Tài liệu Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản hữu cơ Vietnam organic aquaculture standard: BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUY PHẠM THỰC HÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HỮU CƠ
Vietnam Organic Aquaculture Standard
(VietOAS)
(Dự Thảo)
Hà Nội, 8-2016
CHƢƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh: Quy phạm này quy định những nguyên tắc, yêu
cầu cần tuân thủ khi áp dụng nuôi trồng thủy sản hữu cơ từ khâu chuẩn bị
giống, quá trình nuôi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm.
Đối tượng áp dụng: Quy phạm này áp dụng với tổ chức, cá nhân tham
gia nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, không phân biệt đối tượng, hình thức
nuôi trồng.
2. Giải thích từ ngữ
Trong quy phạm này các từ ngữ được hiểu như sau:
Nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Nuôi trồng thủy sản gần với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa
học, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, các sản phẩm tạo ra từ công
nghệ gen, áp dụng các biện pháp tốt nhất bảo vệ hệ sinh thái, gìn gữi đa dạng
sinh học, hạn chế tối đa tác động gây ô nhiễm và mất an toàn từ các ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản hữu cơ Vietnam organic aquaculture standard, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUY PHẠM THỰC HÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HỮU CƠ
Vietnam Organic Aquaculture Standard
(VietOAS)
(Dự Thảo)
Hà Nội, 8-2016
CHƢƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
Phạm vi điều chỉnh: Quy phạm này quy định những nguyên tắc, yêu
cầu cần tuân thủ khi áp dụng nuôi trồng thủy sản hữu cơ từ khâu chuẩn bị
giống, quá trình nuôi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm.
Đối tượng áp dụng: Quy phạm này áp dụng với tổ chức, cá nhân tham
gia nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, không phân biệt đối tượng, hình thức
nuôi trồng.
2. Giải thích từ ngữ
Trong quy phạm này các từ ngữ được hiểu như sau:
Nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Nuôi trồng thủy sản gần với tự nhiên, không sử dụng các chất hóa
học, không sử dụng các sản phẩm biến đổi gen, các sản phẩm tạo ra từ công
nghệ gen, áp dụng các biện pháp tốt nhất bảo vệ hệ sinh thái, gìn gữi đa dạng
sinh học, hạn chế tối đa tác động gây ô nhiễm và mất an toàn từ các hoạt
động nuôi trồng tới con người và môi trường.
Nuôi trồng thủy sản thông thƣờng
Là phương thức hay hệ thống sản xuất đang được áp dụng phổ biến
trong nuôi trồng thủy sản, không tuân thủ các yêu cầu của quy phạm thực
hành nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
Sản xuất song song
Nuôi trồng thủy sản hữu cơ và nuôi trồng thủy sản thông thường diễn
ra trên cùng một cơ sở nuôi trồng thủy sản.
Sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Là sản phẩm thủy sản được sản xuất từ các cơ sở nuôi trồng tuân thủ
các yêu cầu nuôi trồng thủy sản hữu cơ.
Cơ sở nuôi trồng
Là nơi diễn ra hoạt động nuôi trồng thủy sản do tổ chức hoặc cá nhân
làm chủ.
Chất hóa học
Là chất được hình thành từ một quá trình hóa học hoặc được chiết
xuất từ cây trồng, vật nuôi hoặc nguồn khoáng chất tự nhiên bị thay đổi về
mặt hóa học. Các chất được tạo ra một cách tự nhiên từ các quá trình sinh
học không được coi là chất hóa học.
Thuốc
Là những chất, hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh
vật, khoáng chất, hóa chất bao gồm kháng sinh, vắc xin, chế phẩm sinh học
dùng để phòng, trị bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Đa dạng sinh học thủy sinh
Là các loài động thực vật thủy sinh, vi khuẩn phân bố trong nước, đất
ở các thủy vực.
Công nghệ gen
Là các công nghệ sinh học phân tử (chẳng hạn như tái tổ hợp ADN)
mà nhờ đó tạo ra các vật liệu gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, tế bào
và các đơn vị sinh học khác được tạo ra, không bằng tái tổ hợp hoặc giao
phối tự nhiên.
