Quản lý vận hành trạm xử lý

Tài liệu Quản lý vận hành trạm xử lý: CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ 6.1.Nguyên tắc quản lý vận hành trạm xử lý nước thải . Các công trình xử lý nước thải được vận hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5576-91 Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật / 3 / và Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong công trình / 4 /.Nguyên tắc vận hành các công trình phải phù hợp với các quá trình xử lý nước thải diễn ra trong đó .Yêu cầu và trình độ vận hành các công trình xử lý nước thải là xử lý nước thải tập trung . Các công trình của trạm xử lý nước thải tập trung thường được xây dựng hợp khối chia thành 2 nhóm :Nhóm các công trình lắng kết hợp với lên men bùn cặn và nhóm các công trình xử lý nước thải. Đối với bể sinh học ,điều kiện để bể làm việc ổn định là phải đủ bùn hoạt tính .Nồng độ bùn hoạt tính được xác định bằng phương pháp đo trong ống Imhoff,phải trên 200ml/l thì bể mới hoạt động được .Khi nồng độ thể tích bùn hoạt tính từ 300 đến 600ml/l thì bể hoạt động tốt .Hàm lượng Oxy hoà tan trong bể phải thườn...

docx11 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý vận hành trạm xử lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6 QUẢN LÝ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ 6.1.Nguyên tắc quản lý vận hành trạm xử lý nước thải . Các công trình xử lý nước thải được vận hành theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN5576-91 Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật / 3 / và Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong công trình / 4 /.Nguyên tắc vận hành các công trình phải phù hợp với các quá trình xử lý nước thải diễn ra trong đó .Yêu cầu và trình độ vận hành các công trình xử lý nước thải là xử lý nước thải tập trung . Các công trình của trạm xử lý nước thải tập trung thường được xây dựng hợp khối chia thành 2 nhóm :Nhóm các công trình lắng kết hợp với lên men bùn cặn và nhóm các công trình xử lý nước thải. Đối với bể sinh học ,điều kiện để bể làm việc ổn định là phải đủ bùn hoạt tính .Nồng độ bùn hoạt tính được xác định bằng phương pháp đo trong ống Imhoff,phải trên 200ml/l thì bể mới hoạt động được .Khi nồng độ thể tích bùn hoạt tính từ 300 đến 600ml/l thì bể hoạt động tốt .Hàm lượng Oxy hoà tan trong bể phải thường xuyên được đảm bảo từ 2 – 4mg/l. Để các quá trình sinh hoá trong bể Aeroten diễn ra ổn định các máy bơm bùn và máy sục khí phải làm việc đạt công suất yêu cầu và liên tục.Nước thải và bùn hoạt tính được chộn đều tại tất cả các vị trí trong bể. Hiệu quả xử lý nước thải trong bể được xác định thông qua các chỉ tiêu chất lượng nước,nồng độ ôxy hoà tan ,liều lượng bùn hoạt tính. Khi tải lượng hữu cơ BOD trong bể tăng ,bùn hoạt tính có thể bị trương ,dễ tạo thành các hạt nhỏ rời rạc và khó lắng. Trong bùn xuất hiện nhiều vi sinh vật hình sợi. Khi lượng ôxy không đủ hoặc khi trong nước thải có chứa các chất độc hại thì hiện tượng này cũng xảy ra.Một số biện pháp khắc phục hiện tượng bùn trương như sau : Tăng cường sục khí . Xả bùn dư Tạm thời giảm tải trọng thuỷ lực của bể Pha loãng nước thải bằng nước sông hồ Tháo kiệt ,cọ sạch và xả đợt nước mới vào bể . Trong bể lắng đợt II lại diễn ra quá trình khử Nitrat ,kèm theo việc nổi bọt khí Nitơ.Mật độ bùn giảm xuống đến mức bùn có thể nổi lên trên mặt nước và tràn ra khỏi bể lắng II .