Tài liệu Quốc dân tính Trung Hoa qua cái nhìn của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh Đệ: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
148
Quốc dân tính Trung Hoa qua cái nhìn của
Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh Đệ
Chinese national character in the novel Brothers by Yu Hua
ThS. Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường Đại học Vinh
Nguyen Thi Hoai Thu, M.A.,
Vinh University
Tóm tắt
Quốc dân tính là vấn đề lớn được nhiều nhà văn Trung Quốc quan tâm. Với tiểu thuyết Huynh đệ, Dư
Hoa đã chỉ ra các nhược điểm trong tính cách Trung Hoa: tâm lý nô lệ, thói vô cảm, lòng mê cuồng bạo
lực, lối sống bị chi phối bởi bản năng. Việc phanh phui những căn bệnh tinh thần ấy trong quốc dân là ý
thức phản tỉnh cần thiết để hướng đến sự phát triển bền vững của một nền văn hóa.
Từ khóa: Huynh đệ, Dư Hoa, quốc dân tính Trung Hoa, vô cảm, bạo lực, tâm lý nô lệ, bản năng.
Abstract
National character is a big topic that has been discussed by many Chinese writers. In the novel
Brothers, Yu Hua points out defects in Chinese national character such as slavish...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quốc dân tính Trung Hoa qua cái nhìn của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh Đệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 23 (48) - Thaùng 12/2016
148
Quốc dân tính Trung Hoa qua cái nhìn của
Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh Đệ
Chinese national character in the novel Brothers by Yu Hua
ThS. Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường Đại học Vinh
Nguyen Thi Hoai Thu, M.A.,
Vinh University
Tóm tắt
Quốc dân tính là vấn đề lớn được nhiều nhà văn Trung Quốc quan tâm. Với tiểu thuyết Huynh đệ, Dư
Hoa đã chỉ ra các nhược điểm trong tính cách Trung Hoa: tâm lý nô lệ, thói vô cảm, lòng mê cuồng bạo
lực, lối sống bị chi phối bởi bản năng. Việc phanh phui những căn bệnh tinh thần ấy trong quốc dân là ý
thức phản tỉnh cần thiết để hướng đến sự phát triển bền vững của một nền văn hóa.
Từ khóa: Huynh đệ, Dư Hoa, quốc dân tính Trung Hoa, vô cảm, bạo lực, tâm lý nô lệ, bản năng.
Abstract
National character is a big topic that has been discussed by many Chinese writers. In the novel
Brothers, Yu Hua points out defects in Chinese national character such as slavish mind, insensibility,
passion for violence, and instinctive lifestyle. By exposing the mental illness of his national people, Yu
Hua makes a necessary conscious reflection to build a stable development for the national culture.
Keywords: Brothers, Yu Hua, Chinese national character, slavish mind, insensibility, violence, instinct.
1. Quốc dân tính Trung Hoa là vấn đề
được Lỗ Tấn chính thức đặt ra từ những
năm đầu thế kỉ XX. Nó tiếp tục được các
nhà văn và các nhà văn hóa thế hệ sau đào
sâu suy ngẫm. Trong đó, Dư Hoa là nhà
văn được coi là “người kế thừa và phát
triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất” (Lý
Cật). Dư Hoa sinh năm 1960 tại Chiết
Giang, là nhà văn nổi lên trong trào lưu
tiểu thuyết tiên phong những năm 80 của
thế kỉ trước và hiện nay được biết đến như
một trong những nhà văn lớn, tài ba bậc
nhất ở Trung Hoa đại lục. Năm 2005,
2006, hai tập tiểu thuyết Huynh đệ lần lượt
được xuất bản đã gây chấn động dư luận và
tạo ra nhiều sóng gió trên văn đàn. Tác
phẩm với 40 vạn chữ đã dựng lên một thời
kì động loạn 40 năm, từ Cách mạng Văn
hóa đến thời cải cách mở cửa. Cuốn tiểu
thuyết là sự tiếp nối ý thức phản tỉnh về
tính cách dân tộc vốn được khơi nguồn từ
Cách mạng Ngũ tứ 1919.
