Tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở các trường Đại học, Học viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 14/8/2017; Ngày phản biện: 25/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017
(1) Đại học Điện lực; e-mail: sangdx@epu.edu.vn
Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT),
lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh như vũ
bão. Trên thế giới và ở Việt Nam hoạt động dạy
học đang diễn ra hết sức mạnh mẽ theo ba xu
hướng chính: Tích cực hóa, cá biệt hóa và công
nghệ hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học (CLDH).
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, tri thức mà mỗi người lĩnh
hội được trong khoảng thời gian học tập ở các
nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó vấn
đề cấp bách đặt ra cho các nhà trường hiện nay
là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ
bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo
cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học
tập suốt đời.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
ứng dụng CNTT&T...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học ở các trường Đại học, Học viện đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
Ngày nhận bài: 14/8/2017; Ngày phản biện: 25/8/2017; Ngày duyệt đăng: 10/9/2017
(1) Đại học Điện lực; e-mail: sangdx@epu.edu.vn
Số 19 - Tháng 9 năm 2017
Ngày nay cùng với sự bùng nổ của công
nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT),
lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh như vũ
bão. Trên thế giới và ở Việt Nam hoạt động dạy
học đang diễn ra hết sức mạnh mẽ theo ba xu
hướng chính: Tích cực hóa, cá biệt hóa và công
nghệ hóa nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy học (CLDH).
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của
khoa học công nghệ, tri thức mà mỗi người lĩnh
hội được trong khoảng thời gian học tập ở các
nhà trường trở nên lạc hậu rất nhanh. Do đó vấn
đề cấp bách đặt ra cho các nhà trường hiện nay
là phải trang bị kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ
bản, đồng thời dạy cách học cho người học, tạo
cho họ khả năng, thói quen và niềm say mê học
tập suốt đời.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc
ứng dụng CNTT&TT nhằm góp phần đổi mới
phương pháp dạy học là hết sức cần thiết. Trong
những năm qua, các trường Đại học, Học viện đã
triển khai nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng
dụng CNTT&TT trong dạy học và quản lý. Việc
ứng dụng CNTT&TT trong dạy học bước đầu
đã đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, hiệu quả
của việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng còn
nhiều hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
thực trạng này trong đó có những nguyên nhân
thuộc về công tác quản lý: Một số cán bộ quản
lý giáo dục (CBQLGD) nhận thức còn chưa đầy
đủ về công tác ứng dụng CNTT&TT trong dạy
học. Nhiều giảng viên (GV) chưa nắm vững kiến
thức, kỹ năng tin học cơ bản. Bên cạnh đó công
tác đầu tư mua sắm phương tiện kỹ thuật dạy học
hiện đại, xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc ứng
dụng CNTT&TT trong dạy học còn yếu. Phòng
máy tính của trường mới chỉ sử dụng để dạy tin
học như một môn học còn việc sử dụng phòng
máy, mạng máy tính, các phần mềm dạy học để
tạo môi trường dạy học đa phương tiện (ĐPT), đa
tương tác sư phạm (ĐTTSP) thì vẫn chưa được
quan tâm đúng mức
1. Thực trạng quản lý ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học
QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC HIỆN NAY
Đào Xuân Sang(1)
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam. Ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông vào thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông là hướng đi tất yếu của một nền giáo dục hiện đại. Với giáo án dạy
học tích cực có ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, toàn bộ ý tưởng bài giảng được
thể hiện một cách hoàn thiện cả kênh chữ, kênh hình và kênh tiếng. Tuy nhiên, máy móc chỉ là
phương tiện giúp cho bài giảng hay hơn, sinh động hơn mà nó không phải là tất cả. Hiệu quả
của một giờ dạy học tích cực đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật sư phạm, các
phương pháp, biện pháp, phương tiện kỹ thuật dạy học mà giảng viên đã tiến hành.
