Tài liệu Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn khoa học tự nhiên – chủ đề tế bào thực vật Lớp 6 Trung học cơ sở - Lê Đình Trung: 132
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0140
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 132-141
This paper is available online at
1
QUY TRÌNH DẠY HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
TRONG MÔN KHOA HỌCTỰ NHIÊN – CHỦ ĐỀ TẾ BÀO THỰC VẬT
LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lê Đình Trung1 và Đinh Khánh Quỳnh2*
1
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Tóm tắt. Các thành phần năng lực khám phá tự nhiên đã được đưa vào Chương trình Giáo
dục phổ thông cấp trung học cơ sở, nhưng việc tổ chức dạy học như thế nào để phát triển
các năng lực khám phá tự nhiên của học sinh thì chưa được hướng dẫn trong chương trình.
Quy trình Dạy học khám phá khoa học gồm 6 bước: Quan sát, đặt ra câu hỏi khám khá tự
nhiên; Hình thành giả thuyết; Đưa ra các dự đoán liên quan đến giả thuyết; Lập kế hoạch
khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá và thu thập dữ liệu; Viết báo cáo và trình bày báo
cáo kết quả khám phá. Bài báo này,...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn khoa học tự nhiên – chủ đề tế bào thực vật Lớp 6 Trung học cơ sở - Lê Đình Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
132
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0140
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 9C, pp. 132-141
This paper is available online at
1
QUY TRÌNH DẠY HỌC KHÁM PHÁ KHOA HỌC
TRONG MÔN KHOA HỌCTỰ NHIÊN – CHỦ ĐỀ TẾ BÀO THỰC VẬT
LỚP 6 TRUNG HỌC CƠ SỞ
Lê Đình Trung1 và Đinh Khánh Quỳnh2*
1
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội
Tóm tắt. Các thành phần năng lực khám phá tự nhiên đã được đưa vào Chương trình Giáo
dục phổ thông cấp trung học cơ sở, nhưng việc tổ chức dạy học như thế nào để phát triển
các năng lực khám phá tự nhiên của học sinh thì chưa được hướng dẫn trong chương trình.
Quy trình Dạy học khám phá khoa học gồm 6 bước: Quan sát, đặt ra câu hỏi khám khá tự
nhiên; Hình thành giả thuyết; Đưa ra các dự đoán liên quan đến giả thuyết; Lập kế hoạch
khám phá; Thực hiện kế hoạch khám phá và thu thập dữ liệu; Viết báo cáo và trình bày báo
cáo kết quả khám phá. Bài báo này, giới thiệu quy trình Dạy học khám phá khoa học và vận
dụng để thiết kế tiến trình dạy học chủ đề “Tế bào thực vật” nhằm phát triển được năng lực
khám phá tự nhiên của học sinh.
Từ khóa: Dạy học, khám phá khoa học, khoa học tự nhiên, tế bào, học thuyết tế bào.
1. Mở đầu
Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức ban hành Chương trình
Giáo dục phổ thông (GDPT), trong đó có môn học Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở
(THCS). Có thể thấy, đây là môn học mới đối với chương trình GDPT ở Việt Nam, vì vậy giáo
viên ở các trường THCS sẽ bỡ ngỡ trong việc làm quen với chương trình cũng như dạy học theo
hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Chương trình GDPT môn khoa học tự nhiên
[2] đã đưa ra năng lực khám phá tự nhiên, tuy nhiên Chương trình chưa hướng dẫn cụ thể giáo
viên tổ chức dạy học để phát triển năng lực này. Qua nghiên cứu về lí luận và phương pháp dạy
học (PPDH) [4], chúng tôi cho rằng, tiến trình Dạy học khám phá khoa học hoàn toàn đáp ứng
được mục tiêu và yêu cầu của chương trình GDPT môn Khoa học tự nhiên trong việc dạy học
phát triển phẩm chất và năng lực người học. Bài báo này giới thiệu về việc thiết kế tiến trình dạy
học chủ đề “Tế bào thực vật – lớp 6” trong Chương trình GDPT cấp THCS theo 6 bước của Dạy
học khám phá khoa học nhằm phát triển năng lực khám phá tự nhiên của học sinh.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số phương pháp và mô hình dạy học hiện đại
Ngày nhận bài: 16/8/2019. Ngày sửa bài: 23/8/2019. Ngày nhận đăng: 14/9/2019.
