Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động thống kê kinh nghiệm của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng

Tài liệu Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động thống kê kinh nghiệm của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng: Nghiên cứu – Trao đổi Quản lý và sử dụng kinh phí SỐ 01 – 2015 17 Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động thống kê Kinh nghiệm của Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Công Thạnh* Quản lý tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý và gắn bó mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác (Quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động (CCVC), quản lý tài sản, quản lý các hoạt động thống kê...). Quản lý tài chính tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan được thực hiện theo đúng nhiệm vụ. Đổi mới quản lý tài chính công là một nội dung cơ bản trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Mục tiêu đầu tiên là “Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành ch...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động thống kê kinh nghiệm của cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu – Trao đổi Quản lý và sử dụng kinh phí SỐ 01 – 2015 17 Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động thống kê Kinh nghiệm của Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Công Thạnh* Quản lý tài chính là một bộ phận cấu thành của hệ thống các công cụ quản lý và gắn bó mật thiết với các lĩnh vực quản lý khác (Quản lý đội ngũ công chức, viên chức và người lao động (CCVC), quản lý tài sản, quản lý các hoạt động thống kê...). Quản lý tài chính tốt sẽ đảm bảo cho các hoạt động của cơ quan được thực hiện theo đúng nhiệm vụ. Đổi mới quản lý tài chính công là một nội dung cơ bản trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Mục tiêu đầu tiên là “Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính. Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật” đã mở rộng hơn việc giao quyền tự chủ đồng thời cũng đòi hỏi trách nhiệm cao hơn từ các nhà quản lý. Thực hiện các văn bản nói trên, ngành Thống kê Lâm Đồng đã tiến hành đổi mới các hoạt động quản lý của Ngành, trong đó có đổi mới về công tác quản lý tài chính và trở thành đòn bẩy cho sự phát triển của ngành Thống kê Lâm Đồng khi có điểm tựa là sự đồng bộ trong quan điểm và xây dựng tổ chức bộ máy. Một số nội dung chính trong công tác điều hành quản lý kinh phí của Cục Thống kê Lâm Đồng như sau: 1) Triển khai xây dựng đồng bộ các quy chế quản lý các hoạt động của Ngành. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thống kê và những quy định, chế độ, chính sách của Nhà nước, Cục Thống kê Lâm Đồng đã xây dựng và thực hiện các qui chế sau: Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan được xây dựng và thực hiện nghiêm túc. Quy chế này được xây dựng và thực hiện từ năm 2004, nội dung quy chế quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan và của CCVC trong việc thực hiện dân chủ; những việc phải công khai để CCVC biết; những việc CCVC tham gia ý kiến; những việc CCVC giám sát kiểm tra. * Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng Nghiên cứu – Trao đổi Quản lý và sử dụng kinh phí 18 SỐ 01 – 2015 18 Quá trình xây dựng quy chế được lấy ý kiến đóng góp rộng rải trong toàn thể CCVC, sự trao đổi thống nhất giữa cấp ủy, ban lãnh đạo cơ quan, và các đoàn thể trước khi ban hành. Triển khai thực hiện phải nghiêm túc, đặc biệt là vai trò người lãnh đạo cơ quan trong việc gương mẫu chấp hành. Đây cũng chính là vấn đề quyết định đến sự đoàn kết, đồng thuận trong nội bộ cơ quan. Quy chế Chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công. Đây là quy chế quy định cụ thể nội dung, định mức chi tiêu tài chính và cách quản lý kinh phí được Tổng cục Thống kê giao cho Cục Thống kê hàng năm để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính và thống nhất sử dụng kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ (kinh phí điều tra thống kê). Quy chế này đã được xây dựng và ban hành năm 2006, trong đó xác định cụ thể định mức chi cho từng nội dung công việc phù hợp với đặc thù của ngành Thống kê, nhưng không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; nhưng phải đảm bảo cho cơ quan và cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nội dung, định mức và cách thức quản lý chi tiêu được xây dựng đầy đủ trên các lĩnh vực được thực hiện thống nhất trong toàn ngành từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Việc thực hiện tiết kiệm được quán triệt và xây dựng biện pháp tổ chức triển khai một cách đồng bộ, thống nhất. Nguồn kinh phí tiết kiệm được xây dựng phương án sử dụng chung cho toàn ngành, không phân biệt cơ quan Cục hay Thống kê cấp huyện, nhằm đảm bảo sự công bằng, thống nhất trong việc chi trả thu nhập tăng thêm hàng năm. Để hạn chế sự chênh lệch thu nhập tăng thêm giữa CCVC có mức lương thấp với CCVC thâm niên lâu năm có mức lương cao, Cục Thống kê Lâm Đồng đã xây dựng 3 phương án chi trả thu nhập tăng thêm, tổ chức hội thảo và lựa chọn phương án hợp lý với chênh lệch thấp nhất, căn cứ vào các hệ số: ngạch công chức, hệ số chức vụ, hệ số thâm niên và kết quả phân loại CCVC hàng năm. Ngoài các quy chế nói trên, Cục Thống kê Lâm Đồng còn ban hành các quy chế, như: Quy phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan với Cấp ủy; Quy chế phối hợp giữa Thủ trưởng cơ quan với Ban chấp hành công đoàn; Quy chế phối hợp giữa các phòng, các Chi cục; Quy định về chế độ họp trong hoạt động của Cục Thống kê Lâm Đồng; Quy định chấm điểm, xếp loại CCVC. Hàng năm, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các quy chế, quy định và lấy ý kiến góp ý của CCVC trong hội nghị CCVC để kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế và cập nhật những thay đổi của chế độ, chính sách mới của Nhà nước 2) Thực hiệc công khai trong việc xây dựng phân bổ dự toán kinh phí a) Đối với kinh phí thực hiện tự chủ: Hàng năm, Cục Thống kê xây dựng phương án phân bổ dự toán ngân sách và thực hiện công khai theo các tiêu chí để phân bổ kinh phí quản lý hành chính cho Chi cục Thống kê các huyện, thành phố để nghiên cứu, tham gia ý kiến đóng góp. Phân bổ kinh phí thực hiện tự chủ theo tiêu chí: (1) Căn cứ vào đặc điểm vùng miền, điều kiện địa lý hành chính, số đơn vị hành chính và số xã cách trụ sở Chi cục Thống kê trên 10 km (Hệ số Hj); (2) Định mức biên chế giao cho các Chi cục Thống kê và số biên chế thực tế hiện có mặt; (3) Căn cứ tình hình thực tế việc thanh toán chi trả dịch vụ cung cấp điện thắp sáng, nước công cộng bình quân hàng tháng của các Chi cục Thống kê; (4) Căn cứ định mức các khoản chi theo Nghiên cứu – Trao đổi Quản lý và sử dụng kinh phí SỐ 01 – 2015 19 quy chế chi tiêu nội bộ đã ban hành (như văn phòng phẩm, cước phí bưu chính, điện nước). Trên cơ sở đó xác định định mức trung bình 01 biên chế cũng như tổng kinh phí quản lý hành chính sau khi đã trừ phần kinh phí dùng để chi chung cho toàn ngành để phân bổ kinh phí. Riêng tiền lương Cục Thống kê căn cứ biên chế thực tế có mặt ở các đơn vị trực thuộc, hệ số lương và các khoản phụ cấp hiện hưởng của từng CCVC thực hiện chi trả qua tài khoản cá nhân cho CCVC toàn ngành. b) Đối với kinh phí không thực hiện tự chủ (kinh phí điều tra Thống kê): Căn cứ quyết định giao dự toán kinh phí và hướng dẫn định mức chi trả công điều tra và các công việc liên quan phục vụ điều tra của Tổng cục Thống kê cho điều tra, Cục Thống kê thông báo cho từng phòng nghiệp vụ thuộc Cơ quan Cục có liên quan trực tiếp. - Đối với các phòng thống kê nghiệp vụ thuộc Cơ quan Cục căn cứ kinh phí, khối lượng công việc đã được Vụ nghiệp vụ thông báo và khối lượng mẫu điều tra phân bổ cho các Chi cục Thống kê; căn cứ và quy chế chi tiêu nội bộ, công chức chuyên quản chịu trách nhiệm lập dự toán kinh phí cho từng cuộc điều tra, sau đó thông qua trưởng phòng; Kế toán trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra rà soát theo phương án, chế độ quy định. - Sau khi tổng hợp tất cả dự toán kinh phí các cuộc điều tra sẽ tiến hành họp xét duyệt dự toán, thành phần bao gồm toàn bộ CCVC thuộc phòng nghiệp vụ có dự toán kinh phí và Kế toán trưởng cùng