2. Góc nhìn nghệ thuật độc đáo là
thành tựu nổi bật nhất của Dư Hoa ở tác
phẩm này. Từ những năm 80 của thế kỉ
XX, văn học Trung Hoa bước vào thời kì
mới với việc cởi bỏ một số rào cản, khai
mở một số “vùng cấm kị”, nhiều trào lưu
văn học mới ra đời. Trong rừng văn
chương ấy, Huynh đệ của Dư Hoa chiếm
một cõi riêng bởi cái nhìn nghiêm khắc
của tác giả đối với hiện thực lắm nghịch
149
cảnh oái oăm. Tác giả không dừng lại ở
việc khắc họa con người - nạn nhân như
một số nhà văn khác, mà trong con mắt
ông, con người với những bệnh trạng tinh
thần, không chỉ khiến họ dễ dàng trở thành
nạn nhân của lịch sử mà còn là tội nhân, tự
dồn đẩy nhau đến bước đường cùng. Họ đã
tiếp tay nối dài những sai lầm lịch sử,
khoét sâu thêm vết thương trong lòng dân
tộc Trung Hoa.
Cái nhìn nghiêm khắc có phần lạnh
lùng đó là sợi dây kết nối quan trọng của
hai tập truyện vốn có đề tài tương đối độc
lập. Như đã nói, tiểu thuyết Huynh đệ gồm
hai tập, tập một lấy bối cảnh là cuộc Cách
mạng Văn hóa 1966 – 1976, tập hai lấy bối
cảnh là thời kì cải cách mở cửa, phát triển
kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Sự độc
lập tương đối về mặt đề tài khiến hai tập
truyện có thể tách ra thành hai tác phẩm
riêng biệt. Tuy nhiên, Dư Hoa để chúng
liên kết với nhau trong một chỉnh thể nghệ
thuật thống nhất. Không nhìn cuộc sống
đương đại như một phiến đoạn cắt rời khỏi
quá khứ, Dư Hoa nhìn nó trong mối quan
hệ đặc biệt với lịch sử, ở đó vừa có những
điểm đứt gãy, vừa có những dòng chảy liên
tục. Hai tập truyện tái hiện hai thái cực của
cuộc sống: một bên là cuộc sống ức chế
đến ngột ngạt, bạo lực đến rợn người,
quyền tự do bị tước bỏ, mỗi con người chỉ
biết cúi đầu vâng dạ, một bên là cuộc sống
cởi mở, tự do, mỗi người đều có vũ đài của
mình để lên tiếng, thế nhưng giữa chúng lại
có mối quan hệ thống nhất và nhân quả.
Hai hình thái cuộc sống thoạt nhìn là đối
lập nhưng về bản chất lại giống nhau đến
khủng khiếp: đều là cuộc sống của những
“nô lệ” và những con người “muốn làm nô
lệ nhưng không được” [5, 73] - con người
từ chỗ nô lệ cho quyền lực chính trị trở
thành nô lệ cho đồng tiền và tình dục.
Trong Cách mạng Văn hóa, người dân thị
trấn Lưu sùng bái Mao Trạch Đông. Họ
“đeo huy hiệu đỏ Mao chủ tịch ở ngực, tay
cầm quyển bìa đỏ in những lời dạy của
Mao chủ tịch” [1, 139] và xem lời dạy của
Mao chủ tịch là chân lý. Trong thời kì mới,
người họ tôn thờ là Lý Trọc - một kẻ giàu
có và dâm đãng “ngoài tiền và đàn bà,
không biết cái gì khác” [2, 393]. Người dân
thị trấn Lưu hôm nay ra phố không còn
cầm sách bìa đỏ, không còn mở miệng là
“Mao chủ tịch nói” nhưng từ chủ tịch
huyện đến công nhân nhà máy, từ đàn ông
đến đàn bà, từ người già đến trẻ con,quần
áo trên người đều là sản phẩm của Lý Trọc,
nhà ở đều do Lý Trọc khai phá xây dựng,
hoa quả rau xanh cũng do Lý Trọc cung