Từ khóa: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông; quản lý ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông; quản lý ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học; Đổi mới giáo dục.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
115Số 19 - Tháng 9 năm 2017
tại các trường Đại học, Học viện trong giai
đoạn hiện nay
1.1 Quản lý việc xây dựng và sử dụng
phòng học đa phương tiện
Tính đến tháng 12 năm 2016. Nhiều trường
Đại học vẫn chưa xây dựng được phòng học ĐPT.
Khi tác giả tiến hành điều tra đối với đội ngũ
CBQLGD (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Ban
quản lý dự án xây dựng) của trường đã thu được
kết quả như sau: Xác định việc xây dựng phòng
học ĐPT thực sự là cần thiết, nhưng để xây dựng
được một phòng học ĐPT là hết sức khó khăn,
bởi trong đề án xây dựng trường và trong mục
tiêu chương trình của nhiều trường cho đến hết
năm học 2015-2016, nhiều trường không được
xây dựng mới, nên việc xây dựng phòng học ĐPT
cho các khoa là chưa khả thi. Vì thế cho đến nay
nhiều khoa trong các trường đều chưa có phòng
học ĐPT.
1.2 Quản lý việc sử dụng phần mềm
dạy học
Việc nắm bắt về các tính năng của những
phần mềm dạy học đối với đội ngũ CBQLGD trẻ
không phải là vấn đề khó khăn nhưng nó lại hết
sức khó khăn đối với đội ngũ CBQLGD lâu năm..
Vì vậy thực trạng quản lý việc sử dụng phần mềm
dạy học còn nhiều hạn chế. Trong quá trình điều
tra thực tế ở các khoa, đơn vị trong một số trường
Đại học cho thấy: 100% GV cho rằng việc có sử
dụng hay không sử dụng các phần mềm dạy học
là không bắt buộc. 82.44 % GV cho rằng họ chưa
bao giờ được tham gia các lớp tập huấn về sử
dụng phần mềm dạy học. 100% GV cho rằng họ
không nhận được sự hỗ trợ nào về CNTT&TT
khi họ tiến hành soạn giáo án dạy học tích cực
(GADHTC) có ứng dụng CNTT. Từ những kết
quả điều tra ở trên cho thấy việc sử dụng các phần
mềm dạy học của đội ngũ GV của các đơn vị, các
khoa trong các trường chưa được đội ngũ CBQL
quan tâm. Trong khi đó muốn thiết kế được một
GADHTC có ứng dụng CNTT thì việc sử dụng
các phần mềm dạy học để thiết kế các tư liệu điện
tử phù hợp với một số nội dung của GADHTC có
ứng dụng CNTT&TT là hết sức cần thiết. Vì các
đơn vị, khoa trong trường còn yếu ở khâu này nên
đây là một trong những nguyên nhân khiến rất
ít GV tham gia soạn và giảng GADHTC có ứng
dụng CNTT&TT.
1.3 Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo
án dạy học tích cực có ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông
1.3.1 Lập kế hoạch
Hàng năm, các trường, học viện căn cứ
vào các văn bản của Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục
và Đào tạo chỉ đạo về công tác đào tạo để lên kế
hoạch cho việc thực hiện ứng dụng CNTT&TT
cũng như việc soạn GADHTC có ứng dụng
CNTT&TT, kế hoạch tổ chức các buổi bình
giảng, các hội thi về giảng dạy bằng GADHTC
có ứng dụng CNTT&TT, để đề ra các biện pháp
cụ thể để thực hiện kế hoạch đó. Đồng thời, căn
cứ vào chỉ tiêu của Bộ chủ quản cấp vốn tiền
mục tiêu chương trình các khoa có kế hoạch mua
sắm PTKTDH hiện đại và đưa việc thiết kế và
sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT&TT vào
tiêu chí thi đua khen thưởng. Tuy nhiên kế hoạch
vẫn chưa được thực hiện, lý do chủ yếu là vì kế
hoạch đó chưa thực sự bám sát vào tình hình thực
tế của nhà trường, chưa bám sát vào năng lực sư
phạm, trình độ tin học của đội ngũ GV, điều kiện
CSVCSP của nhà trường...
