Tài liệu Quy trình công nghệ phục hồi sơn căm kim loại giàn: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
PHỤC HỒI SƠN CĂM KIM LOẠI GIÀN
Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt
Họ và tên
Chữ ký
Ngày
Vũng Tàu 1/2019
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ DUY LINH
------- DUYLINH MC--------
Page 2 of 10
Trang 2/10
BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI
Stt
Ngày sửa
đổi
Trang
sửa đổi
Mục sửa
đổi Nội dung Sửa đổi Ghi chú
Page 3 of 10
Trang 3/10
MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
1 Định nghĩa và các từ viết tắt 4
2 Mục đích 4
3 Trách nhiệm 4
4 Công tác chuẩn bị 4
I Hồ sơ tài liệu 4
II Nhân sự phục vụ cho công việc sửa chữa giàn 5
III Vật tư và thiết bị phục vụ công tác sửa chữa 5
IV Tiến hành công việc 6
Page 4 of 10
Trang 4/10
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT:
DFT : Chiều dày màng khô sơn
WFT: Chiều dày ướt màng sơn
VSP: Vietsovpetro
CKDL: Công ty TNHH Cơ khí Duy Linh
HĐ: Hợp đồng
ATVSMT: An toàn vệ sinh môi trường
CĂM: Chống ăn mòn
TTAT: Trung tâm an toàn
GSKT: Giám sát kỹ thuật
2. MỤC ĐÍCH :
Nhằm đảm bả...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình công nghệ phục hồi sơn căm kim loại giàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
PHỤC HỒI SƠN CĂM KIM LOẠI GIÀN
Người soạn thảo Người kiểm tra Người phê duyệt
Họ và tên
Chữ ký
Ngày
Vũng Tàu 1/2019
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ DUY LINH
------- DUYLINH MC--------
Page 2 of 10
Trang 2/10
BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI
Stt
Ngày sửa
đổi
Trang
sửa đổi
Mục sửa
đổi Nội dung Sửa đổi Ghi chú
Page 3 of 10
Trang 3/10
MỤC LỤC
Mục Nội dung Trang
1 Định nghĩa và các từ viết tắt 4
2 Mục đích 4
3 Trách nhiệm 4
4 Công tác chuẩn bị 4
I Hồ sơ tài liệu 4
II Nhân sự phục vụ cho công việc sửa chữa giàn 5
III Vật tư và thiết bị phục vụ công tác sửa chữa 5
IV Tiến hành công việc 6
Page 4 of 10
Trang 4/10
1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT:
DFT : Chiều dày màng khô sơn
WFT: Chiều dày ướt màng sơn
VSP: Vietsovpetro
CKDL: Công ty TNHH Cơ khí Duy Linh
HĐ: Hợp đồng
ATVSMT: An toàn vệ sinh môi trường
CĂM: Chống ăn mòn
TTAT: Trung tâm an toàn
GSKT: Giám sát kỹ thuật
2. MỤC ĐÍCH :
Nhằm đảm bảo chất lượng công tác phục hồi sơn chống ăn mòn kết cấu kim loại
thượng tầng giàn BK3 mỏ Bạch -Vietsovpetro
3 . TRÁCH NHIỆM
- Đốc công và các công nhân được Công ty giao trách nhiệm tổ chức thực hiện công
tác phục hồi chống ăn mòn các công trình theo đúng qui định của qui trình này và yêu
cầu giám sát kỹ thuật của VSP.
- Đốc công có trách nhiệm thỏa thuận với giàn trưởng hoặc người có trách nhiệm theo
dõi, giám sát để thống nhất khu vực và trình tự công việc chống ăn mòn một cách hợp lý,
phù hợp với điều kiện hoạt động của giàn.
3.CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
I/ HỒ SƠ TÀI LIỆU:
1/ Hợp đồng kinh tế
2/ Biểu dự toán sửa chữa (Biểu khối lượng công việc, biểu khuyết tật, sơ đồ công
nghệ sơn và các phụ lục đính kèm ) – “VSP” cung cấp .
