Tài liệu Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế: 16 Xã hội học, số 3 - 2007
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
Quan niệm về gia đình của người Việt Nam:
nghiên cứu trường hợp tại yên báI, tiền giang
và Thừa Thiên - Huế
Vũ Mạnh Lợi
I. Giới thiệu
Khái niệm “gia đình” thường được mặc nhiên coi là có ý nghĩa rõ ràng và ai cũng hiểu
như ai. Từ "gia đình" có lẽ được dùng nhiều vào loại nhất trong ngôn ngữ hàng ngày và trong
nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong các nghiên cứu về "gia đình", song hiếm khi
nó được định nghĩa rõ ràng. Nhiều văn bản pháp quy của nhà nước cũng dùng từ này mà
không có định nghĩa rõ ràng. Kể từ khi ra đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân
và Gia đình của nước ta đã hai lần sửa đổi vào các năm 1986 và 2000, song chỉ đến năm 2000
Luật Hôn nhân và Gia đình mới có định nghĩa về gia đình:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy
đ...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 892 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 Xã hội học, số 3 - 2007
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
Quan niệm về gia đình của người Việt Nam:
nghiên cứu trường hợp tại yên báI, tiền giang
và Thừa Thiên - Huế
Vũ Mạnh Lợi
I. Giới thiệu
Khái niệm “gia đình” thường được mặc nhiên coi là có ý nghĩa rõ ràng và ai cũng hiểu
như ai. Từ "gia đình" có lẽ được dùng nhiều vào loại nhất trong ngôn ngữ hàng ngày và trong
nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội cũng như trong các nghiên cứu về "gia đình", song hiếm khi
nó được định nghĩa rõ ràng. Nhiều văn bản pháp quy của nhà nước cũng dùng từ này mà
không có định nghĩa rõ ràng. Kể từ khi ra đời vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Luật Hôn nhân
và Gia đình của nước ta đã hai lần sửa đổi vào các năm 1986 và 2000, song chỉ đến năm 2000
Luật Hôn nhân và Gia đình mới có định nghĩa về gia đình:
Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy
định của Luật này (Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000).
Định nghĩa nêu trên không có ràng buộc nào về việc các thành viên của gia đình có
phải sống cùng với nhau dưới một mái nhà hay không, hoặc họ có cần có ngân sách chi tiêu
chung hay không.
Nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về gia đình cho thấy khó có thể đưa ra
một định nghĩa rõ ràng, được mọi người chấp nhận về gia đình (Mai Huy Bích 2003; Coltrane
và Collins, 2001). Các hình thái gia đình quá đa dạng, và cách hiểu của mỗi người ở mỗi
nước, mỗi vùng, thậm chí trong cùng một địa phương, cũng rất khác nhau khiến cho việc đưa
ra một định nghĩa rõ ràng về gia đình là điều vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, đa số các nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước thống nhất với nhau về một số đặc điểm của quan hệ gia đình
dựa trên quan hệ huyết thống, hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng (cha/mẹ nuôi, con nuôi...). Coltrane
và Collins (2001) cho rằng gia đình phản ánh các quan hệ xã hội nhiều hơn các quan hệ sinh
học và nhấn mạnh ba đặc tính là quyền sở hữu về tình dục (rights of sexual possession), các
quan hệ liên quan đến tài sản kinh tế (economic property), và các quan hệ liên quan đến quyền
giữa các thế hệ (intergenerational property).
Trong những nghiên cứu cụ thể, các tác giả thường không có định nghĩa rõ ràng về gia
đình nhưng thảo luận của họ thường có hàm ý gia đình bao gồm các quan hệ huyết thống, hôn
nhân, và nuôi dưỡng và kèm theo điều kiện sống cùng với nhau dưới một mái nhà. Theo Từ
điển Bách khoa Toàn thư về Khoa học Xã hội do Adam Kuper và Jessica Kuper chủ biên
(1996), từ "gia đình" chỉ những người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân sống chung trong
một hộ. Các tác giả Việt Nam như Trần Từ (1984), Lê Ngọc Văn (2004), Mai Huy Bích
(2003), Vũ Tuấn Huy và cả chính tác giả của bài này (Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Hoàng
Đốp, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Hồng Thái, và Nguyễn Khánh Bích Trâm, 2004) cũng có
hàm ý như vậy khi thảo luận về gia đình và các hình thức gia đình trong nghiên cứu của mình.