cấp Đặc biệt, hình ảnh Lý Trọc “mặt
mày hớn hở đi ra khỏi toà án trong tiếng
hoan hô của dân chúng. Trước khi chui vào
xe con San ta na của mình, anh ta còn quay
người vẫy chào bà con đang hoan hô. Sau
khi vào trong xe, anh ta còn quay kính cửa
sổ xe xuống, lúc xe chạy, anh ta vẫn vẫy
tay với dân chúng” [2, 403] - một “Mao
Trạch Đông” tái sinh tại thị trấn Lưu! Lòng
sùng kính tựa hồ không thay đổi, cái thay
đổi chỉ là hình mẫu của lòng sùng kính ấy
mà thôi. Cùng với sự thay đổi đó, người
dân của thị trấn Lưu đã lấy nhiệt tình kiếm
tiền, nhiệt tình làm tình thay thế cho nhiệt
tình cách mạng. Trong đám đông đã từng
hưởng ứng Cách mạng Văn hóa “đi trên
phố lớn hò hét và ca hát như những đàn
chó to chó nhỏ” [1, tr. 139], đỏ mặt tía tai
hô vang những khẩu hiệu cách mạng thuở
ấy, bây giờ đã có một Lý Trọc trọc phú,
một ông Vương phó tổng giám đốc tiền
nhiều đếm không xuể, một ông Dư cổ đông
kiêm ủy viên Hội đồng quản trị rất giàu có
đi du lịch khắp nơi ở Trung Quốc và trên
thế giới, một ông Đồng tổng giám đốc của
chuỗi siêu thị liên hoàn, một Lưu phó tổng
giám đốc bận trăm công nghìn việc Thị
150
trấn Lưu xinh đẹp vốn yên bình từng bị náo
loạn bởi những cuộc đấu tố đẫm máu, bởi
những cái chết phi lý thì nay lại náo nhiệt
bởi phố đèn đỏ, bởi ba ngàn cô gái mặc áo
tắm ưỡn ngực vẹo lưng diễu phố, bởi
quảng cáo công nghệ gắn màng trinh “rợp
trời kín đất” Trung Quốc thực đã bước
từ một thời đại hoang đường này đến một
thời đại hoang đường khác.
Mang nặng tâm lý nô lệ, nhân vật
trong Huynh đệ vì thế thường thụ động,
nhanh chóng khuất phục trước hoàn cảnh.
Các nhà văn trong dòng văn học vết
thương Trung Quốc với nhiều tác phẩm
xuất sắc đã khắc sâu nỗi bi thảm của những
kiếp người không được làm chủ số phận,
không được thực hiện những nhu cầu cá
nhân bé nhỏ nhất, thậm chí cả quyền “làm
một sinh vật giống đực” cũng bị tước bỏ
(Một nửa đàn ông là đàn bà – Trương Hiền
Lượng). Nhưng đây đó ta vẫn thấy ý thức
vươn lên từ cuộc sống tối tăm, cố gắng
thay đổi hoàn cảnh để được tận hưởng
nhiều hơn (như nhân vật trong Những
người đàn bà tắm của Thiết Ngưng), hay
trong hoàn cảnh bi đát họ vẫn giữ được
phẩm cách trong sáng, hướng thiện của
người trí thức (Ngân thành cố sự của Lý
Nhuệ). Trái lại, trong Huynh đệ, trước
những biến cố của thời đại tác động
nghiêm trọng đến quyền tự do, con người
hầu như không hề có một hành động phản
kháng quyết liệt nào. Khi cuộc đại Cách
mạng Văn hóa nổ ra, trên phố lớn của thị
trấn Lưu, “bắt đầu đông nghìn nghịt, ngày
nào cũng có dòng người diễu phố đi qua đi
lại”, những kẻ đội mũ chóp cao và đeo biển
gỗ bị người đi đường tát vào mặt, nhổ bọt,
xì mũi vào cổ, đái vào thân “mà không
dám nói, cũng không dám liếc nhìn,lại
còn yêu cầu người ta giơ tay tát vào mặt
mình, lại còn yêu cầu người ta hô khẩu
hiệu chửi mình, chửi mình rồi, còn yêu cầu