Sinh vật biến đổi gen
Là sinh vật có cấu trúc di truyền bị thay đổi bằng công nghệ gen.
Tam bội thể
Sinh vật thường có bộ nhiễm thể 2n gọi là lưỡng bội thể. Tam bội thể
là sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 3n được tạo ra do tác động của nhiệt độ, áp
suất, hóa chất ở giai đoạn phân cắt tế bào đầu tiên trong quá trình phát triển
phôi.
3. Những nguyên tắc nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Nuôi trồng thủy sản hữu cơ tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
- Bảo vệ môi trường sinh thái, gìn giữ đa dạng sinh học.
- Không sử dụng các chất hóa học trong quá trình nuôi trồng.
- Không dùng sinh vật biến đổi gien, các sản phẩm có nguồn gốc từ
sinh vật biến đổi gien, loại bỏ các công nghệ chưa được kiểm
chứng, không tự nhiên.
- Đáp ứng môi trường sống thích hợp cho đối tượng nuôi, quản lý
dịch bệnh lấy phòng bệnh là chính.
- Duy trì chất lượng hữu cơ của sản phẩm nuôi trồng trong suốt quá
trình nuôi trồng, thu hoạch, vận chuyển sản phẩm sau thu hoạch.
- Cung cấp được dấu hiệu phân biệt sản phẩm nuôi trồng thủy sản
hữu cơ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
CHƢƠNG II
NGUYÊN TẮC, YÊU CẦU TUÂN THỦ
1. NƢỚC
Nguyên tắc:
Nước sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải phù hợp với đối tượng
nuôi trồng, các biện pháp xử lý, quản lý nước trong ao nuôi không tác động
xấu đến hệ sinh thái và môi trường.
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Nguồn nước 1.1 Sử dụng nguồn
nước tốt
1.2 Sử dụng nước trong
sản xuất không làm cạn
kiệt hoặc khai thác quá
mức nguồn nước
- Không dùng nguồn nước bị
ảnh hưởng của các nguồn xả
thải, ô nhiễm từ sản xuất công
nghiệp, sinh hoạt.
- Hạn chế việc lấy nước ngầm
cho ao nuôi. Không được làm
cạn kiệt nguồn nước ngầm.
- Khuyến khích tái sử dụng
nguồn nước mưa trong cơ sở
nuôi trồng.
2. Chất lượng nước
nuôi
2.1 Chất lượng nước
thích hợp với đối tượng
nuôi
-Nước cấp và nước trong ao
nuôi trồng đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước nuôi trồng thủy sản
theo QCVN.
3. Xử lý nước cấp, nước
trong quá trình nuôi
3.1 Sử dụng các chất
nguồn gốc tự nhiên
trong xử lý nước cấp,
nước ao trong quá trình
nuôi trồng
- Dùng các chất xử lý cải tạo
môi trường có nguồn gốc tự
nhiên.
- Cấm dùng phân hóa học và
thuốc trừ sâu trong xử lý nguồn
nước cấp cho ao nuôi.
- Cấm dùng phân tươi (phân
động vật, chất thải của người)
trong nuôi trồng.
4. Nước thải 4.1 Nước thải từ cơ sở
nuôi trồng không gây ô
nhiễm môi trường, ảnh
hưởng xấu đa dạng sinh
học
- Nước thải đạt tiêu chuẩn nước
thải từ vùng nuôi trồng thủy sản
theo QCVN.
- Xử lý nước thải dùng chế
phẩm vi sinh, lọc sinh học, các
chất tự nhiên, không được dùng
các chất hóa học.
2. GIỐNG
Nguyên tắc:
Giống khỏe, sạch bệnh, sinh trưởng tốt, bảo vệ đa dạng sinh học, bền
vững môi trường sinh thái.
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Giống nuôi 1.1 Phù hợp với điều
kiện môi trường nuôi
- Khuyến khích nuôi
trồng giống thủy sản
bản địa.
- Nuôi trồng giống thủy
sản ngoại lai khi được
nhà nước cho phép, phù
hợp với môi trường
1.2 Đối với giống tạo ra
từ công nghệ di truyền
1.3 Đối với giống sinh
sản nhân tạo
1.4 Dùng giống từ tự
nhiên để nuôi trồng
không ảnh hưởng đến
nguồn lợi, đa dạng sinh
học
nuôi.