Vậy người dân Việt Nam hiểu "gia đình" gồm những ai và họ có quan hệ thế nào với
nhau? Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu điều này. Trong khuôn khổ dự án
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
17
nghiên cứu liên ngành "Gia đình Việt Nam trong chuyển đổi" do tổ chức SIDA của Thụy
Điển tài trợ trong khuôn khổ Chương trình hợp tác nghiên cứu Việt Nam-Thụy Điển, tác giả
tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này. Nghiên cứu này là nghiên cứu chọn mẫu được thực hiện
tại một xã thuộc tỉnh Yên Bái năm 2004 (300 mẫu), một xã ở Tiền Giang năm 2005 (300
mẫu), và một xã ở Thừa Thiên - Huế năm 2006 (299 mẫu) (trong bài này các địa bàn được
nêu một cách đơn giản theo tên tỉnh). Tác giả cũng phân tích một số yếu tố dân số, kinh tế, xã
hội được coi có tính chất giả thuyết là có tác động nhất định đến quan niệm của người được
hỏi về thành viên của gia đình. Trong nghiên cứu này, người dân được hỏi "Người ta có suy
nghĩ khác nhau về “Gia đình”. Theo ông/bà từ “gia đình” bao gồm những người nào sau
đây:..." và 18 loại người với các quan hệ cụ thể theo huyết thống hay hôn nhân, sống cùng nhà
hay ở nơi khác được liệt kê để lấy ý kiến của người được hỏi1.
II. Kết quả
Gia đình gồm những ai?
Biểu dưới đây cho thấy quan niệm của người được hỏi ở Tiền Giang và Thừa Thiên -
Huế về ai được coi là thành viên gia đình họ (biểu cho Yên Bái cũng có kết quả tương tự).
Người ta có quan niệm rất khác nhau về "gia đình", thể hiện ở sự biến thiên mạnh trong quan
niệm ai là thành viên của gia đình. Có sự phân biệt khá phổ biến giữa quan niệm "thành viên
của gia đình" với quan niệm "hộ" thường được hiểu gồm những người sống chung dưới một
mái nhà và chia sẻ ngân sách chi tiêu chung. Điều này thể hiện ở chỗ rất nhiều người không
coi một số người đang sống cùng nhà với mình là người của "gia đình", mà nếu xét từ góc độ
"hộ" thì họ phải là thành viên của hộ. Đồng thời, rất nhiều người coi những người đang không
sống cùng nhà (không thuộc hộ) là người của "gia đình".
Mặc dù người ta phân biệt "hộ" khác "gia đình", yếu tố sống cùng cũng là một cân nhắc
nặng ký khi xem xét liệu một người cụ thể có phải thành viên gia đình hay không. Hầu hết
người được hỏi ở Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế (99% nam và 96% nữ) cho rằng bố mẹ
chồng ở cùng nhà là thành viên của gia đình, và chỉ có khoảng hai phần ba số người được hỏi
(65% nam và 62% nữ) cho rằng bố mẹ chồng không sống cùng nhà cũng là thành viên của gia
đình. Có sự khác biệt ở mức độ tương tự đối với việc coi những người có mức độ quan hệ theo
huyết thống hay hôn nhân khác có phải là thành viên gia đình hay không, phụ thuộc vào việc họ
sống cùng nhà hay không sống cùng nhà với người được hỏi. Như vậy, yếu tố "sống cùng nhà"
tỏ ra là yếu tố quan trọng trong việc coi người đó có phải là thành viên của gia đình hay không.
1 Câu hỏi ở Yên Bái không nêu rõ ông/bà và cha/mẹ là ông/bà và cha/mẹ của người chồng hay người vợ. Điều
này đã được sửa đổi trong câu hỏi dùng ở điểm nghiên cứu Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế.
Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
18
Gia đình gồm những ai?