họ chửi tổ tông” [1, 140] Các nhân vật
chạy theo đám đông, mỗi người hô cao
khẩu hiệu cách mạng của riêng mình. Ngay
cả Tống Phàm Bình, con người phi phàm
này cũng không phải ngoại lệ khi sung
sướng phất cao lá cờ dẫn dắt đám đông
diễu hành mà không hề biết nay mai mình
bị chính đám đông ấy hành hạ. Người đàn
ông to lớn với cú rê chân càn quét “thần
sầu” và cú đấm chết người ấy cũng phải im
lặng nín nhịn trước lũ tiểu hồng vệ binh,
một con người chưa bao giờ biết khuất
phục phải quỳ xuống van xin, và cuối cùng
bị chính những kẻ đeo băng đỏ giày xéo
cho đến chết ở đầu đường. Hành động trốn
trại và chống trả ở bến xe của Tống Phàm
Bình không phải nhằm mục đích tự giải
phóng mà chỉ để giữ lời hứa với vợ, và nếu
như được phép, sau khi đón được Lý Lan,
chắc chắn Tống Phàm Bình sẽ lại ngoan
ngoãn vào trại như trước. Hành động quyết
liệt lăn xả vào đám hồng vệ binh của bố
Tôn Vĩ sau khi chứng kiến cái chết của con
trai cũng là hành động bột phát thoáng
chốc, sau đó cũng nhanh chóng “trở về
trạng thái vâng vâng dạ dạ thường ngày”
[1, 343]. Đám đông nhân vật bị biến thành
những cỗ máy, mọi hoạt động đã được lập
trình và con người chỉ còn cần tuân theo
một cách lố bịch. Dễ dàng trở thành con rối
trong tay nhà cầm quyền phải chăng là bởi
trong vô thức, người dân Trung Quốc đã
quen với cuộc sống bị giật dây, như Lỗ Tấn
đã từng khái quát, trong lịch sử “người
Trung Quốc chưa hề giành được cái giá trị
của con người” [5, 73], họ chỉ mang tính
cách nô lệ hay “gia súc tính”. Lịch sử nhẫn
nại ba ngàn năm”[4] đã làm thui chột năng
lực phản kháng, khiến họ rúm ró thảm hại
trong nỗi sợ hãi cường quyền. Hay trong ý
thức, họ hiểu sâu sắc một điều rằng, trước
sức mạnh của quyền uy chính trị, có quẫy
đạp cũng vô ích, một khi rơi vào hoàn cảnh
151
bi đát là đồng nghĩa với bước đường cùng?
Con người đã thực sự vỡ mộng trước
những nỗ lực chống lại hệ thống, trước
cuộc truy tìm vô ích và vô vọng những
mục đích không bao giờ đạt tới.
Nếu trong Cách mạng văn hóa, con
người quy phục trước bạo lực thì trong thời
kinh tế thị trường, con người quy phục
trước sức mạnh của đồng tiền và đời sống
bản năng. Trước sức mạnh của đồng tiền
và sự cám dỗ của dục vọng, không ít kẻ đã
bị tha hóa. Một Tống Cương thương em
hết mực, sẵn sàng lấy cái chết để đổi lấy
hạnh phúc cho đứa em, cuối cùng vì hai
hào bạc mà cắt đứt mối thâm tình; một
Tống Cương hiền lành chất phác vì mưu
sinh mà phẫu thuật cấy ngực giả, trở thành
kẻ lừa đảo bán thuốc kích thích dương vật
và kem phồng vú. Một Lâm Hồng vốn là
“thiếu nữ ngây thơ trong trắng dễ xấu hổ,
một cô gái ngọt ngào khi tình yêu chớm
nở, một người vợ hiền lành nết na trong
tim chỉ có Tống Cương”, vì đời sống xô
đẩy mà trở thành một “người tình điên
cuồng làm tình điên cuồng ba tháng với Lý
Trọc” [2. tr. 665], và sau đó là chị Lâm
lẳng lơ trong vai trò của một tú bà hiện đại.