Tác giả liên hệ: Đinh Khánh Quỳnh. Địa chỉ e-mail: quynhdk.dk@gmail.com
Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn Khoa học tự nhiên – chủ đề khám phá
133
như: Dạy học khám phá, Dạy học giải quyết vấn đề, Dạy học theo LAMAP, Dạy học 5E và một
số luận án về PPDH để từ đó xây dựng quy trình Dạy học khám phá khoa học. Đồng thời, chúng
tôi nghiên cứu Chương trình GDPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo để sắp xếp logic hình thành
kiến thức về “Tế bào thực vật” môn Khoa học tự nhiên cấp THCS để có thể tổ chức các hoạt
động dạy và học theo các bước Dạy học khám phá khoa học.
2.1.2. Phương pháp chuyên gia
Trên cơ sở tổng kết lí luận về PPDH tích cực trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chúng tôi:
hình thànhkhái niệm Dạy học khám phá khoa học; thiết kế quy trình Dạy học khám phá khoa
học gồm 6 bước; trong mỗi bước Dạy học khám phá khoa học chúng tôi thiết kế các nhiệm vụ
học tập, từ đó đưa ra tiêu chí và mức độ để đánh giá năng lực khám phá khoa học của học sinh.
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.2.1. Khái niệm Dạy học khám phá khoa học
Dạy học khám phá bắt nguồn từ Jerome Bruner vào những năm 1960 [6]. Bruner nhấn
mạnh rằng chúng ta nên học hỏi bằng cách làm. Với phương pháp này, học sinh tích cực tham
gia thay vì thụ động tiếp nhận kiến thức. Học sinh tương tác với môi trường của chúng bằng
cách khám phá và thao tác với các vật thể, tư duy với các câu hỏi và tranh cãi hoặc thực hiện các
thí nghiệm. Học sinh được khuyến khích suy nghĩ, đặt câu hỏi, đưa ra giả thuyết, suy đoán, hợp
tác và hợp tác với người khác. Học sinh phát triển sự tự tin trong việc giải quyết vấn đề và cảm
thấy thoải mái khi sử dụng kiến thức họ đã có. Thay vì một học sinh là một tàu trống để giáo
viên điền vào kiến thức, Dạy học khám phá xem xét rằng tất cả học sinh có một số kiến thức
nền tảng mà họ có thể áp dụng cho môn học hiện tại.
Mô hình giảng dạy 5E [3] bao gồm 5 bước: Gắn kết (Engagement); Khảo sát (Exploration);
Giải thích (Explanation); Áp dụng cụ thể (Elaborate); Đánh giá (Evaluation), ra đời năm 1987. Nó
được phát triển bởi tác giả Rodger W. Bybee cùng cộng sự của mình trong tổ chức giáo dục
Nghiên cứu giáo trình dạy Sinh học (BSCS – Biological Sciences Curriculum Study), tại bang
Colorado, Mỹ. 5E được phát triển dựa trên lý thuyết kiến tạo (constructivism) về học tập. Dạy học
theo 5E thì người học sẽ cùng nhau xây dựng kiến thức, chủ động khám phá các khái niệm mới
thông qua các trải nghiệm học tập cụ thể. Lúc đầu, nhóm nghiên cứu xây dựng phương pháp 5E
chỉ để nhằm giúp học sinh học môn sinh học thực nghiệm dễ dàng hơn. Sau đó, phương pháp 5E
được áp dụng rộng trong nhiều môn khoa học khác như toán, công nghệ, kỹ thuật.
Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" (BTNB) [4], tiếng Pháp là La main à la pâte - viết
tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là PPDH khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên
cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng
bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). Theo phương pháp BTNB, dưới
sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc
sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình
thành kiến thức cho mình. Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi,
các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và
đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Mục
tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học
của học sinh. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý
nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh. Tiến
trình dạy học theo phương pháp BTNB gồm 5 bước: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn
đề; Bộc lộ biểu tượng ban đầu; Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm
tìm tòi - nghiên cứu; Kết luận, hợp thức hóa kiến thức.
