Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn thách thức - cơ hội

Tài liệu Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn thách thức - cơ hội: DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 41Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn THÁCH THỨC - CƠ HỘI << Trong những năm qua, phát triển đô thị đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Mạng lưới đô thị quốc gia đã không ngừng được củng cố và mở rộng, trở thành các hạt nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, tạo ra hơn 70% tổng giá trị sản phẩm của cả nước. Góp phần vào thành công chung của sự nghiệp phát triển đô thị có những đóng góp không thể thiếu của công tác quy hoạch xây dựng, với nhiệm vụ cụ thể hóa về mặt không gian các chủ trương, chính sách, các định hướng và mục tiêu phát triển của từng vùng, từng đô thị và điểm dân cư nông thôn trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế – xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô dân số đô thị: - Năm 1990 có 500 đô thị (tỷ...

pdf3 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn thách thức - cơ hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ 41Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn THÁCH THỨC - CƠ HỘI << Trong những năm qua, phát triển đô thị đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Mạng lưới đô thị quốc gia đã không ngừng được củng cố và mở rộng, trở thành các hạt nhân thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội, tạo ra hơn 70% tổng giá trị sản phẩm của cả nước. Góp phần vào thành công chung của sự nghiệp phát triển đô thị có những đóng góp không thể thiếu của công tác quy hoạch xây dựng, với nhiệm vụ cụ thể hóa về mặt không gian các chủ trương, chính sách, các định hướng và mục tiêu phát triển của từng vùng, từng đô thị và điểm dân cư nông thôn trên toàn quốc. Cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế – xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô dân số đô thị: - Năm 1990 có 500 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá 19,51%) - Năm 1999 là 604 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá 23,61%), - Năm 2009 là 731 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá 29,6%), - Năm 2015 là 787 đô thị (tỷ lệ đô thị hoá 35,2%). - Đến nay, cả nước có 828 đô thị (tỷ lệ đô thị hóa khoảng 38,5%). Đóng góp cho sự phát triển chung có vai trò lớn của công tác quy hoạch xây dựng (QHXD). QHXD, quy hoạch đô thị đã thực sự góp phần tạo ra nguồn lực trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong đó, kinh tế đô thị góp khoảng 70% GDP cả nước, tăng trưởng kinh tế ở khu vực đô thị đạt trung bình từ 12 đến 15%, cao gấp 1,2 đến 1,5 lần so với mặt bằng chung. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ngày 26/10 tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, Viện Quy hoạch đô thị và Nông thôn quốc gia đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quy hoạch xây dựng và hành nghề tư vấn: Thách thức - Cơ hội”. Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đánh giá cao các kết quả hoạt động của diễn đàn trong những năm qua. Diễn đàn quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam (VUPF) được thành lập từ năm 2012, dưới sự bảo trợ của Bộ Xây dựng và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, là nơi tập hợp và đoàn kết các tổ chức cơ quan tư vấn hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn, nhằm chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực Phát triển đô thị đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nước ta Bùi Đạt 42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ DIỄN ĐÀN XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ chuyên môn cũng như kết nối các cơ quan quản lý Trung ương, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hội nghề nghiệp và các nhà khoa học. Thứ trưởng mong muốn qua buổi tọa đàm lần này, những vấn đề còn tồn tại, những cơ hội và thách thức trong công tác quy hoạch xây dựng hiện nay sẽ được nhìn nhận, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ quản lý Nhà nước, quản lý ở địa phương cho đến các đơn vị tư vấn, doanh nghiệp và chuyên gia. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp cụ thể để Bộ Xây dựng làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, các cơ chế, chính sách về quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị một cách kịp thời và đáp ứng có hiệu quả những yêu cầu mới đặt ra hiện nay của công tác quy hoạch phát triển đô thị trên toàn quốc. Sự ra đời của Luật Xây dựng năm 2003, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 đánh dấu những mốc quan trọng trong sự phát triển và hoàn thiện công tác quy hoạch xây dựng nước ta. Những bộ Luật này cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Xây dựng đã tạo ra nền tảng pháp lý vững chắc cho công tác quy hoạch xây dựng trên toàn quốc triển khai một cách đồng bộ, vững chắc. Với bối cảnh hiện nay, hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quy hoạch nói chung và quy hoạch