(% ý kiến đồng ý, Tiền Giang N=300, Huế N=299)
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
Nam Nữ
Yếu tố quan trọng khác là mức độ gần về họ tộc. Bố mẹ, ông/bà, anh chị em, con cái
nói chung được coi là thành viên của gia đình nhiều hơn, đặc biệt nếu họ sống cùng nhà. Số
liệu ở cả 3 nơi cho thấy người trả lời nam và nữ không khác nhau đáng kể về các quan niệm
này. ở Thừa Thiên - Huế và Tiền Giang, nơi có số liệu phân rõ theo quan hệ về đằng vợ và
đằng chồng, ta thấy cũng không có sự khác nhau nhiều giữa ý kiến về người thuộc họ bên vợ
và người thuộc họ bên chồng. Tỷ lệ người được hỏi coi người có quan hệ thân tộc về đằng vợ
là thành viên của gia đình thấp hơn đôi chút so với người có quan hệ thân tộc về đằng chồng;
điều này đúng cả đối với quan niệm của nam và nữ (lưu ý là quan hệ đằng vợ đối với nữ là
quan hệ trực hệ). Điều này cho thấy tính chất phụ hệ của gia đình Việt Nam có nhưng không
mạnh lắm.
Anh/chị/em
Trong những loại quan hệ nêu trong câu hỏi nói trên, anh/chị/em của người vợ hay
người chồng là vị trí nhạy cảm về khoảng cách trong quan hệ với người được hỏi. Những người
có quan hệ xa hơn có nhiều khả năng không được coi là người của gia đình hơn. Điều này thể
hiện ở chỗ tỷ lệ phần trăm ý kiến coi họ là người của gia đình chỉ đứng sau bố/mẹ hai bên và
cao hơn hẳn những loại quan hệ khác. Nếu các yếu tố dân số, kinh tế và xã hội như giới tính,
tuổi, học vấn và mức sống có tác động đến quan niệm về thành viên gia đình, thì tác động này
sẽ thể hiện rõ nhất đối với anh/chị/em người chồng hoặc người vợ. Phân tích sâu hơn loại quan
hệ này sẽ cho ta thấy những yếu tố quan trọng quyết định quan niệm của một người về ai là
người của gia đình họ.
Phân tích nhị biến cho thấy đại bộ phận người được hỏi coi anh/chị/em chồng sống
cùng nhà là thành viên gia đình. Không có khác biệt đáng kể giữa quan niệm của nam và nữ ở
cả 3 nơi. Đối với anh/chị/em vợ sống cùng nhà, ở Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế, tỷ lệ nam
và nữ coi anh chị em vợ sống cùng nhà là thành viên gia đình thấp hơn đôi chút so với anh chị
em chồng sống cùng nhà. Tình hình ở Yên Bái có khác. Nếu sống cùng nhà, phụ nữ ở Yên
Bái dường như cho rằng anh chị em của họ là thành viên gia đình nhiều hơn anh chị em của
chồng họ.
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
19
Tỷ lệ phần trăm nam và nữ coi anh/chị/em là thành viên gia
đình
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
YB nam YB nữ TG nam TG nữ H nam H nữ
Anh/chị/em chồng cùng nhà Anh/chị/em vợ cùng nhà
Anh/chị/em chồng ở nơi khác Anh/chị/em vợ ở nơi khác
Đối với anh/chị/em sống nơi khác, hơn một nửa người được hỏi cho rằng họ là thành
viên gia đình. Điều này đúng cả với nam và nữ, cả với anh/chị/em của chồng và vợ (anh chị
em chồng chỉ có tỷ lệ cao hơn chút ít so với anh chị em vợ).
Hầu như không có khác biệt nào giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ở Yên Bái,
nam và nữ về tiêu chuẩn thành viên của anh/chị/em người chồng sống cùng nhà, trong khi có sự
khác nhau đáng kể về quan niệm đối với anh/chị/em vợ sống cùng nhà. Người Kinh có tỷ lệ coi họ
là thành viên gia đình cao hơn người dân tộc thiểu số. Cả phụ nữ Kinh và phụ nữ dân tộc thiểu số
có xu hướng coi anh/chị/em của họ là thành viên gia đình nhiều hơn nam giới coi anh/chị/em
mình là thành viên gia đình.