Để khắc phục hiện tượng bùn nổi cần giảm thời gian sục khí và cọ rửa bùn ở thành và đáy bể lắng II. Trong trạm xử lý nước thải có phòng thí nghiệm để phân tích nước để kiểm tra hiệu quả làm việc của các công trình .Các chỉ tiêu phân tích thường là Q ,pH ,DO,SS,BOD, Ki ,nồng độ bùn hoạt tính ,hàm lượng Nitrat ,nitơ amôn ,phốt phát … trong nước thải dòng vào ,dòng ra và ngay tại các công trình xử lý nước thải . Công nhân vận hành trạm xử lý nước thải phải được hướng dẫn về quy trình vận hành của các công trình ,các nguyên tắc về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy ,các biện pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố. Các cán bộ kỹ thuật của trạm có nhiệm vụ : Bảo đảm chế độ làm việc bình thường của từng công trình và của toàn tram. Bảo đảm việc sửa chữa thường kỳ và sửa chữa lớn các công trình và thiết bị Theo dõi việc ghi sổ trực của công nhân vận hành công trình . Lập báo cáo kỹ thuật về quản lý công trình hàng tháng và hàng năm. Bảo quản các hồ sơ kỹ thuật tất cả các công trình và bổ sung các tính năng kỹ thuật các thiết bị ,công trình vào các hồ sơ này trong quá trình quản lý. Nghiên cứu chế độ hoạt động của từng công trình để hoàn thiện và cải tiến quy trình vận hành,bảo dưỡng. Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ cho công nhân ,giới thiệu các nguyên tắc về an toàn lao động ,phòng cháy chữa cháy . 6.2. Những phương pháp kiểm tra theo dõi sự làm việc của các công trình làm sạch - điều khiển từ xa và tự động hoá 1. Kiểm tra sự làm việc của công trình làm sạch: Để trạm xử lý làm việc bình thường phải thường xuyên kiểm tra sự làm việc của từng công trình và của toàn trạm. Kiểm tra theo các chỉ tiêu sau: - Lượng nước thải chảy vào toàn trạm và từng công trình - Lượng cát, cặn, bùn hoạt tính và khí thu được - Lưu lượng không khí, hơi nóng và nước nóng - Năng lượng điện tiêu thụ cho các nhu cầu sản xuất - Lượng hoá chất tiêu thụ (để khử trùng hoặc khi xử lý bằng phương pháp hoá học) - Hiệu suất làm việc của các công trình theo số liệu phân tích hoá học và vi sinh vật của nước thaỉ trước và sau khi xử lý - Liều lượng bùn hoạt tính trong bể aêrôten Điều quan trọng là phải xem lưu lượng thực tế của nước thải chảy vào trạm có đúng với lưu lượng thiết kế không. Nên tiến hành đo lưu lượng nước bằng các dụng cụ thiết bị tự ghi. Qua bảng tự ghi có thể biết được lưu lượng tổng cộng ngày đêm và sự dao động của lưu lượng theo các giờ trong ngày đêm. Nếu toàn bộ nước thải được đưa vào công trình làm sạch bằng 1 trạm bơm chung có trang bị đồng hồ đo lưu lượng thì không phải đo lưu lượng tổng cộng ở trạm xử lý nữa. Khi đó các số liệu về lưu lượng nước thải phải thường xuyên chuyển từ trạm bơm về trạm xử lý. Lượng cặn tươi và bùn hoạt tính có thể xác định theo dung tích các bể chứa trong trạm bơm và theo lưu lượng máy bơm. Lượng không khí thổi vào bể aêrôten hoặc bể aêrôphin và lượng khí ở bể mêtan có thể đo bằng đồng hồ đo khí hoặc áp kế vi sai tự ghi. Người ta còn phải đo lượng ô xy tự do hoà tan trong nước bằng phương pháp tự động hoá. Thường lượng ô xy từ do hòa tan trong nước sau khi xử lý bằng 2 mg/l và lớn hơn Lưu lượng hơi và nước nóng dùng để hâm nóng bể mêtan có thể đo bằng đồng hồ đo hơi, đồng hồ đo nước. Nhiệt độ trong bể mêtan đo bằng nhiệt kế điện trở. Năng lượng điện tiêu thụ phải đo theo từng phân xưởng (ở trạm thổi không khí, trạm bơm bùn, bộ phận cơ giới của thanh gạt ở các bể lắng) và trong toàn bộ trạm xử lý. Hiệu suất làm việc của toàn trạm xử lý, của từng công trình được xác định bằng cách so sánh thành phần của nước trước và sau từng công trình cũng như toàn bộ trạm. Những