Tài liệu Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam - Phan Tuấn Anh: 5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011
QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ðẠI
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
Phan Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Dũng
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế
TĨM TẮT
ðối với nghiên cứu văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, hiếm cĩ trường
phái lý thuyết nào gây được nhiều sự hào hứng và cả hồi nghi hơn chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn
học Việt Nam thời gian qua là một việc làm cần thiết. Bắt đầu từ các tranh luận – đối thoại của
giới nghiên cứu văn học Việt Nam về những vấn đề lý thuyết văn học, bài viết đi sâu vào việc
phân tích những đặc trưng của văn học hậu hiện đại Việt Nam theo các quan niệm khác nhau
của các nhà lý luận – phê bình.
Bất cứ quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học ở một quốc gia nào cũng được ghi
dấu ấn bằng những cách hiểu mang bản sắc riêng của khơng gian văn hố và tính truyền
thống trong tư duy lý luận văn học ...
13 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam - Phan Tuấn Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011
QUAN NIỆM VỀ CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ðẠI
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở VIỆT NAM
Phan Tuấn Anh, Nguyễn Hồng Dũng
Trường ðại học Khoa học, ðại học Huế
TĨM TẮT
ðối với nghiên cứu văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, hiếm cĩ trường
phái lý thuyết nào gây được nhiều sự hào hứng và cả hồi nghi hơn chủ nghĩa hậu hiện đại.
Chính vì vậy, việc nhìn nhận lại các quan niệm về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu văn
học Việt Nam thời gian qua là một việc làm cần thiết. Bắt đầu từ các tranh luận – đối thoại của
giới nghiên cứu văn học Việt Nam về những vấn đề lý thuyết văn học, bài viết đi sâu vào việc
phân tích những đặc trưng của văn học hậu hiện đại Việt Nam theo các quan niệm khác nhau
của các nhà lý luận – phê bình.
Bất cứ quá trình tiếp nhận lý thuyết văn học ở một quốc gia nào cũng được ghi
dấu ấn bằng những cách hiểu mang bản sắc riêng của khơng gian văn hố và tính truyền
thống trong tư duy lý luận văn học ở quốc gia đĩ. Bao giờ cũng vậy, bản thân những bản
dịch từ nguyên tác chỉ mới là giai đoạn khởi đầu cho việc tiếp nhận một trường phái lý
thuyết. Tuy bản thân quá trình chuyển ngữ cũng đã bao hàm tính chất của sự tiếp nhận,
bởi dịch thuật phần nào đĩ vẫn mang tính sáng tạo cá nhân của người dịch trong cách
hiểu, tuy nhiên, phải đến sự xuất hiện của những cách hiểu mang tính sáng tạo bản địa,
và sau đĩ là những ứng dụng vào thực tiễn, thì một lý thuyết mới thực sự bước vào đời
sống của khơng gian tiếp nhận. Chính vì vậy, sự sơi động, thậm chí là tranh luận trong
đời sống học thuật nước nhà về vấn đề hậu hiện đại gần 20 năm qua (tạm lấy điểm mốc
bắt đầu từ năm 1991) cũng đã để lại một “di sản” nhất định. Dẫu cịn nhiều bề bộn,
nhưng những cách hiểu hậu hiện đại mang bản sắc Việt cũng đã chứng minh cho sức
sống và sự lan toả của một vấn đề lý thuyết văn học, hơn thế nữa, một khát vọng hồ
mình vào bối cảnh và tâm thức chung của nhân loại trong thế kỉ mới.
1. ðặc trưng đối thoại và tranh luận về chủ nghĩa hậu hiện đại trong nghiên cứu
văn học
ðặc trưng lớn nhất trong tiến trình tiếp nhận văn học hậu hiện đại ở Việt Nam đĩ
là tính đối thoại, tranh luận giữa các nhĩm cách hiểu khác nhau về trường phái lý thuyết
văn học này. Nếu quá trình tiếp nhận những trường phái lí luận phương Tây ở Việt Nam
như thi pháp học, tự sự học, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức Nga các cách
hiểu thường mang tính bổ sung, làm tiền đề cho nhau, thì ở hậu hiện đại, mỗi nhà
6
nghiên cứu lại cĩ luận điểm trái ngược, thậm chí tranh luận gay gắt với nhau. Tranh
luận và đối thoại về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam cĩ cả hình thức gián
tiếp và trực tiếp. Gián tiếp là qua những luận điểm khác nhau giữa các tác giả trong các
bài viết của mình. Trực tiếp là qua những cuộc tranh luận, đối thoại cơng khai với nhau
đăng tải trên các báo và tạp chí. Hai hình thức tranh luận – đối thoại này cũng thường
gắn với hai mảng cơ bản, đĩ là tranh luận - đối thoại về những vấn đề lý thuyết của chủ
nghĩa hậu hiện đại nĩi chung và tranh luận – đối thoại về văn học hậu hiện đại ở Việt
Nam.
ðối với các tranh luận về những vấn đề lý thuyết văn học hậu hiện đại nĩi
chung, chúng ta cĩ thể nhận thấy một số các thơng tin hết sức cơ bản trong các bài viết
và cơng trình của các nhà nghiên cứu là trái ngược nhau, thậm chí phủ định nhau quyết
liệt, dù các tác giả này trực tiếp hay gián tiếp đối thoại với nhau. Ví dụ, Nguyễn Văn
Dân trong bài viết Chủ nghĩa hậu hiện đại hay hiện tượng chồng chéo khái niệm [1,
trang 108] đã xem chủ nghĩa ða ða, chủ nghĩa siêu thực là những trào lưu nghệ thuật cĩ
trước hậu hiện đại. Do đĩ, những vấn đề do hậu hiện đại đề xuất như phi lý tính, phi chủ
thể, phi xác định về khơng gian và thời gian thực chất đã tồn tại trong văn học hiện đại
(chủ nghĩa ða ða, chủ nghĩa siêu thực) từ lâu. Trong bài viết của mình, cuối cùng
Nguyễn Văn Dân kết luận : “Vậy là về mặt lí thuyết, những gì mà những người đề
xướng chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương thì hầu hết đã cĩ ở chủ nghĩa hiện đại” [1,
trang 126]. Tuy nhiên, Lê Huy Bắc trong các bài viết của mình, đặc biệt là hai bài viết
Truyện ngắn hậu hiện đại [1, trang 415] và Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại [đăng
trong kỉ yếu hội thảo Hậu hiện đại – Lý luận & tiếp nhận do khoa Ngữ văn – ðH Khoa
học tổ chức] lại xem chủ nghĩa ða ða là một trào lưu nghệ thuật thuộc hậu hiện đại.