Tuổi cũng có thể là yếu tố quan trọng tác động đến việc người ta coi một người có quan
hệ nhất định có phải là thành viên của gia đình hay không. Tuổi phản ánh chu trình sống của con
người và phần nhiều cũng phản ánh chu trình sống của một gia đình cụ thể. Người trẻ tuổi, mới
lập gia đình, thường có quan hệ với anh/chị/em mình mật thiết hơn khi họ đã trung niên hay cao
tuổi. Anh/chị/em của những người trẻ tuổi cũng có thể có nhiều người chưa lập gia đình riêng và
gắn bó hơn với người được hỏi so với khi chính họ có gia đình riêng của mình. Điều này có thể
khiến cho những người trẻ tuổi có xu hướng coi anh/chị/em mình là thành viên của gia đình cao
hơn những người cao tuổi hơn. Điều khá bất ngờ là số liệu không hề cho thấy một khuôn mẫu rõ
ràng nào theo tuổi, cả đối với anh/chị/em sống cùng nhà cũng như những người sống ở nơi khác,
cả đối với anh/chị/em người chồng cũng như anh/chị/em người vợ.
Học vấn có thể là yếu tố tác động đến quan niệm ai là thành viên của gia đình. Những
người có học cao có thể có thái độ đối với những người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân
khác với những người có học vấn thấp. Phân tích nhị biến cho thấy nhìn chung, đối với
anh/chị/em sống cùng nhà, chỉ có sự khác biệt tương đối đáng kể giữa những người chưa đi
học (mù chữ hoặc biết đọc/biết viết) và những người đã cắp sách đến trường từ tiểu học trở
lên. Không có sự khác biệt đáng kể trong số những người đã đi học. Đối với anh/chị/em
không sống cùng nhà, những người đã học từ cấp trung học cơ sở trở lên có tỷ lệ coi
anh/chị/em không sống cùng nhà là thành viên gia đình cao hơn những người có học vấn tiểu
học hoặc không đi học đôi chút. Không có sự khác biệt đáng kể giữa anh/chị/em chồng và
anh/chị/em vợ, cả đối với những người ở cùng nhà và ở nơi khác. Tỷ lệ người được hỏi coi
Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
20
anh/chị/em vợ là thành viên gia đình chỉ thấp hơn tỷ lệ đối với anh/chị/em chồng đôi chút.
Mức sống cũng có thể có tác động đến cách người ta nghĩ về những người thân theo quan
hệ huyết thống hay hôn nhân do việc duy trì các mối quan hệ cũng đòi hỏi điều kiện vật chất nhất
định. Tuy nhiên, trái với giả thuyết nêu trên, dường như ta không thấy có mối liên hệ rõ ràng nào
giữa việc coi anh/chị/em là thành viên gia đình và mức sống.
Phân tích đa biến về vị trí của anh/chị/em
Phân tích nhị biến như nêu trên không đem lại một bức tranh đáng tin cậy vì nó không
tính đến cùng một lúc tác động qua lại của tất cả các biến số được nêu đối với quan niệm về
thành viên gia đình. Phân tích đa biến sẽ cho ta hình ảnh đầy đủ hơn về tác động của từng
biến số khi đã tính đến tác động của các biến số còn lại. Bảng 1 trình bày phân tích hồi quy
logistic về quan niệm anh/chị/em có phải là thành viên hộ gia đình hay không.
Tất cả các biến số độc lập được liệt kê theo các dòng với tên biến số độc lập được nêu
ở cột đầu tiên. 4 cột tiếp theo là 4 mô hình hồi quy đối với anh/chị/em của người chồng và
người vợ sống cùng nhà hay sống ở nơi khác. Các con số nêu trong bảng là (Exp(B)) là tỷ số
chênh lệch giữa những người coi anh/chị/em là thành viên của gia đình so với giá trị tham
chiếu (không phải thành viên hộ gia đình).