chỉ tiêu cơ bản đặc trưng cho thành phần nước thải là: cặn (theo thể tích) sau khi lắng hai giờ trong phòng thí nghiệm ml/l; chất lơ lửng theo trọng lượng mg/l (sấy khô ở 105oC) nhiệt độ nước thải, độ trong (cm) độ mầu (theo pha loãng bằng nước cất đến khi mất màu); mầu, clorua mg/l, độ ô xy hoá mgO2/l, NOS5 , NOS20. Nitơ của muối amôn, nitrit, nitrat, ô xy hoà tan mg/l, pH. Trong nhiều trường hợp người ta còn phải xác định cả lượng sunphat, phốt phát, kali, tinh cặn khi nung 600 oC, độ phóng xạ. Về vi sinh vật phải xác định lượng vi khuẩn trong 1ml ở nhiệt độ 37 oC, lượng trứng giun sán trong nước trước và sau khi làm sạch. Để đánh giá đặc tính của cặn người ta xác định độ ẩm, độ tro (%) và thành phần hoá học của cặn (lượng mỡ, đạm, đường mg/l) Khi nước thải sản xuất chảy vào trạm với một lượng lớn thì khối lượng phân tích phải nhiều hơn vì phải xác định các tạp chất đặc trưng cho loại nước thải đó Mỗi quí một lần phải tiến hành phân tích một cách hoàn chỉnh toàn bộ nước thải trước và sau khi làm sạch. Phải lấy mẫu nước qua từng khoảng thời gian nhất định trong ngày đêm để phân tích. Đối với từng công trình phải lấy mẫu nước theo thời gian nước lưu lại trong đó. Vì thành phần nước thải thay đổi theo thời gian trong ngày đêm, cho nên mỗi tháng 1 lần phải lấy mẫu nước theo từng giờ để phân tích. Các mẫu nước đó được trộn lẫn theo tỷ lệ có tính đến sự dao động về lưu lượng để lấy mẫu nước trung bình. Những mẫu nước để phân tích phải lấy ở những điểm và chiều sâu nhất định do người công nghệ qui định. Đồng thời với lúc lấy mẫu nước để phân tích phải đo nhiệt độ của nước tối thiểu 1 lần một ngày. Mỗi ngày 3 lần phải ghi nhiệt độ của không khí vào 7, 12 và 19 giờ. Để theo dõi nhiệt độ không khí nên dùng nhiệt kế tự ghi. Những kết quả của mỗi lần phân tích , kết quả trung bình sau thời gian 1 năm phải chỉnh lý và ghi vào sổ. Từ những kết quả nhận được đồng thời phân tích và đo lưu lưọng nước thải chảy vào trạm có thể tính được tổng số lượng chất bẩn (NOS5 , thể tích cặn hoặc chất lơ lửng sấy khô ở 105 oC...) và cả lượng chất bẩn không bị giữ lại ở các công trình mà trôi đi theo nước. Các chỉ tiêu công tác của từng công trình là: - Đối với song chắn rác : lượng rác bị giữ lại. - Bể lắng cát : lượng cát bị giữ lại và trôi đi. - Bể lắng : lượng chất lơ lửng bị giữ lại trong bể và trôi đi theo nước, sự tăng độ tung. - Bể aêrôten: lượng chất bẩn hữu cơ đã được xử lý, các dạng nitơ, lượng ôxy hoà tan... - Cánh đồng tưới - các dạng nitơ, ôxy hoà tan trong nước. Việc phân tích như vậy phải tiến hành thường xuyên hàng ngày. Đối với mỗi công trình phải có sổ ghi riêng. Trong đó ghi tất cả các số liệu về phân tích đặc trưng cho hiệu suất làm việc cũng như tất cả hiện tượng bất bình thường xảy ra. 2. Điều khiển tự động hoá và thiết bị đo kiểm tra: Tuỳ thuộc vào lưu lượng và mức độ phức tạp của trạm xử lý, để tổ chức điêù khiển người ta phải xây dựng: - Đường điện thoại và các điểm thường trực. - Điều khiển từ xa hoàn toàn hoặc từng bộ phận các công trình và dây chuyền. - Điều khiển theo chương trình hoàn toàn hoặc từng bộ phận các công trình và dây chuyền. - Tự động hoá hoàn toàn hoặc từng bộ phận của quá trình công nghệ, hoặc các bộ phận cơ giới của các công trình. Để các máy móc , thiết bị, đặc biệt là các thiết bị đo làm việc bình thường trong trạm xử lý phải đặt một trạm sửa chữa. Song song với việc điều khiển từ xa tự động hoá các công trình làm sạch vẫn phải duy trì sự khiển thủ công để đảm bảo cho các công trình vận hành liên