Như vậy, dạy học môn khoa học có thể áp dụng nhiều PPDH, mô hình dạy học khác nhau
nhằm phát triển năng lực khám phá khoa học của học sinh. Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận và
Lê Đình Trung và Đinh Khánh Quỳnh*
134
PPDH chúng tôi hình thành khái niệm Dạy học khám phá khoa học như sau: Dạy học khám phá
khoa học là một phương pháp dạy học tích cực, trong đó người học được trải nghiệm qua bước
khám phá khoa học dưới sự định hướng của giáo viên nhằm phát hiện tri thức khoa học,
phương pháp khám phá khoa học tự nhiên và vận dụng chúng để giải quyết vấn đề thường gặp
trong thực tiễn, qua đó rèn phẩm chất trong nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực khám
phá thế giới tự nhiên.
2.2.2. Vai trò của Dạy học khám phá khoa học trong dạy học sinh học
Cũng như các PPDH, mô hình dạy học hiện đại thì Dạy học khám phá khoa học chú trọng
đến tính tích cực, tự lực của học sinh. Với vốn kiến thức và hiểu biết đã có của mình thì học
sinh được trải nghiệm tìm tòi khám phá tự nhiên thông qua 6 bước của tiến trình dạy học và
hình thành tri thức khoa học tự nhiên. Trải qua 6 bước của tiến trình Dạy học khám phá khoa
học mà học sinh phát triển được các năng lực khám phá khoa học như: Đặt câu hỏi, hình thành
giả thuyết, đưa ra các dự đoán, lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết, tiến hành triển thực hiện theo
kế hoạch và thu thập dự liệu thực nghiệm, viết và trình bày báo cáo.
2.2.3. Quy trình Dạy học khám phá khoa học
Sơ đồ Dạy học khám phá khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu các bước trong trình quy trình dạy học của các PPKH, mô hình dạy
học đã nghiên cứu ở trên, chúng tôi xây dựng quy trình Dạy học khám phá khoa học [5] gồm 6
bước được mô tả theo sơ đồ dưới đây:
Giải thích các bước trong tiến trình Dạy học khám phá khoa học
Bước 1. Quan sát, đặt ra câu hỏi khám khá
Mục đích ở bước này là giáo viên tạo ra những tình huống để học sinh quan sát tự nhiên để
phát hiện ra vấn đề thắc mắc mà bằng vốn hiểu biết của học sinh chưa thể giải thích được, từ đó
đặt ra câu hỏi cần khám phá tự nhiên.
Bước 2. Hình thành giả thuyết
Mục đích ở bước này là, từ câu hỏi khám phá tự nhiên đã đặt ra, học sinh cần đưa ra một
Bước 4. Lập kế hoạch khám phá
Bước 1. Quan sát, đặt ra câu hỏi khám khá
Bước 2. Hình thành giả thuyết
Bước 3. Đưa ra các dự đoán liên quan đến giả thuyết
Bước 5. Thực hiện kế hoạch khám phá và thu thập dữ liệu
Bước 6. Viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá
Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn Khoa học tự nhiên – chủ đề khám phá
135
câu trả lời giả định (giả thuyết) về vấn đề cần khám phá tự nhiên. Câu giả thuyết có cấu trúc “...
Nếu ... thì ... sẽ ...”
Bước 3. Đưa ra các dự đoán liên quan đến giả thuyết
Mục đích ở bước này là, từ giả thuyết đưa ra, học sinh cần đề xuất các phương án thực
nghiệm kiểm tra giả thuyết (dự đoán).
Bước 4. Lập kế hoạch khám phá
Mục đích ở bước này là, sau khi đưa ra các phương án thực nghiệm kiểm tra giả thuyết thì
cần xác định được những công việc cần chuẩn bị, các bước tiến hành, các phương tiện hỗ trợ để
triển khai các phương án thực nghiệm khám phá khoa học.
Bước 5. Thực hiện kế hoạch khám phá và thu thập dữ liệu
Mục đích ở bước này là, triển khai thực hiện kế hoạch khám phá theo các phương án đã lập
và thu thập các chứng cứ, dữ liệu và xử lí dữ liệu để tổng hợp báo cáo kết quả khám phá khoa
học. Ở bước này sẽ nảy sinh nhiều vấn đề về tri thức khoa học mà học sinh chưa biết, vì vậy
giáo viên cần chuẩn bị các tư liệu, thông tin khoa học để học sinh tự khám phá để tiếp nhận tri
thức khoa học cho bản thân.
Bước 6. Viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá
Mục đích ở bước này là, sau khi kết thúc các hoạt động khám phá tự nhiên, thì học sinh
cần viết báo cáo về kết quả khám phá tự nhiên bao gồm các bước triển khai khám phá và kết
quả thu được.