Các giá trị bằng 1 là các giá trị tham chiếu hay các giá trị để so sánh đối với các biến
số hạng (các biến số liên tục như tuổi hay học vấn không có giá trị tham chiếu). Các giá trị lớn
hơn 1 có nghĩa là nhiều người ủng hộ ý kiến coi anh/chị/em là người của gia đình hơn ý kiến
họ không phải thành viên gia đình, trong khi các biến số khác là như nhau. Ngược lại các giá
trị nhỏ hơn 1 nghĩa là nhiều người cho rằng anh/chị/em không phải là thành viên gia đình hơn
là ý kiến coi họ là thành viên gia đình, trong khi các biến số khác là như nhau. Giá trị của tỷ
số chênh lệch càng cách xa 1 thì tác động càng lớn theo chiều này hay chiều ngược lại. Các
con số có dấu "*" (dấu sao) chỉ mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê của tỷ số chênh lệch (Exp
B), với một dấu sao tương ứng với mức ý nghĩa thống kê bằng 0,05 (nghĩa là 95% khả năng
quan hệ này là có thật chứ không phải ngẫu nhiên), hai dấu sao chỉ mức ý nghĩa về mặt thống
kê là 0,01 (99% khả năng quan hệ này là có thật), và ba dấu sao chỉ mức ý nghĩa về thống kê
là 0,001 (99 phần nghìn khả năng quan hệ này là có thật). Chẳng hạn, tỷ số chênh lệch Exp(B)
đối với nam bằng 1,500 và mức ý nghĩa một sao có nghĩa là nếu người nam và người nữ cùng
ở một địa bàn điều tra, có mức sống, tuổi, học vấn như nhau và cùng thuộc một nhóm dân tộc
thì người nam có khả năng coi anh/chị/em chồng sống cùng nhà là thành viên gia đình cao
gấp 1,5 lần so với người nữ, và 95% khả năng điều này là có thật chứ không phải vì lý do
ngẫu nhiên của số liệu. Những tỷ số chênh lệch không có dấu sao có nghĩa là chúng ta chưa
có đủ độ tin cậy về mặt thống kê để kết luận. Lưu ý là trong một biến số hạng, chỉ cần một
trong các hạng của biến này có dấu sao là cả biến đó được coi là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 1: Hồi quy logistic về quan niệm anh/chị/em có phải là thành viên hộ gia đình hay
không
ACE chồng cùng
nhà
(Exp B)
ACE chồng nơi
khác
(Exp B)
ACE vợ cùng
nhà
(Exp B)
ACE vợ nơi
khác
(Exp B)
Giới tính
Nữ 1 1 1 1
Nam 1,500* 0,924 0,374*** 0,778
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
21
ACE chồng cùng
nhà
(Exp B)
ACE chồng nơi
khác
(Exp B)
ACE vợ cùng
nhà
(Exp B)
ACE vợ nơi
khác
(Exp B)
Địa điểm
Thừa Thiên -
Huế
1 1 1 1
Yên Bái 2,578** 1,584 0,461* 0,550*
Tiền Giang 1,416 1,679** 0,791 0,574***
Mức sống
Nghèo 1 1 1 1
Khá giả 0,996 0,872 1,067 1,163
Trung bình 0,914 0,772 0,835 1,311
Tuổi 1,010 1,003 0,991 1,000
Học vấn 0,939* 0,971 1,062* 1,042
Dân tộc
Dân tộc thiểu số 1 1 1 1
Kinh 0,885 0,853 1,586 1,368
Hằng số 0,087 1,341 9,454 0,574
Số liệu ở Bảng 1 cho thấy khi tất cả các biến số khác là như nhau, nam giới có xác
suất cao hơn nữ 1,5 lần coi anh/chị/em chồng (anh/chị/em của chính họ) sống cùng nhà là
thành viên gia đình, và có xác suất chỉ bằng 37% của nữ coi anh/chị/em vợ sống cùng nhà là
thành viên gia đình. Nói cách khác, nam có xu hướng coi anh/chị/em mình sống cùng nhà là
thành viên gia đình nhiều hơn nữ, và nữ có xu hướng coi anh/chị/em mình sống cùng nhà là
thành viên gia đình nhiều hơn nam. Đối với anh/chị/em chồng và vợ sống nơi khác, không có
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa ý kiến của nam và nữ.