tục trong những lúc có sự cố về nguồn điện hoặc một bộ phận tự động nào đó bị hỏng. Đối với các trạm có lưu lượng lớn phải xây dựng những nút điều khiển từng công trình và phòng điêù khiển trung tâm cho toàn trạm. Những chỉ số của các thiết bị ở từng điểm điều khiển riêng sẽ chuyền về trung tâm ( kể cả các chỉ tiêu công nghệ như nhiệt độ , lượng khí và các chỉ tiêu về chất lượng nước thải). Đối với các trạm có lưu lượng nhỏ, phạm vi diện tích nhỏ có thể chỉ cần xây dựng một điểm điều khiển chung cho toàn bộ các công trình. Có thể điều chỉnh việc phân phối nước tới các công trình , song chắn, máng phân phối, nhóm các bể lắng....bằng các máy móc tự động. Tín hiệu để đóng mở được báo từ các thiết bị phao của máng đo hoặc từ trung tâm điều khiển. Tự động hoá song chắn là tự động điều khiển các song chắn cơ giới, máy nghiền rác, các cánh cửa cống dẫn nước vào. Phương án này chỉ thực hiện khi song chắn và máy nghiền rác liên quan chặt chẽ với nhau. Sự làm việc của song chắn cơ giới đươc điều chỉnh tự động theo độ chênh lệch mức nước ở kênh vào và ra. Nếu điều khiển cục bộ đối với song chắn và máy nghiền rác thì dùng nút điện. Xả cát từ các bể lắng cát được tiến hành tự động bằng các bơm tia theo biểu đồ nhờ thiết bị điện - khi đặt ở điểm chỉ huy. Khi thiết bị này truyền xung lượng đến bộ phận xả cặn thì những khoá (đóng mở bằng điện) sẽ mở cho nước tới ejectơ rồi xả cát từ bể lắng cát, khi đó máy cũng bắt đầu làm việc. Thời gian vận hành của ejectơ tuỳ thuộc vào thời gian làm việc của bể lắng cát. Nếu bơm và khoá có sự cố thì sẽ có tín hiệu chuyền về trạm điều khiển. Trong các bể lắng ly tâm đợt 1 việc xả cặn sẽ được tự động hoá theo biểu đồ và cặn xẽ chuyển ngay về bể mêtan. Quá trình này được thực hiện như sau: Qua những khoảng thời gian nhất định , sẽ truyền xung lượng cho bộ phận cơ giới của thanh gạt làm việc. Tiếp đó qua một thời gian định trước sẽ truyền xung lượng để mở khoá cho cặn từ bể lắng vào ống hút của bơm bùn và bơm sẽ đẩy cặn về bể mêtan. Việc bơm cặn từ các bể lắng sẽ được thực hiện theo thứ tự nối tiếp, còn bơm làm việc liên tục trong một thời gian xả cặn từ tất cả các bể lắng. Sau khi xả cặn xong từ tất cả các bể lắng thì khoá sẽ đóng lại và tắt bộ phận cơ giới của thanh gạt. Khi thanh gạt bị dừng lại vì sự cố, khoá bị tắc , bơm bùn không làm việc thì sẽ có tín hiệu báo về trạm điều khiển. Ở các bể biôphin có nhiều ngăn, nhờ các thiết bị tự động người ta có thể điều chỉnh nước thải chảy vào các ngăn đó. Để các bể aêrôten làm việc tốt phải điều chỉnh lượng không khí vào bể tương ứng với lượng ôxy hoà tan trong nước và mức độ làm sạch nước. Trong các bể aêrôten phải có các thiết bị đo kiểm tra để biết lượng không khí và xác định lượng ôxy hoà tan ở đầu, giữa, cuối bể. Ngoài ra còn phải đo và ghi cả lượng bùn hoạt tính tuần hoàn và nồng độ (liều lượng) của nó trong bể. Phải đo nhiệt độ của nước thải ở máng vào và ra khỏi bể. Đối với các bể aêrôten- bể lắng kết hợp còn phải tự động hoá cả việc đo nồng độ bùn hoạt tính ở phần lắng nữa. Ở đó phải đo cả giới hạn trên của mức bùn cho phép và có tín hiệu báo về trạm điều khiển. Việc xả bùn hoạt tính dư từ ngăn lắng được điều chỉnh theo mức bùn. Có thể sử dụng thiết bị tự động đối với trạm thổi không khí và thiết bị động lực khác. Đối với bể lắng đợt 2 quan trọng nhất là vấn đề tự động hoá việc xả bùn hoạt tính theo chiều cao và độ ẩm của nó. Việc lấy mẫu nước và phân tích mẫu cũng cần phải tự động hoá. Lấy mẫu nước kiểu thủ công rất bất tiện. Khi lấy mẫu