2.2.4. Vận dụng quy trình Dạy học khám phá khoa học chủ đề “Tế bào thực vật”
Mục tiêu cần đạt theo Chương trình GDPT môn Khoa học tự nhiên
- Nêu được khái niệm tế bào, chức năng của tế bào.
- Nêu được hình dạng và kích thước của một số loại tế bào.
- Trình bày được cấu tạo tế bào và chức năng mỗi thành phần (ba thành phần chính:
màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào); nhận biết được lục lạp là bào quan thực hiện
chức năng quang hợp ở cây xanh.
- Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
- Thực hành quan sát tế bào lớn bằng mắt thường và tế bào nhỏ dưới kính lúp và kính
hiển vi quang học.
Phương pháp và phương tiện dạy học
- Phương pháp dạy học: 6 bước của quy trình Dạy học khám phá khoa học
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu, kính hiển vi, kính lúp, máy ảnh, mẫu vật về tế bào
Logic của tiến trình dạy học theo các bước của Dạy học khám phá khoa học
Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi cần khám phá tự nhiên
Từ quan sát hiện tượng và sự vật trong tự nhiên xung quanh (hoặc qua quan sát băng hình, hay
qua nắm bắt thông tin từ những nguồn khác), thì đặt ra câu hỏi: Thực vật có cấu tạo như thế nào?
Bước 2. Hình thành giả thuyết nghiên cứu
Để trả lời câu hỏi đặt ra, thì cần so sánh với những tri thức đã biết “vật chất được cấu tạo
bởi các nguyên tử” từ đó đặt ra giả thuyết: Thực vật được cấu tạo bởi cùng một loại thành phần
sinh học rất nhỏ và có cấu trúc đặc biệt (tế bào). Nếu tìm được phương án thí nghiệm để quan
sát thành phần nhỏ bé bên trong thực vật thì sẽ biết được đặc điểm, hình dạng và kích thước
của chúng.
Bước 3. Đưa ra các dự đoán khám phá liên quan đến giả thuyết
Để kiểm tra giả thuyết cần tìm kiếm các phương tiện hiện có trong thực tế để giúp mắt
quan sát được các vật nhỏ bé: kính lúp, kính hiển vi, máy ảnh, máy tính.
Bước 4. Lập kế hoạch khám phá
Lê Đình Trung và Đinh Khánh Quỳnh*
136
Để khám phá được cấu trúc bên trong của thực vật, cần xác định được:
- Đối tượng khám phá gồm: rễ cây, thân cây và lá cây
- Dụng cụ thiết bị hỗ trợ khám phá: sử dụng các dụng cụ quang học hỗ trợ mắt để quan
sát những vật nhỏ, sử dụng công nghệ để nâng cao chất lượng ảnh quan sát được.
- Các bước tiến hành khám khá: cắt nhỏ theo các chiều khác nhau, dùng các dụng cụ
quang học để quan sát.
Bước 5. Thực hiện kế hoạch khám phá. Thu thập dữ liệu
- Tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch đã thiết kế. Ghi chép lại các kế quả đã
quan sát được về kích thước, hình dạng các bộ phận đã quan sát được.
- Tìm kiếm thêm thông tin để hoàn thiện về ngôn ngữ khoa học, tri thức khoa học về tế
bào, Thuyết tế bào.
Bước 6. Viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá
- Viết báo về tiến trình và kết quả khám phá tự nhiên về tế bào thực vật.
- Trình bày báo cáo bằng văn bản viết.
Thiết kế tiến trình dạy học
Chia lớp thành nhóm 4 học sinh. Định lượng thời gian cho từng nhiệm vụ học tập của học
sinh, nhóm học sinh và thảo luận lớp.
A. Bước 1. Quan sát, đặt câu hỏi cần khám phá tự nhiên
Hoạt động 1 (3 phút). Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 1 (2 phút). Hãy xem Video sau đây và cho biết, cây cối gồm có những bộ phận
chính nào? Từ đó đặt ra câu hỏi cần khám phá về thực vật.
Video về các bộ phận của cây: chiếu nhiều cây khác nhau và đều có đặc điểm chung gồm:
rễ, thân, lá (hoặc quan sát cây thật, hoặc là quan sát cây nhựa).
Hoạt động 2 (5 phút). Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để thống nhất câu hỏi cần khám phá.