-Không dùng giống
biến đổi gen, giống tam
bội thể.
-Dùng giống sinh sản
nhân tạo sử dụng hóc
môn tự nhiên (não thùy
thể) kích thích sinh sản.
- Không dùng giống
sinh sản nhân tạo sử
dụng hóc môn tổng hợp
(HCG, LRHA, DOM)
kích thích sinh sản.
-Không dùng giống
chuyển đổi giới tính
bằng hóc môn.
- Không khai thác giống
thủy sản tự nhiên thuộc
danh mục sách đỏ để
nuôi trồng.
- Khai thác giống tự
nhiên để nuôi trồng
phải tuân thủ các quy
định của cơ quan quản
lý về mùa vụ, vùng,
kích cỡ và số lượng
được khai thác.
2. Chất lượng giống 2.1 Không dùng giống
cận huyết
2.2 Không dùng giống
dị hình
- Khuyến khích dùng
giống từ sinh sản tự
nhiên.
- Con giống được sinh
sản từ nhiều cặp bố mẹ.
- Chọn giống không dị
hình hoặc ít bị dị hình,
tỷ lệ dị hình < 2%.
- Trước khi thả nuôi
sàng lọc loại bỏ các con
giống dị hình.
3. Sức khỏe giống
thả nuôi
3.1 Giống tốt, sạch
bệnh, kháng bệnh,
không bị stress
- Khuyến khích dùng
giống sạch bệnh, kháng
bệnh, sản xuất tại địa
phương.
- Hạn chế giống phải
vận chuyển xa, thời
gian dài từ trại sản xuất
giống, tới ao thả nuôi.
3. THỨC ĂN
Nguyên tắc:
Thức ăn có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng
thủy sản nuôi, hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái.
Không dùng thức ăn có các chất bổ sung tổng hợp, không tự nhiên trong sản
xuất thức ăn.
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Loại thức ăn 1.1 Dùng thức ăn phù
hợp, ưa thích với tính
ăn của đối tượng nuôi
- Dùng thức ăn tự
nhiên, thức ăn chế biến
hoặc kết hợp cả thức ăn
tự nhiên và thức ăn chế
biến.
- Sử dụng thức ăn tự
nhiên ưa thích của đối
tượng nuôi ở mức tối đa
có thể.
2. Nguyên liệu chế
biến thức ăn
2.1 Thức ăn được chế
biến từ nguyên liệu là
sản phẩm tự nhiên
- Chọn thức ăn không
dùng các sản phẩm biến
đổi gen hoặc sản phẩm
được tạo ra từ công
nghệ gen làm nguyên
2.2 Không dùng chính
loài nuôi làm thức ăn
trực tiếp hoặc là nguyên
liệu chế biến thức ăn
nuôi vật nuôi.
2.3 Chỉ dùng cá tạp, các
phụ phế phẩm từ chế
biến thủy sản bền vững
làm thức ăn trực tiếp
hoặc nguyên liệu chế
biến thức ăn.
liệu trong chế biến sản
xuất thức ăn.
- Chọn thức ăn dùng
các chất tạo màu tự
nhiên (từ vỏ tôm, tảo,
nấm men), vitamin,
chất chống ô xy hóa,
khoáng chất, chất kết
dính có nguồn gốc tự
nhiên trong sản xuất
chế biến thức ăn.
- Không dùng thức ăn
có chất kích thích sinh
trưởng, chất kích thích
ăn, hóc môn, acid amin
là các sản phẩm tổng
hợp, không tự nhiên.
- Không dùng bột máu,
bột xương, cá tạp đã
qua xử lý hóa chất.
- Không được dùng
thức ăn có bổ sung:
gelatin nguồn gốc đại
gia súc (trâu bò, dê..).
-Không dùng tôm, phụ
phẩm từ tôm làm thức
ăn nuôi tôm. Không
dùng cá tra/cá rô phi
hoặc phụ phẩm chế biến
cá tra/cá rô phi làm thức
ăn nuôi cá tra/cá rô phi.