Trong bài viết Truyện ngắn hậu hiện đại, Lê Huy Bắc vẫn cịn ngập ngừng, dù vẫn xếp
ða ða vào chung trong trào lưu nghệ thuật hậu hiện đại : “Cịn với chủ nghĩa hậu hiện
đại thì ta cĩ : chủ nghĩa ða ða (theo Hassan, nhưng cĩ lẽ khơng ổn vì ða ða ra đời và
tồn tại trong khoảng 1916 – 1922), tiểu thuyết mới, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ
nghĩa cực hạn” [1, trang 424]. Tuy nhiên, đến bài viết Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại
thì tác giả đã xác định rõ quan niệm của mình là : “Từ tất cả các căn cứ trên, chúng tơi
đề xuất cách hiểu khái niệm Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học như sau: Bắt đầu từ
thơ ða đa (1916) và kịch Phi lí từ những năm 1950, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
học thực sự phát triển mạnh ở văn xuơi vào những năm 1960”. Và điều cơ bản nhất
trong cuộc tranh luận này, đĩ là với Nguyễn Văn Dân và một số nhà nghiên cứu khác ở
Việt Nam, chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ là một hiện tượng “chồng chéo khái niệm, một ý
đồ tư tưởng - chính trị, chẳng cĩ ý nghĩa gì cả, mốt sính khái niệm, vơ nghĩa”. Ngược lại,
với Lê Huy Bắc và một số nhà nghiên cứu khác: “Nĩi tĩm lại, thế giới hiện nay là thế
giới của kỉ nguyên hậu hiện đại. Nhưng tuỳ vào đặc điểm riêng của từng quốc gia mà
chủ nghĩa hậu hiện đại cĩ những sắc thái khác nhau”. ðối với những nhà nghiên cứu
Việt Nam cĩ ý kiến khác nhau về những vấn đề lý thuyết văn học hậu hiện đại nĩi
chung, thơng thường các luận điểm được trình bày gián tiếp trong các cơng trình, chứ
7
khơng trực tiếp đối thoại, và cĩ thể tĩm gọn trong một số các vấn đề chính như sau:
- Tranh luận – đối thoại về thời điểm xuất hiện của chủ nghĩa hậu hiện đại
trên thế giới (giữa Ngân Xuyên, Phương Lựu, Hồng Ngọc Tuấn, Trịnh Lữ, Hồng
Ngọc Hiến).
- Tranh luận – đối thoại về các thuộc tính và thủ pháp của chủ nghĩa hậu
hiện đại trong văn học, về nội hàm thuật ngữ hậu hiện đại (giữa Nguyễn Văn Dân,
Lê Huy Bắc, Nguyễn Hưng Quốc, Thụy Khuê).
- Tranh luận – đối thoại về việc phân định ngoại diên của chủ nghĩa hậu
hiện đại trên các phương diện các tác giả, tác phẩm và trào lưu văn học.
Nhìn chung, các cuộc tranh luận và đối thoại trên đã đi sâu vào khảo sát những
vấn đề thuộc về các vấn đề lý thuyết và nội hàm khái niệm hậu hiện đại, hoặc nếu tranh
luận về ngoại diên các tác gia và tác phẩm thì chủ yếu là các tác giả và tác phẩm văn
học nước ngồi. Chính nhờ cĩ các cuộc tranh luận và đối thoại này mà bức tranh về chủ
nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam được mở ra với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, dân chủ
và đa màu sắc. Những hệ thống quan niệm và cách hiểu vừa mang tính hệ thống lại vừa
cĩ quan điểm riêng ấy đã khơng ngừng bổ sung, chỉnh lý và bước đầu tạo dựng nên nền
tảng lý thuyết cho chủ nghĩa hậu hiện đại ở nước ta.
Về các tranh luận – đối thoại văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, nhìn chung các
cây bút chủ yếu đi sâu vào tranh luận một cách cơng khai, quyết liệt và tạo nên những
cuộc “bút chiến” khá sơi nổi. Tổng quan lại các vấn đề tranh luận trong nghiên cứu văn
học nước nhà những năm qua về hậu hiện đại, cĩ thể rút ra một số vấn đề cơ bản như
sau:
- Tính khả dụng và những tác hại của chủ nghĩa hậu hiện đại trong đời sống
văn học nĩi riêng và văn hĩa nĩi chung ở Việt Nam.