Anh Đồng thợ rèn khi xưa tát Lý Trọc một
cái như búa bổ vì thằng bé làm mất mặt
anh ta sau khi nhòm trộm mông vợ mình,
vốn dĩ ngông nghênh, ngạo mạn với vợ,
giờ “vâng vâng dạ dạ” trước mặt vợ bởi
được bà Đồng thân chinh dẫn đi tìm gái
đẹp vào tất cả các ngày lễ, ngày tết của
Trung Quốc và nước ngoài (chợt giật mình
vì cái cúi đầu vâng dạ của ông Đồng lực
lưỡng ở đây sao giống với cái cúi đầu
ngoan ngoãn của bao con người trước lũ
hồng vệ binh đến thế). Bị cuốn vào vòng
xoáy đó, Tiểu Quan mài kéo hiền lành
cũng từ bỏ gia đình lên đường vật lộn với
cuộc mưu sinh trước cái nhìn xót xa của
người cha già. Bởi vậy mà chẳng chờ đến
khi tử biệt, người chồng đã mất vợ, người
vợ đã mất chồng, cha mẹ đã mất con, anh
em đã mất nhau. Cách mạng Văn hóa từng
khiến ta phải rợn tóc gáy vì sự tàn phá dã
man của bạo lực, nay thời hiện đại cũng
khiến ta không tránh khỏi cảm giác rùng
mình ghê rợn vì sự mục ruỗng của hồn
người. Nhân vật dễ dàng gục ngã bởi sức
cám dỗ của đồng tiền và dục tính quá mạnh
mẽ, bởi sức công phá của thời buổi kinh tế
thị trường quá dữ dội hay bởi tâm lý nô lệ
truyền đời, thói chạy theo đám đông đã làm
suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của
con người? Sức chống đỡ yếu ớt của con
người chính là môi trường dung dưỡng, tạo
cơ hội cho cái xấu, cái ác sinh sôi.
3. Sự bạc nhược của tâm lý nô lệ
dường như là điểm khởi đầu cho những
bệnh trạng tinh thần khác. Đó là sự vô cảm
đến tàn nhẫn, thói chạy theo đám đông,
lòng mê cuồng bạo lực, sự chi phối của đời
sống bản năng. Tất cả khiến cho con người
mất đi khả năng tri nhận thông thường,
hành động như con rối, và đôi khi mất tính
người mà nhe nanh giơ vuốt như thú vật.
Trong Huynh đệ, con người vì thế trở nên
vô cùng bi thảm và giá trị con người bị thử
thách hết sức khắc nghiệt.
Dưới cái nhìn của Dư Hoa, ở xứ sở
khai sinh ra nghệ thuật kinh kịch này, con
người vẫn luôn xem bất hạnh của kẻ khác
là vở kịch mua vui cho bản thân mình.
Tưởng chừng những đám đông vô cảm với
sở thích xem chém đầu người trong các tác
phẩm Lỗ Tấn đều lũ lượt tụ hội về trong
Huynh đệ của Dư Hoa. Đó là đám đông thờ
ơ trước cái chết của Tống Phàm Bình, là
đám đông “cười rộ lên” trước câu hỏi
thương tâm của hai đứa trẻ bơ vơ, là đám
người “xúm lại rất đông” xem hai đứa trẻ
khóc cha, là đám đông “xúm quanh chiếc
xe chở xác người, như đàn ruồi bâu quanh
Tống Phàm Bình”, là đám người vây quanh
152
Lý Lan đang tìm nhặt những hạt đất dính
máu của chồng và kể cho cô nghe Tống
Phàm Bình bị đánh chết như thế nào mà
mỗi câu họ kể lại lại khiến chị run lên cầm
cập, là bầy người “đứng chật kín cửa” xem
Tống Phàm Bình bị đập vỡ đùi gối để bỏ
vào quan tài vừa “bàn tán ầm ĩ”, Sự vô
cảm đến độc ác khiến bà Tô phải thốt lên:
“Các người thật quá quắt, không còn là
người nữa!” [1, 298]. Sau này, đám đông
thích xem kịch ấy lại vây quanh Lý Trọc ở
tòa án, đứng chật đường xem gái trinh, rồi
dòm ngó khi Lâm Hồng chui vào xe Lý
Trọc Cuộc sống cứ như những vở kịch
“li kì cổ quái” tạo ra vô vàn lớp khán giả
vô tâm và chính vì được cổ vũ bởi đám
đông hiếu kì mà những vở kịch vô nhân
đạo cứ nối nhau tiếp diễn. Vòng luẩn quẩn
đó khiến sự vô cảm, lạnh lùng dường như
đã trở thành một thuộc tính bản chất của
con người Trung Hoa, khó thay đổi, khó
cải tạo.
Tâm lý nô lệ, chạy theo đám đông khi
kết hợp với nhiệt tình chính trị của thời đại
Cách mạng Văn hóa tạo nên một thế giới
bạo lực đẫm máu, khi kết hợp với nhiệt
tình kiếm tiền và làm tình của thời kì cải
cách mở cửa lại tạo nên một thời đại thiên
biến vạn hóa. Một trong những nguyên
nhân khiến Trung Quốc những năm 60 của
thế kỉ trước trở thành nỗi ám ảnh kinh
hoàng là bởi con người trong thời đại đó
đang trong cơn say máu bạo lực. Cùng với
cái sục sôi, náo nhiệt của đoàn người diễu
hành và các khẩu hiệu cách mạng được hô
vang là những cuộc đấu tố, tra tấn, đánh
giết đẫm máu. Như con rắn quấn lấy trí não
của người đọc sau khi gấp trang sách cuối
cùng của Huynh đệ, những cái chết thảm
khốc thực sự khiến ta bị ám ảnh mạnh mẽ.