Hoạt động 3 (3 phút). Điều hành thảo luận lớp để thống nhất: Các bộ phận chính của thực
vật gồm : rễ cây, thân cây và lá cây.
Và thống nhất câu hỏi nghiên cứu: Thực vật có cấu tạo như thế nào?
B. Bước 2. Hình thành giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động 1 (3 phút). Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 2. Em hãy đặt ra một giả thuyết để trả lời câu hỏi đã đưa ra.
Hoạt động 2 (2 phút). Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để thống nhất giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động 3 (5 phút).Giáo viên điều hành lớp thảo luận để thống nhất giả thuyết: Thực vật
được cấu tạo bởi cùng một loại thành phần sinh học rất nhỏ và có cấu trúc đặc biệt (tế bào).
Nếu tìm được phương án thí nghiệm để quan sát thành phần nhỏ bé bên trong thực vật thì sẽ
biết được đặc điểm, hình dạng và kích thước của chúng.
C. Bước 3. Đưa ra các dự đoán khám phá liên quan đến giả thuyết
Hoạt động 1 (3 phút). Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 3. Làm thế nào để quan sát được những thành phần (tế bào) nhỏ bé ở thực vật?
Hoạt động 2 (2 phút). Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để thống nhất phương án quan sát
cấu trúc thực vật.
Hoạt động 3 (5 phút). Giáo viên điều hành lớp thảo luận để thống nhất các phương án
quan sát cấu trúc bên trong của thực vật, gồm:
Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn Khoa học tự nhiên – chủ đề khám phá
137
- Mổ, xẻ, cắt nhỏ sau đó dùng mắt để quan sát
- Mổ, xẻ, cắt nhỏ sau đó sử dụng kính hiển vi, kính lúp để quan sát
- Mổ, xẻ, cắt nhỏ sau đó chụp ảnh rồi phóng đại ảnh lên
D. Bước 4. Lập kế hoạch khám phá
Hoạt động 1 (3 phút). Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu học sinh làm việc cá
nhân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 4. Em hãy đưa ra công việc cần phải tiến hành để khám phá cấu trúc của các bộ
phận của cây.
Hoạt động 2 (2 phút). Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm để thống nhất công việc cần làm và
các bước tiến hành để quan sát cấu trúc thực vật
Hoạt động 3 (5 phút).Giáo viên điều hành lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch quan sát
cấu trúc bên trong của thực vật.
Kế hoạch khám phá cấu trúc bên trong của thực vật
Bộ phận cây Các bước tiến hành
thí nghiệm
Họ, loài Kết quả (hình
dạng, kích thước)
Đặc điểm giống
và khác nhau
1. Rễ cây
Cắt ngang 3 loại rễ
cây khác nhau sau đó
quan sát: bằng mắt
thường;qua kính
lúp;qua kính hiểm vi;
qua ảnh khi phóng
đại lên nhờ máy tính
1. Rễ cây
thân cứng
2. Rễ cây
thân mềm
3. Rễ cây
dạng củ
.
2. Thân cây Tương tự như mục 1
3. Lá cây Tương tự như mục 1
E. Bước 5. Thực hiện kế hoạch khám phá. Thu thập dữ liệu
Hoạt động 1 (30 phút).Thực hiện kế hoạch khám phá và thu thập kết quả.
Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm học sinh làm việc để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 5a. Hãy sử dụng mắt và các dụng cụ quang học để quan sát cấu trúc của các bộ
phận rễ cây, thân cây, lá cây sau đó ghi lại kết quả vào các bảng dưới đây:
Bảng 1. Kết quả quan sát cấu trúc của rễ cây
Rễ cây Mô tả hình dạng, kích thước
Nhận xét đặc điểm giống
và khác nhau
Rễ cây bưởi
Rễ cây rau, cây hoa
Củ cà rốt, củ cải
Rễ loại cây thứ ...
Bảng 2. Kết quả quan sát cấu trúc của thân cây thiết kế tương tự Bảng 1
Bảng 3. Kết quả quan sát cấu trúc của lá cây thiết kế tương tự Bảng 1
Nhận xét chung về hình dạng quan sát được về cấu trúc và hình dạng của các bộ phận rễ
cây, thân cây và lá cây (giống và khác nhau).
Lê Đình Trung và Đinh Khánh Quỳnh*
138
Hoạt động 2 (20 phút). Thực hiện kế hoạch khám phá tri thức và thu thập thông tin.
Giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Yêu cầu các nhóm học sinh làm việc để hoàn thành
nhiệm vụ học tập.
Nhiệm vụ 5b. Hãy đọc thông tin dưới đây để tóm tắt lại kiến thức cần nhớ.
Thông tin 1: Học thuyết tế bào
Học thuyết tế bào được hình thành vào khoảng năm 1838 – 1839 với sự đóng góp của một
số nhà bác học.
Nội dung học thuyết tế bào gồm ba mệnh đềnhư sau:
1. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng nhỏ nhất của mọi sinh vật sống.
Tế bào là cấu trúc nhỏ nhất có biểu hiện đầy đủ các đặc tính cơ bản của sự sống, gồm 4 đặc
tính chính sau:
- Trao đổi vật chất và năng lượng.
- Sinh trưởng và phát triển.
- Sinh sản.
- Cảm ứng và thích nghi.
2. Mọi sinh vật được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Các quá trình chuyển hóa vật chất
và di truyền diễn ra bên trong tế bào.
3. Các tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước.
Thông tin 2: Cấu tạo của tế bào và của mô tế bào
a) Cấu tạo của tế bào:
Hình 1. Cấu tạo của tế bào
Bảng 4. Thành phần cấu tạo và chức năng của tế bào
thực vật
Thành phần Đặc điểm và chức năng
Vách tế bào Giúp cho tế bào có hình dạng nhất
định
Màng sinh
chất
Bao bọc ngoài chất tế bào
Chất tế bào Là chất keo bên trong chứa các bào
quan như lục lạp, và là nơi diễn ra
các hoạt động sống của tế bào
Nhân Điều khiển mọi hoạt động của tế bào
Không bào Chứa dịch tế bào
Lục lạp Chất chứa diệp lục ở tế bào thịt lá
b) Mô tế bào: Mô là nhóm tế bào có cấu tạo và hình dạng giống nhau và cùng thực hiện
một chức năng riêng.
Hình 2. Một số loại mô thực vật
Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn Khoa học tự nhiên – chủ đề khám phá
139
Hoạt động 3 (10 phút).Yêu cầu cá nhân học sinh tóm tắt kiến thức đã học được ở bài học
“Tế bào thực vật”G. Bước 6. Viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá
Hoạt động 1 (15 phút).Yêu cầu nhóm học sinh trao đổi để thống nhất kết quả khám phá về
“Tế bào thực vật”.
Hoạt động2 (10 phút). Yêu cầu nhóm trình bày kết quả khám phá về “Tế bào thực vật”
Hoạt động 3 (10 phút). Điều hành thống nhất kết quả nghiên cứu về những kiến thức cần
nhớ ở chủ đề “Tế bào thực vật”
2.4.5. Đánh giá năng lực khám phá tự nhiên
- Căn cứ 6 bước trong tiến trình Dạy học khám phá khoa học, chúng tôi xác định có 8 năng
lực thành phần của năng lực khám khá khoa học như Bảng 5 ở phía dưới. Vì khả năng hoàn
thành nhiệm vụ ở mỗi học sinh là khác nhau, vì vậy chúng tôi đưa ra 4 mức độ tương ứng với
mỗi năng lực thành phần của năng lực khám phá tự nhiên của học sinh được tả như sau:
Mức 1 (1 điểm). Mô tả thể hiện học sinh chưa có ý thức học tập và chưa hình thành năng
lực khám phá tự nhiên
Mức 2 (2 điểm). Mô tả thể hiện học sinh bắt đầu làm quen với năng lực khám phá tự nhiên
Mức 3 (3 điểm). Mô tả thể hiện học sinh đã có năng lực khám phá tự nhiên ở trình độ
tương đối cao
Mức 4 (4 điểm). Mô tả thể hiện học sinh đã có năng lực khám phá tự nhiên ở trình độ cao
Bảng 5. Năng lực khám phá tự nhiên của học sinh ở chủ đề “Tế bào thực vật”
Năng lực
khám phá tự
nhiên
Mức độ đạt được
Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm) Mức 4 (4 điểm)
1. Đặt câu hỏi
khám phá tự
nhiên
Quan sát và nhận
ra sự tồn tại của