tự động có một cốc chuyển động vòng liên tục và qua 2 phút lại lấy mẫu một lần và từ máng qua ống nhỏ rồi đổ vào bình đựng mẫu. 6.3. Những nguyên nhân phá huỷ chế độ làm việc bình thường của các công trình làm sạch- biện pháp khắc phục. Nước thải sau khi xử lý và xả ra sông hồ phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Muốn vậy phải quản lý tốt để các công trình làm việc và hoạt động bình thường. Để quản lý tốt công trình, người ta phải thưòng xuyên theo dõi, kiểm tra các qúa trình công nghệ. Nếu không sẽ dẫn đến hậu quả tai hại là: các công trình sẽ làm việc quá tải, hàm lượng chất lơ lửng trôi theo nước sẽ tăng lên hoặc các quá trình sinh hoá bị phá huỷ. Những nguyên nhân chủ yếu phá huỷ chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý là: - Các công trình bị quá tải. - Lượng nước thải đột xuất chảy vào quá lớn hoặc có nước thải sản xuất khi chất lượng không đáp ứng yêu cầu đề ra chảy vào hệ thống thoát nước sinh hoạt . - Nguồn cung cấp điện bị ngắt. - Lũ lụt, toàn bộ hoặc một vài công trình bị ngập. - Tới kỳ hạn, không kịp thời sửa chữa, đại tu các công trình và thiết bị cơ điện. - Cán bộ công nhân quản lý không tuân theo qui tắc quản lý kỹ thuật kể cả kỹ thuật an toàn. Quá tải có thể do lượng nước thải chảy vào trạm vượt quá lượng tính toán do phân phối nước và cặn không đúng và không đều giữa các công trình hoặc do một bộ phận các công trình phải ngừng để đại tu hoặc sửa chữa bất thường. Phải có tài liệu hướng dẫn về sơ đồ công nghệ của toàn bộ trạm xử lý và cấu tạo của từng công trình. Trong đó ngoài các số liệu về kỹ thuật còn phải chỉ rõ lưu lượng thực tế và lưu lượng thiết kế của các công trình. Để định rõ lưu lượng thực tế phải có sự tham gia chỉ đạo của các cán bộ lành nghề. Khi xác định lưu lượng của toàn bộ các công trình phải kể đến trạng thái làm việc tăng cường - tức là một phần các công trình ngưng để sửa chữa hoặc đại tu. Phải bảo đảm khi ngắt một công trình để sửa chữa thì số còn lại làm việc với lưu lượng trong giới hạn cho phép và nước thải phân bố đều giữa chúng. Để tránh quá tải, phá huỷ chế độ làm việc của các công trình , phòng chỉ đạo kỹ thuật - công nghệ của trạm xử lý phải tiến hành kiểm tra một cách hệ thống về thành phần nước theo các chỉ tiêu số lượng. Nếu có hiện tượng vi phạm qui tắc quản lý phải kịp thời chấn chỉnh ngay. Khi các công trình bị quá tải một cách thường xuyên do tăng lưu lượng và nồng độ nước thải phải báo cáo lên cơ quan cấp trên và các cơ quan thanh tra vệ sinh hoặc đề nghị mở rộng và định ra chế độ làm việc mới cho các công trình. Trong khi chờ đợi có thể đề ra chế độ quản lý tạm thời cho đến khi mở rộng hoặc có biện pháp mới để giảm tải trọng đối với trạm xử lý. Nước chảy vào trạm với lưu lượng đột xuất lớn có thể do các nguyên nhân sau: 1/ Nước chảy vào một cách không đều hoà tức là do chế độ xả nước sinh hoạt và sản xuất vào mạng lưới thoát nước, nếu nước chảy từ trạm bơm thì do bơm thường ngừng làm việc quá nhiều hoặc chọn bơm với công suất không đúng. 2/ Không thường xuyên tẩy rửa kênh dẫn nước vào các công trình , do đó gây lắng cặn dọc theo kênh , tạo thành hiện tượng ứ đọng tạm thời; xả nước thải sản xuất với lưu lượng và hàm lượng chất lơ lửng cao trong một khoảng một thời gian ngắn cũng làm cho chế độ làm việc của các công trình bị phá huỷ. Để chống hiện tượng nước chảy vào trạm xử lý với lưu lượng đột xuất lớn, công nhân quản lý mạng lưới thoát nước thành phố, trạm bơm và trạm xử lý phải thực hiện các quy định sau: 1/ Nước thải sản xuất với lưu lượng lớn và dao động quá nhiều theo các giờ trong ngày đêm, chỉ được phép xả vào hệ thống thoát nước thành phố với điều kiện xây dựng các bể điều hoà trong xí nghiệp. 