ðây là một trong những chủ đề tranh luận lớn, thu hút nhiều sự chú ý trong giới
nghiên cứu văn học nước nhà nhiều năm qua. Một số các nhà nghiên cứu cĩ xu hướng
tin tưởng vào những thành tựu mà chủ nghĩa hậu hiện đại cĩ thể mang lại cho nền văn
học Việt Nam, tiêu biểu cĩ Nguyễn Hưng Quốc, Inrasara, Nguyễn Ước, Phùng Gia
Thế Các nhà nghiên cứu này đều xem lý thuyết văn học hậu hiện đại một khi được du
nhập vào đời sống văn học nước nhà sẽ tạo ra tiền đề cơ bản, nhằm đổi mới triệt để nền
văn học Việt Nam. Các luận điểm được đưa ra nhằm chứng minh cho tính khả dụng của
văn học hậu hiện đại ở Việt Nam bao gồm: Thứ nhất, lý thuyết hậu hiện đại sẽ giúp cho
nền văn học nước nhà bắt kịp và hịa chung với tâm thế và trình độ của nền văn học thế
giới. Nguyễn Hưng Quốc nhận định: “Người ta cĩ thể tránh né hay chối từ một trào lưu
nhưng khơng thể, khơng cĩ cách nào tránh né hay chối được khí quyển văn hố của cái
thời đại mà người ta đang sống” [5]. Thứ hai, văn học hậu hiện đại với tính đả phá đại
tự sự mạnh mẽ, chủ trương khơng ngừng giải cấu trúc các hiện trạng đã cĩ, đi kèm với
8
tính chất dung hợp, bảo vệ cho các “tiểu tự sự”, cái đối lập, cái khác, sẽ khiến nền văn
học Việt Nam phá bỏ sức ỳ, phát triển một cách đa màu sắc hơn, mang tính đối thoại
hơn. Ngược lại, những nhà nghiên cứu cĩ quan điểm xem lý thuyết hậu hiện đại sẽ
mang lại nhiều tác hại hoặc khơng cĩ lợi ích gì đáng kể cho nền văn hĩa – văn học nước
nhà như ðỗ Minh Tuấn, Thích Thanh Thắng, Bùi Cơng Thuấn lại xem chủ nghĩa hậu
hiện đại là một “yêu nữ”, “bĩng ma chập chờn”, “một con ma hậu hiện đại”. Với các
nhà nghiên cứu này, chủ nghĩa hậu hiện đại đã du nhập vào Việt Nam dưới những mặt
trái và tiêu cực, làm biến đổi các giá trị văn hĩa, hoặc rằng, đã cĩ những âm mưu sử
dụng thuật ngữ hậu hiện đại để gán cho những sự kiện văn hĩa suy đồi. ðỗ Minh Tuấn
trong Chập chờn bĩng ma hậu hiện đại viết: “yêu nữ Hậu hiện đại đã tinh quái nấp sau
thương hiệu lớn của FPT để lặng lẽ giải thiêng, dọn đường cho một văn hĩa mới, thứ
văn hĩa ngoại lai thực dụng hay cĩ người cịn gọi là hạ văn hĩa, văn hĩa suy đồi” [7].
- Các đặc trưng nghệ thuật của văn học hậu hiện đại Việt Nam (nếu cĩ).
Tiêu biểu cho cuộc tranh luận này là hai bài viết Giải minh hậu hiện đại của
Inrasara và Phải chăng nỗi sợ hãi hậu hiện đại là cĩ thật của Bùi Cơng Thuấn. Nếu theo
quan điểm của Inrasara – một nhà nghiên cứu luơn ủng hộ cho sự phát triển của văn học
hậu hiện đại của Việt Nam, người luơn nỗ lực bảo vệ các nhĩm thơ trẻ mang tính nổi
loạn như Ngựa trời, Mở miệng, văn học hậu hiện đại ở Việt Nam mang tính ngoại biên,
phản kháng và chối bỏ các đại tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện trong văn học Việt Nam cĩ thể
tính từ Bùi Giáng trở đi, được tiếp nối bởi các nhà thơ như Phan Bá Thọ, Bùi Chát, Lý
ðợi, Khúc Duy, Trần Tiến Dũng, Nguyễn ðăng Thường, ðỗ Kh, Nguyễn Hồng Nam,
Khế Iêm Tuy nhiên, theo Bùi Cơng Thuấn, Bùi Giáng là thơ “tinh rịng Việt Nam
Gán cho Bùi Giáng là hậu hiện đại là khơng đúng tinh thần Bùi Giáng” [8]. Riêng các
nhĩm thơ như Mở miệng thì Bùi Cơng Thuấn khơng xem họ làm thơ, mà chỉ “viết
những thứ rác và dơ”, “chỉ là những lời văng tục chửi thề, chửi tất cả” [8].
- Tương lai và sự tương thích giữa lý thuyết văn học hậu hiện đại với nền
văn học Việt Nam.
ða phần các nhà nghiên cứu ở Việt Nam vẫn ủng hộ việc cần thiết phải tìm hiểu
và tiếp thu chủ nghĩa hậu hiện đại vào văn học Việt Nam. Một loạt những nhà nghiên
cứu như Nguyễn Hưng Quốc, Hồng Ngọc Tuấn, ðào Tuấn Ảnh, Lê Huy Bắc đều hi
vọng sự tiếp nhận lý thuyết văn học hậu hiện đại vào đời sống văn học Việt Nam khơng
những chủ yếu mang lại các hiệu ứng tích cực, mà đĩ cịn là một quá trình khách quan
của lịch sử, khơng thể nào khác được. Ngược lại, về phía những nhà nghiên cứu cịn e
dè hoặc phản đối chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam như ðỗ Minh Tuấn, Nguyễn Văn
Dân, Bùi Cơng Thuấn, Thích Thanh Thắng các lí luận của họ đưa ra là chủ nghĩa hậu
hiện đại trong văn học thực chất khơng đề xuất những vấn đề mới mẻ hoặc nhân văn
cho văn học phát triển. Những phạm trù hậu hiện đại đề xuất là mang nặng tính chính trị,
tư tưởng, và nhiều chỗ thực chất mâu thuẫn nhau một cách sâu sắc. Với Bùi Cơng
Thuấn, tư tưởng “đả phá các đại tự sự” khơng phù hợp với truyền thống cĩ các “chuẩn
9
mực, cĩ những giá trị vĩnh cửu, những truyền thống văn hĩa riêng, đĩ là những đại tự sự.
Phá bỏ những ðại tự sự ấy khác nào phá bỏ chính bản thể dân tộc” [8].
Nhìn chung, chủ đề văn học hậu hiện đại ở Việt Nam là một trong những tiêu
điểm đối thoại - tranh luận sơi nổi, thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
văn học Việt Nam vắt dài qua hai đầu mút của hai thế kỉ, và cho đến nay vẫn tiếp tục
diễn ra. Sở dĩ xảy ra cuộc tranh luận – đối thoại sơi nổi, thậm chí gay gắt này, trong khi
các hệ hình lý thuyết văn học mới được tiếp nhận từ phương Tây khác lại được chào
đĩn một cách khá suơn sẻ, là bởi nhiều nguyên nhân. Sau đây là một số các nhĩm
nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất: hậu hiện đại là một trào lưu văn hĩa nghệ thuật rộng lớn, bao quát
tồn bộ đời sống tinh thần và trạng huống nền văn minh nhân loại cuối thế kỉ XX, đầu
thế kỉ XXI, mà văn học chỉ là một mảng nhỏ tiêu biểu phản ánh cho điều kiện và tâm
thức hậu hiện đại. Việc trải rộng trong nhiều lĩnh vực (triết học, chính trị, quân sự, lịch
sử, văn hĩa), nhiều bộ mơn nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, sân
khấu) mà ở mỗi lĩnh vực lại cĩ một đặc thù quan niệm riêng về hậu hiện đại, đã khiến
cho hệ lý thuyết này về thực chất mang tính chất “mở”, khơng cố định thành một bộ
kinh điển với những nguyên tắc cơ bản. Từ đĩ, dẫn đến những cách hiểu khác nhau về
hậu hiện đại trong giới nghiên cứu nước nhà.