1.3.2 Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở sự chỉ đạo của cán bộ quản lý,
các giảng viên đã tiến hành thực hiện việc ứng
dụng CNTT&TT trong quá trình dạy và học ở
nhiều trường Đại học. Qua đánh giá thực trạng,
chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
- Nhiều giảng viên chưa có đủ điều kiện
để có được bộ máy tính, máy in để soạn giáo án.
- Nhiều giảng viên còn lúng túng khi sử
dụng máy vi tính và các phần mềm văn phòng để
soạn giáo án, chưa biết khai thác mạng Internet
để sưu tầm giáo án, tư liệu phục vụ cho giáo án.
- Một số giảng viên lợi dụng mạng Internet
để khai thác một cách tiêu cực giáo án của các
đồng nghiệp như: sao chép y nguyên, không có
sự nghiên cứu, không có chỉnh sửa cho phù hợp
với điều kiện dạy học của mình.
- Giáo án sao chép từ nhiều nguồn nên
bộ Font chữ rất lộn xộn, không thực hiện theo
đúng thể thức trình bày văn bản thông thường.
Giảng viên không đủ trình độ tin học để sửa lỗi
theo ý mình.
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
116 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
1.3.3. Chỉ đạo
Cơ bản các đơn vị đã làm tốt công tác chỉ
đạo, khuyến khích động viên GV tích cực ứng
dụng CNTT&TT trong dạy học, chú trọng công
tác đầu tư CSVCSP. Tuy nhiên, quản lý công tác
này còn mang tính tự phát, không đồng nhất, còn
nhiều khâu vướng mắc, bất cập như khâu định
hướng cho GV về thiết kế và sử dụng hiệu quả
GADHTC có ứng dụng CNTT&TT chưa có sự
chỉ đạo cụ thể, nhất quán từ phía CBQLGD.
1.3.4 Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra đánh giá là một hoạt động rất
quan trọng trong công tác quản lý. CBQL của
các trường đã đề ra ngay từ khâu lập kế hoạch
và tổ chức thực hiện qua các đợt hội giảng, dự
giờ hay các hội thi...Tuy nhiên hoạt động điều
chỉnh sửa chữa và uốn nắn việc thiết kế và sử
dụng GADHTC có ứng dụng CNTT&TT lại chưa
được thực hiện có hiệu quả bởi thực tế nhiều khi
chỉ phát động rồi lên kế hoạch tổ chức triển khai.
Chưa tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trình
thực hiện.
2.Một số biện pháp quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy
học ở các trường Đại học, Học viện đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức
cho cán bộ, giảng viên, nhân viên về tầm quan
trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học
Tạo sự nhất trí, đồng thuận ngay trong lãnh
đạo ngành, nhà trường: Đảng bộ, Ban giám hiệu,
Công đoàn trường, khoa chuyên môn, bộ môn,
trên cơ sở đó tạo thành quyết tâm chung của tập
thể GV trong khoa, trong bộ môn. Từ đó mới có
được sự chuyển biến về nhận thức cho đội ngũ
CBQL và GV hiểu đúng và sâu sắc về vai trò,
bản chất của GADHTC có ứng dụng CNTT&TT.
CBQL và GV nâng cao nhận thức về tầm quan
trọng và tính hiệu quả của việc thiết kế và sử
dụng GADHTC có ứng dụng CNTT trong dạy
học. Việc ứng dụng CNTT&TT góp phần cho
việc chuẩn hóa về cơ sở vật chất sư phạm, xây
dựng đội ngũ giảng viên, xây dựng môi trường
giáo dục thích ứng với các yêu cầu đặt ra trong xã
hội mới. Ứng dụng CNTT giúp cho lãnh đạo nhà
trường trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý,
thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra các quyết
định một cách nhanh chóng, chính xác.
Trong điều kiện hiện nay ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học tại trường Đại học,
Học viện là vấn đề không thể tránh khỏi những
cản trở, khó khăn và thách thức. Lãnh đạo nhà
trường phải là người tiên phong, đi đầu trong việc
ứng dụng các tiện ích của CNTT&TT, là người
tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán
bộ,giảng viên trong nhà trường noi theo. Biện
pháp: “Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan
trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học”
có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định trực
tiếp đến sự thành công hay thất bại của những
biện pháp còn lại.