với Ban lãnh đạo Cục. - Sau khi dự toán kinh phí được duyệt, Kế toán trưởng soạn thảo công văn thông báo cho các Chi cục Thống kê cấp huyện, thành phố về định mức từng khâu công việc của từng cuộc điều tra để tổ chức thực hiện; đồng thời thông báo công khai cho điều tra viên tại các hội nghị tập huấn nghiệp vụ. 3) Quản lý chi kinh phí chặt chẽ, đảm bảo chi đúng, chi đủ, công bằng, minh bạch. Trên cơ sở các quy chế đã được ban hành và dự toán kinh phí hàng năm, Ban lãnh đạo Cục có sự phân công trong việc quản lý, giám sát chi một cách cụ thể đối với lãnh đạo Cục và trách nhiệm của kế toán trưởng; đồng thời phân cấp đối với lãnh đạo các Chi cục Thống kê theo quy định. Đối với kinh phí điều tra được quản lý, điều hành một cách thống nhất trong toàn ngành, không giao kinh phí cho các phòng nghiệp vụ. Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm lập dự toán kinh phí điều tra theo quy định tổ chức triển khai và giám sát điều tra trên các địa bàn, tiến hành nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành ở các địa phương về khối lượng và căn cứ biên bản nghiệm thu của các phòng nghiệp vụ và dự toán kinh phí điều tra đã được duyệt kế toán trưởng chịu trách nhiệm lập nghiệm thu thanh toán trình lãnh đạo duyệt và gửi cho các Chi cục Thống kê cấp huyện thực hiện thanh toán. Việc chi tiêu trong điều tra căn cứ theo khối lượng thực tế thực hiện theo quy định của phương án điều tra và định mức dự toán đã được phê duyệt. Trong đó đảm bảo chi đúng, chi đủ cho công điều tra thông qua hợp đồng giao khoán công việc với mỗi điều tra viên và kết quả nghiệm thu Việc thanh quyết toán kinh phí điều tra Cục Thống kê Lâm Đồng bám sát theo chế độ chi tiêu tài chính Nhà nước đã ban hành; cụ thể đối với tất cả các khâu công việc do CCVC ngành Thống kê tham gia (giám sát, nghiệm thu, làm sạch, mã hóa, nhập tin, xử lý, tổng hợp, phân tích) được thanh toán theo kết quả công việc, không thanh toán đối với những Nghiên cứu – Trao đổi Quản lý và sử dụng kinh phí 20 SỐ 01 – 2015 20 công việc không phát sinh và không có trong dự toán và được thanh toán theo đúng quy định chế độ nhà nước đã ban hành. Công việc phát sinh đi điều tra thanh toán theo chế độ công tác phí, làm thêm giờ để xử lý các khâu công việc thanh toán làm ngoài giờ. Tất cả các cuộc điều tra đều ký hợp đồng cho lực lượng cộng tác viên ở từng xã phường, thị trấn tham gia điều tra thống kê. CCVC của ngành chỉ tham gia những cuộc điều tra do Tổng cục Thống kê quy định cho CCVC tham gia. Tổ chức các đợt đi công tác của các phòng nghiệp vụ cơ quan Cục theo kế hoạch điều tra triển khai, kết hợp nhiều nghiệp vụ giảm thiểu ngày đi công tác tiết kiệm được nguồn kinh phí và tránh phiền hà cho cấp Chi cục. 4) Coi trọng công tác kiểm tra giám sát và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí. Công tác, kiểm tra giám sát được tiến hành thường xuyên bằng nhiều hình thức, phương pháp: - Quản lý chặt chẽ lực lượng điều tra viên tham gia điều tra với việc thanh toán công điều tra danh sách điều tra viên được lập trước khi triển khai mỗi cuộc điều tra và có chữ ký mẫu thông qua hội nghị tập huấn nghiệp vụ, danh sách được lưu tại Thanh tra cục, bộ phận Tài vụ Cục và Chi cục Thống kê cấp huyện, thành phố và được sử dụng phục vụ cho công tác giám sát trong quá trình điều tra và thanh toán kinh phí đúng người, đúng việc. - Tổ chức đoàn kiểm tra, gồm lãnh đạo, kế toán trưởng, cán bộ thanh tra Cục để kiểm tra đối với các Chi cục Thống kê, nhất là những cuộc tổng điều tra và các cuộc điều tra lớn hàng năm; qua đó kịp thời chấn chỉnh những sai sót, chi tiêu không đúng quy định, đồng thời hướng dẫn cho các đơn vị những nội dung liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định. - Kiểm tra, xét duyệt báo cáo tài chính định kỳ hàng quý một cách nghiêm túc, chặt chẽ; kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng quy định, không đảm bảo chứng từ. - Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính hàng năm theo đúng quy định của Bộ Tài chính nhằm kịp thời rút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót. 5) Sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác kế toán phù hợp với trình độ và đáp ứng yêu cầu công việc. Theo quy định hiện nay Cục Thống kê là đơn vị dự toán cấp III, Chi cục Thống kê cấp huyện là đơn vị cấp dưới của đơn vị dự toán cấp III. Vì vậy việc bố trí cán bộ làm công tác kế toán chuyên trách chỉ ở cơ quan Cục, các Chi cục Thống kê cấp huyện chỉ bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm. - Đối với kế toán Cục: với nhiệm vụ giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác tài chính trong phạm vi Cục Thống kê tỉnh, gồm cơ quan Cục và Chi cục Thống kê cấp huyện. Cán bộ kế toán Cục phải có trình độ đại học chuyên ngành Tài chính - Kế toán; được bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng, nắm vững những nội dung chính của công tác Thống kê, ngoài ra hàng năm đều tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính do Tổng cục Thống kê tổ chức, đồng thời thường xuyên cập nhật những chính sách, chế độ mới về tài chính của Nhà nước. (Xem tiếp trang 6) Nghiên cứu – Trao đổi Ngành Thống kê đóng góp vào 6 SỐ 01 – 2015 6 tham nhũng. Cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy chế, quy định xử lý công việc. Quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên... phát huy tốt vai trò của mình. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tiếp tục phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nhiều tập thể mạnh, tôn vinh nhiều cá nhân tiêu biểu góp sức thành công chung cho sự nghiệp của Ngành, đặc biệt là trong dịp thi đua Thi đua lập thành tích chào mừng 70 năm ngành Kế hoạch, Đầu tư và Thống kê và Đại hội Thi đua yêu nước các cấp. Tóm lại: Năm 2014, ngành Thống kê đã đoàn kết, nỗ lực vươn lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao cho trong quá trình phát triển của Đất nước, đồng thời tạo ra những điều kiện thuận lợi cho ngành Thống kê tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Thay mặt Ban cán sự đảng và lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tôi đánh giá cao và ghi nhận những kết quả đó, ghi thêm những dấu ấn quan trọng, tạo thêm bước phát triển mới trong sự phát triển của ngành Thống kê với truyền thống gần 70 năm xây dựng và phát triển. Tập thể Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ tin tưởng và sẽ tiếp tục dành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện để Tổng cục Thống kê thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngành trong năm 2015. Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân mới Ất Mùi, thay mặt Ban cán sự đảng và lãnh đạo Bộ, chúc các đồng chí và gia đình một năm mới sức khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thắng lợi mới, chúc cho sự nghiệp thống kê phát triển bền vững./. ---------------------------------------------------------------- (Tiếp theo trang 20) - Đối với kế toán Chi cục Thống kê: là lực lượng kiêm nhiệm nên Cục Thống kê chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thường xuyên cho đối tượng lãnh đạo và CB làm công tác kế toán của Chi cục để không ngừng nâng cao kiến thức, kỷ năng chuyên môn vừa đáp ứng yêu cầu công việc vừa thực hiện đúng quy định của Nhà nước. Hàng năm Cục Thống kê Lâm Đồng giao điểm thi đua về công tác Kế toán cho các Chi cục Thống kê và tổ chức theo dõi chấm điểm thi đua, rút kinh nghiệm hàng tháng, quý đối với từng lĩnh vực chi tiêu cụ thể của từng đơn vị. Tóm lại: Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành, trước tiên phải xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy chế từ lãnh đạo các cấp đến từng CCVC. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách, công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực lấy nhiệm vụ chính trị làm hàng đầu. Phân công phối hợp công việc tạo sự kiểm tra giám sát nghiệp vụ lẫn nhau giữa các phòng nghiệp vụ gắn với quyền lợi và trách nhiệm, giảm chênh lệch về thu nhập trong toàn thể CCVC. Không ngừng cải tiến phương pháp, quan tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cộng tác viên. Nội bộ đoàn kết thống nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_5_so_1_2015_3889_2191742.pdf