2/ Khi nước thải chảy tới trạm xử lý nhờ trạm bơm thì nên đặt những bơm có lưu lượng khác nhau vì sẽ làm cho điều kiện thuỷ lực của mạng lưới tốt hơn, phần nào sẽ giảm được cao điểm " píc" của lưu lượng nước thải chảy vào trạm xử lý. 3/ Tiến hành tẩy rửa mạng lưới kênh máng, cống một cách đều đặn để cặn lắng ở mạng lưới trôi vào trạm xử lý một cách đều hoà. Để tránh bị ngắt nguồn điện, ở trạm xử lý nên dùng hai nguồn điện độc lập. Trong trạm phải sạch sẽ, gọn gàng , vệ sinh để tăng tuổi thọ công trình cũng như hiệu suất làm việc của chúng. 6.4. Thống kê về công nghệ của các công trình. Để đánh giá về kinh tế - kỹ thuật phải lập thống kê công nghệ về kết quả công tác của từng công trình và toàn bộ trạm xử lý. Các chỉ tiêu công tác chủ yếu và đặc trưng của các công trình xử lý là: 1. Lưu lượng nước thải đến trạm và đến từng công trình. 2. Lượng rác bị giữ lại ở song chắn, độ ẩm, thành phần, dung trọng và độ tro của nó. 3. Lượng cặn bị giữ lại ở bể lắng cát, dung trọng, độ tro, lượng cát và thành phần cỡ hạt trong đó. 4. Lượng cặn tươi ở bể lắng đợt I, độ ẩm, độ tro, của nó, lượng cặn trôi đi theo thể tích và trọng lượng. 5. Lượng và nhiệt độ của cặn và bùn hoạt tính đã nén và đưa vào bể mêtan, ra khỏi bể mêtan. Độ ẩm, độ tro của chúng. Lượng khí thu được, lượng hơi nóng tiêu thụ. 6. Lượng không khí, liều lượng bùn hoạt tính trong bể aêrôten. 7. Lượng bùn hoạt tính đưa về bể aêrôten, lượng bùn hoạt tính dư đưa về bể làm thoáng sơ bộ hoặc bể nén bùn. 8. Hàm lượng bùn hoạt tính trôi theo nước sau bể lắng đợt II 9. Lượng clo tiêu thụ 10. Lượng hơi nóng 11. Chi phí năng lượng điện và nước cho tất cả các công trình. Thống kê lần thứ nhất do công nhân thường trực hoàn thành. Anh ta phải ghi tất cả các số liệu về sự làm việc của công trình vào sổ theo từng ca và sẽ tổng kết vào ca ban ngày. Ở sổ công tác, ngoài các chỉ tiêu cơ bản còn phải ghi tất cả những hiện tượng quản lý sai hoặc sai lệch bất thường của các thiết bị và công trình. Trên cơ sở thống kê các số liệu đó người ta thành lập bảng tổng kết. Hàng tháng theo qui cách đã định, dựa vào các bảng đó phải làm báo cáo kỹ thuật về sự làm việc của các công trình. Kèm theo báo cáo kỹ thuật phải có thuyết minh ngắn gọn, phân tích sự làm việc của các công trình theo các số liệu đã có. Trong báo cáo kỹ thuật có ghi tất cả những nhược điểm và thành tựu quản lý và phản ảnh các kết quả công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới và các phương pháp tiên tiến. Dựa vào báo cáo hàng tháng phải lập báo cáo tổng kết cuối năm. Trong đó chia ra những giai đoạn công tác chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế. Hiệu suất làm việc của các công trình làm sạch phải được đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế và giá thành. Mỗi trạm xử lý phải là một xí nghiệp doanh thu. Ở những trạm xử lý khổng lồ thì mỗi phân xưởng phải là bộ phận doanh thu. Nhiệm vụ cơ bản là tăng nhanh thời gian khấu hao của trạm xử lý. Trên cơ sở các báo cáo hàng quý, hàng năm, xí nghiệp hoặc phân xưởng phải có những con số về chỉ tiêu sản xuất, thu nhận nước thải, nhân lực, chi phí trực tiếp, chi phí theo từng phân xưởng, đại tu, đơn giá và tiêu chuẩn tiêu thụ đơn vị về điện, nước, hơi nóng và khí đốt...v.v...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxXD2TN6.docx
Tài liệu liên quan