Về tác động của địa bàn điều tra, cần lưu ý là địa bàn điều tra chỉ là thang đo đơn giản
nêu lên sự khác biệt về tiểu vùng văn hóa, kinh tế và xã hội. Số liệu trong bảng trên cho thấy khi
tất cả các biến số khác là như nhau, không có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa Tiền
Giang và Thừa Thiên - Huế đối với ý kiến về anh/chị/em chồng và vợ sống cùng nhà. Trong khi
đó, có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê giữa Thừa Thiên - Huế (và Tiền Giang) với Yên
Bái. Nếu các biến số khác là như nhau, những người ở Yên Bái có xác suất coi anh/chị/em
chồng là thành viên gia đình cao hơn những người ở Thừa Thiên - Huế (và Tiền Giang) đến 2,6
lần, và họ có xác suất chỉ bằng 46% những người ở Thừa Thiên - Huế (và Tiền Giang) coi
anh/chị/em vợ là thành viên gia đình. Có nghĩa là người được hỏi ở Thừa Thiên - Huế và Tiền
Giang có xu hướng coi anh/chị/em bên vợ là thành viên gia đình cao hơn đáng kể so với những
người được hỏi ở Yên Bái, và họ có xu hướng coi anh/chị/em bên chồng là thành viên gia đình
ít hơn đáng kể so với Yên Bái. Nói cách khác, dường như ở Thừa Thiên - Huế và Tiền Giang
người được hỏi coi trọng cả anh/chị/em bên chồng cũng như bên vợ, trong khi ở Yên Bái người
ta coi trọng bên chồng nhiều hơn.
Bức tranh có phần phức tạp hơn đối với anh/chị/em chồng và vợ không sống cùng
nhà. Người được hỏi ở Thừa Thiên - Huế và Yên Bái không có sự khác nhau đáng kể về việc
Quan niệm về gia đình của người Việt Nam: nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
22
coi anh/chị/em chồng không sống cùng nhà là thành viên gia đình trong khi người được hỏi ở
Tiền Giang có xu hướng coi anh/chị/em chồng không sống cùng nhà là thành viên gia đình
cao hơn hẳn người được hỏi ở Thừa Thiên - Huế (và Yên Bái). Đối với anh/chị/em vợ không
sống cùng nhà, cả Yên Bái và Tiền Giang đều có xu hướng coi họ là thành viên gia đình thấp
hơn so với Thừa Thiên - Huế và điều này có ý nghĩa về thống kê. Như vậy, khuôn mẫu coi
anh/chị/em không sống cùng nhà ở Tiền Giang tương đối khác biệt so với hai địa bàn còn lại,
với việc đề cao anh/chị/em sống cùng nhà hơn nhiều so với anh/chị/em không sống cùng nhà.
Mức sống và tuổi tỏ ra không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với việc coi
anh/chị/em chồng và vợ có phải là thành viên gia đình hay không. Biến số học vấn có ý nghĩa
về mặt thống kê đối với việc coi anh/chị/em chồng và vợ sống cùng nhà, nhưng hệ số rất gần
1 cho thấy tác động này là nhỏ. Biến số dân tộc cũng không tỏ ra có ảnh hưởng đáng kể nào
về mặt thống kê đối với quan niệm anh/chị/em có phải là thành viên của gia đình hay không.
III. Kết luận và hàm ý của nghiên cứu
Phân tích nêu trên cho thấy quan niệm của người được hỏi về ai là thành viên của gia
đình không đồng nghĩa với quan niệm về hộ gia đình (cùng sống dưới một mái nhà và cùng chia
sẻ ngân sách chi tiêu), và cũng không đồng nghĩa với quan niệm về họ tộc rộng. Quan niệm của
họ rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng nhất là việc người
có quan hệ cụ thể nào đó có sống cùng nhà hay sống ở nơi khác và mức độ gần gũi về họ tộc.
Những người sống cùng nhà rõ ràng dễ được coi là người của gia đình hơn nhiều so với những
người họ hàng không sống cùng nhà. Những người có quan hệ gần gũi về mặt họ hàng cũng có
nhiều khả năng được coi là người của gia đình hơn những người có mối quan hệ họ hàng xa
hơn. Bố mẹ, ông/bà, anh chị em, con cái nói chung được coi là thành viên của gia đình nhiều
hơn, đặc biệt nếu họ sống cùng nhà. Tỷ lệ người được hỏi coi người có quan hệ thân tộc về
đằng vợ là thành viên của gia đình thấp hơn đôi chút so với người có quan hệ thân tộc về đằng
chồng - điều này đúng cả đối với quan niệm của nam và nữ.