Thứ hai: cơ sở và nền tảng tri thức về hậu hiện đại của các nhà nghiên cứu Việt
Nam nhìn chung là cĩ sự khác biệt, bởi những tài liệu và nguồn thơng tin mà họ kế thừa
nhằm xây dựng nên quan niệm của mình là khác nhau. Trên thế giới, lý thuyết văn học
hậu hiện đại nhìn chung cĩ sự khác biệt tương đối giữa những trường phái như Hoa Kỳ,
Pháp, Nga và Trung Hoa. Cĩ thể nhận ra quan điểm về hậu hiện đại của Lê Huy Bắc,
Hồng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Ước, Trần Quang Thái ảnh hưởng
từ cách hiểu và quan niệm về hậu hiện đại của Hoa Kỳ, mà tiêu biểu là các quan niệm
của Ihab Hassan, Mary Klages, Terry Eagleton, Charles Jencks, Barry Lewis, David
Harvey, Jan Flax, F.Jameson Trong đĩ, ta dễ dàng phát hiện ra quan điểm ghép chủ
nghĩa ða ða vào chung trong trào lưu hậu hiện đại của Lê Huy Bắc là sự kế thừa quan
điểm của Ihab Hassan trong Toward a Concept of Postmodernism. Trên phương diện
khác, một số các nhà nghiên cứu, mà tiêu biểu là Thụy Khuê, Bùi Văn Nam Sơn, Ngân
Xuyên, Trịnh Lữ lại dựa trên những quan niệm về hậu hiện đại ở Pháp, mà chủ yếu là
quan niệm của J.F.Lyotard, Derrida, Baudrillard M.Foucault, J.Lacan, J.Kristeva...
Những nhà nghiên cứu ảnh hưởng quan niệm hậu hiện đại của Nga và một số nước
ðơng Âu, đặc biệt là quan điểm về hậu hiện đại của I.P.Ilin, Mikhail Epstein,
V.L.Inozemsev, Mihaela Constantinescu cĩ thể kể đến ðào Tuấn Ảnh và Nguyễn Văn
Dân. Một số nhà nghiên cứu khác như Inrasara thì lại chịu ảnh hưởng bởi các nhà
nghiên cứu hải ngoại, mà đặc biệt là những nhà hải ngoại tại Úc như Hồng Ngọc Tuấn
hay Nguyễn Hưng Quốc. Riêng Phương Lựu lại chịu ảnh hưởng bởi các nhà “Marxism
phương Tây” (Western Marxism) và các nhà triết học ít nhiều chịu ảnh hưởng từ chủ
10
nghĩa Marx như F.Jameson, Derrida, Lyotard, M.Foucault Chính nền tảng kế thừa và
chịu ảnh hưởng về mặt lý thuyết của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thuộc về các
“trường phái”, ngơn ngữ khác nhau, thế nên quan niệm của họ cĩ sự khác biệt là điều tất
yếu. Về phía ủng hộ lý thuyết hậu hiện đại du nhập vào Việt Nam, cĩ thể thấy các nhà
nghiên cứu trong nước chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi các nhà lập thuyết hậu hiện đại
như J.F.Lyotard, Rorty, Derrida, Foucault, Kristeva, I.Hassan Ngược lại, về phía các
nhà nghiên cứu cịn e dè hoặc phản đối việc tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại ở Việt
Nam, cĩ thể nhận thấy sự ảnh hưởng khá lớn của các nhà “phê phán chủ nghĩa hậu hiện
đại” ở phương Tây như J.Harbemas, F.Jameson C.Noris, M.Spiro, R.D’Andrade,
M.Sahlins
Thứ ba: Bởi vì bản thân chủ nghĩa hậu hiện đại luơn chủ trương đả phá các đại
tự sự, mang tham vọng giải cấu trúc tất cả các diễn ngơn hiện tồn, bênh vực cho nghịch
luận, cái khác, cái ngoại biên, dẫn đến sự tranh luận, phản kháng, đấu tranh là đặc tính
cố hữu của hệ hình lý thuyết này. Như vậy, tính mảnh vỡ, bất định, hỗn độn, phi trung
tâm hĩa, tiểu tự sự kết hợp với tính phản kháng, giải thiêng, giễu nhại, nhục thể đã
khiến lý thuyết hậu hiện đại tồn tại trong sự tranh luận, đối kháng khơng ngừng với các
hệ hình quan niệm lý luận văn học đã tồn tại, các kiểu sáng tác truyền thống.
2. Các đặc trưng văn học hậu hiện đại Việt Nam từ gĩc nhìn nghiên cứu văn học
Mặc dù vẫn cịn nhiều ngại ngần trước quá trình đổi mới nền văn học dân tộc
theo hướng hậu hiện đại, nhưng rõ ràng vấn đề của nghiên cứu văn học Việt Nam hiện
nay khơng phải là đồng ý hay phản đối mà là dẫn đường cho sáng tạo phát triển sao cho
hợp lý và đạt nhiều thành tựu nhất. Bởi vì, văn học hậu hiện đại trong đời sống văn học
nước nhà đang là một thực tế, chứ khơng cịn là một khả năng. Theo nhiều nhà nghiên
cứu như ðào Tuấn Ảnh, Lê Huy Bắc, Nguyễn Hưng Quốc, Inrasara về cơ bản văn
học Việt Nam vẫn chịu nhiều bất lợi trong việc chuyển hướng sáng tạo theo hướng hậu
hiện đại, do nước ta chưa xuất hiện hồn cảnh và điều kiện hậu hiện đại về mặt cơ sở hạ
tầng một cách hồn chỉnh. Mặc dù vậy, chúng ta cũng cĩ những thuận lợi rất cơ bản, thứ
nhất đĩ là tâm thế ở Việt Nam hiện nay gần tương đồng với tâm thế giải thiêng các đại
tự sự. Hơn nữa, quá trình tiếp nhận lý thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam chỉ trong một thời
gian ngắn nhưng đã hình thành được một tâm thức hậu hiện đại, qua đĩ bù đắp phần nào
sự thiếu vắng hồn cảnh kinh tế hậu hiện đại. Cĩ thể nĩi, ở Việt Nam hiện nay, điều kiện
kinh tế hậu hiện đại chưa manh nha, nhưng tâm thức và kĩ thuật viết hậu hiện đại là khá
rõ nét trong nhiều tác phẩm văn học.