2.2 Biện pháp 2: Tăng cường đầu tư mua
sắm phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại,
xây dựng phòng học đa phương tiện để ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy học
Xây dựng phòng học ĐPT cho các đơn vị,
khoa, bộ môn. Nâng cao hiệu quả sử dụng ĐPT
trong giảng dạy. Phát triển hệ thống PTKTDH
hiện đại trong phòng học ĐPT để phục vụ tốt
nhu cầu soạn giảng bằng GADHTC có ứng dụng
CNTT&TT cho GV, đồng thời, khi sử dụng các
GADHTC sẽ giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu và
lĩnh hội kiến thức
2.3. Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo và bồi
dưỡng cho giảng viên của các khoa đơn vị bộ
môn về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản và kĩ
năng sử dụng một số phần mềm dạy học.
Có được đội ngũ GV sử dụng thành thạo
máy vi tính và một số PTKTDH hiện đại, đồng
thời cũng có một số kỹ năng cơ bản trong việc
khai thác, tìm kiếm các tư liệu trên mạng Internet.
CBGV có khả năng sử dụng những chức năng
cơ bản của một số phần mềm dạy học như:
Total Video Converter 3.12; Study English 1.0;
Crocodile Physics 605; Geometer’s Sketchpad,
Macromedia Flash, Automachine, Electronic
Desgn Automation trong việc thiết kế các tư liệu
điện tử tích hợp vào GADHTC.
2.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy trình
thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
117Số 19 - Tháng 9 năm 2017
công nghệ thông tin và truyền thông
Xây dựng quy trình chuẩn áp dụng cho GV
khi thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT&TT.
Mô hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học
Khi đã bồi dưỡng nâng cao trình độ tin
học cơ bản tin học và trình độ sử dụng các phần
mềm dạy học cho GV thì công việc tiếp theo
hướng dẫn, hỗ trợ GV vận dụng được kiến thức
đã học vào việc thiết kế GADHTC có ứng dụng
CNTT&TT và những giáo án ấy có thể sử dụng
để tổ chức hoạt động dạy học trong phòng học
ĐPT mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được mục
tiêu ứng dụng CNTT&TT trong dạy học.
2.5. Biện pháp 5: Xây dựng quy trình
sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông
Xây dựng quy trình chuẩn cho GV khi sử
dụng GADHTC có ứng dụng CNTT&TT trong
các bài giảng. Trên cơ sở đó chỉ đạo giảng viên
thực hiện đúng quy trình để nâng cao chất lượng
DHTC có ứng dụng CNTT&TT.
2.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra
đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học và quản lí
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học của giảng viên
Kiểm tra đánh giá được kết quả ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học của GV một cách
chính xác để làm cơ sở đưa ra những quyết định
khen thưởng, kỷ luật hợp lý, từ đó nâng cao ý thức
tự giác của GV trong việc ứng dụng CNTT&TT
trong dạy học.
3. Kết luận
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng
CNTT&TT trong dạy học phát triển mạnh mẽ
trên thế giới và ở Việt Nam. Việc ứng dụng
CNTT&TT vào thiết kế và sử dụng giáo án
DHTC có ứng dụng CNTT&TT đang được cả
Ngành Giáo dục và Đào tạo và dạy nghề quan
tâm. Giáo án DHTC có ứng dụng CNTT&TT là
giáo án dạy học tích cực được nhúng trong môi
trường ứng dụng CNTT, góp phần đổi mới về
PPDH vì thế sử dụng giáo án DHTC có ứng dụng
CNTT&TT là hướng đi tất yếu của một nền giáo
dục hiện đại. Điểm mạnh của giáo án DHTC có
ứng dụng CNTT&TT chính là sử dụng DH tích
cực bằng công nghệ hiện đại để tổ chức hướng
dẫn các hoạt động nhận thức của sinh viên, có
tính hấp dẫn cao mà không tốn nhiều đến các thao
tác, thời gian trình bày, diễn giải. Với giáo án
DHTC có ứng dụng CNTT&TT toàn bộ ý tưởng
bài giảng được thể hiện một cách hoàn thiện cả
kênh chữ, kênh hình và kênh tiếng. Tuy nhiên,
máy móc chỉ là phương tiện giúp cho bài giảng
hay hơn, sinh động hơn mà nó không phải là tất
cả. Hiệu quả của giờ học vẫn đòi hỏi sự kết hợp
giữa nghệ thuật dẫn dắt bài giảng và các phương
pháp, biện pháp mà GV tổ chức giờ học tích cực.
