Quản trị rủi ro - Chuyên đề 1. Rủi ro tỷ giá

Tài liệu Quản trị rủi ro - Chuyên đề 1. Rủi ro tỷ giá: Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 1 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 1 Quản trị rủi ro Chuyên đề 1. Rủi ro tỷ giá 1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá 1.3. Các nghiệp vụ hối đoái phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá Hồ Văn Dũng 2 ‡ Khái niệm: “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai”. ‡ Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. ‡ Nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. 1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 3 ‡Rủi ro tỷ giá thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo. ‡Trong phạm vi của chuyên đề này, chỉ tập trung vào nhận dạng rủi ro tỷ giá phát sinh t...

pdf8 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị rủi ro - Chuyên đề 1. Rủi ro tỷ giá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 1 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 1 Quản trị rủi ro Chuyên đề 1. Rủi ro tỷ giá 1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá 1.3. Các nghiệp vụ hối đoái phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá Hồ Văn Dũng 2 ‡ Khái niệm: “Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai”. ‡ Rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của ngân hàng cũng như của khách hàng. ‡ Nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi ngân lưu chi (outflows) lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá. 1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 3 ‡Rủi ro tỷ giá thể hiện ở chỗ khi tỷ giá thay đổi làm cho ngân lưu thay đổi theo. ‡Trong phạm vi của chuyên đề này, chỉ tập trung vào nhận dạng rủi ro tỷ giá phát sinh trong các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm hoạt động đầu tư, hoạt động tín dụng và hoạt động xuất nhập khẩu. 1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá 4 Trong hoạt động tín dụng (credit) Trong hoạt động đầu tư (investment) Trong hoạt động xuất nhập khẩu (import – export) Nguồn gốc phát sinh rủi ro tỷ giá 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 5 ‡ Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với các công ty đa quốc gia hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. ‡ Rủi ro tỷ giá có thể xảy ra trong hoạt động đầu tư trực tiếp cũng như trong hoạt động đầu tư gián tiếp. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 6 Hoạt động đầu tư gián tiếp Hoạt động đầu tư trực tiếp Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 2 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 7 1.1.1.1. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư trực tiếp ‡ Ví dụ: Unilever là công ty đa quốc gia. Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ (USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Phần lớn sản phẩm sản xuất đều tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Chi phí của Unilever phát sinh chủ yếu bằng ngoại tệ (trừ tiền lương cho công nhân và cán bộ quản lý Việt Nam), trong khi doanh thu chủ yếu bằng VND nên Unilever phải đối mặt thường xuyên với rủi ro tỷ giá. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 8 1.1.1.1. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư trực tiếp ‡ Ví dụ: Unilever (tt). ‡ Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu. Giả sử trước đây tỷ giá USD/VND = 18.500, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của Unilever là 1 triệu USD, tương đương với 18,5 tỷ. Bây giờ tỷ giá USD/VND = 20.800 thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra VND là 20,8 tỷ, tăng lên 2.300 đồng một USD nhập khẩu. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng thêm 2,3 tỷ đồng. Ngoài ra khi chuyển lợi nhuận về nước, nhà đầu tư phải chuyển từ VND sang ngoại tệ. Tỷ giá lúc chuyển đổi là bao nhiêu? Điều này cũng tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 9 ‡ 1.1.1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư gián tiếp ‡ Ví dụ: Một nhà đầu tư Singapore vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trường Mỹ do lãi suất USD giảm và tình hình kinh tế Mỹ không mấy khả quan để đầu tư vào thị trường Việt Nam. Nhà đầu tư này mua cổ phiếu của REE. Giả sử giá thị trường của cổ phiếu REE hiện tại là 25.000 VND/cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 18.500. Với 500.000 USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 18.500)/25.000 = 370.000 cổ phiếu. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 10 ‡ 1.1.1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư gián tiếp ‡ Ví dụ: (tt) Giả sử một năm sau nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu REE để rút vốn về và đầu tư nơi khác. Lúc này giá cổ phiếu REE tăng lên 26.000 VND/cổ phiếu trong khi giá USD cũng tăng so với VND lên 19.700VND/USD. Nhà đầu tư bán 370.000 cổ phiếu REE được 370.000 x 26.000 = 9.620.000.000 VND và mua được 9.620.000.000/19.700 = 488.324,87 USD. Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 11.675,13 USD mặc dầu giá cổ phiếu REE tăng 1.000 VND/cổ phiếu. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 11 1.1.1.2. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư gián tiếp ‡ Ví dụ: (tt) Trong trường hợp này nhà đầu tư tổn thất 11.675,13 USD (bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm). Tổn thất này do biến động tỷ giá gây ra. Giá cổ phiếu REE tăng 1.000 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND. Vậy liệu sự mất giá của VND có thu hút được vốn của nhà đầu tư nước ngoài? Đây là vấn đề khiến cho rủi ro tỷ giá đáng được quan tâm. 1.1.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động đầu tư 12 ‡ Hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rủi ro tỷ giá rất lớn. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Đứng trên giác độ doanh nghiệp (khách hàng của các ngân hàng thương mại), việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro tỷ giá. Chẳng hạn, thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã hạ lãi suất xuống mức 0,5%/năm là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp có thể vay vốn ngoại tệ với chi phí rẻ. Tuy nhiên nếu vay USD trong thời gian tương đối dài với số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý tác động của yếu tố rủi ro tỷ giá. 1.1.2. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 3 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 13 Rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng Các khoản vay bằng ngoại tệ với lãi suất cạnh tranh Nguy cơ rủi ro vê ̀ độ nhạy cảm tỷ giá khi phải thanh toán lãi vay, nhưng quan trọng hơn là khi hoàn trả vốn vay cuối cùng. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 14 ‡ Ví dụ: Giả sử Công ty INTIMEX đang thương lượng vay 3 triệu USD của EXIMBANK để thu mua và chế biến cà phê xuất khẩu. Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên EXIMBANK đồng ý cho INTIMEX vay với lãi suất 7%/năm trong thời hạn 6 tháng. Ở thời điểm vay vốn, tỷ giá USD/VND = 18.500. Sáu tháng sau khi nợ đáo hạn, tỷ giá là bao nhiêu thì INTIMEX chưa biết, do đó công ty đối mặt với rủi ro tỷ giá nếu ký hợp đồng vay USD. Công ty ước tính, sáu tháng sau phải trả nợ cả gốc và lãi là 3(1 + 7%/12)6 = 3,1065 triệu USD 1.1.2. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 15 ‡ Với tỷ giá hiện tại USD/VND=18.500 công ty phải bỏ ra 3,1065 x 18.500 = 57.470,25 triệu VND trả nợ gốc và lãi. Nhưng nếu 6 tháng sau tỷ giá USD/VND = 18.800 thì cứ mỗi USD phải trả, công ty phải bỏ thêm 300 VND, tổng chi phí trả nợ và lãi sẽ lên đến 58.402,2 triệu VND, tăng 931,95 triệu VND so với ước tính. 1.1.2. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động tín dụng 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 16 Tỷ giá tăng Bất lợi cho người đi vay do phải bỏ ra nhiều đồng nội tệ hơn để mua ngoại tệ trả nợ vay. Có lợi cho tổ chức tín dụng vì với ngoại tệ được trả, sẽ bán ra và thu về nhiều đồng nội tệ hơn. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 17 Tỷ giá giảm Có lợi cho người đi vay do phải bỏ ra ít đồng nội tệ hơn để mua ngoại tệ trả nợ vay. Bất lợi cho tổ chức tín dụng vì với ngoại tệ được trả, sẽ bán ra và thu về ít đồng nội tệ hơn. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 18 ‡ Rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro tỷ giá thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ trong tương lai. Điều này khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. 1.1.3. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 4 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 19 ‡ Mặc dầu trên thực tế, một công ty có thể vừa có hoạt động xuất khẩu vừa có hoạt động nhập khẩu, nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta nhận dạng rủi ro tỷ giá một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu. 1.1.3. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 20 Tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá Có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá XK của hàng hóa và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài => góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ; nhà XK cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn từ ngoại tệ. Bất lợi cho nhà nhập khẩu, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa => làm cho sản phẩm kém tính cạnh tranh trên thị trường nội địa. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 21 Tỷ giá giảm, đồng nội tệ có giá Gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu vì giá XK của hàng hóa và dịch vụ của nước đó sẽ tăng tương đối trên thị trường nước ngoài => làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của nước đó; nhà XK cũng thu được ít lợi nhuận hơn từ ngoại tệ mang về. Có lợi cho nhà nhập khẩu vì giá cả hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống tương đối trên thị trường nội địa => làm cho sản phẩm tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 22 1.1.3.1. Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với hoạt động xuất khẩu ‡ Trong hoạt động xuất khẩu, vì lý do cạnh tranh và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên bán hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp xuất khẩu chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. ‡ Ví dụ: 1.1.3. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 23 1.1.3.2. Nhận dạng rủi ro tỷ giá đối với hoạt động nhập khẩu ‡ Trong hoạt động nhập khẩu, vì lý do thiếu hụt vốn và nhiều lý do khác khiến doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định. Ở thời điểm ký kết hợp đồng, tỷ giá ngoại tệ so với VND đã biết. Nhưng đến thời điểm thanh toán, tỷ giá như thế nào doanh nghiệp nhập khẩu chưa biết. Đơn giản là vì điều này chưa xảy ra. Chính sự chưa biết rõ tỷ giá này tiềm ẩn rủi ro tỷ giá. ‡ Ví dụ: 1.1.3. Nhận dạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 24 Rủi ro tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thể hiện trên 2 mặt: (1) Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; (2) Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp. 1.2. Tác động của rủi ro tỷ giá Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 5 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 25 Sức cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung ở khả năng quyết định giá cả của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động trong điều kiện có rủi ro tỷ giá tác động, doanh nghiệp luôn phải đối phó với tổn thất ngoại hối, bằng cách nâng giá bán để trang trải tổn thất nếu xảy ra. Điều này làm cho giá cả của doanh nghiệp trở nên đắt đỏ và kém hấp dẫn, dẫn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút. 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 26 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tổn thất kinh tế Tổn thất chuyển đổi kế toán Tổn thất giao dịch Rủi ro tỷ giá gây ra 3 loại tổn thất ngoại hối 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 27 a. Tổn thất giao dịch (Transaction exposure) ‡ Tổn thất giao dịch phát sinh khi có các khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ. ‡ Tổn thất giao dịch Æ có hợp đồng rõ ràng ‡ Hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng là những dạng điển hình của tổn thất giao dịch. 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 28 a. Tổn thất giao dịch (Transaction exposure) ‡ Tổn thất giao dịch có thể chia thành: „ Tổn thất giao dịch các khoản phải thu ngoại tệ „ Tổn thất giao dịch các khoản phải trả ngoại tệ 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 29 b. Tổn thất kinh tế (Economic exposure) ‡ Tổn thất kinh tế là tổn thất phát sinh do sự thay đổi của tỷ giá làm ảnh hưởng đến ngân lưu quy ra nội tệ hoặc ngoại tệ của doanh nghiệp. ‡ Tổn thất kinh tế Æ không xuất phát từ các khoản phải thu hoặc phải trả có hợp đồng rõ ràng mà từ ngân lưu hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 30 b. Tổn thất kinh tế (Economic exposure) ‡ Ví dụ: (1) sự lên giá của nội tệ làm sụt giảm doanh thu xuất khẩu của DN do hàng xuất khẩu bây giờ trở nên đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng nước ngoài; (2) chi phí đầu vào của DN gia tăng do ngoại tệ lên giá so với nội tệ khi đa phần nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất từ nguồn nhập khẩu. ‡ Tổn thất kinh tế thường không thể kế hoạch hóa hay dự báo chính xác được. 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 6 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 31 c. Tổn thất chuyển đổi/ tổn thất kế toán (Translation exposure) ‡ Tổn thất chuyển đổi là tổn thất phát sinh do thay đổi tỷ giá khi sáp nhập và chuyển đổi tài sản, nợ, lợi nhuận ròng và các khoản mục khác của các báo cáo tài chính từ đơn vị tính toán ngoại tệ sang đơn vị nội tệ. 1.2.1. Tác động của rủi ro tỷ giá đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 32 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp Tác động đến giá trị của doanh nghiệp Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 33 1.2.2.1. Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp ‡ Rủi ro tỷ giá tác động đến việc hoạch định tài chính doanh nghiệp thường thấy trong khi phân tích và xem xét dự án đầu tư mà ngân lưu kỳ vọng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tỷ giá ngoại hối trong tương lai. 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 34 1.2.2.1. Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp ‡ Ví dụ khi xem xét quyết định có đầu tư hay không vào một dự án mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu, một trong những chỉ tiêu đánh giá là hiện giá ròng NPV. 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp ∑ = += n t t t WACC CFNPV 0 )1( Trong đó: ‡ CFt là dòng tiền ròng ở thời điểm t ‡ WACC là chi phí huy động vốn trung bình ‡ n là số năm hoạt động của dự án 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 35 1.2.2.1. Tác động bất ổn đến hoạt động doanh nghiệp ‡ Dòng tiền ròng kỳ vọng được xác định từ doanh thu và chi phí. Nhưng doanh thu xuất khẩu lại chịu tác động của tỷ giá hối đoái, do đó dòng tiền ròng CFt phụ thuộc vào tỷ giá. Tỷ giá thay đổi làm thay đổi dòng tiền ròng từ đó làm ảnh hưởng đến NPV và ảnh hưởng đến việc hoạch định đầu tư vốn của doanh nghiệp 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 36 1.2.2.2. Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp ‡ Rủi ro tỷ giá mang đến sự tổn thất cho doanh nghiệp thông qua tác động đến dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ. Sự tổn thất này cuối cùng tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 7 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 37 1.2.2.2. Tác động đến sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp ‡ Sự tự chủ tài chính: „ Tỷ số vốn chủ sở hữu/nợ „ Tỷ số vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 38 1.2.2.3. Tác động đến giá trị doanh nghiệp ‡ Giá trị doanh nghiệp được đo lường bởi giá trị thị trường. 1.2.2. Tác động của rủi ro tỷ giá đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 39 1.3. Các nghiệp vụ hối đoái phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá Theo thống kê, hơn 80% DN XNK VN sử dụng USD làm phương tiện thanh toán. 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 40 Các công cụ tài chính phái sinh (derivatives) Hợp đồng ky ̀ hạn (Forward contracts) Hợp đồng hoán đổi (SWAP contracts) Hợp đồng giao sau (Futures contracts) Hợp đồng quyền chọn (Options contracts) 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 41 Đối với khoản phải thu, doanh nghiệp có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách bán hợp đồng kỳ hạn Đối với khoản phải trả, doanh nghiệp có thê ̉ phòng ngừa rủi ro bằng cách mua hợp đồng kỳ hạn Phòng ngừa bằng hợp đồng kỳ hạn SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 42 DN vừa có nhu cầu mua giao ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời vừa có nhu cầu bán kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ đó ở thời điểm đáo hạn. Hoặc DN vừa có nhu cầu bán giao ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời vừa có nhu cầu mua kỳ hạn cùng số lượng ngoại tệ đó ở thời điểm đáo hạn. Phòng ngừa bằng hợp đồng hoán đổi SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM Khoa Thương mại - Du lịch 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 8 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 43 Phòng ngừa bằng hợp đồng giao sau • Đối với khoản nợ phải trả, doanh nghiệp bảo hộ bằng cách mua hợp đồng Futures • Đối với khoản phải thu, doanh nghiệp bảo hộ bằng cách bán hợp đồng Futures SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 44 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn Quyền chọn mua: cho phép người mua Option có quyền quyết định thực hiện mua ngoại tệ hay không mua ngoại tệ theo tỷ giá đã ấn định trước trong hợp đồng Quyền chọn bán: cho phép người bán Option có quyền quyết định thực hiện bán ngoại tệ hay không bán ngoại tệ theo tỷ giá đã ấn định trước trong hợp đồng SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 45 Phòng ngừa bằng hợp đồng quyền chọn Khi có nhu cầu thanh toán ngoại tệ (chẳng hạn như thanh toán hàng nhập khẩu, trả nợ vay bằng ngoại tệ v.v) DN có thể mua “Quyền chọn mua” để phòng ngừa rủi ro tỷ giá tăng lên vào thời điểm thanh toán ngoại tệ trong tương lai Khi có nguồn thu bằng ngoại tệ (chẳng hạn như nhận thanh toán xuất khẩu, nhận tiền kiều hối, chuyển tiền v.v) DN có thể mua “Quyền chọn bán” để phòng ngừa rủi ro tỷ giá giảm xuống vào thời điểm nhận ngoại tệ trong tương lai SỬ DỤNG CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH 21-Apr-12 Hồ Văn Dũng 46 Kết thúc chuyên đề 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09_chuyen_de_1_qtrr_rui_ro_ty_gia_7707.pdf
Tài liệu liên quan