- ðặc trưng hai quá trình song hành trong việc phát triển văn học hậu hiện
đại ở Việt Nam.
Văn học hậu hiện đại ở Việt Nam được phát triển trong hồn cảnh diện mạo nền
nghệ thuật hiện đại chưa thực sự hồn chỉnh, các kinh điển triết mỹ về hậu hiện đại thế
giới cịn chưa được giới thiệu nhiều, tư duy triết học về ngơn ngữ chưa đầy đủ, chính vì
11
vậy, cái nền tảng, điều kiện về “kiến trúc thượng tầng” cho văn học hậu hiện đại ra đời
và vận động là khá bấp bênh. Bởi vì, dù cĩ kế thừa hay lược bỏ, cĩ quay về hay thốt ly,
cĩ phủ định hay tiếp nối, để hiểu và viết về chủ nghĩa hậu hiện đại vẫn phải dựa trên
nền của nghệ thuật hiện đại. Hồng Ngọc Hiến nhận định: “Chủ nghĩa hậu hiện đại
trước hết là một phản ứng với chủ nghĩa hiện đại, do đĩ phải tìm hiểu chủ nghĩa hiện đại
thì mới cảm nhận được chủ nghĩa hậu hiện đại” [2]. Chính từ nhu cầu bức thiết trên, nền
văn học Việt Nam theo các nhà nghiên cứu, mà đặc biệt là những ý kiến của Nguyễn
Hưng Quốc trong một loạt các bài viết như Chủ nghĩa h(ậu h)iện đại và văn học Việt
Nam, Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học Việt Nam, Tồn cầu
hố và văn học Việt Nam phải tiến hành song hành hai quá trình: vừa hiện đại hĩa vừa
hậu hiện đại hĩa. Hiện đại hĩa nhằm tạo tiền đề và nền tảng cho việc phát triển văn học
hậu hiện đại, mặt khác, hậu hiện đại hĩa nhằm ngõ hầu bắt kịp với khơng khí, trình độ
và tinh thần chung của thời đại.
Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Việt Nam, nếu cĩ, chỉ là sự pha
trộn và kết hợp giữa những yếu tố hiện đại và hậu hiện đại, trong đĩ, yếu tố hậu hiện đại
đĩng vai trị chủ đạo. Từ luận điểm trên, Nguyễn Hưng Quốc đã đề xuất một thuật ngữ
cĩ tính lai ghép là “văn học hậu hiện đại” [6]. Nĩi cách khác, chủ nghĩa hậu hiện đại
trong văn học Việt Nam là một chủ nghĩa hậu hiện đại mang tính nguyên hợp
(syncretism). Nếu khơng trải nghiệm qua hiện đại, rõ ràng sẽ thiếu đi một cơ sở quan
trọng nhằm đến với cái hậu hiện đại một cách bền vững. Tĩm lại, tương lai văn học hậu
hiện đại ở Việt Nam là một thách thức, đồng thời là một cơ hội nhằm hiện đại hố nền
văn học dân tộc lần thứ hai trong vịng hai thế kỉ qua. Khác với cơng cuộc hiện đại hố
giai đoạn 30 - 45, vốn là quá trình hiện đại hĩa cĩ tính “cưỡng bức” của lịch sử. Cơng
cuộc hiện đại hĩa lần thứ hai (theo xu hướng hậu hiện đại) là quá trình tự giác, hồn
tồn xuất phát từ những nguyên nhân của nghệ thuật và yêu cầu của thời đại. Ít ra, trong
cơng cuộc đổi mới này, chúng ta vẫn đi sau thời đại, nhưng may mắn là khơng đi sau
một khoảng cách quá xa. Một phần lớn lợi thế đĩ là nhờ cơng lao tiếp nhận lý thuyết
hậu hiện đại vào Việt Nam khá hiệu quả. Thách thức vẫn cịn ở phía trước, bởi cơng
cuộc hiện đại hĩa lần thứ nhất đã để lại quá nhiều thành tựu (Thơ Mới, Tự lực văn đồn,
Dạ đài, Xuân thu nhã tập), cho nên sức ép với những người chủ xướng cho cơng cuộc
hiện đại hĩa lần hai là rất nặng nề. Nhưng đúng với nhận định của Inrasara: “Nếu khơng
tiếp nhận ngay từ hơm nay, tơi e rằng chúng ta tiếp tục chương trình làm kẻ trễ tàu thời
đại” [3].
- Tâm thức hậu hiện đại – yếu tố trung tâm trong việc phát triển văn học
hậu hiện đại ở Việt Nam.
Cĩ thể nĩi, diện mạo nền nghệ thuật hiện đại ở Việt Nam trên nhiều bộ mơn
nghệ thuật vẫn chưa hoặc mới chỉ xuất hiện, chưa thực sự cĩ được một diện mạo hồn
thiện, đa phần cịn xa lạ với “tầm đĩn nhận” chung của độc giả, vượt quá ngưỡng tiếp
nhận. Một khi điều kiện và hồn cảnh cơ sở hạ tầng cùng diện mạo nền nghệ thuật cịn
12
khá lạc hậu, nhưng nhu cầu động vọng của chủ nghĩa hậu hiện đại là khơng thể cưỡng
lại trong một “thế giới cỡ nhỏ”, bởi sự san phẳng của các tác nhân tồn cầu hĩa, vậy
diện mạo văn học hậu hiện đại ở Việt Nam nên tiếp thu điều gì, và chưa thể cĩ những
phương diện nào so với văn học hậu hiện đại thế giới? Nhìn chung, trừ Inrasara khá lạc
quan về một nền văn học hậu hiện đại ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khác mới chỉ
dám nhìn nhận một số tác phẩm văn học ở nước ta cĩ tồn tại “các yếu tố” hậu hiện đại,
chứ chưa dám hồn tồn khẳng định đĩ là những tác phẩm và tác giả hậu hiện đại hồn
chỉnh. Cái “yếu tố” ấy, cho dù cĩ thể diễn giải qua nhiều thủ pháp khác nhau trong các
cơng trình, nhưng theo chúng tơi vấn đề cốt lõi xuyên suốt vẫn là tâm thức hậu hiện đại
(mentality postmodern). Chính cái tâm thức quan niệm về thế giới trong sự hỗn độn
(chaos), với sự khủng hoảng niềm tin, dẫn đến thái độ bất tín nhận thức
(epistemological), giễu nhại (pastiche), giải thiêng mới là căn nguyên tư tưởng cho
văn học hậu hiện đại ở Việt Nam.