Để chuẩn bị bài giảng bằng giáo án DHTC có
ứng dụng CNTT&TT đòi hỏi GV không những
phải có kiến thức cơ bản bộ môn vững vàng và
PPDH đặc thù tốt, phù hợp mà còn phải có một
trình độ tin học tối thiểu như sử dụng thành thạo
Word, PowerPoint, Photoshop, Video Maker...
biết truy cập thông tin qua mạng Internet và kỹ
năng sử dụng các PTKTDH hiện đại thành thạo.
Ngoài ra, người GV còn phải biết chọn lọc tiết
học, bài học phù hợp cho việc thiết kế và sử dụng
giáo án DHTC có ứng dụng CNTT&TT, tránh
lạm dụng CNTT&TT gây phản tác dụng. Để
tránh được thực trạng này CBQL nhà trường cần
phải coi quản lý ứng dụng CNTT&TT trong dạy
học là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo
dục nhà trường, từ đó dành nhiều thời gian, công
GV thiết kế GADHTC
Môi trường ứng dụng CNTT
Ứng dụng CNTT ở
mức đơn giản, mức
phổ cập (mức cơ bản).
GV có kiến thức kĩ
năng tin học cơ bản
Ứng dụng CNTT ở
mức nâng cao. GV
có kiến thức kĩ năng
tin học nâng cao hoặc
GV có thể kết hợp với
GV tin học hay các
chuyên gia CNTT
GADHTC
có ứng dụng CNTT
GADHTC
điện tử
Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
118 Số 19 - Tháng 9 năm 2017
sức hơn cho công việc này.
Tài liệu tham khảo
[1] Chiến lược phát triển giáo dục giai
đoạn 20010–2020, NXB. Giáo dục. Hà Nội;
[2] Nguyễn Văn Đạo, Đổi mới giáo dục
đại học và hoạt động khoa học công nghệ, NXB.
Đại học Quốc Gia Hà Nội;
[3] Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn, Ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực,
NXB. Giáo dục, 2008;
[4] Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn,
Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi
trường sư phạm tương tác, NXB. Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2011;
[5] Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn,
Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi
trường sư phạm tương tác (Tái bản lần thứ nhất
có điều chỉnh và bổ sung), NXB. Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2016;
[6] Đào Thái Lai, Báo cáo tổng kết đề tài
ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ
thông Việt Nam, Viện Chiến lược và Chương
trình giáo dục, Hà Nội. 2006;
[7] Trung tâm CNTT – Điện lực Việt Nam,
Hướng dẫn sử dụng Microsoft Project 2003.
THE MANAGEMENT OF APPLICATION OF INFORMATION AND
COMMUNICATION TECHNOLOGY IN TEACHING AT UNIVERSITIES AND
INSTITUTIONS TO MEET THE REQUIREMENTS IN EDUCATIONAL FIELD
Abstract: In recent years, the application of information and communication technology
in teaching has developed strongly in the world and in Vietnam. Applying information
and communication technology to the design and use of active teaching curriculum with
application of information technology and communication is the indispensable direction
of a modern education. With the teaching methodology of active learning with information
technology and communication, the whole idea of the lecture was completely expressed in
terms of both text channels, video channels and audio channels. However, machines are just
a means to make lectures better, more lively and engaging, but not all. The effect of an active
teaching hour requires a harmonious combination of pedagogical arts, methods, methods and
means of teaching teaching that the lecturer has conducted.
Key words: Information and communication technology applications; management of
information technology and communication applications; managing information technology
and communication in teaching; Educational reform.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 206_879_1_pb_0486_2151998.pdf