thực vật trong thế
giới tự nhiên
nhưng chưa đặt
ra được câu hỏi
liên quan đến
thực vật
Quan sát và nhận
ra sự tồn tại của
thực vật trong thế
giới tự nhiên
nhưng chưa đặt
ra được câu hỏi
về cấu tạo cấu
thực vật, về
nguồn gốc sự
sống của thực vật
Quan sát và
nhận ra sự tồn
tại của thực vật
trong thế giới tự
nhiên và đặt ra
được câu hỏi về
cấu tạo cấu thực
vật, về nguồn
gốc sự sống của
thực vật nhưng
cần chỉnh sửa
Quan sát và
nhận ra sự tồn
tại của thực vật
trong thế giới tự
nhiên và đặt ra
được câu hỏi về
cấu tạo cấu thực
vật, về nguồn
gốc sự sống của
thực vật
2. Hình thành
giả thuyết
Chưa đề xuất
được giả thuyết
để trả lời cho câu
hỏi về thành phần
cấu tạo của thực
vật
Đề xuất được giả
thuyết để trả lời
câu hỏivề thành
phần cấu tạo của
thực vậtnhưng
chưa đúng cấu
trúc về câu giả
thuyết
Đề xuất được
giả thuyết để trả
lời câu hỏi về
thành phần cấu
tạo của thực vật
và theo cấu trúc
câu giả thuyết
nhưng cần chỉnh
sửa
Đề xuất được
giả thuyết để trả
lời câu hỏi về
thành phần cấu
tạo của thực
vậttheo đúng
cấu trúc câu giả
thuyết
3. Đưa ra các
dự đoán để
khám phá tự
nhiên từ giả
Chưa đưa ra được
các dự đoánđể
quan sátvề thành
phần cấu tạo của
đưa ra được các
dự đoánđểquan
sátvề thành phần
cấu tạo của thực
Đưa ra được
một dự đoán
đểquan sátvề
thành phần cấu
Đưa ra được
hơn hai dự đoán
đểquan sátvề
thành phần cấu
Lê Đình Trung và Đinh Khánh Quỳnh*
140
thuyết thực vật vậtnhưng không
khả thi
tạo của thực vật tạo của thực vật
4. Xây dựng
kế hoạch
khám phá
Chưa lập được
phương án triển
khai quan sát
thành phần cấu
tạo của thực vật
Lập được phương
án triển khai quan
sát thành phần
cấu tạo của thực
vậtnhưng còn
phải bổ sung
nhiều
Lập được tương
đối đầy đủ
phương án triển
khai quan
sátthành phần
cấu tạo của thực
vật
Lập được đầy
đủ phương án
triển khai dự
đoán quan
sátthành phần
cấu tạo của thực
vật
5. Tiến hành
triển khai kế
hoạch khám
phá. Thu thập
dữ liệu và xử
lí dữ liệu
Chưa thể hiện
triển khai phương
ánquan sát thành
phần cấu tạo của
thực vật và thu
thu thập dữ liệu,
xử lí dữ liệu.
Thể hiện triển
khai phương
ánquan sát thành
phần cấu tạo của
thực vật và thu thu
thập dữ liệu, xử lí
dữ liệu nhưngchưa
chính xác.
Thể hiện triển
khai phương án
quan sát thành
phần cấu tạo của
thực vật và thu
thu thập, xử lí dữ
liệu tương đối
chính xác.
Thể hiện triển
khai phương
ánquan sát thành
phần cấu tạo của
thực vật và thu
thu thập dữ liệu,
xử lí dữ liệu
chính xác.
6. Tiến hành
kế hoạch
khám phá và
thu thập thông
tin về tri thức
Chưa thể hiện
việc thu thập
thông tin để hoàn
thiện khám phá
tự nhiênvề: thành
phầncấu tạo,
chức năng của
các thành phần tế
bào; cấu tạo của
mô tế bào; thuyết
tế bào.
Thể hiện việc thu
thập thông tin để
hoàn thiện khám
phá tự nhiênvề:
thành phầncấu
tạo, chức năng
của các thành
phần tế bào; cấu
tạo của mô tế
bào; thuyết tế
bào.nhưng còn
thiếu nhiều
Thể hiện tương
đối đầy đủ việc
thu thập thông
tin để hoàn thiện
khám phá tự
nhiên về: thành
phầncấu tạo,
chức năng của
các thành phần
tế bào; cấu tạo
của mô tế bào;
thuyết tế bào.
Thể hiện đầy đủ
việc thu thập
thông tin để
hoàn thiện khám
phá tự nhiên về:
thành phầncấu
tạo, chức năng
của các thành
phần tế bào; cấu
tạo của mô tế
bào; thuyết tế
bào.