Theo Phương Lựu và một số nhà nghiên cứu, mà đặt biệt là ðồn Ánh Dương
trong Tự sự hậu thực dân: lịch sử và huyền thoại trong “Mẫu thượng ngàn” của
Nguyễn Xuân Khánh (tạp chí Nghiên cứu văn học, tháng 9 năm 2010), tâm thức hậu
hiện đại ở Việt Nam mang dấu ấn của tâm thức “hậu thực dân” (Postcolonialism), nhất
là trong các tiểu thuyết lịch sử viết về thời kì đất nước đang cịn là thuộc địa. Tâm thức
hậu thực dân trong văn học Việt Nam dẫu khơng phổ biến, nhưng lại cung cấp nhiều cái
nhìn quan trọng, mới mẻ mang tính hậu hiện đại về lịch sử dân tộc, đặc biệt là cảm thức
bênh vực và bảo vệ cho những “cái khác”, “cái nhược tiểu”, “cái bản địa” so với cái
thực dân đĩng vai trị như một đại tự sự. Với ðào Tuấn Ảnh trong Những yếu tố Hậu
hiện đại trong văn xuơi Việt Nam qua so sánh với văn xuơi Nga, cảm thức hậu hiện đại ở
Việt Nam gắn với cảm thức “hậu hiện thực xã hội chủ nghĩa”, một cảm thức gần gũi với
cảm thức Nga hậu Xơ Viết. Các nhà văn Việt Nam đã mang một tâm thức mới trong
sáng tạo nghệ thuật, khơng cịn mơ phỏng và viết như hiện thực nữa, mà đề cao tính hư
cấu, tính trị chơi, tính giễu nhại, giải thiêng trong sáng tạo, bỏ qua mơ thức cơ bản nhất
trong chủ nghĩa hiện thực là “nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình”. Với
Inrasara trong Nhập lưu hậu hiện đại kì 7 lại xem tâm thức hậu hiện đại ở Việt Nam cịn
gắn với nội dung nữ quyền luận, bênh vực cho “giới tính hạng hai”, khơng phải nhằm
địi bình đẳng giới, mà là “hậu hiện đại quyết phá tan và đánh sập tinh thần đĩ. Khơng
phải bởi nữ giới quan trọng hơn nam giới, càng khơng phải lật đổ chế độ phụ hệ để đưa
mẫu hệ lên ngơi, mà là giải trung tâm: bình đẳng giới trong một xã hội cơng bằng” [4].
Nhìn chung, từ tâm thức hậu hiện đại mang các nội dung đặc thù Việt Nam như
đã trình bày, các nhà nghiên cứu văn học nước nhà đã đi sâu vào phân tích các thủ pháp
hậu hiện đại trong những tác phẩm và tác gia cụ thể. Cĩ thể kể đến những bài viết của
Inrasara với loạt bài mang tên Nhập lưu hậu hiện đại và Giải minh hậu hiện đại, ðào
Tuấn Ảnh với Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuơi Việt Nam qua so sánh với văn
xuơi Nga, Cao Kim Lan với Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của
13
hệ hình thi pháp hậu hiện đại, Lã Nguyên với Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện
đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hồi,
Hồng Ngọc Hiến với Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại & chủ nghĩa
hậu hiện đại, Phùng Gia Thế với Dấu ấn hậu hiện đại trong văn học VN sau 1986 Các
tác giả đã đi sâu khảo sát nhiều tác giả văn học Việt Nam được xem ít nhiều cĩ “yếu tố”
hậu hiện đại như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,
Phạm Thị Hồi, Thuận Một loạt các thủ pháp hậu hiện đại cơ bản trong văn học Việt
Nam cũng thường xuyên được nghiên cứu đến, trong đĩ cĩ nhiều thủ pháp hiện nay
đang tạo nên những “model” trong nghiên cứu văn học như liên văn bản
(intertextuality), ngụy tạo (simulacres), giễu nhại (pastiche), cực hạn (minimalism),
huyền ảo (magic), giải thiêng, siêu hư cấu, mảnh vỡ (fragment), mặt nạ tác giả (author’s
mask), nhục thể (corporality) Các yếu tố này khơng cần địi hỏi phải xuất hiện một
cách đầy đủ trong mọi tác phẩm, nĩ cũng chưa hẳn là căn cứ xác tín nhằm chứng minh
một tác phẩm văn học Việt Nam cĩ là hậu hiện đại hay khơng. Căn cứ cốt lõi nhất vẫn là
tâm thức hậu hiện đại, và các thủ pháp trên trong những sáng tác văn học Việt Nam
chừng nào thiết lập được một quan hệ với cái tâm thức ấy, thì tác phẩm đĩ mới là tác
phẩm hậu hiện đại.
- Tính bản địa và truyền thống dân tộc trong văn học hậu hiện đại ở Việt
Nam.
Theo Hans Bertens và Douwe Fokkema, ở những nước đã trải qua thời hiện đại
một cách hồn chỉnh, và bản thân nền văn hố cĩ tính “tiên phong” (avant-garde) mạnh
mẽ, thường xuyên chấp nhận thể nghiệm và thay đổi, thì việc tiếp cận chủ nghĩa hậu
hiện đại thường gặp khĩ khăn. Nước Pháp - quê hương của triết học hậu hiện đại với
người sáng lập Lyotard là một ví dụ điển hình. Trong khi đĩ, ở những nước chưa trải
nghiệm tính hiện đại một cách sâu sắc, thì việc tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại sẽ dễ
dàng hơn, dẫu diện mạo hậu hiện đại ở đĩ sẽ cĩ ít nhiều mang bản sắc địa phương [6].