Đó là cái chết của Tôn Vĩ: “Mấy tên hồng
vệ binh khỏe mạnh, cậy sức, đè Tôn Vĩ ra
đất, lấy tông đơ dũi bỏ mái tóc dài xinh đẹp
của hắn Chiếc tông đơ trượt khỏi đầu
Tôn Vĩ, cắm phập vào cổ, máu tươi tóe
ra nhuộm đỏ tông đơ, máu trong động
mạch phun ra, cao tới hơn hai mét”. Bố
Tôn Vĩ quỳ trên bãi máu đầm đìa, ôm chặt
con, “đầu con ông lủng lẳng như sắp đứt”
[1, 342]. Chính ông sau đó cũng không
chịu nổi sự hành hạ về thể xác và cú sốc
tinh thần mà đóng đinh vào đầu tự sát. Thê
thảm hơn là cái chết của Tống Phàm Bình.
Anh ta bị mười một tên hồng vệ binh đánh
đập khiến cho thân thể “chỗ nào cũng phun
ra máu tươi như bị dò thủng người bê
bết máu, nằm sõng xoài trên bãi trống
trước bến xe” [1, 258]. Con người Tống
Phàm Bình anh hùng, phi phàm trong mọi
hành động lúc sống, vậy mà trước khi đi
vào cõi chết, linh hồn anh đã bị một đòn
chí mạng, trở thành kẻ tội đồ bị xã hội phỉ
nhổ. Không chỉ vậy, thể xác anh trước khi
vùi xuống đất lạnh cũng không thể vẹn
nguyên theo đúng nghĩa đen của nó: cái
xác to lớn phải bị “chặt đùi gối, bẻ cong
bắp chân” mới có thể nằm gọn vào trong
quan tài. Để vừa vặn vào cái khuôn khổ
nhỏ hẹp cuối cùng ấy, sao với Tống Phàm
Bình lại khó khăn và đau đớn đến thế! Tác
giả đã không kìm nổi sự bi phẫn mà liên
tiếp so sánh lũ hồng vệ binh với “súc vật”,
“thú hoang”, “lũ lang sói hổ báo” Sau
khi giết người man rợ, chúng “lau mồ hôi,
khải hoàn ra về” [1, 256]. Một đám đông
mang não trạng thấp kém nhưng khả năng
hành động và sức phá hủy của nó thì không
hề nhỏ. Ở đây, biệt tài hòa trộn các cặp
mâu thuẫn của Dư Hoa đã phát huy hiệu
quả cao độ. Tác giả diễn tả hiện thực mà
người trong cuộc cho là “linh thiêng” bằng
thứ ngôn ngữ hài hước, lại miêu tả cái ấu
trĩ bằng thứ ngôn ngữ hết sức nghiêm
trang, đặt cái độc ác, thú tính của con
người bên cạnh tình yêu thương cha con,
vợ chồng nồng ấm. Các màu sắc đối lập
153
khiến cho bản chất vô văn hóa của một
cuộc Cách mạng Văn hóa lộ rõ mồn một.