3/ Bản vẽ, các tài liệu khác phục vụ cho công việc sửa chữa – “VSP” cung cấp
Sau khi được cung cấp các tài liệu trên nhà thầu tiến hành :
- Lập tiến độ thi công theo thời hạn của HĐ – Mẫu số 3/”VSP-000-XDCB-606”
- Lập biên bản bàn giao để sửa chữa trên giàn – Mẫu số 2/”VSP-000-XDCB-606”
II/ NHÂN SỰ PHỤC VỤ CHO CÔNG VIỆC SỬA CHỮA GIÀN :
Page 5 of 10
Trang 5/10
a/ Gián tiếp :
1/ Cán bộ điều hành : Kiểm tra, giám sát công việc sửa chữa
2/ Cán bộ an toàn chuyên trách: Kiểm tra định kỳ công tác an toàn trong quá trình
thi công, tổ chức các lớp học tập hướng dẫn về công tác AT của Công ty và các
lớp huấn luyện về ATVSMT Vietsovpetro .
b/ Trực tiếp :
1/: Đốc công, Cán bộ giám sát an toàn thường xuyên có mặt trên giàn, mạng lưới
an toàn viên .
2/ CN thi công : Thợ giàn giáo, thợ CĂM kim loại, thợ vận hành máy
Yêu cầu chung :
1/ CBCN tham gia công tác sửa chữa giàn điều phải có sức khỏe tốt ( sức khỏe
phải được khám định kỳ 1 năm/lần .
2/ CBCN : Tham gia công tác sửa giàn phải được huấn luyện an toàn và được cấp
chứng chỉ AT có thời hạn trước khi ra giàn khoan làm việc ( Do Trung Tâm An toàn sức
khỏe và bảo vệ môi trương của Liên Doanh “VSP” cấp .
3/ CBCN : Tham gia công tác sửa giàn phải có HĐLĐ, phải đóng các loại bảo
hiểm : Bảo hiểm y tế, Bảo Hiểm tai nạn lao động cho người làm việc trên Công trình biển
4/ Cán Bộ : Tham gia công tác sửa giàn: Đối với Cán Bộ Đốc công phải tốt nghiệp
các trường CĐ, Đại học .
Đơn vị chủ quản sẽ tiến hành kiểm tra các hồ sơ nói trên của nhân sự nhà thầu
trước khi đăng ký ra giàn để thực hiện công việc sửa chữa giàn .
III/ VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC SỬA CHỮA :
Nhà thầu lập danh mục vật tư, thiết bị, trong đó ghi rõ chủng loại số lượng, quy
cách các thông số kỹ thuật liên quan phù hợp với yêu cầu của HĐ sửa chữa giàn theo
mẫu số 4,5 phụ lục 07 của “VSP-000-XDCB-606”đồng thời chuẩn bị chứng chỉ vật tư và
chứng chỉ kiểm định của thiết bị : các vật tư, thiết bị phải xếp gọn gang ở vị trí thuận tiện
cho công tác kiểm tra .
Các thiết bị cầm tay ( máy mài, máy đánh rỉ, dây điện ổ cắm và các thiết bị sử
dụng hơi loại có Công suất nhỏ) : Do đơn vị chủ quản kiểm tra trực tiếp cấp sổ theo dõi
thời gian kiểm tra trước khi đưa vào làm việc .
Page 6 of 10
Trang 6/10
Sau khi nhà thầu hội đủ các vật tư thiết bị cần thiết kiểm tra trước khi đưa ra công
trình biển , bằng thư mời gửi tới phòng XDCB mời kiểm tra vật tư thiết bị, Phòng XDCB
thành lập các thành viên nhóm GSKT tiến hành kiềm tra .
IV/ TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC :
A/ Thi công trong bờ :
Đối với các hạng mục công việc cần gia công chế tạo trong bờ : CKDL thi công
theo thiết kế viện Nhippi đã phê duyệt, bằng văn bản, thông báo cho phòng XDCB tiến
hành tổ chức hội đồng kiểm tra nghiệm thu trước khi gửi ra công trình biển .