Kế thừa các quan điểm này, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam tin rằng quá trình
phát triển văn học hậu hiện đại ở Việt Nam sẽ khơng sản sinh ra một nền văn học “yêu
nữ”, “bĩng ma”, mà sẽ tạo dựng được những thành tựu mang bản sắc bản địa với truyền
thống dân tộc. Với tính chất dung nạp và che chở cho các tiểu tự sự, cái khác (the
others) của lý thuyết hậu hiện đại, nền văn học Việt Nam sẽ khơng mang mặc cảm tự ti,
“nhược tiểu” trong quá trình phát triển. Trên thực tiễn phân tích các tác phẩm văn học
cĩ “yếu tố” hậu hiện đại của nước nhà, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra khơng ít những đặc
thù riêng của các nhà văn, gĩp phần bước đầu xây dựng một diện mạo hậu hiện đại Việt
Nam. Trước tiên là các chủ đề khai thác trong tác phẩm, theo Lã Nguyên và Cao Kim
Lan trong hai cơng trình nghiên cứu riêng, đã chỉ ra Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng rất
nhiều chất liệu lịch sử và chất liệu dân gian trong Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm Sắc, Con
gái thủy thần nhưng dưới một cảm quan mới – cảm quan hậu hiện đại, với các thủ
pháp tiêu biểu như nhại lịch sử, giải thiêng, siêu hư cấu sử kí, giả thể loại Tư duy của
14
của hai nhà văn trên cũng được Lã Nguyên xem là tư duy theo lối “câu đố” và “đồng
dao”, các hình thức diễn ngơn văn học dân gian. Inrasara thì chỉ ra tính giễu nhại và cắt
dán của các nhà thơ hậu hiện đại Việt Nam. Trong đĩ, Nguyễn Hồng Nam đã sử dụng
các chất liệu truyền thống đã cĩ sẵn trong kho tàng văn học Việt Nam (bài thơ Ngậm
ngùi của Huy Cận) nhằm cấu trúc lên những tác phẩm phản – lãng mạn của mình.
Với Lê Huy Bắc trong Truyện ngắn hậu hiện đại, Nguyễn Hưng Quốc trong Chủ
nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam, văn học hậu hiện đại là một trào lưu quốc tế cĩ
sự phân bố đồng đều ở các nước đang phát triển, chứ khơng chỉ gĩi gọn vào trong
những nền văn hĩa lớn ở phương Tây. Một loạt các tác giả ở Zaire (Y.Mudimbe),
Mexico (C.Fuentes), Maroc (A.Khatibi), Sri Lanka (M.Ondaatje), Kenya (Ngugi),
Somali (N.Farah), Nigeria (B.Okri), Czech (M.Kundera), Colombia (G.Marquez), Nam
Phi (M.Coetzee), Peru (V.Llosa)... đã khẳng định được đặc tính nghệ thuật địa phương
của mình trong dịng chảy hậu hiện đại, mà khơng phải chịu một mặc cảm tiểu nhược
khi đối diện với các cây bút hậu hiện đại lừng danh ở phương Tây. Nhìn sang bên cạnh,
người hàng xĩm Trung Hoa với nền văn minh khổng lồ, cường quốc của những quốc
gia xã hội chủ nghĩa, sự chuyển mình trong việc tiếp nhận một cách sáng tạo lý thuyết
hậu hiện đại của họ được thực hiện từ khá sớm (từ những năm 1993 - 1994) và thu được
khá nhiều thành tựu. “Nếu những thành tựu lớn nhất và mới nhất trong lĩnh vực lý
thuyết và phê bình văn học vẫn tiếp tục thuộc về Bắc Mỹ và châu Âu thì những thành
tựu quan trọng nhất trong lãnh vực sáng tác lại thuộc về các nước cựu thuộc địa hoặc bị
coi là ngồi lề các trung tâm văn minh hiện đại của nhân loại” [6].
Như vậy, ở một nước văn hĩa Á ðơng, đi theo chính thể chuyên chính vơ sản,
vẫn hồn tồn cĩ tiềm năng để tiếp thu lý thuyết hậu hiện đại vào khoa nghiên cứu văn
học và cả thực tiễn sáng tạo. Quan trọng hơn nữa, chủ nghĩa hậu hiện đại khơng phải là
một chủ thuyết nghệ thuật cĩ tính tồn trị, nĩ là một hệ thống mở. Việc đổi mới văn học
nước nhà theo hướng hậu hiện đại khơng cĩ nghĩa là loại trừ những thành tựu và bản sắc
mà chúng ta đã cĩ, hoặc quy định tồn bộ nền văn học nhất nhất chỉ đi theo lối hậu hiện
đại.
- Hai xu hướng hậu hiện đại trong văn học Việt Nam.
Mặc dù đã cĩ nhiều bài viết khảo sát về các yếu tố hậu hiện đại trong văn học
Việt Nam, nhưng vấn đề cơ bản được đặt ra là, vậy văn học hậu hiện đại ở Việt Nam sẽ
cĩ diện mạo riêng và tương lai như thế nào? Hay nhất thời chỉ là một trào lưu nổi lên để
rồi nhanh chĩng bị lãng quên như một cái mốt thời thượng, sính thuật ngữ phương Tây?
Hay chỉ là một mớ bĩng chữ lộn xộn, lai ghép hỗn độn như một “mĩn nộm suồng sã”
(Nguyễn Huy Thiệp) của ý tưởng mà các nhĩm Ngựa trời hay Mở miệng thời gian qua
đang tiến hành thử nghiệm.