xây dựng nói riêng đang có nhiều thay đổi theo hướng không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Nhiều luật mới được nghiên cứu và ban hành như Luật Xây dựng, Luật Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Quản lý phát triển đô thị, Luật Kiến trúc. Quy hoạch xây dựng đô thị thời gian qua đã có những tiến bộ đáng ghi nhận. Tuy vậy, PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường - Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia nêu lên những hạn chế như: Chất lượng đô thị hóa của Việt Nam chưa cao; cơ sở hạ tầng dịch vụ xã hội và hạ tầng kỹ thuật đô thị cũng như không gian, kiến trúc đô thị mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng chậm phát triển, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ phát triển quá nhanh của đô thị có nguy cơ vượt khả năng điều hành của chính quyền địa phương; tình trạng xây dựng chưa ngăn nắp, ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn, cung cấp đủ nước sạch, thoát nước và xử lý chất thải Việc tham gia của cộng đồng trong công tác quy hoạch xây dựng (QHXD), quản lý xây dựng theo quy hoạch còn mang tính hình thức, hoặc mức độ tham gia còn rất giản đơn, chưa thấy rõ trách nhiệm, quyền lợi của các bên liên quan trong công tác QHXD, quản lý phát triển đô thị. Công tác lập QHXD, quy hoạch đô thị đã tiếp cận tư duy đổi mới, nhưng triển khai còn chậm (mặc dù những yếu tố mới đã được điều chỉnh tại các bộ Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo). Chất lượng đồ án QHXD chưa cao. PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường cũng nhìn nhận rõ các thách thức đối với công tác quy hoạch xây dựng tại Việt Nam. Đó là cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò, vị trí, thứ tự tầng bậc và mối quan hệ giữa QHXD và các quy hoạch Ngành. Từ đó đề xuất các phương pháp QHXD mới có thể lồng ghép, hợp nhất các quy hoạch Ngành. QHXD trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với vai trò của các nhà đầu tư. Phù hợp với nền kinh tế thị trường, đáp ứng được số đông cư dân đô thị, đặc biệt là tại các đô thị nghèo và các đô thị tồn tại nhiều hình thức phi chính quy. Trong đó cần tôn trọng vai trò của các nhà đầu tư. Tạo ra những sản phẩm quy hoạch bền vững, xem xét đầy đủ các vấn đề như cạnh tranh đô thị, kinh tế, tài chính đô thị, môi trường đô thị, bảo tồn và tái thiết đô thị, biến đổi khí hậu, công bằng xã hội Cách tiếp cận theo xu hướng mới về cải cách hành chính và sự tham gia của các bên liên quan. Xóa bỏ cách tiếp cận còn nặng từ trên xuống, mang tính áp đặt, phải tương thích với quá trình thay đổi thể chế và cải cách hệ thống quản trị của chính quyền đô thị. Hướng tới giảm chi phí ngân sách Nhà nước cho công tác lập QHXD, rút ngắn quy trình, thời gian lập và thẩm Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh đánh giá cao các kết quả hoạt động của diễn đàn trong những năm qua Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch xây dựng Việt Nam phát biểu tại buổi Tọa đàm 43Số 62-63.2019 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ định phê duyệt, cải thiện công tác quản lý Nhà nước theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, tạo điều kiện cho chủ đầu tư sớm thực hiện các dự án đầu tư, trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý vĩ mô và hoạch định chính sách. Trong lĩnh vực hành nghề tư vấn quy hoạch xây dựng tại Việt Nam, Tư vấn quy hoạch không nên hiểu như một ngành thiết kế mà cần được hiểu như ngành tư vấn chính sách. Có nhiều vấn đề đặt ra, như: Vấn đề trong quy định cấp chứng chỉ hành nghề QHXD cho cá nhân và năng lực hoạt động cho tổ chức tại Việt Nam hiện nay? Sự khác biệt gì với quy định của các quốc gia khác trên thế giới? Quản lý chất lượng công tác hành nghề QHXD tại Việt Nam thế nào để vừa đảm bảo sự hợp lý, hợp tình trong thực tế Việt Nam và tính hòa nhập quốc tế? Vai trò và vị trí của nhà quy hoạch trong công tác quy hoạch và quản lý xây dựng, đô thị tại Việt Nam? Nhà quy hoạch là một “chuyên gia” tư vấn chính sách, chiến lược phát triển cho chính quyền, chủ đầu tư hay đơn thuần chỉ là một “người thiết kế” đồ án QHXD? Cần có những thay đổi gì về nhận thức và chính sách để nhà quy hoạch làm đúng vai trò và ở đúng vị trí của mình trong công tác QHXD? Buổi tọa đàm diễn ra sôi nổi xoay quanh 3 chủ đề là công tác QHXD tại Việt Nam, tồn tại và thách thức; Hành nghề tư vấn QHXD; Luật Quy hoạch và tác động hướng tới QHXD. Để giải quyết các thách thức đô thị tương lai, công tác lập kế hoạch và quy hoạch đô thị cần phải tính đến ba trụ cột của phát triển bền vững: Phát triển kinh tế, giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường. Các bài tham luận được trình bày bởi các Thạc sĩ, Kiến trúc sư đã chạm đến nhiều khía cạnh nổi cộm trong công tác QHXD hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn của Việt Nam. PGS.TS.KTS. Lưu Đức Cường nhìn nhận rõ các thách thức đối với công tác quy hoạch xây dựng tại Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf34_4304_2171641.pdf
Tài liệu liên quan