Đối với vật tư cần chống ăn mòn trong bờ trước khi gửi ra Công Trình biển:
Vật tư sử dụng CĂM trong bờ và cả trên công trình biển (cát ) phải được phòng
chức năng của viện Nhipi kiểm định cấp chứng chỉ thi mới được phép sử dụng .
Vietsovpetro cấp sơn, dung môi, phụ gia tẩy rửa theo HĐ sửa chữa . Các quy trình công
nghệ sơn áp dụng theo thiết kế của phòng CĂM viện Nhippi “VSP” .
Trước khi thực hiện công việc CAM, NTS thống kê chi tiết chủng loại, số lương
thời gian thực hiện vật tư cần CAM phục vụ cho công trình . Công việc CAM phải cần có
các thiết bị kiểm tra các thông số kỹ thuật ( nhiệt độ bề mặt Kim loại, thiết bị đo độ ẩm,
độ nhám bề mặt, thước đo sơn ướt, máy đo sơn khô ).Sau khi kiểm tra các thông số kỹ
thuật được ghi theo theo biểu mẫu “ BIÊN BẢN KIÊM TRA CÔNG NGHỆ SƠN ’’ của
LD Vietsovpetro cấp . Thời gian phun cát, phun sơn, địa điểm thi công : thông báo cho
đơn vị chủ quản để tiến hành thành lập hội đồng GSKT .
B/ Đóng gói gửi ra CT Biển .
Việc đóng gói hàng hóa phải tuân theo theo các quy định của XN Vận Tải Biển
của LD Vietsovpetro . Tất cả cáp cẩu hàng phải được kiểm định , quy chuẩn về đóng gói
hàng hóa phải được bộ phận gửi hàng kiểm tra chấp thuận, các container phải có tem
kiểm định (màu sơn, kích thước, tải trọng cho phép )
Nhà thầu thống kê các mã hàng, các container hàng cần gửi ra công trình nào theo
mẫu biểu của XN Vận Tải Biển của LD Vietsovpetro cấp – Nhà thầu tập kết hàng hóa tại
bãi tập kết của XN Vẩn Tải Biển để bộ phận chuyên trách kiểm tra . Nghiêm cấm gửi ra
công trình biển các loại hàng hóa đã được thông báo chi tiết đến tất cả các nhà thầu tham
gia thi công thi công các công trình của LD Vietsovpetro . XN Vận Tải Biển sẽ từ chối
vận chuyển các loại hàng hóa không đảm bảo an toàn, vị phạm các quy định của LD
Page 7 of 10
Trang 7/10
Vietsovpetro . CKDL phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các sai phạm này trước các
phòng chức năng của LD Vietsovpetro .
C/ Thi công trên biển :
Công tác thi công trên biển được lãnh đạo giàn cử cán bộ ( Giàn phó CK, Giàn
phó AT, kỹ sư cơ khí giám sát thường xuyên theo dõi các hạng mục mà nhà thầu thi
công)
Đốc công (nhà thầu ): Dựa theo biểu tiến độ công việc đã được phê duyệt thông
cho lãnh đạo giàn biết kế hoạch thực hiện các hạng mục trong tháng . Tùy theo yêu cầu
về sản xuất, lãnh đạo giàn yêu cầu nhà thầu thi công trước các hạng mục để phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt . Đốc công đề xuất cấp vật tư phù hợp với yêu cầu thay đổi .
Trước khi thi công, Đốc công trình toàn bộ hồ sơ (biểu khối lượng công việc ),
bản vẽ thiết kế cho cán bộ giám sát của Giàn theo dõi kiểm tra, với các hạng mục không
có bản vẽ thiết kê ( thi công theo thực tế ) : bằng khối lượng vật tư ghi trong hạng mục
công việc đốc công thông báo cho các bộ giám sát biết để theo dõi kiểm tra .
Trong quá trình thực hiện công việc, CKDL phải tuân thủ “ Quy chế về quản lý về
: An toàn-Sức khỏe - Môi trường đối với các nhà thầu làm việc trên các công trình biển
của Liên Doanh Việt-Nga Vietsovpetro VSP-000-ATMT-448 và các chỉ thị liên quan .