Nhìn nhận một cách bình tâm, đời sống văn học nước nhà hiện nay cĩ hai xu
hướng phát triển theo hướng hậu hiện đại. Một xu hướng kết hợp các thủ pháp hậu hiện
15
đại (giễu nhại, liên văn bản, giải thiêng, cực hạn, huyền ảo) với nền văn hố truyền
thống và các đặc trưng thể loại cũ, đại diện cho khuynh hướng này cĩ thể kể đến
Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Lý Lan, Thuận, Văn Cầm Hải, Hồ Anh Thái
hoặc xa hơn một chút là Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hồi Chủ yếu các
sáng tác của khuynh hướng này gắn với thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn. Trong đĩ,
các tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn lịch sử đĩng một vai trị quan trọng. ðây là xu
hướng đổi mới khơng quyết liệt và khơng hồn tồn hậu hiện đại, khơng tuyên ngơn
sáng tác của mình là tác phẩm hậu hiện đại. Tuy nhiên, các sáng tác của khuynh hướng
này thực sự là những tác phẩm cĩ giá trị quan trọng trong đời sống văn học Việt Nam
đương đại. Mặc dù mang lại nhiều thành tựu, nhưng các tác phẩm thuộc khuynh hướng
này mới chỉ dừng lại ở dạng mang “yếu tố” hậu hiện đại, chứ chưa thể hồn tồn xem
đĩ là các sáng tác mang đầy đủ diện mạo và bản chất của chủ nghĩa hậu hiện đại. Cũng
chính bởi lí do này, nên sự tranh luận, nghi ngờ diễn ra thường xuyên trong nghiên cứu
văn học Việt Nam về việc phân định và xác định các tác phẩm, tác giả hậu hiện đại.
Xu hướng thứ hai là sự đổi mới triệt để, từ hình thức cho đến nội dung theo
hướng hậu hiện đại, cách ly hẳn với những truyền thống văn học cũ, đây là xu hướng
hậu hiện đại tồn diện và “cĩ ý thức”. Cĩ thể kể đến một số cây bút trong xu hướng này
như Khế Iêm, Trần Tuấn, Inrasara, Bùi Chát, Lý ðợi, ðặng Thân, Phan Bá Thọ Các
sáng tác của xu hướng này chủ yếu gắn với thể loại thơ, mà đặc biệt là thơ Tân hình
thức, thơ văn xuơi, kịch đường phố, thơ trình diễn Tuy nhiên, những sáng tác của họ
đa phần chỉ mới nằm ở “ngoại biên” đời sống văn học, dừng lại ở mức những thể
nghiệm ban đầu, chưa thực sự được giới nghiên cứu văn học đánh giá cao. Mặc dù vậy,
bản chất của nghệ thuật là những thể nghiệm, cịn giá trị lại chỉ được tạo lập qua sự thử
thách của thời gian. Chính vì thế, định mức giá trị của những thể nghiệm này cần một
độ lùi về thời gian. Chưa nên vội phán xét suy đồi hay vội tung hê đĩ là một cuộc cách
mạng trong nghệ thuật.
Trong chỉ hơn hai mươi năm, vừa tiến hành tiếp thu lý thuyết, vừa triển khai ứng
dụng vào sáng tạo, lại tiến hành song hành trong việc tiếp thu và ứng dụng hàng loạt các
hệ hình lý thuyết văn học khác, cĩ thể nĩi văn học hậu hiện đại đã mang những thành
tựu nổi bật nhất định khơng thể khơng tính đến trong nghiên cứu văn học Việt Nam
đương đại. Mặc dầu vẫn cịn nhiều tiếng nĩi e ngại, cái nhìn phiến diện, sự rụt rè và
hồi nghi về hệ hình lý thuyết văn học mới mẻ này, nhưng khơng thể phủ nhận, những
năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, hậu hiện đại là một trong những tiêu ngữ mang
lại nhiều cảm hứng và sự quan tâm nhất của cả giới sáng tác và nghiên cứu văn học ở
Việt Nam. Dù muốn, dù khơng, nền văn học Việt Nam vẫn khơng thể chối từ cái khí
quyển chung của nghệ thuật thời đại, chính vì vậy, dẫu cịn nhiều khĩ khăn, bất cập,
nhưng hậu hiện đại vẫn là giai đoạn phát triển mang tính tất yếu trong văn học nước nhà.
Từ sự nhận thức đĩ, quá trình đi trên con đường hậu hiện đại, sự phát triển về mặt lý
thuyết lẫn sáng tác nhanh hay chậm, bảo tồn bản sắc hay lai căng mất gốc, đổi mới triệt
16
để hay kế thừa là cơ bản, lại phụ thuộc chính vào vai trị của giới nghiên cứu văn học.
Một quá trình đã được các nghiên cứu văn học nước nhà khởi động và hành trình xuyên
suốt hơn hai thập niên, và cho đến nay vẫn từng ngày tăng tốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lại Nguyên Ân và cs., Văn học hậu hiện đại thế giới - những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội, 2003.
[2]. Hồng Ngọc Hiến, Tiếp nhận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại & chủ nghĩa hậu
hiện đại,
&shname=Tiep-nhan-nhung-cach-tan-cua-chu-nghia-hien-dai-chu-nghia-hau-hien-dai,
ngày truy cập 1/12/2010.
[3]. Inrasara, Nhập lưu hậu hiện đại kì 2, ngày truy cập
1/12/2010.
[4]. Inrasara, Nhập lưu hậu hiện đại kì 7, ngày truy cập
1/12/2010.
[5]. Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nghĩa hậu hiện đại và những cái (cần) chết trong văn học
Việt Nam,
D03ABE8F93B0BCFB58?action=viewArtwork&artworkId=7875, ngày truy cập
1/12/2010.
[6]. Nguyễn Hưng Quốc, Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học Việt Nam,
F077C74A7F3228C8B?action=viewArtwork&artworkId=327, ngày truy cập
1/12/2010.
[7]. ðỗ Minh Tuấn, Chập chờn bĩng ma hậu hiện đại,
ngày truy cập 1/12/2010.
[8]. Bùi Cơng Thuấn, Phải chăng nỗi sợ hãi hậu hiện đại là cĩ thật?,
ngày truy cập 1/12/2010.
17
THE CONCEPT OF POSTMODERNISM
IN RESEARCHING VIETNAMESE LITERATURE
Phan Tuan Anh, Nguyen Hong Dung
College of Sciences, Hue University
SUMMARY
For the research of Vietnamese literature in the late twentieth century and the beginning
twenty-first century,there have been few theoretical schools which create more excitement and
even suspicion than the Postmodernism does. Therefore, it is necessary to review the concepts of
Postmodernism in studying Vietnamese literature in recent years. Starting from the debate and
dialogue of Vietnamese literature researchers about theories, the article deeply analyzes the
characteristics of Vietnamese postmodern literature under the different viewpoints of theorists
and critics.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_1_8301_0933_2117872.pdf