7. Viết báo
cáo về quy
trình khám
phá tế bào
thực vật (báo
cáo quá trình)
Báo cáo thể
hiệnđược2/6
bước của quy
trình khám phávề
tế bào thực vật.
Báo cáo thể hiện
được4/6 bước
theo quy trình
khám phávề tế
bào thực vật.
Báo cáo thể hiện
được6 bước
khám phá tế bào
thực vật, nhưng
cần chỉnh sửa.
Báo cáo thể hiện
đúng và đầy đủ6
bước khám phá
tế bào thực vật.
8. Trình bày
toàn bộ báo
cáo kết quả
khám phá tự
nhiên (báo
cáo tổng kết)
Báo cáo chưa thể
hiện việc quá
trình khám phá tế
bào thực vật,
những tri thức
cần nhớ về tế bào
thực vật.
Báo cáo thể hiện
quá trình khám
phá về tế bào
thực vậtnhưng
nội dung rời rạc
và chưa có logic
chặt chẽ
Báo cáo thể hiện
tương đối đầy
đủ quá trình
khám phá về tế
bào thực vật và
có logic.
Báo cáo thể hiện
đầy đủ quá trình
khám phá về tế
bào thực vật và
trình bày có
logic chặt chẽ
Có thể thấy tiến trình dạy học theo 6 bước Dạy học khám phá khoa học đã tạo cơ hội cho học sinh
phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác. Đồng thời tiến trình này đã giúp học sinh phát triển năng
lực khám phá tự nhiên [3] như: Đặt câu hỏi khám phá tự nhiên, hình thành giả thuyết khám phá tự
nhiên, đưa ra dự đoán liên quan đến giả thuyết, lập kế hoạch khám phá tự nhiên, triển khai thực hiện kế
hoạch khám phá, thu thập dự liệu, viết báo cáo và trình bày báo cáo kết quả khám phá tự nhiên.
Quy trình dạy học khám phá khoa học trong môn Khoa học tự nhiên – chủ đề khám phá
141
3. Kết luận
Tiến trình dạy học khám phá khoa học theo 6 bước sẽ giúp học sinh phát triển năng lực
khám phá tri thức khoa học tự nhiên, đồng thời tiến trình dạy học khám phá khoa học sẽ giúp
giáo viên THCS tìm ra cách thức tổ chức dạy học môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát
triển phẩm chất và năng lực người học. Dạy học khám phá khoa học là một trong những giải
pháp để triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới theo đúng định hướng mà Nghị quyết 29
đã đề ra “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo
hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” [1].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2013. Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Số 29-NQ/TW
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông
[3] Phó Đức Hòa, 2009. Sử dụng dạy học khám phá với quy trình 5E trong dạy học tiểu học
hiện nay. Báo cáo nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp trường.
[4] Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, 2016. Dạy học theo định hướng hình thành và phát
triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
[5] Đinh Khánh Quỳnh, 2018. Dạy học sinh học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” nhằm
phát triển năng lực khám phá tự nhiêncủa học sinh THCS. Tạp chí Giáo dục.
[6] Đinh Khánh Quỳnh, 2018. Xây dựng cấu trúc năng lực khám phá tự nhiên của học sinh
trong dạy học sinh học. Tạp chí Giáo dục.
[7] J Bruner, 1960. The Process of Education. Cambridge, MA: Harvard University Press.
ABSTRACT
Process of teaching discover science in the natural science - topic "plant cell"
Le Dinh Trung
1
and Dinh Khanh Quynh
2*
1
Faculty of Biology, Hanoi National University of Education
2
Faculty of Natural Science, Hanoi Metropolitan University
The natural discovery capacity components have been included in the lower secondary
education program, but how to organize teaching in order to develop natural discoveries has not
been guided. The process of teaching scientific discovery consists of 6 stages: Observe, ask
questions; Forming hypotheses; Make predictions related to the hypothesis; Planning to explore;
Implement a plan to explore and collect data; Report writing and presentation of the results
discovered. In this article, introduce the application of the science discovery teaching process to
design the teaching process of "plant cells" to develop the natural discovery capacity of
students.
Keywords: Cells, cell theory, discovering science, natural science, teaching.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5805_15_dinh_khanh_quynh_d_7399_2193025.pdf