng dẫn ghi chép, ghi nhớ, áp dụng trong thực tiễn. + Người học tự kiểm tra, chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện giả thuyết xử lý tình huống của mình và tự rút ra kết luận khoa học cho bản thân. 3. Kết luận Giá trị và đóng góp của bài báo chính là đã làm rõ được cơ sở khoa học, các ưu, khuyết điểm và đề xuất được quy trình, các bước vận dụng PPDH Case study vào dạy học. Từ đó, giới thiệu đến GV một PPDH tích cực, hiệu quả và thích hợp cho việc QUY TRÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CASE STUDY TRONG DẠY HỌC 122 giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Babanxki, Iu.K (1983), Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Trịnh Thúy Giang (2011). Vận dụng phương pháp Case study trong giảng dạy môn Giáo dục học ở đại học sư phạm. Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Trường Đại học sư phạm, Hà Nội. 3. Phan Kim Huê (1997), Từ điển Anh - Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Thị Hương, Nguyễn Đức Danh (2014), Giáo trình Tổ chức hoạt động dạy học đại học, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ISBN: 978-604-918-261-7. 5. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, lý luận - biện pháp - kỹ thuật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 6. Trần Kiều (1997), Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học sư phạm. Hà Nội. 8. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 9. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1990), Giáo dục học tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Nguyễn Hữu Lam (2007), “Học tập và giảng dạy bằng phương pháp nghiên cứu tình huống”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số (2), tr. 43. 11. Lecne. Ia (1987), Dạy học nêu vấn đề, Nxb giáo dục, Hà Nội. 12. Võ Thị Xuân (2012), “Một số vấn đề về phương pháp dạy học đại học”, Tạp chí khoa học giáo dục, số (78), tr. 42. 13. Đào Vinh Xuân, Trần Nguyễn Minh Nhựt, Nguyễn Dương Ngọc Huyền (2016). “Phương pháp Case study trong dạy học đại học: góc nhìn từ sinh viên sư phạm”. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Sinh viên và Cán bộ trẻ các trường đại học sư phạm toàn quốc. Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, ISBN: 978-604-947-640-2. Ngày nhận bài: 02/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf126_7676_2215178.pdf
Tài liệu liên quan