-Dùng cá tạp khai thác
tự nhiên, không cạnh
tranh với mục đích
dùng làm thực phẩm
của con người.
-Phụ phế phẩm từ chế
biến thủy sản khai thác
tự nhiên, thủy sản nuôi
trồng.
- Không dùng cá tạp,
phụ phế phẩm thủy sản
đã dùng hóa chất trong
bảo quản, chế biến.
3. Chất lượng thức
ăn
3.1 Đáp ứng nhu cầu
dinh dưỡng của đối
tượng nuôi trồng
- Tùy theo nhu cầu dinh
dưỡng của đối tượng
nuôi dùng thức ăn phù
hợp.
- Khuyến khích dùng
thức ăn chất lượng có
hệ số chuyển đổi thức
ăn (FCR) thấp.
4. Cách cho ăn 4.1 Đảm bảo giảm tối
thiểu chất thải, ảnh
hưởng xấu đến hệ sinh
thái, gây ô nhiễm môi
trường nước.
-Khẩu phần, tần suất
cho ăn phù hợp với
từng giai đoạn, điều
kiện môi trường nuôi
trồng.
4. PHÒNG TRỊ BỆNH
Nguyên tắc:
Lấy phòng bệnh là chính trong trường hợp có bệnh các biện pháp áp
dụng phải giảm thiểu tối đa stress đến vật nuôi và ảnh hưởng xấu tới môi
trường sinh thái.
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Phòng bệnh 1.1 Sử dụng giống chất
lượng
1.2 Mật độ nuôi thích
hợp
-Sử dụng giống sạch
bệnh, kháng bệnh,
giống được tiêm vacxin
phòng bệnh.
-Mật độ nuôi tùy theo
đối tượng nuôi, nuôi
thưa, mật độ thấp.
2. Trị bệnh
2.1 Trị bệnh kịp thời
2.2 Sử dụng các sản
phẩm tự nhiên, hạn chế
dùng các sản phẩm tổng
hợp trong trị bệnh
2.3 Giảm thiểu ảnh
hưởng môi trường và
đảm bảo an toàn với
người nuôi trồng thủy
sản và an toàn vệ sinh
thực phẩm
- Ngay khi có dấu hiệu
bệnh ở vật nuôi trồng
áp dụng ngay các biện
pháp phòng trị.
- Khi có vật nuôi
(cá/tôm/cua) chết vớt
bỏ ngay khỏi ao/lồng
nuôi.
- Sử dụng các thảo dược
(tỏi, diệp hạ châu..), các
sản phẩm tự nhiên, chế
phẩm vi sinh, hạn chế
tối đa việc dùng thuốc
không có nguồn gốc tự
nhiên trong trị bệnh vật
nuôi.
- Chỉ dùng kháng sinh
trong trị bệnh khi không
có biện pháp trị bệnh
nào khác. Trong quá
trình nuôi chỉ được
phép sử dụng tối đa 1
lần.
- Không dùng thuốc trị
bệnh có thành phần là
sinh vật biến đổi gen.
-Tuân thủ hướng dẫn sử
dụng của nhà sản xuất.
5. THU HOẠCH VÀ VẬN CHUYỂN SAU THU HOẠCH
Nguyên tắc:
Đảm bảo chất lượng thực phẩm, hạn chế stress tới vật nuôi, không gây
nhầm lẫn giữa sản phẩm thủy sản hữu cơ với sản phẩm nuôi trồng thông
thường.
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Thời điểm thu
hoạch
1.1 Đảm bảo sản phẩm
nuôi trồng chất lượng
- Không thu hoạch sản
phẩm trước thời gian tối
thiểu cần thiết sau khi
sử dụng thuốc phòng trị
bệnh, đảm bảo không
còn tồn dư thuốc trong
vật nuôi.
- Thời gian cần thiết
sau khi sử dụng thuốc
gấp 2 lần thời gian quy
định đảm bảo không
còn tồn dư thuốc với
sản xuất thông thường.
2. Phương pháp thu
hoạch
2.1 Hạn chế tối đa
stress, gây thương tích
với vật nuôi
- Ngừng cho vật nuôi ăn
ít nhất 1 ngày, không
nhiều hơn 2 ngày trước
khi thu hoạch.