D/ Đối với công việc phun CĂM kim loại : Trình tự các bước thực hiện sau :
- Phân tích, đánh giá rủi ro (JSA) , hướng dẫn cho CN thực hiện đầy đủ các biện
pháp AT trước khi thi công
- Che chắn các thiết bị chiếu sáng, thiết bị tự động hóa, thiết bị đo lương, hệ thống
van các máy móc có thể bị ảnh hưởng với các block sinh hoạt, việc che chắn phải
thật sự đảm bảo không bị cát, xỉ đồng, sơn vào trong block nhà ở gây ảnh hưởng
tới sức khỏe và sinh hoạt của mọi người .
- Lập hàng rào cảnh báo khu vực nguy hiểm trong khi phun cát, phun sơn (căng dây
cảnh báo )
- Tiến hành lắp đặt giàn giáo , ván giáo phải được cố định chắc chắn vào ống giáo
bằng dây kẽm (ф2mm), giàn giáo phải có thang lên xuống, người làm việc trên
giàn giáo phải thường xuyên đeo dây an toàn .
Sau khi che chắn xong, đốc công mời CB giám sát, CB phục trách block,
CB phụ trách điện, CB đo lường tự động hóa tiến hành tổng kiểm tra xem xét công
việc che chắn thiết bị của CKDL đã đảm bảo an toàn cho thiết bị chưa, nếu thấy
Page 8 of 10
Trang 8/10
cần thiết phải thực hiện lại cho đảm bảo an toàn . Trong quá trình thi công, đốc
công CKDL phải thường xuyên theo dõi xử lý các sự cố cần thiết .
Sau khi đã được chấp thuận cho phép thực hiện công việc, tiến hành các
bước theo quy trình
E. Công việc tiến hành Chống ăn mòn:
* Quy trình chung.
1.Công nghệ vệ sinh bằng phương pháp thủ công gõ rỉ đạt độ sạch St 3:
- Chuẩn bị giàn giáo, dây an toàn, các thiết bị cần thiết.
- Gõ thủ công, búa gõ rỉ, bàn chải sắt.
- Rửa nước ngọt bằng bơm áp lực cao.
- Gõ rỉ các khu vực theo % diện tích hạng mục yêu cầu, thực hiện mục nào hoàn
thành mục đó.
- Làm sạch bề mặt sau khi gõ bằng bàn chải sắt, dùng khí nén thổi khô.
- Lau sạch bằng giẻ lau.
- Bề mặt sau khi được làm sạch phải đảm bảo khô ráo, không bụi bẩn, không bị nhiễm
muối
- Báo giàn trưởng, giám sát kỹ thuật kiểm tra bề mặt.
- Sơn theo qui trình công nghệ của dự toán
2. Công nghệ vệ sinh bằng phương pháp phun cát đạt độ sạch Sa 2.5:
- Rửa nước ngọt bằng bơm áp lực cao.
- Phun cát đạt độ sạch Sa 2.5.
- Làm sạch bề mặt sau khi phun bằng không khí nén.
- Thổi khô bề mặt sơn.
- Bề mặt sau khi được làm sạch phải đảm bảo khô ráo, không bụi bẩn, không bị nhiễm
muối
- Báo chủ tàu, giám sát kỹ thuật của hãng sơn kiểm tra bề mặt.
- Độ ẩm bề mặt không lớn hơn 80%.
- Nhiệt độ bề mặt tôn thép đảm bảo.
- Sơn theo qui trình công nghệ của hãng sơn
+ Cần lưu ý : Thời gian làm sạch không quá 4 giờ đối với độ ẩm 60%
- Thời gian làm sạch không quá 3 giờ đối với độ ẩm 60÷70%
- Thời gian làm sạch không quá 2 giờ đối với độ ẩm 70÷85%
- Không thực hiện với độ ẩm ≥85%
F/ Sơn phủ:
- Khi sơn lớp đầu phải thổi sạch bụi bám trên bề mặt thép, kiểm tra độ ẩm không khí
không vượt quá 85% và nhiệt độ bề mặt thép cao hơn điểm sương ít nhất 3oC, kiểm tra lại
Page 9 of 10
Trang 9/10
che chắn, dán băng keo vào các bảng tên, van, mặt bích, bóng đèn, máy móc để sơn
không được bám dính vào khi phun sơn.