Phân tích sâu về vị trí của anh/chị/em người chồng và người vợ cho thấy nam có xu
hướng coi anh/chị/em mình sống cùng nhà là thành viên gia đình nhiều hơn nữ, và nữ có xu
hướng coi anh/chị/em mình sống cùng nhà là thành viên gia đình nhiều hơn nam. Đối với
anh/chị/em chồng và vợ sống nơi khác, không có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa ý
kiến của nam và nữ. Người được hỏi ở ba địa bàn điều tra cũng có sự khác biệt trong quan
niệm về tiêu chuẩn thành viên gia đình của anh/chị/em bên chồng và bên vợ. ở Thừa Thiên -
Huế và Tiền giang người được hỏi coi trọng cả anh/chị/em bên chồng cũng như bên vợ, trong
khi ở Yên Bái người ta coi trọng bên chồng nhiều hơn. ở Tiền Giang người ta đề cao
anh/chị/em sống cùng nhà hơn nhiều so với anh/chị/em không sống cùng nhà so với hai nơi
còn lại. Yếu tố học vấn cũng có tác động nhất định đến quan niệm về anh/chị/em chồng và vợ
sống cùng nhà có phải thành viên gia đình không, nhưng tác động này không lớn. Các yếu tố
như mức sống, tuổi, và dân tộc tỏ ra không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với việc
coi anh/chị/em chồng và vợ có phải là thành viên gia đình hay không.
Hàm ý quan trọng nhất của nghiên cứu này là từ "gia đình" không được mọi người hiểu
giống nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như nêu trên. Vì vậy, trong các nghiên cứu cũng như các
văn bản pháp lý cần nêu rõ nội dung của khái niệm được áp dụng, cụ thể là "gia đình" gồm những
người như thế nào. Khái niệm "gia đình văn hóa" như nêu trong Quy chế công nhận danh hiệu
"gia đình văn hóa", "làng văn hóa", "tổ dân phố văn hóa" ban hành kèm theo Quyết định số
62/2006/QĐ-BHVTT dựa trên khái niệm "gia đình" mà không nêu rõ gồm những ai là một khái
niệm không rõ ràng. Nó không rõ ràng ngay cả khi sử dụng định nghĩa "gia đình" trong Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 vì sẽ không đo lường được các tiêu chuẩn nêu trong Điều 4 của Quy
Vũ Mạnh Lợi
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org
23
chế nói trên đối với các thành viên sống nơi khác nhưng người dân cho là thuộc "gia đình" họ.
Trên thực tế, "gia đình văn hóa" thường căn cứ theo những người sống cùng dưới một mái nhà và
cùng chia sẻ ngân sách chung, hay những người cùng "hộ". Tuy nhiên, "hộ" có thể bao gồm cả
những hộ mà thành viên của nó không có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, như các hộ tập thể
của sinh viên hay người lao động. Để phân biệt với những hộ dạng này, ta có thể sử dụng khái
niệm "hộ gia đình" bao gồm những người có quan hệ huyết thống hay hôn nhân, hay nuôi dưỡng
như nêu trong Luật Hôn nhân và Gia đình và họ đang sống chung dưới một mái nhà và có ngân
sách chi tiêu chung.
Tài liệu tham khảo
1. Coltrane, Scott and Randall Collins. 2001. Sociology of Marriage and the Family. Canada
Wadsworth.
2. Kuper, Adam and Jessica Kuper. 1996. The Social Science Encyclopedia. London and New
York: Routledge.
3. Lê Ngọc Văn. 2004. Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện
nay. Hà Nội ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em.
4. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
5. Mai Huy Bích. 2003. Xã hội học gia đình. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hôi.
6. Trần Từ. 1984. Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Hà Nội NXB Khoa học
xã hội.
7. Vũ Tuấn Huy, Vũ Mạnh Lợi, Hoàng Đốp, Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Hồng Thái, và
Nguyễn Khánh Bích Trâm. 2004. Xu hướng gia đình ngày nay. Hà Nội: Nxb Khoa học xã
hôi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2007_vumanhloi_5384.pdf