- Dụng cụ và cách đánh
bắt hạn chế xây sát vật
nuôi, không ảnh hưởng
xấu đến sự ổn định của
hệ sinh thái.
3. Phân biệt sản
phẩm nuôi trồng
thủy sản hữu cơ
3.1 Không làm lẫn sản
phẩm nuôi trồng hữu cơ
với sản phẩm nuôi trồng
thông thường
-Thùng chứa sản phẩm
thu hoạch có nhãn mác
ghi rõ: đối tượng nuôi,
cơ sở nuôi, thời gian thu
hoạch.
4. Vận chuyển sản
phẩm sau thu
hoạch
4.1 Đảm bảo chất lượng
sản phẩm nuôi trồng
hữu cơ
- Không dùng thuốc,
hóa chất khi làm vệ sinh
thùng vận chuyển.
- Không dùng thuốc,
hóa chất bảo quản sản
phẩm trong quá trình
vận chuyển.
6. HỒ SƠ, GHI CHÉP
Nguyên tắc:
Trung thực, chính xác, chi tiết các yếu tố cần tuân thủ có tác động
quyết định đến chất lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản hữu cơ
Nội dung kiểm soát Yêu cầu tuân thủ Hƣớng dẫn áp dụng
1. Phân biệt cơ
sở/vùng nuôi
trồng thủy sản
hữu cơ
Phân biệt rõ vùng/khu
vực nuôi trồng hữu cơ
và nuôi trồng thông
thường
Cơ sở nuôi trồng sản
xuất song song phải có
biển báo nhận biết,
phân biệt giữa khu nuôi
trồng hữu cơ và khu
nuôi trồng thông
thường.
2. Chất cải tạo, xử
lý môi trường
nước, đáy
Ghi chép trung thực, chi
tiết các chất cải tạo ao,
xử lý nước cấp, nước
trong quá trình nuôi
trồng
Ghi chép đầy đủ: thời
gian, loại, số lượng các
chất đã sử dụng khi cải
tạo ao, xử lý nước trong
quá trình nuôi trồng
thủy sản.
3. Giống
Ghi chép trung thực, chi
tiết nguồn gốc, chất
lượng giống
Ghi chép đầy đủ: giống
nuôi, nơi sản xuất, sinh
sản tự nhiên hay nhân
tạo, sạch hay kháng
bệnh, tỷ lệ dị hình.
4. Thức ăn Ghi chép chi tiết, đầy
đủ thức ăn dùng trong
quá trình nuôi
Ghi chép hàng tháng:
loại thức ăn, nhà sản
xuất, số lượng thức ăn
đã sử dụng.
5. Thuốc phòng trị
bệnh
Ghi chép đầy đủ, trung
thực các thuốc đã sử
dụng trong quá trình
nuôi trồng
Khi dùng thuốc trị bệnh
cần ghi chép: bệnh của
vật nuôi, loại thuốc
dùng, cách dùng, liều
dùng, thời gian dùng.
6. Sản phẩm thu
hoạch
Phân biệt sản phẩm
nuôi trồng hữu cơ với
sản phẩm nuôi trồng
thông thường
Ghi chép: Ngày thu
hoạch, ao/vùng nuôi thu
hoạch, sản lượng từng
ao, vùng nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Asia Regional Organic Standards, 2011.
Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Dự thảo
Tiêu chuẩn Sản xuất và chiến biến sản phẩm trồng trọt hữu cơ.
Debio, 2009. Standards for Organic Aquaculture.
EU Regulation 837/2007. EU Regulation on Organic Aquaculture
Standards.
Food and Agriculture Organization of The United Nations (FAO), 2008.
Organic Fish Farming.
Hilge V., 2005. Organic Aquaculture in the World principles, public
percerption, markets, potential of products.
IFOAM, 2000. Basic standards for organic production and processing.
Chapter 6. Aquaculture production.
Yesim Otles, Osman Ozden, Semih Otles, 2010. Organic Fish Production
and the Standards. Acta Sci. Pol., Technol. Aliment. 9(2): 125-131.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ntts_huuco_092_2219487.pdf