- Trước khi sơn cần phải sơn dặm bằng cọ tay vào các góc cạnh mà súng phun sơn
không vào được.
- Pép sơn phải chọn đúng tiêu chuẩn theo chiều dày của từng lớp sơn
- Kiểm tra độ dày ướt của bề mặt sơn theo quy định để đạt được chiều dày khô.
- Chuẩn bị sơn cho lớp thứ 2 cần kiểm tra lại bề mặt sơn lớp đầu có phủ đều không và
có đạt độ dày khô. Trước mỗi lần sơn lớp tiếp theo phải dùng khí nén thổi sạch bụi và tạp
chất trên bề mặt lớp sơn trước, rửa lại bằng nước trước khi sơn lớp 2 . Khoảng thời gian
giữa 2 lớp sơn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của hãng cung cấp sơn. Sơn dặm bằng cọ tay
các vị trí góc cạnh trước rồi mới sơn bằng máy phun sơn. Cứ thế lặp lại các bước như
trên cho đến lớp sơn cuối cùng.
- Những khu vực sơn sót, mỏng đều phải bổ sung sơn và để khô mới được sơn phủ
lớp tiếp theo.
- Trong trường hợp thời gian sống của sơn bị vi phạm, lượng sơn ấy phải bỏ đi và
thông rửa lại máy sơn trước khi pha sơn mới tiếp theo.
- Tất cả các vết sơn chảy, nhăn đều phải mài lại cho trơn nhẵn.
- Áp suất sơn, cỡ bép sơn phải được chọn theo chỉ dẫn của Hãng cung cấp sơn.
- Chổi, cọ lăn phải có hình dạng, kích thước phù hợp đảm bảo chất lượng màng sơn.
- Thợ sơn phải thường xuyên đo WFT mỗi khi sơn để đảm bảo DFT đạt yêu cầu thiết
kế.
- Khu vực sơn còn ướt, phải được khoanh vùng bằng dây và treo biển báo “SƠN ƯƠT
– CẤM QUA LẠI”. Biển báo phải được treo ở nơi dễ thấy.
G/ Kiểm tra chất lượng:
Đốc công, giám sát chất lượng tại công trình phải thường xuyên kiểm tra. Tiến hành
kiểm tra chất lượng bề mặt và chất lượng màng sơn theo đúng thiết kế.
H/ An toàn:
-Việc xếp kho, vận chuyển, pha trộn, phun sơn đều phải tuân thủ kỹ thuật an toàn
hãng sơn khuyến cáo trong tài liệu kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn cá nhân và thiết bị.
Các thiết bị sử dụng như máy phun hạt, máy phun sơn, máy mài, máy khuấy sơn đều phải
Page 10 of 10
Trang 10/10
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, khu vực phun hạt và sơn phải được che chắn đảm
bảo không làm ô nhiễm môi trường.
- Kết thúc công việc, dọn vệ sinh, trả lại mặt bằng thi công.
K/ Màu sắc công trình:
Màu sắc lớp sơn ngoài cùng phải tuân thủ theo thiết kế công trình.
L. Công tác vệ sinh môi trường:
- Công tác vệ sinh môi trường tuân thủ theo tài liệu đã hướng dẫn: “ VSP-000-
ATMT-448 ”
- Rác thải trong quá trình thi công như : Giẻ lau, giáy nhám, vỏ thùng sơn, vỏ chai
nước, v.v đều phải thu gom vào nơi qui định, tuyệt đối không được ném xuống biển.
HỒ SƠ :
Các biểu mẫu do VSP quy định
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quy_trinh_chong_an_mon_gian_khoan_5539_2122111.pdf