Trong đó đáng chú ý có hình ảnh cậu bé Lý
Trọc chưa đầy tám tuổi vừa “cưỡng dâm”
cột điện đến đỏ bừng mặt vừa giơ nắm đấm
tí tẹo của mình hô “vạn tuế” và “đả đảo”
dường như chẳng ăn nhập với cái không
khí hừng hực của đội ngũ diễu hành của
đại Cách mạng Văn hóa. Thực chất, Lý
Trọc như hình ảnh thu nhỏ của một xã hội
đang trong cơn cuồng phát bản năng và thú
tính, của cuộc thủ dâm tinh thần được thực
hiện bởi cả xã hội Trung Hoa thời Cách
mạng Văn hóa. Nó diễn ra một cách ấu trĩ,
lộ liễu, công khai và cũng như nhận thức
của Lý Trọc: không những cảm thấy xấu
hổ cần che giấu mà ngược lại, lại cảm thấy
tự hào, hãnh diện về nó. Trong cơn khoái
cảm của cuộc thủ dâm, cả xã hội sung
sướng mãn nguyện trước những tội ác dã
man mà họ gây ra. Một thân thể đang lở
loét bởi những ung nhọt nhưng nỗi đau đó
không được người trong cuộc ý thức bởi cả
xã hội được gây tê bởi đại mỹ từ: “Đại
Cách mạng Văn hóa”. Quần thể này khiến
ta liên tưởng đến đám đông điên rồ ám ảnh
trong giấc mơ về ngày tận thế của nhân vật
Raskolnikov (Tội ác và hình phạt của
F.M.Dostoevsky) mà trong đó mỗi người
tự cho mình nắm vững chân lý, họ vốn
muốn tụ họp nhau thành một đạo quân đi
chinh chiến nhưng cuối cùng lại quay ra
cắn xé và ăn thịt lẫn nhau. Trung Quốc
những năm 60 của thế kỉ XX đã trải qua
một cơn mê sảng tập thể mà hậu quả của
nó kéo dài mãi cho đến thời hiện đại.
Huynh đệ của Dư Hoa vì thế tràn ngập
những dấu ấn được ông gọi là “cơn thịnh
nộ chống lại thế giới” - một phản ứng đối
với sự tàn bạo vô tận mà nhà văn từng
chứng kiến trong cuộc cách mạng văn hoá.
Ở đây, Dư Hoa như một giáo viên tổng kết
lịch sử bạo lực của đất nước Trung Hoa.
Bản chất dã man của một xã hội văn minh
được phơi bày thông qua diễn trình của bạo
lực này.
Thời kì thiên hình vạn trạng của cải
cách mở cửa thực chất cũng là một biến thể
tinh vi của cơn mê sảng tập thể. Thay thế
bạo lực công khai là muôn vàn hình thức
lừa đảo bủa vây con người: quan chức lừa
đảo, thương nhân lừa đảo, báo chí lừa đảo,
gái trinh lừa đảo, màng trinh giả, thuốc bảo
vệ sức khỏe giả, di vật Tống Cương giả
Cùng là hai quả dưa trên một dây dưa,
nhưng thời đại cấm dục đã khiến “mông đít
già” - bố đẻ Lý Trọc chết ngập trong hố
phân khi nhòm trộm mông đàn bà, thì thời
đại túng dục và lừa đảo lại khiến “mông đít
non” - Lý Trọc như cá gặp nước, trở thành
chủ tể. Với những vị chủ tể này, xã hội lâm
vào tình trạng loạn giá trị, thiếu chuẩn
mực. Trong xã hội nhiều cạm bẫy và thiếu
chuẩn mực đó, con người càng trở nên
hoang mang hơn bao giờ hết.
Bi kịch của gia đình họ Tống lại tiếp
tục bởi cái chết bi thảm của người con
Tống Cương. Tống Cương chết, trên người
“không có một chút vết máu, bánh tàu hỏa
cán trên lưng anh, quần áo không bị cán
rách. Nhưng người anh bị đứt đôi. Lúc
mười một giờ khuya, Tống Cương được
hai người ở cạnh đường sắt lấy xe bò chở
về cửa nhà mình” [2, 647]. Cái chết của hai
cha con có sự trùng lặp đến kỳ lạ. Cái chết
của Tống Cương như một sự chiếu ứng với
cái chết của người cha Tống Phàm Bình.
Hai con người, hai thế hệ ở hai thời đại
khác biệt nhưng đều chết nơi đầu đường xó
chợ: một người chết ở bến xe, một người
chết trên đường ray tàu hỏa, hai thân thể
bấy nát đó đều được bỏ lên xe bò chở về
nhà, nỗi đau đớn cào xé trong tim không
thể cất thành lời của Lý Lan khi lau thân
thể đầy vết thương của chồng một lần nữa
lại được tái hiện nơi Lâm Hồng. Cái khác
154
giữa hai cái chết là ở chỗ người cha bị
người ta đánh chết, còn người con tự sát,
trong khi Tống Phàm Bình gặp nạn thì Lý
Lan ở nơi xa đang thương nhớ khôn nguôi,
còn trong khi Tống Cương nằm trên đường
ray chờ đoàn tàu đi tới thì Lâm Hồng đang
lên cơn cực khoái với người tình. Tống
Cương không còn sống trong thời kì chém
giết đẫm máu, không còn bị hành hạ bởi
bạo lực nhưng thể xác và tâm hồn anh vẫn
bầm dập, nát tan bởi chính sức mạnh gớm
ghê của cái xã hội chạy theo dục vọng và
đồng tiền. Tự sát chỉ là bước đi cuối cùng
của cuộc đời bế tắc. Ngày Tống Cương thất
nghiệp, rồi làm thuê bán mạng tại bến cảng
chỉ để đổi lấy một số tiền ít ỏi, anh đã đi
bước đầu tiên trên con đường dẫn đến
huyệt mộ. Hóa ra trong xã hội đương đại,
tuy không còn bạo lực nhưng khả năng sát
thương của nó còn đáng sợ hơn nhiều lần
thời đại trước. Đây đều là cái chết của
những con người “muốn làm nô lệ nhưng
không được”, của những cá thể sinh vật
chẳng thể thích nghi với cuộc sống của
đồng loại. Và đó đâu đơn giản chỉ là cái
chết của thể xác mà chính là sự tận diệt về
số phận, về bản thể người. Phút trầm tư của
Lý Trọc khi nhìn tro xương của người
huynh đệ: “Một cái cây bé tí tẹo đốt thành
tro, cũng còn nhiều hơn tro xương của
Tống Cương” [1, 10] khiến chúng ta xa xót
về sự bé nhỏ và vô nghĩa của phận người.
4. Với Huynh đệ, Dư Hoa đã chọn con
đường ngắn nhất để đến với trái tim độc
giả. Ông chẳng quanh co mà tác động
thẳng đến cảm xúc con người bằng những
hình ảnh hết sức ám ảnh, găm vào trí óc
người đọc những cảnh tượng kì dị nhưng
lại thật hơn cả sự thật. Có thể mượn cách
nói của nhà văn khi nhận xét lối kể chuyện
của Lỗ Tấn để nói rằng: văn của Dư Hoa
“khi đạt đến hiện thực, nhanh mạnh như
thể một viên đạn xuyên qua chứ không lưu
giữ lại trong thân thể” [3] – đi cùng với nỗi
đau đớn tột cùng là cảm giác trống rỗng, vô
nghĩa. Với những mảng hiện thực gai góc
được tái hiện trong Huynh đệ, Dư Hoa đã
bước tiếp trên con đường mà người thầy
thuốc tinh thần xuất sắc của phong trào
Ngũ tứ đã đi: không chỉ tái hiện nỗi đau
của con người mà còn phanh phui những
“ung nhọt” của quốc dân để từ đó mong
muốn tái thiết lại cấu trúc căn bản của văn
hóa Trung Quốc. Cũng như nhà văn đồng
hương của mình, cái nhìn của Dư Hoa có
phần bi quan, khắc nghiệt nhưng đó là ý
thức phản tỉnh cần thiết để hướng đến sự
phát triển bền vững của văn hóa. Hơn nữa,
trong thế giới tàn nhẫn, đầy tai ương và đổ
vỡ này, ta vẫn cảm nhận được hơi ấm tình
người đang lan tỏa. Đó là tình vợ chồng,
tình phụ tử, tình mẫu tử, tình huynh đệ,
tình làng xóm Dư Hoa đã khơi lên một
cảm xúc mang tính người nhất – hi vọng.
Đó là thứ neo giữ hồn người, neo giữ cả
một nền văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư Hoa (2006), Huynh đệ tập 1, Vũ Công
Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Dư Hoa (2006), Huynh đệ tập 2, Vũ Công
Hoan dịch, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
3. Dư Hoa (2013), Trung Quốc trong mười từ
vựng, trieuxuan.info.
4. Vũ Công Hoan (tổng hợp, 2008), Cơn lốc tiểu
thuyết Huynh đệ của Dư Hoa tràn ra thế giới,
trieuxuan.info.
5. Lỗ Tấn (1998), Tạp văn, Trương Chính giới
thiệu và tuyển dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 18/10/2016 Biên tập xong: 15/12/2016 Duyệt đăng: 20/12/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 159_2948_2215211.pdf